Trách công chúng Nam Bộ ngày nay
quay lưng với Cải lương, có lẽ cũng nên
trách người làm Cải lương không đáp ứng
được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của
họ. Nếu có biện pháp nâng cao trình độ
hiểu biết công chúng về bộ môn nghệ thuật
Cải lương; đồng thời nâng cao chất lượng
nghệ nhân đờn ca, biểu diễn ở các đơn vị
địa phương; lại có một quy định chủ đề nội
dung đủ rộng cho soạn giả chọn lựa sáng
tác, sao cho thích hợp công chúng, thì việc
đoàn hát sống nhờ công chúng (bởi công
chúng cần, thì công chúng trả tiền) và khả
năng sân khấu “sáng đèn” thường xuyên
hằng đêm, chắc không là mơ ước viển vông.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu nghệ thuật cải lương trong công chúng Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Đặng Ngọc Lệ và tgk
79
NHU CẦU NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG
TRONG CÔNG CHÚNG NAM BỘ
THE DEMAND FOR THE REFORMED THEATRE IN THE PUBLIC OF THE SOUTH
ĐẶNG NGỌC LỆ và HUỲNH CÔNG TÍN
PGS.TS. Trường Đại học Văn Lang, dongphuong_lhu@yahoo.com, Mã số: TCKH09-10-2018
TS. Trường Đại học Văn Lang, huynhcongtin@vanlanguni.edu.vn.
TÓM TẮT: Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng Nam Bộ trên ba phương diện
của Cải lương: đờn ca tài tử, đờn ca Vọng cổ, sân khấu Cải lương, vẫn còn rất lớn, dù
không cao như những thời điểm trước. Nhìn từ thực tiễn hoạt động nghệ thuật của các đơn
vị và cá nhân trên khắp các địa phương Nam Bộ hiện nay, có thể đề xuất một số biện
pháp nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca Tài tử và sân khấu Cải lương ở Nam
Bộ, hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu công chúng vẫn còn nhiều mến mộ với bộ môn
nghệ thuật này.
Từ khóa: đờn ca Tài tử, Vọng cổ, sân khấu Cải lương, Nam Bộ.
ABSTRACTS: The demand to enjoy the reformed theatre of the public in the Southern on
the aspects including: Southern amateur music and reformed theatre, still very popular,
but not as high as the previous time. ooking at the practical art activities of ganizations
and individuals throughout the South of Vietnam, it is possible to propose some measures
to preserve and promote the art in the South to meet the public demand.
Key words: Southern amateur music, reformed theatre, the South
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghệ thuật Cải lương bao hàm các
hoạt động: đờn ca Tài tử, đờn ca Vọng cổ
và Sân khấu Cải lương (biểu diễn tuồng
tích). Những hoạt động này tác động vào
trong đời sống xã hội của mọi tầng lớp
công chúng Nam Bộ, dù có đam mê hay
không, cũng có nhu cầu và đôi lần thưởng
thức. Có thể nói, ở thời điểm mà Cải lương
đang thời hoàng kim, đứng trên mọi hoạt
động nghệ thuật sân khấu khác ở miền
Nam, trên cả Tân nhạc, hát Bội, Điện ảnh,
Kịch trường, thì ở đâu, lúc nào cũng
nghe Cải lương, ca Vọng cổ, đờn Tài tử,...
Ngày nay, Cải lương tuy trên đà lao dốc;
nhưng trong đời sống công chúng, nó vẫn
là nhu cầu nghệ thuật không thể thiếu.
2. NỘI DUNG
Nhu cầu nghệ thuật Cải lương trong
công chúng Nam Bộ hãy còn rất lớn, thể
hiện qua sự tác động ngôn từ có liên quan
tới hoạt động Cải lương trong giao tiếp đời
sống của họ và qua các hoạt động nghệ
thuật, vừa mang tính chuyên nghiệp vừa
mang tính quần chúng của tập thể, cá nhân
liên quan tới nhạc Tài tử, Vọng cổ và
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018
80
những trích đoạn, tuồng hát của băng, đĩa
Cải lương, thông qua đài, mạng, máy hát và
nhạc cụ cá nhân. Bao lâu, môi trường này
vẫn còn là mảnh đất tốt cho sự ươm mầm
nhân tài, nuôi dưỡng thị hiếu công chúng;
thì nghệ thuật Cải lương hy vọng vẫn còn
chỗ đứng trong lòng công chúng Việt Nam,
nhất là công chúng Nam Bộ.
Khảo sát về danh tiếng của các nghệ sĩ
một thời đã để lại dấu ấn lớn trong công
chúng Nam Bộ, có thể nói hầu hết công
chúng Nam Bộ ngày nay vẫn còn biết đến
nữ hoàng sân khấu Thanh Nga, vua viết
Vọng cổ Viễn Châu, vua ca Vọng cổ Út
Trà Ôn, vua ca Vọng cổ hài Văn Hường, đệ
nhất đào thương Út Bạch Lan, đệ nhất đại
danh cầm Văn Vĩ, Cải lương chi bảo Hùng
Cường - Bạch Tuyết và những soạn giả,
thầy đờn, danh ca nổi tiếng như các soạn
giả: “Hà Triều - Hoa Phượng, Loan Thảo,
Yên Lang,; các thầy đờn: Út Trong, Văn
Vĩ, Văn Giỏi (Ở Nam Bộ, những người
khiếm thị làm nên danh phận được hầu hết
công chúng biết đến, ngoài nhà thơ Nguyễn
Đình Chiểu, thì hai danh cầm Văn Vĩ, Văn
Giỏi đều không xa lạ với họ),; các nghệ
sĩ: Hữu Phước, Thành Được, Minh Chí,
Minh Cảnh, Minh Phụng, Minh Vương,
Tấn Tài, Thanh Tòng, Thanh Sang, Diệp
Lang, Thanh Tuấn,; Năm Phỉ, Phùng Há,
Lệ Thủy, Mỹ Châu, Ngọc Giàu, Phượng
Liên,” Tên tuổi của họ được biết đến có
khi còn nhiều hơn tên tuổi các danh ca tân
nhạc. Còn với thế hệ mới “đào kép”, những
tên tuổi sau cũng không xa lạ với công
chúng: “Vũ Linh, Kim Tử Long, Vũ
Luân,; Ngọc Huyền, Tài Linh, Thoại
Mỹ, Thanh Ngân, Quế Trân,”
Trong giao tiếp sinh hoạt thường nhật,
có những từ được người dân Nam Bộ sử
dụng có nguồn gốc từ Cải lương. Chẳng
hạn: (1) “Mày khỏi dạy khôn nó, chuyện đó
nó rành sáu câu”. Ngữ “rành sáu câu” có
nghĩa đen, là am hiểu tường tận sáu câu ca
Vọng cổ từ bản đàn đến lời ca; còn nghĩa
bóng, là “am hiểu từ a đến z, thấu hiểu mọi
vấn đề, ngóc ngách sự việc, vụ việc”. (2)
“Thôi, tao hiểu hết rồi, khỏi thanh minh -
thanh nga gì hết!”. Ngữ “Thanh Minh -
Thanh Nga” có nghĩa đen, chỉ một trong
năm đoàn Cải lương danh tiếng một thời,
được gọi bằng mỹ danh “ngũ đại ban sân
khấu”, đó là đoàn Thanh Minh - Thanh
Nga, đoàn do Bầu là nghệ sĩ Năm Nghĩa
thành lập có tên Dạ Minh Châu, sau đổi
thành Thanh Minh, đến khi nghệ sĩ Năm
Nghĩa mất, nghệ sĩ Thanh Nga (16 tuổi) lần
đầu tiên nhận giải thưởng cao quý “Thanh
Tâm” (dành cho các nghệ sĩ sân khấu Cải
lương), bà Bầu Thơ (vợ Năm Nghĩa, mẹ
Thanh Nga) tiếp nối, mới đặt thêm tên con
ghép vào tên đoàn; còn nghĩa bóng, là “giải
thích, phân bua cho rõ đầu đuôi sự việc, vụ
việc”. (3) Từ “cùi bắp” (lõi ngô) được dùng
trong giao tiếp thường ngày của người Nam
Bộ với nghĩa bóng mà ngày nay ai cũng
hiểu là “kém, tệ, không ra gì”, được dùng
trong các ngôn cảnh: “điện thoại cùi bắp,
cái thằng cùi bắp, cái đồ cùi bắp,” và họ
cũng hiểu rằng, từ này xuất phát từ ngữ
cảnh đi xem hát Cải lương mua bắp (bắp
nấu hoặc bắp nướng) ăn, còn “cùi bắp” thì
biết làm gì; nên sẵn có thì dùng để ném
những vai diễn phản diện (đóng hay, nhưng
khán giả cảm thấy nhân vật đáng ghét); hay
những vai diễn dở; tuy không chết ai, nhưng
đó là một hình thức phản ứng bộc trực,
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Đặng Ngọc Lệ và tgk
81
Công chúng bình dân Nam Bộ ít học,
họ không nhớ lịch sử ngày còn học ở nhà
trường, họ chỉ biết lịch sử Việt Nam, Trung
Quốc, qua xem Cải lương tuồng Việt lẫn
tuồng Tàu. Họ nói về các nhân vật lịch sử
Việt Nam, như: Hai Bà Trưng qua tuồng
“Tiếng trống Mê Linh”; Dương Vân Nga,
Lê Hoàn qua tuồng “Thái hậu Dương Vân
Nga”, đại thần Tô Hiến Thành công minh
qua tuồng “Tô Hiến Thành xử án”, cái chết
oan của danh thần Nguyễn Trãi và nội thần
triều Lê ngày ấy, qua tuồng “Rạng ngọc
Côn Sơn”, Lý Thường Kiệt phá Tống qua
tuồng “Câu thơ yên ngựa”, thi sĩ nổi tiếng
Hàn Mặc Tử qua tuồng “Hàn Mặc Tử”,
Họ còn nói về các nhân vật lịch sử Trung
Hoa, như: Tây Thi - Phạm Lãi qua tuồng
“Tây Thi”, Ngu Cơ - Hạng Võ qua tuồng
“Hạng Võ biệt Ngu Cơ”, Chiêu Quân qua
bài Vọng cổ “Chiêu Quân cống Hồ”, Tô Vũ
qua bài Vọng cổ “Tô Võ chăn dê”, hoặc cái
chết của Đơn Hùng Tín qua bản Tài tử
Xuân Tình: “Tống tửu Đơn Hùng Tín” và
bài Vọng cổ: “Tần Quỳnh khóc bạn”,
Hiện nay, phong trào đờn ca Tài tử tại
các tỉnh phía Nam phát triển rất mạnh, có
sự tham gia rất đông đảo các tầng lớp nhân
dân. Theo kết quả kiểm kê của Viện Văn
hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, năm
2011, có hơn 29.000 người đang tham gia
nghệ thuật đờn ca Tài tử ở 21 tỉnh, thành
phố miền Nam Việt Nam [24]. Mặt khác,
xem xét ở bình diện đơn vị hoạt động thì
có thế nói, bình quân mỗi tỉnh, thành ở
Nam Bộ có không dưới 100 “câu lạc bộ
đờn ca Tài tử” (đơn vị), đơn cử theo thống
kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
các địa phương: năm 2010, tỉnh Kiên
Giang có 157 đơn vị [27]; năm 2012, tỉnh
Bến Tre có 230 đơn vị [19]; năm 2012 -
2013, tỉnh Cà Mau có 638 (con số này
theo cá nhân người viết, địa phương cần rà
soát lại, nhưng số lượng đơn vị của tỉnh
Cà Mau chắc chắn không dưới 100) [25];
năm 2013, tỉnh An Giang có 230 đơn vị
[15]; năm 2013, tỉnh Tiền Giang có 121
đơn vị [16]; năm 2013, Thành phố Hồ Chí
Minh có 118 đơn vị [20]; năm 2014, tỉnh
Tây Ninh có gần 100 đơn vị [21]; năm
2016, tỉnh Bạc Liêu có 220 đơn vị [17];
năm 2017, thành phố Cần Thơ có 170 đơn
vị [26]; năm 2017, tỉnh Bình Dương có 73
đơn vị [18]; năm 2017, tỉnh Long An có
220 đơn vị [23]; năm 2017, tỉnh Vĩnh
Long có 134 đơn vị [28], năm 2017, tỉnh
Trà Vinh có 95 đơn vị [22],
Phân tích những con số thống kê, có
thể kết luận hoạt động đờn ca Tài tử vẫn
còn khả năng thu hút công chúng Nam Bộ
rất lớn. Nó vẫn luôn là mảnh đất tốt để ươm
mầm nghệ thuật cho hoạt động sân khấu
Cải lương có thể trở lại thời huy hoàng của
nó. Tuy nhiên, các con số thống kê này ý
nghĩa tới đâu, tùy thuộc vào yêu cầu
nghiêm khắc của tên gọi một câu lạc bộ
đờn ca Tài tử; vì rằng, hiện nay nhiều câu
lạc bộ đờn ca Tài tử thiếu đội ngũ nghệ sĩ
đờn, tác giả sáng tác; mà lẽ ra, một câu lạc
bộ mạnh cần có ít nhất 4 nghệ nhân đờn, 4
nghệ nhân ca, 2 nghệ nhân biết sáng tác
(thành viên sáng tác có thể là nghệ nhân
đờn hoặc tài tử ca); đồng thời, trong yêu
cầu đờn ca bài bản, phải chơi được cả 20
bài bản Tổ (3 năm, 4 oán, 6 bắc, 7 hạ),
Loại câu lạc bộ mạnh mới có thể đào tạo
thành viên mới phát triển, mới là nhân tố
tích cực thúc đẩy phong trào. Nhìn chung,
nhu cầu đờn ca Tài tử còn rất lớn ở các địa
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018
82
phương Nam Bộ và nhu cầu thưởng thức
của công chúng Nam Bộ, chắc chắn còn
lớn hơn gấp nhiều lần, nếu có chương trình
phổ biến kiến thức phổ thông, cơ bản về
đờn ca Tài tử cho công chúng, thông qua
hình thức báo, đài địa phương và hoạt động
của các câu lạc bộ.
Hiện nay, hoạt động giao lưu/liên hoan
đờn ca Tài tử có thể nói là mang tính
chuyên nghiệp được mở rộng trong phạm
vi vùng, miền không chỉ dừng lại trong nội
bộ tỉnh, huyện; lại được tổ chức thường
xuyên giữa các địa phương đăng cai, như ở
Long An, hằng năm, tỉnh đều tổ chức liên
hoan đờn ca Tài tử để kỷ niệm ngày giỗ
nhạc sư Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi) vào
dịp rằm tháng Giêng, thường là tại Cần
Đước, quê hương ông Ba Đợi. Các cuộc
liên hoan đến nay đã tổ chức được 23 lần,
nên được biết đến trong công chúng và
được thông tin kịp thời giữa các địa
phương. Hoạt động này vừa là nhu cầu của
nghệ nhân, nghệ sĩ và công chúng vừa là
dịp để học hỏi, rèn luyện thêm tay nghề, bổ
sung những nhân tố mới cho sân khấu Cải
lương. Ngoài ra, còn có những địa phương
như Bạc Liêu, Bình Dương, Sóc Trăng,
tổ chức hình thức quy mô hơn với tên gọi
Festival đờn ca Tài tử, trong đó có cả hội
thi, hội thảo và biểu diễn. Nhu cầu này, nếu
được mở rộng và thường xuyên hơn, kết
hợp với chủ trương một hành lang “thông
thoáng hơn” về nội dung tác phẩm, hình
thức biểu diễn thì chắc chắn sẽ lôi cuốn
đông đảo công chúng đến với nghệ thuật
đờn ca Tài tử.
Hoạt động đờn ca Tài tử ở địa phương
không chỉ dừng lại ở yêu cầu chơi giao lưu.
Nếu địa phương tổ chức tốt hơn, có thể xây
dựng mô hình biểu diễn phục vụ du lịch
sông nước, nhà hàng, tụ điểm, Lại còn
đáp ứng cho yêu cầu lễ hội, đám tiệc, đám
tang, vì hiện nay nhu cầu tân nhạc “xập
xình” trong dân còn có, thì nhạc Tài tử
(nhạc bài bản) sao lại không có đất diễn?!
Hoạt động đờn ca Vọng cổ vừa là hoạt
động gắn với sân khấu Cải lương, vừa là
hoạt động âm nhạc độc lập. Có thể nói như
thế là vì, trong một tuồng diễn Cải lương,
một loại hình tổng hợp có cả kịch và ca. Ca
đây là ca Tài tử và ca Vọng cổ để thay cho
đối thoại theo cách nói của kịch. Trong ca
Cải lương, bản Vọng cổ được xem là bản
nhạc vua, thường một tuồng soạn giả có thể
cơ cấu khoảng 15 đến 20 câu Vọng cổ,
được chia đều cho các vai diễn, ưu tiên cho
các vai chính, nên các đào kép chính bắt
buộc phải ca Vọng cổ hay mới chiếm được
cảm tình công chúng; còn các vai diễn khác
nếu không muốn bị ném “cùi bắp”, thì ít ra
cũng phải ca Vọng cổ nghe cho được. Đó là
yêu cầu nghiêm ngặt có tính chuyên nghiệp
cho các nghệ sĩ bước lên sàn diễn. Tuy
nhiên, trong đời thường, ca Vọng cổ như
một nhu cầu phổ thông, như ca một bản tân
nhạc, không cần cả đờn; cũng có thể ca
“nghêu ngao” phục vụ đám, tiệc, giải trí
giúp vui, nhất là bằng Vọng cổ hài, Nhu
cầu ca và nghe Vọng cổ, bao gồm cả Tân
cổ giao duyên, hiện trong công chúng Nam
Bộ rất lớn; tỷ lệ có thể là 6/10 người ở địa
phương đã có cả hai nhu cầu này. Có thể
học ca vài bài bản tửu để có mà “giao lưu”
chỉ trong vài ngày, qua các băng đĩa ca
nhạc của các nghệ sĩ trứ danh phổ biến trên
mạng, trong các chương trình đài phát
thanh, truyền hình hoặc qua bạn bè.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Đặng Ngọc Lệ và tgk
83
Hiện nay, tuy chưa làm khảo sát
thống kê, nhưng tại các buổi tiệc ở các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết
đều có nhu cầu ca Vọng cổ, thậm chí
trong Karaoke vẫn có yêu cầu ca Vọng
cổ, tuy ít hơn yêu cầu ca Tân nhạc.
Nhưng đó, không phải là do người nghe
không thích, mà phần lớn là do không
biết ca Vọng cổ. Vì vậy, nếu có chương
trình dạy ca Vọng cổ trên đài, hoặc ở các
câu lạc bộ địa phương, thì chắc số người
ca Vọng cổ sẽ tăng lên và những người có
giọng ca tốt có thể kiếm thêm thu nhập
bằng những hoạt động không chuyên, như
ca cho các nhà hàng, tụ điểm, đám tiệc,
Học ca Vọng cổ dễ hơn rất nhiều so
với việc học ca Tài tử; vả lại, biết ca Vọng
cổ sớm kiếm được tiền hơn, nên chắc chắn
có nhiều người muốn học ca Vọng cổ hơn.
Phát biểu về ca Tài tử, Vọng cổ, hai nghệ sĩ
chuyên ca Tài tử Trường Út (Tài tử ca, Câu
lạc bộ Đờn ca Tài tử Tây Đô, thành phố
Cần Thơ) và Võ Thị Kim Xuyến (Tài tử ca,
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Tri âm,
thành phố Cần Thơ), cùng cho biết: “Người
học ca những bài bản Tài tử, đòi h i phải
b nhiều công sức hơn học ca Vọng cổ mà
cũng không dễ có đất diễn. Bởi đó, có
người chỉ học ca được vài câu ca Vọng cổ,
có thể đi ca cho các quán ca Vọng cổ và
kiếm tiền được”. Những trường hợp có
ngoại hình, chất giọng tốt thì giúp họ có
thêm “nghề phụ” là ca hát nhạc cổ, Tài tử.
Như vậy, ở các địa phương Nam Bộ, thiết
nghĩ nên mở lớp ngoại khóa trong các
trường phổ thông, nhằm giúp học sinh đam
mê ca hát sớm có điều kiện tiếp nhận và ca
được Vọng cổ, nhạc Tài tử. Đoàn Thanh
niên ở các trường đại học, cao đẳng phía
Nam nên tranh thủ vận động sự hỗ trợ để
mở các lớp dạy ca Tài tử, Vọng cổ cho học
sinh, sinh viên ham thích, thay vì chỉ chú
trọng mở những lớp khiêu vũ, ca tân nhạc.
Nhà trường trung học, đại học hai cấp ở
miền Tây, nếu được nên dành ít quỹ phúc
lợi chi phí cho hoạt động này để bồi dưỡng
thầy dạy mà không thu học phí học sinh,
sinh viên.
Trong tương lai, nếu hoạt động nghệ
thuật này có kế hoạch tổ chức, quảng bá,
giảng dạy rộng rãi tại các cơ sở địa phương,
thì số lượng người tham gia hoạt động đờn
ca Tài tử, đờn ca Vọng cổ chắc chắn sẽ
được nhân lên. Từ đó, địa phương mới
mong có nhiều thí sinh tham gia tranh tài,
đáp ứng những chương trình truyền hình
chuyên nghiệp mang tính chất quốc gia,
như: “Chuông Vàng Vọng cổ”, “Đường
đến danh ca Vọng cổ”. Khi nguồn tài năng
nhân sự được tuyển chọn từ các chương
trình này phong phú, có chất lượng, thì mới
hy vọng hoạt động nghệ thuật Cải lương có
được điều kiện cần để phục hồi.
Hoạt động sân khấu Cải lương là một
hoạt động chuyên nghiệp bậc cao, thậm chí
cao hơn nhiều hoạt động nghệ thuật khác,
như: diễn kịch, đêm nhạc, tấu hài, Một
đêm diễn Cải lương, đòi hỏi hoạt động của
đoàn hát phải “tích hợp” các hoạt động nói
trên. Đó là nói trên sự so sánh đơn thuần,
còn để thành công một đêm diễn Cải lương,
ngoài yếu tố khán giả quyết định doanh thu,
thì ở một đoàn hát có 2 nhân tố quan trọng
cần được đầu tư kỹ lưỡng, cẩn thận; mà 2
nhân tố này, xét ra lại tương tác với doanh
thu, tức lượng người có nhu cầu xem diễn,
bởi họ đi xem nghệ thuật là “xem những cái
mình cần”, chớ “không xem những cái ta
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018
84
định” cho họ. Bởi đó, ngoài việc đáp ứng
nhân tố khách quan là khán giả, hai nhân tố
chủ quan quyết định cho một đêm diễn của
đoàn hát thành công là: tuồng tích kịch bản
và đội ngũ đào kép.
Hiện nay trên sân khấu Cải lương, cả 2
vấn đề này đang gặp khó khăn.
Về tuồng tích, hiện không có nhiều
soạn giả giỏi để viết được tuồng tích hay
vừa đáp ứng được thị hiếu công chúng, vừa
tổng hợp được giá trị “nói - ca - diễn”, mà
“ca” là sự phối hợp hài hòa giữa Vọng cổ
và các bài bản Tổ - bài bản Tài tử. Thiết
nghĩ, cái khó này hiện nay thường là đơn vị
nhà nước chi trả tiền bản quyền quá thấp,
khác với ngày trước là công chúng mua vé
chi trả tiền bản quyền rất cao; nên suy nghĩ
của giới soạn giả hiện nay không mặn mà
cho việc đầu tư viết tuồng, vì tiền thù lao
không xứng với công lao động của họ; bởi
viết một tuồng Cải lương khó hơn rất
nhiều, so với viết một tác phẩm truyện
ngắn, một vở kịch.
Về diễn viên, ngày xưa các đào kép hát
thường xuyên, thậm chí là “chạy sô” cũng
không hết yêu cầu của sân khấu; do họ hát
liên tục nên chuyên môn nghề mỗi ngày
được nâng cao, còn bây giờ cả tháng không
diễn, lâu lâu chỉ diễn trích đoạn, ít có khả
năng hát nổi cả một tuồng; lại khi diễn thì
chỉ diễn trong những dịp lễ, gắn với sự kiện
chính trị, mà diễn tuồng trong những dịp
này thì chủ đề bị giới hạn, lại không phù
hợp tâm lý thưởng thức số đông. Có thể
thấy, hiện tượng Boléro hiện nay “sống lại”
trong công chúng Nam Bộ, vì nó đáp ứng
được “tâm lý này”. Như vậy, Cải lương
cũng có thể “phục hồi”, nếu đáp ứng được
“tâm lý ấy”.
3. KẾT LUẬN
Trách công chúng Nam Bộ ngày nay
quay lưng với Cải lương, có lẽ cũng nên
trách người làm Cải lương không đáp ứng
được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của
họ. Nếu có biện pháp nâng cao trình độ
hiểu biết công chúng về bộ môn nghệ thuật
Cải lương; đồng thời nâng cao chất lượng
nghệ nhân đờn ca, biểu diễn ở các đơn vị
địa phương; lại có một quy định chủ đề nội
dung đủ rộng cho soạn giả chọn lựa sáng
tác, sao cho thích hợp công chúng, thì việc
đoàn hát sống nhờ công chúng (bởi công
chúng cần, thì công chúng trả tiền) và khả
năng sân khấu “sáng đèn” thường xuyên
hằng đêm, chắc không là mơ ước viển vông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Chương (Chủ biên, 2013), 00 n m nghệ thuật Cải lương miền Nam, Nxb Văn
hóa - Thông tin.
[2] Đỗ Dũng (2000), Nhạc Tài tử Nam Bộ, Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang.
[3] Đỗ Dũng (2000), Hai mươi bản Tổ nhạc Tài tử Nam Bộ, Nxb Hội Văn hóa Nghệ thuật,
Tiền Giang.
[4] Đỗ Dũng (2003), Sân khấu Cải lương Nam Bộ, Nxb Trẻ.
[5] Trần Văn Khê (2000), Âm nhạc Dân tộc, Nxb Trẻ.
[6] Sơn Nam (1974), Cá tính của miền Nam, Đông Phố xuất bản, Sài Gòn.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Đặng Ngọc Lệ và tgk
85
[7] Sơn Nam (1994), Cuộc đời sự nghiệp của nghệ nhân Nguyễn Quang Đại, Kỷ yếu hội
thảo Đức nghệ nhân nhạc Lễ - nhạc Tài tử Nam Bộ, Sở Văn hóa - Thông tin Long An.
[8] Lê Ái Siêm (2014), Tiền Giang và nghệ thuật sân khấu Cải lương, Sở Thông tin -
Truyền thông.
[9] Huỳnh Công Tín, Nhạc sư Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi) trong sự hình thành và phát
triển sân khấu Cải lương Nam Bộ, Tạp chí Xưa và Nay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
số 452 (8-2015).
[10] Huỳnh Công Tín (2015), 00 bài vọng cổ đặc sắc của soạn giả Viễn Châu, Nxb Chính
trị Quốc gia.
[11] Huỳnh Công Tín (Chủ biên, 2016), V n hóa Cải lương Nam Bộ, Từ đờn ca Tài tử đến
sân khấu Cải lương từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Văn hóa - Văn nghệ.
[12] Huỳnh Công Tín (Chủ biên) (2018), Diễn trình đờn ca Tài tử - sân khấu Cải lương
Long An, Nxb Văn hóa - Văn nghệ.
[13] Hội khoa học Lịch sử Việt Nam (2014), ược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia.
[14] Hội Văn học - Nghệ thuật Bình Dương (2004), Tổng tập sân khấu Bình Dương.
[15] Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Báo cáo kế hoạch số 571/ KH-UBND tỉnh An Giang
ngày 04/12/2015.
[16]
[17]
[18]
[19]
[20] https://baomoi.com.
[21]
[22]
[23]
[24]
[25] https://thuvienphapluat.vn.
[26]
[27] https://www.vhttdlkv3.gov.vn.
[28] https://www.vinhlong.gov.vn.
Ngày nhận bài: 05-2-2018. Ngày biên tập xong: 27-3-2018. Duyệt đăng: 19-5-2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhu_cau_nghe_thuat_cai_luong_trong_cong_chung_nam_bo.pdf