Thứ nhất, liên quan đến các căn cứ
huỷ việc nuôi con nuôi. Về lý thuyết, hủy
việc nuôi con nuôi là hậu quả của sự vô
hiệu của việc nuôi con nuôi. Bởi vậy, hủy
việc nuôi con nuôi nếu có một trong các
căn cứ như sau:
- Có sự vi phạm một trong những điều
kiện đối với người nhận con nuôi. Cụ thể:
người nhận con nuôi không có năng lực hành
i dân sự; người nhận con nuôi chênh lệch
so với con nuôi dưới 20 tuổi; người nhận con
nuôi không có điều kiện kinh tế, sức khoẻ,
chỗ ở để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con nuôi.
- Có sự vi phạm điều kiện đối với người
được nhận làm con nuôi. Chẳng hạn, người
được nhận làm con nuôi trên 16 tuổi nhưng
không thuộc trường hợp được cha dượng,
mẹ kế hoặc cô, dì, chú, bác, cậu ruột nhận
làm con nuôi; đã được nhận làm con nuôi và
quan hệ nuôi con nuôi này chưa chấm dứt.
- Không có sự đồng ý của các bên về
việc cho nhận nuôi con nuôi.
- Vi phạm các hành vi cấm tại Điều 13
Luật Nuôi con nuôi.
- Có sự vi phạm trình tự, thủ tục đăng ký
việc nuôi con nuôi.
Quan hệ nuôi con nuôi có tính chất đặc
biệt nên không phải mọi trường hợp vô hiệu
đều dẫn tới hậu quả huỷ việc nuôi con nuôi.
Chẳng hạn, Bộ luật Dân sự của Nhật Bản
quy định: người nhận con nuôi phải là người
chưa thành niên. Nếu người nhận con nuôi
chưa thành niên thì có thể yêu cầu Toà án
huỷ việc nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi
vẫn được công nhận nếu người nhận con
nuôi đã qua sáu tháng kể từ ngày thành niên
hoặc người con nuôi chấp nhận việc nuôi
con nuôi20. Như vậy, việc tuyên bố hủy việc
nuôi con nuôi cần được giải quyết một cách
mềm mỏng, linh hoạt để đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu xây dựng chế định hủy việc nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 5(405) - T3/202018 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. Bản chất pháp lý của nuôi con nuôi
Để hiểu rõ các vấn đề liên quan đến hủy
việc nuôi con nuôi, phải xuất phát từ tính
chất pháp lý của nuôi con nuôi. Theo quan
điểm của chúng tôi, nuôi con nuôi là một
hành vi pháp lý.
Về lý thuyết, hành vi pháp lý là sự biểu
thị ý chí của con người nhằm tạo ra những
hệ quả pháp lý, còn sự kiện pháp lý là những
hiện tượng mà quy phạm pháp luật gắn cho
nó những hệ quả pháp lý nằm ngoài ý chí
của các bên liên quan1. Nuôi con nuôi là một
1 Jacques GHESTIN, Gilles GOUBEAUX et Muriel FABRE-MAGNAN, Traité de droit civil - Introduction
générale, Téd., Paris, L.G.D.J., 1994, tr.137; Nicole CATALA, La nature juridique du payment Paris,
L.G.D.J., 1961, tr.26; Gérard CORNU, Vocabulaire juridique, 2 éd., Paris, PUF, 1990, Các từ “Acte”, “fait”
et “volonté”.
nhu cầu XÂy dỰng chẾ đỊnh hủy việc nuôi cOn nuôi
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ngô Thanh Hương*
* TS. Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tóm tắt:
Hủy việc nuôi con nuôi làm quan hệ nuôi con nuôi không được tiếp
tục duy trì. Tuy nhiên, khác với các căn cứ chấm dứt việc nuôi con
nuôi, hủy việc nuôi con nuôi được áp dụng khi việc nuôi con nuôi bị
vô hiệu. Tức là, việc nuôi con nuôi được xác định là bất hợp pháp và
không có giá trị pháp lý ngay từ khi xác lập. Dưới góc độ lịch sử và
luật so sánh, có thể thấy hủy việc nuôi con nuôi đã được ghi nhận.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại không quy định về hủy việc nuôi
con nuôi nếu vi phạm các điều kiện luật định. Do đó, bài viết tập
trung nghiên cứu bản chất pháp lý, phân tích nguyên lý của hủy việc
nuôi con nuôi; từ đó làm sáng tỏ nhu cầu xây dựng chế định hủy việc
nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị.
Abstract:
Adoption cancelation leads to the adoption relationship is not
maintained. However, unlike the legal ground for adoption
termination, the adoption cancellation is applied once the adoption
is concluded as invalid. That is, the adoption is determined to be
illegal and has no legal validity from the time of establishment. From
historical perspective and comparative law, it can be undestood that
cancellation of adoption has been recorded. However, the Vietnamese
law does not provide anyprovisions on cancellation of adoption in
case of legal violations. This article is focused on discussions on the
legal nature, analysis of the principle of adoption cancellation;
thereby provides clear need to develop legal provisions on adoption
cancellation in the Vietnamese law and as well as recommendations
for related issues.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Hủy nuôi con nuôi, chấm
dứt nuôi con nuôi.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 10/02/2020
Biên tập : 22/02/2020
Duyệt bài : 26/02/2020
Article Infomation:
Keywords: Adoption cancelation,
adoption termination
Article History:
Received : 10 Feb. 2020
Edited : 22 Feb. 2020
Approved : 26 Feb. 2020
19Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
hành vi pháp lý vì nó xuất phát trực tiếp từ ý
chí của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi.
Trong trường hợp, con nuôi chưa thành niên
thì nhận con nuôi là một hành vi pháp lý đơn
phương. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích của
người được nhận làm con nuôi, khi chưa đủ
năng lực hành vi dân sự để bày tỏ ý chí của
mình thì buộc phải có sự đồng ý của người
đại diện của người được nhận làm con nuôi.
Ở đây, sự đồng ý của người đại diện của
người được nhận làm con nuôi không có tính
chất như trong quan hệ hợp đồng tặng cho
tài sản. Bởi lẽ, con nuôi không thể là đối
tượng được tặng cho và mục đích của sự
đồng ý này không vì lợi ích của người nhận
con nuôi mà phải xuất phát từ lợi ích của
người được nhận làm con nuôi. Ngược lại,
nếu người được nhận làm con nuôi đã thành
niên thì việc nhận con nuôi trong trường hợp
này có bản chất là sự thoả thuận (khế ước)
của các bên trong việc xác lập quan hệ cha
mẹ con. Sự thoả thuận này hướng tới sự ràng
buộc các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ con
giữa người được nhận làm con nuôi với
người nhận con nuôi, những người không có
mối quan hệ huyết thống với nhau như cha
mẹ con ruột, nhưng người nhận con nuôi
được xem như cha mẹ của người được nhận
nuôi dù không sinh ra người được nhận nuôi;
người được nhận nuôi, về phần mình, coi
người nhận con nuôi như cha mẹ ruột2. Như
vậy, việc nuôi con nuôi chỉ có thể được xác
lập do sự bày tỏ ý chí của người nhận nuôi
và người được nuôi hoặc người đại diện của
người được nuôi trong khuôn khổ thủ tục
nuôi con nuôi tiến hành dưới sự giám sát của
Nhà nước3.
Nuôi con nuôi là một trong những nền
tảng quan trọng của phát triển xã hội. Vì vậy,
quan hệ nuôi con nuôi luôn được điều chỉnh
bởi các quy định chặt chẽ. Các bên trong
quan hệ nuôi con nuôi buộc phải tuân thủ
đầy đủ các quy định này. Tuy nhiên, không
ai có thể ép buộc một người tham gia vào
quan hệ nuôi con nuôi nếu điều này không
xuất phát từ ý chí tự nguyện của người đó.
Mặt khác, nếu cho rằng nhận con nuôi không
phải là một hành vi pháp lý vì các bên trong
quan hệ nuôi con nuôi không thể thoả thuận
được những vấn đề liên quan đến nhân thân
thì đây là một quan niệm không phù hợp.
Bởi lẽ, quan hệ nuôi con nuôi không chỉ làm
phát sinh các vấn đề liên quan đến nhân thân
mà còn bao gồm các quan hệ tài sản.
Để nhận định bản chất pháp lý của một
quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ nuôi
con nuôi nói riêng phải xuất phát từ nguồn
gốc hình thành của nó. Nuôi con nuôi bắt
nguồn từ hành vi nhận con nuôi, nếu không
có hành vi này thì không thể xuất hiện quan
hệ nuôi con nuôi. Điều này có nghĩa, quan
hệ nuôi con nuôi được xác lập khi và chỉ khi
có sự tuyên bố ý chí về việc ràng buộc các
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ con giữa các
bên trong quan hệ nuôi con nuôi thông qua
việc thực hiện các thủ tục nuôi con nuôi và
được Nhà nước công nhận.
2. Nguyên lý của hủy việc nuôi con nuôi
Nguyên lý của hủy việc nuôi con nuôi
bắt nguồn từ lý thuyết về hành vi pháp lý vì
nhận con nuôi là một hành vi pháp lý. Theo
lý thuyết này thì cần phân tách hai vấn đề:
Một là, sự vi phạm điều kiện xác lập hiệu lực
của hành vi pháp lý dẫn tới tuyên bố hành vi
pháp lý vô hiệu và áp dụng chế tài hủy. Hai
là, xử lý vi phạm nghiêm trọng hành vi pháp
lý có hậu quả là chấm dứt hành vi pháp lý.
Như vậy, nếu có sự vi phạm quy định của
pháp luật về nuôi con nuôi làm cho việc nuôi
con nuôi bị vô hiệu thì hậu quả của nó là hủy
việc nuôi con nuôi.
Áp dụng lý thuyết về hành vi pháp lý,
việc nuôi con nuôi bị vô hiệu khi xảy ra một
trong các vi phạm về: (i) sự ưng thuận trong
2 Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Trẻ thành phố Hồ Chí
Minh, tr.197.
3 Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tlđd, tr.197.
Số 5(405) - T3/202020 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
việc cho nhận con nuôi; (ii) năng lực của chủ
thể trong quan hệ nuôi con nuôi; (iii) hành
vi nhận con nuôi là trái pháp luật, đạo đức
xã hội hoặc (iv) vi phạm điều kiện về hình
thức của việc nuôi con nuôi.
Thứ nhất, việc nuôi con nuôi phải được
xác lập trên cơ sở sự ưng thuận của đương
sự. Theo đó, sự đồng ý của người nhận con
nuôi, người được nhận làm con nuôi hoặc
người đại diện của người con nuôi là điều
kiện cần thiết để quan hệ nuôi con nuôi hợp
pháp. Mặt khác, sự ưng thuận đó phải là ưng
thuận một cách sáng suốt, của người đủ
minh mẫn và không bị bất kỳ một áp lực
nào. Chẳng hạn, người vợ có con riêng trước
khi kết hôn đã giấu chồng về mối quan hệ
thật giữa mình và con riêng, đồng thời nói
dối về lai lịch của đứa trẻ để người chồng
nhận con riêng của mình làm con nuôi thì
trường hợp này không thể coi người chồng
đã có sự đồng ý sáng suốt, minh mẫn. Hoặc
người nhận con nuôi đã bị lừa dối để nhận
một đứa trẻ khuyết tật làm con nuôi thì cũng
không thể nhận định họ có sự đồng ý hoàn
toàn tự do... Mặt khác, ở một số nước như
Đức, Nhật Bản, nếu một người đã có vợ,
chồng muốn nhận con nuôi thì sự ưng thuận
của họ chưa đủ để xác lập việc nuôi con nuôi
mà buộc phải có sự đồng ý của người chồng,
người vợ còn lại của họ4.
Có thể thấy, thông thường sự ưng thuận
bị khiếm khuyết là sự ưng thuận do cưỡng
ép, nhầm lẫn hoặc lừa dối. Tuy nhiên, do tính
chất quan trọng của quan hệ nuôi con nuôi
nên việc xác định các trường hợp cưỡng ép,
nhầm lẫn hoặc lừa dối là căn cứ hủy bỏ việc
nuôi con nuôi thường được suy xét một cách
cẩn trọng.
Thứ hai, năng lực của chủ thể trong
quan hệ nuôi con nuôi. Để việc nuôi con
nuôi có hiệu lực thì người nhận con nuôi
phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Về
nguyên tắc, người thành niên là người có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên,
quan hệ nuôi con nuôi thực chất là quan hệ
cha mẹ con nhân tạo nên thông thường ngoài
quy định về năng lực hành vi dân sự thì sự
chênh lệch về tuổi so với con nuôi cũng là
yếu tố bắt buộc. Quy định về năng lực hành
vi dân sự và chênh lệch tuổi là cần thiết
nhằm tạo ra sự khác biệt thế hệ giữa người
nhận con nuôi và người con nuôi, từ đó giúp
ích cho việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng.
Theo Luật La Mã thời kỳ hoàng đế Justinian,
ngoài việc đạt độ tuổi tối thiểu, người nhận
con nuôi còn phải lớn hơn người được nhận
nuôi 18 tuổi5. Mặt khác, đối với người con
nuôi thì năng lực hành vi dân sự không phải
là điều kiện bắt buộc nhưng tuỳ theo từng
nước mà có sự giới hạn về độ tuổi được nhận
làm con nuôi. Chẳng hạn, pháp luật Việt
Nam quy định người được nhận con nuôi
phải là trẻ em, dưới 16 tuổi6. Ngược lại, theo
pháp luật Nhật Bản người được nhận làm
con nuôi có thể là người thành niên nhưng
ông bà, tổ tiên hoặc người đã lớn tuổi không
thể trở thành con nuôi7.
Thứ ba, hủy việc nuôi con nuôi xảy ra
khi việc nuôi con nuôi trái pháp luật và đạo
đức xã hội. Nói cách khác, hành vi nhận con
nuôi không được vi phạm các điều cấm của
luật, không trái với trật tự công cộng và
thuần phong mỹ tục.
Thứ tư, vi phạm điều kiện hình thức của
việc nuôi con nuôi là căn cứ huỷ việc nuôi
con nuôi. Hành vi nhận con nuôi là hành vi
có tính chất trọng thức nên việc nuôi con
nuôi chỉ có hiệu lực khi được Nhà nước công
nhận, phê chuẩn. Điều đó có nghĩa, phải đảm
bảo trình tự, thủ tục đăng ký theo quy định
4 Xem khoản 1 Điều 1749 Bộ luật Dân sự Đức và Điều 795 Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
5 Robert Morris, Adoption in Japan, The Yale Law Journal, Vol. 4, No. 4 (Mar., 1895), pp.143-149 published
by: The Yale Law Journal Company, Inc..
6 Xem khoản 1 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010
7 Xem Điều 793 Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
21Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
của pháp luật. Thông thường, hình thức công
nhận có thể được thực hiện bằng con đường
hành chính hoặc tư pháp. Tuy nhiên, dù cho
việc nuôi con nuôi do Toà án công nhận thì
quyết định công nhận này vẫn có thể bị hủy
nếu vi phạm các điều kiện có hiệu lực của
việc nuôi con nuôi mà pháp luật quy định.
Nguyên nhân vì, bản chất quyết định phê
chuẩn nuôi con nuôi của Toà án không có
tính chất xử đoán vụ kiện như các bản án
thông thường mà là hành vi có tính chất hành
chính, không có không tính cách tư pháp và
có mục đích chấp nhận hiệu lực của việc
nuôi con nuôi8. Hiện nay, pháp luật Nhật Bản
quy định việc nuôi con nuôi phải được đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền9.
Ngược lại, ở Anh thì Toà án là cơ quan ban
hành lệnh xác nhận việc nuôi con nuôi10.
Như vậy, khi tham gia vào quan hệ nuôi
con nuôi, các bên buộc phải tuân thủ các quy
định về điều kiện có hiệu lực của việc nuôi
con nuôi. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường
hợp dù không đáp ứng được các yêu cầu do
luật định, việc nuôi con nuôi vẫn có thể được
xác lập nếu không có ai phản đối và cơ quan
có thẩm quyền không biết về sự vi phạm.
Nhưng tại thời điểm xác lập, hành vi nhận
con nuôi đã bị vô hiệu và hậu quả là hủy việc
nuôi con nuôi.
Có thể thấy, hủy việc nuôi con nuôi và
chấm dứt nuôi con nuôi đều làm quan hệ
nuôi con nuôi không thể tiếp tục được duy
trì, bị chấm dứt. Tuy nhiên, hủy việc nuôi
con nuôi là hệ quả của việc nuôi con nuôi bị
vô hiệu. Trái lại, nếu việc nuôi con nuôi có
hiệu lực và có sự vi phạm nghiêm trọng đến
quan hệ nuôi con nuôi (ví dụ: một trong các
bên hoặc cả hai bên trong quan hệ nuôi con
nuôi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự của bên còn
lại) thì việc xử lý vi phạm này dẫn đến hậu
quả là chấm dứt việc nuôi con nuôi. Mặt
khác, bản chất của hủy việc nuôi con nuôi
đồng nghĩa với việc quan hệ nuôi con nuôi
đó không có hiệu lực gì trong cả quá khứ và
tương lai; giữa người nhận con nuôi và
người con nuôi không được công nhận có
quan hệ cha mẹ con. Ngược lại, chấm dứt
việc nuôi con nuôi chỉ làm chất dứt quan hệ
cha mẹ con giữa người nhận con nuôi và
người con nuôi kể từ ngày bản án có hiệu lực
pháp luật. Nói cách khác, người nhận con
nuôi và người con nuôi vẫn được công nhận
là cha mẹ và con từ thời điểm xác lập đến
thời điểm chấm dứt việc nuôi con nuôi.
3. Nhu cầu xây dựng chế định hủy việc
nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam
Nhận con nuôi là một hành vi pháp lý
nên việc nuôi con nuôi buộc phải đảm bảo
các điều kiện xác lập thì mới có hiệu lực
pháp luật. Nếu các bên trong quan hệ nuôi
con nuôi không tuân thủ các quy định về
nuôi con nuôi thì việc nuôi con nuôi bị vô
hiệu. Và chế tài đối với sự vô hiệu của việc
nuôi con nuôi là hủy việc nuôi con nuôi. Đối
chiếu với các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành có thể kết luận việc xây dựng
chế định hủy việc nuôi con nuôi là cần thiết
xét về cả lý luận và thực tiễn.
Thứ nhất, pháp luật hiện hành chưa có
quy định điều chỉnh đối với vấn đề nuôi con
nuôi vô hiệu. Tức là, trường hợp có sự vi
phạm các điều kiện mà pháp luật quy định
khi xác lập việc nuôi con nuôi. Sự bất cập
này ảnh hưởng tiêu cực đến tính nghiêm
minh của việc thực hiện pháp luật nuôi con
nuôi, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các
bên trong quan hệ nuôi con nuôi và gây hệ
luỵ xấu đối với xã hội.
Theo Báo cáo tổng kết 05 năm (2003-
2008) thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi
8 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật lược khảo, Quyển I-Gia đình, xuất bản Bộ Quốc gia Giáo dục, năm 1962,
tr.319.
9 Xem Điều 800 Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
10 Buckinghamshire County Council’s Adoption Agency, “Guide to Adoption”, tldd.
Số 5(405) - T3/202022 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
của Bộ Tư pháp năm 200911, trong quá trình
giải quyết việc cho, nhận con nuôi xảy ra
nhiều hiện tượng hồ sơ đăng ký việc nuôi
con nuôi không đầy đủ; nhiều trường hợp
nhận con nuôi trên 9 tuổi nhưng không có
chữ ký của trẻ vào tờ khai. Hoặc có trường
hợp anh rể và chị gái nhận em gái (của vợ)
làm con nuôi và mang họ của anh rể Từ
thực trạng trên, một trong những điểm chú ý
khi xây dựng Luật nuôi con nuôi năm 2010
là phải quy định chặt chẽ các điều kiện nuôi
con nuôi.
Theo tinh thần đó, pháp luật nuôi con
nuôi hiện nay đã quy định rất nhiều các điều
kiện nuôi con nuôi bao gồm các điều kiện về
năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sự tự
nguyện, về trình tự, thủ tục đăng ký việc
nuôi con nuôi... Cụ thể, theo Điều 21 Luật
Nuôi con nuôi năm 2010 quy định: việc nhận
con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ
của người được nhận làm con nuôi. Nếu cha
đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng
lực hành vi dân sự hoặc không xác định
được thì phải được sự đồng ý của người còn
lại. Nếu cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất
năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định
được thì phải được sự đồng ý của người
giám hộ. Mặt khác, nếu trẻ em đủ từ 09 tuổi
trở lên làm con nuôi thì phải có sự đồng ý
của trẻ. Sự đồng ý này phải hoàn toàn tự
nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không
bị đe doạ hay mua chuộc, không vụ lợi,
không kèm theo các yêu cầu trả tiền hoặc lợi
ích vật chất khác. Hơn nữa, về phía người
nhận con nuôi cũng phải thể hiện sự đồng ý,
đặc biệt đối với trường hợp người đang có
vợ, chồng thì không thể nhận con nuôi nếu
người còn lại không cùng đồng ý cùng nhận
đứa trẻ đó làm con nuôi của mình. Ngoài ra,
để đủ điều kiện nhận con nuôi, người nhận
con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự và
chênh lệch so với con nuôi ít nhất từ 20 tuổi
trở lên. Người nhận con nuôi phải là người
có điều kiện kinh tế, sức khoẻ, chỗ ở và tư
cách đạo đức tốt12. Một người không thể
nhận con nuôi nếu thuộc một trong các
trường hợp như: đang bị hạn chế một số
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên hoặc đang chấp hành quyết định xử lý
hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa
bệnh hoặc đang chấp hành hình phạt tù hoặc
chưa được xoá án tích về một trong các tội
cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,
nhân phẩm, danh sự của người khác; ngược
đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình;
dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa
thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh
tráo, chiếm đoạt trẻ em13. Đồng thời, người
được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi,
ngoại trừ một số trường hợp có thể từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi. Việc đăng ký nuôi con
nuôi phải đảm bảo đúng thẩm quyền và trình
tự, thủ tục đăng ký nhận con nuôi.14
Như vậy, việc nuôi con nuôi chỉ có hiệu
lực nếu đảm bảo các điều kiện nêu trên. Tuy
nhiên, điểm bất hợp lý là cho đến hiện nay
pháp luật nuôi con nuôi không có bất kỳ quy
định liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi vô
hiệu và hệ quả của nó, ngoại trừ quy định tại
khoản 4, Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm
2010 quy định về việc chấm dứt việc nuôi
con nuôi khi vi phạm vào các hành vi cấm
tại Điều 13 bao gồm: (i) lợi dụng việc nuôi
con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động,
xâm hại tình dục, bắt cóc, mua bán trẻ em;
11 Báo cáo tổng kết 05 năm (2003-2008) thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi của Bộ Tư pháp năm 2009,
đăng tải trên website: duthaoonline.quochoi.vn.
12 Xem khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.
13 Xem khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.
14 Xem Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010.
23Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
(ii) giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi
con nuôi; (iii) phân biệt đối xử giữa con đẻ
và con nuôi; (iv) lợi dụng việc cho con nuôi
để vi phạm pháp luật về dân số; (v) lợi dụng
việc làm con nuôi của thương binh, người có
công với cách mạng, người thuộc dân tộc
thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi
của Nhà nước; (vi) ông, bà nhận cháu làm
con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm
con nuôi; (vii) lợi dụng việc nuôi con nuôi
để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán,
đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của
dân tộc.
Có thể khẳng định, không vi phạm các
hành vi cấm tại Điều 13 chỉ là một trong số
điều kiện có hiệu lực của việc nuôi con nuôi
và quy định của pháp luật hiện nay là không
bao quát, toàn diện nên có thể dẫn tới các
quan điểm khác nhau khi giải quyết các
tranh chấp phát sinh. Mặt khác, việc vi phạm
các hành vi bị cấm được coi là căn cứ chấm
dứt việc nuôi con nuôi là không phù hợp với
bản chất của việc nuôi con nuôi.
Thứ hai, về lý thuyết, sự vi phạm các
điều kiện có hiệu lực của việc nuôi con nuôi
dẫn đến hậu quả là hủy việc nuôi con nuôi.
Nói cách khác, hủy việc nuôi con nuôi được
áp dụng khi việc nuôi con nuôi vô hiệu.
Theo lý thuyết về hành vi pháp lý, sự vô
hiệu của việc nuôi con nuôi phải được xử lý
bằng chế tài hủy việc nuôi con nuôi chứ
không phải là chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Sự phân biệt giữa huỷ việc nuôi con nuôi và
chấm dứt việc nuôi con nuôi có ý nghĩa quan
trọng. Bởi lẽ, hiệu lực của hủy việc nuôi con
nuôi hồi tố đến thời điểm xác lập việc nuôi
con nuôi. Quan hệ nuôi con nuôi không có
giá trị pháp lý ngay kể từ khi xác lập. Ngược
lại, chấm dứt việc nuôi con nuôi chỉ có hiệu
lực từ ngày bản án có hiệu lực và các hiệu
lực của nuôi con nuôi đã phát sinh trong quá
khứ không bị hủy bỏ.
Mặt khác, xét trong tương quan giữa các
ngành luật trong hệ thống luật tư ở nước ta,
Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014 có sự phân biệt rất rõ
ràng giữa chế định “huỷ” và “chấm dứt”.
Bằng chứng là, cả hai Bộ luật đã có sự phân
tách vấn đề của lý thuyết về hành vi pháp lý
về: điều kiện xác lập hiệu lực của hành vi
pháp lý và xử lý vi phạm nghiêm trọng hành
vi pháp lý đã có hiệu lực thông qua việc xây
dựng các quy định pháp luật tương ứng. Cụ
thể, Bộ luật Dân sự có sự phân biệt rạch ròi
giữa vô hiệu hợp đồng (vi phạm điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng) với chấm dứt hay
huỷ bỏ hợp đồng (vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ hợp đồng). Và Luật Hôn nhân và
gia đình quy định về huỷ kết hôn trái pháp
luật (vi phạm điều kiện kết hôn) bên cạnh
quy định về ly hôn (hậu quả của việc vi
phạm các lỗi hôn nhân).
Thiết nghĩ, nhận con nuôi cũng có bản
chất là một hành vi pháp lý nên cần thiết
phải xây dựng chế định huỷ việc nuôi con
nuôi do việc nuôi con nuôi vô hiệu, để phân
biệt với trường hợp chấm dứt việc nuôi con
nuôi nhằm có cái nhìn hoàn chỉnh về vấn đề
nuôi con nuôi.
Thứ ba, so sánh với pháp luật nước
ngoài, pháp luật của Nhật Bản sự có sự phân
biệt cụ thể giữa huỷ việc nuôi con nuôi và
chấm dứt việc nuôi con nuôi. Điều 814 Bộ
luật Dân sự Nhật Bản quy định một trong
các bên của quan hệ nhận con nuôi có thể
khởi kiện để chấm dứt quan hệ nhận con
nuôi trong những trường hợp sau đây: (i) nếu
bên khởi kiện đã bị bên kia ngược đãi thậm
tệ; (ii) nếu sau 3 năm hoặc lâu hơn mà vẫn
không rõ người được nhận làm con nuôi đã
chết hay còn đang sống; (iii) nếu có nguyên
nhân dẫn đến việc tiếp tục quan hệ nhận con
nuôi trở lên khó khăn. Đồng thời, Điều 739
và Điều 802 quy định: “việc nuôi con nuôi
bị hủy khi không có ý chí chung của các bên
trong việc nhận con nuôi, lỗi về lý lịch của
người con nuôi hoặc vì các nguyên nhân
khác; khi việc đăng ký nhận con nuôi không
Số 5(405) - T3/202024 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
thực hiện theo đúng quy định15. Tuỳ từng
trường hợp cụ thể, việc nuôi con nuôi còn có
thể bị hủy khi vi phạm các điều kiện nuôi
con nuôi16.
Mặt khác, dưới góc độ lịch sử, hủy việc
nuôi con nuôi không phải là một chế định xa
lạ. Chế định này đã được quy định trong các
đạo luật trước đây. Chẳng hạn, Bộ Hoàng
Việt Hộ Luật (còn gọi là Bộ Dân luật Trung)
có đề cập đến huỷ việc nuôi con nuôi; nếu
việc nuôi con nuôi nhằm mục đích bán con
và hậu quả là người nhận con nuôi không thể
yêu cầu cha mẹ đẻ của con nuôi hoàn trả lại
những tài vật hay tiền đã nhận khi việc nuôi
con nuôi bị huỷ trong quy định tại Điều 203
như sau: “từ này về sau, không ai được giả
làm khế ước con nuôi mà kỳ thực đem bán
con, sự bán con là một điều luật hình đã
nghiêm cấm và định phạt. Và nếu trong lúc
làm khế ước nuôi con nuôi, người đứng nuôi
có cho cha mẹ đẻ đứa con nuôi những tài vật
gì hay một số tiền gì, đến sau này, có tiêu
hủy việc nuôi con nuôi người ấy, người đứng
nuôi cũng không bao giờ được bắt cha mẹ
đứa con nuôi điền hoàn”17. Suy luận ra, theo
Bộ Dân luật Trung thì trong trường hợp này
việc vi phạm điều cấm đã làm việc nuôi con
nuôi bị vô hiệu và dẫn đến việc nuôi con
nuôi bị huỷ. Ngoài ra, hủy việc nuôi con
nuôi cũng được coi là giải pháp cho các
trường hợp việc nuôi con nuôi bị vô hiệu
theo Luật Gia đình (2-1-1959) dưới thời kỳ
chính quyền Ngô Đình Diệm (Luật Gia
đình). Theo đó, trong cuốn Việt Nam Dân
luật lược khảo, Quyển I, tác giả Vũ Văn Mẫu
khi nói về nuôi con nuôi theo Luật Gia đình
có viết “sự chấm dứt nghĩa dưỡng có thể có
hai hình thức: sự truất bãi và sự tiêu hủy”18.
Điều này cũng được Nguyễn Quang Quýnh
đề cập trong cuốn Dân luật, Quyển I như
sau:“có hai cách để tiêu hủy hiệu quả của
nghĩa dưỡng là tiêu hủy vì khế ước nghĩa
dưỡng vô hiệu và truất bãi nghĩa dưỡng vì
lý do ăn ở vô nghĩa”19.
Có thể khẳng định, việc xây dựng chế
định huỷ nuôi con nuôi là cần thiết. Chế định
huỷ việc nuôi con nuôi giúp lấp đi sự thiếu
hụt của pháp luật liên quan đến vấn đề vô
hiệu của việc nuôi con nuôi. Nó hoàn toàn
phù hợp với bản chất pháp lý của nuôi con
nuôi và tạo nên đồng bộ giữa Luật Nuôi con
nuôi với Bộ luật Dân sự và Luật Hôn nhân
và gia đình Việt Nam.
4. Một số kiến nghị
Chế định nuôi con nuôi có ý nghĩa rất
quan trọng. Vì vậy, để đảm bảo quan hệ nuôi
con nuôi diễn ra lành mạnh, tự nguyện, bình
đẳng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của người nhận con nuôi, người con nuôi,
đảm bảo không trái pháp luật và thuần phong
mỹ tục, pháp luật Việt Nam cần bổ sung quy
định liên quan đến hủy việc nuôi con nuôi.
Theo quan điểm của chúng tôi, khi thiết kế
quy định về hủy việc nuôi con nuôi cần áp
dụng các lý thuyết về hành vi pháp lý và
quan tâm tới những vấn đề sau:
Thứ nhất, liên quan đến các căn cứ
huỷ việc nuôi con nuôi. Về lý thuyết, hủy
việc nuôi con nuôi là hậu quả của sự vô
hiệu của việc nuôi con nuôi. Bởi vậy, hủy
việc nuôi con nuôi nếu có một trong các
căn cứ như sau:
- Có sự vi phạm một trong những điều
kiện đối với người nhận con nuôi. Cụ thể:
người nhận con nuôi không có năng lực hành
15 Xem Điều 802 và Điều 739 Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
16 Xem Điều 804 đến 806 Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
17 Điều 203 Bộ Hoàng Việt Hộ Luật (Bộ Dân luật Trung).
18 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo, Quyển I – Gia đình, xuất bản Bộ Quốc gia Giáo dục, năm 1962,
tr.316.
25Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
vi dân sự; người nhận con nuôi chênh lệch
so với con nuôi dưới 20 tuổi; người nhận con
nuôi không có điều kiện kinh tế, sức khoẻ,
chỗ ở để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con nuôi.
- Có sự vi phạm điều kiện đối với người
được nhận làm con nuôi. Chẳng hạn, người
được nhận làm con nuôi trên 16 tuổi nhưng
không thuộc trường hợp được cha dượng,
mẹ kế hoặc cô, dì, chú, bác, cậu ruột nhận
làm con nuôi; đã được nhận làm con nuôi và
quan hệ nuôi con nuôi này chưa chấm dứt.
- Không có sự đồng ý của các bên về
việc cho nhận nuôi con nuôi.
- Vi phạm các hành vi cấm tại Điều 13
Luật Nuôi con nuôi.
- Có sự vi phạm trình tự, thủ tục đăng ký
việc nuôi con nuôi.
Quan hệ nuôi con nuôi có tính chất đặc
biệt nên không phải mọi trường hợp vô hiệu
đều dẫn tới hậu quả huỷ việc nuôi con nuôi.
Chẳng hạn, Bộ luật Dân sự của Nhật Bản
quy định: người nhận con nuôi phải là người
chưa thành niên. Nếu người nhận con nuôi
chưa thành niên thì có thể yêu cầu Toà án
huỷ việc nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi
vẫn được công nhận nếu người nhận con
nuôi đã qua sáu tháng kể từ ngày thành niên
hoặc người con nuôi chấp nhận việc nuôi
con nuôi20. Như vậy, việc tuyên bố hủy việc
nuôi con nuôi cần được giải quyết một cách
mềm mỏng, linh hoạt để đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên.
Thứ hai, về thẩm quyền và quyền yêu
cầu huỷ việc nuôi con nuôi: Theo quy định
của pháp luật nuôi con nuôi hiện nay, Toà án
là cơ quan giải quyết việc chấm dứt nuôi con
nuôi. Tương tự như quan hệ hôn nhân, nuôi
con nuôi là một quan hệ xã hội có ý nghĩa
quan trọng. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên trong quan hệ nuôi
con nuôi, lợi ích của cộng đồng thì huỷ việc
nuôi con nuôi cũng phải do Toà án thực hiện.
Về quyền yêu cầu huỷ việc nuôi con
nuôi, so với pháp luật Nhật Bản người được
nhận làm con nuôi không bị giới hạn về độ
tuổi, trừ trường hợp là người cao tuổi, Luật
Nuôi con nuôi Việt Nam quy định người
được nhận làm con nuôi là trẻ em (từ 16 tuổi
trở xuống), ngoại lệ có trường hợp từ đủ 16
tuổi đến 18 tuổi. Do đó, để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người con nuôi thì pháp
luật cần quy định nhiều chủ thể có quyền yêu
cầu hủy việc nuôi con nuôi. Các chủ thể có
quyền yêu cầu hủy nên đồng nhất với chủ
thể có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con
nuôi. Đó có thể là con nuôi, cha mẹ đẻ,
người giám hộ của con nuôi hoặc cơ quan
lao động thương binh và xã hội và hội liên
hiệp phụ nữ.
Thứ ba, về hậu quả pháp lý của hủy việc
nuôi con nuôi: Về lý thuyết, quan hệ nuôi
con nuôi bị hủy bỏ thì các bên không còn
ràng buộc với nhau trong mối quan hệ cha
mẹ con, đương nhiên người nhận con nuôi
và người con nuôi cũng không phải thực
hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng,
giám hộ với tư cách là cha mẹ và con. Ngoài
ra, người con nuôi còn sẽ được lấy lại họ, tên
mà người con nuôi mang trước khi việc nuôi
con nuôi được xác lập. Mặt khác, hiệu lực
của hủy việc nuôi con nuôi là việc nuôi con
nuôi không có giá trị pháp lý. Do đó, cũng
cần suy xét các vấn đề liên quan đến quyền
kết hôn giữa những người bị hủy việc nuôi
con nuôi; vấn đề hoàn trả những lợi ích mà
các bên nhận được do xác lập việc nuôi con
nuôi; hay vấn đề giải quyết quan hệ hợp
đồng với người thứ ba do hủy việc nuôi con
nuôi hoặc nếu việc nuôi con nuôi được xác
lập nhằm mục đích trục lợi thì có đặt ra vấn
đề bồi hoàn... n
19 Nguyễn Quang Quýnh, Dân luật, Quyển I, xuất bản Viện Đại học Cần Thơ, năm 1967, tr.459.
20 Xem Điều 804 Luật Dân sự Nhật Bản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhu_cau_xay_dung_che_dinh_huy_viec_nuoi_con_nuoi_trong_phap.pdf