Thứ năm, sửa đổi Nghị định số
211/2013/NĐ-CP theo hướng giảm bớt các
điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự, kinh
phí đối với tổ chức xã hội quản lý người
nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định
trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở CNBB. Với các điều
kiện “chót vót” như hiện nay thì đây là điều
không khả thi. Thậm chí đối với những
thành phố giàu tiềm lực như thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Đà Nẵng thì cũng
không có tổ chức nào ở cấp xã đáp ứng được
yêu cầu trên14. Trên thực tế, thành phố Đà
Nẵng đã chủ động tự “cởi trói” cho mình
bằng cách “xé rào”, tự đặt ra các quy định
riêng trong việc đưa người nghiện ma túy
không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở
CNBB15 dẫu biết rằng việc làm này ít nhiều
vi phạm tính thượng tôn pháp luật16. Do đó,
sửa đổi Nghị định số 211/2013/NĐ-CP là
vấn đề cấp thiết. Ngoài ra, các bộ, ngành liên
quan (như Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Công
an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội ) cần sớm ban hành văn bản quy
định cụ thể tổ chức xã hội nào sẽ đứng ra
thực hiện công việc này? Nếu thành lập mới
cần điều kiện pháp lý như thế nào? Kinh phí
hỗ trợ cho tổ chức xã hội hoạt động như thế
nào? Một khi những câu hỏi này chưa được
trả lời cụ thể thì quy định nhân văn trên chưa
có cơ chế thực thi trong cuộc sống
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bất cập trong các quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và các kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÛÄNG BÊËT CÊÅP TRONG CAÁC QUY ÀÕNH VÏÌ
BIÏåN PHAÁP ÀÛA VAÂO CÚ SÚÃ CAI NGHIÏåN BÙÆT BUÖÅC
VAÂ CAÁC KIÏËN NGHÕ HOAÂN THIÏåN
cao Vũ minH*
nguyễn nHậT KHanH**
51
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
* ThS. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
** GV. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1. Bất cập trong các quy định về biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thứ nhất, Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 (Luật Xử lý VPHC) với
Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm
2013 (Luật Cư trú) chưa có sự thống nhất về
việc xác định “nơi cư trú ổn định” của đối
tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc (CNBB).
Theo khoản 1 Điều 96 Luật Xử lý
VPHC thì đối tượng bị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở CNBB gồm 02 nhóm:
- Những người nghiện ma túy từ đủ 18
tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn
nghiện.
- Những người nghiện ma túy từ đủ 18
tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo
dục taị xã, phường, thị trâń nhưng không có
nơi cư trú ổn định.
Người nghiện ma túy là đối tượng bị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở CNBB theo
quy định của Luật Xử lý VPHC phải từ đủ
18 tuổi trở lên. Ngoài ra, Luật cũng dựa vào
yếu tố “đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn” để làm căn cứ áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở CNBB. Trong
trường hợp người nghiện ma túy tuy chưa
bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn nhưng không có “nơi cư trú
ổn định” thì vẫn có thể bị áp dụng biện pháp
này. Khoản 1 Điều 2 Nghị định số
221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của
Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở CNBB
(Nghị định số 221/2013/NĐ-CP) giải thích
“nơi cư trú ổn định là nơi người vi phạm
thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi
người đó hiện đang thường xuyên sinh
sống”. Như vậy, một công dân muốn được
xác định có “nơi cư trú ổn định” thì phải
thỏa mãn đồng thời hai điều kiện: i) có đăng
ký thường trú hoặc tạm trú; ii) đang thường
xuyên sinh sống tại nơi đăng ký thường trú
hoặc tạm trú. Nếu thiếu một trong hai điều
kiện này thì xem như không có “nơi cư trú
1 Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Cư trú.
2 Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia
đình.
3 Luật Cư trú được ban hành năm 2006 đã quy định về vấn đề “nơi cư trú” tại Điều 12. Năm 2013, Quốc hội sửa đổi một
số điều của Luật Cư trú như Điều 19, Điều 28 mà không sửa đổi Điều 12. Do đó, theo nguyên tắc của Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật thì Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 vẫn được xem như ban hành trước Luật Xử lý VPHC năm
2012 và Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.
52
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
ổn định” và có thể bị áp dụng biện pháp
“đưa vào cơ sở CNBB” mặc dù chưa bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn. Quy định này thể hiện sự nhân văn của
Nhà nước trong việc thực hiện chính sách
cai nghiện đối với người nghiện ma túy
không có nơi cư trú ổn định. Tuy nhiên, việc
áp dụng biện pháp này vào thực tiễn vẫn còn
nhiều vướng mắc. Cụ thể, đối với người
nghiện ma túy “có nơi cư trú và đã cư trú lâu
dài tại nơi đó nhưng không đăng ký thường
trú hoặc tạm trú” thì sẽ giải quyết thế nào?
Có đưa những đối tượng này vào cơ sở
CNBB hay không?
Điều 12 Luật Cư trú quy định: “Nơi cư
trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà
người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư
trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm
trú”. Theo đó, nơi thường trú là nơi công
dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không
có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã
đăng ký thường trú, còn nơi tạm trú là nơi
công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký
thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trường
hợp không xác định được nơi cư trú theo
quy định nêu trên thì nơi cư trú của công dân
là nơi người đó đang sinh sống và có xác
nhận của công an xã, phường, thị trấn1.
Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn
thi hành quy định công dân có nghĩa vụ đăng
ký thường trú và đăng ký tạm trú để thực
hiện việc quản lý nhân khẩu. Trong trường
hợp công dân không thực hiện đúng quy
định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú
thì có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng2. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
vì những lý do khác nhau mà nhiều công dân
không đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Luật
Cư trú đã rất có lý khi đưa ra giải pháp để
xác định nơi cư trú của công dân “là nơi
người đó đang sinh sống và có xác nhận của
công an xã, phường, thị trấn” trong trường
hợp họ không thực hiện thủ tục đăng ký
thường trú hoặc tạm trú. Thế nhưng, quy
định tiến bộ này chưa được Luật Xử lý
VPHC và Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
tiếp thu3 khi xác định nơi cư trú của người
nghiện ma túy, bởi Luật Xử lý VPHC và
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP chỉ quy định
nơi cư trú của người nghiện ma túy là nơi họ
thường trú hoặc tạm trú. Điều này dẫn đến
một thực tế là, người nghiện ma túy mặc dù
có chỗ ở hợp pháp và vẫn đang sinh sống ổn
định tại một nơi nhưng không được xem là
có nơi cư trú vì chưa thực hiện thủ tục đăng
ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú.
Xin đơn cử một vụ việc. Chị Nguyễn
Thị Thanh L. (sinh năm 1995), quê quán xã
Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, vì
cuộc sống khó khăn, năm 2000 gia đình chị
đã rời Trà Vinh chuyển lên thành phố Hồ
Chí Minh để sống. Để có nơi ở, gia đình chị
đã khai hoang và dựng một căn nhà bên bờ
kênh ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh và sinh sống
từ đó đến nay, không tranh chấp với ai, cơ
quan nhà nước cũng không có bất cứ phản
ứng gì về việc cư trú của gia đình chị L. Chị
L. không đăng ký thường trú hoặc tạm trú
tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 03/2016,
chị L. bị bạn bè rủ rê sử dụng chất ma túy
và bị Công an phường An Bình, thị xã Dĩ
53
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
4 Điều 23 Pháp lệnh Xử lý VPHC quy định: “người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú
nhất định” sẽ bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Điều 25 Pháp lệnh Xử lý VPHC quy định: “người
thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp
này nhưng không có nơi cư trú nhất định” sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Điều 26 Pháp lệnh Xử lý
An, tỉnh Bình Dương phát hiện, lập biên bản
vi phạm. Kết quả xét nghiệm kết luận chị L.
nghiện ma túy. Sau đó, Công an phường An
Bình đã đưa chị L. về ngôi nhà tại phường
Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, thành phố
Hồ Chí Minh để xác minh nơi cư trú. Tuy
nhiên, do chị L. không đăng ký thường trú
hoặc tạm trú nên Công an phường An Bình
kết luận chị L. không có nơi cư trú ổn định.
Mặc dù bố mẹ của chị L. đề nghị bảo lãnh
cũng như có xác nhận của Tổ dân phố về
việc chị L. đã sinh sống ở đó với gia đình từ
năm 2000, nhưng chị L. vẫn bị xác định là
không có “nơi cư trú ổn định”. Trên cơ sở
đó, Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương đã ra quyết định đưa chị L. vào cơ
sở CNBB.
Nếu căn cứ vào các quy định của Luật
Cư trú để xác định “nơi cư trú ổn định” thì
chị L. có thể không bị đưa vào cơ sở CNBB.
Cụ thể, ngôi nhà tại phường Hiệp Bình
Chánh, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh là nơi chị L. đang sinh sống thực tế.
Chị L. sống tại nơi đó từ năm 2000 đến năm
2016 nên có thể được xem là cư trú ổn định.
Đáng tiếc là Luật Xử lý VPHC và Nghị định
số 221/2013/NĐ-CP chỉ căn cứ vào vào yếu
tố quản lý là nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú, tạm trú của công dân để xác định nơi cư
trú mà bỏ qua tiêu chí “là nơi người đó đang
sinh sống” được nêu trong Luật Cư trú. Điều
này dẫn đến thực trạng là nhiều đối tượng
“không đáng” bị đưa vào cơ sở CNBB
nhưng vẫn bị áp dụng biện pháp này mặc dù
đối tượng được gia đình bảo lãnh và hoàn
toàn có thể cai nghiện thành công tại gia
đình hay tại cộng đồng.
Thứ hai, quy định của pháp luật về “nơi
thường xuyên sinh sống” để áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở CNBB không rõ ràng,
cụ thể.
Như đã trình bày, Nghị định số
221/2013/NĐ-CP xác định “nơi cư trú ổn
định” theo tiêu chí “nơi đăng ký thường trú
hoặc tạm trú” và “nơi thường xuyên sinh
sống”. Tuy nhiên, như thế nào để được coi
là “thường xuyên sinh sống” thì Luật Xử lý
VPHC lẫn Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
hoàn toàn bỏ ngỏ. Sự thiếu sót này dễ dẫn
đến việc áp dụng pháp luật không thống
nhất, tùy tiện bởi việc xác định người nghiện
ma túy có “thường xuyên sinh sống” tại nơi
thường trú hoặc tạm trú hay không hoàn
toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ
thể thực hiện xác nhận chứ không dựa trên
một tiêu chí cụ thể. Trường hợp này, mức tối
thiểu mà công dân đã sinh sống ở một nơi
để được xem là “thường xuyên sinh sống”
là bao nhiêu: ba tháng, sáu tháng, một năm
hay phải lâu hơn nữa? Rõ ràng là rất khó để
trả lời cho câu hỏi này. Tất cả dường như chỉ
phụ thuộc vào kiến thức, trình độ và đạo đức
của mỗi thẩm phán, để xác định cho từng
trường hợp cụ thể mà không thể có một
“mẫu số chung” cho mọi trường hợp. Tuy
nhiên, hoạt động áp dụng pháp luật cần có
cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể chứ không thể
chỉ dựa vào lòng tin và đức nhân của người
áp dụng pháp luật.
Trước đây, Pháp lệnh Xử lý VPHC năm
2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008)
(gọi tắt là Pháp lệnh Xử lý VPHC) cũng căn
cứ vào tiêu chí “thường xuyên” để quyết
định áp dụng việc cưỡng chế hành chính4.
Tuy nhiên, tiêu chí “thường xuyên” không
được giải thích cụ thể nên dẫn đến cách áp
VPHC quy định: “Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định” sẽ bị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở chữa bệnh.
5 Cao Vũ Minh, Những điểm mới của Luật Xử lý VPHC năm 2012 trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân,
Tạp chí Tòa án nhân dân số 13, tháng 7/2014.
6 Trên thực tế, trong trường hợp người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở CNBB do không có nơi cư trú
ổn định thì khi tổ chức đưa họ vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đại diện UBND cấp xã và đại diện tổ dân phố, trưởng thôn,
ấp nơi họ bị phát hiện vi phạm tham gia chứng kiến việc đưa vào cơ sở cai nghiện.
7 Điều 26a Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008).
54
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
dụng pháp luật không thống nhất. Khắc
phục nhược điểm này, Luật Xử lý VPHC đã
thay thế tiêu chí “thường xuyên” vốn rất khó
có cách hiểu thống nhất thành tiêu chí định
lượng mang cách hiểu thống nhất hơn là “02
lần trở lên trong 06 tháng”5. Việc thay thế,
bãi bỏ các quy định mang tính tùy nghi này
là cần thiết và việc giải thích cụ thể về tiêu
chí “thường xuyên sinh sống” để áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở CNBB là vấn đề rất
quan trọng.
Thứ ba, mâu thuẫn trong thủ tục đưa
người đã có quyết định vào cơ sở CNBB.
Điều 15 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
quy định việc tổ chức đưa người nghiện ma
túy vào cơ sở CNBB phải: i) lập thành biên
bản và ii) thực hiện trước sự chứng kiến của
đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã
và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, bản
hoặc tương đương nơi người phải chấp hành
quyết định cư trú. Nếu việc đưa vào cơ sở
CNBB không đáp ứng đầy đủ hai điều kiện
vừa nêu thì bị xem là trái pháp luật. Quy
định này nhằm đảm bảo sự công khai, minh
bạch khi thực hiện đưa người nghiện ma túy
vào cơ sở CNBB. Tuy nhiên, quy định này
vẫn có điểm bất hợp lý. Cụ thể, khi đưa
người đã có quyết định vào cơ sở CNBB
phải có sự chứng kiến của đại diện UBND
cấp xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn,
ấp, bản hoặc tương đương “nơi người phải
chấp hành quyết định cư trú”. Thế nhưng, có
lẽ luật đã “lãng quên” đối tượng bị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở CNBB có thể là
người “không có nơi cư trú ổn định”. Câu
hỏi đặt ra là nếu một người sống lang thang,
không có nơi cư trú ổn định thì UBND cấp
xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp,
bản hoặc tương đương nơi họ cư trú tham
gia chứng kiến việc đưa vào cơ sở CNBB là
địa phương nào? Trả lời cho câu hỏi này
không đơn giản bởi “không có nơi cư trú ổn
định” thì họ mới bị đề nghị đưa vào cơ sở
CNBB. Vậy, nếu không có người chứng
kiến thì việc tổ chức đưa người đã có quyết
định vào cơ sở CNBB sẽ thực hiện như thế
nào? Không có người chứng kiến mà vẫn
đưa người đã có quyết định vào cơ sở
CNBB thì chắc chắn là trái luật, ngược lại
nếu không tổ chức đưa đi thì lại bất hợp lý6.
Thứ tư, theo Điều 9 Nghị định số
211/2013/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở CNBB đối với
người nghiện có nơi cư trú ổn định phải có
8 loại giấy tờ (03 biên bản, 04 quyết định,
01 tờ trình) như: bản tóm tắt lý lịch; phiếu
kết quả về tình trạng nghiện ma túy của
người có thẩm quyền là y, bác sĩ thuộc trạm
y tế xã, phòng khám khu vực, bệnh viện cấp
huyện trở lên; giấy xác nhận hết thời gian
cai nghiện tại gia đình hoặc tại cộng đồng
của Chủ tịch UBND cấp xã... Tuy nhiên,
việc thu thập đầy đủ các hồ sơ kể trên không
hề đơn giản, thậm chí là bất khả thi.
Theo Luật Phòng, chống ma túy năm
2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), cai
nghiện ma túy được tiến hành theo hai
phương pháp: cai nghiện tự nguyện và
CNBB. Cai nghiện ma túy có ba hình thức:
cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng
đồng và cai nghiện tại cơ sở CNBB7. Trong
đó, Nhà nước luôn khuyến khích người
nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện8,
khuyến khích cai nghiện tại gia đình và tại
8 Khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008).
9 “Không đưa được người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện vì “vướng” quá nhiều thủ tục”, Báo Bình Dương, ngày
29/10/2014.
10 “Bất cập trong công tác đưa người nghiện ma túy đi cai”, Báo Trà Vinh, ngày 3/11/2014.
11 Điều 14 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP.
55
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
cộng đồng, bởi suy cho cùng, cai nghiện
thực chất là quá trình “điều trị nghiện” kiên
trì và công phu. Điều quan trọng trong quá
trình cai nghiện là ý chí của cá nhân và sự
trợ giúp của gia đình, cộng đồng để người
bệnh có thể cắt cơn, phục hồi ngay trong
môi trường sống quen thuộc của mình. Tuy
nhiên, không phải người nghiện ma túy nào
cũng sẵn sàng cai nghiện công khai tại gia
đình và tại cộng đồng. Trong trường hợp
người nghiện ma túy không tham gia chương
trình cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai
nghiện ma túy tại cộng đồng thì không thể
có “giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện
ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy
tại cộng đồng”. Tuy nhiên, đây lại là loại
giấy tờ bắt buộc phải có nếu muốn đưa một
người vào cơ sở CNBB. Nếu thiếu loại giấy
tờ này thì xem như hồ sơ bị “ách tắc” và
không thể đưa người nghiện ma túy vào cơ
sở CNBB. Nếu các cơ quan nhà nước “bất
chấp” loại giấy tờ này mà vẫn đưa người
nghiện ma túy vào cơ sở CNBB thì hoàn
toàn trái với quy định tại Nghị định số
211/2013/NĐ-CP. Còn nếu tuân thủ pháp
luật thì lại bất khả thi bởi nhiều đối tượng
nghiện ma túy không tham gia chương trình
cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc tại cộng
đồng nên không thể có “giấy xác nhận hết
thời gian cai nghiện tại gia đình hoặc tại cộng
đồng của Chủ tịch UBND cấp xã”. Có lẽ vì
sự bất khả thi này nên từ ngày 1/1/2014
(ngày mà các quy định liên quan đến biện
pháp đưa vào cơ sở CNBB trong Luật Xử lý
VPHC có hiệu lực) đến tháng 10/2014, chính
quyền tỉnh Bình Dương chưa đưa được một
đối tượng nào vào cơ sở CNBB9. Tương tự,
tại Trà Vinh, từ ngày 16/2/2014 đến
15/9/2014 có 38 đối tượng nghiện cần đưa đi
CNBB nhưng không lập được hồ sơ10.
Thứ năm, đối với người không có nơi cư
trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở CNBB thì
Nhà nước giao cho tổ chức xã hội quản lý.
Tổ chức xã hội quản lý người không có nơi
cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở CNBB phải
bảo đảm điều kiện về vật chất, nhân sự và
kinh phí hỗ trợ trực tiếp. Theo Nghị định số
221/2013/NĐ-CP, tổ chức đó phải có 03
phòng chức năng, phòng khám và cấp cứu,
diện tích tối thiểu 10 m2; phòng lưu bệnh
nhân diện tích tối thiểu 08 m2 và bằng hoặc
lớn hơn 04 m2/người điều trị; trong phòng
có đủ cho mỗi bệnh nhân 01 bộ dụng cụ sinh
hoạt gồm giường, chiếu, ga, gối, chăn, màn;
phòng trực của cán bộ y tế. Về nhân sự phải
có tối thiểu 04 người, có y, bác sĩ chuyên
khoa tâm thần hoặc đa khoa có chứng chỉ
hành nghề11. Quy định này rất nhân văn
nhưng lại thiếu tính khả thi, nên làm cho
biện pháp này khó thực thi. Không tính đến
tiêu chí nhân sự (phải có tối thiểu 04 người,
có y, bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc đa
khoa có chứng chỉ hành nghề), nếu chỉ tính
riêng về cơ sở vật chất (có 03 phòng chức
năng, phòng khám và cấp cứu, diện tích tối
thiểu 10 m2; phòng lưu bệnh nhân diện tích
tối thiểu 08 m2 và bằng hoặc lớn hơn 04
m2/người điều trị) thì số địa phương đáp
ứng được các tiêu chí trên là không nhiều.
Trong khi đó, số người nghiện ma túy không
có “nơi cư trú ổn định” chiếm số lượng rất
lớn. Đơn cử, theo thống kê, tại thành phố Hồ
Chí Minh, sau 05 tháng triển khai thi hành
biện pháp đưa vào cơ sở CNBB, có 1.974
đối tượng bị áp dụng biện pháp này, trong
đó chỉ có 30% số người nghiện có thông tin,
56
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
12 “Gần 3.200 người nghiện ở Sài Gòn được đưa vào trung tâm”, VnExpress.net, ngày 8/5/2015.
13 “Không đưa được người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện vì “vướng” quá nhiều thủ tục”, Báo Bình Dương, ngày
29/10/2014.
hồ sơ rõ ràng về nơi cư trú. Số người nghiện
còn lại chiếm đến 70% thì không có “nơi cư
trú ổn định” (53% hộ khẩu tỉnh, 17% hộ
khẩu thành phố nhưng bỏ nhà sống lang
thang)12. Tương tự, tại Bình Dương, theo
điều tra thống kê ở 91 xã, phường, thị trấn,
đến nay có trên 2.300 đối tượng nghiện đang
được địa phương lập danh sách theo dõi,
quản lý. Trong số đó có đến trên 60% đối
tượng là người ngoài tỉnh, không có “nơi cư
trú ổn định”13.
Khi ban hành một văn bản quy phạm
pháp luật thì phải xem xét đến tính khả thi
của văn bản. Văn bản cần phải phù hợp với
điều kiện kinh tế cụ thể. Nếu văn bản đưa ra
những quy định mà khả năng nguồn tài
chính không thể đảm đương được hoặc chỉ
đảm bảo được một phần thì cũng không thể
triển khai thực hiện có hiệu quả. Với những
phân tích vừa nêu thì không rõ “tổ chức xã
hội” nào có đủ điều kiện về cơ sở vật chất,
nhân sự, kinh phí để thực hiện công việc
trên. Nếu câu hỏi này không được trả lời cụ
thể thì rõ ràng luật chưa đi vào cuộc sống,
luật ban hành ra nhưng thiếu tính khả thi.
2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của
pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc
Thứ nhất, sửa đổi tiêu chí “nơi cư tru ́ổn
định” trong Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.
Theo đó, “nơi cư tru ́ổn định” cần được xác
định theo tinh thần của Luật Cư trú. Theo
chúng tôi, Luật Cư trú là văn bản có giá trị
pháp lý cao nhất điều chỉnh về vấn đề cư trú
của công dân nên mọi quy định liên quan đến
cư trú trong các văn bản pháp luật khác cần
phải được chuẩn hóa theo Luật Cư trú. Hơn
nữa, Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng
quy định: “Nơi cư trú của cá nhân là nơi
người đó thường xuyên sinh sống. Trường
hợp không xác định được nơi cư trú của cá
nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống”.
Như vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng căn
cứ vào tiêu chí là “nơi thường xuyên sinh
sống” để xác định nơi cư trú của công dân.
Do đó, theo chúng tôi, khoản 1 Điều 2 Nghị
định số 221/2013/NĐ-CP cần sửa đổi như
sau: “Nơi cư trú ổn định là nơi người vi
phạm thường trú hoặc tạm trú, trường hợp
chưa thực hiện đăng ký thường trú hoặc đăng
ký tạm trú thì nơi cư trú là nơi người đó đang
sinh sống theo xác nhận của công an xã,
phường, thị trấn, nhưng phải là nơi người đó
hiện đang thường xuyên sinh sống”.
Thứ hai, Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
cần có sự giải thích rõ ràng thế nào là
“thường xuyên sinh sống” để việc xác định
điều kiện “cư trú ổn định” thật sự khách
quan và thống nhất. Theo chúng tôi, có thể
quy định như sau: “Nơi người nghiện ma túy
thường xuyên sinh sống là nơi người đó đã
cư trú liên tục từ sáu tháng trở lên tính đến
thời điểm bị phát hiện sử dụng chất ma túy”.
Theo chúng tôi, quy định “cư trú liên tục từ
sáu tháng trở lên” là hợp lý và phù hợp với
tinh thần của Luật Cư trú. Cụ thể, khoản 5
Điều 30 Luật Cư trú quy định: “Trường hợp
người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh
sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu
tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm
trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xóa
tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú”. Mặc
dù Luật Cư trú không giải thích cụ thể thế
nào là “thường xuyên sinh sống” nhưng
thông qua quy định này có thể thấy Luật Cư
trú đã gián tiếp thừa nhận tiêu chí để coi một
người “thường xuyên sinh sống” tại một nơi
nào đó là họ đã sinh sống tại nơi đó từ sáu
tháng trở lên.
57
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
14 “Cai nghiện cho người nghiện có hộ khẩu TP. Hồ Chí Minh: “Ăn đong” chính sách”, Sài Gòn giải phóng online, ngày
10/05/2016.
15 Điều 5 Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 6/9/2014 của UBND TP. Đà Nẵng ban hành quy chế phối hợp lập hồ sơ và
tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng quy định: “Cơ sở quản lý người nghiện không có nơi cư trú
ổn định trong thời gian chờ lập hồ sơ đưa vào cơ sở CNBB do UBND thành phố quyết định thành lập. Cơ sở quản lý được
đặt tại thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng”.
16 Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ từng phát biểu: “Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cấp trên có ý
kiến thì tôi sẽ thay mặt lãnh đạo Thành phố nhận trách nhiệm và sẽ chỉ đạo điều chỉnh. Còn nếu cấp trên thấy đúng thì
Thành phố tiếp tục làm”. Xem thêm bài viết: Đà Nẵng “vượt rào” đưa người đi cai nghiện, Báo Thanh niên ngày 2/11/2014.
Thứ ba, Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
cần loại bỏ mâu thuẫn trong thủ tục đưa
người đã có quyết định vào cơ sở CNBB
trong trường hợp người bị áp dụng biện
pháp này không có nơi cư trú ổn định. Trong
trường hợp này, khi tổ chức đưa vào cơ sở
CNBB, việc chứng kiến sẽ được thực hiện
bởi đại diện UBND cấp xã và tổ trưởng tổ
dân phố, trưởng thôn, ấp, bản hoặc tương
đương nơi người phải chấp hành quyết định
bị phát hiện vi phạm. Từ đó, khoản 2 Điều
15 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP cần được
sửa đổi như sau: “Việc đưa người chấp hành
quyết định vào cơ sở CNBB phải được lập
thành biên bản, có sự chứng kiến của đại
diện UBND cấp xã và tổ trưởng tổ dân phố,
trưởng thôn, ấp, bản hoặc tương đương nơi
người phải chấp hành quyết định cư trú đối
với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3
Nghị định này hoặc nơi xảy ra vi phạm đối
với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3
Nghị định này. Biên bản được lập thành 03
bản, một bản gửi Tòa án nhân dân nơi ra
quyết định, một bản gửi cơ quan lập hồ sơ và
một bản lưu tại cơ quan công an cấp huyện
theo quy định của pháp luật về lưu trữ”.
Thứ tư, sửa đổi Điều 9 Nghị định số
211/2013/NĐ-CP theo hướng bỏ loại giấy tờ
mang tính bắt buộc trong hồ sơ đưa người
nghiện ma túy vào cơ sở CNBB là “giấy xác
nhận hết thời gian cai nghiện tại gia đình
hoặc tại cộng đồng của Chủ tịch UBND cấp
xã”. Theo đó, nên quy định mang tính tùy
nghi là “giấy xác nhận hết thời gian cai
nghiện tại gia đình hoặc tại cộng đồng của
Chủ tịch UBND cấp xã” chỉ áp dụng đối với
người đã từng tham gia chương trình cai
nghiện ma túy tại gia đình hoặc tại cộng
đồng nhưng vẫn còn nghiện. Đối với người
không tham gia chương trình cai nghiện ma
túy tại gia đình hoặc tại cộng đồng thì không
bắt buộc phải có loại giấy tờ này.
Thứ năm, sửa đổi Nghị định số
211/2013/NĐ-CP theo hướng giảm bớt các
điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự, kinh
phí đối với tổ chức xã hội quản lý người
nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định
trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở CNBB. Với các điều
kiện “chót vót” như hiện nay thì đây là điều
không khả thi. Thậm chí đối với những
thành phố giàu tiềm lực như thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Đà Nẵng thì cũng
không có tổ chức nào ở cấp xã đáp ứng được
yêu cầu trên14. Trên thực tế, thành phố Đà
Nẵng đã chủ động tự “cởi trói” cho mình
bằng cách “xé rào”, tự đặt ra các quy định
riêng trong việc đưa người nghiện ma túy
không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở
CNBB15 dẫu biết rằng việc làm này ít nhiều
vi phạm tính thượng tôn pháp luật16. Do đó,
sửa đổi Nghị định số 211/2013/NĐ-CP là
vấn đề cấp thiết. Ngoài ra, các bộ, ngành liên
quan (như Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Công
an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội) cần sớm ban hành văn bản quy
định cụ thể tổ chức xã hội nào sẽ đứng ra
thực hiện công việc này? Nếu thành lập mới
cần điều kiện pháp lý như thế nào? Kinh phí
hỗ trợ cho tổ chức xã hội hoạt động như thế
nào? Một khi những câu hỏi này chưa được
trả lời cụ thể thì quy định nhân văn trên chưa
có cơ chế thực thi trong cuộc sống n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_bat_cap_trong_cac_quy_dinh_ve_bien_phap_dua_vao_co_so.pdf