Định hướng cải cách các quy định về
tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật
Dân sự 2005
1. Có lẽ, xây dựng lại BLDS thay thế
BLDS 2005 là mong muốn lớn của nhiều luật
gia Việt Nam hiện nay. Vì vậy, trước hết cần
xây dựng mô hình BLDS mà tại đó phải phân
loại và mô tả đầy đủ các vật quyền, có nghĩa
là mô tả quan hệ giữa người và vật phát sinh
một cách khách quan. Từ xưa tới nay người
ta xem các vật quyền là phạm vi truyền thống
của luật tài
sản. Do đó
không thể
lảng tránh
câu chuyện
này. Kinh
n g h i ệ m
Trung Quốc
cho thấy, các
vật quyền
(ngoài quyền
sở hữu) hiện
nay được
xem xét trực
diện trong
Đạo luật về
tài sản mới
ban hành
2007. Tuy
nhiên, trong việc xây dựng mô hình BLDS
phải lựa chọn được một chủ thuyết về pháp
điển hóa luật dân sự mà trong đó có chủ
thuyết về luật tài sản.
2. Trong mô hình BLDS tương lai cần
tính đến việc thay đổi tận gốc quan niệm
về quyền sở hữu và tách quyền chiếm hữu
ra khỏi nội dung của quyền sở hữu cho phù
hợp với giao lưu dân sự và kinh tế, thương
mại ngày nay. Gắn với chúng là việc thiết
lập quy chế cho ba loại tài sản: tài sản
chung, tài sản công và tài sản tư, trong đó
tài sản công do nhà nước đại diện chủ sở
hữu, còn tài sản chung có quy chế bảo vệ và
khai thác thích hợp.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của bộ luật dân sự 2005 và định hướng cải cách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 22(159) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 21112009
NHỮNG BẤT CẬP VỀ KHÁI NIỆM TÀI SẢN,
PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005
VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH
1. Nhìn lại quan niệm về tài sản của Bộ
luật Dân sự 2005
Điều 163, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005
giải nghĩa: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản”. Có lẽ, đây là
một giải nghĩa tài sản đặc biệt nhất đã từng
được biết đến, bởi khó có thể tìm được một
giải nghĩa tài sản tương tự ở trong các quyển
từ điển thuật ngữ pháp luật và ở các BLDS
của các nước trên thế giới, mặc dù con người
không thể sống mà không có tài sản và pháp
luật nói chung thì đã chú ý tới câu chuyện
này từ nhiều thiên niên kỷ. Giải nghĩa này kế
thừa có phát triển giải nghĩa tài sản tại Điều
172, BLDS năm 1995. Thế nhưng, chưa từng
một lần những người “có trách nhiệm” giải
thích cho giới luật học hiểu tính đúng đắn
của những giải nghĩa như vậy. Tất nhiên quy
định thì dễ, nhưng giải thích cho tính đúng
đắn của quy định thì bao giờ cũng khó.
Gắn trực tiếp với Điều 163, có một số
điều luật thể hiện rõ quan niệm của nhà làm
luật về tài sản, như Điều 164, Điều 173,
Điều 174, Điều 181... của BLDS 2005. Qua
giải nghĩa khái niệm tài sản tại Điều 163 và
các điều luật này của BLDS 2005, có thể
rút ra mấy nhận xét sơ bộ như sau: thứ nhất,
giải nghĩa được đưa ra theo kiểu liệt kê các
loại tài sản, chứ không xác định phạm vi
dứt khoát của tài sản; thứ hai, các quy định
tiếp đó tại “Chương XI- Phân loại tài sản”
(các Điều từ 174 đến 181) diễn giải cụ thể
các loại tài sản được nêu ra trong giải nghĩa
Tài sản là một khái niệm quen thuộc đối với bất kỳ ai, bởi đơn giản tài sản là công cụ của đời sống con
người. Tuy nhiên, quan niệm pháp lý và quan niệm đời thường về tài sản lại có đôi chút khác biệt. Về mặt pháp
lý, nhận thức đúng về tài sản và phân loại tài sản có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập các quy định pháp
luật và giải quyết các tranh chấp pháp lý. Nhưng ngay Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam cũng đã diễn đạt khác
nhiều so với quan niệm của thế giới về khái niệm tài sản và phân loại tài sản. Hệ quả là nhiều quy chế pháp lý
liên quan tới tài sản đã không thỏa đáng về mặt khoa học và thực tiễn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới giao lưu
dân sự và phát triển kinh tế, thương mại.
(*) TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
NGô HUY CƯƠNG (*)
22 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(159) 112009
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
này không đề cập gì tới tiền và giấy tờ có
giá; thứ ba, Điều 173, Điều 181 và toàn bộ
các quy định của BLDS 2005 không diễn
giải một cách có thể hiểu được phạm vi của
quyền tài sản; thứ tư, quyền sở hữu được
quy định dường như tách biệt với tài sản
tại Điều 164 và Điều 174, BLDS 2005, có
nghĩa là khái niệm tài sản dường như không
bao trùm quyền sở hữu, trong khi vẫn quy
định các vấn đề chuyển dịch tài sản gắn với
quyền sở hữu tại rất nhiều các quy định.
Để phân tích những điểm phù hợp và bất
cập trong quan niệm của nhà làm luật Việt
Nam hiện nay về tài sản và lý giải cho các
nhận xét sơ bộ trên, có lẽ cần khảo sát quan
niệm về tài sản của pháp luật các nước.
Lần tới BLDS Liên bang Nga 1994 (có
lẽ là một tài liệu tham khảo quan trọng của
những nhà làm luật Việt Nam trong hai thập
kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước, khi đang xây
dựng BLDS 1995), người ta thấy khó khăn
trong việc tìm ra một giải nghĩa riêng về tài
sản tại đó. Tuy nhiên để xác định các đối
tượng chung của các quyền dân sự, Bộ luật
này quy định:
“Điều 128. Các loại đối tượng của các
quyền dân sự
Thuộc về đối tượng của các quyền dân sự
phải được nhắc đến là vật, trong số đó bao
gồm tiền và giấy tờ có giá và cũng bao gồm
các loại tài sản khác, như các quyền tài sản;
công việc và dịch vụ; thông tin; kết quả của
hoạt động trí tuệ, bao gồm quyền loại trừ đối
với chúng (quyền sở hữu trí tuệ); những giá
trị phi vật chất”.
Có lẽ nhà làm luật Việt Nam đã chắt lọc
từ điều luật này được bốn loại tài sản để đưa
vào Điều 172, BLDS 1995 (đây chỉ là phỏng
đoán), sau đó kế thừa và phát triển thành
Điều 163, BLDS 2005? Nhưng xem ra, có
sự khác biệt căn bản giữa Điều 163, BLDS
2005 với Điều 128, BLDS Liên bang Nga.
Dựa trên nền tảng phân loại tài sản của Luật
La Mã và có cập nhật các vấn đề mới phát
sinh trong đời sống dân sự hiện nay, Điều
128, BLDS Liên bang Nga đã phân chia tài
sản thành hai loại căn bản là tài sản hữu hình
và tài sản vô hình. Trong khi đó, Điều 163,
BLDS 2005 không xác định rõ tiền và giấy
tờ có giá thuộc về tài sản vô hình hay tài sản
hữu hình nhưng vẫn cứ liệt kê. Lưu ý rằng, tài
sản hữu hình liên quan tới vật, còn tài sản vô
hình liên quan tới các quyền. Tuy nhiên Điều
128, BLDS Liên bang Nga cũng không xác
định phạm vi dứt khoát của tài sản và chỉ liệt
kê các loại tài sản nói riêng và các đối tượng
của các quyền dân sự nói chung. Việc không
xác định được phạm vi dứt khoát của tài sản
sẽ được nói tới dưới đây.
Không đưa ra một định nghĩa về khái niệm
tài sản, BLDS của Tiểu bang Louisiana (Hoa
Kỳ) đã dựa vào phân loại tài sản để xác định
khái niệm tài sản như sau:
“Điều 448. Phân loại tài sản
Tài sản được phân chia thành tài sản
chung, tài sản công và tài sản tư; tài sản hữu
hình và tài sản vô hình; và động sản và bất
động sản”.
Điều luật này đã phân loại tài sản theo
ba cách dựa trên các căn cứ khác nhau: Thứ
nhất, căn cứ vào chủ sở hữu, tài sản được
chia thành tài sản chung, tài sản công và tài
sản tư; thứ hai, căn cứ vào việc có hay không
có đặc tính vật lý, tài sản được chia thành tài
sản hữu hình và tài sản vô hình; thứ ba, căn
cứ vào đặc tính di dời hay không di dời được
của tài sản hữu hình và các quyền được thiết
lập trên đó hay không được thiết lập trên đó,
tài sản được chia thành động sản và bất động
sản. Mỗi phân loại tài sản như vậy có các quy
chế pháp lý tương ứng.
BLDS Québec (Canada) đưa ra một định
nghĩa khái niệm tài sản cũng dựa trên các
phân loại tài sản như sau:
“Điều 899. Tài sản, dù hữu hình hay vô
hình, được phân chia thành bất động sản và
động sản”.
Chúng ta cũng bắt gặp các định nghĩa
tài sản tương tự của các luật gia thuộc
Common Law. Chẳng hạn Deluxe Back’s
Số 22(159) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 23112009
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Law Dictionary giải nghĩa: Tài sản là một từ
được sử dụng chung để chỉ mọi thứ là đối
tượng của quyền sở hữu, hoặc hữu hình hoặc
vô hình, hoặc bất động sản hoặc động sản. Ta
cũng có thể bắt gặp cách định nghĩa tài sản
khác mà các luật gia Common Law thường
sử dụng, như: “Theo định nghĩa rộng về tài
sản như một mớ quyền (a bundle of rights),
tài sản là bất kể những gì có khả năng sở hữu,
hoặc bởi cá nhân, tập thể hoặc cho lợi ích
của người khác”1. Các định nghĩa như vậy về
tài sản thường nhấn mạnh tới tài sản là một
mớ quyền được thiết lập trên vật có hiệu lực
chống lại những người khác2. Tại đây, người
ta thể hiện quan niệm tài sản là các mối quan
hệ giữa người với người liên quan tới vật, hơn
là nhấn mạnh tới vật có đặc tính vật lý hay
vật chất liệu như BLDS 2005. Tuy nhiên có
thể nói đây là cách định nghĩa khai thác vào
bản chất của tài sản, nghiêng hơn về giác độ
nghiên cứu, có thể có những khó khăn nhất
định khi đưa vào văn bản quy phạm pháp
luật. Cho nên cách định nghĩa theo kiểu liệt
kê các phân loại tài sản cơ bản thích hợp hơn
đối với xây dựng văn bản. Tuy nhiên, khi cần
phân loại các vật quyền thì không thể không
tham khảo tới cách thức định nghĩa này.
Qua việc khảo sát các định nghĩa tài sản
ở trên, có thể thấy: (1) Các định nghĩa đều
sử dụng cách thức liệt kê các phân loại tài
sản mà không đưa ra một phạm vi cụ thể của
tài sản; (2) tài sản là đối tượng của quyền sở
hữu; và (3) tài sản được phân chia thành bốn
phân loại lớn là bất động sản hữu hình và
động sản hữu hình, bất động sản vô hình và
động sản vô hình.
Có thể hiểu tài sản là một khái niệm động
và phụ thuộc vào giá trị kinh tế của nó bởi
tài sản là công cụ của đời sống con người.
Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau
của xã hội loài người, tài sản có một phạm
vi khác nhau, nhưng đều là công cụ đáp ứng
các nhu cầu sống của con người. Vì vậy nó
được nhận thức không mấy khác nhau ở các
hệ thống pháp luật bởi con người rất nhạy
bén với sự đáp ứng nhu cầu của mình. Tuy
(1) Robert W. Emerson, John W. Hardwick, Business Law, Barron’s educational series Inc., USA, 1997, p. 408.
(2) John G. Sprankling, Understanding Property Law, Lexis Nexis, New York, 2000, p.2; Bruce Ziff, Principles of Prop.
24 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(159) 112009
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
nhiên, người ta chỉ có thể nhận thức đầy đủ
về nó qua phân loại.
Chưa cần luận giải sâu vào các phân
loại tài sản cụ thể thì đã có thể thấy ngay:
không có sự phân loại thì sẽ không thể hiểu
được khái niệm tài sản. Và khó có thể thiết
lập được các quy chế cụ thể cho việc điều
tiết các hành vi pháp lý. Chẳng hạn, pháp
luật điều tiết các hành vi mua bán hàng hóa
(goods) của hầu hết các nền tài phán, trừ Việt
Nam3, thường xác định hàng hóa là động sản
hữu hình để xác lập cho các hành vi mua bán
hàng hóa một quy chế khác với quy chế mua
bán bất động sản, quy chế mua bán chứng
khoán hay các động sản vô hình khác
Luật La Mã phân chia tài sản thành vật
chất liệu và tài sản phi chất liệu - đó là các
quyền. Và bản thân các quyền này được phân
chia thành hai loại là các quyền thiết lập trên
vật chất liệu (rights in rem) và các quyền có
giá trị kinh tế đối với người khác (rights in
personam). Bản thân vật chất liệu cũng được
phân chia thành hai loại là bất động sản và
động sản. Việc phân chia vật thành bất động
sản và động sản dẫn tới nhiều hệ quả pháp lý
khác nhau. Chẳng hạn, các vật quyền được
phân biệt thành hai loại: có loại chỉ thiết lập
trên bất động sản và có loại thiết lập trên cả
bất động sản và động sản. Các quyền thiết
lập trên bất động sản và các quyền được thiết
lập trên động sản có sự khác nhau về chi tiết,
ví dụ: chủ nợ dễ dàng sai áp và bán động
sản để lấy nợ hơn đối với bất động sản; hệ
thống đăng ký bất động sản dễ dàng được
thiết lập hơn so với đăng ký động sản, đặc
biệt đối với các quyền mà không bao gồm
việc chiếm hữu tài sản.
Ngày nay, với sự xuất hiện nhiều loại tài
sản mới như: chứng khoán, sở hữu trí tuệ v.v..
thì chủ nghĩa vật chất liệu trong luật tài sản
đã được xem xét lại. Tuy nhiên vẫn có nhiều
nền tài phán đã mượn chủ nghĩa vật chất liệu
trong luật tài sản để áp đặt cho một số loại
tài sản. Có quan niệm chất liệu hoá tài sản vô
hình, chẳng hạn: mặc dù có sự tách bạch giữa
quyền với hình thức vật chất (giấy tờ) chứng
minh nó như trong trường hợp đối với cổ
phần hoặc trái phiếu, nhưng quan niệm này
vẫn gộp quyền vào các giấy tờ chứng minh
sự tồn tại của nó4.
Quyền sở hữu trí tuệ thường được phân
biệt thành một loại quyền riêng biệt phụ thuộc
vào pháp luật. Nó không phải là quyền đối
vật và cũng không phải là quyền đối nhân.
TS. Nguyễn Ngọc Điện nhấn mạnh rằng đây
là một quyền vô hình tuyệt đối5.
Vì vậy qua các luận giải này, có thể hiểu
được tại sao Điều 128, BLDS Liên bang Nga
đã phân chia tài sản thành hai loại căn bản là
tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Và trong
đó xếp tiền và giấy tờ có giá vào tài sản hữu
hình, còn phân biệt sở hữu trí tuệ thành một
loại tài sản riêng biệt. Các điều luật sau đó
cùng chương của Bộ luật này diễn giải cụ thể
hơn các phân loại tài sản, nhưng đặt trọng
tâm vào chủ nghĩa vật chất liệu. Vì đã lựa
chọn pháp điển hóa theo hướng hợp nhất luật
dân sự và luật thương mại, nên nhiều tài sản
đặc biệt trong thương mại cũng được Bộ luật
này xếp vào các phân loại. Đặc biệt, Bộ luật
này đã thể hiện chính sách quan hệ quốc tế
trong việc lãnh thổ hóa tàu bay, tàu biển, tàu
thủy nội địa và tàu vũ trụ. Tuy quan niệm này
cần được nhìn nhận nghiêm túc khi nghiên
cứu, nhưng Bộ luật này cho ta thấy một kinh
nghiệm là, từng quy định cần phải có một
ý đồ được dẫn dắt bởi một chủ thuyết, chứ
không thể là một sự sao chép đơn thuần.
Tóm lại, phân loại tài sản là một nhu cầu
khách quan, là linh hồn của khái niệm tài sản
và là kỹ thuật pháp lý quan trọng của luật dân
sự nói chung và luật tài sản nói riêng.
(3) Luật Thương mại 2005 của Việt Nam đã xem hầu hết các loại tài sản là hàng hóa, kể cả bất động sản và các tài sản vô hình (xem
định nghĩa hàng hóa của đạo luật này).
4) John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law- An Introduction to Quebec Private Law, Emond Montgomery Publica-
tions Limited, Toronto, Canada, 1993, pp. 274- 275.
(5) Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1999, tr. 70.
Số 22(159) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 25112009
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
2. Nhìn lại quan niệm về quyền sở hữu và
quan niệm về các vật quyền của Bộ luật
Dân sự 2005
2.1. Quan niệm về quyền sở hữu
Gắn liền với tài sản là quyền sở hữu. Do
đó, khi nói tới tài sản không thể không nói
về quyền sở hữu. Một trong các vấn đề quan
trọng của quyền sở hữu là tính chất và phạm
vi hay nội dung của nó.
BLDS 2005 quy định:
“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
tài sản của chủ sở hữu theo quy định của
pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ
thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”
(Điều 164).
Định nghĩa này không chỉ cho biết quan
niệm về quyền sở hữu, mà còn cho thấy quan
niệm về chủ sở hữu của pháp luật Việt Nam
hiện nay. Trước hết, cần phân tích một số ảnh
hưởng của quan niệm này về quyền sở hữu
tới các quy định pháp luật khác về giao dịch
pháp lý.
BLDS 2005 có đưa ra định nghĩa: “Hợp
đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài
sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua
có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên
bán” (Điều 428). Trong khi đó Luật Thương
mại 2005 định nghĩa: “Mua bán hàng hóa là
hoạt động thương mại, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu
hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán;
bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán,
nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo
thỏa thuận” (Điều 3, khoản 8). Đều là định
nghĩa về hợp đồng mua bán, nhưng hai định
nghĩa kể trên có sự khác biệt lớn về một vấn
đề pháp lý quan trọng. Đó là: định nghĩa của
BLDS 2005 không hề đề cập tới nghĩa vụ của
người bán chuyển giao quyền sở hữu tài sản
cho người mua mà chỉ đề cập tới nghĩa vụ
của người bán “giao tài sản” cho người mua;
trong khi định nghĩa của Luật Thương mại
2005 đề cập tới nghĩa vụ của người bán giao
hàng hóa và chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho người mua. Câu chuyện này cần được
luận giải cẩn trọng, bởi nó không chỉ là sự
không nhất quán đơn thuần của hệ thống
pháp luật, mà còn liên quan tới quan niệm về
quyền sở hữu.
Có ý kiến cho rằng định nghĩa nói trên
của BLDS 2005 là định nghĩa về mua bán
tài sản chứ không phải là định nghĩa về mua
bán hàng hóa, nên có sự khác biệt. Hiểu đơn
giản rằng hàng hóa cũng là tài sản, nhưng
là một khái niệm hẹp hơn và được sử dụng
trong luật thương mại. Hợp đồng mua bán
tài sản và hợp đồng mua bán hàng hóa có thể
khác nhau về đối tượng (cứ cho là thế), song
không thể khác nhau về bản chất mua bán.
Có sự bênh vực khác nói rằng cụm từ “giao
tài sản” có nghĩa rộng bao hàm cả chuyển
giao quyền sở hữu đối với tài sản. Sự bênh
vực này khó chấp nhận được bởi tại Điều
463 và Điều 465, BLDS 2005 có các định
nghĩa như sau: “Hợp đồng trao đổi tài sản
là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các
bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối
với tài sản cho nhau” và “Hợp đồng tặng cho
tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên tặng cho giao tài sản của mình và
chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho
mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng
cho đồng ý nhận”. Hợp đồng trao đổi tài sản
khác biệt với hợp đồng mua bán ở chỗ thay vì
nhận một khoản tiền khi chuyển giao quyền
sở hữu tài sản, người chuyển giao nhận một
tài sản khác. Còn đối với hợp đồng tặng cho
thì thay vì nhận một lợi ích khi chuyển giao
quyền sở hữu một tài sản, người chuyển giao
không nhận gì. Vậy là trong hai loại hợp
đồng này nhà làm luật Việt Nam đã đề cập
đầy đủ việc giao tài sản và chuyển quyền sở
hữu tài sản và đã phân biệt dứt khoát giữa
“giao tài sản” và “chuyển quyền sở hữu tài
sản”. Bản thân BLDS 2005, ngay sau định
nghĩa hợp đồng mua bán, có quy định: nếu
26 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(159) 112009
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
đối tượng của hợp đồng mua bán là vật thì
vật phải được xác định rõ, còn nếu đối tượng
của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì
phải có giấy tờ hoặc bằng chứng khác chứng
minh quyền đó thuộc sở hữu của người bán
(Điều 429) và thời điểm chuyển giao quyền
sở hữu tài sản mua bán là thời điểm giao tài
sản. Điều đó có nghĩa là, nhà làm luật đã
biết là cần phải chuyển quyền sở hữu tài sản
trong mua bán và phân biệt với giao tài sản.
Thế nhưng trong khi định nghĩa hợp đồng
mua bán tài sản thì nhà làm luật lại quên mất
vấn đề này hay nhà làm luật thể hiện quan
niệm về quyền sở hữu được nêu trong Điều
164, BLDS 2005?
Định nghĩa khiếm khuyết này nếu không
được giải thích kỹ lưỡng theo logic của cả
Chương XVIII, Mục 1 của BLDS 2005 thì
khó thấy được đặc trưng quan trọng của hợp
đồng mua bán là việc bên bán có nghĩa vụ
chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên
mua, còn bên mua phải trả giá cho việc nhận
được quyền sở hữu tài sản đó. Nhược điểm
thứ hai của định nghĩa này là vấn đề giao tài
sản mua bán. Trong nhiều trường hợp mua
bán, bên bán chuyển giao quyền sở hữu tài
sản cho bên mua, còn giao tài sản (với tính
cách là vật) cho người khác. Ví dụ: Trong
thuê tài chính, người cho thuê mua thiết bị
từ người bán theo yêu cầu của người thuê,
có nghĩa là người bán trong trường hợp này
nhận tiền từ người cho thuê và chuyển giao
quyền sở hữu thiết bị cho người cho thuê,
nhưng giao thiết bị cho người thuê.
Có thể còn có ý kiến bênh vực cho định
nghĩa hợp đồng mua bán của BLDS 2005
bằng cách viện dẫn định nghĩa hợp đồng
mua bán tại Điều 1582 của BLDS Pháp bởi
định nghĩa này cũng chỉ nói tới vấn đề giao
vật mà không nói tới việc chuyển giao quyền
sở hữu. Điều luật này định nghĩa: “Hợp đồng
mua bán là sự thỏa thuận theo đó một bên có
nghĩa vụ giao một vật và người kia có nghĩa
vụ trả tiền cho vật ấy”. Nhưng sau ngay định
nghĩa này, Điều 1583, BLDS Pháp khẳng
định: “Việc mua bán được hoàn thành khi
quyền sở hữu vật đương nhiên chuyển sang
cho người mua sau khi đã thỏa thuận về vật
bán và giá cả, tuy rằng vật chưa được giao và
tiền chưa được trả”.
Pháp luật Anh quan niệm hợp đồng mua
bán hàng hóa là “Một hợp đồng mà bởi nó
người bán chuyển giao hoặc đồng ý chuyển
giao quyền sở hữu hàng hóa (the property
in goods) cho người mua để nhận lại một
khoản đối ứng bằng tiền mà được gọi là giá”.
Trong định nghĩa này có đôi điều cần phải
giải thích. Thuật ngữ property của người
Anh (mà người Việt thường dịch ra tiếng
Việt là tài sản) có nhiều nghĩa. Tác giả H.
R. Light giải thích: Khi một người nói về tài
sản (property) của mình, thì hẳn trong đầu
anh ta nghĩ tới đất đai, hàng hóa và chứng
khoán mà anh ta có và đang kiểm soát chúng;
nhưng khi chúng ta nói một người có tài sản
trên một vật (the property in a thing), thì có
nghĩa là anh ta có toàn quyền sở hữu (the full
rights of ownership) để phân biệt với việc
chỉ có quyền chiếm hữu (possession) với vật
đó. Ông còn nhấn mạnh, việc phân biệt giữa
quyền sở hữu và quyền chiếm hữu là vấn đề
quan trọng. Sự phân biệt này được ông lược
giảng giống với quan niệm của truyền thống
Civil Law rằng, quyền chiếm hữu là vấn đề
thực tế, còn quyền sở hữu là vấn đề thiết yếu
của pháp luật6. (Có thể vì chưa hiểu tường
tận lắm về thuật ngữ property này, nên có tác
giả Việt Nam phê bình rằng, người Việt hiện
nay gọi “intellectual property” là sở hữu trí
tuệ là không đúng, mà cần phải gọi là “tài sản
trí tuệ”7).
Vì nhận thức rằng quyền sở hữu đã
được chuyển từ người bán sang người mua,
trong khi hàng hóa vẫn có thể thuộc chiếm
hữu của người bán, nên trong vụ Tarling v.
Baxter (1827) tòa án Anh đã ra phán quyết
(6) H. R. Light, The Legal Aspects of Business and General Principles of Law, Sir Isaac Pitman & sons LTD, London, 1967, p. 30.
(7) Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr. 181- 182
Số 22(159) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 27112009
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển từ
Baxter sang Tarling, nên Tarling phải gánh
chịu tổn thất đối với hàng hóa. Vụ án này
có các tình tiết như sau: Nguyên đơn và bị
đơn thỏa thuận mua bán đống cỏ khô vào
ngày 01 tháng 12; Việc trả tiền cho đống
cỏ được thực hiện vào ngày 01 tháng 01
năm sau; Hai bên thỏa thuận rằng vẫn để
đống cỏ tại ruộng của bị đơn cho tới ngày
01 tháng 05 mặc dù đã trả tiền; Trước ngày
01 tháng 05, đống cỏ bị cháy; Nguyên đơn
đòi bồi thường8.
Giảng giải về Common Law, J. E. Smyth,
D. A. Soberman, J. H. Telfer và R. Johanson
nói: một hệ thống pháp luật phức tạp có sự
phân biệt giữa hai khái niệm quyền chiếm
hữu và quyền sở hữu mà hai quyền này trong
các xã hội sơ khai xem là hòa trộn dựa trên
sức mạnh vật lý của sự chiếm hữu. Các luật
gia này cho biết sự phân biệt giữa quyền sở
hữu và quyền chiếm hữu là vấn đề pháp lý
được ghi nhận trong pháp luật Anh9.
Các nước theo truyền thống Civil Law
quan niệm quyền sở hữu bao gồm quyền
sử dụng, quyền thu lợi và quyền định đoạt.
Chẳng hạn: Điều 206, BLDS Nhật Bản quy
định: “Chủ sở hữu có quyền, phụ thuộc vào
các giới hạn của luật và các sắc lệnh, tự do
sử dụng, thu lợi và định đoạt tài sản thuộc sở
hữu của mình”; Điều 544, BLDS Pháp quy
định: “Quyền sở hữu là quyền hưởng dụng
và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối, miễn
là không sử dụng tài sản vào việc pháp luật
cấm”; Điều thứ 462, BLDS Bắc Kỳ 1931
cũng có quy định tương tự; Điều 348, BLDS
Tây Ban Nha quy định: “Quyền sở hữu là
quyền hưởng dụng và quyền định đoạt tài
sản mà không có giới hạn nào khác hơn giới
hạn được thiết lập bởi luật”. Quan niệm về
nội dung của quyền sở hữu như vậy thừa
hưởng từ nội dung của quyền sở hữu theo
Luật La Mã, bao gồm: (1) Usus (sử dụng
vật), có nghĩa là thu được lợi ích một cách
đơn giản từ việc có vật; (2) Fructus: (thu
nhặt lợi ích từ vật), có nghĩa là thu nhặt bất
kỳ thứ gì có được từ vật do bản chất của
vật mang lại; (3) Abusus (định đoạt vật), có
nghĩa là quyết định số phận của vật về mặt
vật lý và pháp lý.
Việc chiếm hữu một vật chất liệu là cần
thiết để một vật trở thành tài sản. Nhưng
quyền chiếm hữu thường được xem là một
quan hệ thực tế. Vì vậy, Điều 854, khoản 1,
BLDS Đức quy định: “Quyền chiếm hữu
một vật được thủ đắc bởi việc nắm quyền
kiểm soát thực tế đối với vật”.
Quyền sở hữu là một vật quyền mẫu mực
và trở thành trung tâm của luật dân sự, bởi
quyền sở hữu là một quyền lớn nhất thiết lập
trên tài sản thể hiện chủ quyền đối với tài
sản mà không có quyền nào đứng trên nó
và là cơ sở cho tất cả các vật quyền chính
yếu khác. Bản chất của quyền sở hữu là độc
quyền hay quyền loại trừ những người khác.
Vì vậy, quyền loại trừ được xem là xương
sống của quyền sở hữu10 ở tất cả các truyền
thống pháp luật. Quyền này thường được làm
bật lên trong sở hữu trí tuệ. Vì vậy, BLDS
Đức định nghĩa về quyền sở hữu như sau:
“Chủ sở hữu của tài sản có thể, trong chừng
mực không trái với pháp luật hoặc quyền
của những người thứ ba, hành xử với tài sản
theo sự lựa chọn của mình và loại trừ những
người khác từ bất kể một sự can thiệp nào.
Chủ sở hữu của một con vật phải cân nhắc
tới những quy tắc pháp lý đặc biệt về việc
bảo vệ thú vật khi thực hiện quyền sở hữu
của mình” (Điều 903).
Các quy định này không nói tới nội dung
của quyền sở hữu nhưng nhấn mạnh tới
nguyên tắc chủ sở hữu có toàn quyền theo ý
chí của mình đối với tài sản thuộc sở hữu của
mình và quyền loại trừ. Ngoài ra thiết lập
nguyên tắc đặc biệt đối với bảo vệ động vật.
(8) H. R. Light, The Legal Aspects of Business and General Principles of Law, Sir Isaac Pitman & sons LTD, London, 1967, p. 242.
(9) J. E. Smyth, D. A. Soberman, J. H. Telfer, R. Johanson, Australian business law, Prentice- Hall of Australia Pty. Ltd., Australia, 1980
(10) Bruce Ziff, Principles of Property Law, Second Edition, Carswell, 1996, p. 6.
28 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(159) 112009
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
2.2. Quan niệm về các vật quyền khác vật
quyền sở hữu
Điều 173, BLDS 2005 rụt rè đưa ra các
quy định khó hiểu và bất cập sau:
“1. Người không phải là chủ sở hữu chỉ
có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản không thuộc sở hữu của mình theo thỏa
thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo
quy định của pháp luật.
2. Các quyền của người không phải là chủ
sở hữu đối với tài sản bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất;
b) Quyền sử dụng hạn chế bất động sản
liền kề;
c) Các quyền khác theo thỏa thuận hoặc
theo quy định của pháp luật.
3. Việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu
tài sản cho người khác không phải là căn cứ
để chấm dứt các quyền của người không phải
là chủ sở hữu đối với tài sản đó quy định tại
khoản 2 Điều này.
4. Các quyền đối với tài sản của người
không phải là chủ sở hữu được bảo vệ theo
quy định tại Điều 261 của Bộ luật này.
5. Các quyền của người không phải là chủ
sở hữu đối với tài sản phải đăng ký bao gồm
quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế
bất động sản liền kề theo thỏa thuận và các
quyền khác theo quy định của pháp luật”.
Và Điều 261, BLDS 2005 được nói tới ở
điều trên chỉ đề cập tới quyền sử dụng đất và
quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Các Điều luật này thể hiện ý đồ của nhà
làm luật phân chia các vật quyền thành hai
loại là các quyền trên tài sản của mình và
các quyền trên tài sản của người khác. Song
đáng tiếc là hai điều luật này lại không nói
được đầy đủ các vật quyền mà chỉ tập trung
nói tới quyền sử dụng đất và địa dịch theo
nghĩa hẹp. Trong khi đó chẳng biết vô tình
hay hữu ý mà Bộ luật Dân sự 2005 lại đề cập
tới nhiều vật quyền hơn thế. Để thấy rõ các
bất cập của hai điều luật này cần giới thiệu
quan niệm về vật quyền từ trước tới nay trên
thế giới.
Quyền sở hữu là vật quyền thống trị và
làm cơ sở cho việc phân chia và xác định các
vật quyền khác mà các vật quyền này thường
được gọi là các chi phân của quyền sở hữu.
Được gọi là chi phân của quyền sở hữu bởi
chúng là quyền sở hữu bị tiết giảm đi thành
tố nào đó. Các vật quyền này được trao cho
người khác không phải là chủ sở hữu của tài
sản. Vì vậy, khi một vật quyền được tạo lập
thì lập tức xuất hiện hai loại quyền cùng tồn
tại trên một vật - đó là quyền sở hữu của chủ
sở hữu và quyền của người khác trên vật đó,
có nghĩa là chi phân của quyền sở hữu được
thiết lập khi có hai vật quyền cùng tồn tại
trên một đối tượng. Quyền sở hữu còn lại gọi
là quyền sở hữu tối thiểu bởi nó đã bị cắt đi
một phần bởi chi phân của quyền sở hữu. Và
khi chi phân của quyền sở hữu chấm dứt thì
quyền sở hữu lại trọn vẹn.
Vật quyền được thiết lập trên vật cụ thể
đang tồn tại và nói tới mối quan hệ giữa
người với vật, có nghĩa là người có vật quyền
có quyền trực tiếp và tự do tiếp cận vật mà
mình có quyền để thực hiện quyền đó.
Nếu vật quyền không phải là quyền sở
hữu thì chủ sở hữu là người bị động; do đó,
người có vật quyền chịu rủi ro trong phạm
vi quyền mình có. Người có vật quyền có
quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền của
mình chống lại sự xâm phạm của người
khác và được ưu tiên hơn những người thủ
đắc sau với điều kiện đã đăng ký (nếu là bất
động sản)11.
Vì các lẽ trên, BLDS của Tiểu bang
Louisiana có quy định tổng quát như sau:
“Điều 476. Các quyền đối với tài sản
Một người có thể có các quyền khác nhau
đối với tài sản:
1. Quyền sở hữu;
2. Dịch quyền thuộc người (personal
servitudes) và dịch quyền thuộc vật (predial
(11) John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law- An Introduction to Quebec Private Law, Emond Montgomery
Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 283.
Số 22(159) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 29112009
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
servitudes); và
3. Các vật quyền khác theo quy định của
pháp luật”.
Vật quyền còn có thể được chia thành: Vật
quyền chính yếu như quyền sở hữu; và vật
quyền phụ thuộc có chức năng bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ, có đặc điểm là không tồn tại
độc lập mà phụ thuộc vào quyền đối nhân.
Các vật quyền có thể phát sinh bởi ý chí
(hợp đồng, di chúc) và ngoài ý chí (chiếm
giữ, phụ thêm và thủ đắc do thời hiệu).
Tóm lại, BLDS 2005 đã không đưa ra
được quan niệm tài sản dựa trên sự phân loại
thích hợp; quan niệm về quyền sở hữu khác
biệt so với thế giới và không nhìn nhận đầy
đủ các vật quyền - các quyền xuất hiện một
cách khách quan trong đời sống dân sự.
3. Định hướng cải cách các quy định về
tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật
Dân sự 2005
1. Có lẽ, xây dựng lại BLDS thay thế
BLDS 2005 là mong muốn lớn của nhiều luật
gia Việt Nam hiện nay. Vì vậy, trước hết cần
xây dựng mô hình BLDS mà tại đó phải phân
loại và mô tả đầy đủ các vật quyền, có nghĩa
là mô tả quan hệ giữa người và vật phát sinh
một cách khách quan. Từ xưa tới nay người
ta xem các vật quyền là phạm vi truyền thống
của luật tài
sản. Do đó
không thể
lảng tránh
câu chuyện
này. Kinh
n g h i ệ m
Trung Quốc
cho thấy, các
vật quyền
(ngoài quyền
sở hữu) hiện
nay được
xem xét trực
diện trong
Đạo luật về
tài sản mới
ban hành
2007. Tuy
nhiên, trong việc xây dựng mô hình BLDS
phải lựa chọn được một chủ thuyết về pháp
điển hóa luật dân sự mà trong đó có chủ
thuyết về luật tài sản.
2. Trong mô hình BLDS tương lai cần
tính đến việc thay đổi tận gốc quan niệm
về quyền sở hữu và tách quyền chiếm hữu
ra khỏi nội dung của quyền sở hữu cho phù
hợp với giao lưu dân sự và kinh tế, thương
mại ngày nay. Gắn với chúng là việc thiết
lập quy chế cho ba loại tài sản: tài sản
chung, tài sản công và tài sản tư, trong đó
tài sản công do nhà nước đại diện chủ sở
hữu, còn tài sản chung có quy chế bảo vệ và
khai thác thích hợp.
3. Xuất phát từ các thành tố của quyền
sở hữu mà loài người hiện nay thừa hưởng
từ Luật La Mã, nên chia các quyền trên tài
sản của người khác thành dịch quyền thuộc
người bao gồm quyền hưởng dụng (trên cả
động sản và bất động sản), quyền ngụ cư,
quyền sử dụng; và dịch quyền thuộc vật.
“...BLDS 2005 đã không đưa ra được quan niệm tài sản dựa
trên sự phân loại thích hợp; quan niệm về quyền sở hữu khác
biệt so với thế giới và không nhìn nhận đầy đủ các vật quyền - các
quyền xuất hiện một cách khách quan trong đời sống dân sự”.
“...Trước hết cần xây dựng mô hình BLDS mà tại đó, phải
phân loại và mô tả đầy đủ các vật quyền, có nghĩa là mô tả quan hệ
giữa người và vật phát sinh một cách khách quan”...”thay đổi tận
gốc quan niệm về quyền sở hữu và tách quyền chiếm hữu ra khỏi
nội dung của quyền sở hữu cho phù hợp với giao lưu dân sự và
kinh tế, thương mại ngày nay”...”chia các quyền trên tài sản của
người khác thành dịch quyền thuộc người bao gồm quyền hưởng
dụng (trên cả động sản và bất động sản), quyền ngụ cư, quyền sử
dụng; và dịch quyền thuộc vật”...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_bat_cap_ve_khai_niem_tai_san_phan_loai_tai_san_cua_bo.pdf