Để đảm bảo tính bền vững, sự can thiệp vào nguồn cung nên là những hỗ trợ tăng
năng lực cho các tổ chức tài chính chính thức thay vì trợ cấp chi phí hoạt động (bao
gồm cả lãi suất). Các đơn vị và doanh nghiệp tư nhân có liên quan nhất định phải
nắm rõ sự thay đổi trong năng lực của khách hàng ở nông thôn nhờ sự can thiệp vào
nguồn cầu, và hiểu cách hoàn thiện hồ sơ đánh giá rủi ro khách hàng từ dữ liệu và
kiến thức rút ra từ các chương trình can thiệp vào nguồn cầu. Điểm mấu chốt là phải
có sự phối hợp giữa hai loại chương trình – chương trình tập trung vào nguồn cung
và chương trình tập trung vào nguồn cầu.
Ngoài ra, các khung pháp lý về nông nghiệp và tài chính cần xem xét một số rủi ro
có nguy cơ làm giảm cả cung và cầu. Ví dụ, cần nỗ lực sửa đổi khung pháp lý tài chính
để chấp nhận các hình thức thế chấp thay thế có liên quan như hợp đồng mua bán,
tài sản lưu động, vật nuôi và hàng tồn kho nông nghiệp, như một cách để giảm thiểu
rủi ro về dư nợ cho vay. Ngoài ra, nếu các tổ chức tài chính chính thức phải tăng vốn
dự trữ bắt buộc trong khi đang thiếu tài sản thế chấp truyền thống, do đó bỏ qua các
hình thức thế chấp thay thế, thì danh mục đầu tư tài chính ở nông thôn sẽ bị thu hẹp
lại. Việc đảm bảo khuôn khổ rõ ràng cho việc thành lập và phát triển các trung tâm
thông tin tín dụng là một cách quan trọng khác để thúc đẩy thị trường tài chính nông
thôn, vì việc các tổ chức tài chính chính thức thâm nhập vào khu vực nông thôn có
thể dẫn đến việc ở một số địa phương, khách hàng tích lũy quá nhiều khoản vay rồi
thế chấp cùng một tài sản cho nhiều người cho vay khác nhau.
Tương tự như trên, khung pháp lý cho thương mại và trợ cấp nông nghiệp cần
phải ổn định theo thời gian để thúc đẩy khả năng dự đoán giữa các chủ thể kinh
tế nông thôn và các tổ chức tài chính. Nên tránh những thay đổi đột ngột trong
các quy định về xuất nhập khẩu, tránh việc định giá quá cao đồng nội tệ vì nó có
thể gây tổn hại cho xuất khẩu nông sản, và lấn át thị trường hàng hóa và dịch vụ
với các biện pháp can thiệp bằng trợ cấp không bền vững. Việc trợ cấp sẽ có hiệu
quả hơn khi tập trung vào việc thay đổi năng lực của các tác nhân ở nông thôn,
có thời hạn và mục tiêu rõ ràng hướng đến những người thụ hưởng (ODI, 2008;
Baltzer, 2011). Sự ổn định trong khung pháp lý về thương mại nông nghiệp và trợ
cấp làm cho đầu tư vào nông thôn và nông nghiệp trở nên khả thi, từ đó tạo điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức tài chính chính thức cung cấp dịch vụ cho các hộ
nông dân và sản xuất nhỏ.
150 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những chiến lược sáng tạo về quản lý rủi ro trong tài chính nông nghiệp và nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức để giải quyết các vấn đề này.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các bên cho vay cần phát minh ra các công
cụ và dịch vụ này từ con số không bởi vì hiện nay đã có sẵn các dịch vụ được cung
cấp bởi các chuỗi giá trị tư nhân hay các cơ quan chính phủ. Các bên cho vay cần phải
hiểu các lực lượng này và thương thảo các hợp đồng liên kết kinh doanh để từ đó các
dịch vụ tài chính được cung cấp có thể mang lại lợi ích cho người đi vay và cho tất cả
các tác nhân khác có liên quan trong chuỗi giá trị.
Các dấu hiệu cho thấy tác động của sự phát triển
Chương trình cho vay nông nghiệp của ASKI và PMPC đã mang lại nhiều lợi ích cho
nông dân, hộ gia đình và cộng đồng của họ. Một số lợi ích gồm:
Sản xuất gạo năng suất cao. Gói dịch vụ toàn diện này giúp tăng năng suất sản xuất
của người nông dân, nhờ sự kết hợp của các yếu tố gồm: sử dụng hạt giống lai hoặc
hạt giống được chứng nhận, sử dụng hệ thống tưới tiêu trong sản xuất, áp dụng đúng
lúc các loại phân bón và thuốc trừ sâu, và phương thức canh tác tốt. Tất cả các lợi ích
này đạt được bằng việc sử dụng tín dụng. Ví dụ, năng suất sản xuất lúa trung bình
trong một mùa ở Nueva Ecija (nơi ASKI hoạt động) hiện ở mức 6,37 tấn/ha. Con số
này cao hơn nhiều so với năng suất trung bình quốc gia là 4 tấn/ha. Phản hồi trực tiếp
từ những người nông dân đi vay – theo chương trình của PMPC là họ nhận ra rằng
các vụ thu hoạch cho kết quả tốt hơn hẳn.
Người nông dân đi vay đánh giá cao lời giới thiệu của các kỹ thuật viên và những
cơ hội được tiếp cận với các sản phẩm nông nghiệp đầu vào có chất lượng cao, các
khoản trợ cấp, mối liên kết với người mua có uy tín, và các dịch vụ tư vấn và đào tạo
kỹ thuật.
Thu nhập cao hơn. Sản lượng cao mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho người
nông dân đi vay. Nông dân sử dụng nguồn thu nhập tăng thêm để sửa sang nhà ở, cho
con đi học, mua dụng cụ và thiết bị nông trại và tăng cường gửi tiền tiết kiệm. Nông
dân ở Nueva Ecija (nơi ASKI hoạt động) thường kiếm được thu nhập ròng từ 70.000
đến 120.000 peso (1.600 USD đến 2.000 USD) mỗi mùa lúa, nếu không có thiệt hại
nghiêm trọng do bão hoặc sâu bệnh. Nông dân công nhận rằng họ có thu nhập khá
cao trong vài năm qua nhờ các chương trình cho vay nông nghiệp sáng tạo của ASKI
và PMPC.
Thông qua các hợp đồng marketing được PMPC và ASKI tạo điều kiện, người
nông dân bán được nông sản với mức giá tốt hơn và điều này tạo ra tác động to lớn
đến các cộng đồng nông nghiệp. Ví dụ, trong chương trình FEP của JFC, khi JFC mua
hành của các hợp tác xã nông dân, các số liệu cho thấy nông dân có thể kiếm được
nhiều gấp năm lần so với việc chỉ bán trên thị trường địa phương.
Theo các phản hồi trực tiếp, người nông dân báo cáo rằng thu nhập tăng do thu
113Chương 6 – Hai trường hợp thực tế của các chương trình cho vay nông nghiệp [...]
hoạch được nhiều hơn và bán được ở mức giá tốt hơn. Hầu hết những người nông
dân đi vay đánh giá cao mức lãi suất tương đối thấp của các khoản vay do ASKI và
PMPC cung cấp (khi so sánh với các bên cho vay không chính thức). Những người
nông dân cũng đánh giá cao công tác quản lý khoản vay nhanh chóng, trung thực và
sự phản hồi nhanh chóng của hai tổ chức này. Những người nông dân đi vay đánh giá
cao việc tư vấn liên tục và hệ thống phản hồi trực tiếp.
Kỹ năng kinh doanh tốt hơn. JFC đang tổ chức một chương trình độc đáo gọi là
“Chương trình Doanh nhân Nông dân” (FEP) thông qua Quỹ Jollibee, hợp tác với
nhiều tác nhân chủ chốt khác. Chương trình FEP là một chương trình hợp tác liên kết
giữa Jollibee, Dịch vụ Cứu trợ Công giáo (CRS) và Tập đoàn Phát triển Sinh kế Quốc
gia (NLDC). Được khởi tạo vào năm 2008, chương trình FEP nhắm đến việc giúp
tăng thu nhập của hộ gia đình nông dân nhỏ bằng cách liên kết họ với các tổ chức
như JFC, chuỗi thực phẩm lớn và chuỗi siêu thị ở các khu vực đô thị lớn. Kể từ khi
ra mắt, chương trình đã hỗ trợ hơn 900 nông dân từ khắp đất nước. FEP hợp tác với
LGU và một số đối tác kinh doanh. Một phần quan trọng của FEP là Chuỗi Đào tạo
Lãnh đạo Nông dân, mỗi năm chọn 50 nông dân từ các nhóm nông dân khác nhau,
mời họ tham gia đào tạo về cách thức hoạt động của các nhóm doanh nghiệp nông
nghiệp và các yếu tố lãnh đạo để tăng cường kỹ năng quản lý tổ chức. Họ được đào
tạo về quản lý doanh nghiệp nông nghiệp và cách lập một kế hoạch sản xuất phù hợp
để đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng đầy đủ các đơn hàng. Người nông dân được học
cách kinh doanh đúng đắn. Khóa đào tạo trang bị cho người nông dân thái độ và bí
quyết phù hợp để đương đầu với các khó khăn mà họ phải đối mặt. Họ đang học cách
trồng và nuôi dưỡng các loại cây trồng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể bán cho
các tổ chức, công ty lớn.
Việc làm ở các trang trại địa phương nhiều hơn. Theo phản hồi thu được từ các cộng
đồng khác nhau, việc làm ở các trang trại địa phương có dấu hiệu tăng lên. Toàn bộ
cộng đồng được hưởng lợi từ chương trình cho vay nông nghiệp này bởi vì những
người nông dân đi vay cần thuê số lượng lớn lao động thời vụ. Các cán bộ của LGU
xác nhận rằng nhiều việc làm thời vụ được tạo ra cho các hộ gia đình, đặc biệt là cho
những người nông dân không có đất. Hơn nữa, thu nhập của người nông dân đi vay
tăng lên dẫn đến sức mua của hộ gia đình tăng lên, lan tỏa đến cả cộng đồng do nhu
cầu về thực phẩm, dịch vụ, vật liệu xây dựng, tăng.
Các nhân tố thúc đẩy và hạn chế trong các chiến lược quản trị rủi ro kể trên
Quy mô của chương trình còn hạn chế do những giới hạn về tài chính mà ASKI và
PMPC phải đối mặt. Hai tổ chức tài chính vi mô này không có nhiều nguồn tài chính
để mở rộng các chương trình cho vay nông nghiệp. Họ sẽ cần các khoản tài trợ và
vốn vay để mở rộng ra nhiều thị trấn và tỉnh thành hơn và tiếp cận với nhiều nông
hộ nhỏ hơn nữa. PMPC sẽ cần vốn vay dài hạn hơn để tài trợ cho chương trình hợp
tác trồng cacao, chương trình cung cấp khoản vay trong 3 hoặc 4 năm và thời gian ân
hạn là 2 năm đối với tiền gốc. PMPC hiện đang thương lượng với LBP về khoản vốn
vay dài hạn như vậy.
Các vấn đề của PCIC. Các quy tắc và chính sách của PCIC rất phức tạp và khó
hiểu. Cả hai tổ chức tài chính vi mô đều gặp vấn đề là yêu cầu bồi thường của nông
dân bị PCIC từ chối vì thông tin không chính xác do giấy tờ pháp lý chưa hoàn chỉnh
và người nông dân không hiểu rõ các quy tắc phức tạp của PCIC. Hai tổ chức này đã
khắc phục vấn đề bằng cách hợp tác chặt chẽ với PCIC để hiểu đầy đủ các quy tắc
114 Những chiến lược sáng tạo về quản lý rủi ro trong tài chính nông nghiệp và nông thôn
phức tạp đó và sau đó hỗ trợ người nông dân đi vay chuẩn bị giấy tờ phù hợp. Hiện
tại, nhìn chung trong lĩnh vực trang trại, người nông dân vẫn có một số điểm không
hài lòng về tốc độ xử lý yêu cầu bồi thường của PCIC.
Vấn đề của AGFP. Điều khoản thế quyền của AGFP gây khó khăn và phiền phức
cho ASKI nếu họ tiếp tục tham gia vào chương trình bảo lãnh; do đó, ASKI đã dừng
tham gia chương trình. Có thể AGFP sẽ phải xem lại điều khoản này.
Tiếp cận các cơ sở phục vụ những hoạt động sau thu hoạch. Cả hai tổ chức tín dụng
vi mô đều cần được nhận hỗ trợ nhiều hơn từ các cơ sở như nhà máy xay lúa, nhà
kho, máy sấy và các máy móc thiết bị khác. PMPC đã có được cơ sở FLGC của mình
thông qua Bộ Nông nghiệp và hiện đang đàm phán để sử dụng một máy kéo. Bộ Nông
nghiệp đang cung cấp các khoản tài trợ và trợ cấp cho các hợp tác xã nông dân, kể cả
cho phép sử dụng các cơ sở phục vụ những hoạt động sau thu hoạch. PMPC sẽ cần
nhiều cơ sở như thế này hơn để mở rộng sang các địa phương khác. ASKI cũng cần
phải có các cơ sở phục vụ cho mặt hàng lúa gạo để mua trực tiếp lúa gạo từ những
người nông dân đi vay. Để tăng quy mô, cả hai tổ chức sẽ cần hợp tác với các doanh
nghiệp nông nghiệp có năng lực lớn hơn.
Chứng nhận Tổ chức Tài chính Nông thôn (RFI). Luật Agri-Agra cho phép các ngân
hàng có thể cho vay thông qua các Tổ chức Tài chính Nông thôn (RFI) mà vẫn được
coi là tuân thủ đúng quy định của pháp luật. RFI là các ngân hàng, hợp tác xã hoặc
tổ chức phi chính phủ đang cho vay trực tiếp đến nông hộ sản xuất nhỏ và ARB, và
được phép nhận những gói cho vay quy mô lớn hoặc vốn đầu tư từ các ngân hàng
thương mại lớn. Nhưng trong thực tế, các hướng dẫn về việc công nhận các RFI phi
ngân hàng, chẳng hạn như hợp tác xã và tổ chức tín dụng vi mô, đã không được phê
duyệt bởi ACPC, cơ quan hoạch định chính sách tín dụng nông thôn của Bộ Nông
nghiệp. Bộ Nông nghiệp phải xử lý vấn đề này hoặc chuyển giao nhiệm vụ cho Ngân
hàng Trung ương Philippines, cơ quan có nghiệp vụ tốt hơn trong việc đánh giá các tổ
chức tài chính. Các tổ chức tài chính vi mô, như ASKI và PMPC, có thể đăng ký làm
các RFI được chứng nhận và do đó có quyền tiếp cận với các gói cho vay quy mô lớn
hoặc vốn đầu tư từ các ngân hàng lớn.
Cung cấp các dịch vụ khuyến nông. Bộ Nông nghiệp, thông qua mạng lưới các nhà
nông học cộng đồng, đang cung cấp dịch vụ khuyến nông cho hộ nông dân sản xuất
nhỏ. Tuy nhiên, các dịch vụ được cung cấp không đồng đều nhau, một số khu vực
không có dịch vụ như thế. Có nhiều nơi mà các tổ chức tài chính vi mô này không thể
tìm thấy bất kỳ dịch vụ khuyến nông nào ở cấp địa phương. Có một số ít trường hợp
cho thấy LGU chủ động cải thiện vấn đề này, chẳng hạn như LGU của San Jose City
cung cấp hỗ trợ cho những người trồng hành và hợp tác xã là khách hàng của ASKI.
Thuế đối với các khoản cho nông dân vay. Cục Doanh thu Nội bộ (BIR) gần đây
đã đưa ra quy định yêu cầu tất cả các tổ chức phi chính phủ về tài chính vi mô bắt
đầu tính 12% thuế giá trị gia tăng đối với các khoản vay mà họ cung cấp cho các hộ
nghèo, kể cả nông dân sản xuất nhỏ. Quy định này áp dụng là bất kể NGO đó là một
tổ chức không có cổ phần và phi lợi nhuận. Các NGO như vậy cũng bị yêu cầu phải
trả 30% thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập ròng của họ. Điều này chưa
từng xảy ra trong quá khứ; do đó tất cả các NGO tài chính vi mô, trong đó có ASKI,
đang gặp khó khăn với vấn đề này. Quy định này sẽ làm tăng chi phí vay đối với các
hộ nông dân nhỏ.
115
Chương 7
Kết luận chung – chính sách công
để thúc đẩy thị trường tài chính và
nông nghiệp ở nông thôn trở nên
toàn diện hơn
Emilio Hernández
Các vấn đề về tài chính trong nông nghiệp và ở nông thôn tại khu vực châu Á được
đề cập và phân tích trong các chương trước có nhiều gợi ý cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc khích lệ sự phát triển toàn diện tại nông thôn và trong nông
nghiệp nói chung, và sự phát triển của hệ thống tài chính ở nông thôn nói riêng.
Trong chương này, một số điểm đặc biệt đáng lưu ý để xây dựng các chính sách công
hiệu quả hơn sẽ được thảo luận thêm.
7.1 KHUYẾN KHÍCH SỰ HỢP TÁC GIỮA CÁC TÁC NHÂN CHÍNH NHẰM THÚC
ĐẨY THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ Ở NÔNG THÔN
MỘT CÁCH KHẢ THI VÀ TOÀN DIỆN
Tương tự như kết quả phân tích và đánh giá các tình huống thực tế tại từng quốc
gia được trình bày trong các chương trước, thị trường tài chính trong nông nghiệp
và nông thôn ở khu vực châu Á nói chung cũng có khuynh hướng cho thấy cán cân
cung – cầu của thị trường này phần nhiều ở dưới mức tối ưu. Các thành viên tham
gia thị trường này chủ yếu là các hộ nghèo ở nông thôn với những việc kinh doanh
nông nghiệp vừa và nhỏ. Trong hoàn cảnh này, chỉ có một phần nhu cầu tài chính
được đáp ứng và còn lại là hoàn toàn không được đáp ứng. Như vậy phân khúc khách
hàng này chưa được khai thác và vẫn còn nhiều cơ hội kinh doanh.
Các bên cung cấp dịch vụ tài chính chính thức và không chính thức ở nông thôn
khá đa dạng và phụ thuộc vào hai yếu tố chính: đầu tiên, trong vai trò môi giới tài
chính, họ phải có đủ vốn, với số lượng và điều kiện thích hợp, để triển khai thành
nhiều sản phẩm tài chính khác nhau (sản phẩm thông thường và chuyên biệt); sau
đó, họ cần có đủ thông tin về nhu cầu tài chính của khách hàng, bản chất của các hoạt
động kinh tế đa dạng mà khách hàng và gia đình của họ tiến hành, cùng với các động
lực và rủi ro trong các mối quan hệ thương mại giữa khách hàng và các tác nhân khác
trong nền kinh tế nông thôn. Hai yếu tố này quyết định mức độ mà các dịch vụ tài
chính có thể đáp ứng phân khúc khách hàng này – phần đông là những hộ nông dân
nghèo ở nông thôn, sống phụ thuộc vào nông nghiệp, đối tượng thường ít khi hoặc
hoàn toàn không được tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Tại các nước đang phát triển, cán cân cung – cầu trong thị trường tài chính ở dưới
mức tối ưu là do không có bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ tài chính chính thức và
116 Những chiến lược sáng tạo về quản lý rủi ro trong tài chính nông nghiệp và nông thôn
không chính thức nào đáp ứng được cả hai yếu tố trên. Dịch vụ tài chính chính
thức rất ít được cung cấp ở nông thôn và trong nông nghiệp, trong khi nông nghiệp
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Các tổ chức tài chính chính
thức có lợi thế về việc tiếp cận nguồn vốn và có khả năng cung ứng nhiều loại sản
phẩm tài chính mà khách hàng cần, nhưng thường thiếu thông tin về nhu cầu tài
chính, bản chất của hoạt động kinh doanh và các động lực và rủi ro trong các mối
quan hệ kinh doanh của khách hàng tiềm năng. Các tổ chức tài chính không chính
thức thì ngược lại: họ có sẵn thông tin do ở gần khách hàng và có lịch sử giao dịch
lâu dài với khách hàng.
Các trường hợp được phân tích và trình bày trong các chương trước cho thấy các
tổ chức tài chính chính thức đã biết cách hợp tác và học hỏi từ các tác nhân không
chính thức ở nông thôn để phát triển danh mục khách hàng nông thôn hiệu quả. Qua
đó, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của chính sách công trong việc thúc đẩy
quan hệ hợp tác giữa hai bên để hợp nhất cả năng lực và kiến thức cần thiết đối với
việc cung cấp các dịch vụ tài chính khả thi hơn và rủi ro thấp hơn cho ngành nông
nghiệp và nông thôn.
Trong các tình huống thực tế đã được phân tích và trình bày, các tác nhân trong
chuỗi giá trị nông nghiệp đã hợp tác với các tổ chức tín dụng chính thức để cung cấp
dịch vụ tín dụng được điều chỉnh cho phù hợp với khách hàng ở nông thôn. Ví dụ
như tại Trung Quốc, các tác nhân tư nhân như tập đoàn Alibaba đã hợp tác với một
mạng lưới bao gồm cả các đại lý tư nhân lẫn công cộng tại từng làng (đối tác Taobao)
để cung cấp gói cho vay vi mô Ant Micro. Với cách tiếp cận này, Alibaba đã lấp đầy lỗ
hổng thông tin do mức độ hiện diện thấp của họ ở vùng nông thôn. Bằng cách tổng
hợp thông tin trực tuyến và ngoại tuyến về các hoạt động của hộ gia đình nông thôn,
Alibaba có thể đánh giá mức độ đáng tin cậy về tín dụng của khách hàng mà không
cần yêu cầu tài sản thế chấp. Việc dung hợp năng lực và kiến thức tương tự như vậy
là một gợi ý hay cho Việt Nam, Philippines và Ấn Độ.
Nhìn chung, chính sách công có thể góp phần thúc đẩy thị trường tài chính nông
thôn phát triển toàn diện hơn thông qua việc phổ biến rộng rãi hơn phương thức kết
hợp giữa năng lực và kiến thức một cách có hệ thống từ các chủ thể khác nhau. Các
tác nhân này có thể cùng nhau cung cấp sản phẩm phù hợp nhu cầu của khách hàng,
đồng thời quản lý một cách hiệu quả các khía cạnh tài chính, khí hậu, sản xuất, thương
mại và xử lý các rủi ro vốn có trong ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn. Các tổ
chức tài chính chính thức và không chính thức thường xa rời nhau và phân chia riêng
rẽ năng lực và kiến thức của mỗi bên, do đó khả năng tiếp cận thị trường nông nghiệp
và nông thôn của các tổ chức tài chính chính thức còn ở mức thấp.
Phần tiếp theo sẽ đưa ra một số khuyến nghị về định hướng cho chính sách công.
7.2 MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ RÚT RA
TỪ VIỆC PHÂN TÍCH
Để đạt được sự hợp nhất giữa kiến thức và năng lực giữa các tổ chức tài chính và tác
nhân kinh tế tại nông thôn, các chương trình của chính phủ và tổ chức quốc tế hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp và tài chính nông thôn cần phối hợp tận dụng mọi
nguồn lực để giảm những hạn chế về cung – cầu trong thị trường tài chính nông
thôn. Ví dụ như các chương trình công giúp tăng cường tổ chức sản xuất, năng suất
117Chương 7 – Kết luận chung – chính sách công để thúc đẩy thị trường tài chính [...]
và liên kết thị trường toàn diện hơn nên phối hợp với những chương trình hỗ trợ
phát triển nguồn cung cấp, tăng cường năng lực, sản phẩm và quy trình trong thị
trường tài chính phục vụ vùng nông thôn.
Các cơ quan chính phủ quản lý nông nghiệp và tài chính chủ chốt cũng cần phối
hợp với nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho những đổi mới trong tài chính nông
nghiệp và nông thôn. Ví dụ như khi cơ quan chính phủ xác lập khung pháp lý cho
kinh doanh và trợ cấp nông nghiệp, họ cần phải tìm hiểu rõ tác động khó lường và
sai lệch của chính sách lên khả năng phục vụ ngành nông nghiệp của các tổ chức tài
chính, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng đến sinh kế và các thương vụ về nông nghiệp.
Tương tự như vậy, khi xác lập khung pháp lý cho ngành tài chính, đặc biệt là về
những loại hình tài sản thế chấp được chấp nhận, tiêu chuẩn đánh giá rủi ro danh
mục đầu tư và việc thành lập các trung tâm thông tin tín dụng, các cơ quan nhà nước
cần có khả năng xác định rõ tác động của những việc trên đối với năng lực của các
tổ chức tín dụng về việc đánh giá rủi ro và nhu cầu của khách hàng ở nông thôn và
danh mục đầu tư nông nghiệp và nông thôn dựa trên sự hiểu biết tường tận về các
nguồn lực trong kinh doanh nông nghiệp.
Khi chính sách công hoàn thành được các mục tiêu trên thì ba nguyên tắc khuyến
khích đổi mới trong chính sách công về tài chính sẽ được kích hoạt. Đó là:
Cho phép các tổ chức tài chính tự quyết định điểm vào tốt nhất để phục vụ khách hàng
ở nông thôn. Do nhu cầu tài chính trong ngành nông nghiệp nông thôn còn rất hạn
chế nên các tổ chức tài chính có nhiều lựa chọn khi tiếp cận thị trường này. Tuỳ thuộc
vào lợi thế so sánh riêng, mỗi tổ chức có thể cung cấp một loại sản phẩm tài chính
chung cho mọi mục đích hoặc riêng cho nông nghiệp. Như vậy, mỗi tổ chức cần định
hình chiến lược thị trường để xác định nhóm khách hàng và dịch vụ cho phù hợp, và
có chiến lược hợp tác với các tác nhân ở nông thôn.
Đa dạng hoá các dịch vụ tài chính. Khi bắt đầu phục vụ nhóm khách hàng mới tại
nông thôn, tổ chức tài chính cũng bắt đầu một quá trình học tập mới để tìm thêm
những nhu cầu và năng lực khác của khách hàng, cùng với cơ hội để phát triển thêm
các loại dịch vụ mới. Điều này đòi hỏi tổ chức tài chính phải có chiến lược quản lý
kiến thức rõ ràng, chi tiết. Quá trình học tập này cũng bao gồm việc xác định các tác
nhân tại địa phương để hợp tác và những phương thức giúp cung cấp nhiều loại dịch
vụ hơn, rẻ hơn và tốt hơn. Các tổ chức tài chính không chính thức có rất nhiều kinh
nghiệm trong việc này vì đó là cách mà họ đa dạng hoá các loại dịch vụ tại nông thôn
theo thời gian (Miller và Jones, 2010). Mỗi dịch vụ tài chính mới cung cấp cho khách
hàng nông thôn đều giúp làm tăng giá trị của các dịch vụ khác đã có.
Định hướng đa dạng hoá các loại dịch vụ tài chính cho khách hàng tại nông thôn
có nhiều ý nghĩa trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời đảm bảo lợi
nhuận và tính bền vững. Từ khía cạnh người cung cấp dịch vụ, do mật độ dân cư
nông thôn thưa thớt, vị trí xa xôi hẻo lánh và phương tiện thông tin liên lạc hạn hẹp
nên các danh mục dịch vụ tài chính ở nông thôn cần khai thác tối đa tính kinh tế
theo phạm vi. Mỗi dịch vụ mới được thêm vào sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận
cho danh mục dịch vụ tài chính ở nông thôn.
118 Những chiến lược sáng tạo về quản lý rủi ro trong tài chính nông nghiệp và nông thôn
Đa dạng hoá cơ sở khách hàng nông thôn. Các tổ chức tài chính cũng cần xác định loại
khách hàng mà họ cần tiếp cận để đạt đủ quy mô và quản lý rủi ro bằng cách mở rộng
cơ sở khách hàng trong bối cảnh dân cư thưa thớt. Như vậy, họ cần mang dịch vụ
đến càng nhiều phân khúc trong chuỗi giá trị thì càng tốt, trong cả nền kinh tế nông
nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn. Đa dạng hoá khách hàng không chỉ giúp
tổ chức tài chính mở rộng danh mục đầu tư mà còn giúp họ dự đoán được tình hình
kinh tế ở nông thôn sắp tăng trưởng hay suy thoái để quản lý những rủi ro liên quan.
Kinh tế nông thôn là nơi mà cơ hội kinh doanh thường đi liền với chu kỳ kinh doanh.
Những bài học kinh nghiệm quốc tế càng ngày càng cho thấy những tổ chức tài
chính chính thức tuân thủ các nguyên tắc này và tận dụng lợi thế so sánh của riêng
họ đã và đang xây dựng được những danh mục đầu tư quy mô lớn và có lợi nhuận.
7.3 TẠO MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI THÔNG QUA CÁC CHÍNH SÁCH ĐƯỢC
ĐỀ XUẤT
Dựa trên các nguyên tắc rút ra từ các tình huống thực tế tại những quốc gia đã được
trình bày, chính sách được khuyến nghị ở trên sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi
giúp phát triển toàn diện thị trường tài chính nông nghiệp và nông thôn. Môi trường
này được xây dựng từ việc kết hợp các chương trình chính phủ nhằm nới lỏng các
ràng buộc về nguồn cung với mức cầu của thị trường tài chính nông thôn, như minh
họa trong Biểu đồ 26.
BIỂU ĐỒ 26
Minh hoạ phương thức hợp tác giữa các chương trình chính phủ với doanh nghiệp tư nhân nhằm giảm bớt
các hạn chế mà tổ chức tài chính chính thức và các tác nhân ở nông thôn gặp phải, từ đó giúp tài chính nông
thôn được toàn diện hơn
Kinh tế nông thôn
Nông nghiệp
Chính phủ và các
cơ quan hỗ trợ
Hỗ trợ từ chính phủ cho
những cải tiến trong tài chính
nông thôn (các phương tiện
hỗ trợ kỹ thuật trợ cấp “thông
minh”, đánh giá thị trường, tập
trung vào rủi ro)
Chiến lược tìm nguồn bán
buôn/xuất khẩu
Tổ chức tài chính: ngân hàng,
tổ chức tài chính vi mô, hiệp hội
Dịch vụ thanh toán
Chuyển tiền
Cho vay vốn lưu động
Cho vay tiêu dùng
Cho vay đầu tư
Tiết kiệm
Tín dụng hàng tồn kho
Cho thuê
Bao thanh toán
Bảo hiểm nhân thọ, nông nghiệp
Chiến lược tìm
thương lái
Chiến lược tìm
người chế biến
Chiến lược của
nhóm sản xuất
Tài sản công
cơ sở hạ tầng, hệ
thống khuyến nông,
các chính sách ưu đãi
Sự phù hợp giữa
khung pháp lý tài
chính và nông nghiệp
Hìn
h thức hợp tác công - tư
Nguồn: tác giả tổng hợp.
119Chương 7 – Kết luận chung – chính sách công để thúc đẩy thị trường tài chính [...]
Sự can thiệp của các chương trình công được thực hiện dưới hình thức hợp tác
với các doanh nghiệp tư nhân để đảm bảo chương trình hiểu rõ nhu cầu và hạn chế
của họ, cũng như tận dụng năng lực của họ trong việc cung cấp dịch vụ tín dụng cho
khách hàng tại nông thôn. Mặt khác, sự can thiệp nhằm giảm bớt những hạn chế đối
với mức cầu của thị trường tài chính nông thôn cũng giúp tăng cường tổ chức sản
xuất, năng suất, năng lực quản lý rủi ro, và liên kết thị trường toàn diện hơn thông
qua các hình thức như hệ thống khuyến nông, các chính sách ưu đãi, chương trình
thanh toán tiền mặt hoặc các chương trình an sinh xã hội khác, và cơ sở hạ tầng công
cộng. Từ góc độ của thị trường tài chính, những sự can thiệp này làm tăng nhu cầu
đối với các dịch vụ tín dụng chính thức vì khách hàng có thêm cơ hội sử dụng và trả
phí dịch vụ. Dịch vụ tài chính chính thức có thể thay thế hoặc bổ sung cho dịch vụ
không chính thức đang được khách hàng nông thôn sử dụng.
Mặt khác, những can thiệp nhằm giảm bớt hạn chế về nguồn cung trong thị
trường tài chính nông thôn sẽ tập trung vào phát triển năng lực của các tổ chức tài
chính chính thức, giúp họ có khả năng đổi mới, phát triển danh mục sản phẩm đa
dạng và dịch vụ phù hợp cho khách hàng nông thôn, những người có nhu cầu về tài
chính khá đặc thù nhưng chưa được hiểu rõ. Khách hàng nông thôn có nhu cầu về
nhiều loại dịch vụ khác nhau như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán
và chuyển tiền. Những cải tiến này cũng làm thay đổi quy trình nội bộ của các tổ chức
tài chính chính thức, giúp các quy trình có hiệu quả hơn và củng cố kỹ năng phân
tích để quản lý rủi ro đối với danh mục đầu tư ở nông thôn.
Để đảm bảo tính bền vững, sự can thiệp vào nguồn cung nên là những hỗ trợ tăng
năng lực cho các tổ chức tài chính chính thức thay vì trợ cấp chi phí hoạt động (bao
gồm cả lãi suất). Các đơn vị và doanh nghiệp tư nhân có liên quan nhất định phải
nắm rõ sự thay đổi trong năng lực của khách hàng ở nông thôn nhờ sự can thiệp vào
nguồn cầu, và hiểu cách hoàn thiện hồ sơ đánh giá rủi ro khách hàng từ dữ liệu và
kiến thức rút ra từ các chương trình can thiệp vào nguồn cầu. Điểm mấu chốt là phải
có sự phối hợp giữa hai loại chương trình – chương trình tập trung vào nguồn cung
và chương trình tập trung vào nguồn cầu.
Ngoài ra, các khung pháp lý về nông nghiệp và tài chính cần xem xét một số rủi ro
có nguy cơ làm giảm cả cung và cầu. Ví dụ, cần nỗ lực sửa đổi khung pháp lý tài chính
để chấp nhận các hình thức thế chấp thay thế có liên quan như hợp đồng mua bán,
tài sản lưu động, vật nuôi và hàng tồn kho nông nghiệp, như một cách để giảm thiểu
rủi ro về dư nợ cho vay. Ngoài ra, nếu các tổ chức tài chính chính thức phải tăng vốn
dự trữ bắt buộc trong khi đang thiếu tài sản thế chấp truyền thống, do đó bỏ qua các
hình thức thế chấp thay thế, thì danh mục đầu tư tài chính ở nông thôn sẽ bị thu hẹp
lại. Việc đảm bảo khuôn khổ rõ ràng cho việc thành lập và phát triển các trung tâm
thông tin tín dụng là một cách quan trọng khác để thúc đẩy thị trường tài chính nông
thôn, vì việc các tổ chức tài chính chính thức thâm nhập vào khu vực nông thôn có
thể dẫn đến việc ở một số địa phương, khách hàng tích lũy quá nhiều khoản vay rồi
thế chấp cùng một tài sản cho nhiều người cho vay khác nhau.
Tương tự như trên, khung pháp lý cho thương mại và trợ cấp nông nghiệp cần
phải ổn định theo thời gian để thúc đẩy khả năng dự đoán giữa các chủ thể kinh
tế nông thôn và các tổ chức tài chính. Nên tránh những thay đổi đột ngột trong
các quy định về xuất nhập khẩu, tránh việc định giá quá cao đồng nội tệ vì nó có
120 Những chiến lược sáng tạo về quản lý rủi ro trong tài chính nông nghiệp và nông thôn
thể gây tổn hại cho xuất khẩu nông sản, và lấn át thị trường hàng hóa và dịch vụ
với các biện pháp can thiệp bằng trợ cấp không bền vững. Việc trợ cấp sẽ có hiệu
quả hơn khi tập trung vào việc thay đổi năng lực của các tác nhân ở nông thôn,
có thời hạn và mục tiêu rõ ràng hướng đến những người thụ hưởng (ODI, 2008;
Baltzer, 2011). Sự ổn định trong khung pháp lý về thương mại nông nghiệp và trợ
cấp làm cho đầu tư vào nông thôn và nông nghiệp trở nên khả thi, từ đó tạo điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức tài chính chính thức cung cấp dịch vụ cho các hộ
nông dân và sản xuất nhỏ.
121
Tài liệu tham khảo
3PAD (Pro-poor Partnership in Agricultural Development). 2014. Project progress
report for the IFAD supervision mission in August 2014. 3PAD Project Management
Unit Bac Kan, Viet Nam.
ADB (Asian Development Bank). 2010. Microfinance Assessment of ADB TA-7499-
VIE: Developing Microfinance Sector in Viet Nam. Manila, Philippines.
Adams, D.W. 1995. From Agricultural Credit to Rural Finance. Quarterly Journal of
International Agriculture, 34(2): 109–120.
Adams, D.W. & Fitchett, D.A. (eds.) 1992. Informal Finance in Low-Income
Countries. Boulder, Colorado: Westview Press.
Adams, D.W. & Nehman, G.I. 1979. Borrowing Costs and the Demand for Rural
Credit. Journal of Development Studies, 15: 165–176.
Adams, D.W., González-Vega, C. & Von Pischke J.D. 1987. Crédito Agrícola y
Desarrollo Rural. La Nueva Visión. San José, Costa Rica, The Ohio State University
and Academia de Centroamérica.
Adams, D.W., Graham, D.H. & Von Pischke, J.D. (eds.) 1984. Undermining Rural
Development with Cheap Credit. Westview Press, Colorado, USA.
Alderman, H. & Paxson, C. 1992. Do the Poor Insure? A Synthesis of the Literature
on Risk and Consumption in Developing Countries. World Bank Policy Research
Working Paper 1008. Washington, D.C., USA.
Alpizar, C.A. 2007. Risk Coping Strategies and Rural Household Production Efficiency:
Quasi-experimental Evidence from El Salvador. Ph.D. Dissertation. Department of
Agricultural, Environmental, and Development Economics, Ohio State University.
Anh, D.T. & Son, N.V. 2013. Viet Nam Agricultural Value Chain in the FTA of Asian
Region. Available at: (Accessed on 2
January 2015).
Bacusmo, J. 2000. Status and Potential of the Philippines Cassava Industry. CGIAR.
Baland, J.M. & Kotwal, A. 1998. The political economy of underinvestment in
agriculture. Journal of development economics, 5: 233–247.
Baltzer, K. 2011. Agricultural input subsidies in Sub-Saharan Africa: Evaluation study.
DANIDA, Copenhagen.
Banerjee, A., Duflo E., Glennerster, R. & Kinnan, C. 2009. The Miracle of
Microfinance? Evidence from a Randomized Evaluation. Abdul Jameel Latif Poverty
Action Lab, Cambridge, MA, USA.
Beck, T., Levine, R. & Demirguc-Kunt, A. 2007. Finance, inequality and the poor.
Journal of Economic Growth, 12(1): 27-49.
Besley, T. 1994. How Do Market Failures Justify Interventions in Rural Credit Markets?
The World Bank Research Observer, 9(1): 27–48.
Bester, H. 1985. Screening versus Rationing in Credit Markets with Imperfect
Information. The American Economic Review, 75(4): 850–855.
Binswanger, H.P. & Deininger, K. 1995. Towards a Political Economy of Agriculture and
Agrarian Relations. Unpublished paper, The World Bank, Washington, D.C., USA.
Bravo-Ureta, B.E. & Pinheiro, A. 1993. Efficiency Analysis of Developing Country
Agriculture: A Review of the Frontier Function Literature. Agricultural and
Những chiến lược sáng tạo về quản lý rủi ro trong tài chính nông nghiệp và nông thôn 122
Resource Economics Review, 22(1): 88–101.
Camacho, H.E. & Brescia, A. 2009. The Australian ginger industry: Overview
of market trends and opportunities. Department of Employment, Economic
Development and Innovation, The State of Queensland, Australia.
Carroll T., Stern A., Zook, D., Funes, R., Rastegar, A. & Lien, Y. 2012. Catalyzing
Smallholder Agricultural Finance. Dalberg Global Development Advisors.
Cao, L. 2001. Reflections on Market Reform in Post-War, Post-Embargo Viet Nam.
Faculty Publications, Paper 145, College of William & Mary Law School, Virginia,
USA.
Chavas, J., Petrie, R., & Roth, M. 2005. Farm Household Production Efficiency:
Evidence from Gambia. American Journal of Agricultural Economics, 87(1): 160–
179.
Christiaensen, L., Demery, L. & Khul, J. 2011. The (evolving) role of agriculture in
poverty reduction – an empirical perspective. Journal of Development Economics,
96(2): 239–254.
CIAT (International Center for Tropical Agriculture). 2014. Sustainable Soil and
Crop Management of Cassava in Asia – A Reference Manual. CIAT, Hanoi, Viet Nam.
Collins, D., Morduch, J., Rutherford, S. & Ruthven, O. 2009. Portfolios of the poor.
Oxford University Press. Oxford.
Coxhead, I., Kim N.B.N., Thao, V.T. & Hoa, N.T.P. 2010. A Robust Harvest: Strategic
Choices for Agricultural and Rural Development in Viet Nam. The Asia Foundation,
Hanoi, Viet Nam.
Croppenstedt, A., Demeke, M.N. & Meschi, M. 2003. Technology Adoption in
the Presence of Constraints: the Case of Fertilizer Demand in Ethiopia. Review of
Development Economics, 7(1): 58–70.
Cuong, N., Bigman, D., Berg, M.V.D. & Vu, T. 2007. Impact of Micro-credit on
Poverty and Inequality: The Case of the Viet Nam Bank for Social Policies. Munich
Personal RePEc Archive Paper No. 54154, Munich, Germany.
Davis, B., Winters, P., Carletto, G., Covarrubias, K., Quinones, E., Zezza, A.,
Stamoulis, K., Azzarri, C. & Di Giuseppe, S. 2010. A cross-country comparison
of rural income generating activities. World Development, 38(1): 48–63.
DBRP (Developing Business with Rural Poor). 2014. Project progress report for the
IFAD supervision mission in March 2014. DBRP Project Management Unit, Cao
Bang, Viet Nam.
Deaton, A.S. 1990. Saving in Developing Countries: Theory and Review. pp. 61–96. In:
Proceedings of the World Bank Annual Conference on Development Economics
1989, Publ. as Supplement to the World Bank Economic Review.
Deaton, A.S. 1992. Household Saving in LDCs: Credit Markets, Insurance and
Welfare. The Scandinavian Journal of Economics, 94(2): 253–273.
Dercon, S. 2002. Income risk, coping strategies and safety nets. The World Bank
Research Observer, 17(2): 141–166.
Dercon, S. & Christiaensen, L. 2011. Consumption Risk, Technology Adoption
and Poverty Traps: Evidence from Ethiopia. Journal of Development Economics,
96: 159–173.
DONRE (Department of Natural Resource and Environment). 2013. Annual report
on the Situations of Natural Resource and Environment Management in Cao Bang
Province. DONRE, Cao Bang, Viet Nam.
Ellis, F. 2000. Rural livelihoods and diversity in developing countries. Oxford University
Press. UK.
Tài liệu tham khảo 123
EUSME 2015. The ICT market in China. EUSME, Beijing. Available at:
in_china_update_-_july_2015.pdf
Fahim M. 2015. Agricultural productivity in India: trends during five year plans. The
Business & Management Review, 5(4)
Fafchamps, M. & Pender, J. 1997. Precautionary Saving, Credit Constraints, and
Irreversible Investment: Theory and Evidence fron Semi-Arid India. Journal of
Business and Economic Statistics, 15(2): 180–194.
Fafchamps, M., Udry, C., & Czukas, K. 1998. Drought and Savings in West Africa:
Are Livestock a Buffer Stock? Journal of Development Economics. 55(2): 273–305.
Fafchamps, M. 2007. The formation of risk sharing networks. Journal of Development
Economics, 83(2): 326–350.
Fafchamps, M., & Schündeln, M. 2012. Local financial development and firm
performance: Evidence from Morocco. Journal of Development Economics,
103(1): 15–28.
FAO. 2012. The state of food and agriculture 2012: Investing in agriculture for a better
future. FAO, Rome.
FICCI (Federation of Indian Chambers of Commerce and Industry). 2015.
Priority Sector Lending and Inclusive Growth. FICCI’s Financial Foresights, Q3
FY 13-14, Vol. 4(3): 23-28.
FOMIN (Fondo Multilateral de Inverciones). 2014. Financing Agricultural Value
Chains in Latin America: Barriers and Opportunities in Mexico, Peru and Honduras.
Washington D.C., USA.
Fuglie, K.O. 2012. Productivity growth and technology capital in the global
agricultural economy. 30 pp. (Ch 16) In: K.O. Fuglie, S.L. Wang and V.E. Ball (eds).
Productivity growth in agriculture: An international perspective. CAB International,
Wallingford, Oxfordshire, UK.
Giné, X. & Dean, Y. 2009. Insurance, Credit, and Technology Adoption: Field
Experimental Evidence from Malawi. Journal of Development Economics, 89(1): 1–11.
Gittinger, J.P. 1982. Economic Analysis of Agricultural Projects. The Economic
Development Institute of the World Bank. The Johns Hopkins University Press,
Baltimore and London, UK.
Gonzalez-Vega, C. 1976. On the Iron Law of Interest Rate Restrictions: Agricultural
Credit Policies in Costa Rica and in other Less Developed Countries. PhD Dissertation,
Department of Economics, Stanford University. USA.
Gonzalez-Vega, C. 1998. Do Financial Institutions Have a Role in Assisting the
Poor? In M.S. Kimenyi, R.C. Wieland and J.D. Von Pischke (eds.). Strategic Issues
in Microfinance. Ashgate, Aldershot, England. UK.
González-Vega, C., Rodríguez-Meza, J., Southgate, D. & Maldonado, J.H. 2004.
Poverty, Structural Transformation, and Land Use in El Salvador: Learning from
Household Panel Data. American Journal of Agricultural Economics, 86(5–Proceedings
issue): 1367–1374.
Gonzalez-Vega, C., Chalmers, G., Quirós, R. & Rodriguez-Meza, J. 2006. Hortifruti
in Central America: A case study about the influence of supermarkets on the
development and evolution of creditworthiness among small and medium
agricultural producers. Micro report 57. USAID, Washington DC., USA.
Gonzalez-Vega, C. 2012. Profundización financiera rural: Políticas públicas,
tecnologías de microfinanzas y organizaciones robustas. Microfinanzas y Banca
Social, 1(1): 7–52.
Những chiến lược sáng tạo về quản lý rủi ro trong tài chính nông nghiệp và nông thôn 124
Gonzalez-Vega, C. & Villafani-Ibarnegaray, M. 2011. Microfinance in Bolivia:
Foundation of the Growth, Outreach and Stability of the Financial System. In: B.
Armendariz and M. Labie (eds.), The Handbook of Microfinance. World Scientific
Publishing Ltd., London, UK.
Government of India – Ministry of Agriculture. 2014. Agricultural Statistics at a
Glance 2014. Department of Agriculture & Cooperation, Directorate of Economics
and Statistics, Ministry of Agriculture, Government of India. Oxford University
Press, Oxford.
Government of India – Ministry of Agriculture. 2015. Annual Report 2014-
2015. Department of Agriculture & Cooperation, Directorate of Economics and
Statistics, Ministry of Agriculture, Government of India. New Delhi, India.
Guízar, I., Gonzalez-Vega, C. & Miranda, M. 2015. Uneven Influence of Credit and
Savings Deposits on the Dynamics of Technology Decisions and Poverty Traps. PhD
Dissertation, Department of Agricultural Economics. The Ohio State University.
USA.
Hakkala, K. Kang, H-K, O. & Kokko, A. 2001. Step by Step: Economic Reform and
Renovation in Viet Nam Before the 9th Party Congress. Working Paper No. 114, The
European Institute of Japanese Studies.
Hystra. 2014. The Broadband Effect: Enhancing Market-based Solutions for the Base of
the Pyramid. Inter-American Development Bank. Washington D.C.
Hoda, A. & Terway, P. 2015. Credit Policy for Agriculture in India – An Evaluation.
Working Paper 302, Indian Council For Research On International Economic
Relations (ICRIER).
IFAD (International Fund for Agricultural Development). 2011. In: Financing
Smallholder Farmers and Rural Entrepreneurs in the Near East and North Africa.
Proceedings of the conference on New Directions for smallholder agriculture,
24–25 Nov. 2011, IFAD, Rome, Italy.
IFAD. 2014. Lessons learned, Commodity value chain development projects. IFAD,
Rome, Italy.
Indian Banks’ Association. 2012. Flow of Credit to the Agriculture Sector. Department
of Social Banking, Indian Banks’ Association .Mumbai, India.
ITC (International Trade Centre). 2015. Trademap. Available at:
Jaffee, D. &. Stiglitz. J.E. 1990. Credit Rationing. Vol. 2, pp. 838–888, In: B.M.
Friedman and F.H. Hahn (eds.). Handbook of Monetary Economics. Elsevier,
Amsterdam, The Netherlands.
Jalan, J. & Ravallion, M. 2001. Behavioral Responses to Risk in Rural China. Journal
of Development Economics, 66(1): 23–49.
Karlan, D. & Zinman, J. 2010. Expanding microenterprise credit access: Using
randomized supply decisions to estimate the impacts in Manila. Abdul Jameel Latif
Poverty Action Lab, Cambridge, USA.
Kazianga, H. & Udry, C. 2006. Consumption Smoothing? Livestock, Insurance and
Drought in Rural Bukina Faso. Journal of Development Economics, 79(2): 413–446.
Keeton, W. 1979. Equilibrium Credit Rationing. Garland Press, New York, USA.
Kochar, A. 1999. Smoothing Consumption by Smoothing Income: Hours-of-work
Responses to Idiosyncratic Agricultural Shocks in Rural India. The Review of
Economic and Statistics, 81(1): 50–61.
Kompas, T., Hoa, T.M.N. & Quang, H.N. 2009. Productivity, Net Returns and
Efficiency: Land and Market Reform in Vietnamese Rice Production. Crawford
Tài liệu tham khảo 125
School of Economics and Government, Crawford Building, Australian National
University, Canberra, Australia.
Levine, R. 2005. Finance and Growth: Theory and Evidence, In: P. Aghion and S.
Durlauf (eds.), Handbook of Economic Growth, edition 1, volume 1, chapter 12,
pages 865-934, Elsevier.
Ligon, E. & Sadoulet, E. 2007. Estimating the effects of aggregate agricultural growth
on the distribution of expenditures. Background paper for the World Development
Report 2008.
Manila Bulletin. 2013. Wider Plantation for Cacao Readied. Manila Bulletin, 03/07/2013.
Milder, B. 2008. Closing the gap: Reaching the missing middle and rural poor through
value chain finance. Enterprise development and microfinance, 19(4), 301–316.
Miller, C. & Jones, L. 2010. Agricultural value chain finance: tools and lessons. FAO
and Practical Action, Warwickshire, UK.
Miller, C. 2011. Agricultural Value Chain Finance, Strategy and Design. Technical
Note. FAO , Rome, Italy.
Miller, C. 2013. Agricultural finance. In: J. Ledgerwood, J. Earne and C. Nelson
(eds.). The new microfinance handbook: a financial market system perspective.
World Bank, Washington D.C., USA.
Miranda, M. & Gonzalez-Vega, C. 2011. Systemic Risk, Index Insurance, and the
Optimal Management of Aicultural Loan Portfolios in Developing Countries.
American Journal of Agricultural Economics, 93(2): 399–406.
Miranda, M. & Farrin, K. 2012. Index-insurance for developing countries. Applied
Economics Perspectives and Policies, 34(3): 391–427.
Morduch, J. 1995. Income Smoothing and Consumption Smoothing. Journal of
Economic Perspectives 9(3): 103–114.
Moser, C.M. & Barrett, C.B. 2006. The Complex Dynamics of Smallholder
Technology Adoption: The Case of SRI in Madagascar. Agricultural Economics,
8(2): 166–173.
NABARD (National Bank for Agriculture and Rural Development). 2015.
NABARD Annual Report 2014-2015. NABARD. Mumbai, India.
Nathan Associates Inc. 2013. Re-Prioritizing Priority Sector Lending in India. Impact
of Priority Sector Lending on India’s Commercial Banks. Economic Impact
Analysis.
Neubart, A. & Roeckel, K. 2008. The Vietnamese Market Economy – What Remains
of its Socialist Orientation?. Pacific News, 29: 8–10.
ODI. 2008. Towards ‘smart’ subsidies in agriculture? Lessons from recent experience in
Malawi. Natural resource perspectives 116. London.
Ouma, J.O., Murithi, F.M., Mwangi, W., Verkuijl, H., Gethi, M. & de Groote, H.
2002. Adoption of Maize Seed and Fertilizer Technologies in Embu District, Kenya.
CIMMYT, Mexico, D.F. and Kenya Agricultural Research Institute.
Parker, S.C. 2000. Saving to Overcome Borrowing Constraints: Implications for
Small Business Entry and Exit. Small Business Economics, 15: 223–232.
Partlow, J.F. 2011. Cassava Planting Gains Ground. Visayan Daily Star, 29/03/2011.
PCAARD (Philippine Council for Agriculture, Aquatic and Natural Resources
Research and Development). 2003. Cassava Industry Status. Available at:
ask=view&id=560&Itemid=434
Phi, T.T., Duong, N.V., Quang, N.N. & Vang P.L. [Morrison, E. & Vermeulen, S.
(eds)]. 2004. Making the most of market chains: challenges for small-scale farmers
Những chiến lược sáng tạo về quản lý rủi ro trong tài chính nông nghiệp và nông thôn 126
and traders in upland Viet Nam. Small and Medium Forest Enterprises Series No. 2.
International Institute for Environment and Development (IIED), London, UK.
Rajani, B. 2014. Adequate flow of credit in changing agricultural scenario through
kisan credit card scheme in India. Abhinav International Monthly Refereed Journal
of Research in Management & Technology, 3(9): no pages online ISSN-2320-0073.
Reardon, T., Chen, K., Minten, B., & Adriano, L. 2012. The quiet revolution in staple
food value chains: Enter the dragon, the elephant and the tiger. Asian Development
Bank, Mandaluyong City, Philippines.
Reuters. 2013. UPDATE 3-U.S. to get coveted Alibaba IPO after Hong Kong talks
founder. Funds News. Available at:
idUSL4N0HL10H20130925
Reuters. 2014. Alibaba in funding talks with Snapdeal. Technology News. Available at: http://
www.reuters.com/article/us-india-snapdeal-alibaba-idUSKBN0M70Q020150311
Rudengren, J. Huong, N.T.L. & Wachenfelt, A.V. 2012. Policies in Viet Nam
Transitioning from Central Planning to a Market Economy. Stockholm Paper,
Institute for Security and Development Policy. Stockholm, Sweden.
Ruotsi, J. 2014. Pro-Poor Partnerships for Agro-Forestry Development in Bac Kan -
Report on Rural Finance Support Mission. IFAD Viet Nam, unpublished.
Rutherford, S. 1999. The poor and their money. United Kingdom’s Department for
International Development. London.
Salasya, B.D.S., Mwangi, W., Verkuijl, H., Odeondo, M.A. & Odenya, J.O. 1998.
Adoption of Seed and Fertilizer Packages and the Role of Credit in Smallholder Maize
Production in Kamakega and Vihiga Districs, Kenya. Mexico, D.F.: CIMMYT and
Kenya Agricultural Research Institute.
Satish G.A. 2014. APMC and E-trading for Financial Inclusiveness in Karnataka
IBMRDs. Journal of Management and Research, Volume-3, Issue-2.
Schreiner, M. 1998. Aspects of Outreach: A Framework for the Discussion of the
Social Benefits of Microfinance. Journal of International Development, 14: 1–13.
Shalendra, D. 2013. Impact Assessment of e-tendering of Agricultural Commodities
in Karnataka, Research Report (2012-13) CCS National Institute of Agricultural
Marketing (NIAM), Jaipur, Rajasthan.
Sherlund, S.M., Barrett, C.B. & Adesina, A.A. 2002. Smallholder Technical
Efficiency Controlling for Environmental Production Conditions. Journal of
Development Economics, 69(1): 85–101.
Sogo-Temi, J. & Olubiyo, S. 2004. The role of agricultural credit in the development
of the agricultural sector: the Nigerian case. African Review of Money Finance and
Banking, 101–116.
Son, D.K. 2009. Report Outline: Vision for Viet Nam’s Rural Developments Strategy
to 2020. Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development.
Hanoi, Viet Nam.
Stark, O. & Levhari, D. 1982. On Migration and risk in LDCs. Economic Development
and Cultural Change, 31(1): 191–196.
Stiglitz, J.E. & Weiss, A. 1981. Credit Rationing in Markets with Imperfect
Information. The American Economic Review, 71(3): 393–410.
Sunderlin, W. & Ba, H. 2005. Poverty alleviation and forests in Viet Nam. Centre for
International Forest Research. Jakarta.
Syed, S. & Miyazako, M. 2013. Promoting Investment in Agriculture for Increased
Production and Productivity. FAO. Rome, Italy. Available at:
a-az725e.pdf (accessed 28 November 2016).
Tài liệu tham khảo 127
Tam, L.T. 2011. Viet Nam rural financial market – Fact diagnostics and the policy
implications for rural development of Viet Nam. Journal of Economics and
Development, 13(1): 57–73.
Teves, G.B. 2014. Improving credit access for the food and agriculture sector
through enhanced implementation of existing policies and new strategies. School of
Economics, Univ. of the Philippines, Quezon.
Thanh, V.T. 2005. Viet Nam’s trade liberalization and international economic integration:
Evolution, Problems and Challenges. Available at:
publications/reports/200504/t20050416_111302.htm (accessed 2 January 2015).
Thapa, G. & Gaiha, R. 2014. Smallholder farming in Asia and the Pacific: challenges
and opportunities. In: P. Hazell and A. Rahman (eds). New Directions for
Smallholder Agriculture. IFAD, Rome, Italy.
The Economist. 2013a. E-commerce in China: The Alibaba phenomenon. The
Economist.
The Economist. 2013b. Alibaba: The world’s greatest bazaar. The Economist.
Tuan, N.D.A. 2011. Viet Nam’s Agrarian Reform, Rural Livelihood and Policy Issues.
Available at:
Do_Anh_Tuan.pdf (accessed 3 January 2015).
USAID. 2011. Rural and agricultural finance: taking stock of five years of innovations.
Micro report 181. USAID, Washington D.C., USA.
Valenzuela, H. 2011. Farm and Forestry Production and Marketing Profile for
Ginger, In: Elevitch, C.R. (ed.). Specialty crops for Pacific Island Agroforestry,
Permanent Agriculture Resources (PAR), Holualoa, Hawaii, USA.
Vodafone Group. 2015. Connected Farming in India: How Mobile Xan Help Support
Farmers’ Livelihoods. Vodafone Group, Berkshire, UK.
Von Pischke, J.D., Adams W.D. & Donald, G. (eds). 1983. Rural Financial Markets
in Developing Countries. Their Use and Abuse. The Johns Hopkins University Press,
Baltimore, USA.
Vu, T.H., Duc, T.P. & Waibei, H. 2012. Farm size and Productivity: Empirical Evidence
from Rural Viet Nam. Proceeding of the Conference on International Research on
Food Security, Natural Resource Management and Rural Development, organised
by Georg-August Universität Göttingen and University of Kassel-Witzenhausen.
Tropentag 2012, Göttingen, Germany.
Weber, R. & Musshoff, O. 2012. Microfinance for agricultural firms - What can we
learn from bank data? Independent Evaluation Unit, KfW Development Bank,
Frankfurt, Germany.
World Bank. 2008. World Development Report 2008: Agriculture for Development.
World Bank Group, Washington, D.C., USA.
World Bank. 2009. Viet Nam enterprise survey for 2009. Available at:
World Bank. 2014a. Well Begun but not Yet Done – Progress and Emerging Challenges
for Viet Nam. Edited by Valerie Kozel, World Bank Group, Washington D.C., USA.
World Bank. 2014b. Financial Sector Assessment Viet Nam. World Bank Group,
Washington, D.C., USA.
Yaron, J., McDonald, P.B. & Charitonenko, S. 1998. Promoting Efficient Rural
Financial Intermediation. The World Bank Research Observer, 13(2): 147–170.
Zimmerman, F.J. & Carter, M.R. 2003. Asset Smoothing, Consumption Smoothing
and the Reproduction of Inequality under Risk and Subsistence Constraints.
Journal of Development Economics, 71: 233–260.
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc – Tổng biên tập: TS. LÊ LÂN
Biên tập – sửa bản in : Nguyễn Thanh Vinh
Nguyễn Khánh Hà
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
167/6 - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: (024) 38523887 – 38521940 Fax: (024) 35760748.
E-mail: nxbnn@yahoo.com.vn
Website: nxbnongnghiep.com.vn
CHI NHÁNH NXB NÔNG NGHIỆP
58 Nguyễn Bỉnh Khiêm Q.1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (028) 38299521 – 39111603 Fax: (028) 39101036
E-mail: cnnxbnn@yahoo.com.vn
In 500 bản, khổ 17 x 25 cm tại NXB. Nông Nghiệp – 167/6 Phương Mai, Đống Đa,
Hà Nội; Chi Nhánh – 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận I, TP.HCM.
XNĐKXB số 4902-2019/CXBIPH/2-357/NN ngày 28/11/2019.
QĐXB số: 054/QĐ CNNXBNN ngày 9/12/2019. ISBN: 978-604-60-3115-4.
In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2019
Những chiến lược sáng tạo về
quản lý rủi ro trong tài chính
nông nghiệp và nông thôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_chien_luoc_sang_tao_ve_quan_ly_rui_ro_trong_tai_chinh.pdf