Trên cơ sở các báo cáo kế toán công ty lập “ Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu chính” thể hiện chi phí nguyên vật liệu đã tiêu hao cho từng phân xưởng chi tiết cho từng mã hàng và số tồn. Số liệu trong báo cáo này sẽ được tính là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp để tính giá thành.
Hạch toán chi phí vật liệu phụ:
Về cơ bản, công tác kế toán đối với chi phí vật liệu phụ cũng tương tự như nguyên vật liệu chính. Hàng tháng, nhân viên hạch toán phân xưởng căn cứ vào phiếu xuất vật liệu phụ để lập báo cáo phụ liệu chuyển lên phòng kế toán công ty, kế toán nguyên vật liệu tại phòng kế toán- tài chính tính và phân bổ chi phí phụ liệu cho các thành phẩm. Cuối quý, sau khi tính và phân bổ chi phí vật liệu phụ kế toán lập báo cáo tổng hợp vật liệu phụ thể hiện số lượng vật liệu phụ và chi phí mỗi loại vật liệu phụ xuất dùng trong quý cho các loại sản phẩm là bao nhiêu. Chi phí vận chuyển vật liệu phụ của hàng gia công được theo dõi trên sổ chi tiết vật liệu theo từng đơn đặt hàng và được phân bổ căn cứ vào số liệu quy đổi của số sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Căn cứ vào báo cáo tổng hợp vật liệu phụ và chi phí vận chuyển đã phân bổ cho từng mã hàng kế toán lập “ Bảng tổng hợp chi phí vật liệu phụ”. Số liệu trên báo cáo này được kết chuyển trực tiếp vào giá thành.
60 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích hoạt động kinh doanh, nghiên cứu cải tiến quản lý kinh doanh… và củng cố hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý.
Kế toán trưởng công ty
Phòng kế toán đơn vị trực thuộc
Bộ phận kế toán TSCĐ, NVL, CC, DC
Kế toán tiền lương, thủ quỹ
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành
Kế toán bán hàng, thanh toán
Kế toán tổng hợp
Bộ phận kế toán TSCĐ, NVL, CC, DC
Kế toán tiền lương, thủ quỹ
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành
Kế toán bán hàng, thanh toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng
Sơ đồ 2.1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
1.2.2. Bộ phận kế toán lao động và tiền lương, thủ quỹ
Tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động; tính lương, BHXH và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội vào các đối tượng sử dụng lao động.
Hướng dẫn kiểm tra các nhân viên hạch toán phân xưởng, các phòng ban trực thuộc đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động và tiền lương, mở sổ sách cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp.
Lập báo cáo về lao động tiền lương, phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, quỹ tiền lương, năng suất lao động
Thủ quỹ là người nắm giữ toàn bộ quỹ tiền của công ty, thủ quỹ có nhiệm vụ nhập xuất quỹ căn cứ vào các chứng từ hợp lệ hợp pháp theo quy định và ghi vào các sổ sách liên quan.
1.2.3. Bộ phận kế toán vật liệu và tài sản cố định
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua vận chuyển, nhập xuất tồn kho vật liệu, tính giá thành thực tế vật liệu thu mua và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng vật liệu về số lượng, chất lượng mặt hàng.
Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, các kho và các phòng thực hiện các chứng từ ghi chép ban đầu về vật liệu, mở sổ sách cần thiết và hạch toán vật liệu đúng chế độ, đúng phương pháp.
Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, nhập xuất vật liệu, các định mức dự trữ và định mức tiêu hao, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng kém phẩm chất, xác định số lượng và giá trị vật liệu tiêu hao và phân bổ chính xác chi phí này cho các đối tượng sử dụng.
Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ, kiểm tra việc bảo quản và bảo dưỡng TSCĐ.
Tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động
Tham gia lập dự toán sữa chữa lớn TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn, phản ánh tình hình thanh lý nhượng bán TSCĐ.
Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, các phòng thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ sách cần thiết và hạch toán TSCĐ đúng chế độ, đúng phương pháp.
Tham gia kiểm kê và đánh giá TSCĐ theo quy định của Nhà nước, lập các báo cáo về TSCĐ, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của TSCĐ.
1.2.4. Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của Doanh nghiệp.
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng theo yếu tố chi phí, khoản mục giá thành theo sản phẩm và công việc.
Tham gia việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch nội bộ và việc giao chỉ tiêu đó cho phân xưởng và các bộ phân có liên quan
Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, công việc hoàn thành tổng hợp kế hoạch kế toán kinh tế của các phân xưởng, tổ sản xuất, kiểm tra việc dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm
Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan tính toán, phân loại các chi phí nhằm phục vụ việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được nhanh chóng, khoa học.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm
1.2.5. Bộ phận kế toán ngân hàng:
Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi vốn bằng tiền. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ để bảo đảm giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền.
Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền.
Thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện chênh lệch, xác định nguyên nhân và kiến nghị bộ phận xử lý chênh lệch vốn bằng tiền.
Kế toán phải theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi ( tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý ) và chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
1.2.6. Bộ phận kế toán tổng hợp
Tổ chức việc ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về nhập, xuất tiêu thụ thành phẩm, về các loại vốn, các loại quỹ của doanh nghiệp, xác định kết quả lãi lỗ, các khoản thanh toán với ngân sách Nhà nước, với ngân hàng, với khách hàng và nội bộ doanh nghiệp.
Ghi chép sổ cái, lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo thuộc phần việc do mình phụ trách và một số báo cáo chung không thuộc nhiệm vụ của các bộ phận trên, kể cả báo cáo điều tra, ước tính. Kiểm tra lại chính xác, trung thực các báo cáo của Doanh nghiệp trước khi Tổng Giám đốc ký duyệt
Tổ chức công tác thông tin trong nội bộ doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh tế. Hướng dẫn các phân xưởng áp dụng chế độ ghi chép ban đầu, giúp kế toán trưởng dự thảo các văn bản về công tác kế toán trình giám đốc ban hành áp dụng trong doanh nghiệp như: Quy định việc luân chuyển chứng từ, phân công lập báo cáo, quan hệ cung cấp số liệu giữa các phòng ban.
Kiểm tra thường xuyên và có hệ thống việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế – tài chính trong doanh nghiệp. Kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm.
Giúp kế toán trưởng làm báo cáo phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán – tài chính, thông tin kinh tế và cung cấp các tài liệu cho các bộ phận có liên quan
1.2.7. Bộ phận kế toán bán hàng và thanh toán
Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển của hàng hoá ở doanh nghiệp về mặt giá trị và hiện vật. Tính toán phản ánh đúng đắn trị giá vốn hàng nhập kho, xuất kho và trị giá vốn của hàng hoá tiêu thụ
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình mua hàng, bán hàng. Xác định đúng đắn kết quả kinh doanh hàng hoá. Đồng thời chấp hành đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách nhập, xuất kho, bán hàng hoá và tính thuế. Cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết về hàng hoá kịp thời phục vụ cho quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hoá, giảm giá hàng hoá… tổ chức kiểm kê hàng hóa đúng theo quy định, báo cáo kịp thời hàng tồn kho.
Theo dõi chi tiết các khoản phải thu theo từng khách hàng, theo từng nội dung phải thu, tình hình thanh toán và khả năng thu hồi nợ
Theo dõi chi tiết mọi khoản nợ của doanh nghiệp cho từng chủ nợ, theo số nợ phải trả, số nợ đã trả và số còn lại phải trả.
Theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp, phân loại thành nợ ngắn hạn, nợ dài hạn căn cứ vào thời hạn phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả.
Cuối kỳ lập bảng đối chiếu công nợ, phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lên kế hoạch để đảm bảo khả năng thanh toán của mình.
1.3. Mối quan hệ giữa bộ máy kế toán và cấp trên, cấp dưới:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập trung- phân tán đã hỗ trợ tốt cho việc kiểm tra đôn đốc các đơn vị, bộ phận trong Công ty, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý chung của Công ty. Công ty có quy mô tương đối lớn, với cơ cấu phức tạp, nhiều chi nhánh và phòng ban song lãnh đạo Công ty luôn bao quát và giám sát được hoạt động của từng chi nhánh, từng đơn vị cũng như từng phòng ban. Điều đó có thể thực hiện được chính là nhờ bộ máy kế toán luôn cung cấp thông tin trực tiếp và kịp thời cho lãnh đạo Công ty, cả thông tin tổng hợp và chi tiết, đáp ứng được yêu cầu quản trị của ban lãnh đạo Công ty.
Việc tổ chức kế toán đầy đủ ở các đơn vị trực thuộc đã nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán kế toán, đảm bảo các chứng từ phát sinh được kiểm tra chặt chẽ về tính hợp lý, hợp pháp và hợp lệ trước khi trình kế toán trưởng và Tổng giám đốc ký duyệt. Các số liệu từ cơ sở được cung cấp nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo Công ty kiểm soát chứng từ nói riêng và các mặt hoạt động khác của Công ty nói chung.
Cùng với phòng kế hoạch thị trường và phòng hành chính, hiệu quả hoạt động của phòng tài chính kế toán đã đóng vai trò quan trọng trong việc không ngừng tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói riêng và hiệu quả quản lý nói chung.
2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán hiện hành
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, vào yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán và các trang thiết bị phòng kế toán, đồng thời trên cơ sở nhận biết nội dung, đặc điểm, trình tự và phương pháp ghi chép của mỗi hình thức sổ kế toán, Công ty cổ phần vải sợi và may mặc Miền Bắc đã áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ. Hình thức sổ này đòi hỏi nhân viên kế toán phải có trình độ cao.
2.1. Hệ thống tài khoản:
Do đặc điểm quy trình công nghệ và sản xuất sản phẩm của công ty cho nên công ty áp dụng theo chế độ QĐ 1141 ban hành ngày 1 / 11 / 1995. Nhìn chung công ty đều áp dụng các tài khoản cấp 1, cấp 2 do Nhà nước ban hành, chỉ khác do loại hình sản xuất và đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh có sự phân chia từ công ty đến các chi nhánh nên tài khoản sử dụng được chi tiết cho từng chi nhánh ( Mẫu số 02 kèm theo )
2.2. Hệ thống chứng từ:
Do Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc là một công ty có quy mô tương đối lớn, các nghiệp vụ diễn ra cũng khá phong phú, vì vậy các loại chứng từ kế toán được tổ chức tại công ty rất đa dạng, bao gồm cả hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn.
Các chứng từ được lập tại công ty theo đúng quy định trong chế độ và được ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán và thông tin cho nhà quản lý.
2.3. Hệ thống sổ sách:
Công ty tổ chức kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ. Các sổ kế toán bao gồm các nhật ký chứng từ, các bảng kê, sổ chi tiết, bảng phân bổ, sổ cái theo mẫu quy định của chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1141 TC/ QĐ / CĐKT.
Kỳ hạch toán của công ty là theo từng quý, cuối quý phòng kế toán của công ty tiến hành tập hợp khoá sổ và lập báo cáo kế toán tổng hợp cho toàn công ty.
Nguyên tắc của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:
Mở số kế toán theo vế Có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bên có của mỗi tài khoản theo các tài khoản đối ứng nợ có liên quan.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ đó theo nội dung kinh tế.
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết của đại bộ phận các tài khoản trên cùng một sổ sách kế toán và cùng trong một quá trình ghi chép.
Kết hợp việc ghi chép kế toán hàng ngày với việc tập hợp dần các chỉ tiêu kinh tế cần thiết cho công tác quản lý và lập bảng biểu.
Dùng các mẫu số in sẵn quan hệ đối ứng tiêu chuẩn của các tài khoản và chỉ tiêu hạch toán chi tiết, các chỉ tiêu trên báo biểu đã quy định.
Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê có liên quan. Trường hợp ghi hàng ngày vào bảng kê thì cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê vào Nhật ký chứng từ.
Đối với các loại chi phí phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, thì các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và các nhật ký chứng từ có liên quan.
Cuối tháng khoá sổ Nhật ký chứng từ kiểm tra đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái một lần, không cần lập chứng từ ghi sổ.
Riêng đối với các tài khoản phải mở các sổ hoặc các thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi ghi vào Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê được chuyển sang bộ phận kế toán chi tiết để ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác.
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng phân bổ
Ghi chú:
Đối chiếu kiểm tra:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Sơ đồ 2.2.1: Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chứng từ
Công ty không làm kế toán bằng tay mà sử dụng kế toán máy với phần mềm kế toán FAST 2003, gồm các phân hệ:
Hệ thống, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ phải thu, kế toán công nợ phải trả, kế toán vốn bằng tiền, kế toán bán hàng, kế toán hàng tồn kho, kế toán chi phí và tính giá thành, kế toán TSCĐ.
Khi có nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, Kế toán sẽ căn cứ vào nội dung kinh tế của nghiệp vụ để nhập số liệu vào các phân hệ tương ứng theo từng trường hợp cụ thể. Số liệu không chỉ được lưu trong phân hệ đó mà còn được tự động chuyển các thông tin cần thiết sang các phân hệ khác có liên quan đến nghiệp vụ. Cuối kỳ kế toán sẽ được chuyển vào phân hệ kế toán tổng hợp để lên các sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính, các báo cáo quản trị của công ty ( nếu có ).
2.4. Hệ thống báo cáo tài chính:
Công tác lập báo cáo kế toán tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc được thực hiện theo quyết định số 167 / 2000 / QĐ - BTC ngày 25 /10/ 2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Việc lập báo cáo này thuộc trách nhiệm của kế toán tổng hợp, kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo cấp trên.
Các báo cáo tài chính được lập định kỳ vào cuối mỗi quý. Bao gồm các loại báo cáo tài chính sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính này được gửi lên Kế toán trưởng và Tổng giám đốc ký duyệt rồi gửi lên Bộ để báo cáo. Các báo cáo tài chính năm được gửi lên Bộ và cơ quan thuế để quyết toán. Việc lập báo cáo tài chính này không những phục vụ cho hoạt động quản lý của Công ty, của Nhà nước mà còn cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng cần khác như các nhà đầu tư, ngân hàng, công nhân viên, khách hàng , nhà cung cấp ... có nhu cầu sử dụng.
Bảng cân đối kế toán: Được lập trên cơ sở số dư của các tài khoản từ loại 1 đến loại 4. Sau khi thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển cuối kỳ, kế toán cộng sổ, tính số dư trên các tài khoản và đối chiếu số dư này với các bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái. Dựa trên bảng cân đối kế toán này, kế toán sẽ lập các tỷ suất tài chính để phân tích các cân đối trong tài sản và nguồn vốn, từ đó đánh giá tình hình tài chính cũng như hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty.
Báo cáo kết quả kinh doanh: Được lập trên cơ sở tổng phát sinh các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, theo đúng quyết định 167/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Báo cáo này được sử dụng để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua tính và phân tích các tỷ suất về khả năng sinh lời.
3. Quá trình hạch toán theo các phần hành kế toán cụ thể tại đơn vị:
3.1. Kế toán bán hàng và thanh toán:
Hạch toán chi tiết và tổng hợp quá trình bán hàng và thanh toán đều dựa trên bộ chứng từ bán hàng như sau:
Đối với kế toán thanh toán với người bán:
Các chứng từ mua hàng:
Hoá đơn GTGT là hoá đơn do nhà cung cấp lập giao cho công ty làm căn cứ thanh toán tiền hàng.
Phiếu nhập kho do phòng vật tư lập thành 3 liên: Liên 1 lưu, liên 2 giao cho người nhập kho, liên 3 giao cho thủ kho nhập kho ghi thẻ sau đó chuyển cho kế toán.
Ngoài ra còn có hợp đồng mua hàng hoá.
Các chứng từ thanh toán:
Phiếu chi khi thanh toán tiền hàng hoặc ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp lập thành 2 liên: Liên 1 lưu, liên 2 giao cho thủ quỹ ghi sổ rồi chuyển cho kế toán.
Uỷ nhiệm chi, giấy báo nợ hoặc bảng kê báo nợ khi công ty thanh toán qua ngân hàng.
Hoá đơn GTGT
Nhập kho
Viết phiếu nhập
Phòng vật tư
KCS
Phòng tài vụ
Thủ kho ký
Thanh toán
Sơ đồ 2.3.1: Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ phần hành thanh toán với người bán
Kế toán thanh toán với khách hàng sử dụng:
Các chứng từ bán hàng:
Hoá đơn bán hàng để ghi nhận khoản nợ phải thu đối với khách hàng, được lập thành 3 liên ( liên 1: lưu, liên 2: giao cho khách hàng, liên 3: chuyển cho phòng kế toán )
Bảo quản và lưu trữ
Khách hàng
Phòng
kế hoạch
Kế toán tiền mặt
Thủ quỹ
Kế toán tiêu thụ
Thủ kho
Hợp đồng mua hàng
Lập HĐ kiêm phiếu XK
Lập phiếu thu
Thu tiền
Ghi sổ
Xuất hàng
Sơ đồ 2.3.2 : Quy trình luân chuyển chứng từ phần hành thanh toán với khách hàng
Chứng từ thanh toán:
Phiếu thu phản ánh số tiền đã thu của khách hàng. Khi khách hàng trả bằng tiền mặt kế toán tiền mặt lập phiếu thu trên cơ sở kiểm tra hoá đơn GTGT. Phiếu thu được lập thành 3 liên: Liên 1, liên 2 lưu tại công ty, liên 3 giao cho người nộp tiền.
Giấy báo có hoặc bảng sao kê báo có của ngân hàng. Khi khách hàng thanh toán thường thông qua ngân hàng, kế toán công ty căn cứ vào chứng từ này để ghi sổ. Ngoài ra còn có giấy thanh toán bù trừ.
3.2. Kế toán vốn bằng tiền
Chứng từ để hạch toán tiền tại quỹ gồm:
Phiếu thu ( 01.TT), phiếu chi ( 02.TT), biên lai thu tiền ( 05.TT), bảng kê vàng bạc đá quý ( 06.TT ), bảng kiểm kê quỹ ( 07a.TT dùng cho VNĐ và 07b.TT dùng cho ngoại tệ, VBĐQ )
Quá trình luân chuyển chứng từ như sau:
Kế toán lập phiếu thu, chi thành 3 liên ( đặt giấy than viết 1 lần ). Sau khi ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào phiếu chuyển cho kế toán trưởng duyệt ( và cả Tổng giám đốc duyệt - đối với phiếu chi ). Sau đó, chuyển cho thủ quỹ làm căn cứ nhập, xuất quỹ. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp ( hoặc người nhận tiền ), 1 liên lưu nơi nộp phiếu. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu, chi được thủ quỹ chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.
Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc đá quý và tính ra số tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm. Riêng vàng bạc, đá quý nhận ký cược, ký quỹ phải theo dõi riêng 1 sổ. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và đưa ra bản kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán là VN đồng, nguyên tắc và phương pháp chuyển các đồng tiền khác theo tỷ giá ngân hàng ngoại thương Việt Nam công bố.
Kế toán tiền gửi ngân hàng: Chứng từ sử dụng để hạch toán các khoản tiền gửi là Giấy báo có, giấy báo nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc ( uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, sec chuyển khoản, séc bảo chi...). Khi nhận được chứng từ ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán tiền gửi ngân hàng của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh, và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán sẽ ghi sổ theo số liệu trên giấy báo hoặc bảng sao kê ngân hàng và khoản chênh lệch này sẽ được hạch toán vào bên Nợ TK 1381 hoặc bên Có TK 3381. Sang tháng sau, phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.
3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hàng tháng, bộ phận kế toán tiền lương tiến hành công việc tính lương và trợ cấp BHXH cho toàn doanh nghiệp. Kế toán sử dụng các chứng từ sau:
Bảng thanh toán lương ( Mẫu số 02- LĐTL ): Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan như: bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán, sổ tổng hợp kết quả lao động. Sau khi được kế toán trưởng ký duyệt bảng thanh toán lương sẽ là căn cứ để lập phiếu chi và phát lương. Bảng này sẽ được lưu tại phòng kế toán.
Bảng thanh toán BHXH: cơ sở để lập bảng này là “ phiếu nghỉ hưởng BHXH “ ( Mẫu số 03 – LĐTL ). Cuối tháng, sau khi kế toán tính ra số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và cho toàn đơn vị, bảng này được chuyển cho trưởng ban BHXH của đơn vị xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi. Được lập thành 2 liên, 1 liên lưu tại phòng kế toán, 1 liên giữ cho cơ quan quản lý quỹ BHXH cấp trên để thanh toán số thực chi.
Bảng thanh toán tiền thưởng: Do phòng kế toán lập theo từng bộ phận có chữ ký của kế toán thanh toán và kế toán trưởng.
Ngoài ra kế toán còn lập sổ lương cho từng công nhân viên để họ có thể tự kiểm tra, giám sát việc tính lương và các khoản thanh toán trực tiếp khác.
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, kế toán tổng hợp số liệu lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, thưởng cho toàn doanh nghiệp trong đó mỗi bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp được ghi 1 dòng.
Việc trả lương cho công nhân viên được tiến hành hai lần trong tháng, lần đầu doanh nghiệp tạm ứng lương cho công nhân viên theo tỷ lệ căn cứ vào lương cấp bậc. Sau khi tính lương và các khoản phải trả khác cho công nhân viên trong tháng doanh nghiệp tiến hành thanh toán số tiền công nhân viên còn được lĩnh trong tháng đó sau khi trừ các khoản khấu trừ vào lương như BHXH, BHYT và các khoản khác. Việc thực hiện chi trả lương được tiến hành vào ngày cuối tháng. Nếu quá thời gian quy định mà còn có công nhân viên vì lý do nào đó chưa nhận lương, thủ quỹ phải lập danh sách những công nhân viên chưa nhận lương, chuyển họ tên, đơn vị, bộ phận và số tiền của công nhân viên chưa nhận lương từ các bảng thanh toán tiền lương sang bảng kê thanh toán với công nhân viên chưa nhận lương, để tiếp tục theo dõi và phát lương cho công nhân viên. Đối với công nhân viên nghỉ phép hàng năm, theo chế độ quy định thì công nhân trong thời gian nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầy đủ như thời gian đi làm việc. Tiền lương nghỉ phép phải được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu năm nào doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ phép được đều đặn thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất, năm nào doanh nghiệp không bố trí được cho công nhân nghỉ phép đều đặn thì để đảm bảo cho giá thành không bị đột biên, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép để phản ánh đúng số thực tế chi phí tiền lương vào chi phí sản xuất. Trích trước lương nghỉ phép chỉ thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
3.4. Kế toán TSCĐ, vật liệu và công cụ dụng cụ
Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện cho từng TSCĐ, từng nhóm TSCĐ và theo nơi sử dụng TSCĐ.
Để theo dõi, quản lý từng TSCĐ kế toán sử dụng thẻ TSCĐ: Được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập và phải được kế toán trưởng ký xác nhận. Thẻ được lưu ở phòng kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản. Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là các chứng từ sau:
Biên bản giao nhận TSCĐ : Được lập cho từng TSCĐ, trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và cho cùng 1 đơn vị giao thì có thể lập chung 1 biên bản
Biên bản thanh lý TSCĐ: Do ban thanh lý TSCĐ lập và phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị, làm căn cứ cho việc ghi giảm TSCĐ.
Biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ.
Để theo dõi chi tiết TSCĐ theo nơi sử dụng thì kế toán TSCĐ sử dụng sổ TSCĐ mở chung cho toàn doanh nghiệp và mở riêng cho từng bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ. Căn cứ để ghi sổ là các thẻ TSCĐ.
Tuỳ từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký với cơ quan thuế phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo quyết định số 1062 TC / QĐ / CSTC ngày 14/ 11/ 1996 của Bộ tài chính và QĐ số 206 / 2003 / QĐ - BTC ngày 12 / 12 / 2003.
Kế toán vật liệu
Khi mua và nhập kho nguyên vật liệu kế toán sử dụng các chứng từ: Hoá đơn GTGT, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu nhập kho, thẻ kho.
Tùy theo yêu cầu khách hàng mua sắm nguyên vật liệu cho sản xuất và dự trữ của Công ty, phòng kế hoạch thị trường thăm dò, tìm kiếm thị trường nguyên vật liệu sao cho phù hợp nhất. Khi hàng về, đối với các loại vật tư cần kiểm nghiệm Công ty sẽ thành lập ban kiểm nghiệm, kết quả kiểm nghiệm được ghi vào biên bản kiểm nghiệm.
Trên cơ sở hoá đơn đỏ, biên bản kiểm nghiệm và các chứng từ liên quan khác, phòng kế hoạch thị trường sẽ lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Liên 1 lưu ở phòng kế hoạch thị trường, liên 2 giao cho người nhập hàng để làm thủ tục thanh toán, liên 3 giao cho thủ kho để làm căn cứ vào thẻ kho. Sau đó được chuyển tới kế toán vật liệu định khoản và vào sổ. Phiếu nhập kho có thể lập cho 1 hoặc nhiều thứ nguyên vật liệu cùng loại, cùng 1 loại giao nhận và cùng 1 kho.
Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán, thủ kho và bộ phận cung ứng cùng tiến hành kiểm nhận vật tư nhập kho. Sau đó, thủ kho ghi sổ thực nhập và cột thực nhập trên phiếu nhập kho.
Khi xuất kho nguyên vật liệu, chứng từ kế toán sử dụng là phiếu xuất kho. Căn cứ vào kế hoạch và tình hình sản xuất, xét thấy nhu cầu xin lĩnh vật tư, căn cứ vào tình hình tồn kho sản phẩm đầu kỳ, kế hoạch thị trường sản phẩm và kế hoạch dự trữ sản phẩm, phòng kế hoạch thị trường sẽ tính toán khối lượng mỗi loại sản phẩm cần sản xuất. Đồng thời căn cứ vào tài liệu kỹ thuật về định mức hao phí do phòng kỹ thuật chuyển tới, phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch thu mua vật tư và trình Tổng giám đốc phê duyệt. Vật liệu mua về được nhập kho, sau đó phòng kế hoạch thị trường tiến hành lập định mức vật tư cho các phân xưởng, viết phiếu xuất kho và chuyển cho thủ kho để xuất kho vật liệu phục vụ cho sản xuất. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: liên 1 lưu cuống, liên 2 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và chuyển cho phòng kế toán, liên 3 giao cho người nhận. Để phù hợp với đặc điểm vật liệu, kho hàng của Công ty và để công tác kế toán vật liệu đạt hiệu quả cao, tránh công việc bị trùng lắp, Công ty đã hạch toán vật liệu theo phương pháp sổ số dư và sử dụng giá nhập trước xuất trước để hạch toán giá trị vật liệu nhập, xuất tồn kho. Đặc điểm của phương pháp này là ở kho chỉ theo dõi vật liệu về số lượng, còn ở phòng kế toán theo dõi về giá trị ( theo giá hạch toán )
Tại kho: Mỗi kho thủ kho mở thẻ kho, thẻ này được mở cho cả năm tài chính, cho từng loại vật liệu. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập – xuất kho, thủ kho ghi vào thẻ kho, ghi số lượng, cuối mỗi ngày cộng số tồn trên thẻ kho. Sau khi ghi thẻ xong, cuối ngày thủ kho tập hợp các chứng từ nhập xuất giao cho phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ.
Nhân viên kế toán vật liệu theo định kỳ ( 3 – 5 ngày ) xuống kho kiểm tra, hướng dẫn việc ghi chép của thủ kho và xem xét chứng từ nhập xuất đã được thủ kho phân loại. Sau đó ký nhận vào phiếu giao nhận chứng từ, thu nhận phiếu này kèm các chứng từ nhập xuất có liên quan.
Căn cứ vào chứng từ nhập, xuất nhận được kế toán đối chiếu với các chứng từ khác có liên quan, sau đó căn cứ vào giá hạch toán đang sử dụng để ghi giá vào các chứng từ và vào cột số tiền của phiếu giao nhận chứng từ. Từ phiếu giao nhận chứng từ, kế toán tiến hành ghi vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn vật liệu.
Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn vật liệu được mở riêng cho từng kho và mỗi danh điểm vật liệu được ghi riêng 1 dòng. Vào cuối tháng, phòng kế toán lập sổ số dư và gửi xuống cho thủ kho để ghi sổ, đồng thời kế toán phải tổng hợp số tiền nhập, xuất trong tháng và tính ra số dư cuối tháng cho từng vật liệu trên bảng luỹ kế.
Số dư trên bảng luỹ kế phải khớp với số tiền được kế toán xác định trên sổ số dư do thủ kho chuyển về.
Phiếu nhập kho
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Thẻ kho
Bảng kê luỹ kế nhập, xuất, tồn
Sổ số dư
Phiếu xuất kho
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Đầu kỳ
Hàng ngày
Cuối tháng
Đầu kỳ
Sơ đồ 2.3.3: Quy trình luân chuyển chứng từ phần hành kế toán vật liệu
3.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Tại công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc chi phí sản xuất được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu:
Chi phí nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp_ nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ.
Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính:
Căn cứ để kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính là các phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và các báo cáo hàng tháng do các phân xưởng gửi lên bao gồm: báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu, báo cáo chế biến, báo cáo hàng hoá. Cuối mỗi quý, kế toán chi phí tập hợp các số liệu này để lập báo cáo tổng hợp chế biến, báo cáo tổng hợp hàng hoá, báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu và báo cáo nguyên liệu ở phân xưởng. Số liệu trên báo cáo nhập xuất tồn này được sử dụng để đối chiếu với báo cáo nhập xuất tồn mà kế toán nguyên vật liệu đã lập trong tháng. Nội dung của báo cáo này phản ánh tình hình nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu của phân xưởng trong tháng như thế nào? Báo cáo này theo dõi về mặt số lượng.
Trên cơ sở các báo cáo kế toán công ty lập “ Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu chính” thể hiện chi phí nguyên vật liệu đã tiêu hao cho từng phân xưởng chi tiết cho từng mã hàng và số tồn. Số liệu trong báo cáo này sẽ được tính là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp để tính giá thành.
Hạch toán chi phí vật liệu phụ:
Về cơ bản, công tác kế toán đối với chi phí vật liệu phụ cũng tương tự như nguyên vật liệu chính. Hàng tháng, nhân viên hạch toán phân xưởng căn cứ vào phiếu xuất vật liệu phụ để lập báo cáo phụ liệu chuyển lên phòng kế toán công ty, kế toán nguyên vật liệu tại phòng kế toán- tài chính tính và phân bổ chi phí phụ liệu cho các thành phẩm. Cuối quý, sau khi tính và phân bổ chi phí vật liệu phụ kế toán lập báo cáo tổng hợp vật liệu phụ thể hiện số lượng vật liệu phụ và chi phí mỗi loại vật liệu phụ xuất dùng trong quý cho các loại sản phẩm là bao nhiêu. Chi phí vận chuyển vật liệu phụ của hàng gia công được theo dõi trên sổ chi tiết vật liệu theo từng đơn đặt hàng và được phân bổ căn cứ vào số liệu quy đổi của số sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Căn cứ vào báo cáo tổng hợp vật liệu phụ và chi phí vận chuyển đã phân bổ cho từng mã hàng kế toán lập “ Bảng tổng hợp chi phí vật liệu phụ”. Số liệu trên báo cáo này được kết chuyển trực tiếp vào giá thành.
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Với đặc thù của doanh nghiệp, trong Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc tiền lương được tính theo sản phẩm. Để hạch toán kết quả lao động ở Công ty, kế toán sử dụng “ phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành” ( 06 – LĐTL ). Do nhân viên thống kê lập rồi được chuyển lên phòng kế toán để tính lương, thưởng.
Nơi sử dụng lao động
Bộ phận quản lý LĐ- TL
Thời gian LĐ
Bảng chấm công
Bộ phận kế toán TL ( lập các chứng từ về TL )
Kết quả lao động
Phiếu xác nhận sp hoàn thành
Số lượng LĐ
Danh sách lao động
Sơ đồ 2.3.4: Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Bảng thanh toán lương tổ
Bảng thanh toán lương PX
Bảng thanh toán lương tháng toàn công ty
Bảng tổng hợp lương quý
Bảng lương quý
Bảng kê số 4
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái TK 622
Sơ đồ 2.3.5: Sơ đồ quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn công ty rồi sau đó sẽ được phân bổ cho các mã hàng theo sản lượng sản phẩm quy đổi của từng mã hàng. Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp các khoản chi phí phát sinh bên Nợ TK 627 trừ đi số giảm trừ chi (nếu có), chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành.
Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng “ bảng phân bổ công cụ dụng cụ”, “ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ”, “ bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung”. Sau đó, kế toán sẽ tiến hành lập “ bảng kê số 4” và “ nhật ký chứng từ số 7”. Từ số liệu trên “ bảng kê số 4” và “ nhật ký chứng từ số 7” về chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp lên Sổ cái TK 627.
Chứng từ gốc ( phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn thanh toán )
Bảng phân bổ CCDC, tiền lương, khấu hao TSCĐ
Bảng tổng hợp chi phí SX chung toàn công ty
Bảng kê số 4
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái TK 627
Sơ đồ 2.3.6 : Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán chi phí sản xuất chung
Sau khi Kế toán đã tập hợp các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, cuối quý toàn bộ chi phí này được tập hợp lại để phục vụ cho việc tính giá thành.
Phần III - Nhận xét đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần vải sợi may mặc miền bắc
Công ty cổ phần vải sợi và may mặc Miền Bắc đã có một quá trình phát triển liên tục cả về quy mô và trình độ quản lý. Lớn lên trong thời kỳ bao cấp và phát triển trong cơ chế thị trường, đến nay Công ty đã có một đội ngũ cán bộ trình độ cao, giàu kinh nghiệm, lực lượng công nhân lành nghề với cơ sở vật chất có giá trị lớn. Sản phẩm của công ty với chất lượng tốt và giá thành hợp lý đã ngày càng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất của Công ty cũng từng bước được hiện đại hoá.
Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty được xây dựng theo mô hình tập trung – phân tán là phù hợp với đặc điểm và quy mô sản xuất phức tạp của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty hoạt động tốt, luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao nhờ có sự phân công, phối hợp hợp lý giữa các phần hành.
Công tác kế toán được tổ chức tốt, tổ chức thực hiện kế toán đầy đủ cho các phần hành, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách đúng với chế độ kế toán hiện hành mà Bộ tài chính quy định, đồng thời phù hợp với hoạt động của Công ty. Việc trang bị đồng bộ máy tính cho phòng kế toán là một điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán. Từ đó giúp cho Kế toán có thể tính toán, tổng hợp số liệu, xây dựng bảng biểu nhanh và thuận tiện, tăng hiệu quả hoạt động, cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác và đầy đủ cho những người có nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên để tổ chức công tác kế toán của Công ty đạt hiệu quả cao hơn, em xin nêu ra một vài ý kiến như sau:
1. Về hệ thống báo cáo quản trị
Như chúng ta đã biết thì kế toán là hoạt động phản ánh, ghi chép, đo lường các hoạt động kinh tế diễn ra trong mỗi doanh nghiệp nhằm quản lý các hoạt động đó ngày càng có hiệu quả hơn. Hạch toán kế toán là một công cụ và nội dung của quản lý, do đó chức năng cơ bản của kế toán là nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định kinh doanh, cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tổ chức, quản trị doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp kế toán quản trị đóng vai trò rất quan trọng vì nó cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định của các nhà quản trị ở các cấp. Hiệu quả của quyết định này dẫn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó việc xây dựng 1 mô hình kế toán quản trị trong doanh nghiệp là điều tất yếu trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Hiện nay, ở công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc, mảng kế toán quản trị chưa được quan tâm đúng mức. Các báo cáo quản trị đóng vai trò hết sức quan trọng trong định hướng sản xuất kinh doanh cũng như quản lý của Công ty, nhưng chưa được coi trọng lắm. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh thì trong phòng tài chính kế toán nên có thêm một bộ phận kế toán quản trị, được tổ chức thành các phần hành cụ thể, riêng biệt tùy theo nhu cầu của Công ty.
2. Về hệ thống tài khoản
Công ty không đăng ký sử dụng TK 151 “ Hàng mua đang đi đường”, do vậy đến cuối kỳ hạch toán, nếu công ty đã nhận được hoá đơn mua hàng ( tức là vật tư đã thuộc quyền sở hữu của Công ty ) nhưng hàng còn đang trên đường vận chuyển thì phòng kinh doanh chỉ lưu chứng từ vào tập hồ sơ riêng còn phòng kế toán không hề hạch toán nghiệp vụ này cho đến khi vật tư về nhập kho Công ty. Điều này dẫn đến khoản mục “ Hàng tồn kho” trên Bảng cân đối kế toán được lập vào cuối kỳ không đúng giá trị thực tế hàng tồn kho của Công ty.
3. Về hình thức ghi sổ:
Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán máy Fast2003 trong công tác hạch toán kế toán. Đây là một phần mềm chuyên dụng, rất hữu ích và tiện lợi cho việc ghi chép và lưu trữ các tài liệu kế toán. Phần mềm được thiết kế có cả 4 hình thức ghi sổ, nhưng thực chất là xuất phát từ trình tự ghi sổ của hình thức Nhật ký chung. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ, đây là một hình thức hạch toán khá phức tạp và nhất là trong điều kiện áp dụng kế toán máy. Do vậy, theo ý kiến của cá nhân em, Công ty có thể chuyển sang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung - một hình thức kế toán rất phù hợp trong việc ghi chép kế toán máy với mẫu sổ đơn giản, dễ thiết kế và sử dụng, thuận tiện trong việc phân công lao động.
4. Về vấn đề tính giá vật liệu xuất kho
Công ty đang sử dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư, phương pháp này chỉ phù hợp với giá hạch toán nhưng thực tế Công ty lại tính giá vật liệu theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Vì vậy, nếu công ty vẫn muốn giữ phương pháp tính giá vật liệu nhập trước – xuất trước thì có thể thay đổi phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu, ví dụ như phương pháp thẻ song song. Phương pháp này giảm nhẹ được công việc của thủ kho ( chỉ cần theo dõi về mặt số lượng ) và nhất là khi Công ty đã áp dụng hình thức kế toán máy vào hạch toán vật liệu thì phương pháp này rất thuận tiện cho kế toán hạch toán vật liệu tại phòng kế toán bằng kế toán máy ( theo dõi cả về số lượng và giá trị ).
5. Về lao động kế toán
Nhìn chung bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức chặt chẽ, hợp lý, được phân công, phân nhiệm rõ ràng. Tuy nhiên cho khối lượng công việc kế toán Nguyên vật liệu tương đối lớn, hàng tháng kế toán còn phải lập nhiều bảng biểu, báo cáo lại phải kiêm luôn kế toán TSCĐ, CCDC ( mà lượng tài sản cố định của Công ty cũng tương đối lớn ). Do đó một người kiêm nhiệm toàn bộ sẽ khá vất vả. Em nghĩ có thể bố trí thêm 1 kế toán viên để có thể hỗ trợ thêm công tác kế toán nguyên vật liệu.
Kết luận
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn giúp cho sinh viên có cơ hội vận dụng kiến thức lý thuyết tiếp thu trên ghế nhà trường vào thực tiễn nhằm phân tích, lý giải và giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, qua đó giúp cho sinh viên củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác nghiệp vụ của công việc.
Qua giai đoạn đầu tiên tiếp xúc với thực tế, em nhận thấy rằng để có được một bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải:
Thiết lập được một cơ cấu tổ chức hợp lý, mỗi nhân viên kế toán đảm nhiệm một phần hành cụ thể, tránh sự chồng chéo công việc, xây dựng được quy trình luân chuyển chứng từ ở mỗi phần hành theo chế độ, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phần trong bộ máy.
Trang bị đầy đủ các thiết bị vi tính, phần mềm kế toán cho mỗi nhân viên để có thể cung cấp thông tin tài chính một cách nhanh chóng và chính xác, tạo điều kiện cho việc ra quyết định kịp thời và hợp lý của các nhà lãnh đạo.
Thường xuyên có sự trao đổi, cập nhật chế độ mới cho toàn bộ các nhân viên kế toán từ Công ty cho đến các đơn vị, xí nghiệp trực thuộc, đảm bảo cho việc xử lý các nghiệp vụ nhanh chóng và hợp pháp.
Trên đây là những nét tổng quát về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, phạm vi hoạt động của Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc cùng những hiểu biết ban đầu của em về bộ máy kế toán của Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị Phòng Tổ chức, Phòng Kế toán - Tài chính cùng các phòng ban trong Công ty và sự hướng dẫn của Thầy giáo Phạm Quang đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Điều lệ hoạt động công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc.
2. Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp của công ty.
3. Báo cáo tài chính các năm 2003, 2004, 2005 của Công ty.
4. Chuẩn mực kế toán mới của Việt Nam
5. Các quyết định và các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính
Nhận xét của cơ sở thực tập
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bộ Thương Mại Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000,
Công ty vải sợi may bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002
mặc Miền Bắc và thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính
Bảng cân đối kế toán
tại ngày 31 tháng 12 năm 2005
Mẫu số 03
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối kỳ
1
2
3
4
tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
( 100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150 + 160 )
I. Tiền
1. Tiền mặt tại quỹ ( gồm cả ngân phiếu )
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Tiền đang chuyển
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
2. Đầu tư ngắn hạn khác
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
III. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
4. Phải thu nội bộ
5. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
6. Phải thu nội bộ khác
7. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
8. Các khoản phải thu khác
9. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng mua đang đi trên đường
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
3. Công cụ, dụng cụ trong kho
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
5. Thành phẩm tồn kho
6. Hàng hoá tồn kho
7. Hàng gửi đi bán
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
100
110
111
112
113
120
121
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
149
28481241507
10705827287
382844904
10322982383
17122352884
3654185517
596106324
11010071735
1861939308
603059036
84523627
13157635
95035700
380985883
29356191
25965164671
12218829964
289929330
11928900634
12925657602
1749952886
780033725
9395916093
1025847758
-260928607
29402371
138030296
23989573
105102805
449112477
13167220
1
2
3
4
1
2
3
4
V. Tài sản lưu động khác
1. Tạm ứng
2. Chi phí trả trước
3. Chi phí chờ kết chuyển
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
5. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
VI. Chi sự nghiệp
1. Chi sự nghiệp năm trước
2. Chi sự nghiệp năm nay
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
( 200 = 210 + 220 + 230 + 240 + 241)
I. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
2. Góp vốn liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn ( * )
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
V. Chi phí trả trước dài hạn
150
151
152
153
154
155
160
161
162
200
210
211
212
213
214
215
216
217
218
219
220
221
222
228
229
230
240
241
50002300
39605500
10396800
25434510919
24724994795
24724997795
40581247929
-15856253134
247000000
459516124
91274734
48155000
43119734
24667854392
24434903401
24434903401
41301392400
- 16866488999
17000000
215950991
Tổng cộng tài sản
250
53912752426
50633019063
Nguồn vốn
Nợ phải trả ( 300 = 310 + 320 + 330 )
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
3. Phải trả cho người bán
4. Người mua trả tiền trước
5. Người mua trả tiền trước
6. Doanh thu nhận trước
7. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
8. Phải trả công nhân viên
9. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
10. Các khoản phải trả, phải nộp khác
11. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
II. Nợ dài hạn
1. Vay dài hạn
2. Nợ dài hạn
3. Trái phiếu phát hành
III. Nợ khác
1. Chi phí phải trả
2. Tài sản thừa chờ xử lý
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu (400= 410+ 420 )
I. Nguồn vốn, quỹ
1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
3. Chênh lệch tỷ giá hôi đoái
4. Quỹ đầu tư phát triển
5. Quỹ dự phòng tài chính
6. Lợi nhuận chưa phân phối
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
2. Quỹ quản lý của cấp trên
3. Nguồn kinh phí sự nghiệp
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
5. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
6. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
300
310
311
312
313
314
314A
314B
315
316
317
318
319
320
321
322
323
330
331
332
333
400
410
411
412
413
414
415
416
417
420
422
423
424
425
426
427
21578344661
19655519982
1437617292
135591991
19756771
115835220
- 156569942
1814463687
16424416954
1912226241
1912226241
10598438
10598438
32334407765
32147946691
32147946691
186461074
186461074
27437563229
25731152510
622648232
215712067
210257521
5454546
152178090
545857125
24194756996
1589292661
1589292661
117118058
117118058
23195455834
23000000000
23000000000
195455834
195455834
Tổng cộng nguồn vốn
430
53912752426
50633019063
Lập, ngày tháng năm
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên, đóng dấu )
Bộ Thương Mại
Công ty vải sợi và may mặc Miền Bắc
Báo cáo tổng hợp kQ Hđ SXKDDV và hđ khác
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2005 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005
Phần I – Lãi lỗ
Mẫu số 01a
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ này
Kỳ trước
Luỹ kế từ đầu năm
I. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu xuất khẩu
Doanh thu bán thành phẩm
sản xuất nội địa
Doanh thu cung cấp dịch
vụ thuê kho
II. Các khoản giảm trừ doanh thu ( 03 = 04 + 05 + 06 + 07 )
Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu, thuế
GTGT theo phương pháp
trực tiếp phải nộp
III. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
( 10 = 01 – 03 )
IV. Giá vốn hàng bán
V. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
( 20 = 10 – 11 )
VI. Doanh thu hoạt động tài chính
VII. Chi phí tài chính
Trong đó : Lãi vay phải trả
VIII. Chi phí bán hàng
IX. Chi phí quản lý doanh nghiệp
X. Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh ( 30 = 20 + ( 21 – 22) – ( 24 + 25 ) )
XI. Thu nhập khác
XII. Chi phí khác
XIII. Lợi nhuận khác
( 40 = 31 – 32 )
XIV. Tổng lợi nhuận trước thuế
( 50 = 30 + 40 )
XV. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
XVI. Lợi nhuận sau thuế
( 60 = 50 – 51 )
01
02
02A
02B
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
23
24
25
30
31
32
40
50
51
60
13243991704
6597569415
3308953559
13243991704
8733636037
4510355670
283279055
98663234
98663234
2723110516
884899912
1086961063
202110089
20570239
181539850
1268500913
449279382
819221531
13243991704
6597569415
3308953559
13243991704
8733636037
4510355670
283279055
98663234
98663234
2723110516
884899912
1086961063
202110089
20570239
181539850
1268500913
449279382
81922153
Lập, ngày tháng năm
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên, đóng dấu )
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC641.doc