Những điểm cần lưu ý trong sản xuất giống cá rô đồng

Mở đầu Việc sản xuất cá rô đồng theo phương pháp nhân tạo, sử dụng kích dục tố như HCG, LRHA, não .đã cho kết quả nhất định. Tuy nhiên, những thông số kỹ thuật liên quan đến sinh sản vẫn chưa ổn định và hấp dẫn. Những nguyên nhân được trực tiếp tác động đến sinh sản đó là: Thời gian và thời điểm nuôi vỗ cá bố mẹ không hợp lý, việc lựa chọn cá hậu bị làm cá bố mẹ không đạt chất lượng (chưa đạt về tuổi, trọng lượng thân, sức khỏe .). Việc phân bổ khẩu phần dinh dưỡng giữa giai đoạn sử dụng thức ăn tinh, và giai đoạn sử dụng thức ăn đạm trong quá trình nuôi vỗ mất tính cân đối và chưa phù hợp. Việc sử dụng đơn một loại kích tố, và sử dụng ở liều cao cũng ảnh hưởng trực tiếp làm cho tỷ lệ đẻ của cá, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở thường thấp. Giai đoạn trứng nở và việc áp dụng các biện pháp chăm sóc trong thời gian này cũng chưa hợp lý như: việc bố trí mức nước ấp, ương, các yếu tố môi trường liên quan, việc vớt

pdf6 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm cần lưu ý trong sản xuất giống cá rô đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG Việc sản xuất cá rô đồng theo phương pháp nhân tạo, sử dụng kích dục tố như HCG, LRHA, não….đã cho kết quả nhất định. Tuy nhiên, những thông số kỹ thuật liên quan đến sinh sản vẫn chưa ổn định và hấp dẫn. Những nguyên nhân được trực tiếp tác động đến sinh sản đó là: Thời gian và thời điểm nuôi vỗ cá bố mẹ không hợp lý, việc lựa chọn cá hậu bị làm cá bố mẹ không đạt chất lượng (chưa đạt về tuổi, trọng lượng thân, sức khỏe….).Việc phân bổ khẩu phần dinh dưỡng giữa giai đoạn sử dụng thức ăn tinh, và giai đoạn sử dụng thức ăn đạm trong quá trình nuôi vỗ mất tính cân đối và chưa phù hợp. Việc sử dụng đơn một loại kích tố, và sử dụng ở liều cao cũng ảnh hưởng trực tiếp làm cho tỷ lệ đẻ của cá, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở…..thường thấp. Giai đoạn trứng nở và việc áp dụng các biện pháp chăm sóc trong thời gian này cũng chưa hợp lý như: việc bố trí mức nước ấp, ương, các yếu tố môi trường liên quan, việc vớt trứng ung hư, thay nước…Như vậy, để việc sản xuất giống cá rô đồng mang lại kết quả thật khả quan cần: Tiến hành nuôi vỗ cá hậu bị từ 1,5 – 3 tháng trước vụ sinh sản, mùa sinh sản tập trung từ tháng 4 – 9 hàng năm, đây là điểm quan trọng vì phù hợp với đặc tính sinh học của cá ngoài thiên nhiên. Chọn cá hậu bị có trọng lượng bình quân 28 – 30 con/kg. Trong đó, tuổi bình quân từ 8 – 12 tháng. Tỷ lệ đực cái là 1:1, mật độ nuôi vỗ trung bình từ 1 – 1,5 kg/m2 ao. Sau thời gian nuôi vỗ 1 tháng cần chuyển thức ăn từ dạng tinh bột qua dạng đạm là chủ yếu, trong đó bột cá chiếm 50% và cám gạo chiếm 50%. Thức ăn cần nấu chín, trộn với bột lá gòn là chất kết dính, vo viên cho vào máng ăn. Lượng ăn hàng ngày chiếm 5 – 7% so với trọng lượng thân cá, ngày ăn 2 lần. Thường xuyên thay đổi nước định kỳ 2 – 3 lần/tuần, lượng nước thay 30 – 50%. Dùng phối hợp thuốc kích dục tố HCG và LARH, trung bình 1 lọ HCG 10.000 uI cộng 1 lọ LRHA 0,2 mg chích cho 6 kg cá cái (Liều chích cho cá đực bằng 1/3 – 1/2 so với liều của cá cái, tỷ lệ bố trí đực, cái là 1:1). Bố trí nước ấp trứng ở mức ban đầu là 10 -15cm, ngày thứ 2 tăng thêm 5 – 10cm, ngày thứ 3 tăng thêm 10 – 15cm. Mật độ ấp 60 – 70.000 trứng/thau (cở thao có đường kính 60 cm). Các yếu tố môi trường nước trong khoảng: PH: 7- 8, kiềm: 68 – 102, Oxy: 4 – 4,5, nhiệt độ 28 - 30oc. Thường xuyên đảo nước ương, vớt trứng ung hư, dùng ống siphon đáy loại các chất thải, cặn bẩn ra ngoài. Rô đồng là loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao, việc sản xuất giống theo phương pháp nhân tạo đã góp phần chủ động nguồn giống thả nuôi, tham gia tích cực trong việc bảo vệ nguồn gen quí hiếm, cân bằng sinh thái tự nhiên, đa dạng phương thức canh tác nông nghiệp, tăng thu nhập kinh tế hộ. Vấn đề địch hại trong nuôi thủy sản Trong nuôi thùy sản, ngoài các yếu tố như môi trường, thời tiết, dinh dưỡng, dịch bệnh tác động trực tiếp đến vật nuôi thủy sản trong ao, hồ, ruộng…..làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng, tình trạng sức khỏe, hệ số chuyển hóa thức ăn theo chiều hướng bất lợi. Thì vấn đề địch hại trong các ao nuôi thủy sản cũng tác động rất lớn đến năng suất chung, và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi. Chúng hiện diện hầu hết ở tất cả các giai đoạn từ khâu ương bột, hương, giống đến nuôi thịt. Địch hại có thể tham gia trực tiếp trong việc sử dụng vật nuôi thủy sản trong ao, hồ, ruộng làm nguồn thức ăn trực tiếp, hoặc cạnh tranh mạnh về thức ăn khi nguồn dinh dưỡng được người nuôi đưa xuống. Chúng còn tham gia truyền bệnh trực tiếp hoặc là ký chủ trung gian truyền bệnh gián tiếp. Trong ao, chúng đào hang, hốc, phá bờ, gây mọi, rò rỉ làm thất thoát vật nuôi thủy sản. Các đối tượng địch hại rất phong phú, có thể là các loài tôm tạp, ốc, cua, ếch, rắn, ấu trùng của các loại côn trùng như bọ gạo, bắp cày, các sinh vật sống ký sinh, vi khuẩn tảo, nấm….Về nguyên nhân xuất hiện, trước tiên là do công tác cải tạo, xử lý và giai đoạn lấy nước vào ao, hồ, ruộng nuôi thực hiện không đúng theo trình tự và nội dung quy trình kỹ thuật đặt ra cụ thể cho từng loại mô hình nuôi, từng đối tượng nuôi, từng mùa vụ triển khai….Trong đó, phải kể đến công tác vét bùn đáy, gia cố bờ bọng, cống rãnh, xảm mọi, thời gian phơi nắng, kỹ thuật lấy nước, xử lý nước, công tác thiết lập hệ thống lưới, rào chắn bảo vệ quanh khu vực nuôi…còn thực hiện rất qua loa, sơ sài và kém hiệu quả.Sử dụng con giống kém chất lượng, đặc biệt là giống tạp, giống trôi nổi…..rất thường có lẫn địch hại. Như vậy, vấn đề địch hại không còn là vấn đề nhỏ, ít quan trọng như chúng ta nghĩ. Thật ra, ở tất cả những thất bại xảy ra ở các mô hình nuôi thủy sản đều có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của địch hại, dấu ấu của chúng đôi lúc lặng lẽ, nhưng tác hại thì rất khó lường. Để quản lý tốt và ngăn chặn, tiêu diệt địch hại cần quan tâm thực hiện tốt trong khâu cải tạo, xử lí ao, lấy nước vào ao nuôi qua lưới chắn tạp, sử dụng thuốc diệt cá, gây màu nước đúng thời gian và đạt yêu cầu, chọn lựa nguồn giống có gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, nuôi đúng mật độ, phân phối thức ăn hợp lí, đủ thành phần dinh dưỡng và lượng cho từng đối tượng nuôi khác nhau. Thiết lập hệ thống lưới chắn, tôn chắn bao quanh khu vực nuôi. Thường xuyên sử dụng các phương pháp thủ công, các phương pháp dân gian như hong đèn, đổ dầu hôi nhằm thu hút côn trùng, địch hại và tiêu diệt chúng. Để các công tác trên hiệu quả cần phối hợp và thực hiện liên tục trong suốt quá trình ương, nuôi, có sự liên hệ chặt chẽ từ khâu chuẩn bị ao đến khâu nuôi, ương….. KS. Lý Vĩnh Phước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42_9267.pdf