Những điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội phạm ma túy

Về việc xác định hàm lượng chất ma túy, tiền chất để làm căn cứ định tội, định khung BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung đáng lưu ý về định lượng, đơn vị tính cũng như hình phạt. Theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng các chất ma túy để truy cứu trách nhiệm hình sự trong từng điều luật, đó là các Điều 249, Điều 250, Điều 252 quy định cụ thể về định lượng, xác định mức tối thiểu đến mức tối đa các chất ma túy để cấu thành tội phạm. Quy định cụ thể việc định lượng các tiền chất, các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy tại các Điều 253 và Điều 254. Theo đó, đã bổ sung cách xác định khối lượng hoặc thể tích tiền chất liên quan khi đối tượng của hành vi bao gồm các loại tiền chất khác nhau ở dạng rắn và dạng lỏng.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội phạm ma túy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
116 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, gồm 426 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 có nhiều điểm mới, riêng đối với các tội phạm về ma túy được quy định ở Chương XX “Các tội phạm về ma túy” có một số điểm mới cơ bản như về cơ cấu điều luật, tên điều luật; về giảm hình phạt tử hình đối với một số tội phạm về ma túy; sửa đổi một số tình tiết định khung, cụ thể hóa dấu hiệu định tội; về xác định hàm lượng chất ma túy, tiền chất để làm căn cứ định tội, định khung; thay đổi đơn vị tính; bổ sung một số chất ma túy phổ biến trong dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung. 1. Về cơ cấu điều luật và tên điều luật Trong BLHS năm 1999, các tội phạm tàng trữ trái phép chất ma túy, vận chuyển trái phép chất ma túy, mua bán trái phép chất ma túy, chiếm đoạt chất ma túy được quy định tại Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy1, đây là tội ghép gồm có 04 tội: tàng trữ trái phép chất ma túy; vận chuyển trái phép chất ma túy; mua bán NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VỀ CÁC TỘI PHẠM MA TÚY PHAN CÔNG CHUYỂN* TÓM TẮT NỘI DUNG Kể từ ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự năm 2015) có hiệu lực thi hành. So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 có nhiều điểm mới, riêng đối với tội phạm về ma túy có một số điểm mới cơ bản. Trong phạm vi bài viết này, tác giải xin trình bày những điểm mới đó. Từ khóa: Bộ luật hình sự; ma túy; tội phạm về ma túy; điểm mới. SUMMARY The Criminal Code 2015 (Amended in 2017) which came into forces from 01/01/2018 has many new points compared to the Criminal Code 1999, especially there are some basic changes in drug-related offences. In this article, the author presented new points of these offences. Key words: Criminal law; drug; drug-related offences; new point. * Trường Đại học Cảnh sát nhân dân TẠP CHÍ KHGD CSND 117 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trái phép chất ma túy và chiếm đoạt chất ma túy. Việc quy định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu tranh với tội phạm, vì có những trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi liên hệ chặt chẽ với nhau, hành vi này là tiền đề hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi kia2, trong trường hợp như vậy, Tòa án có thể kết án người phạm tội về một tội danh bao gồm tất cả hành vi mà đã thực hiện. Tuy nhiên, xét về hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và hành vi chiếm đoạt chất ma túy không nguy hiểm bằng hành vi mua bán trái phép chất ma túy, trong khi đó Điều 194 (BLHS năm 1999) lại quy định về định lượng, mức hình phạt đối với các hành vi này giống nhau nên thực tế gặp nhiều khó khăn trong định tội danh và hình phạt. Việc quy định tất cả các tội tàng trữ trái phép chất ma túy, vận chuyển trái phép chất ma túy, mua bán trái phép chất ma túy và chiếm đoạt chất ma túy trong cùng một điều luật dẫn đến thiếu phân hóa trách nhiệm đối với những hành vi phạm tội có tính nguy hiểm khác nhau. Vì vậy, “nhằm có chính sách xử lý riêng phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, bảo vệ tốt hơn quyền của con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”3, góp phần định tội danh và áp dụng mức hình phạt một cách công bằng phù hợp giữa các hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy hoặc chiếm đoạt chất ma túy, BLHS năm 2015 đã tách Điều 194 BLHS năm 1999 thành 04 tội: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)4. Tương tự như trên, trong BLHS năm 1999, Điều 200 quy định “Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy”5, theo đó, Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được quy định chung trong cùng một điều luật với khung hình phạt như nhau. Điều này dẫn đến thiếu sự phân hóa trách nhiệm hình sự, bởi vì so với hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy nguy hiểm hơn nhiều. Vì vậy, BLHS năm 2015 đã tách thành 02 điều luật riêng: Điều 257 (Tội cưỡng bức người khác sử 3 Bộ Tư pháp, Báo cáo thẩm định Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) số 33/BTP ngày 10/02/2015, Tiểu mục 8.1, Phần III. 4 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 5 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 1 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 2 Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp (2007), Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP, Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội. 118 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) dụng trái phép chất ma túy) và Điều 258 (Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy), nâng tổng số điều luật trong chương XX BLHS năm 2015 lên 13 Điều6. Ngoài ra, ở Điều 192 BLHS năm 1999 quy định “Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý”7 thì BLHS năm 2015 đã sửa đổi tên điều luật thành Điều 247 “Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy”. 2. Giảm hình phạt tử hình đối với các tội phạm về ma túy Việc hạn chế hình phạt tử hình ở nước ta hiện nay là sự thể hiện tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền sống của con người, đồng thời tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về giảm hình phạt tử hình trong các Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo đó, Nghị quyết số 49/NQ-TW đã khẳng định chủ trương “Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”8. Do vậy, để góp phần giảm án tử hình trên thực tế, BLHS năm 2015 đã tách tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý thành 04 tội danh độc lập, đồng thời chỉ giữ lại hình phạt tử hình đối với tội mua bán trái phép chất ma túy và tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Còn đối với các tội danh khác thì mức hình phạt cao nhất là tù chung thân9. 3. Sửa đổi một số tình tiết định khung, cụ thể hóa dấu hiệu định tội Nhằm khắc phục những hạn chế trong quy định của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã sửa đổi dấu hiệu định tội của Điều 247 “Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy”, theo đó, đã liệt kê thêm các hành vi vi phạm ở khoản 110. Đồng thời Điều luật đã bổ sung thêm khoản 4 “Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự” mà ở Điều 192 BLHS 1999 chưa có. Khoản 2 của Điều luật bổ sung thêm Điểm b “Với số lượng 3.000 cây trở lên”11. Cụ thể hóa các từ chỉ số lượng như “nhiều lần” thành “02 lần trở lên”, ví dụ tại Điểm b, Khoản 2 các Điều 248, Điều 6 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 8 Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 9 Xem các điều 249, 250, 251, 252 BLHS năm 2015. 10 Ví dụ: Khoản 1, Điều 247 BLHS năm 2015 quy định: “a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây”. 11 Xem Điều 247 BLHS năm 2015. TẠP CHÍ KHGD CSND 119 Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 253, 254, 255, 256, 257, sửa “phạm tội nhiều lần” thành “phạm tội 02 lần trở lên”. Các điều luật ở Chương XX của BLHS 2015 ở khoản 1 không chỉ quy định các mức chế tài như BLHS năm 1999 mà còn liệt kê cụ thể các hành vi, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người áp dụng luật. BLHS năm 2015 đã sử dụng phương pháp mô tả nhiều hơn, cụ thể hóa dấu hiệu cấu thành tội phạm. Chẳng hạn, đã làm rõ hơn dấu hiệu pháp lý về mặt chủ quan của tội phạm ở Điều 250 “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy” như: “vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy”12. Vấn đề tương tự cũng đã thể hiện ở Điều 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma túy), Điều 252 (Tội chiếm đoạt chất ma túy), Điều 253 (Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy), Điều 254 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy), Điều 257 (Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy), Điều 258 (Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy), Điều 259 (Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần)13. 4. Về việc xác định hàm lượng chất ma túy, tiền chất để làm căn cứ định tội, định khung BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung đáng lưu ý về định lượng, đơn vị tính cũng như hình phạt. Theo hướng quy định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng các chất ma túy để truy cứu trách nhiệm hình sự trong từng điều luật, đó là các Điều 249, Điều 250, Điều 252 quy định cụ thể về định lượng, xác định mức tối thiểu đến mức tối đa các chất ma túy để cấu thành tội phạm. Quy định cụ thể việc định lượng các tiền chất, các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy tại các Điều 253 và Điều 254. Theo đó, đã bổ sung cách xác định khối lượng hoặc thể tích tiền chất liên quan khi đối tượng của hành vi bao gồm các loại tiền chất khác nhau ở dạng rắn và dạng lỏng. 5. Thay đổi đơn vị tính Về định lượng các chất ma túy, BLHS năm 2015 thay đổi đơn vị tính từ “trọng lượng” thành “khối lượng”, các vụ án ma túy từ trước đến nay khi thu giữ được vật chứng đều được xác định bằng gam, kilogam hoặc không thu giữ được tang vật mà dựa trên lời khai của các đối tượng để xác định ma túy bằng đơn vị bánh, cây, chỉ đây là những đơn vị tính khối lượng chứ không phải trọng lượng. Vì vậy, BLHS năm 2015 đã thay đổi đơn vị tính từ “trọng lượng” thành “khối lượng” trong các điều luật để đảm bảo tính chính xác của đơn vị tính. 12 Xem Điều 250 BLHS năm 2015. 13 Xem các Điều 249, 252, 253, 254, 257, 258, 259 BLHS năm 2015. 120 SỐ 99 [01 - 2018] Tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) 6. Bổ sung một số chất ma túy phổ biến trong dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung BLHS năm 1999 không liệt kê tất cả các chất ma túy nằm trong danh mục kiểm soát do Chính phủ ban hành, mà chỉ đề cập một số chất ma túy phổ biến như heroin, cocain, những chất còn lại dùng thuật ngữ chung là “các chất ma túy khác ở thể rắn”, “các chất ma túy khác ở thể lỏng”14. Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm về ma túy cho thấy đã xuất hiện một số chất ma túy phổ biến, do vậy BLHS năm 2015 đã quy định bổ sung thêm một số chất ma túy trong dấu hiệu định tội và định khung của các điều luật cụ thể như chất ma túy Methamphetamine, Am- phetamine, MDMA, XLR-1115. P.C.C Tài liệu tham khảo 1. Chính phủ (2013), Nghị định số 82/2013/NĐ-CP Ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, Hà Nội. 2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 4. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp (2007), Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP, Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội. 5. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp (2015), Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP, Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC- BTP, Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội. 6. Bộ Tư pháp, Báo cáo thẩm định Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) số 33/BTP ngày 10/02/2015, Mục 8.1, Phần III. 7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 14 Xem các điều thuộc Chương XVIII BLHS năm 1999. 15 Xem các điều luật 248, 249, 250, 251, 252 BLHS năm 2015. (Nhận bài: 09/01/2018; hoàn thành biên tập: 15/01/2018; duyệt đăng: 25/01/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_diem_moi_cua_bo_luat_hinh_su_nam_2015_sua_doi_bo_sung.pdf
Tài liệu liên quan