Những điểm mới của hện thống quy phạm xung đột trong bộ luật dân sự năm 2015
Khắc phục những hạn chế của BLDS
năm 2005, Điều 683 BLDS năm 2015 đã mở
rộng phạm vi các vấn đề trong quan hệ hợp
đồng mà các bên được thỏa thuận chọn luật
áp dụng. Cụ thể: Theo quy định tại khoản 1
Điều 683: “Các bên trong quan hệ hợp đồng
được thỏa thuận lưạ chọn pháp luật áp dụng
đối với hợp đồng”. Như vậy, phạm vi thỏa
thuận luật áp dụng là toàn bộ các vấn đề có
liên quan đến quan hệ hợp đồng trừ hình thức
của hợp đồng được xác định theo pháp luật
áp dụng đối với hợp đồng đó. Điều này có
nghĩa là nếu luật áp dụng cho hợp đồng là
luật do các bên thỏa thuận thì luật này cũng
sẽ được sử dụng để xác định tính hợp pháp
của hợp đồng. Nói gọn lại, Điều 683 BLDS
năm 2015 đã được xây dựng theo hướng mở
rộng tối đa phạm vi các bên chủ thể của hợp
đồng được thỏa thuận chọn luật áp dụng và
điều này phù hợp với pháp luật quốc tế.
Công ước Rome ngày 19/6/1980 về Luật áp
dụng đối với những nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng cũng như trong Điều 3 Nghị định
Rome I (Regulation (EC) No 593/2008 of
the European Parliament and of the Council
of 17 June 2008 on the law applicable to contractual obligations), Nghị định điều chỉnh
về nghĩa vụ hợp đồng tại Liên minh châu Âu
thay thế Công ước Rome 1980 quy
định:“Hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật
do các bên thỏa thuận lựa chọn. Sự lựa chọn
phải được thể hiện rõ ràng hoặc được chứng
minh rõ ràng bởi các điều khoản trong hợp
đồng hoặc tùy theo từng trường hợp cụ thể”.
Tương tự, các công ước quốc tế đa phương
được ban hành trong khuôn khổ của Hội
nghị La Haye về TPQT như: Công ước La
Haye ngày 15/6/1955 về Luật áp dụng đối
với mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước La
Haye ngày 14/3/1978 về Luật áp dụng cho
chi nhánh, văn phòng đại diện, Công ước La
Haye ngày 22/12/1986 về Luật áp dụng cho
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng
quy định tương tự. Điều 2 Công ước La
Haye ngày 15/6/1955 quy định: “Hợp đồng
mua bán chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật
của nước được chỉ định bởi các bên giao
kết”7. Luật hợp đồng của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa có hiệu lực thi hành từ ngày
1/10/1999 cũng thừa nhận nguyên tắc thỏa
thuận chọn luật áp dụng trong các hợp đồng
quốc tế mà không giới hạn phạm vi thỏa
thuận lựa chọn8.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm mới của hện thống quy phạm xung đột trong bộ luật dân sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÛÄNG ÀIÏÍM MÚÁI CUÃA HÏÅ THÖËNG QUY PHAÅM
XUNG ÀÖÅT TRONG BÖÅ LUÊÅT DÊN SÛÅ NÙM 2015
BàNh QuốC TuấN*
* TS. Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
1 Xem thêm: Đoàn Năng, Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 72 - 74.
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 18(322) T9/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1. Các loại quy phạm xung đột được xây
dựng trong Bộ luật Dân sự năm 2015
Về mặt lý luận, căn cứ vào kỹ thuật xây
dựng có hai loại QPXĐ: QPXĐ một bên
(một chiều) và QPXĐ hai bên (hai chiều).
QPXĐ một bên là loại quy phạm chỉ ra loại
quan hệ dân sự chỉ áp dụng pháp luật của
một nước cụ thể. QPXĐ hai bên là quy
phạm đề ra nguyên tắc chung để các cơ quan
tư pháp có thẩm quyền lựa chọn luật của
một nước nào đó sẽ được áp dụng để điều
chỉnh đối với quan hệ tương ứng. Phần lớn
các QPXĐ trong TPQT là QPXĐ hai bên,
bởi lẽ, mặc dù việc xây dựng QPXĐ trong
luật quốc gia là ý chí đơn phương của quốc
gia nhưng phải tính đến lợi ích của các quốc
gia khác. Nói cách khác, việc đưa ra nguyên
tắc lựa chọn pháp luật trong QPXĐ phải dựa
trên các chuẩn mực pháp lý đã được lý luận
về TPQT thừa nhận. Ngoài ra, theo một số
nhà nghiên cứu TPQT Việt Nam, căn cứ vào
tính chất của QPXĐ có thể chia thành
QPXĐ mệnh lệnh (imperative) và QPXĐ
tùy nghi (dispositive)1. QPXĐ có tính chất
mệnh lệnh là QPXĐ quy định các cơ quan,
tổ chức và cá nhân phải dứt khoát tuân theo,
không có quyền thỏa thuận chọn luật để áp
dụng. QPXĐ mang tính chất tùy nghi là
QPXĐ cho phép các bên đương sự thỏa
thuận chọn pháp luật để áp dụng điều chỉnh
các quan hệ dân sự của mình.
Căn cứ vào tiêu chí phân loại QPXĐ
trên có thể thấy, trong Phần thứ bảy BLDS
năm 2005 đã xuất hiện cả hai loại QPXĐ
nhưng số lượng QPXĐ một bên ngang bằng
với số lượng QPXĐ hai bên. Điều này thể
hiện rằng, xu thế của các nhà lập pháp khi
xây dựng Phần thứ bảy muốn hướng đến
việc áp dụng pháp luật Việt Nam càng nhiều
càng tốt trong việc điều chỉnh các quan hệ
dân sự có YTNN. Tuy nhiên, cũng chính
việc xây dựng nhiều QPXĐ một bên nhằm
hướng đến áp dụng pháp luật Việt Nam có
thể sẽ làm cho mức độ khái quát của điều
luật không cao. Nói cách khác, phạm vi điều
chỉnh của điều luật sẽ không thể bao quát hết
được các trường hợp quan hệ dân sự có
YTNN xảy ra trên thực tế, bởi vì các quy
Việc ban hành Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 là một bước tiến bộ lớn của pháp
luật dân sự Việt Nam. Trong đó, với việc xây dựng Phần thứ năm thay cho Phần
thứ bảy của BLDS năm 2005, hệ thống quy phạm xung đột (QPXĐ) của tư pháp
quốc tế (TPQT) Việt Nam đã có nhiều tiến bộ quan trọng trong việc chọn luật điều
chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (YTNN).
46
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 18(322) T9/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
phạm này chỉ tính đến các trường hợp có
liên quan trực tiếp đến Việt Nam mà đa phần
là quan hệ đó phải xảy ra trên lãnh thổ Việt
Nam mà không tính đến trường hợp quan hệ
đó liên quan đến Việt Nam nhưng xảy ra ở
nước còn lại trong quan hệ hoặc nước thứ ba
hoặc đó là quan hệ giữa các chủ thể Việt
Nam nhưng xảy ra ở nước ngoài. Bên cạnh
đó, tính khả thi của việc áp dụng các quy
phạm này cũng không cao vì như nhận định
ở trên, chỉ khi nào cơ quan có thẩm quyền
chọn luật áp dụng là cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam thì các quy phạm này mới có
cơ hội áp dụng trong thực tế. Ngoài ra, việc
xây dựng nhiều QPXĐ một bên nhằm
hướng đến việc áp dụng pháp luật Việt Nam
càng nhiều càng tốt tỏ ra không phù hợp với
các nguyên tắc cơ bản của TPQT, bao gồm
bốn nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc bình
đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu
khác nhau; nguyên tắc không phân biệt đối
xử giữa công dân nước sở tại với người
nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau
trên lãnh thổ nước sở tại; nguyên tắc công
nhận quyền miễn trừ của quốc gia; nguyên
tắc có đi có lại2, trong đó quan trọng nhất là
nguyên tắc có đi có lại. Nói cách khác, nếu
áp dụng các QPXĐ của Phần thứ bảy BLDS
năm 2005, rõ ràng pháp luật nước có liên
quan đến quan hệ ít có cơ hội áp dụng hơn
luật Việt Nam. Điều này chưa hẳn là tốt bởi
vì trong Phần thứ bảy rất ít xuất hiện trường
hợp các bên trong quan hệ được thỏa thuận
chọn luật áp dụng nên chắc chắn rằng, các
bên tham gia quan hệ ngay từ đầu sẽ không
chọn luật áp dụng là luật Việt Nam và hạn
chế đến mức tối đa việc giải quyết các vấn
đề có liên quan đến quan hệ đó trước cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế
trong giai đoạn sắp tới, sự tuân thủ các
chuẩn mực pháp lý quốc tế cơ bản sẽ là yêu
cầu xuyên suốt trong việc xây dựng các
QPXĐ, Phần thứ năm BLDS năm 2015 đã
tăng cường các QPXĐ hai bên và giảm số
lượng các QPXĐ một bên. Cụ thể: Trong 25
điều luật của Phần thứ năm (từ Điều 663 -
Điều 687) ngoài 9 điều luật liên quan đến
các nguyên tắc chung (Điều 663 - Điều
671), 16 điều luật còn lại là các QPXĐ dùng
để chọn luật áp dụng, trong đó chỉ có 6
khoản là QPXĐ một bên, ấn định luật áp
dụng là luật Việt Nam, đối với các quan hệ
pháp luật liên quan trực tiếp đến Việt Nam.
Cụ thể: đoạn 2 khoản 2 Điều 672, khoản 2
Điều 673, khoản 3 Điều 674, khoản 2 Điều
675, khoản 3 Điều 676, khoản 5 Điều 683.
Như vậy, so với Phần thứ bảy của BLDS
năm 2005 thì số lượng QPXĐ một bên đã
giảm đi rất nhiều. Điều này thể hiện sự thay
đổi trong nhận thức của nhà làm luật, đưa
các QPXĐ của Việt Nam phù hợp hơn với
các chuẩn mực pháp lý quốc tế, đảm bảo
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của TPQT.
Mặt khác, quan trọng hơn, làm cho pháp luật
Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng hơn
trong thực tiễn bởi lẽ pháp luật Việt Nam do
QPXĐ một bên dẫn chiếu đến chỉ có cơ hội
áp dụng khi QPXĐ được sử dụng chọn luật
là QPXĐ của Việt Nam. Trong khi đó,
những QPXĐ một bên trong BLDS năm
2005 chỉ là QPXĐ của TPQT Việt Nam, chỉ
có cơ hội áp dụng khi quan hệ dân sự có
YTNN diễn ra tại Việt Nam hoặc tranh chấp
liên quan đến quan hệ đó thuộc thẩm quyền
giải quyết của tòa án Việt Nam3. Đây cũng
là một trong những nguyên nhân dẫn đến
các QPXĐ của BLDS năm 2005 chưa có
nhiều cơ hội áp dụng trong suốt mười năm
tồn tại của mình4.
2 Xem thêm: Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2013, tr. 38 - 41.
3 Xem thêm: Bành Quốc Tuấn, Pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo BLDS năm 2005, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, số 14 (222), tháng 7/2012, tr. 17 - 22.
4 Xem thêm: Hoa Hữu Long, Tổng quan pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài, Tham luận tham gia Tọa đàm “Về thực trạng Tư pháp quốc tế Việt Nam và kinh nghiệm Nhật Bản”,
Bộ Tư pháp tổ chức ngày 05/12/2013 tại Hà Nội.
47
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 18(322) T9/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Như vậy, với việc giảm QPXĐ một bên
và tăng cường số lượng các QPXĐ hai bên,
BLDS năm 2015 đã khắc phục hạn chế của
BLDS năm 2005 về mặt kỹ thuật lập pháp,
đồng thời tạo cơ hội cho pháp luật nội dung
của Việt Nam được lựa chọn áp dụng. Điều
này cũng góp phần làm cho TPQT Việt Nam
phù hợp hơn với các chuẩn mực pháp lý
quốc tế.
2. Phạm vi điều chỉnh của quy phạm xung
đột trong Bộ luật Dân sự năm 2015
Theo mô hình TPQT Việt Nam hiện
nay, hệ thống các QPXĐ được xây dựng
theo hướng không cần có một đạo luật riêng
điều chỉnh về TPQT mà các QPXĐ sẽ được
quy định trong các văn bản pháp luật khác
nhau, từ BLDS là luật chung đến các luật
chuyên ngành như Luật Hôn nhân và gia
đình, Luật Thương mại, Luật Trọng tài
thương mại... Chính vì vậy, phạm vi điều
chỉnh của các QPXĐ sẽ khác nhau phụ
thuộc vào văn bản pháp luật mà nó được
chứa đựng trong đó. Với tư cách là văn bản
pháp luật chung của TPQT Việt Nam, các
QPXĐ chứa đựng trong BLDS năm 2015
cũng có phạm vi điều chỉnh riêng, phù hợp
với phạm vi điều chỉnh của BLDS năm
2015. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của các
QPXĐ trong BLDS năm 2015 được xác
định gồm hai nhóm chính là QPXĐ xác định
pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp
nhân và QPXĐ xác định luật áp dụng đối
với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân. Về
cơ bản, BLDS năm 2015 đã xây dựng được
một số lượng các QPXĐ đáng kể, khái quát
được phần lớn các quan hệ dân sự có YTNN
cơ bản nhất bởi những quan hệ đặc thù, cụ
thể khác đã được quy định trong các văn bản
pháp luật chuyên ngành. Phạm vi điều chỉnh
của các QPXĐ tại Phần thứ năm đã bao trùm
được phần lớn các quan hệ dân sự cơ bản
được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật
nội dung trong các phần trước của BLDS
năm 2015. Mô hình của BLDS năm 2015 về
cơ bản cũng tương đồng với giải pháp được
lựa chọn ở nhiều quốc gia trên thế giới
không ban hành đạo luật TPQT riêng như
Pháp, Liên bang Nga
So với BLDS năm 2005, phạm vi điều
chỉnh của các QPXĐ tại Phần thứ năm của
BLDS năm 2015 đã được mở rộng để đảm
bảo sự tương đồng với các quy phạm pháp
luật nội dung và đây cũng là một trong
những điểm tiến bộ của BLDS năm 2015.
Trong tương quan so sánh với những nội
dung quy định dành cho các quan hệ dân sự
trong nước, có thể thấy rằng, phạm vi điều
chỉnh của các QPXĐ trong BLDS năm 2005
hẹp, không đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh
các tình huống quan hệ dân sự có YTNN
trong thực tế. Nhiều vấn đề được BLDS điều
chỉnh đối với quan hệ trong nước nhưng
chưa có QPXĐ điều chỉnh như thực hiện
công việc không có ủy quyền, được lợi
không có căn cứ pháp luật hoặc đã có văn
bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh
nhưng chưa được BLDS quy định các
nguyên tắc chung trong chọn luật áp dụng
như quan hệ hợp đồng lao động có YTNN,
quan hệ thương mại, quan hệ trọng tài Cụ
thể: Thực hiện công việc không có ủy
quyền là một trong những nội dung được
BLDS năm 2005 điều chỉnh (từ Điều 594 -
Điều 598) với tư cách là một giao dịch dân
sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia quan hệ. Trên thực tế quan hệ
thực hiện công việc không có ủy quyền có
YTNN (đặc biệt là yếu tố chủ thể nước
ngoài) là hoàn toàn có thể xảy ra nhưng
BLDS năm 2005 còn thiếu QPXĐ điều
chỉnh quan hệ thực hiện công việc không có
sự ủy quyền của người khác; tương tự,
hưởng lợi không có căn cứ pháp luật được
điều chỉnh tại Điều 247 BLDS năm 2005
nhưng không có QPXĐ chọn luật áp dụng
trong trường hợp quan hệ này có YTNN.
Khắc phục hạn chế này, BLDS năm 2015
đã bổ sung Điều 686 về chọn luật điều
chỉnh quan hệ thực hiện công việc không có
ủy quyền. Tương tự như thế là Điều 685 về
chọn luật điều chỉnh nghĩa vụ hoàn trả do
chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật.
48
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 18(322) T9/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
3. Nguyên tắc thỏa thuận chọn luật áp
dụng
Nguyên tắc thỏa thuận chọn luật áp
dụng luôn là một trong những nguyên tắc cơ
bản của TPQT để chọn luật áp dụng điều
chỉnh quan hệ dân sự có YTNN. Nguyên tắc
này lần đầu tiên được quy định trong TPQT
Việt Nam tại Điều 769 BLDS năm 2005 với
nhiều điểm hạn chế cần khắc phục5. Nhằm
tiếp tục ghi nhận và mở rộng việc áp dụng
nguyên tắc chọn luật áp dụng, góp phần
hoàn thiện hệ thống QPXĐ của TPQT Việt
Nam, BLDS năm 2015 đã có nhiều tiến bộ
quan trọng trong việc ghi nhận nguyên tắc
này. Cụ thể:
- Về phạm vi các quan hệ được thỏa
thuận chọn luật áp dụng: BLDS năm 2005
chỉ quy định quyền thỏa thuận chọn luật áp
dụng đối với quan hệ hợp đồng có YTNN
(Điều 769) và nguyên tắc này tiếp tục được
ghi nhận tại Điều 683 BLDS năm 2015. Bên
cạnh đó, BLDS năm 2015 đã mở rộng phạm
vi áp dụng nguyên tắc thỏa thuận chọn luật
đối với quan hệ thực hiện công việc không
có uỷ quyền (Điều 686) và quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Điều 687).
Việc mở rộng phạm vi áp dụng của nguyên
tắc thỏa thuận chọn luật áp dụng là phù hợp
với xu thế phát triển của TPQT Việt Nam
trong giai đoạn sắp tới, bởi lẽ nguyên tắc này
đã được ghi nhận rất rộng rãi trong pháp luật
ở nhiều nước, đặc biệt là những nước đã ban
hành đạo luật riêng về TPQT6. So với TPQT
các nước, phạm vi áp dụng nguyên tắc thỏa
thuận chọn luật áp dụng của BLDS năm
2015 vẫn còn hẹp bởi lẽ các bên chủ thể của
nhiều quan hệ dân sự có YTNN khác đều có
quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng như
quan hệ thừa kế theo di chúc, quan hệ lao
động, Những quan hệ này, BLDS năm
2015 hoặc chưa quy định quyền thỏa thuận
chọn luật áp dụng hoặc không xây dựng
QPXĐ chọn luật áp dụng và đây cũng là một
trong những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
nhằm hoàn thiện hệ thống QPXĐ của TPQT
Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
- Về phạm vi những vấn đề được thỏa
thuận lựa chọn pháp luật áp dụng trong
trường hợp được chọn luật áp dụng: Đối với
quy định duy nhất về quyền thỏa thuận chọn
luật áp dụng được quy định tại Điều 769
BLDS năm 2005 cho thấy, đây là quy định
có rất nhiều hạn chế và trên thực tế quy định
này chưa được áp dụng để chọn luật điều
chỉnh quan hệ hợp đồng tại Việt Nam mà
một trong những nguyên nhân quan trọng
chính là phạm vi các bên chủ thể hợp đồng
được phép thỏa thuận chọn luật. Cụ thể:
Khoản 1 Điều 769 chỉ cho phép các bên thỏa
thuận lựa chọn luật áp dụng đối với quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; còn
đối với vấn đề hình thức hợp đồng thì các
bên không được thỏa thuận lựa chọn luật áp
dụng mà phải tuân theo pháp luật của nước
nơi giao kết hợp đồng (Điều 770) hoặc vấn
đề xác định nơi giao kết hợp đồng trong
trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì
phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú
của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của
pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng
(Điều 771). Bên cạnh đó, quyền thỏa thuận
lựa chọn luật áp dụng của các bên còn bị hạn
chế hay nói cách khác, bị “tước bỏ”, ngay
cả trong những vấn đề luật cho phép lựa
chọn luật áp dụng. Cụ thể: đoạn 2 khoản 1
Điều 769 BLDS năm 2005 quy định nếu
hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và
thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải
tuân theo pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, thỏa
thuận lựa chọn luật áp dụng của các bên
cũng sẽ vô hiệu do điều khoản về bảo lưu
trật tự công cộng như quy định tại Điều 759
5 Xem thêm: Bành Quốc Tuấn, Hoàn thiện quy định về quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng dân sự có yếu
tố nước ngoài, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1 +2 (210 + 211), tháng 01/2012, tr. 73 – tr. 77.
6 Xem thêm: Đỗ Văn Đại, Quyền lựa chọn pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (2+3),
tháng 3/2013, tr. 46 – 55.
49
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 18(322) T9/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
BLDS năm 2005: “nếu việc áp dụng hoặc
hậu quả của việc áp dụng không trái với
những nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Cộng hòa XHCN Việt Nam” và một số văn
bản pháp luật khác với cụm từ tương tự. Các
quy định này cho thấy dường như nhà làm
luật có khuynh hướng giới hạn đến mức có
thể phạm vi những vấn đề của hợp đồng dân
sự có YTNN mà các bên được quyền thỏa
thuận lựa chọn luật áp dụng và điều này trái
với xu thế của TPQT thế giới, đặc biệt là
Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế vốn là một Công ước mang
tính phổ cập toàn cầu.
Khắc phục những hạn chế của BLDS
năm 2005, Điều 683 BLDS năm 2015 đã mở
rộng phạm vi các vấn đề trong quan hệ hợp
đồng mà các bên được thỏa thuận chọn luật
áp dụng. Cụ thể: Theo quy định tại khoản 1
Điều 683: “Các bên trong quan hệ hợp đồng
được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng
đối với hợp đồng”. Như vậy, phạm vi thỏa
thuận luật áp dụng là toàn bộ các vấn đề có
liên quan đến quan hệ hợp đồng trừ hình thức
của hợp đồng được xác định theo pháp luật
áp dụng đối với hợp đồng đó. Điều này có
nghĩa là nếu luật áp dụng cho hợp đồng là
luật do các bên thỏa thuận thì luật này cũng
sẽ được sử dụng để xác định tính hợp pháp
của hợp đồng. Nói gọn lại, Điều 683 BLDS
năm 2015 đã được xây dựng theo hướng mở
rộng tối đa phạm vi các bên chủ thể của hợp
đồng được thỏa thuận chọn luật áp dụng và
điều này phù hợp với pháp luật quốc tế.
Công ước Rome ngày 19/6/1980 về Luật áp
dụng đối với những nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng cũng như trong Điều 3 Nghị định
Rome I (Regulation (EC) No 593/2008 of
the European Parliament and of the Council
of 17 June 2008 on the law applicable to con-
tractual obligations), Nghị định điều chỉnh
về nghĩa vụ hợp đồng tại Liên minh châu Âu
thay thế Công ước Rome 1980 quy
định:“Hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật
do các bên thỏa thuận lựa chọn. Sự lựa chọn
phải được thể hiện rõ ràng hoặc được chứng
minh rõ ràng bởi các điều khoản trong hợp
đồng hoặc tùy theo từng trường hợp cụ thể”.
Tương tự, các công ước quốc tế đa phương
được ban hành trong khuôn khổ của Hội
nghị La Haye về TPQT như: Công ước La
Haye ngày 15/6/1955 về Luật áp dụng đối
với mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước La
Haye ngày 14/3/1978 về Luật áp dụng cho
chi nhánh, văn phòng đại diện, Công ước La
Haye ngày 22/12/1986 về Luật áp dụng cho
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng
quy định tương tự. Điều 2 Công ước La
Haye ngày 15/6/1955 quy định: “Hợp đồng
mua bán chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật
của nước được chỉ định bởi các bên giao
kết”7. Luật hợp đồng của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa có hiệu lực thi hành từ ngày
1/10/1999 cũng thừa nhận nguyên tắc thỏa
thuận chọn luật áp dụng trong các hợp đồng
quốc tế mà không giới hạn phạm vi thỏa
thuận lựa chọn8.
Tóm lại, do điều kiện khách quan, ngay
từ đầu TPQT Việt Nam đã theo đuổi mô
hình không ban hành đạo luật TPQT riêng
mà quy định các QPXĐ trong nhiều văn bản
pháp luật, với vị trí trung tâm là BLDS. Các
dấu hiệu lập pháp gần đây cho thấy mô hình
này sẽ tiếp tục được duy trì trong giai đoạn
sắp tới khi các điều kiện để ban hành đạo
luật TPQT vẫn chưa xuất hiện đầy đủ. Do
đó, việc hoàn thiện hệ thống QPXĐ của
BLDS năm 2015 là một nhiệm vụ trọng tâm
của hoạt động lập pháp Việt Nam nhằm tiếp
tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ
cho quá trình hội nhập quốc tế trong giai
đoạn sắp tới n
7 Xem thêm: Roy Goode, Herbert Kronke, Ewan McKendrick, Jeffrey Wool (2007) - Transnational Commercial Law -Oxford
University Press, (tiểu mục 2.30), p. 72.
8 V. contract law of the People’s Republic of China, Adopted and Promulgated by the Second Session of the Ninth National
People’s Congress on March 15, 1999, Translated & Compiled by John JIANG & Henry LIU, art.126.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_diem_moi_cua_hen_thong_quy_pham_xung_dot_trong_bo_luat.pdf