Những điểm mới của nhóm tội phạm về ma túy trong bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và việc tổ chức thực hiện

Thứ hai, trong quá trình xét xử người phạm tội ma túy, cần lưu ý một số quy định của BLHS khác nhưng có liên quan tới người phạm tội về ma túy như sau: - BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với những người này, bởi việc áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội từ đủ 75 tuổi trở lên là không nhân đạo và làm giảm ý nghĩa giáo dục. Do vậy, để góp phần thể hiện sâu sắc tính nhân đạo và chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự nước ta, BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định mới: không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với họ (các khoản 2, 3 Điều 40 về hình phạt tử hình). Vì vậy, đối với các bị cáo trên 75 tuổi (không phụ thuộc thời điểm thực hiện tội phạm về ma túy họ bao nhiêu tuổi), Tòa án cần hết sức chú ý để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng này. - Trường hợp người bị kết án về các tội phạm ma túy được hưởng án treo. Trong quá trình thi hành án nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên (quy định tại Điều 64 luật thi hành án hình sự năm 2010) thì Tòa án có thể buộc chấp hành hình phạt tù của bản án về tội phạm ma túy đã cho hưởng án treo.(1) Đây là trường hợp cần hết sức lưu ý bởi các đối tượng phạm tội về ma túy thực tế thường có nhiều biểu hiện vi phạm trong quá trình thi hành án treo như rời khỏi địa phương không khai báo tạm vắng, không có mặt theo yêu cầu của chính quyền sở tại, tiếp tục có hành vi vi phạm đặc biệt khi người người thi hành án treo nghiện ma túy . Bên cạnh đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật Trung ương tăng cường hơn nữa công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật và phát triển án lệ. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo khoa học, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ làm công tác chuyên trách phòng, chống ma túy của các ngành Hải quan, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có điều kiện tốt nhất trau dồi kinh nghiệm, nâng cao khả năng công tác đáp ứng tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp./.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm mới của nhóm tội phạm về ma túy trong bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và việc tổ chức thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 I. Những điểm mới của nhóm tội phạm về ma túy trong Bộ luật hình sự năm 2015 Ngày 20/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015. Đây là hoạt động nhằm chỉnh sửa những sai sót về mặt kỹ thuật trong BLHS đã được thông qua trước đó (năm 2015), cũng như sửa đổi, bổ sung nhiều quy định để phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Trong đó, nhóm tội phạm về ma túy cũng được sửa đổi với nhiều nội dung quan trọng nhằm giải quyết những bất cập và vướng mắc trong thực tiễn. Những điểm mới này được thể hiện thông qua một số nội dung quan trọng sau: 1. Về cơ cấu điều luật và tên điều luật: Các tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XVIII BLHS năm 1999 * Thạc sĩ, Khoa Tội phạm học & Điều tra tội phạm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NHÓM TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VÀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRẦN ĐÌNH HẢI * Quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS năm 2015) về các tội phạm ma túy được xây dựng dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kế thừa, phát triển các quy định phù hợp của BLHS năm 1999, bổ sung những quy định mới để giải quyết những vướng mắc, bất cập đang đặt ra trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự nhằm nâng cao tính minh bạch, khả thi và tính dự báo của BLHS. Bài viết tập trung vào những thay đổi cơ bản và giải pháp tổ chức thực hiện là cơ sở tạo điều kiện giải quyết những bất cập và vướng mắc trong thực tiễn đối với nhóm tội phạm về ma túy so với BLHS năm 1999. Từ khóa: Bộ luật hình sự năm 2015, tội phạm ma túy, quy định mới về tội phạm ma túy, tổ chức thực hiện, ma túy, tiền chất. Regulations in the Penal Code of 2015 (amended, supplemented in 2017) on the drug-related offences have been developed on the basis of practical summary, inheritance, and development of the 1999 one’s regulations. Moreover, it helps to supplement with new regulations so as to address the shortcomings in the process of preventing and combating against the crimes, together with, improve the criminal legislative technique to enhance the transparency, feasibility, and predictability of the Penal Code. The author focuses on the fundamental changes and solutions to the implementation, which are to facilitate the overcoming of shortcomings in the practice of drug-related offences when compared to the Penal Code of 1999. Keywords: The Penal Code of 2015, drug-related offences, new regulations on drug-related offences, the implementation, drug, prodrug. TRẦN ĐÌNH HẢI 23Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát (sửa đổi, bổ sung năm 2009) gồm có 10 điều (từ Điều 192 đến Điều 201). Trong khi đó, các tội phạm về ma túy trong BLHS năm 2015 được quy định tại Chương XX gồm 13 điều luật, tăng thêm 3 điều luật so với BLHS năm 1999 (từ Điều 247 đến Điều 259), do tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại Điều 194 BLHS năm 1999 được tách thành 04 tội độc lập và tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được tách thành hai điều luật độc lập (Điều 257, Điều 258). Bên cạnh đó, ở Điều 192 BLHS năm 1999 quy định Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý thì Điều 247 BLHS năm 2015 đã sửa đổi thành Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Điều 201 BLHS năm 1999) được sửa đổi thành tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259) để cập nhật tình hình thực tế. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong BLHS năm 1999 được gộp chung lại thành một điều (Điều 194) như đã nói. Nay BLHS năm 2015 đã tách Điều 194 nói trên thành 4 tội riêng biệt đó là tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 249; tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 250; tội “Mua bán trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 251; và tội “Chiếm đoạt chất ma túy” được quy định tại Điều 252. Nội dung sửa đổi quan trọng này chính là việc cụ thể hóa phương thức giải quyết những điểm bất cập lớn nhất khi giải quyết các vụ án ở chỗ, các tội danh có tính chất, mức độ khác nhau cần phải được áp dụng với những chính sách xử lý khác nhau. Quy định mới này sẽ giảm thiểu khó khăn cho các cơ quan tố tụng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt cũng như xác định các tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm, đặc biệt sẽ là cơ sở để Tòa án áp dụng mức hình phạt một cách công bằng phù hợp giữa các hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Mặt khác, với kết cấu mới này BLHS năm 2015 cũng khắc phục được những hạn chế mang tính liệt kê theo cách quy định về tội phạm ghép như BLHS năm 1999. 2. Bổ sung, cập nhật các chất ma túy mới và cụ thể hóa việc định lượng So với BLHS năm 2009, BLHS năm 2015 đã có sự thay đổi về đơn vị tính, xuất phát từ thực tiễn các vụ án ma túy đã xử lý, khi thu giữ được vật chứng đều được xác định bằng gam, kilogam Đây là đơn vị tính khối lượng chứ không phải trọng lượng. Vì vậy, Luật đã thay đổi đơn vị tính từ “trọng lượng” thành “khối lượng” để đảm bảo tính chính xác của đơn vị tính. Về định lượng các chất ma túy BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng các chất ma túy để truy cứu trách nhiệm hình sự trong từng điều luật, đó là các Điều 249, Điều 250, Điều 252; quy định cụ thể về định lượng, xác định mức tối thiểu đến mức tối đa các chất ma túy để cấu thành tội phạm Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 194 BLHS năm 1999 không quy định cụ thể định lượng của các chất ma túy để xác định cấu thành tội phạm mà khi giả quyết các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ mục 3.6 Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NHÓM TỘI PHẠM VỀ MA TÚY... 24 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 24/12/2007 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ tư pháp để xác định mức tối thiểu cấu thành tội phạm cho các hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Ngoài ra, luật còn quy định cụ thể việc định lượng các tiền chất, các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy tại các Điều 253 và Điều 254 để thuận lợi hơn trong thực tiễn áp dụng. Một trong những nội dung mới quan trọng khác được quy định trong BLHS năm 2015 là việc bổ sung quy định xử lý hình sự đối với hành vi mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy mới như chất XLR-11 (được tẩm ướp trong cỏ Mỹ) vào cấu thành một số tội như tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248), tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249)... Đây là các chất có mức độ nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đòi hỏi các hành vi vi phạm phải bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, các loại cây này chưa được quy định trong BLHS năm 1999 cũng như BLHS năm 2015, do đó chưa có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với người thực hiện hành vi thỏa mãn cấu thành các tội phạm. Đồng thời, trong một số điều luật, BLHS đã bổ sung các tình tiết định khung “các chất ma túy khác ở thể lỏng”, “các chất ma túy khác ở thể rắn” hay “bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định” để đảm bảo tính dự báo. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các cơ quan thực tiễn để có thể xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh bằng việc chỉ cần đối chiếu tình tiết vụ án với Danh mục chất ma túy ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ mà sẽ không cần tiến hành sửa đổi luật như Nghị định 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ, Nghị định số 126/2015/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP nêu trên. Với cách quy định như trên, đến nay về cơ bản luật vẫn phù hợp với văn bản mới thay thế là Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh Mục chất ma túy và tiền chất. Trong đó, đáng chú ý là Nghị định 73/2018/NĐ- CP đã bổ sung nhiều chất ma túy để làm căn cứ xử lý. Hiện tại, Nghị định quy định có 515 chất ma tuý được xếp vào 3 Danh mục và 44 tiền chất chia làm 2 nhóm (so với trước đây là 250 chất ma tuý và 43 loại tiền chất). Đặc biệt, trong danh mục III “Các chất ma tuý được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền” có 71 chất ma tuý, trong đó bổ sung 2 chất là Zolazepam và Tiletamine có trong thuốc thú y. Việc quản lý và sử dụng thuốc thú y mặc dù trước đó đã có những quy định nhưng còn nhiều kẽ hở, để các đối tượng lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp bằng cách hiết xuất từ thuốc thú y. Vì vậy, đây là sự bổ sung hết sức kịp thời để các cơ quan chức năng có thể giải quyết triệt để, khắc phục tình trạng không có căn cứ xử lý hình sự trong các tình huống thực tiễn đặt ra đối với thủ đoạn liên quan đến ma túy nói trên. 3. Sửa đổi mức hình phạt các nội dung tình tiết tăng nặng định khung Về mức hình phạt: Nhìn chung, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, các hình phạt được quy định trong BLHS năm 2015 đối với người phạm tội là rất nghiêm khắc, đặc biệt Luật vẫn duy trì hình phạt tử hình trong một số tội như tội sản xuất trái TRẦN ĐÌNH HẢI 25Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát phép chất ma túy (Điều 248), tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250) và tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251). Tuy nhiên, nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về giảm hình phạt tử hình được thể hiện trong Nghị Quyết số 08/NQ- TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị Quyết số 49/ NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ quyền con người nói chung và quyền sống nói riêng của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, với việc tách Điều 194 BLHS năm 1999 thành các tội phạm độc lập, BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình đối với hai tội là “Tàng trữ trái phép chất ma túy”- Điều 249 và tội “Chiếm đoạt chất ma túy” - Điều 252 BLHS khi chỉ áp dụng mức hình phạt cao nhất đối với hai tội này là chung thân. Đồng thời, để thể hiện sâu sắc hơn nguyên tắc nhân đạo và đường lối xử lý hướng thiện, Điều 249, 252 BLHS năm 2015 có khung hình phạt nhẹ hơn so với Điều 194 BLHS năm 1999 (khoản 1 phạt từ 01 năm đến 05 năm; khoản 2 phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; khoản 3 từ 10 năm đến 15 năm; khoản 4 từ 15 năm đến 20 hoặc chung thân). Về tình tiết định khung tăng nặng hình phạt BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm tình tiết “Qua biên giới” trong các tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250) và tội Mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251), tình tiết “vận chuyển, mua bán qua biên giới” đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Đây là sự bổ sung kịp thời và cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khi thời gian qua, hành vi này rất phổ biến trong các tội phạm về ma túy. Việc vận chuyển, mua bán qua biên giới thể hiện tính chất, mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều so với các trường hợp thông thường. Thủ đoạn phạm tội về ma túy qua biên giới rất tinh vi, xảo quyệt bằng các hình thức như trà trộn, lén lút qua đường chính ngạch, lắt léo, âm thầm theo con đường tiểu ngạch dẫn đến rất khó phát hiện, xử lý. Mặt khác, hành vi vận chuyển, mua bán các chất ma túy qua biên giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ các loại ma túy tổng hợp mới có thể xuất hiện trong nước gây khó khăn cho công tác quản lý và đặc biệt gây thêm nhiều tác hại cho người sử dụng, góp phần tăng thêm tình trạng mất trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, Điều luật không quy định nhằm qua biên giới nên tình tiết này không phải là tình tiết thuộc về chủ quan của người phạm tội, do đó chỉ áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này khi người phạm tội đã thực hiện hành vi qua biên giới một cách trót lọt. II. Những vấn đề đặt ra trong việc tổ chức thực hiện quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến nhóm tội phạm về ma túy Để thực hiện hiệu quả cao nhất trong quá trình áp dụng, cũng như đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp, đảm bảo mục tiêu không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, trong thời gian tới, việc tổ chức thi hành BLHS năm 2015 cần phải tiếp tục tăng cường các biện pháp sau đây: 1. Thống nhất nhận thức và quán triệt nội dung liên quan đến vấn đề xác định khối lượng các chất ma túy trong thực tiễn. Có thể nói, vấn đề xác định khối lượng hay hàm lượng các chất ma túy khi giải quyết các vụ án về ma túy chính là điểm NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NHÓM TỘI PHẠM VỀ MA TÚY... 26 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 mấu chốt dẫn đến những khó khăn, ách tắc, tồn đọng của loại án này trong suốt thời gian dài khi BLHS năm 1999 đang còn hiệu lực. Bởi lẽ trước đây, các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC- BTP ngày 24/12/2007, của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 (viết tắt Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT). Theo đó, tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT có hướng dẫn như sau: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất.” Để khắc phục bất cập của Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT, ngày 14/11/2015 Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17 nói trên (viết tắt Thông tư liên tịch 08/2015/ TTLT), nội dung Thông tư có quy định từ ngày 30/12/2015, khi thu giữ được các chất nghi ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy chỉ cần trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu được. Việc trưng cầu “giám định hàm lượng” để xác định trọng lượng các chất ma túy chỉ bắt buộc trong một số trường hợp như: chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; xái thuốc phiện; thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Do đó, để tổ chức thực hiện hiệu quả quy định của BLHS cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, việc giám định ma túy cần tuân thủ triệt để các nội dung sau: - Về phía cơ quan trưng cầu giám định: những trường hợp không bắt buộc phải trưng cầu giám định để xác định hàm lượng, khi ra Quyết định trưng cầu giám định đối với các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy đã thu giữ được thì nội dung yêu cầu giám định cần ghi rõ: “Mẫu gửi giám định có phải là chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy không? Loại chất ma túy, tiền chất gì? Trọng lượng (khối lượng) của mẫu gửi giám định là bao nhiêu?”. Đối với cơ quan giám định, trong kết luận giám định phải xác định rõ về chất ma túy để phù hợp với quy định của BLHS, ví dụ như chất Hêrôin, chất Côcain... Không được kết luận “là chế phẩm Hêrôin” hoặc “có thành phần Hêrôin”. Khi ra Quyết định trưng cầu giám định thì nội dung yêu cầu giám định của cần ghi rõ: Đối với các mẫu gửi giám định ở thể rắn (là thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần...): “Mẫu gửi giám định (chất bột, viên nén...) có chứa chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy không? Loại chất ma túy, tiền chất gì? Hàm lượng chất ma túy, tiền chất? Trọng lượng (khối lượng) chất ma túy, tiền chất là bao nhiêu?”. - Đối với các mẫu gửi giám định ở thể lỏng cần ghi rõ: “Mẫu gửi giám định (dung dịch, chất lỏng...) có chứa chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy không? Loại chất ma túy, tiền chất gì? Hàm lượng chất ma túy, tiền TRẦN ĐÌNH HẢI 27Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát chất? Thể tích (trọng lượng, khối lượng) chất ma túy, tiền chất là bao nhiêu?”. Trong kết luận giám định của cơ quan giám định cũng phải nêu cụ thể chất ma túy, tiền chất được giám định theo đúng tên gọi để phù hợp với quy định của BLHS.(1) Đối với các chất mà Thông tư 08/2015 quy định bắt buộc phải giám định hàm lượng là chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; xái thuốc phiện; thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì cần chú ý: - Sở dĩ các chất này được quy định bắt buộc phải giám định hàm lượng bởi lẽ đây là những chất mà người thực hiện hành vi vi phạm đã biết rõ và cố ý tạo ra sản phẩm không phải ma túy nguyên chất. Trong đó chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch hoặc ở thể lỏng được pha loãng thường được pha chế để sử dụng (chứ không phải sản xuất), việc vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép thông qua thủ đoạn này nhằm tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng. Tương tự như vậy, xái thuốc phiện cũng không được hình thành trong quá trình sản xuất trái phép chất ma túy mà là chất thải, phần không cháy hết của nhựa thuốc phiện được hình thành sau khi sử dụng, nhiều đối tượng vì lên cơn nghiện hoặc không có tiền mua các chất ma túy khác nên đã sử dụng; thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cũng không được hình thành do quá trình sản xuất trái phép mà là các loại thuốc chữa 1  Xem Công văn số: 2955/CSĐT(C44) của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an ngày 29 tháng 8 năm 2016 về việc giải quyết các vụ án về ma túy bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. - Khi xác tính khối lượng các chất để xử lý, cần căn cứ vào quy định tại Điều 3 của Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của BLHS 2015. Trong đó, việc xác định khối lượng thuốc phiện trong xái thuốc phiện, thuốc phiện pha loãng, thuốc phiện pha trộn được tính theo thuốc phiện chứa 10% morphine làm căn cứ quy đổi. Tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy được tính theo quy định của Nghị định 19 nêu trên nếu là số thập phân thì gồm một chữ số sau dấu phẩy và không làm tròn (sau khi có kết luận giám định sẽ xác định được chính xác tỷ lệ % morphin có trong chất đó). Ví dụ: Vật chứng thu giữ là 2000g xái thuốc phiện, giả sử kết quả giám định xác định hàm lượng morphine là 0,14%. Bước 1: Tính khối lượng morphine trong tang vật Theo Nghị định 19 thì cách tính số thập phân gồm một chữ số sau dấu phẩy và không làm tròn, do vậy từ kết quả giám định chúng ta chỉ tính hàm lượng morphine là 0,1%. Vì vậy, khối lượng của morphine có trong 2000g xái thuốc phiện như sau: 2000g x 0,1: 100 = 2g (morphine) Bước 2: Từ khối lượng morphine tính ra khối lượng thuốc phiện để làm căn cứ xử lý Theo Nghị định 19, lấy thuốc phiện chứa 10% morphine làm chuẩn (tức tỷ lệ thuốc morphine trong thuốc phiện là 1/10) NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NHÓM TỘI PHẠM VỀ MA TÚY... 28 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 Vậy 2 gam morphine sẽ là 2 x 100: 10 = 20 (gam thuốc phiện). Mặt khác, việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy trong trường hợp các chất ma túy không được quy định trong cùng một điểm thuộc các khoản của một trong các điều 248, 249, 250, 251, 252 của BLHS năm 2015 thì cần lưu ý đã có sự thay đổi cách tính so với hướng dẫn tại Thông tư 17/2007/TTLT nêu trên. Cụ thể, theo quy định tại Nghị định số 19/2018/NĐ-CP, cách tính để xác định hành vi thỏa mãn cấu thành phạm tội cơ bản hoặc khung tăng nặng vẫn trên tinh thần như hướng dẫn tại Thông tư 17/2007/TTLT ở chỗ áp dụng phương pháp tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại một khoản nhất định của một trong các điều 249, 250, 252 của Bộ luật hình sự năm 2015. Sau đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy. Tuy nhiên, điểm khác biệt là trước đây, tại Thông tư 17/2007/TTLT nếu kết quả cộng tỷ lệ đạt trên 100% thì cho phép xác định luôn khung hình phạt tương ứng chính là khung hình phạt có chứa mức khối lượng, thể tích ma túy tối thiểu dùng để tham chiếu. Còn hiện tại, theo Nghị định 19/2018/NĐ-CP, nếu kết quả cộng tỷ lệ là trên 100% thì cần tiến hành thêm bước tiếp theo là tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản tăng nặng liền kề. Nếu kết quả vẫn trên 100% thì cho phép chuyển khung, nếu dưới 100% thì giữ nguyên khung ở bước trước. Bên cạnh đó, Thông tư 08/2015/TTLT còn hướng dẫn “Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng có căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận cuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng”. Tuy nhiên, để vận dụng một các triệt để hơn quy định này đòi hỏi các cơ quan tư pháp cần sớm ban hành hướng dẫn cụ thể hơn, bởi lẽ quy định trên nhằm khắc phục những vụ án về ma túy mang tính truy xét mà không thu giữ được vật chứng của vụ án là ma túy. Nhưng nếu chỉ “thông qua lời khai của các đối tượng thì trọng lượng hầu hết chỉ tồn tại dưới dạng định lượng không rõ ràng như “tép”; “gói” ma túy đá, Hêroin; “bánh” Hêroin. Vì vậy, sẽ rất khó để lượng hóa một cách chính xác trọng lượng một “tép”; một “gói”; một bánh Hêroin là bao nhiêu gam, bởi thực tế xét xử cho thấy trọng lượng “tép”; “gói”; “bánh” là chất ma túy thu giữ trong các vụ án về ma túy là không giống nhau?(1) 2. Một số lưu ý khác trong công tác thực thi Bộ luật hình sự năm 2015 Trong quá trình thực thi BLHS năm 2015 đối với các tội phạm về ma túy, ngoài các nội dung trọng tâm nêu trên, các cơ quan tiến hành tố tụng cần quán triệt, thống nhất nhận thức và vận dụng chính xác, khoa học một số vấn đề sau: Thứ nhất, BLHS năm 2015 có bổ sung quy định “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” như một điều kiện của cấu thành tội phạm để 1  Xem thêm: Phạm Thị Hồng Đào - Văn phòng luật sư Thạnh Hưng, Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2019 truy cập ngày 18/06/2018 TRẦN ĐÌNH HẢI 29Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát xử lý trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo khoản 1 Điều 249 và khoản 1 Điều 250. Như vậy, trình tự, thủ tục, thời hạn và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cũng như việc lưu trữ, quản lý, tra cứu, cung cấp và sử dụng thông tin đối với các trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy cần phải được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ và có tính hệ thống cao. Do đó, ngoài việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của BLHS, các cơ quan có thẩm quyền cần phải quan tâm đầu tư kịp thời về phương tiện kỹ thuật, xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu đồng bộ và phải đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan chức năng và của chính quyền các cấp nhằm bảo đảm cho hoạt động tố tụng hình sự cũng như công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy nói chung và tội phạm tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy nói riêng đạt hiệu quả cao. Thứ hai, trong quá trình xét xử người phạm tội ma túy, cần lưu ý một số quy định của BLHS khác nhưng có liên quan tới người phạm tội về ma túy như sau: - BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với những người này, bởi việc áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội từ đủ 75 tuổi trở lên là không nhân đạo và làm giảm ý nghĩa giáo dục. Do vậy, để góp phần thể hiện sâu sắc tính nhân đạo và chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự nước ta, BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định mới: không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với họ (các khoản 2, 3 Điều 40 về hình phạt tử hình). Vì vậy, đối với các bị cáo trên 75 tuổi (không phụ thuộc thời điểm thực hiện tội phạm về ma túy họ bao nhiêu tuổi), Tòa án cần hết sức chú ý để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng này. - Trường hợp người bị kết án về các tội phạm ma túy được hưởng án treo. Trong quá trình thi hành án nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên (quy định tại Điều 64 luật thi hành án hình sự năm 2010) thì Tòa án có thể buộc chấp hành hình phạt tù của bản án về tội phạm ma túy đã cho hưởng án treo.(1) Đây là trường hợp cần hết sức lưu ý bởi các đối tượng phạm tội về ma túy thực tế thường có nhiều biểu hiện vi phạm trong quá trình thi hành án treo như rời khỏi địa phương không khai báo tạm vắng, không có mặt theo yêu cầu của chính quyền sở tại, tiếp tục có hành vi vi phạm đặc biệt khi người người thi hành án treo nghiện ma túy ... Bên cạnh đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật Trung ương tăng cường hơn nữa công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật và phát triển án lệ. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo khoa học, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ làm công tác chuyên trách phòng, chống ma túy của các ngành Hải quan, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có điều kiện tốt nhất trau dồi kinh nghiệm, nâng cao khả năng công tác đáp ứng tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp./. 1  Nghị quyết 02/2018.NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 15 tháng 05 năm 2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS về án treo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_diem_moi_cua_nhom_toi_pham_ve_ma_tuy_trong_bo_luat_hin.pdf
Tài liệu liên quan