Tham khảo kinh nghiệm lập pháp
của một số nước cho thấy, những thiệt
hại được coi là hậu quả rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng khá đa dạng. Ví dụ,
Điều 330 BLHS Đức***** coi một trong
những trường hợp sau đây là trường hợp
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (đối với
các tội phạm về môi trường nói chung):
- Gây nguy hại cho việc cung ứng
nước cho cộng đồng;
- Gây hại lâu dài cho sự ổn định số
lượng động vật, thực vật của những loài bị
đe dọa tuyệt chủng;
- Thực hiện từ lòng tham;
- Gây tổn hại nặng về sức khỏe của
một người hoặc đe dọa gây ra tổn hại nặng
về sức khỏe cho nhiều người;
- Gây ra cái chết của một người.
Từ những phân tích trên, cùng với
sự so sánh quy định của Điều 240 với các
điều luật khác trong nhóm các tội phạm
về môi trường (như quy định tại các Điều
237, Điều 238, Điều 241 BLHS), tác giả
bài viết này đề xuất bổ sung dấu hiệu: “Gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 122% đến 200%”, “Làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội”,
“Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.000.000.000 đồng do phát sinh chi
phí phòng, chống dịch bệnh” làm dấu hiệu
định khung hình phạt tại khoản 2 Điều 240
BLHS; bổ sung các dấu hiệu: “Gây tổn hại
cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người
này từ 201% trở lên”, “Gây thiệt hại từ
1.000.000.000 đồng trở lên do phát sinh
chi phí phòng, chống dịch bệnh”,“Gây
nguy hại cho việc cung ứng nước cho cộng
đồng” làm dấu hiệu hiệu định khung hình
phạt tăng nặng tại khoản 3 Điều 240 BLHS.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm mới, những bất cập của quy định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người trong bộ luật hình sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
NHỮNG ĐIỂM MỚI, NHỮNG BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH
VỀ TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
NGUY HIỂM CHO NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015
NEW POINTS AND INADEQUACIES OF REGULATION ON CRIMES
FOR SPREADING INFECTIOUS DISEASES TO PEOPLE
IN THE CRIMINAL CODE 2015
Đào Phương Thanh*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/11/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/5/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/5/2020
Tóm tắt: Bài viết phân tích những điểm mới của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho người (theo Điều 240 Bộ luật hình sự năm 2015), chỉ ra những điểm hạn chế,
bất cập về tên tội danh, về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự, về các tình tiết định khung tăng
nặng và đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập đó.
Từ khóa: Bộ luật hình sự năm 2015, tội phạm, bệnh truyền nhiễm.
Abstract: The article analyzes the new points of regulation on the crime of spreading
dangerous infectious diseases to people (according to Article 240 of the Criminal Code
2015), points out the limitations and inadequacies of criminal names, of subject responsible
for criminal matters, aggravating circumstances and propose recommendations to overcome
such limitations and shortcomings.
Keywords: Criminal Code 2015, crime, infectious disease.†
* Trường Đại học Luật Hà Nội
† Trần Lê Hồng, Nhận thức chung đối với các tội phạm về môi trường và một số vấn đề liên quan, Tạp
chí Khoa học pháp lí, số 04/2011.
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 67 (5/2020) 56-62
Đặt vấn đề
Trong Bộ luật hình sự (sau đây viết
tắt là BLHS) đầu tiên - BLHS năm 1985
“chưa thể hiện rõ tính cấp bách và tầm
quan trọng đặc biệt của việc đấu tranh
với các hành vi xâm hại môi trường. Điều
này không chỉ thể hiện qua việc BLHS
1985 chưa dành riêng một chương cho
các tội phạm về môi trường, mà còn dễ
dàng nhận thấy qua việc một số tội phạm
về môi trường được gộp lại với những tội
phạm khác và được hiểu không phải với tư
cách là những tội phạm về môi trường”†.
BLHS năm 1999 ra đời đã cho thấy bước
đột phá quan trọng trong nhận thức đối
với các hành vi xâm hại môi trường thể
hiện qua việc BLHS năm 1999 có quy
định một chương riêng về các tội phạm
57Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
về môi trường với 10 điều luật, trong đó
có điều luật độc lập quy định về tội làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
(Điều 186). BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017 (sau đây gọi là BLHS năm
2015) ra đời tiếp tục kế thừa, đồng thời
có những sửa đổi hoàn thiện các quy định
về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho người.
1. Những điểm mới của tội làm lây
lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho người
So với quy định tại Điều 186 BLHS
năm 1999, tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người trong BLHS
năm 2015 (Điều 240) có một số nội dung
mới cơ bản sau đây:
Một là: về tội danh, Điều 240 BLHS
2015 đã bổ sung từ “truyền nhiễm” vào
tên tội, thành “Tội làm lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho người” nhằm
đảm bảo sự thống nhất giữa BLHS và luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Trong
đó, Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền
trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ
động vật sang người do tác nhân gây bệnh
truyền nhiễm‡. Tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và
nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm§.
Hai là: tại điểm a khoản 1, điều luật
đã bổ sung thêm hành vi phạm tội “cho
phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động
vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật
hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền
‡ Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
§ Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
¶ Khoản 13 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
** Khoản 14 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
†† Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
dịch bệnh nguy hiểm cho người” là hành
vi phạm tội của người có chức vụ quyền
hạn. Như vậy, hành vi khách quan của tội
này gồm bốn dạng hành vi, do chủ thể
thường hoặc chủ thể đặc biệt thực hiện,
tùy thuộc vào từng hành vi, cụ thể là:
- (Hành vi) đưa ra khỏi vùng có dịch
bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động
vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả
năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho
người. Đây là hành vi của người (biết nơi
đó là vùng đang có dịch nguy hiểm nhưng
vẫn) đưa, mang ra khỏi vùng có dịch động
vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật
hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền
dịch bệnh nguy hiểm cho người. Trong đó:
+ Dịch bệnh là sự xuất hiện bệnh
truyền nhiễm với số người mắc bệnh
vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình
thường trong một khoảng thời gian xác
định ở một khu vực nhất định¶;
+ Vùng có dịch bệnh là khu vực được
cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch**,
có thể là một làng, một xã, nhiều xã trong
huyện, một hoặc nhiều huyện trong tỉnh
Thẩm quyền công bố dịch thuộc về Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng
Bộ y tế hoặc Thủ tướng chính phủ††;
+ Sản phẩm động vật là các sản
phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt,
xương, da, trứng, sữa;
+ Sản phẩm thực vật là các sản phẩm
có nguồn gốc từ thực vật như hoa, quả, các
loại hạt;
58 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
+ Vật phẩm khác có khả năng truyền
dịch bệnh nguy hiểm cho người như dụng
cụ giết mổ động vật, bao bì đóng gói,
chuồng nuôi nhốt
- (Hành vi) đưa vào Việt Nam động
vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực
vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh
nguy hiểm có khả năng truyền cho người.
Đây là hành vi của người (biết) động vật,
thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật
bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy
hiểm có khả năng truyền cho người nhưng
vẫn đưa, mang, chuyên chở vào Việt Nam
bằng các cách thức khác nhau.
Trong đó động vật, thực vật, sản
phẩm động vật, thực vật mang mầm bệnh
nguy hiểm có khả năng lây truyền cho
người như vi rút Hanta trên cơ thể chuột
gây bệnh viêm phổi hoặc sốt xuất huyết
kèm theo suy thận ở người. Loại vi rút này
không gây bệnh trên chuột nhưng sẽ gây
bệnh trên người khi được truyền sang cơ
thể người thông qua vết cắn hoặc tiếp súc
với phân, nước tiểu của chúng‡‡.
- (Hành vi) cho phép đưa vào Việt
Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm
động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc
mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng
truyền cho người. Đây là hành vi của người
có chức vụ, quyền hạn trong việc kiểm dịch
(biết) động vật, thực vật hoặc sản phẩm
‡‡ GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), 2018, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, được
sửa đổi, bổ sung năm 2017 (phần các tội phạm) - quyền 1, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 633.
§§ Cao Thị Oanh - Lê Đăng Doanh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, Nxb
Lao Động, 2016, tr.410.
¶¶ GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung
năm 2017 (phần các tội phạm), quyển 1, nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2018, tr.633.
*** Khoản 2 Điều 240 BLHS 2015.
động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc
mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng
truyền cho người nhưng vẫn cho phép đưa,
mang, chuyên chở vào Việt Nam.
- Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh
nguy hiểm cho người. “đó có thể là các
hành vi vi phạm quy định của pháp luật về
phòng chống dịch bệnh như cố tình không
tiêm vác xin phòng bệnh cho nhân dân,
không tổ chức kịp thời việc khoanh vùng
tẩy uế khu vực có dịch bệnh để dịch lây
lan”§§; “hành vi không tiêu hủy động vật,
thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm
lây lan bệnh dịch sang người, không thực
hiện việc xử lí y tế đối với phương tiện vận
tải trước khi ra khỏi vùng có dịch, không
tiến hành các biện pháp cách li y tế”¶¶
Ba là: điểm a khoản 1 Điều 240 đã
bổ sung quy định “trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác” để loại trừ trách
nhiệm hình sự cho những trường hợp đưa
ra khỏi vùng có dịch các mẫu bệnh phẩm
nhằm phục vụ nghiên cứu hoặc các mục
đích khác phù hợp với quy định của pháp
luật;
Bốn là: các dấu hiệu hậu quả “rất
nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”
được thay thế bằng các hậu quả cụ thể
là dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế***, thủ tướng chính
59Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
phủ††† hoặc làm chết người‡‡‡, làm chết từ
02 người trở lên§§§;
Năm là: Bên cạnh hình phạt tù có
thời hạn, Điều luật còn quy định hình phạt
tiền là hình phạt chính để Toà án có thể lựa
chọn áp dụng đối với người phạm tội¶¶¶.
2. Một số bất cập của tội làm lây
lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho người trong BLHS năm 2015 và
kiến nghị
Các phân tích trên cho thấy, quy
định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người trong BLHS
năm 2015 đã kế thừa và có nhiều điểm
mới nhằm khắc phục những hạn chế, tồn
tại của quy định về tội làm lây lan dịch
bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186)
trong BLHS năm 1999. Tuy nhiên, nghiên
cứu cho thấy quy định về tội này còn một
số hạn chế cần tiếp tục khắc phục như sau:
Một là: tên tội danh “Tội làm lây
lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
người” chưa phù hợp với quy định của Luật
Phòng chống bệnh truyền nhiễm. BLHS
có nhiệm vụ “phải tội phạm hóa các hành
vi bị các luật khác xác định có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự”****. Để thực hiện
nhiệm vụ này, BLHS “phải “theo” các luật
khác để “phục vụ” các luật phòng, chống
cũng như các luật chuyên ngành”††††. Do
đó, các quy định của BLHS phải phù hợp
††† Khoản 3 Điều 240 BLHS 2015.
‡‡‡ Khoản 2 Điều 240 BLHS 2015.
§§§ Khoản 3 Điều 240 BLHS 2015.
¶¶¶ Xem khoản 1 Điều 240 BLHS năm 2015.
**** GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và các tác giả khác, Bộ luật hình sự năm 2015 với việc đáp ứng yêu
cầu tội phạm hóa của các luật khác, Tạp chí Luật học, số đặc biệt về BLHS năm 2015, tr.36.
†††† GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và các tác giả khác, Bộ luật hình sự năm 2015 với việc đáp ứng yêu
cầu tội phạm hóa của các luật khác, Tạp chí Luật học, số đặc biệt về BLHS năm 2015, tr.37.
với quy định tại các luật phòng, chống và
các luật chuyên ngành khác. Như vậy, quy
định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người Điều 240
BLHS năm 2015 là quy định phục vụ luật
phòng, chống bệnh truyền nhiễm (2007).
Trong khi đó, rà soát toàn bộ các quy định
của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm
không có bất kì điều luật nào sử dụng
thuật ngữ “bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho người” mà chỉ có quy định về “bệnh
truyền nhiễm” với các mức độ nguy hiểm
khác nhau (khoản 1 Điều 3) là đặc biệt
nguy hiểm (điểm a), nguy hiểm (điểm b)
và ít nguy hiểm (điểm c). Nói cách khác,
bản thân “bệnh truyền nhiễm” đã là những
bệnh có tính nguy hiểm cho người rồi.
Tên tội tại Điều 240 - Tội làm lây lan dịch
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
một mặt không phù hợp với quy định tại
Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, mặt
khác có thể dẫn tới sự nhầm lẫn rằng chỉ
những hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm thuộc loại bệnh truyền nhiễm ở mức
độ nguy hiểm tại điểm b khoản 1 Điều 3
Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm mới
cấu thành tội phạm này. Còn nếu làm lây
lan các bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm
hoặc ít nguy hiểm thì không cấu thành tội
phạm. Do đó, tác giả đề xuất sửa đổi tên tội
danh tại Điều 240 thành “Tội làm lây lan
dịch bệnh truyền nhiễm cho người” (bỏ từ
“nguy hiểm” khỏi tên tội).
60 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Hai là: trên thực tế, hành vi làm lây
lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, cho
động vật, thực vật không chỉ do các cá
nhân thực hiện mà còn có thể được thực
hiện bởi các tổ chức, doanh nghiệp. Nhiều
trường hợp các công ti vận tải, các doanh
nghiệp chăn nuôi, các doanh nghiệp phân
phối thực phẩm có hành vi vận chuyển
lợn, gà từ vùng có dịch bệnh lở mồm long
móng, liên cầu khuẩn đến những nơi
khác để tiêu thụ‡‡‡‡, đe dọa làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm nếu không được
ngăn chặn kịp thời. Những trường hợp
này, việc thực hiện hành vi (người lái xe,
người giết mổ) không phải là để thỏa
mãn nhu cầu cá nhân của họ mà là theo
yêu cầu của pháp nhân, được pháp nhân
cho phép, vì lợi ích của pháp nhân nên
nếu chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự của
cá nhân mà không truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với pháp nhân thì không hợp
lí. Do đó, tác giả kiến nghị bổ sung trách
nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
đối với tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người và tội làm lây
lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật,
thực vật.
Ba là: trong Điều 186 BLHS năm
1999 - tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho người, dấu hiệu “gây hậu quả rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”
được quy định là dấu hiệu định khung hình
phạt tăng nặng. Trong BLHS năm 2015,
dấu hiệu gây hậu quả rất nghiêm trọng
‡‡‡‡
phep-lon-bi-dich-benh-513688/ truy cập ngày 01/3/2019;
chet-264101.html truy cập ngày 01/3/2019.
§§§§ Xem thêm tại link: truy cập
ngày 20/3/2020.
và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã
được cụ thể hóa bằng các hậu quả thiệt
hại về tính mạng, thiệt hại về tài sản, dẫn
đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền
của chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng
Bộ y tế hoặc Thủ tướng chính phủ. Tuy
nhiên, trên thực tế, hậu quả nghiêm trọng
do các hành vi phạm tội về môi trường nói
chung và tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người nói riêng gây
ra còn có thể là các thiệt hại khác như thiệt
hại nghiêm trọng về sức khỏe của nhiều
người; gây hại cho nguồn nước, đất đai,
các thiệt hại phi vật chất Ví dụ, bệnh tả
là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm
thuộc nhóm A, vi khuẩn gây bệnh tả (phẩy
khuẩn tả) có thể lây sang người qua nguồn
nước bị nhiễm khuẩn§§§§, người có hành
vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người có thể đồng
thời gây ra hậu quả làm nguồn nước sinh
hoạt bị nhiễm khuẩn dẫn đến phải tiêu tẩy,
khử khuẩn, thiệt hại về tài sản và các thiệt
hại khác cho hoạt động sản xuất và đời
sống của người dân Trường hợp, người
mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải
tuân thủ khai báo y tế, thực hiện cách li
nhưng không thực hiện các nghĩa vụ trên
dẫn tới làm lây lan dịch bệnh và khiến
cho khu vực người này sinh sống bị cách
li, phong tỏa, gây thiệt hại to lớn về đời
sống xã hội, thiệt hại về kinh tế, gây hoang
mang trong dư luận Tuy nhiên, các hậu
quả này lại không được quy định là tình
tiết định khung tăng nặng của tội làm lây
61Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho người. “Việc cụ thể hóa “không đầy
đủ” dấu hiệu có tính chất “định tính” -
“gây hậu quả rất nghiêm trọng” của
BLHS năm 2015 dẫn đến thiếu nhiều dạng
hậu quả khác mà các tội này có thể gây ra
nhưng không được quy định trong BLHS.
Hệ quả của việc cụ thể hóa “không đầy
đủ”, “thiếu” quy định về các dạng hậu
quả khác nhau này là việc “bỏ lọt” trong
xử lí hành vi phạm tội”¶¶¶¶.
Tham khảo kinh nghiệm lập pháp
của một số nước cho thấy, những thiệt
hại được coi là hậu quả rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng khá đa dạng. Ví dụ,
Điều 330 BLHS Đức***** coi một trong
những trường hợp sau đây là trường hợp
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (đối với
các tội phạm về môi trường nói chung):
- Gây nguy hại cho việc cung ứng
nước cho cộng đồng;
- Gây hại lâu dài cho sự ổn định số
lượng động vật, thực vật của những loài bị
đe dọa tuyệt chủng;
- Thực hiện từ lòng tham;
- Gây tổn hại nặng về sức khỏe của
một người hoặc đe dọa gây ra tổn hại nặng
về sức khỏe cho nhiều người;
- Gây ra cái chết của một người.
Từ những phân tích trên, cùng với
sự so sánh quy định của Điều 240 với các
điều luật khác trong nhóm các tội phạm
về môi trường (như quy định tại các Điều
237, Điều 238, Điều 241 BLHS), tác giả
¶¶¶¶ PGS.TS. Nguyễn Văn Hương, Những điểm mới, những bất cập của quy định về các tội tham
nhũng trong Bộ luật hình sự năm 2015, tạp chí Luật học, số đặc biệt về BLHS năm 2015, tr.65.
***** Trường đại học Luật Hà Nội (2011), BLHS Cộng hòa Liên bang Đức, NXB. Công an nhân
dân, Hà Nội, tr. 526.
bài viết này đề xuất bổ sung dấu hiệu: “Gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 122% đến 200%”, “Làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội”,
“Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.000.000.000 đồng do phát sinh chi
phí phòng, chống dịch bệnh” làm dấu hiệu
định khung hình phạt tại khoản 2 Điều 240
BLHS; bổ sung các dấu hiệu: “Gây tổn hại
cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người
này từ 201% trở lên”, “Gây thiệt hại từ
1.000.000.000 đồng trở lên do phát sinh
chi phí phòng, chống dịch bệnh”,“Gây
nguy hại cho việc cung ứng nước cho cộng
đồng” làm dấu hiệu hiệu định khung hình
phạt tăng nặng tại khoản 3 Điều 240 BLHS.
Theo những phân tích và kiến nghị
trên, tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240
BLHS) sẽ được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 240. Tội làm lây lan dịch
bệnh truyền nhiễm cho người
1. Người nào thực hiện một trong
các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm cho người, thì bị phạt tiền
từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi
vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản
phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm
khác có khả năng lây truyền dịch bệnh
truyền nhiễm cho người, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác;
62 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào
lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc
sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm
bệnh hoặc mang mầm bệnh truyền nhiễm
có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch
bệnh truyền nhiễm cho người.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05
năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương
cơ thể của những người này từ 122% đến
200%;
c) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng
đến dưới 1.000.000.000 đồng do phát sinh
chi phí phòng, chống dịch bệnh;
d) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống xã hội;
đ) Làm chết người.
3. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10
năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc
thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ
thể của những người này từ 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại từ 1.000.000.000
đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng,
chống dịch bệnh;
d) Gây nguy hại cho việc cung ứng
nước cho cộng đồng;
đ) Làm chết 02 người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội
quy định tại điều này, thì bị phạt như sau/.
Tài liệu tham khảo:
[1]. GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên),
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015,
được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (phần các tội
phạm) - quyền 1, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2018;
[2]. Trần Lê Hồng, Nhận thức chung đối với
các tội phạm về môi trường và một số vấn
đề liên quan, Tạp chí Khoa học pháp lí, số
04/2011;
[3]. PGS.TS. Nguyễn Văn Hương, Những
điểm mới, những bất cập của quy định về các
tội tham nhũng trong Bộ luật hình sự năm
2015, tạp chí Luật học, số đặc biệt về BLHS
năm 2015;
[4]. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam - phần các tội phạm,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2018;
[5]. Trường Đại học Luật Hà Nội, BLHS Cộng
hòa Liên bang Đức, NXB. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2011;
[6]. Cao Thị Oanh - Lê Đăng Doanh (chủ
biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm
2015, Nxb Lao Động, 2016;
[7]. Các đường link:
truyen-nhiem/1081/benh-ta truy cập ngày
20/3/2020;
attachment/benh_sars-hics.pdf truy cập ngày
20/3/2020;
https://tuoitre.vn/11-dai-dich-lam-thay-
doi-the-gioi-va-cach-loai-nguoi-vuot-qua-
chung-20200319104233912.htm truy cập
ngày 20/3/2020;
https://zingnews.vn/nhung-dai-dich-kinh-
hoang-the-gioi-tung-doi-mat-post547617.
html truy cập ngày 20/3/2020.
Địa chỉ: Trường Đại học Luật Hà Nội
Email: thanhgaga@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_diem_moi_nhung_bat_cap_cua_quy_dinh_ve_toi_lam_lay_lan.pdf