+ Tình tiết tặng nặng TNHS quy định
tại điểm m: “dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn
ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có
khả năng gây nguy hại cho nhiều người”
tại khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 được
tách và chỉnh sửa thành hai tình tiết tăng
nặng TNHS quy định tại điểm m: “dùng
thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm
tội” và điểm n: “dùng thủ đoạn, phương
tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều
người để phạm tội” tại khoản 1 Điều 52
BLHS năm 2015. Sở dĩ BLHS năm 2015 có
những sửa đổi bổ sung thêm tình tiết “thủ
đoạn tinh vi” tại điểm m vì có những thủ
đoạn tinh vi nhưng không xảo quyệt và
ngược lại, có những thủ đoạn xảo quyệt
nhưng không tinh vi và việc thực hiện
với hai loại thủ đoạn này thì đều tạo ra sự
nguy hiểm hơn của hành vi phạm tội so
với thông thường. Bên cạnh đó, nhà làm
luật đều bổ sung cụm từ “để phạm tội”
ở cuối các tình tiết xác định các thủ đoạn,
phương tiện được sử dụng nhằm đảm bảo
sự chặt chẽ trong lập pháp và diễn tả rõ ý
trong điều luật.
+ Tinh thần của tình tiết tăng nặng
quy định tại điểm n: “xúi giục người chưa
thành niên phạm tội” trong khoản 1 Điều
48 BLHS năm 1999 chuyển thành tình tiết
tăng nặng quy định tại điểm o: “xúi giục
người dưới 18 tuổi phạm tội” trong khoản
1 Điều 52 BLHS năm 2015. Việc thay cụm
từ “người chưa thành niên” bằng cụm từ
“người dưới 18 tuổi” nhằm đảm bảo sự
thống nhất về mặt thuật ngữ trong BLHS
năm 2015 vì BLHS năm 2015 không còn
chế định nào sử dụng thuật ngữ “người
chưa thành niên” nữa mà thay vào đó là
sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi”.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm mới về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát
Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) có nhiều thay
đổi về chính sách hình sự so với BLHS
năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009
(sau đây gọi tắt là BLHS năm 1999) nhằm
thể chế hóa quan điểm của Đảng về cải
cách tư pháp và cụ thể hóa nhiều tinh
thần quan trọng của Hiến pháp năm 2013,
tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc
phòng, chống tội phạm và bảo đảm quyền
con người, quyền công dân trong tình hình
mới. Trong việc xem xét đánh giá về tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội để xác định những tình tiết giảm
nhẹ và tăng nặng TNHS, BLHS năm 2015
đã bổ sung mới bốn tình tiết giảm nhẹ, loại
bỏ hai tình tiết tăng nặng TNHS, đồng thời
cũng sửa đổi, hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật
lập pháp một số các tình tiết giảm nhẹ,
tăng nặng TNHS khác.
1. Những điểm mới về tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của BLHS năm
2015 so với BLHS năm 1999
Cũng như BLHS năm 1999, các tình tiết
giảm nhẹ TNHS trong BLHS năm 2015 được
quy định tại một điều luật (Điều 51), quy
* Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Kiểm sát
Hà Nội
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ CÁC TÌNH TIẾT
GIẢM NHẸ, TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
NGUYỄN ĐỨC HẠNH *
Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 về việc thi hành
một số Bộ luật đã được Quốc hội thông qua, theo đó, kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2018 thì Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 có hiệu lực thi hành. Nhằm
góp phần hiểu đúng, hiểu cụ thể, rõ ràng, chính xác hệ thống các tình tiết giảm
nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) của BLHS năm 2015 để từ đó có
thể chấp hành, áp dụng các quy định này một cách đầy đủ, chuẩn xác; trong
phạm vi bài viết này, tác giả tập trung đi sâu vào phân tích, bình luận những
điểm mới của tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS của BLHS năm 2015 so
với BLHS năm 1999.
Từ khóa: Giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự,
Bộ luật hình sự năm 2015.
The Resolution No. 41/2017/QH14 issued on June 20th, 2017 on
implementation some Codes has been approved by the National
Assembly, whereby, since January 1st, 2018, the Penal Code of 2015 has
come into force. With the purpose of understanding correctly, clearly and
accurately factors mitigating and aggravating criminal liability regulated
in this Code in order to comply these provisions fully, in the context of
this paper, the author focuses on analyzing and commenting new points
on factors mitigating and aggravating criminal liability in the Penal Code
of 2015 compared with the 1999's one.
Keywords: Mitigating and aggravating criminal liability, criminal
liability, the Penal Code of 2015.
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ...
4 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018
định này chủ yếu mới chỉ được liệt kê mà
không được mô tả cụ thể. Việc xác định nội
dung của một số tình tiết giảm nhẹ TNHS
vẫn phải dựa vào quy định của một số điều
luật trong Phần thứ nhất như tình tiết phạm
tội trong trường hợp vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng, phạm tội trong trường
hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết...
Các tình tiết này được giải thích qua các quy
định về phòng vệ chính đáng, tình thế cấp
thiết tại các điều 22, 23... của BLHS(1).
Trong BLHS năm 1999, các tình tiết giảm
nhẹ TNHS được quy định tại Điều 46 với tên
gọi là “các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự”. Trong BLHS năm 2015, mặc dù tên
gọi vẫn được giữ nguyên nhưng có thay đổi
về điều luật, đó là quy định tại Điều 51 và tại
lần sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì Điều 51
không có sự sửa đổi, bổ sung nào.
Về mặt hình thức, Điều 46 BLHS năm
1999 gồm ba khoản, trong đó khoản 1 gồm
18 điểm (từ điểm a đến điểm s) tương
ứng với 18 tình tiết giảm nhẹ. Khoản 2 và
khoản 3 đều kết cấu chỉ có một đoạn, trong
khi khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 gồm
22 điểm từ điểm a đến điểm x tương ứng
với 22 tình tiết giảm nhẹ. Đối với khoản
2, khoản 3 cũng đều kết cấu chỉ có một
đoạn, trong đó khoản 3 không có thay đổi
gì so với BLHS năm 1999; còn khoản 2 có
sửa đổi hai nội dung nhằm đảm bảo hoàn
thiện về kỹ thuật lập pháp.
So với Điều 46 BLHS năm 1999, Điều
51 BLHS năm 2015 có bổ sung thêm bốn
tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 gồm:
+ Phạm tội trong trường hợp vượt
quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm
tội (điểm d khoản 1 Điều 51);
1 Xem: GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học
Bộ luật hình sự năm 2015, NXB Tư pháp 2017, tr 255
+ Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế
khả năng nhận thức mà không phải do lỗi
của mình gây ra (điểm l khoản 1 Điều 51);
+ Người phạm tội là người khuyết tật
nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng (điểm
p khoản 1 Điều 51);
+ Người phạm tội là cha, mẹ, vợ,
chồng, con của liệt sĩ, người có công với
cách mạng (điểm x khoản 1 Điều 51);
“Phạm tội trong trường hợp vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội”
là trường hợp người phạm tội có động cơ
bắt giữ người phạm tội nhưng khi thực hiện
việc này họ đã dùng vũ lực, gây thiệt hại
cho người bị bắt giữ vượt quá mức cần thiết.
Trong đó, “gây thiệt hại trong khi bắt giữ
người phạm tội” phải thỏa mãn quy định
tại Điều 24 BLHS năm 2015, đó là việc bắt
giữ người phạm tội được thực hiện bằng sử
dụng vũ lực, gây thiệt hại cho họ là hành vi
phù hợp với lợi ích xã hội, vì việc làm này
không chỉ giúp các cơ quan nhà nước có
điều kiện truy cứu TNHS người phạm tội
mà còn có tác dụng phòng ngừa họ phạm
tội lại(2). Gây thiệt hại trong trường hợp bắt
giữ người phạm tội không phải là tội phạm.
Đây là trường hợp người thực hiện hành vi
này được phép bắt giữ, nghĩa là họ có quyền
bắt giữ theo đúng quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự về thẩm quyền, căn cứ để tiến
hành bắt giữ như người dân có quyền bắt
người phạm tội quả tang, cơ quan tố tụng có
quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam... Đối
tượng bị bắt giữ bắt buộc là người đã thực
hiện hành vi phạm tội và đang cần ngăn
chặn. Khi tiến hành bắt giữ, người thực hiện
đã sử dụng vũ lực là cách duy nhất để có
thể bắt được người thực hiện tội phạm và
việc sử dụng vũ lực phải trong mức độ cần
2 Xem: GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học
Bộ luật hình sự năm 2015, NXB Tư pháp 2017, tr 131
NGUYỄN ĐỨC HẠNH
5Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát
thiết cho việc bắt người đó. Thiệt hại do sử
dụng vũ lực quá mức cần thiết cho việc bắt
giữ là trường hợp vũ lực để thực hiện đã
vượt ra khỏi phạm vi cho phép. Thiệt hại
ở đây có thể là thể chất, vật chất hoặc tinh
thần nhưng nó phải có mối quan hệ nhân
quả trực tiếp đối với hành vi dùng vũ lực
khi bắt giữ người phạm tội.
“Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế
khả năng nhận thức mà không phải do lỗi
của mình gây ra” là trường hợp khi thực
hiện tội phạm người phạm tội đang trong
tình trạng nhận thức về hành vi phạm tội
của mình một cách không đầy đủ. Đây là
tình trạng nhất thời hoặc do khách quan
mang lại như sử dụng nhầm chất kích thích
mạnh, bị lừa uống thuốc an thần... Tình
trạng hạn chế khả năng nhận thức này của
người thực hiện hành vi không phải do
họ tự đặt mình vào như tự uống rượu bia,
tự sử dụng ma túy... mà tình trạng này do
họ bị ép buộc, bị lừa dối hoặc do nhân tố
khách quan tạo ra và họ không có lỗi dẫn
đến tình trạng này bao gồm cả lỗi cố ý và
vô ý. Mức độ giảm nhẹ TNHS phụ thuộc
vào mức độ hạn chế khả năng nhận thức
hành vi của người phạm tội.
“Người phạm tội là người khuyết
tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng”
là tình tiết giảm nhẹ mới được quy định
trong BLHS năm 2015. Việc quy định tình
tiết này là tình tiết giảm nhẹ TNHS chủ
yếu xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo đối
với người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật
đặc biệt nặng, bởi những người này không
có khả năng điều khiển hành vi một cách
đầy đủ như đối với người có thể chất bình
thường. Trong đó, người khuyết tật nặng
là người có khiếm khuyết về thể chất so
với người bình thường (khuyết tật) dẫn
đến không thể tự thực hiện một số việc
phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng
ngày và người khuyết tật đặc biệt nặng là
người có nhiều khiếm khuyết về thể chất
so với người bình thường (khuyết tật) dẫn
đến không thể tự thực hiện việc phục vụ
nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày(1).
“Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng,
con của liệt sĩ, người có công với cách mạng”.
Mặc dù đây là tình tiết giảm nhẹ mới được
quy định trong BLHS năm 2015 nhưng đã
được các cơ quan tố tụng vận dụng để quyết
định hình phạt trong thực tiễn xét xử nhiều
năm trước đây(2) và coi đây là tình tiết giảm
nhẹ TNHS được quy định tại khoản 2 Điều
46 BLHS năm 1999. Việc quy định tình tiết
này là tình tiết giảm nhẹ xuất phát từ chính
sách của Nhà nước ta đối với người có công
với cách mạng và thân nhân của người có
công với cách mạng trong cuộc kháng chiến
bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, người có công
với cách mạng bao gồm: Người hoạt động
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng
01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945; liệt sĩ; bà mẹ Việt Nam anh hùng;
anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; anh
hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh; bệnh binh; người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
người hoạt động cách mạng, hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt
động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo
vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có
công giúp đỡ cách mạng(3). Với tình tiết “cha,
1 Xem: Khoản 2 Điều 3 Luật người khuyết tật năm 2010
2 Xem: Nghị quyết 01-89/HĐTP ngày 19/4/1989 của
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Nghị
quyết 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
3 Xem: Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung
một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng 2012
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ...
6 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018
mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công
với cách mạng...” bao gồm cha, mẹ đẻ; cha,
mẹ nuôi; vợ, chồng là trường hợp khi thực
hiện hành vi này đang là vợ, là chồng hoặc
đã là vợ, là chồng của liệt sĩ hoặc người có
công với cách mạng; con bao gồm con đẻ
hoặc con nuôi, con trong giá thú hoặc con
ngoài giá thú.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 46 BLHS
năm 1999 đã sửa đổi tại năm điểm đó
là các điểm a, b, đ, m, q thành các điểm
tương ứng với các điểm a, b, e, o, t khoản
1 Điều 51 BLHS năm 2015. Trong đó:
+ Điểm a, b, t khoản 1 Điều 51 BLHS
năm 2015 chỉ bổ sung thêm một liên từ
“hoặc” để hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp
là rõ và tách bạch nhiều tình tiết giảm
nhẹ TNHS có cùng tình chất với nhau
khi được ghép chung vào cùng một điểm
trong điều luật.
+ Điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS năm
2015 sửa đổi từ điểm đ khoản 1 Điều 46
BLHS năm 1999, trong đó thay thế cụm
từ “người bị hại hoặc hoặc người khác”
bằng cụm từ “nạn nhân” để chuẩn xác đối
tượng tạo ra hành vi trái pháp luật làm
người phạm tội bị kích động về tinh thần
chỉ có thể là nạn nhân chứ không còn đối
tượng khác nữa. Mặt khác, cũng là để xác
định rõ hành vi trái pháp luật là của thể
nhân gây ra, tránh hiểu nhầm vì theo quy
định mới, “bị hại” ngoài thể nhân còn có
cả pháp nhân thương mại.
+ Điểm o khoản 1 Điều 51 BLHS năm
2015 sửa đổi từ điểm m khoản 1 Điều 46
BLHS năm 1999, trong đó thay từ “người
già” bằng cụm từ “người đủ 70 tuổi trở
lên” cho phù hợp với Luật người cao
tuổi và theo quy định thì người cao tuổi
là người từ đủ 60 tuổi trở lên(1). Như vậy,
những người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến
dưới 70 tuổi mà phạm tội thì không được
hưởng tình tiết giảm nhẹ này.
Đối với khoản 2 Điều 51 BLHS năm
2015 sửa đổi hai điểm so với khoản 2 Điều
46 BLHS năm 1999, đó là:
+ Nếu như khoản 2 Điều 46 BLHS năm
1999 quy định: “Khi quyết định hình phạt,
Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình
tiết giảm nhẹ...” thì khoản 2 Điều 51 BLHS
năm 2015 quy định: “Khi quyết định hình
phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình
tiết khác là tình tiết giảm nhẹ...”. Tình tiết
“tự thú” có nội dung tương tự tình tiết
“đầu thú” được quy định tại khoản 1 vì nó
đều thể hiện ý thức chủ quan tích cực của
người phạm tội là chủ động đến cơ quan
pháp luật và cung cấp thông tin về hành vi
phạm tội của mình. Chúng chỉ khác nhau ở
thời điểm đến cơ quan pháp luật, cung cấp
thông tin là “tự thú” khi cơ quan pháp luật
chưa biết về hành vi phạm tội, còn ‘’đầu
thú” là khi cơ quan pháp luật đã biết về
hành vi phạm tội. Quy định như vậy cho
thấy nhà làm luật đã tiếp thu tinh thần của
BLHS năm 1999 cho phép khi quyết định
hình phạt, Tòa án có thể chủ động xác định
thêm các tình tiết khác là tình tiết giảm
nhẹ ngoài các tình tiết nhà làm luật đã quy
định tại khoản 1. Đồng thời, nhà làm luật
cũng khẳng định mức độ giảm nhẹ của
“đầu thú” là thấp hơn so với “tự thú” nên
“tự thú” được quy định tại khoản 1 của
điều luật còn “đầu thú” được quy định
tại khoản 2. Với việc quy định như vậy sẽ
thấy rõ mức độ giảm nhẹ TNHS của “đầu
thú” tại khoản 2 ít hơn so với “tự thú” tại
khoản 1 khi Tòa án áp dụng các chế định
khác có liên quan đến tình tiết giảm nhẹ
1 Xem: Khoản 2 Luật người cao tuổi năm 2009
NGUYỄN ĐỨC HẠNH
7Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát
như chuyển sang khung hình phạt thấp
hơn, áp dụng chế định án treo... vì chỉ
được áp dụng các chế định này khi có ít
nhất hai tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều
51 BLHS(1) hoặc có nhiều tình tiết giảm nhẹ
nhưng bắt buộc phải có một tình tiết giảm
nhẹ được quy định tại khoản 1 tương ứng.
+ Khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999
quy định khi xác định các tình tiết khác là
tình tiết giảm nhẹ thì Tòa án “phải ghi rõ
trong bản án”, còn khoản 2 Điều 51 BLHS
quy định khi xác định đầu thú hoặc các
tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ thì Tòa
án “phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản
án”. Sửa đổi này giúp hoàn thiện về mặt
kỹ thuật lập pháp để buộc Tòa án khi áp
dụng không thể tùy tiện ghi những lý do
chung chung trong bản án, sau đó coi là
tình tiết giảm nhẹ, mà Tòa án phải ghi rõ
lý do khiến các tình tiết này khi xuất hiện
làm giảm nhẹ TNHS cho người bị kết án
hơn so với việc không có các tình tiết đó.
2. Những điểm mới về tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự của BLHS năm
2015 so với BLHS năm 1999
Cũng như BLHS năm 1999, các tình
tiết tăng nặng TNHS quy định trong BLHS
năm 2015 chủ yếu là liệt kê mà không được
mô tả cụ thể. Việc xác định nội dung của
một số tình tiết tăng nặng TNHS có thể dựa
vào nội dung quy định của một số điều luật
trong Phần thứ nhất của BLHS năm 2015
như tình tiết phạm tội có tổ chức được giải
thích qua quy định về đồng phạm tại Điều
17; tái phạm, tái phạm nguy hiểm được
giải thích tại Điều 53. Đối với các tình tiết
còn lại, nếu không có hướng dẫn cụ thể thì
Toà án phải tự xác định khi áp dụng(2).
1 Xem: Điều 54 BLHS
2 Xem: GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học
Bộ luật hình sự năm 2015, NXB Tư pháp 2017, tr 265
Theo quy định của BLHS năm 1999,
các tình tiết tăng nặng TNHS được quy
định tại Điều 48 với tên gọi của điều luật
là: “các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự”. Tình tiết tăng nặng TNHS trong
BLHS năm 2015, mặc dù tên gọi vẫn được
giữ nguyên nhưng có thay đổi về điều luật,
được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015
và tại lần sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì
Điều 52 không có sự sửa đổi, bổ sung nào.
Về mặt hình thức, Điều 48 BLHS năm
1999 gồm khoản 1 và khoản 2, trong đó
khoản 1 có 14 điểm từ điểm a đến điểm
o tương ứng với 14 tình tiết tăng nặng
TNHS, khoản 2 chỉ có một đoạn. Điều
52 BLHS năm 2015 cũng gồm khoản 1 và
khoản 2, trong đó khoản 1 có 15 điểm,
từ điểm a đến điểm p tương ứng với 15
tình tiết tăng nặng TNHS. Đối với khoản
2, chỉ có một đoạn và có sửa đổi hai nội
dung nhằm đảm bảo hoàn thiện về kỹ
thuật lập pháp.
So với Điều 48 BLHS năm 1999 thì
Điều 52 BLHS năm 2015 đã loại bỏ 2 tình
tiết tăng nặng TNHS tại khoản 1 đó là:
+ Xâm phạm tài sản của Nhà nước
(điểm i khoản 1 Điều 48);
+ Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng,
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng (điểm k khoản 1 Điều 48).
“Xâm phạm tài sản của Nhà nước”
là một trong những tình tiết tăng nặng
TNHS theo quy định của BLHS năm 1999.
Tuy nhiên, khi pháp điển hóa năm 2015,
nhà làm luật không còn coi đây là tình
tiết tăng nặng TNHS được quy định trong
BLHS nữa để phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước trong
thời kỳ mới, khi mà Việt Nam đã hội nhập
sâu rộng với các nước trong khu vực và
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ...
8 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018
quốc tế. Sở dĩ như vậy là vì Việt Nam đã
thừa nhận nhiều hình thức sở hữu khác
nhau và xác định các thành phần kinh tế
đều bình đẳng trước pháp luật, điều đó
cũng có nghĩa pháp luật phải có trách
nhiệm bảo vệ quyền sở hữu tài sản của các
thành phần kinh tế với các hình thức sở
hữu khác nhau là như nhau, không thể đặt
vấn đề hình thức sở hữu nhà nước quan
trọng hơn hình thức sở hữu tập thể, tư
nhân hay hình thức sở hữu khác nữa.
“Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng,
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng” là tình tiết tăng nặng TNHS được
quy định trong BLHS năm 1999 nhưng
không được tiếp thu, kế thừa trong BLHS
năm 2015. Bởi lẽ, quy định này hoàn toàn
mang tính chất định tính, việc xác định thế
nào là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc
biệt nghiêm trọng khi áp dụng pháp luật
đòi hỏi phải có sự giải thích, hướng dẫn,
nếu không có thể dễ dẫn đến tình trạng
áp dụng thiếu chính xác và tùy tiện. Mặt
khác, khi giải thích quy định này bằng cách
lượng hóa thì về mặt kỹ thuật lập pháp, có
thể đưa thẳng các nội dung được lượng
hóa vào quy định của các điều luật cụ thể,
như vậy việc quy định đây là một tình tiết
tăng nặng TNHS là không cần thiết nữa.
Ngoài hai tình tiết tăng nặng TNHS
được loại bỏ nêu trên, tại khoản 1 Điều 52
BLHS năm 2015 có một số tình tiết tăng
nặng TNHS được tách thành nhiều tình
tiết khác như:
+ Tình tiết tặng nặng TNHS quy định
tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm
1999: “phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái
phạm nguy hiểm” được tách và chỉnh sửa
thành hai tình tiết tăng nặng TNHS quy
định tại điểm g: “phạm tội 02 lần trở lên”
và điểm h: “tái phạm hoặc tái phạm nguy
hiểm” khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.
Nhà làm luật thay từ “nhiều” bằng “02
lần trở lên” và thay dấu “,” (phẩy) bằng từ
“hoặc” để đảm bảo không phải giải thích
thêm đối với việc hiểu thế nào là “nhiều”
và chặt chẽ hơn về mặt kỹ thuật lập pháp.
+ Tình tiết tặng nặng TNHS quy định
tại điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS năm
1999: “phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ
có thai, người già, người trong tình trạng
không thể tự vệ được hoặc đối với người
lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần,
công tác hoặc các mặt khác” được tách và
chỉnh sửa thành hai tình tiết tăng nặng
TNHS quy định tại điểm i: “phạm tội đối
với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai,
người đủ 70 tuổi trở lên” và k: “phạm tội
đối với người trong tình trạng không thể
tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc
khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn
chế khả năng nhận thức hoặc người bị
lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần,
công tác hoặc các mặt khác” tại khoản 1
Điều 52 BLHS năm 2015. Việc thay cụm
từ “người chưa thành niên” bằng cụm
từ “người dưới 16 tuổi” và thay cụm từ
“người già” bằng cụm từ “người đủ 70
tuổi trở lên” đã đảm bảo quy định được rõ
ràng, dễ áp dụng và phù hợp với Luật trẻ
em năm 2016 và Luật người cao tuổi năm
2009. Ngoài các đối tượng yếu thế trong
xã hội đã được BLHS năm 1999 ưu tiên
bảo vệ như phụ nữ có thai, người trong
tình trạng không thể tự vệ được, người bị
lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần, công
tác... khi xâm hại đến họ sẽ bị coi là một
tình tiết tăng nặng TNHS đều được BLHS
năm 2015 kế thừa đầy đủ, BLHS năm 2015
còn xác định thêm 3 loại đối tượng yếu
thế nữa là: Người khuyết tật nặng, người
khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn
chế khả năng nhận thức. Việc quy định
NGUYỄN ĐỨC HẠNH
9Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát
bổ sung thêm 3 loại đối tượng này là một
trong số những nội dung thể hiện nguyên
tắc nhân đạo và đề cao việc bảo vệ quyền
con người của BLHS năm 2015.
+ Tình tiết tặng nặng TNHS quy định
tại điểm m: “dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn
ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có
khả năng gây nguy hại cho nhiều người”
tại khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 được
tách và chỉnh sửa thành hai tình tiết tăng
nặng TNHS quy định tại điểm m: “dùng
thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm
tội” và điểm n: “dùng thủ đoạn, phương
tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều
người để phạm tội” tại khoản 1 Điều 52
BLHS năm 2015. Sở dĩ BLHS năm 2015 có
những sửa đổi bổ sung thêm tình tiết “thủ
đoạn tinh vi” tại điểm m vì có những thủ
đoạn tinh vi nhưng không xảo quyệt và
ngược lại, có những thủ đoạn xảo quyệt
nhưng không tinh vi và việc thực hiện
với hai loại thủ đoạn này thì đều tạo ra sự
nguy hiểm hơn của hành vi phạm tội so
với thông thường. Bên cạnh đó, nhà làm
luật đều bổ sung cụm từ “để phạm tội”
ở cuối các tình tiết xác định các thủ đoạn,
phương tiện được sử dụng nhằm đảm bảo
sự chặt chẽ trong lập pháp và diễn tả rõ ý
trong điều luật.
+ Tinh thần của tình tiết tăng nặng
quy định tại điểm n: “xúi giục người chưa
thành niên phạm tội” trong khoản 1 Điều
48 BLHS năm 1999 chuyển thành tình tiết
tăng nặng quy định tại điểm o: “xúi giục
người dưới 18 tuổi phạm tội” trong khoản
1 Điều 52 BLHS năm 2015. Việc thay cụm
từ “người chưa thành niên” bằng cụm từ
“người dưới 18 tuổi” nhằm đảm bảo sự
thống nhất về mặt thuật ngữ trong BLHS
năm 2015 vì BLHS năm 2015 không còn
chế định nào sử dụng thuật ngữ “người
chưa thành niên” nữa mà thay vào đó là
sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi”.
+ Tình tiết tăng nặng quy định tại
điểm o khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999
“có hành động xảo quyệt, hung hãn, nhằm
trốn tránh, che giấu tội phạm” được kế thừa
và sửa thành tình tiết tăng nặng TNHS tại
điểm p khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015
trong đó có 02 dấu phẩy (“,”) được thay
thế bằng liên từ “hoặc” nhằm đảm bảo tính
logic, rõ ý và chặt chẽ trong điều luật.
- Khoản 2 Điều 48 BLHS năm 1999 có
nội dung: “Những tình tiết đã là yếu tố định
tội hoặc định khung hình phạt thì không
được coi là tình tiết tăng nặng” được sửa đổi,
bổ sung thành khoản 2 Điều 52 BLHS năm
2015 có nội dung: “Các tình tiết đã được Bộ
luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc
định khung hình phạt thì không được coi là
tình tiết tăng nặng”. Như vậy, có 02 sự thay
đổi của trong BLHS năm 2015 so với BLHS
năm 1999 là: Nhà làm luật thay từ “Những”
bằng từ “Các”; bổ sung thay thế cụm từ “tình
tiết đã là yếu tố định tội” thành cụm từ “tình
tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu
định tội” để đảm bảo sự chặt chẽ và hoàn
thiện về kỹ thuật lập pháp.
Những so sánh, bình luận và phân tích
trên đây về các tình tiết giảm nhẹ TNHS và
tình tiết tăng nặng TNHS được quy định
trong BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015
dưới góc độ chỉ ra những sửa đổi, bổ sung
của hai chế định này đã làm sáng tỏ những
điểm mới của của các tình tiết giảm nhẹ,
tăng nặng TNHS của BLHS năm 2015, góp
phần làm phong phú thêm những nghiên
cứu lý luận về các chế định này, nhằm hỗ
trợ cho việc nghiên cứu khoa học pháp lý
hình sự và việc áp dụng pháp luật hình sự
được dễ dàng, đầy đủ, chính xác hơn./
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_diem_moi_ve_cac_tinh_tiet_giam_nhe_tang_nang_trach_nhi.pdf