Chất lượng quản trị chịu ảnh hưởng
không nhỏ từ yếu tố cá nhân người đứng
đầu
Cá nhân người đứng đầu nhà nước và
theo đó là đứng đầu các cơ quan nhà nước
là yếu tố mang tính chất quyết định. Các
quyết sách và đường lối cai trị của những
người đứng đầu nhà nước chính là tôn chỉ
hành động của Nhà nước, cũng chính là mục
tiêu của quá trình quản trị. Lịch sử đã chứng
minh, những vị vua mẫn cán, thương dân
thường là những vị vua có chính sách quản
trị tốt, được nhân dân tin yêu, hiệu quả quản
trị thể hiện ở sự vững mạnh của bộ máy nhà
nước, sự bền vững của triều đại, sự ấm no
của dân chúng. Triều Hậu Lê đã có những
vị vua xuất chúng như Lê Thái Tổ, Lê Thánh
Tông, là những vị vua "lo cái lo trước thiên
hạ và vui cái vui sau thiên hạ". Triều Hậu Lê
thịnh trị cũng nhờ những vị vua đã đặt nền
tảng và có những cải cách mạnh mẽ như hai
vị vua này. Ngược lại, những vị vua như Lê
Tương Dực, Lê Uy Mục chỉ chăm lo hưởng
thụ, thích giết chóc, thị uy, không chăm lo
đến đời sống nhân dân, đã sớm mang lại
họa suy vong cho nước nhà, bị nhân dân
oán thán, căm ghét. Tư cách, phẩm hạnh,
tài năng của người đứng đầu nhà nước sẽ
như một quy định bất thành văn, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến đội ngũ quan lại, công chức
thừa hành công vụ.
Do đó, triều Hậu Lê đã rất coi trọng và
cũng đòi hỏi rất cao đối với vị trí của người
đứng đầu, người chịu trách nhiệm trong các
hoạt động quản trị. Các cách thức quy định
trách nhiệm công vụ cũng như dự liệu về
trách nhiệm pháp lý của quan lại đã thể hiện
sâu sắc nhận thức này
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những giá trị trong quản trị Nhà nước triều Hậu Lê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÖÕNG GIAÙ TRÒ TRONG QUAÛN TRÒ NHAØ NÖÔÙC TRIEÀU HAÄU LEÂ
Phạm Thị Duyên Thảo*
Tóm tắt:
Bài viết phân tích những đặc điểm cơ bản trong quản trị nhà nước triều
Hậu Lê và rút ra những giá trị trong quản trị nhà nước triều Hậu Lê.
Abstract:
This article provides analysis of the substantial characteristics in the
state governance by the Post-Lê and the values of the Post-Lê’s state
governance.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: quản trị nhà nước; quản
trị nhà nước triều Hậu Lê; pháp luật
triều Hậu Lê
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 30/11/2016
Biên tập: 12/06/2017
Duyệt bài: 19/06/2017
Article Infomation:
Keywords: state governance, state
governance of the Post-Lê, the laws
of the Post-Lê
Article History:
Received: 30 Nov. 2016
Edited: 12 Jun 2017
Appproved: 19 Jun 2017
* TS, Bộ môn Lý luận - Lịch sử Nhà nước pháp luật, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm 1428, nghĩa quân Lam Sơn đã
giải phóng hoàn toàn đất nước, khôi phục
nền độc lập dân tộc, đưa Lê Lợi lên ngôi tại
kinh thành Thăng Long, triều đại Hậu Lê
được thiết lập. Dựa trên đặc điểm phát triển,
giới sử học chia nhà Hậu Lê thành hai giai
đoạn: Lê sơ và Lê trung hưng. Giai đoạn
Lê sơ (1428 - 1527) gắn liền với tên tuổi
các vị vua anh minh: Thái Tổ, Thái Tông,
Thánh Tông và nhà chính trị - văn hóa thiên
tài Nguyễn Trãi Nước Đại Việt dưới thời
các vị này phát triển rực rỡ: Nhà nước trung
ương tập quyền được củng cố vững chắc,
biên giới phía Bắc được giữ yên, lãnh thổ
phía Nam mở rộng tới Bình Định, hoạt động
lập pháp cũng đạt nhiều thành tựu đáng kể,
vai trò của Nhà nước trung ương tập quyền
được khẳng định.
1. Những điểm cơ bản trong quản trị nhà
nước triều Hậu Lê
Coi trọng việc bảo vệ ruộng đất, phát
triển nông nghiệp
Triều đại Hậu Lê sớm xác định được
vai trò của nguồn tài nguyên đất đai và của
sản xuất nông nghiệp, nên đã coi việc bảo vệ
ruộng đất, phát triển nông nghiệp là nền tảng
thúc đẩy kinh tế đất nước. Theo đó, triều
Hậu Lê đã có hàng loạt quy định pháp luật
để bảo vệ ruộng đất công cũng như ruộng
đất tư: cấm mua bán, chuyển nhượng, cầm
cố; cấm quan lại làm sai quy định trong quá
trình phân cấp ruộng đất công, thu sai hoặc
chiếm đoạt thuế; cấm lấn, chiếm, tranh đoạt;
cấm bán trộm ruộng đất của người khác;
cấm ức hiếp để mua ruộng đất...
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 12(340) T6/2017
Đi cùng với các chính sách về ruộng
đất là chính sách khuyến nông. Nhà Lê cho
thành lập hàng loạt các cơ quan chuyên môn
liên quan đến phát triển nông nghiệp như Sở
Tầm tang, Sở Thực thái, Sở Đồn điền, Sở
Điền mục để phụ trách các việc trồng dâu,
nuôi tằm, trồng rau hoa màu, khai hoang,
chăn nuôi. Các quan chức phụ trách nếu làm
không hết chức phận gây hậu quả sẽ bị xử
phạt hoặc bãi chức.
Đề cao quy tắc bảo vệ, tôn trọng
quyền con người
Pháp luật được chú trọng xây dựng
ngay từ những ngày đầu triều Hậu Lê giành
được chính quyền với một trình độ kỹ thuật
lập pháp phát triển cao. Các sản phẩm pháp
điển hóa, tập hợp hóa điển hình như: Từ
tụng điều lệ (1468), Nhân mạng tra nghiệm
pháp (1737), Quốc triều hình luật (1428), Lê
triều quan chế (1471), Quốc triều khám tụng
điều lệ (1717-1777), cùng hàng trăm văn
bản pháp luật đơn hành của nhà vua được
ban hành trong quá trình hoạt động, quản lý
nhà nước.
Trong quá trình vận hành quyền lực
chính trị, triều Hậu Lê đã thể hiện tinh thần
pháp chế mạnh mẽ như lời của vua Lê Thánh
Tông: "Đặt luật là để trừ kẻ gian, sao dung
được bọn coi thường pháp luật", "Quân pháp
chỉ có một chứ không có hai"1.
Pháp luật được các triều đại Hậu Lê
sử dụng để tổ chức bộ máy nhà nước, quy
định cách thức tổ chức, hoạt động của các
cơ quan nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm pháp lý của các quan chức thừa hành
công vụ, điều chỉnh các lĩnh vực quan trọng
trong đời sống xã hội và đặc biệt, thể hiện
tinh thần nhân văn, tôn trọng và bảo vệ các
quyền cơ bản của con người. Qua việc thể
chế tư tưởng “kính thiên ái dân” của Nho
gia vào những quy định về trách nhiệm của
quan lại với vua, trong công vụ, với bản thân
và đồng liêu; việc thể chế hóa lễ để quản lý,
giáo hóa dân chúng cho đến các biện pháp
1 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2009, tr. 622.
chế tài đa dạng để buộc các quan chức thừa
hành công vụ phải thực hiện nghiêm túc
trọng trách của mình trước nhà nước, trước
nhân dân, pháp luật triều Hậu Lê đã hướng
đến bảo vệ và tôn trọng các quyền, lợi ích cơ
bản của con người.
Tăng cường kiểm soát việc thực hiện
quyền lực của bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước trong các triều đại
Hậu Lê, đặc biệt là thời Lê sơ, được tổ chức
theo hướng tăng cường hiệu quả, bước đầu
có sự giới hạn quyền lực nhà nước để bảo
vệ quyền con người, tăng trách nhiệm của
các chủ thể công quyền. Vua trực tiếp nắm
và điều tiết công việc của các cơ quan nhà
nước ở trung ương mà không cần qua các
chức quan như Tả, Hữu tướng quốc thời đầu
Lê sơ. Các cơ quan nhà nước được chuyên
môn hóa theo hướng các bộ giám sát từng
lĩnh vực công việc mà bộ mình phụ trách,
đồng thời giám sát các lĩnh vực khác theo
thẩm quyền. Quan chức không biết hay để
mặc, dung túng cho sai phạm trong quá trình
kiểm tra, giám sát đều bị phạt. Sự siêng hay
lười, lỗi lầm hay công trạng, thuyên chuyển
hay thăng thưởng của quan lại đều được ghi
vào sổ sách, quản lý chặt chẽ làm cơ sở để
bổ dụng, thưởng phạt (Điều 25, 27, 60,61
Bộ Quốc triều hình luật).
Ở địa phương, các Ty ngự sử có chức
năng giám sát đạo. Ty ngự sử đóng ở đạo
nhưng hoạt động độc lập, trực thuộc và báo
cáo trực tiếp hoạt động giám sát các đạo lên
Ngự sử đài ở trung ương. Việc quản lý đạo
vốn chỉ bởi một cá nhân được thay bằng hệ
thống các cơ quan là Thừa ty, Đô ty và Hiến
ty với các chức năng tương ứng là quản lý
hành chính, tài chính, dân sự; trông coi việc
quân, quân sự, và thực hiện chức năng xét
xử và giám sát các ty trên.
Trách nhiệm cá nhân, đạo đức công
vụ của người áp dụng pháp luật được xem
là nguyên tắc xuyên suốt: "Từ Thượng thư
Hình bộ trở xuống cho đến Đại lý tự và
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 12(340) T6/2017
các ngục quan, người nào làm không đúng
phép, tha buộc tội cho người, phải nên tâu
hặc”2. Bản thân nhà vua cũng chịu một cơ
chế kiểm soát và hạn chế quyền lực khi dưới
vua là một hệ thống quan lại và cơ quan
nhà nước có tính chất tư vấn, khuyên can
vua như Hàn lâm viện, Bí thư giám. Các cơ
quan này ngoài chức năng cùng vua bàn bạc
những việc trọng đại của đất nước, còn là để
can gián vua, giúp vua có được những quyết
định sáng suốt.
Các công chức dưới triều Hậu Lê đều
phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình,
phải thực thi hiệu quả công việc được giao
và chịu hậu quả khi chưa làm tròn trách
nhiệm. Khía cạnh này đã được thể hiện
xuyên suốt trong đời sống pháp luật Hậu
Lê, bao gồm: trách nhiệm với bản thân (các
quan chức phải là những người có đạo đức,
năng lực, ứng xử chuẩn mực), trách nhiệm
với nhà vua, với chức phận của mình; nếu
không làm hết chức trách, hoặc nhũng nhiễu
dân, gian lận sẽ phải chịu các hình thức xử
lý thích đáng.
Bên cạnh đó, là trách nhiệm với đời
sống nhân dân. Quan lại phải làm cho nhân
dân no đủ, an toàn, không để xảy ra tình
trạng trộm cướp, vỡ đê, mất mùa do tắc
trách trong lĩnh vực mình quản lý; phải chịu
trách nhiệm về việc làm của cấp dưới trong
phạm vi địa bàn phụ trách...
Chính quyền Hậu Lê đã từng bước có
cơ chế thực hiện việc giải thích, công khai
những hoạt động của mình. Lê Thánh Tông
đã từng tuyên bố: "Từ nay về sau, phàm các
chỉ, các lệ về lớn nhỏ thì bộ phụ trách, xứ
ty và các phủ huyện châu đều biên ra bảng
treo dán lên, để cho nhân dân tuân theo mà
làm"3.
2 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr. 663.
3 Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr. 667.
4 Điều 19 Chương Tạp luật, Quốc triều hình luật, NXB. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2005.
5 Điều 110, Chương Vi chế, Quốc triều hình luật, Sđd.
6 Lệ kiện tụng sự ức hiếp, Quốc triều khám tụng điều lệ, Lệ kiện tụng sự ức hiếp, Quốc triều khám tụng điều lệ (người
dịch Trần Kim Anh, người hiệu đính: Nguyễn Văn Lãng) in trong sách Viện Nhà nước và Pháp luật, Một số văn bản
pháp luật Việt Nam, Thế kỷ XV - XVIII, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994..
Nhận thức được mối quan hệ giữa
quyền lực và tham nhũng, việc phòng chống
tham nhũng được thường trực dự liệu và xử
lý khá nghiêm khắc. Việc quy định nghĩa
vụ của quan lại, các hành vi bị cấm như lợi
dụng chức vụ, quyền hạn sách nhiễu nhân
dân là những đảm bảo cho phòng, chống
tham nhũng.
Triều Hậu Lê cho rằng, quyền lực mà
quan lại có được khi thi hành công vụ là
quyền lực công, phải được sử dụng cho mục
đích công, nên mọi hành vi của quan lại nếu
đi trái với tôn chỉ đó đều bị coi là bất hợp
pháp, là một dạng của tham nhũng và đều
bị xử lý: "Những dân phu thợ thuyền đang
làm việc mà chủ ty, giám đương sai làm việc
riêng thì bị xử tội biếm hay bãi chức và phải
trả tiền công thuê nộp vào kho"4. Trong quản
lý hành chính, những hành vi sách nhiễu,
tham nhũng của dân bị nghiêm cấm, nếu
vi phạm, quan lại phải bồi thường: "Những
quan thu thuế, không theo ngạch đã định mà
thu, lại giấu bớt số thuế thì cũng coi như tội
giấu đồ vật công; nếu thu thêm thuế để làm
của riêng thì tội cũng như thế, lại phải bồi
thường gấp đôi số thuế lạm thu trả lại cho
dân"5.
Hành vi tham nhũng còn làm biến
dạng hiệu quả của quá trình quản trị nhà
nước, nên trong lĩnh vực tư pháp, triều Hậu
Lê càng chú trọng đến phòng chống và xử lý
tham nhũng. Sự trong sạch trong hoạt động
tư pháp đa phần tỷ lệ thuận với quyền lợi
của những người yếu thế trong tố tụng: "Các
nhà quyền quý thế gia ức hiếp người khác
cho khám quan số tiền của ức hiếp, giam
thu... thì lấy tội biếm bãi mà luận"6. Do đó,
cần phải ngăn chặn tham nhũng ngay từ quá
trình bắt người liên quan đến vụ kiện: "Trấn
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 12(340) T6/2017
quan nơi sai bắt, nếu có dính dáng đến việc
yêu sách, cho người kiện kêu tại khám quan,
cũng lấy tội phạt mà luận"7.
Trong quá trình xét xử, các khám quan
phải đảm bảo sự liêm khiết, nếu vụ lợi sẽ bị
xử lý nghiêm: "Nếu tụng lý đáng phạt lại cố
thiên lệch do có sự thiên lệch về tiền tài, tình
nghĩa, điên đảo thị phi, nhằm mục đích tham
nhũng, tệ hại thì xét theo luật "cố ý thêm bớt
tội" cho người mà luận hành"8.
Triều Hậu Lê có cơ chế khá tốt cho
việc đảm bảo sự tham gia của người dân.
Trong việc xây dựng chính quyền địa
phương, dưới thời vua Lê Thánh Tông,
nhân dân đã được tham gia công khai vào
việc bầu ra xã trưởng. Trên cơ sở các tiêu
chuẩn về chọn đặt xã trưởng năm 14969 như:
những người già, giám sinh, sinh đồ, con em
nhà hiền lành 30 tuổi trở lên, có tư cách đạo
đức, biết chữ, không thuộc diện anh em thân
thích cùng làm xã trưởng trong một xã, nhân
dân trong xã có quyền lựa chọn bầu ra người
thay mặt mình thực hiện các công việc
chung của xã. Đây được xem là bước tiến bộ
vượt bậc của cuộc cải cách hành chính thời
Lê Thánh Tông.
Nhân dân được tham gia vào quá trình
giám sát tổ chức và thực hiện quyền lực
nhà nước. Trong các kỳ khảo hạch quan lại
theo định kỳ, ý kiến của nhân dân sở tại là
một trong những tiêu chuẩn để đánh giá về
hiệu quả công vụ và tư cách đạo đức của các
quan. Sự đồng thuận của nhân dân là một
trong những đảm bảo cho quá trình tiếp tục
thực hiện quyền lực hoặc cất nhắc lên các vị
trí cao hơn của các quan lại; ngược lại có thể
là căn cứ giản thải những quan chức không
đáp ứng tiêu chuẩn.
Dưới thời vua Lê Thái Tông, nhà vua
đã từng ban chiếu yêu cầu nhân dân, quân
7 Lệ tróc bắt, Quốc triều khám tụng điều lệ, Sđd, tr. 289.
8 Lệ khám tụng, Quốc triều khám tụng điều lệ, Sđd, tr. 280.
9 Viện Khoa học Xã hội, Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - XVIII, tr. 242.
10 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr. 580.
11 Quốc triều hình luật, Sđd, Điều 647.
12 Quốc triều hình luật, Sđd, Điều 649.
dân, quan lại góp ý với vua để vua quản lý
cho tốt10. Nhà nước cũng có luôn những quy
định và chế tài để đảm bảo cơ chế đánh giá,
lấy ý kiến này được chính xác, thực chất, khi
quy định việc xử lý hình sự đối với những
đánh giá gian lận.
Nhân dân được yêu cầu tham gia trực
tiếp hoặc tạo điều kiện cho pháp luật được
thực thi trong cuộc sống, nếu họ đủ điều
kiện trong những trường hợp cụ thể. Đó vừa
là quyền vừa là nghĩa vụ: "Đuổi bắt tội nhân,
sức không bắt nổi, kêu người đi đường giúp
sức, người đi đường có thể giúp được mà
không giúp, thì bị xử biếm một tư, thế không
giúp được thì được miễn"11, hay "Thấy có
người bị đánh từ bị thương què gãy trở lên,
cùng là thấy quân trộm cướp hay kẻ cưỡng
gian, thì những người láng giềng đều được
bắt đem nộp quan"12.
Bước đầu hình thành một số nguyên
tắc tiến bộ trong hoạt động tư pháp
Một trong những hạn chế lớn trong
quản trị nhà nước thời Hậu Lê là chưa phân
định rõ hành pháp với tư pháp (xã trưởng
vừa quản lý hành chính vừa xử các vụ kiện
tụng ở xã), làm cho yếu tố độc lập của tư
pháp chưa được đảm bảo. Tuy nhiên, thực
tiễn và pháp luật cho thấy, hoạt động tư pháp
đã ít nhiều thể hiện tư tưởng liêm chính,
minh bạch tư pháp.
Tư pháp thời Hậu Lê đã hình thành
một số nguyên tắc tố tụng hiện đại như: xét
xử công khai nơi công đường; trong phiên
tòa, bị can, bị cáo, người bị khiếu kiện có
quyền trình bày vụ việc của mình khi phán
quan xét hỏi; hoạt động tố tụng được tiến
hành theo cấp, với nguyên tắc công bằng,
đúng pháp luật. "Nếu xã quan xử đoán không
hợp lẽ thì kêu lên quan huyện; quan huyện
xử đoán không hợp lẽ thì kêu đến quan lộ;
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 12(340) T6/2017
quan lộ xử đoán không hợp lẽ thì mới đến
kinh tâu bày"13.
Bản án phải có “luận đoán về sự trái
phải để các bên đều hiểu biết, không được
lược chia trái phải, úp mở trong luận án, để
bịt đường phúc kêu của người kiện, trái thế
lấy tội biếm phạt mà luận”14. Bản án sau khi
được tuyên, phải niêm yết công khai: “Luận
bàn xong, phải treo niêm yết về luận tích
để cho hai bên sao chép, không được bàn
ngầm. Nếu quan khám xét dụng tình viết dôi
năm tháng tới 2 đến 3 tháng về việc đã luận
đoán... thì cho bên muốn phúc thẩm kêu để
phản luận”15.
Bước đầu đã có cơ chế đảm bảo năng
lực tiếp cận công lý cho người dân nhằm
thúc đẩy trách nhiệm của cơ quan tư pháp.
Đó là những quy định hướng đến một "thời
hạn hợp lý" khi giải quyết vụ việc tố tụng.
Cơ quan công quyền phải công khai lịch tiếp
dân và xử lý công việc: "Các nha môn hàng
tháng, các ngày làm việc đều niêm yết tờ
hiển thị vào các ngày đầu tháng để người
kiện tụng biết, phàm có việc khiếu tố vì lý
do giao nhận, cho vào ngày ấy trình nộp
lên"16; "Các nha môn trong ngoài làm việc
khám, vào tháng nào, ngày nào coi việc thì
nên theo tháng đó yết thị để hiểu dụ và hiểu
sức cho người trong vụ kiện theo đúng ngày
mà đến hầu kiện"17.
Trong quá trình tố tụng, cán bộ tư pháp
phải có trách nhiệm đảm bảo các nguyên tắc
tố tụng từ khâu hướng dẫn làm đơn, nhận
đơn, khám nghiệm hiện trường, tróc bắt
người. Phán quan phải giải quyết vụ việc
đúng thời hạn, thời hiệu, nhưng vẫn có quy
định ngoại lệ nhằm bảo vệ cao nhất quyền
con người, như nếu việc chậm trễ đến từ
13 Quốc triều hình luật, Điều 672, tr. 229
14 Quốc triều khám tụng điều lệ, Sđd, tr. 303
15 Quốc triều khám tụng điều lệ, Sđd, tr. 303-304.
16 Lệ về trốn tụng, Quốc triều khám tụng điều lệ, Sđd, tr. 290
17 Lệ về khám tụng, Quốc triều khám tụng điều lệ, Sđd, tr. 278
18 Lệ người kiện tụng xin hoãn khám, Quốc triều khám tụng điều lệ, Sđd, tr. 290.
19 Lệ kiện tụng vay nợ, Quốc triều khám tụng điều lệ, Sđd, tr. 288.
20 Lệ về khám tụng, Quốc triều khám tụng điều lệ, Sđd, tr. 278.
21 Lệ về soát tụng, Quốc triều khám tụng điều lệ, Sđd, tr. 296-297.
phía đương sự vì các lý do chính đáng, thì có
thể châm trước; hoặc, đôi khi, thời hạn được
hoãn lại vì những lý do rất nhân văn, thể hiện
tư tưởng "trọng nông" của dân tộc: "những
vụ kiện tụng về ruộng đất vào kỳ tháng 6,
hoãn khám để tiện cho việc nhà nông"18. Với
việc bắt người phục vụ hoạt động tố tụng,
nếu "như nhà có tang chưa chôn cất, mà đến
hạn phải trả nợ, thì chủ nợ cũng nên vì việc
đó mà thương xót không được tróc bắt hoặc
lấy ngày hẹn ra sách hỏi để đến nỗi làm tổn
thương việc hiếu, phải để cho chôn cất xong
mới truy hỏi”19.
Pháp luật đã có những đảm bảo cho
liêm chính và minh bạch tư pháp khi bước
đầu đề cập đến sự độc lập trong xét xử của
quan án, sự công tâm của cán bộ điều tra:
"Quan khám xét không được phúc vấn, phải
được lệnh quan, không được nhận riêng sự
gửi gắm, nhờ vả", "Không được nhận riêng
đơn kêu tố, rồi một mình làm việc tróc nã,
bắt, không cùng chung khám xét"; "Cần để ý
dụng tâm việc tra hỏi, cần hợp ở lý lẽ để cho
công vụ được rõ ràng, chính xác"20.
Hậu Lê là triều đại đầu tiên đề cập tới
việc soát tụng (kiểm tra lại việc xét xử) để
đảm bảo hiệu quả hoạt động này: "Cứ cuối
năm, quan phủ soát quan huyện, quan thừa
ty soát quan phủ... quan hiến soát trấn ty,
thừa ty; ngự sử soát đề lĩnh, phủ doãn và
hiến ty..."; "Quan chịu trách nhiệm kiểm
soát nhất nhất phải thẩm tra... Ngoài ra xem
trải qua kỳ tra soát, nhất thiết các việc không
đúng lệ cùng các tiền soát lệ, đều phải xem
xét. Nếu nha môn nào không chịu tuân, căn
cứ vào sự việc được phát giác, không đợi
phải khiếu tố, tra rõ sự thực, lấy trọng tội mà
luận"21. Mục đích là để kiểm tra hiệu quả,
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 12(340) T6/2017
chất lượng của hoạt động tố tụng, giúp nâng
cao trách nhiệm công vụ cũng như góp phần
làm giảm thiểu những án oan do cơ quan tố
tụng có thể đã gây ra cho dân chúng.
Điểm đáng ghi nhận là triều Hậu Lê đã
đưa ra một hệ các quy tắc tố tụng để cán bộ
tư pháp chỉ được phép thực hiện trong phạm
vi đó, không được vượt quá, và phải luôn thể
hiện trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích chính
đáng của con người, đặc biệt là nhóm yếu
thế trong tố tụng; mà không phải theo tinh
thần ngược lại, là tạo ra một hệ quy tắc để
bảo vệ hoạt động tố tụng của nhà nước. Vấn
đề trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền
luôn được đặt trong tương quan với quyền
lợi của các bên tham gia tố tụng. Chế tài xử
lý vi phạm luôn được dự liệu như một đảm
bảo cho hiệu quả và hiệu lực của hoạt động
tư pháp.
2. Giá trị hiện đại trong quản trị nhà nước
triều Hậu Lê
Xét ở góc độ quản trị nhà nước, quản
trị tốt theo quan điểm hiện đại, thì quản trị
nhà nước triều Hậu Lê còn không ít những
hạn chế mang tính lịch sử như: tư pháp chưa
độc lập, chưa thực sự thể hiện tính pháp
quyền, cơ hội cho người dân tham gia vào
việc ra quyết định mới ở bước đầu, đặc biệt,
chưa có yếu tố tự do ngôn luận, xây dựng
các tổ chức xã hội dân sự... Tuy vậy, đã có
không ít những giá trị mà quản trị nhà nước
triều Hậu Lê mang lại. Đó là:
Quản trị nhà nước tốt là cơ sở cho
sự phát triển của quốc gia dân tộc
Quá trình thực hiện quyền lực chính
trị của triều Hậu Lê đã chứng minh cho mối
quan hệ tất yếu giữa quản trị nhà nước với
sự phát triển của quốc gia dân tộc. Triều Hậu
Lê đã từng bước khắc phục những khó khăn
nhiều mặt từ kinh tế, chính trị đến xã hội để
đưa đất nước phát triển, trở thành một trong
những triều đại thịnh vượng và có thời gian
trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt
Nam. Tất cả những chính sách mà pháp luật
Hậu Lê thực hiện từ khi vua Lê Thái Tổ lên
ngôi đều là những khía cạnh tích cực của
công tác quản trị nhà nước như: xây dựng,
phát triển hệ thống chính sách pháp luật, đề
cao pháp luật, coi pháp luật là công cụ chủ
yếu để ổn định và phát triển xã hội, đề cao
việc quản lý xã hội bằng pháp luật; chính
sách xây dựng cơ chế quản trị mới với nguồn
tài nguyên đất đai; chính sách cải cách toàn
diện và mạnh mẽ bộ máy nhà nước nhằm
làm cho bộ máy nhà nước được tổ chức khoa
học, hoạt động hiệu quả hơn.
Triều Hậu Lê đã từng bước thực hiện
hữu hiệu các chính sách quản trị nhà nước
của mình, từng bước chứng minh tính đúng
đắn trong quá trình phát triển đất nước,
chứng minh đó là một lựa chọn tất yếu sau
khi giành lại được chính quyền từ tay nhà
Minh, là con đường duy nhất để Nhà nước
vững mạnh, xã hội phát triển.
Mục tiêu cao nhất của quản trị nhà
nước là sự thịnh vượng, an toàn của nhân
dân, bảo đảm các quyền con người
Trong quá trình quản trị nhà nước triều
Hậu Lê, ở mỗi khía cạnh của quá trình quản
trị nhà nước, mục tiêu cao nhất vẫn là phải
bảo vệ được các quyền con người, những lợi
ích cơ bản của nhân dân. Từ chính sách quân
điền, việc tổ chức, hạn chế quyền lực nhà
nước, xây dựng môi trường tư pháp minh
bạch, liêm chính, đảm bảo sự tham gia của
người dân vào việc giám sát và xây dựng
chính quyền đều phải xuất phát từ mục tiêu
vị con người. Mục tiêu đó của nhà Hậu Lê
cũng chính là phương thức hoạt động, thực
hiện quyền lực chính trị, đã làm cho nhà Hậu
Lê có sự khác biệt với các triều đại khác. Ví
như nhà Hồ, các chính sách hạn điền, hạn
nô nhà Hồ ban đầu đều là nhằm hạn chế các
thế lực nhà Trần, sau đó là khôi phục lại sự
vững mạnh của nhà nước trung ương tập
quyền, tuy nhiên, kết quả thực chất mang lại
là quyền lợi chủ yếu tập trung vào tay các
tôn thất, quý tộc nhà Hồ. Điều này đã làm
cho nhà Hồ thất bại trong cuộc chiến chống
quân Minh khi "lòng dân không thuận". Nhà
Lý, Trần, mặc dù đề cao tinh thần đoàn kết
dân tộc, củng cố sự đồng sức đồng lòng để
bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển đất nước,
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 12(340) T6/2017
nhưng về cuối, các chính sách cai trị của
những triều đại này đều chưa đáp ứng được
các nhu cầu của nhân dân, chưa lấy quyền lợi
của nhân dân, các quyền con người làm tôn
chỉ hành động, nên về cuối đã để xảy ra tình
trạng kiêm tinh ruộng đất, điền trang thái ấp
phát triển mạnh, chế độ bóc lột nô tỳ, nông
nô gia tăng, đời sống nhân dân chật vật, các
triều Hậu Lý, Trần bị nhân dân chán ghét...
Triều Hậu Lê, đặc biệt là giai đoạn Lê
sơ, đã nhận thức được sâu sắc cội nguồn của
quyền lực chính trị, nhận thức được mục
tiêu của việc thực hiện quyền lực chính trị
không chỉ để phục vụ các mục tiêu chính trị,
mà phải là để phục vụ cuộc sống, phải đáp
ứng được những nguyện vọng chính đáng
của nhân dân, các lợi ích cơ bản của họ.
Vai trò và trách nhiệm chủ đạo trong
quản trị nhà nước thuộc về Nhà nước, đội
ngũ công chức thực thi công vụ
Hậu Lê là một trong những triều đại
thấm nhuần nhận thức về trọng trách của
Nhà nước đối với nhân dân, với xã hội và
về vận mệnh của quốc gia dân tộc. Trong
quá trình thực thi quyền lực chính trị
của mình, triều Hậu Lê luôn có cơ chế để
khuyến khích, nâng cao trách nhiệm công vụ
của đội ngũ quan lại, công chức thừa hành;
cũng luôn có các biện pháp để hạn chế lạm
quyền, nâng cao cơ chế giám sát lẫn nhau
giữa các cơ quan nhà nước nhằm tăng cường
hiệu quả hoạt động công quyền. Cách thức
để kiềm giữ sự lạm quyền và nâng cao hiệu
quả hoạt động là luôn có cơ chế gắn trách
nhiệm chính trị, trách nhiệm công vụ với
trách nhiệm pháp lý. Điều này thể hiện qua
hầu hết các quy định pháp luật liên quan,
đều được thiết kế có kèm theo trách nhiệm
pháp lý để dự liệu các vi phạm có thể xảy ra
của các chủ thể có thẩm quyền.
Đó cũng chính là biểu hiện của việc
nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa nắm
quyền lực và lợi dụng quyền lực, mối tương
quan giữa chất lượng quản trị nhà nước với
quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Bởi
người dân, nhất là ở giai đoạn phong kiến,
họ vẫn ở vị trí "thần dân", mà chưa thật sự
được ở địa vị của công dân như hiện nay,
nhận thức còn hạn chế, theo đó mà quyền
lợi của họ bị xâm hại. Nên các thành tố của
quản trị như sự tham gia của người dân, hay
trách nhiệm giải trình, về cơ bản cũng chỉ có
thể thành hiện thực khi được đảm bảo bởi
Nhà nước, bằng các cách thức và cơ chế cụ
thể của Nhà nước.
Chất lượng quản trị chịu ảnh hưởng
không nhỏ từ yếu tố cá nhân người đứng
đầu
Cá nhân người đứng đầu nhà nước và
theo đó là đứng đầu các cơ quan nhà nước
là yếu tố mang tính chất quyết định. Các
quyết sách và đường lối cai trị của những
người đứng đầu nhà nước chính là tôn chỉ
hành động của Nhà nước, cũng chính là mục
tiêu của quá trình quản trị. Lịch sử đã chứng
minh, những vị vua mẫn cán, thương dân
thường là những vị vua có chính sách quản
trị tốt, được nhân dân tin yêu, hiệu quả quản
trị thể hiện ở sự vững mạnh của bộ máy nhà
nước, sự bền vững của triều đại, sự ấm no
của dân chúng... Triều Hậu Lê đã có những
vị vua xuất chúng như Lê Thái Tổ, Lê Thánh
Tông, là những vị vua "lo cái lo trước thiên
hạ và vui cái vui sau thiên hạ". Triều Hậu Lê
thịnh trị cũng nhờ những vị vua đã đặt nền
tảng và có những cải cách mạnh mẽ như hai
vị vua này. Ngược lại, những vị vua như Lê
Tương Dực, Lê Uy Mục chỉ chăm lo hưởng
thụ, thích giết chóc, thị uy, không chăm lo
đến đời sống nhân dân, đã sớm mang lại
họa suy vong cho nước nhà, bị nhân dân
oán thán, căm ghét. Tư cách, phẩm hạnh,
tài năng của người đứng đầu nhà nước sẽ
như một quy định bất thành văn, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến đội ngũ quan lại, công chức
thừa hành công vụ.
Do đó, triều Hậu Lê đã rất coi trọng và
cũng đòi hỏi rất cao đối với vị trí của người
đứng đầu, người chịu trách nhiệm trong các
hoạt động quản trị. Các cách thức quy định
trách nhiệm công vụ cũng như dự liệu về
trách nhiệm pháp lý của quan lại đã thể hiện
sâu sắc nhận thức này
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 12(340) T6/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_gia_tri_trong_quan_tri_nha_nuoc_trieu_hau_le.pdf