Những giá trị và yếu tố tiêu cực của nho giáo

Những giá trị và yếu tố tiêu cực của nho giáo CHUYÊN ĐỀ 1:NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ YẾU TỐ TIÊU CỰC CỦA NHO GIÁO Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc cổ đại, là học thuyết về đạo xử thế của người quân tử : Tu thân - Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ, được đưa ra bởi Chu Công Đán đời Tây Chu, được hệ thống hoá và phát triển bởi Khổng Tử (551-479 trước CN, được coi như người sáng lập Nho giáo) đời Chiến Quốc, được kế tục xuất sắc bởi Mạnh Tử (372-289 trước CN) và Tuân Tử (298-238 trước CN). Do đó, đời sau gọi tư tưởng Nho giáo là tư tưởng Khổng-Mạnh. Tóm tắt các học thuyết chính của Nho Giáo : Thực tế Nho Giáo là một hệ thống học thuyết chính trị đầy đủ, dạy về các hành xử của một “Chính nhân quân tử” trong xã hội, tức là cách người quân tử tổ chức, cai trị xã hội. Như vậy nó cũng chính là học thuyết dùng để tổ chức và cai trị xã hội. Nho giáo lấy việc tạo sự ổn định và phát triển làm trọng bằng cách sử dụng đường lối Đức trị và Lễ trị đã có từ thời nhà Chu. Để xây dựng đường lối Đức trị và Lễ trị Khổng tử đã xây dựng học thuyết “Nhân – Lễ – Chính danh” đây là ba phạm trù quan trọng nhất trong toàn bộ học thuyết của Khổng Tử. “Nhân” là nội dung, “Lễ” là hình thức của Nhân, “ Chính danh” là con đường đạt đến điều Nhân . 1.1. Thuyết về chữ “Nhân” Khổng Tử lấy chữ “Nhân” làm nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học của mình. “Nhân” là quan hệ giữa người và người dựa trên lòng nhân nhân bản. Nhân còn còn bao gồm các tiêu chuẩn đạo đức như : trung, hiếu, cung kính, thật thà, khiêm tốn, dũng cảm .Như vậy “Nhân” chính là đạo làm người. Chữ “Nhân” không chỉ có yêu mà cả ghét “ Duy chỉ người có đức Nhân mới có thể yêu người, ghét người” Nhân là phạm trù cao nhất của luân lý, đạo đức, là phạm trù trung tâm của học thuyết chính trị. “Nhân” tuỳ vào phẩm hạnh, năng lực, hoàn cảnh mà thể hiện. Trong xã hội luôn tồn tại hai loại người đối lập nhau về chính trị, luân lý đạo đức : “Kẻ quân tử bất nhân thì cũng có nhưng chưa bao giờ kẻ tiểu nhân lại có nhân cả” 1.2. Thuyết “Chính Danh”: Khổng tử cho rằng xã hội bị rối loạn vì vua không làm đúng danh hiệu vua, tôi không làm đúng danh hiệu tôi Từ đó ông đưa ra thuyết “Chính Danh định phận” làm căn bản cho việc trị quốc. “Chính Danh” là danh (tên gọi, chức vụ, địa vị, thứ bậc) và thực (phận sự, nghĩa vụ, quyền lợi) phải phù hợp với nhau. Danh không phù hợp là loạn danh. Danh và phận của một người trước hết do các mối quan hệ xã hội quy định. Để Chính Danh, Nho giáo không dùng Pháp trị mà dùng Đức trị, Đức trị là dùng luân lý đạo đức điều hành xã hội. Mọi người trong xã hội đều thấm nhuần và hành động theo các tiêu chuẩn đạo đức Nho giáo. 1.3. Thuyết về “Lễ“: Lễ là các nghi lễ thể hiện các quy phạm đạo đức, “Lễ” là hình thức của “Nhân”, “Nhân” là nội dung của “Lễ”. Có thể coi Lễ là phương thức giúp người ta đạt được tới chữ Nhân. “Một ngày biết nén mình theo lễ thì thiên hạ sẽ quay về nhân vậy” (Luận ngữ) Như vậy Nhân và Lễ chính là hai mặt của một vấn đề “Hình thức và Nội dung” Lễ còn bao gồm các nghi lễ, chuẩn mực trong quan hệ giữa người và người, từ hành vi, cử chỉ cho đến trang phục, nhà cửa

doc14 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những giá trị và yếu tố tiêu cực của nho giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 1: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ YẾU TỐ TIÊU CỰC CỦA NHO GIÁO Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc cổ đại, là học thuyết về đạo xử thế của người quân tử : Tu thân - Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ, được đưa ra bởi Chu Công Đán đời Tây Chu, được hệ thống hoá và phát triển bởi Khổng Tử (551-479 trước CN, được coi như người sáng lập Nho giáo) đời Chiến Quốc, được kế tục xuất sắc bởi Mạnh Tử (372-289 trước CN) và Tuân Tử (298-238 trước CN). Do đó, đời sau gọi tư tưởng Nho giáo là tư tưởng Khổng-Mạnh. Tóm tắt các học thuyết chính của Nho Giáo : Thực tế Nho Giáo là một hệ thống học thuyết chính trị đầy đủ, dạy về các hành xử của một “Chính nhân quân tử” trong xã hội, tức là cách người quân tử tổ chức, cai trị xã hội. Như vậy nó cũng chính là học thuyết dùng để tổ chức và cai trị xã hội. Nho giáo lấy việc tạo sự ổn định và phát triển làm trọng bằng cách sử dụng đường lối Đức trị và Lễ trị đã có từ thời nhà Chu. Để xây dựng đường lối Đức trị và Lễ trị Khổng tử đã xây dựng học thuyết “Nhân – Lễ – Chính danh” đây là ba phạm trù quan trọng nhất trong toàn bộ học thuyết của Khổng Tử. “Nhân” là nội dung, “Lễ” là hình thức của Nhân, “ Chính danh” là con đường đạt đến điều Nhân . 1.1. Thuyết về chữ “Nhân” Khổng Tử lấy chữ “Nhân” làm nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học của mình. “Nhân” là quan hệ giữa người và người dựa trên lòng nhân nhân bản. Nhân còn còn bao gồm các tiêu chuẩn đạo đức như : trung, hiếu, cung kính, thật thà, khiêm tốn, dũng cảm.....Như vậy “Nhân” chính là đạo làm người. Chữ “Nhân” không chỉ có yêu mà cả ghét “ Duy chỉ người có đức Nhân mới có thể yêu người, ghét người” Nhân là phạm trù cao nhất của luân lý, đạo đức, là phạm trù trung tâm của học thuyết chính trị. “Nhân” tuỳ vào phẩm hạnh, năng lực, hoàn cảnh mà thể hiện. Trong xã hội luôn tồn tại hai loại người đối lập nhau về chính trị, luân lý đạo đức : “Kẻ quân tử bất nhân thì cũng có nhưng chưa bao giờ kẻ tiểu nhân lại có nhân cả” 1.2. Thuyết “Chính Danh”: Khổng tử cho rằng xã hội bị rối loạn vì vua không làm đúng danh hiệu vua, tôi không làm đúng danh hiệu tôi……Từ đó ông đưa ra thuyết “Chính Danh định phận” làm căn bản cho việc trị quốc. “Chính Danh” là danh (tên gọi, chức vụ, địa vị, thứ bậc) và thực (phận sự, nghĩa vụ, quyền lợi) phải phù hợp với nhau. Danh không phù hợp là loạn danh. Danh và phận của một người trước hết do các mối quan hệ xã hội quy định. Để Chính Danh, Nho giáo không dùng Pháp trị mà dùng Đức trị, Đức trị là dùng luân lý đạo đức điều hành xã hội. Mọi người trong xã hội đều thấm nhuần và hành động theo các tiêu chuẩn đạo đức Nho giáo. 1.3. Thuyết về “Lễ“: Lễ là các nghi lễ thể hiện các quy phạm đạo đức, “Lễ” là hình thức của “Nhân”, “Nhân” là nội dung của “Lễ”. Có thể coi Lễ là phương thức giúp người ta đạt được tới chữ Nhân. “Một ngày biết nén mình theo lễ thì thiên hạ sẽ quay về nhân vậy” (Luận ngữ) Như vậy Nhân và Lễ chính là hai mặt của một vấn đề “Hình thức và Nội dung” Lễ còn bao gồm các nghi lễ, chuẩn mực trong quan hệ giữa người và người, từ hành vi, cử chỉ cho đến trang phục, nhà cửa…… Sơ lược về các tác phẩm kinh điển của Nho Giáo : Vì là một học thuyết cai trị xã hội nên các tác phẩm kinh điển của Nho giáo như “ Tứ thư” và “Ngũ kinh” đều có liên quan và bao trùm đến tất cả các vấn đề của xã hội như : Chính trị, văn hoá, tín ngưỡng.... 2.1 Tứ thư : Bao gồm 4 bộ do các học trò chép lại lời của Khổng Tử và chú giải + Đại Học : bàn về tu nhân xử thế sao cho “Nhân đạo” hợp với “Thiên đạo”. + Trung Dung : bàn về triết lý hành động, đề cao d0ạo trung dung và tuỳ thời. + Luận Ngữ : bài giảng về nhân, hiếu, chính.... + Mạnh Tử : bàn về tính thiện, về lòng nhân ái. 2.2. Ngũ kinh : Bao gồm năm bộ + Kinh Thi : là bộ sưu tập các bài phong dao, ca dao nói về phong tục các nước, về công việc tế lễ + Kinh Thư : bàn về trung và thiên, ghi lại những lời dạy, lời thề, vương mệnh của các bậc thánh chúa, hiền thần từ đời vua Nghiêu, vua Thuấn cho đến nhà Đông Chu. Kinh Thư đề cao phương pháp trị thiên hạ bằng đạo lý : Thuận Thiên – Thuận Địa – Thuận Nhân tâm (Thiên – Địa – Nhân) + Kinh Dịch : Nói về lẽ biến hoá của trời đất, vạn vật, xét đoán họa phúc, thịnh suy của đời người theo quan điểm âm-Dương, Ngũ Hành + Kinh Lễ : gồm có Chu lễ, Ghi lễ, Lễ ký ghi lại các lễ nghi, cách biểu lộ tình cảm tốt, trật tự, thang cấp trong xã hội....Trong đó riêng Chu lễ mang tính triết học cao bàn về tổ chức hành chính, chính trị, trật tự xã hội nhà Chu + Kinh Xuân Thu : do Khổng Tử biên soạn nói về lịch sử thời Đông Chu với sự chú giải, phê phán của mình Những giá trị của Nho Giáo : Thuyết Nho giáo từ khi ra đời đã ảnh hưởng lớn đến xã hội của Trung Hoa cũng như các nước khác trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa trong đó có Việt Nam nhờ những giá trị của nó: 3.1. Giáo dục: Nội dung các thuyết của Nho giáo hướng đến những giá trị tốt đẹp của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,.. Khổng Tử lấy chữ “Nhân” làm nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học của mình, dung chữ “Nhân” để giáo hóa con người, cải biến xã hội từ loạn thành trị, thể hiện tính tích cực, nhân bản. Trong quá trình dạy học, Khổng Tử chú trọng cả ba mặt : Đạo đức, kiến thức và thực tiễn, trong đó đạo đức đóng vai trò quan trọng nhất. Ông quan niệm rằng ai cũng có thể trở thành người tốt thông qua việc học tập. Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là “thiện”, bắt nguồn từ “tâm” của mỗi người. Để bảo tồn và phát triển tâm tính của con người, MT chủ trương phải rèn luyện, giáo dục đạo lý, nhân nghĩa cho con người với chuẩn mực là đức độ, đạo lý của thánh hiền gọi là “pháp tiên vương”. Theo chuẩn mực đó, MT đòi hỏi người học phải chuyên tâm. Trì chí, khiêm nhượng, cầu tiến, không được tự cho mình là hoàn toàn. Mặt khác, Ông cũng đòi hỏi người dạy phải luôn tự sửa mình, giữ tâm cho chính. Nhà nước phải lập ra các trường để dạy dân biết nhân nghĩa, luân lý và võ nghệ. Học thuyết “bản tính người là ác” của TT tuy sai lầm nhưng cũng có nhân tố hợp lý như cho rằng hành vi đạo đức của người do thói quen mà thành, phẩm chất con người là sản phẩm của xã hội và kết quả của sự học tập, giáo dục lâu ngày mà nên, có thể giáo dục, cải hóa con người từ ác thành thiện. 3.2. Chính trị - xã hội Những nguyên lý đạo đức căn bản nhất trong học thuyết của Khổng Tử là: nhân, lễ, trí, dũng,.. cùng với một hệ thống về quan điểm về chính trị, xã hội như “nhân trị”, chính danh”, “thượng hiền”. “quân tử”, “tiểu nhân”, trong đó chữ “nhân được đề cập với 1 ý nghĩa sâu rộng nhất. Nó được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản qui định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội. Nó liên quan đến các phạm trù đạo đức, chính trị khác như 1 hệ thống triết lý chặt chẽ, nhất quán, tạo thành 1 bản sắc riêng trong triết lý nhân sinh của ông. Khổng Tử đưa ra thuyết “Nhân trị” chủ trương giáo hóa đạo đức và thực hiện chủ nghĩa “chính danh định phận”. Trong quan hệ vua tôi, KT chủ trương trọng người hiền tài không phân biệt đẳng cấp xuất thân, mỗi người phải làm mọi việc ngay thẳng, đúng bổn phận, địa vị. Trong quan hệ cha con, KT cho rằng con phải lấy chữ “hiếu” làm đầu, cha phải lấy long “từ ái” làm trọng. Trong quan hệ xã hội phải dùng lễ là những phong tục, tập quán, qui định trật tự xã hội và thể chế pháp luật nhà nước,.. để thực hiện và duy trì ổn định xã hội. MT có quan điểm hết sức mới mẻ và sâu sắc về dân quyền, lấy dân làm gốc: “dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Theo ông, có dân mới có nước, có nước mới có vua, có khi dân còn quan trọng hơn vua. Kẻ thống trị nếu không d8được dân ủng hộ thì chính quyền sớm muộn cũng phải sụp đổ, vua tàn ác không hợp long dân thì sớm muộn cũng bị truất phế. Những quan điểm này đều xuất phát từ học thuyết về “tính thiện”, nó thực sự có một ý nghĩa tiến bộ, phù hợp với nguyện vọng nhân dân lao động. MT chủ trương 1 chế độ “bảo dân” trong đó người trị vì phải biết lo cho dân và vì dân, tạo cho dân cuộc sống bình yên và no đủ. MT cho rằng muốn dân sung túc và quốc gia có nền kinh tế lành mạnh phải phân chia ruộng đất công minh. 3.3. Triết học Trong quan điểm về thế giới, xuất phát từ tư tưởng của “Kinh dịch”, Khổng Tử cho rằng vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành, biến hóa không ngừng theo qui luật (đạo) của nó. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của con người trong đời sống. Ông tin có “Thiên mệnh” nhưng không tán thành quan điểm con người cứ nhắm mắt dựa vào Thiên mệnh mà luôn yêu cầu con người phải chú trọng vào nổ lực học tập, làm việc tận tâm, tận lực, còn thành bại thế nào mới là tại ý Trời. Tuân Tử đưa ra thế giới quan duy vật, vô thần: Tự nhiên gồm 3 bộ phận: Trời - Đất - Người. Trời chỉ là 1 bộ phận của tự nhiên, bản than tự nhiên là cơ sở hình thành và biến hóa của vạn vật. Tự nhiên và qui luật biến hóa của nó không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Trời không thể quyết định vận mệnh của con người mà con người có thể làm chủ vận mệnh của mình và cải tạo lại thiên nhiên Ông quan niệm rằng những nghi thức tôn giáo như cúng tế, cầu khẩn chỉ có thể dùng làm phong phú, tươi đẹp hơn đời sống con người. Ông quả quyết rằng quỷ thần không thể chi phối được vận mệnh con người. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Ông cho rằng cơ thể con người có trước sau đó mới sinh ra ý thức và tình cảm. Trong triết học của mình, Tuân Tử cũng đã xây dựng học thuyết về nhận thức trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật. Ông khẳng định con người có khả năng nhận thức sự vật bên ngoài và con người có thể biết được qui luật của sự vật khách quan. Ông coi nhận thức là sự kết hợp của năng lực nhận thức của con người với sự vật khách quan. Những yếu tố tiêu cực của Nho Giáo : 4.1. Giáo dục Đối với Khổng Tử, việc dạy học chủ yếu là dạy kẻ cầm quyền trị dân “tu lể, nghĩa tín..... khiến dân từ bốn phương sẽ đưa con đến phục dịch mình....” chứ không phải học nghề cày cấy. 4.2. Chính trị - xã hội Học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử là một học thuyết bảo thủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp cầm quyền, quí tộc, khuyên người nghèo, bị áp bức an phận Trên nền tảng thế giới quan duy tâm, MT đã tuyên truyền lý luận thần quyền. Ông cho rằng chính quyền là do Trời ban cho vua chúa. Tính duy tâm còn thể hiện trong học thuyết “nhất loạn, nhất trị” và qua việc tìm cách gán tính thần bí cho học thuyết “Ngũ hành”. MT còn cho rằng, theo bản chất, con người phân ra làm 2 hạng người: lao tâm (vua chúa, quí tộc, giai cấp thống trị) và lao lực (nhân dân lao động). Mỗi hạng người có nhiệm vụ riêng , trong đó người lao lực phải phục tùng và làm việc nuôi sống giai cấp thống trị. Thực chất, quan điểm này nhằm biện hộ cho trật tự, đẳng cấp của xã hội phong kiến và cho đó là trật tự hợp lý, vĩnh viễn. Khác với MT, Tuân Tử cho rằng “bản tính người là ác, thiện là do người làm ra”, việc đi tìm sự thỏa mãn về dục vọng sinh lý là bản tính con người, nếu thuận theo bản tính ấy thì xã hội tất nhiên sinh ra cướp bóc, tranh đoạt. Dựa trên quan điểm sai lầm đó, Tuân Tử cho rằng các khuôn phép như “lễ nghĩa hình phạt” của giai cấp quí tộc và thể chế của giai cấp phong kiến là tất yếu tồn tại. Vua phải dùng pháp luật, quyền thế để qui định danh, phận rõ rang. Với quan điểm đó, ông đã đặt nền móng cho Hàn Phi trong lý luận về pháp trị và mở đường cho chế độ độc tài phong kiến của Tần Thủy Hoàng sau này. 4.3. Triết học Trong quan điểm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những mâu thuẫn:. Ông tin vào “Thiên mệnh", số mệnh nhưng khuyến khích con người nỗ lực học tập, làm việc chứ không nhắm mắt thụ động. Ôn tin có quỷ thần và tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần nhưng lại nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động con người trong đời sống. Điều này phản ánh những mâu thuẫn của đời sống hiện thực. Do hiện trạng xã hội và hạn chế của lợi ích giai cấp, Khổng tử hoang mang, dao động và quay lại với chủ nghĩa duy tâm, tuyên truyền sức mạnh của Trời, thần thánh hóa quyền lực của thế lực cầm quyền nhằm duy trì trật tự xã hội theo lễ nghĩa nhà Chu. Mạnh Tử phát triển tư tưởng “Thiên mệnh” của KT và đẩy thế giới quan ấy tới đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm Trong nhận thức luận của mình, Tuân Tử quá phóng đại vai trò hoạt động của “tâm” trong quá trình nhận thức, coi “tâm” là chủ thể có tính độc lập, nên nhận thức luận của ông mang tính hạn hẹp và có khuynh hướng duy tâm chủ nghĩa. Ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa đến nền văn hoá truyền thống của Việt Nam : Nho giáo nói riêng và văn hóa Trung Hoa được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Trong bối cảnh lịch sử đương thời, sự hình thành, phát triển và truyền bá một hệ thống lý luận với những mặt tích cực và tiêu cực đã phân tích trên, Nho giáo đã có những ảnh hưởng nhất định đến văn hoá, xã hội của Việt Nam. 5.1. Ảnh hưởng tích cực: - Về triết học, Nho giáo tuy còn mang nặng tư tưởng duy tâm, thần bí trong các học thuyết của mình nhưng bước đầu đã có những học thuyết về chính trị xã hội với tư tưởng “nhân chính”, “bảo dân” có ý nghĩa tiến bộ, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của lịch sử, xã hội. Do vậy, khi du nhập vào Việt Nam, Nho giáo đã trở thành một trường phái triết học được đông đảo nhân dân noi theo và có ảnh hưởng mạnh đến tầng lớp bình dân. - Về chính trị, Nho giáo góp phần xây dựng, củng cố chính quyền phong kiến với tư tưởng trung quân, thuyết “Chính danh”,... nhưng được tiếp thu trên cơ sở tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc. Các nhà nước quân chủ Việt Nam đã học tập cách tổ chức triều đình, hệ thống pháp luật từ Trung Hoa. Tổ chức ra hệ thống thi cử tuyển chọn nhân tài để bổ sung vào bộ máy cai trị. - Về xã hội, Nho giáo với “Ngũ luân: (Vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn-bè) đã ảnh hưởng quan trọng đến việc củng cố, tạo kỷ cương, trật tự trong mối quan hệ từ gia đình đến xã hội. Nho giáo có ảnh hưởng trong việc tạo xu hướng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đã trở thành phổ biến trong xã hội Việt Nam. - Về giáo dục, Nho giáo khuyến khích con người học tập, tu dưỡng đạo đức theo các chuẩn mực “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng,....”, góp phần đào tạo nhiều thế hệ nho sĩ yêu nước, những danh nhân của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. 5.2. Ảnh hưởng tiêu cực: Nho giáo còn mang nặng tư tưởng duy tâm, thần bí, quá chú trọng hướng nội, chuyên chú suy xét trong tâm mà không hướng dẫn con người hướng ra bên ngoài thực hành những điều tìm được, chinh phục thiên nhiên vạn vật xung quanh. Điều này làm cho nền văn minh, khoa học tự nhiên – kỹ thuật sau một thời gian phát triển đã bị chựng lại so với nền văn minh phương Tây vốn xuất hiện sau. Nho giáo đã góp phần duy trì quá lâu chế độ phong kiến, cho dù chế độ này đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp nữa. Tư tưởng Nho giáo ăn sâu vào tư tưởng của nhiều tầng lớp nhân dân nên đã phần nào gây khó khăn trong việc truyền bá tư tưởng cách mạng cũng như tri thức khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, khi vào Việt Nam Nho giáo không cuồng tín với việc Trung Quân như Nho giáo Trung Hoa nơi có truyền thống văn hoá du mục, mà đặt vận mệnh quốc gia lên cao hơn. Đây cũng là một ảnh hưởng của nền văn hoá nông nghiệp rất coi trọng đất đai, lãnh thổ vì trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chính yếu nhất. Từ đó, khi xã tắc lâm nguy mà dòng tộc đương triều quá thối nát, không đảm đương nổi thì các nhà nho sẵn sàng phế bỏ để đưa nhà khác lên thay đảm bảo sự an nguy của xã tắc : Nhà Trần thay nhà Lý, nhà Lê thay nhà Đinh, nhà Lý thay nhà Lê Nho giáo Việt Nam do ảnh hưởng của nền kinh tế nông nghiệp tự cung , tự cấp bao gọn trong các đơn vị hành chính cục bộ nên rất xem trọng nông nghiệp và bài xích thương nghiệp và cho rằng thương ngiệp không hề tạo ra giá trị cho xã hội mà chỉ trục lợi từ các thành quả của nông nghiệp. Tư tưởng trọng nông khinh thương kết hợp với truyền thống nông nghiệp làm cho nền kinh tế xã hội ngày càng bị trì trệ, cho tới những năm gần đây tư tưởng này vẫn còn ăn rất sâu vào tư tưởng người Việt Nam hiện đại. Kết luận: Tóm lại, trong một thời gian dài Nho giáo đã giúp cho các chế độ quân chủ phong kiến xây dựng một xã hội thịnh vượng, có trật tự, pháp luật, một quốc gia thống nhất, người dân trong xã hội biết đối xử với nhau trên cơ sở “Nhân – lễ – nghĩa – trí – tín”. Đó là lý do tại sao trong quá khứ Trung Hoa nói riêng và các dân tộc châu Á nói chung, với sự ảnh hưởng của Nho giáo đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc, đã tạo ra một nền văn minh bậc nhất của loài người lúc bấy giờ. Nhưng sự ổn định mà Nho giáo tạo ra cho xã hội, cộng với tư tưởng hướng nội, trong một thời gian dài nhiều trăm năm đã tạo ra sự trì trệ cả về kinh tế lẫn quân sự cho đến khi nó phải đối đầu với nền văn minh phương Tây vốn có nhiều ưu điểm hơn trong kinh tế và quân sự, thì Nho giáo đã phải nhường bước trong đời sống kinh tế, chính trị, quân sự. Ngày nay tuy không còn ảnh hưởng nhiều trong đời sống chính trị, kinh tế nhưng tư tưởng Nho giáo vẫn có ảnh hưởng rất mạnh trong đời sống hàng ngày, nó hiện diện trong tâm hồn mỗi người Việt Nam qua những tư tưởng về lòng ái quốc, coi trọng học hành, coi trọng các mối quan hệ xã hội (dựa trên tư tưởng về Lễ-Nghĩa). Về đời sống tâm linh, phong tục thờ cúng tổ tiên, các bậc tiền bối có công đức vẫn được duy trì. Nói chung về mặt văn hoá Nho giáo có ảnh hưởng rất sâu nặng và mang tính tích cực hơn là tiêu cực. Đó cũng là điểm khác biệt chủ yếu giữa hai nền văn hoá Đông – Tây mà chúng ta đang cố gắng khẳng định bản sắc. CHUYÊN ĐỀ 2: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC Bản chất của nhận thức 1.1. Bản chất của nhận thức Nhận thức là hoạt động của con người mà kết quả là thu nhận được tri thức . Bản chất triết học của nhận thức là gì ? Tùy thuộc vào việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. 1.2. Chủ nghiã duy tâm khách quan (Platon, Heghens,...) Chân lý, tri thức tuyệt đối đúng đắn, dường như có sẳn. Nhận thức chủ yếu là nhận thức chân lý vĩnh cửu. Theo Platon đó là thế giới ý niệm. Theo Héghens đó là tinh thần tuyệt đối. Quan điểm trên gần với gần với quan điểm của tôn giáo, cho rằng chân lý có sẵn trong các kinh Tân ước (đạo Thiên Chúa), kinh Phật (đạo Phật), kinh Coran (đạo Hồi), lời của Khổng Tử (Nho giáo). Chân lý này vĩnh cửu. Nhận thức là nắm bắt lấy thế giới ý niệm, chân lý có sẵn, không phải là phản ánh hiện thực khách quan. 1.3. Chủ nghiã duy tâm chủ quan (Pitagore, Berkeley,...) Phủ nhận chân lý khách quan, nhận thức như thế nào tùy thuộc vào cái tôi của mỗi người. Pitagore cho rằng “Con người là thước đo của vạn vật”. Con người nhìn nhận thế giới qua lăng kính chủ quan, do đó nhận thức sự vật qua cảm giác của mỗi người. Tri thức chẳng qua là hệ thống ký hiệu, qui ước gán cho sự vật. Berkeley viết “ Sự vật chẳng qua là kết hợp của những cảm giác tri thức tùy thuộc vào chủ thể. Thế giới tự nó như thế nào chúng ta không biết, chỉ có quan niệm của chúng ta về thế giới. Quan niệm này chỉ mang tính tượng trưng”. Chủ nghĩa Duy tâm Chủ quan tiêu cực đi đến Chủ nghĩa duy ngã (thế giới phụ thuộc vào tôi). Thuyết “không thể biết “phủ nhận năng lực nhận thức của con người, cho rằng về nguyên tắc con người không thể biết thế giới vì đối tượng quá vô tận và phức tạp mà năng lực và trí tuệ của con người là có hạn. 1.4. Chủ nghĩa duy vật Trong khi thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong não con người nhưng lại xem đó là sự phản ánh đơn giản, máy móc, cơ học không mang tính biện chứng. 1.5. Chủ nghiã duy vật biện chứng Nhận thức là hoạt động phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan vào trong ý thức con người, hoạt động này dựa trên cơ sở thực tiễn và mang ý nghĩa biện chứng và tuân theo những qui luật biện chứng. Hoạt động nhận thức gắn liền với hoạt động thực tiễn. Nhận thức là hoạt động phản ánh 2.1. Cơ chế của hoạt động nhận thức - Chủ thể hoạt động nhận thức: đó là con người, con người mang tính xã hội và tính lịch sử cụ thể. Sản phẩm của nhận thức nhanh chóng trở thành tài sản chung của con người. Mức độ của nhận thức nằm trong giới hạn (lịch sử,..) - Khách thể: đó là một bộ phận của thế giới vật chất hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động thực tiễn, hoạt động sống của con người. Phạm vi hoạt đông của con người không ngừng phát triển. Theo tiến trình lịch sử, đối tượng của nhận thức ngày càng tăng thêm. Nhận thức ngoài xu hướng hướng ngoại còn có xu hướng hướng nội như tự nhận thức về con người, giai cấp, dân tộc, nhân loại. Đây là hoạt động khó do rất khó thấy được cái hay, cái dỡ của chính mình để tự cải thiện. 2.2. Phương pháp nhận thức Con người dùng hệ thống giác quan, não bộ, thần kinh để nhận thức thế giới. Giác quan không phải tự nhiên mà có mà là kết quả rèn luyện, nhận thức qua nhiều thế hệ. Nhưng những phương tiện, công cụ trên có những giới hạn nhất định, do đó con người chế ra những công cụ để làm tăng khả năng của các giác quan (kính hiển vi, máy chụp hình, ra đa,.....). Hệ thống ngôn ngữ là công cụ sáng tạo nhất, là vỏ vật chất của tư tưởng. Nhờ có ngôn ngữ, tri thức được truyền tải, phổ biến. Trong quá trình nhận thức, con người dần dần phát triển những hệ thống, những phương pháp nhận thức (phương pháp quan sát, thực nghiệm, phân tích, tổng hợp, khái quát, mô hình hoá, qui nạp, diễn dịch,...) để tiếp thu tri thức, xử lý tri thức và sáng tạo ra tri thức. 2.3. Kết quả của hoạt động nhận thức là tri thức . Tri thức cụ thể cảm tính (mắt thấy, tai nghe), là gia đoạn đầu của quá trình nhận thức, là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động hiện thực khách quan vào các giác quan của con người. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức là cảm giác, tri giác và biểu tượng. Tri thức này chỉ phản ánh bên ngoài sự vật hiện tượng, do đó không sâu sắc, khó diễn đạt, đôi lúc phản ánh không đúng sự vật, hiện tượng. . Tri thức kinh nghiệm là tri thức chủ yếu thu được từ quan sát và thí nghiệm. Tri thức kinh nghiệm này sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn - từ lao động sản xuất, đến đấu tranh xã hội hoặc thí nghiệm khoa học. Có hai loại tri thức kinh nghiệm: 1) tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học) thu được từ những quan sát hàng ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất; 2) tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận từ những thí nghiệm khoa học. Trong sự phát triển của xã hội, hai loại tri thức kinh nghiệm này ngày càng thâm nhập lẫn nhau. Tri thức kinh nghiệm giới hạn ở lãnh vực các sự kiện, miêu tả, phân loại các dữ kiện thu nhận được từ sự quan sát và thí nghiệm. Tri thức kinh nghiệm đã mang tính trừu tượng và khái quát song mới là bước đầu và còn hạn chế. Tri thức kinh nghiệm có vai trò không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tri thức kinh nghiệm còn hạn chế vì nó chỉ đem lại sự hiểu biết về các mặt riêng rẽ, về các mối liên hệ bên ngoài của sự vật và còn rời rạc. Ở trình độ tri thức kinh nghiệm chưa thể nắm được cái tất yếu sâu sắc nhất, mối quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng. Aờng Ghen nhận xét: “Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu”. Vì vậy, không nên coi thường kinh nghiệm song cũng không nên cường điệu kinh nghiệm; không nên dừng lại ở kinh nghiệm mà cần nâng lên ở trình độ lý luận. . Tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nó tồn tại trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật của lý luận nói chung. Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm nhưng không hình thành một cách tự phát . Tuy nhiên, không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm. Dù vậy, điều đó vẫn không làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận với kinh nghiệm. Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao, nhờ đó, nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính qui luật của các sự vật, hiện tượng khách quan. Nhận thức lý luận là nhận thức hướng vào nắm bắt bản chất, quy luật của sự vật. Như vậy lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn và do đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm. Tóm lại , tri thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, tri thức đúng đắn là sự phù hợp giữa cái chủ quan và cái khách quan. Tính tích cực, sáng tạo của nhận thức . - Hoạt động nhận thức của con người là hoạt động có tính mục đích, định hướng (nhận thức cái gì, để làm gì) để hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn, làm tăng cường quyền lực cho chính mình “ con người không những nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới” - Nhận thức của con người có khả năng đi từ hiện tượng đến bản chất để phát hiện cái bản chất, tất yếu. Chính cái bản chất tất yếu, phổ biến mới phản ánh đúng vật chất. Cho nên năng lực tư duy (nhận thức) của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử là có hạn, năng lực nhận thức của loài người trong tiến trình lịch sử là vô hạn. Có nhiều điều chúng ta chưa biết nhưng không có gì là cái không thể nào biết được. Con người nhận thức thế giới và nhờ nhận thức đúng đắn, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn tạo ra giới tự nhiên thứ hai. Vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất cụ thể mang tính xã hội và lịch sử của con người tác động vào tự nhiên và xã hội biến đổi nó để đáp ứng những nhu cầu của con người theo hướng tiến bộ xã hội, những hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn là: hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, những hoạt động đấu tranh xã hội, hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học. Vai trò của thực tiễn được biểu hiện trước hết ở chỗ thực tiễn là cơ sở, mục đích và động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức nói chung trong đó có lý luận. Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Phương thức “Thử và sai” là phương thức đầu tiên nhân loại sử dụng để thu được nhận thức. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận ở con người mới được hình thành và phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính qui luật để con người nhận thức chúng. Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính, những kinh nghiệm, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá... để phát triển thành lý tính, xây dựng thành lý luận, khoa học phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Do đó có thể nói, thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ này hay thế hệ khác, dù ở giai đoạn cảm tính hay lý tính, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Trong quá trình tồn tại, con người không được thế giới đáp ứng thỏa mãn, nên con người phải cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn của mình, và chính trong quá trình biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình. Nhờ đó con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới. Thực tiễn còn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức, lý luận. Nhu cầu , thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, thúc đẩy sự ra đời phát triển của các ngành khoa học. Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, trí tuệ con người được phát triển, được nâng cao dần cho đấn lúc có lý luận, khoa học. Song bản thân lý luận, khoa học không có mục đích tự thân. Lý luận khoa học ra đời chính vì và chủ yếu vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức, lý luận sau khi ra đời phải quay về phục vụ thực tiễn hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành động thực tiễn của quần chúng. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghiã thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn phục vụ mục tiêu phát triển nói chung. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận còn thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Chỉ có lấy thực tiễn kiểm nghiệm mới xác nhận được tri thức đạt được là đúng hay sai, là chân lý hay sai lầm. Thực tiễn sẽ nghiêm khắc chứng minh chân lý, bác bỏ sai lầm. Tuy nhiên cũng cần phải hiểu tiêu chuẩn thực tiễn một cách biện chứng. Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối (tính xác định) vừa có tính tương đối (tính không xác định). Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.Nhưng tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên mà biến đổi phát triển; thực tiễn là một quá trình và được hiện bởi con người nên không hể tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan. Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người trở thành những chân lý vĩnh viễn, tuyệt đích cuối cùng. Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tin tức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo. Vì vậy, những tri thức được thực tiễn chứng minh ở một giai đoạn lịch sử nhất định phải tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn. Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh khỏi những cực đoan sai lầm như chủ nghiã giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghiã chủ quan, chủ nghiã tương đối. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Lý luận chỉ phản ánh cái phổ biến-bản chất, tất yếu, nếu so với lý luận thì thực tiễn đa dạng, phong phú phức tạp hơn. Lý luận mang tính tương đối ổn định, trong chừng mực nào đó mang tính bảo thủ. Thực tiễn luôn luôn biến đổi do đó tạo ra lạc hậu về lý luận so với thực tiễn. Giãi quyết mâu thuẫn này làm cho xã hội phát triển. Tính biện chứng của quá trình nhận thức Nhận thức là quá trình mang tính biện chứng, là quá trình không ngừng sản sinh và giải quyết mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa cái khách quan và chủ quan, mâu thuẫn giữa 2 cấp độ nhận thức: cảm tính và lý tính, giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng, giữa tính xác định và tính chưa xác định của nhận thức, giữa tính tuyệt đối và tính tương đối của chân lý. Chân lý tuyệt đối là hệ thống tri thức phản ánh một cách đúng đắn, chính xác về toàn bộ thế giới, đó chính là mục tiêu nhận thức của loài người, nhưng chân lý tuyệt đối không có trong thực tế con người không thể nắm bắt được vì nó chính là mục tiêu. Chân lý tương đối phản ánh đúng đắn trong một giai đoạn lịch sử, chưa đầy đủ, chính xác sự vật hiện tượng trong thế giới. Như vậy trong mỗi chân lý tương đối bao hàm một sai lầm tương đối, vậy trong chân lý là có sai lầm. Tổng số những chân lý tương đối hợp hành con đường tiệm cận đến chân lý tuyệt đối. Kết luận Hoạt động thực tiễn là cơ sở của hoạt động nhận thức, là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển, là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá sự đúng sai của hoạt động nhận thức. Ngược lại, nhận thức, lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người, là “kim chỉ nam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn, đưa ra những phương hướng mới cho thực tiễn. Cần quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong khoa học và hoạt động cách mạng. Hồ Chí Minh viết: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc73721093Nhogiao.doc
Tài liệu liên quan