Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ đưa ra cho doanh nghiệp những hướng giải quyết nhất định tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nào nắm bắt và áp dụng được một cách linh hoạt sẽ đem lại kết quả kinh doanh cao.
Muốn vậy ta có thể khái quát khái niệm về khả năng tài chính như sau: “ Khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp là những khả năng mà doanh nghiệp đó có sẵn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chính là phần năng lực kinh doanh chưa sử dụng vì những nguyên nhân chủ quan, khách quan nào đó trong công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng chính là phần doanh nghiệp có thể tự mình hoàn thành một chu kỳ kinh doanh mà không cần có một sự hỗ trợ, vay mượn nào từ bên ngoài. Ngoài ra, khả năng tài chính trong kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm khả năng về nguồn vốn, khả năng về tài sản, điều kiện huy động và sử dụng vốn, về vị trí và mặt hàng kinh doanh”.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những giải pháp đề xuất nâng cao khả năng tài chính của tổng công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho CBCNV cuối năm so với đầu năm tăng 29,22% tương ứng số tiền là 192.114(nđ), điều này cho thấy doanh nghiệp đã có kế hoạch quản lý không tốt khoản tạm ứng, nếu tạm ứng trước nhiều như vậy cũng dẫn tới số lượng tiền hiện có sẽ không đủ để trang trải các chi phí khác, có thể sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xét về tỷ trọng thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 70,41% giảm so với cuối năm 1998 là 8,05% chứng tỏ tình hình phải thu của khách hàng ngày càng có xu hướng giảm. Tỷ trọng các khoản phải thu khác của Công ty tăng lên nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng số các khoản phải thu đặc biệt là hàng hợp tác- Balan tăng là 5,29%. Chứng tỏ tình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty cần phải chú trọng hơn trong những năm tới.
4.1.1.3/ Phân tích tình hình hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng trong tổng số TSLĐ. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nào cũng có một lượng hàng hoá để dự trữ bởi vì có những sản phẩm chỉ bán theo thời kỳ nhất định, nếu không có sự dự trữ trước sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Hoặc là dự trữ nhiều quá cũng có thể gây ứ đọng vốn và lãng phí chi phí bảo quản. Còn nếu dự trữ hàng hoá quá ít sẽ mất cơ hội trong kinh doanh. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là; tuỳ thuộc vào từng quy mô kinh doanh từng thời điểm kinh doanh mà dự trữ hàng hoá cho phù hợp, không nên lãng phí cũng như gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Căn cứ vào các khoản mục hàng tồn kho của Tổng công ty chè Việt nam ta lập bảng phân tích sau:
Biểu số 12: Biểu phân tích hàng tồn kho.
ĐVT:1000 đ
Chỉ tiêu
Cuối năm 1998
Cuối năm1999
So sánh
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
Tỷ lệ
TT
1.CFSX dở dang
-
0
890.028
2,21
+890.028
0
+2,21
2. Hàng hoá
45.858.944
85,61
34.281.443
85,29
-11.577.501
-25,25
-0,32
3. Hàng gửi bán
7.706.129
14,39
5.021.936
12,49
-2.684.256
-34,83
-1,9
Cộng
53.565.123
100,0
40.193.407
100,0
-13.371.716
-24,96
0
Ta nhận thấy hàng tồn kho của doanh nghiệp cuối năm giảm so với đầu năm là 24,9% tương ứng giảm 13.371.716(nđ), nguyên nhân của kết quả này là do:
+ Lượng hàng tồn kho cuối năm giảm so với đầu năm là 25,25% tương ứng giảm 11.577.501(nđ). Nguyên nhân là do doanh nghiệp bán được hàng hoá nhất là cuối năm thị trường chè bán rất chạy, cho nên hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm là điều hợp lý.
+ Chi phí sản xuất dở dang tăng so với đầu kỳ chứng tỏ doanh nghiệp đã lường trước được những biến động của thị trường chè thế giới, cho nên phải tăng thêm phần này để đáp ứng kịp hơn với yêu cầu của thị trường.
+ Qua đây ta thấy cuối năm 1999 lượng hàng gửi bán của doanh nghiệp cũng giảm 34,83%, tương ứng số tiền giảm 2.684.256(nđ), thể hiện doanh nghiệp đãc tiêu thụ được nhiều hàng hoá do có mối quan hệ làm ăn lâu dài nên lượng hàng gửi bán giảm cũng là hết sức hợp lý, nhưng bên cạnh đó vấn đề đặt ra trước tiên đối với doanh nghiệp là đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nên hàng gửi bán trong năm 1999 có thể giảm là hợp lý nhưng năm sau liệu có tốt không ? Vậy doanh nghiệp phải đảm bảo mức hàng gửi bán một phần để cung cấp sản phẩm tới nhiều nơi, mở rộng mạng lưới tiêu thụ hơn nữa, từ đó tăng thêm thị phần cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
4.1.2/ Phân tích hiệu quả TSLĐ.
4.1.2.1 Phân tích chung
Hiệu quả chung về sử dụng TSLĐ được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất sức sinh lợi của vốn lưu động.
+ Sức sản xuất của vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
+ Sức sinh lợi của vốn
==
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Căn cứ vào số liệu thu thập được của Tổng công ty chè Việt nam, ta lập biểu sau:
Biểu số 13: Biểu phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ.
ĐVT:1000 đ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Số tiền
Tỉ lệ(%)
1.Tổng doanh thu thuần
1.117.428.554
974.791.418
-142.637.136
-12,76
2.Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh
69.596.641
43.070.991
-26.525.650
-38,11
3. Vốn lưu động bình quân
441.854.795
433.198.779
-8,656.016
-1,96
4. Sức sản xuất của VLĐ
2,53
2,25
-0,28
-11,07
5. Sức sinh lợi của VLĐ
0,16
0,10
-0,06
-37,5
Qua số liệu trên ta thấy: năm 1999 cứ một đồng giá trị TSLĐ đem lại 2,25 đ DTT, giảm 11,07% tương ứng giảm 0,28 đ so với năm 1998. Đồng thời một đồng giá trị TSLĐ cũng đem lại 0,1 đ lợi nhuận thuần, giảm 37,5% tương ứng giảm 0,06 đ so với năm 1198.
Điều này cho thấy hiệu quả sử dựng TSLĐ của doanh nghiệp trong năm 1999 có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng giảm 27,26% so với năm 1998 nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ. (TSLĐ giảm 1,96% so với năm trước).
4.1.2.2/ Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá rình tái sản xuất ( dự trữ -sản xuất - tiêu dùng ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử đụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, ta có chỉ tiêu sau:
+ Số vòng quay của vốn lưu động
=
Tổng doanh thuần ( theo giá vốn )
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng thời gian của kỳ phân tích theo quy ước 1năm là 360 ngày.
+ Suất hao phí vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần (theo giá vốn )
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ. Qua đó có thể biết được để có một đồng chu chuyển thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSLĐ.
Với số liệu thu thập được của Tổng công ty, ta lập biểu phân tích sau:
Biểu số 14: Biểu phân tích tốc độ chu chuyển TSLĐ.
ĐVT:1000 đ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Số tiền
Tỉ lệ(%)
Doanh thu thuần (giá vốn)
942.310.910
864.745.868
-77.565.042
-8,23
TSLĐ bình quân
441.854.795
433.198.779
-8.656.016
-1,96
Số vòng quay của vốn lưu động
2,1326
1,9962
-0,1364
-6,22
Số ngày chu chuyển của vốn lưu động
168,808
180,34
+11,53
+6,83
Suất hao phí vốn lưu động
0,469
0,538
0,069
+14,78
Qua số liệu trên ta thấy tốc độ chu chuyển của TSLĐ trong năm 1999 giảm đi cụ thể:
Số vòng quay của vốn lưu động giảm 6,22% tương ứng giảm 0,1364 vòng. Trong khi đó số chu chuyển của TSLĐ lại tăng 6,63% tương ứng tăng 11,19 ngày.
Đồng thời giá trị TSLĐ cần thiết để tạo ra 1 đồng chu chuyển đã tăng lên 0,069 đ giá trị TSLĐ, ứng với tỷ lệ tăng là 14,78%.
(+) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyểnTSLĐ.
Do tốc độ chu chuyển TSLĐ được đo bằng các chỉ tiêu khác nhau nên các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển cũng khác nhau. Cụ thể qua công thức:
Số ngày của một vòng chu chuyển
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng chu chuyển
Hay
Số ngày của một
vòng chu chuyển
=
Thời gian của kỳ phân tích x TSLĐ bình quân
Doanh thu thuần
T x TSLĐ
SN =
m
Như vậy tốc độ chu chuyển TSLĐ được thể hiện qua các nhân tố sau:
- Thời gian thời kỳ phân tích : như ta đã biết đó là thời gian thực tế để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp mà thời gian có thể qui ước khác nhau, trên thực tế tại Tổng công ty chè ta quy ước là 360/ năm, do vậy nó không ảnh hưởng tới tốc độ chu chuyển.
- Tài sản lưu động bình quân.áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có:
± SN do TSLĐ
=
T * TSLĐ1
m1
-
T * TSLĐ0
m1
=
360 * 433.198.779 – 360 * 441.854.795
864.745.868
=
180,34
-
183,95
=
-3,61 ngày
Tỷ lệ ± SN
=
± do TSCĐ
SN0
x
100
=
-3,61
168,81
x
100
=
-2,14%
- Doanh thu thuần (theo giá vốn).
± SN do m
=
T * TSLĐ1
m1
-
T * TSLĐ0
m0
=
183,95
-
168,81
=
15,14 ngày
Tỷ lệ ± m
=
± do TSCĐ
SN0
*
100
=
15,14
168,81
*
100
=
8,97%
Nhận xét: Ta thấy TSLĐ năm này so vơi năm trước giảm 1,96% nên đx làm cho số ngày của 1 vòng chu chuyển 2,14% tương ứng giảm 3,61 ngày.
Do doanh thu thuần (tính theo giá vốn) năm nay giảm so với năm trước là8,23% nên đã làm cho số ngày của một vòng chu chuyển năm nay tăng 8,97% tương ứng tăng 15,14 ngày.
Cộng ảnh hưởng: ± SN = ( -3,61) + 15,14 = 11,53 (ngày)
Tỷ lệ ± SN =-2,14 + 8,97% = 6,83%
Do chịu tác động tăng giảm của 2 nhân tố trên mà số ngày của 1 vòng chu chuyển năm nay tăng so với năm trước là 11,52 ngày. Như vậy tốc độ chu chuyển TSLĐ của doanh nghiệp năm 1999 rất chậm và nguyên nhân của việc tốc độ giảm là do chủ quan từ phía doanh nghiệp.
Từ công thức xác định số vòng chu chuyển và số ngày chu chuyển của TSLĐ ta có:
TSLĐ =
DTT( theo giá vốn)
Thời gian của kỳ phân tích
*
Số ngày của một vòng
chu chuyển TSLĐ
ị
Giá trị TSLĐ tiết kiệm(-) hay lãng phí(+) do tốc độ chu chuyển
=
Doanh thu bình quân 1 ngày (theo giá vốn)
*
Chênh lệch số ngày của một vòng luân chuyển giữa kỳ phân tích với kỳ gốc
=
864.745.868
360
*
(180,34 – 168,81)
=
+27.695.888 (nđ)
Như vậy doanh nghiệp đã lãng phí một lượng hàng khá lớn( 27.695.888 nđ)
Qua việc xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển TSLĐ để tìm ra biên pháp hữu ích giúp doanh nghiệp tăng tốc độ chu chuyển vốn như:
+ Cung cấp cho doanh nghiệp tình hình mua hàng hoá đầy đủ, kịp thời đảm bảo chất lượng giúp cho quá trình tiêu thụ được tốt hơn.
+ Rút ngắn thời gian mà TSLĐ còn lưu lại trong từng quá trình sẽ đẩy nhanh tốc độ chu chuyển.
(+) Tốc độ chu chuyển hàng tồn kho.
- Vòng chu chuyển hàng tồn kho
=
Doanh thu ( theo giá vốn)
Tồn kho bình quân
Vòng chu chuyển hàng tồn kho phản ánh số ngày cần thiết để lượng hàng tồn kho quay được một vòng.
- Số ngày chu chuyển hàng tồn kho
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng chu chuyển hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để lượng hàng tồn kho quay được một vòng.
Trong đó: + Thời gian của kỳ phân tích được lấy là 360 ngày
+ Hàng tồn kho bình quân tính theo phương pháp bình quân giản đơn.
Ta lập biểu sau:
Biểu số 15: Biểu phân tích tốc độ chu chuyển hàng tồn kho
ĐVT: 1000 đ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Số tiền
Tỉ lệ(%)
1. Doanh thu ( theo giá vốn)
942.310.910
864.745.868
-77.565.042
-
2. Tồn kho bình quân
50.907.042
46.879.265
-4.027.777
-7,91
3. Số vòn chu chuyển
18,51
18,45
-0,06
-0,32
4. Số ngày chu chuyển
19,45
19,51
+0,06
+0,31
Qua bảng trên ta thấy tốc độ chu chuyển hàng tồn kho của Công ty năm 1999 giảm so với năm 1998, cụ thể:
Số vòng chu chuyển năm 1999 là 18,45 vòng, giảm hơn so với năm 1998 là 0,06 vòng.
Số ngày chu chuyển năm 1999 là 19,51, tăng 0,06 vòng so với năm 1998
Số vòng chu chuyển giảm đi, số ngày chu chuyển tăng lên, chứng tỏ lượng hàng tồn kho vẫn còn nhiều. Vì vậy doanh thu năm 1999 giảm hơn so với năm 1998 là tất yếu và dẫn đến ảnh hưởng tốc độ chu chuyển TSLĐ chung của toàn doanh nghiệp.
(+) Phân tích tốc độ chu chuyển công nợ ngắn hạn.
- Số vòng chu chuyển các khoản phải thu
=
Tổng doanh thu bán chịu thực tế
Bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi công nợ.
Đối với Tổng công ty thì doanh thu bán chịu thực tế chiếm 80% còn 20% doanh thu là thu tiền ngay.
- Số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng lưu chuyển các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh các khoảng thời gian cần thiết để thu được các khoản phải thu.
Với số liệu thu thập được tại Công ty, ta lập biểu phân tích sau:
Biểu số 16: Biểu phân tích tốc độ chu chuyển công nợ phải thu
ĐVT : 1000 đ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Số tiền
Tỉ lệ(%)
1. Doanh thu bán chịu
893.942.842
779.833.134
-114.109.708
-12,76
2.Các khoản phải thu bình quân
363.701.420
335.488.947
-28.212.473
-7,76
3. Số vòng chu chuyển
2,458
2,324
-0,134
-5,45
4. Số ngày chu chuyển
146,46
154,91
+8,45
-5,77
Ta thấy số vòng chu chuyển các khoản phải thu năm 1999 cũng giảm so với năm 1998 điều đó cho thấy tốc độ thu hồi vốn của Tổng công ty còn rất chậm và bị các đối tác chiếm dụng vốn.
Bên cạnh đó số ngày chu chuyển còn quá dài và tăng so với năm 1998 là 8,45 ngày. Việc thu hồi công nợ chậm làm cho số vốn của doanh nghiệp bị thiếu nhưng một mặt nó lại thể hiện sự tin tưởng vào bạn hàng. Nhưng để đạt kết quả kinh doanh cao hơn thì trong thời gian tới doanh nghiệp nên nghiên cứu thời gian, số lượng các khoản nợ theo từng đối tượng nợ cho phù hợp để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn nhiều trong khi thiếu vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
4.2/ Phân tích tình hình quản lý hiệu quả sử dụng TSCĐ.
TSCĐ là tư liệu lao động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, cụ thể là nó tham gia vào nhiều vòng chu chuyển hàng hoá. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp TSCĐ có thể tăng hoặc giảm về giá trị do đầu tư mới hoặc nhượng bán.
4.2.1 Phân tích tình hình quản lý sử dụng TSCĐ.
Quản lý sử dụng TSCĐ là việc làm hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp, nó góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển. Do đó doanh nghiệp phải thường xuyên chú ý tới việc mua sắm, trích khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ.
Căn cứ vào số liệu thực tế của Tổng công ty chè Việt nam ta lập biểu sau:
Biểu 17: Tình hình quản lý sử dụng TSCĐ.
ĐVT: 1000 đ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Số tiền
Tỉ lệ(%)
Nguyên giá TSCĐ hữu hình
15.399.010
16.499.208
+1.100.198
+7,14
Giá trị hao mòn luỹ kế
6.144.023
7.266.730
1.122.707
+18,27
Giá trị hao mòn còn lại
9.854.986
9.232.478
-22.508
-0,24
Dựa vào số liệu ở trên ta thấy trong năm 1999 doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm TSCĐ nên nguyên giá TSCĐ cuối năm so với đầu năm tăng 7,14% tương ứng tăng1.100.198(nđ). Điều này thể hiện doanh nghiệp đã chú ý đến việc đầu tư theo chiều sâu, nhằm mục đích sản xuất kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ cuối kỳ tăng so với đầu năm là18,27%, tương ứng tăng 1.122.707(nđ). Điều đó làm cho gía trị còn lại của TSCĐ giảm0,24%, tương ứng giảm 22.508(nđ), một lý do cơ bản là trong năm 1999 doanh nghiệp được phép trích khấu hao nhanh theo quy định của nhà nước như điện thoại di động, máy Fax, máy vi tính...
Một vấn đề cần quan tâm trong nội dung này là hiệu quả sử dụng TSCĐ.
4.2.2 / Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Cho ta biết việc sử dụng TSCĐ của Công ty đam lại kết quả kinh doanh ra sao, để đảm bảo được tính toán chính xác trong TSCĐ phục vụ trong kỳ, với nội dung này ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
(+) Sức sản xuất của TSCĐ
=
Tổng doanh thu thuần(hoặc giá trị S sản lượng
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần( hay giá trị sản lượng).
(+) Sức sinh lợi của TSCĐ
=
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh
Nguyên giá TSCĐ
Chỉ tiêu mức sinh lưọi TSCĐ cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng lãi gộp.
(+) Suất hao phí TSCĐ
=
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu thuần
Qua chỉ tiêu trên ta thấy để có 1 đồng doanh thu thuần thì phải có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
Căn cứ vào số liệu thực tế ta lập biểu sau:
Biểu số 18: Biểu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
ĐVT : 1000 đ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Số tiền
Tỉ lệ(%)
1. Doanh thu thuần
1.117.428.554
974.791.418
-142.637.136
-12,76
2. Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh
69.596.641
43.070.991
-26.525.650
-38,11
3. Nguyên giá bình quân TSCĐ
14.725.446
15.949.109
+1.223.663
+8,3
4. Sức sản xuất của TSCĐ
75,88
61,12
-14,76
-19,45
5. Sức sinh lợi của TSCĐ
4,73
2,7
-2,03
-42,9
6. Suất hao phí TSCĐ
0,013
0,016
+0,003
23,08
Ta nhận thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp có xu hướng giảm xuống so với năm 1998, cụ thể:
Cứ bình quân 1 đồng nguyên giá TSCĐ năm 1999 đem lại 61,12 đồng doanh thu thuần giảm 14,47 đ so với năm 1998.
Đồng thời, cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ năm 1999 đem lại 2,7 đồng lợi nhuận thuần, giảm 2,03 đ so với năm 1998.
Trong khi đó suất hao phí TSCĐ năm 1999 lại tăng 0,003 đ so với năm 1998 nghĩa là, để tạo được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải hao phí 0,016 đồng TSCĐ.
Nguyên nhân là do Tổng công ty vẫn còn sử dụng một số TSCĐ lâu năm chưa được đổi mới nên hiệu quả sử dụng không cao.Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh làm cho doanh thu thuần và lợi nhuận đã giảm hơn so với năm trước.
5/ Phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn.
5.1/ Phân tích tình hình công nợ phải trả.
5.1.1 Phân tích chung
Công nợ phải trả là những khoản vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng của các tổ chức, các nhân khác trong quá trình sản xuất kinh doanh . Đó cũng là những khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn, phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả CBCNV...
Tình hình công nợ của doanh nghiệp là vấn đề được quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp, cũng như những người cho vay. Khi tiến hnàh kinh doanh thì đồng thời doanh nghiệp cũng tham gia vào các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài vì vậy chủ doanh nghiệp rất quan tâm đến tình hình công nợ nhằm giải quyết mối quan hệ tín dụng theo một chiều hướng tốt tạo lòng tin cho các đối tác tham gia góp vốn vào doanh nghiệp.
Để phân tích ta lập biểu sau.
Biểu 19: Biểu phân tích chung tình hình công nợ phải trả
ĐVT:1000 đ
Chỉ tiêu
Cuối năm 1998
Cuối năm1999
So sánh
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
Tỷ lệ
TT
I/Nợ ngắn hạn
366.141.847
79,91
209.490.209
75,85
-156.651.638
-42,78
-4,06
1. Vay ngắn hạn
316.862.733
69,15
180.300.000
62,28
-136.562.733
-43,01
-3,87
2. phải trả cho người bán
13.109.328
2,86
9.806.390
3,55
-3.302.938
-25,2
+0,69
3. Người mua trả tiền trước
512.669
0,11
1.795.681
0,65
1.283.012
+250,26
0,54
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3.232.680
0,71
2.421.000
0,88
-811.680
-25,11
+0,17
5. Phải trả CBCNV
1.173.298
0,26
827.390
0,3
-345.980
-29,48
+0,04
6. Phải thu nội bộ
47.586
0,01
40.720
0,01
-6.866
-14,43
0
7. Các khoản phải thu khác
5.389.446
1,17
2.647.389
0,96
-2.742.057
-50,88
-0,21
8. Phải trả nội bộ
346.000
0,08
201.586
0,07
-144.414
-41,74
-0,01
9. Phải trả khác
25.468.103
5,56
12.330.053
4,46
-13.183.050
-51,59
-1.1
II/ Nợ dài hạn
88.554.634
19,33
60.825.849
20,02
-27.728.785
-31,31
+2,69
1. Vay dài hạn
16.544.099
3,61
14.103.929
5,11
-2.440.080
-14,75
+1,5
2. Nợ dài hạn hàng hợp tác
60.164.679
13,13
40.601.032
14,7
19.563.647
-32,52
+1,57
3 Nợ dài hạn ODA
11.846.145
2,59
6.120.580
2,21
-5.725.565
-48,33
-0,38
III/ Nợ khác
3.520.352
0,76
5.880.241
2,13
+2.359.889
+67,04
+1,37
1. CF phải trả
3.501.929
0,76
5.861.819
2,12
+2.359.890
+67,3
+1,36
2. Tài sản thừa chờ xử lý
18.422
18.422
0,01
0
0
+0,01
Tổng cộng
458.216.832
100,0
276.195.999
100,0
-182.020.833
-39,72
0
Dựa vào số liệu ở bảng trên ta thấy nợ phải trả của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm giảm 182.020.833, tương ứng giảm 39,72% chứng tỏ rằng trong kỳ công tác trả nợ của doanh nghiệp đã được xúc tiến, cụ thể:
+Nợ ngắn hạn so với cuối kỳ giảm so với đầu năm là 42,78 %, tương ứng giảm 156.651.638 (nđ), nguyên nhân dẫn đến việc giảm trên là do : vay ngắn hạn giảm là 43,01% với số tiền giảm 136.562.733(nđ), đặc biệt là các khoản phải thu khácgiảm, thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm so với đầu năm. Điều này một lần nữa khẳng định tình hình tài chính của Tổng công ty ở mức độ khả quan nên có đủ khả năng thanh toán cá khoản nợ ngắn hạn.
+Nợ dài hạn của Tổng công ty cũng giảm nhiều so với đầu năm là 31,31% tương ứng số tiền giảm 27.728.785(nđ), như vậy Tổng công ty đã chủ động thanh toán các khoản nợ dài hạn tồn đọng từ kỳ trước, chứng tỏ tình hình quản lý nợ dài hạn của Tổng công ty là tốt.
+Nợ khác của Tổng công ty trong kỳ lại tăng so với đầu năm là 67,04%, với số tiền tăng là 2.359.889(nđ). Đây là khoản công nợ Tổng công ty chiếm dụng tạm thời do vậy Tổng công ty được tạm thời sử dụng vào mục đích kinh doanh, nhưng Tổng công ty cũng cần phải thanh toán các khoản nợ này đúng thời hạn, không nên để dây dưa mất uy tín trong kinh doanh.
Xét về cơ cấu tỷ trọng của từng loại công nợ ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng giảm 4,06% so với đầu năm, trong khi đó nợ dài hạn và nợ khác lại có xu thế chiếm tỉ trọng cao, nhưng với mức tăng là 2,19% ( nợ dài hạn) và 1,37%( nợ khác) không nhiều lắm nên vẫn có thể khẳng định được rằng Tổng công ty vẫn thực hiện tốt các khoản đi chiếm dụng.
Qua đó ta thấy, Tổng công ty đã dần tạo được uy tín của mình đối với các bạn hàng cũng như với ngân sách nhà nước. Điều đó giúp cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty có hiệu quả hơn, giảm nhẹ được nợ vay và tự chủ được về mặt tài chính.
5.1.2/ Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Khi phân tích cần dựa vào các tài liệu hạch toán liên quan, tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Với nhu cầu thanh toán các chỉ tiêu được sắp xếp theo mức độ khẩn trương (thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay). Còn đối với khả năng thanh toán thì các chỉ tiêu lại xếp theo khả năng huy động (huy động ngay,huy động trong thời gian tới). Biểu phân tích có dạng sau:
Biểu số 20: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.
ĐVT:1000đ
Nhu cầu thanh toán
Cuối
năm 1998
Cuối năm 1999
Khả năng
A/ Các khoản cần thanh toán ngay
A/Các khoản có thể dùng thanh toán ngay
1. Nộp NSNN
3.232.680
0
1.Tiền mặt
105.203
291.042
2. Phải trả ngân hàng
316.862.733
180.300.009
2. tiền gửi ngân hàng
43.171.329
46.236.590
3.Phải trả CNV
1.173.298
827.390
4. Phải trả người bán
810.685
800.390
3. Tiền đang chuyển
5. Phải trả người mua
512.669
1.795.681
B/ Các khoản thanh toán trong thời gian tới
B/ cá khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới
1. Phải nộp NSNN
0
2.421.000
1. Khoản phải thu
373.843.328
297.134.565
2. Phải trả người bán.
12.298.643
9.006.000
2.Hàng hoá
45.858.944
34.281.443
3. Phải trả trước.
25.468.103
12.330.053
3. hàng gửi bán
7.706.129
5.021.936
4. Chi phí phải trả.
3.520.352
5.880.241
Cộng
363.879.163
213.360.755
Cộng
470.684.933
382.965.576
Biểu phân tích trên ta xác định được tỷ suất về khả năng thanh toán
- Tỷ suất thanh toán
=
Khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán
Nếu tỷ suất khả năng thanh toán ³ 1. Chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán nguồn vốnà tình hình tài chính khả quan.
Nếu tỷ suất thanh toán < 1: chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán.
Ta có
Tỷ suất thanh toán đầu năm
=
470.684.933
363.879.163
=
1,29
Tỷ suất thanh toán cuối kỳ
=
382.965.576
213.360.755
=
1,79
Ta thấy trong năm 1999 doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán, mặ dù khả năng thanh toán đầu năm chỉ bình thường do công nợ của Tổng công ty ở tình trạng còn cao,nhưng đến cuối kỳ một phần do nỗ lực của tập thể Tổng công ty cho nên hoạt động kinh doanh có hiệu quả đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ nên đảm bảo được khả năng thanh toán và tình hình tài chính của Tổng công ty là khả quan vì tỷ suất khả năng thanh toán đạt 1,79 > 1.
5.2 / Phân tích tình hình và khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
5.1.1/ Phân tích tình hình chung
+ Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh nguồn tài trợ bên trong của doanh nghiệp thể hiện mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các nguồn sau:
Nguồn vốn được hình thành ban đầu: là nguồn vốn phát sinh khi thành lập doanh nghiệp nó có thể do ngân sách cấp hoặc các cổ đông đóng góp.
Nguồn vốn được bổ sung từ kết quả kinh doanh : đó là nguồn vốn có trích lợi nhuận để lại để bổ sung vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn này thực chất được bổ sung thêm sau mỗi kỳ kinh doanh có kết quả, số tiền được bổ sung tuỳ thuộc vào lãnh đạo doanh nghiệp xác định.
Nguồn vốn do các bên góp vào để tham gia liên doanh.
Nguồn vốn đầu tư XDCB có thể do ngân sách cấp hoặc khấu hao để lại cho doanh nghiệp.
Nguồn vốn các qỹ của doanh nghiệp chưa sử dụng hết.
Nguồn lợi nhuận chưa phân phối.
Phương pháp phân tích : Khi phân tích chung cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu, căn cứ vào nguồn vốn chủ sở hữu thực tế có phát sinh tại doanh nghiệp rồi lập biểu so sánh để phân tích nhằm xác định sự tăng giảm về số tiền, tỉ lệ, tỷ trọng của cơ cấu nguồn vốn. Từ đó nhận xét sự biến động giữa các nguồn vốn có hợp lý hay không ta sử dụng chỉ tiêu sau:
Hệ số bảo toàn hoặc tăng trưởng VCSH
=
Vốn chr sở hữu cuối kỳ
Vốn chủ sở hữu ban đầu
*
IP
Nếu hệ số trên > 1 được đánh giá là tốt nhất, và < 1 thì đánh giá là không bảo toàn được vốn chủ sở hữu.
Để phân tích ta lập biểu sau:
Biểu số 21: Phân tích nguồn vốn chủ sở hữu.
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Cuối năm 1998
Cuối năm1999
So sánh
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
Số tiền
Tỷ lệ
TT
1. NV kinh doanh
96.258.133
64,48
22.228.722
36,01
70.029.411
333,03
+28,47
-NSNN cấp
60.106.211
40,26
12.807.102
20,75
47.299.109
369,3
+19,51
-Tự bổ sung
36.151.922
24,22
9.421.620
15,26
26.730.302
284,12
+8,96
2. Các quỹ
35.953.923
24,09
22.139.954
35,88
13.813.969
62,36
-11,7
-Quỹ PTKD
6.403.101
4,29
4.260.151
6,9
2.142.950
50,3
-2,61
-Quỹ dự trữ tài chính
3.581.585
2,4
2.295.600
3,72
1.285.985
56,02
-1,32
-Quỹ dự trữ hợp tác
25.037.200
15,77
14.794.600
23,97
10.242.600
69,23
-7,2
-Quỹ KT- PL
932.037
0,63
789.603
1,29
142.434
18,04
-0,66
3. Chênh lệch TG
16.419.345
11,0
16.331.905
26,46
87.440
0,54
-15,46
-Ngoại tệ
451.243
0,3
363.803
5,89
87.440
24,03
-5,59
- Hàng hợp tác
15.968.102
10,7
15.968.102
20,51
-
-
-9,81
4. NVĐTXDCB
(20.981)
-0,14
(16.692)
025
(4.289)
+25,69
+0,01
5. Nguồn kinh phí
668.141
0,45
1.044.019
1,96
-375.878
-36
-1,4
-Quỹ quản lý cấp trên
-
738.800
1,2
-738.800
-
-1,2
- Quỹ hh chè
389.753
0,26
237.234
0,38
152.519
64,29
-0,12
- Nguồn kinh phí sự nghiệp
278.388
0,19
67.985
0,11
210.403
309,45
0,08
Cộng
149.278.561
100,0
61.727.651
100,0
87.550.910
141,83
0
Căn cứ vào số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 1999 có số cuối năm tăng 141,83% tương ứng tăng 87.550.910 so với cuối năm, điều này được đánh giá tình hình nguồn vốn chủ sở hữu là tốt. Và có được kết quả vậy là do các nguyên nhân sau:
Nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty cuối năm tăng so với đầu năm là 333,03% tương ứngtăng 70.029.411(nđ), song trong từng nguồn vốn cụ thể có sự tăng giảm khác nhau ; ta thấy:
Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấpcuối năm so với đầu năm tăng là 369,3%, tương ứng tăng 47.299.109(nđ).Trong khi đó nguồn vốn tự bổ sung cũng tăng và chiếm tỷ lệ tăng là 284,12%, với số tiền tăng 26.730.302(nđ) được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh hoặc từ các quỹ của doanh nghiệp.
- Các quỹ cuối năm tăng lên so với đầu năm là 62,36%, tương ứng tăng 13.813.969(nđ), trong đó
+Quỹ phát triển kinh doanh tăng 50,3 % so với đầu năm, mặ dù tỷ trọng của nó giảm nhưng số giảm của đó không ảnh hưởng nhiều đến việc phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự trữ hàng hợp tác cũng tăng và chiếm tỷ trọng giảm so với đầu năm, nhưng ta thấy Tổng công ty đã chú ý đến các quỹ này nhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn về vốn cần phải dùng ngay.
+ Quỹ khen thưởng phúc lợi cũng tăng, mặc dù nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng cũng khẳng định được là Tổng công ty biết quan tâm đến CBCNV, để chi khen thưởng tạo điều kiện tốt giữa lãnh đạo với CBCNV.
Nguồn kinh phí cuối năm giảm 36% so với đầu năm, tức là giảm 375.878(nđ). Trong đó quỹ quản lý cấp trên cuối năm giảm 738.800(nđ) so với đầu năm còn quỹ hiệp hội chè lại tăng 64,29% (152.519 nđ). Nguyên nhân giảm nguồn quỹ quản lý của cấp trên là do trong năm Tổng công ty đã chi cho hội chợ triển lãm “ Tuần văn hoá chè “ tại Hà Nội.
Như vậy cuối năm 1999 Tổng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng thông qua hệ số bảo toàn = 149.278.561 / 61.727.651 = 2,42 đã thấy sự tăng trưởng của Tổng công ty một phần do Tổng công ty chủ động trong kinh doanh, một phần do có sự quan tâm của nhà nước, cơ quan chủ quản nên có sự tăng trưởng hơn đầu năm.
5.1.2/ Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Thông qua chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, giúp cho người phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
5.1.2.1. Đánh giá chung.
Vì đây là một trong những nội dung phân tích được nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt, nó gắn liền với lưọi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu cần tính ra và so sánh chỉ tiêu” Hệ số doanh lợi” của vốn chủ sở hữu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi của chủ sở hữu.
Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu
=
Lãi ròng trước thuế(LN)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Trong đó vốn chủ sở hữu bình quân được tính theo phương pháp bình quân giản đơn, ngoài ra người ta còn xem xét thêm các chỉ tiêu sau:
Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh vốn chủ sở hữu trong kỳ kinh doanh quay được bao nhiêu vòng.
Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu
=
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
Hệ số doanh lợi doanh thu thuần: phản ánh 1 đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần
Hệ số doanh lợi
doanh thu thuần
=
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
Suất hao phí của vốn : Là chỉ tiêu phản ánh việc doanh nghiệp đầu tư bao nhiêu đồng vốn để có một đồng doanh thu thuần.
Suất hao phí của vốn
=
Vốn chủ sở hữu bình quân
Doanh thu thuần
Căn cứ vào số liệu thu thập được của Tổng công ty chè Việt nam ta lập biểu phân tích sau:
Biểu số 22: Biểu phân tích chung khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Số tiền
Tỉ lệ(%)
1. Doamh thu thuần.
1.117.428.554
974.791.418
-142.637.136
-12,76
2. Lợi nhuận thuần trước thuế
68.240.046
50.244.909
-17.995.137
-26,37
3.Nguồn vốn CSH bình quân
72.893.559
105.503.107
+32.609.548
+44,74
4. Hệ số doanh lợi của VCSH
0,9362
0,4762
-0,459
-49,0
5. Hệ số quay vòng của VCSH
15,33
9,24
-6,09
-39,72
6. Hệ số doanh lợi DTT
0,061
0,052
-0,009
-14,75
7. Suất hao phí của vốn
0,065
0,108
0,043
+66,15
Qua số liệu trên ta thấy khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 1999 thấp hơn năm 1998, thể hiện ở những mặt sau:
Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm 1999, ta thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân mang lại 0,476 đ lợi nhuận, thấp hơn so với năm 1998 là 0,46 đ.
Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu, năm 1999 quay được 9,24 vòng thấp hơn so với năm 1998 là 6,09 vòng tương ứng giảm 39,72 %.
Hệ số doanh lợi doanh thu thuần, ta thấy 1 đồng doanh thu thuần năm 1999 chỉ đem lại 0,052 đ lợi nhuận, giảm so với năm trước là 0,009 đ, tương ứng giảm tỷ lệ là 14,75%.
Trong khi đó suất hao phí của vốn năm 1999 để có 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải đầu tư 0,108 đ vốn, tăng so với năm 1998 là 0,043 đ, tương ứng tăng 66,15%.
Qua phân tích trên ta thấy khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu cũng như hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty năm 1999 thấp hơn so với năm 1998.
5.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Từ công thức tính “ Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu “ và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng ta có:
Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu
*
Lợi nhuận
Doanh thu thuần
=
Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu
*
Hệ số doanh lợi doanh thu thuần
Ta ký hiệu : -Hệ số doanh lợi của vốn CSH = HD
-Hệ số quay vòng của vốn CSH = HV
-Hệ số doanh lợi DTT = HT
Dựa vào công thức trên ta thấy hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: Hệ số quay vòng và hệ số doanh lợi doanh thu thuần. áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có:
(+) ±HD do HV
Về số tiền = HV1 x HT0 – HV0 x HT0
= 9,24 x 0,061 – 15,33 x 0,061 = 0,56364 – 0,93513
= - 0,37149
Về tỷ lệ:
=
±HD do HV
HD0
*
100
=
0,37149
0,936
*
100
=
-39,69%
(+) ±HD do HT
Về số tiền = HV1 * HT1 - HV1 * HT0
= 9,24 * 0,052 - 9,24 * 0,061 = 0,48048 - 0,56364
= - 0,08315
Về tỷ lệ
=
±HD do HV
HD0
*
100
=
-0,08316
0,936
*
100
=
-8,88%
ị Tổng cộng ảnh hưởng của Hv, HT đến ồHD
Số tiền ±HD = -0,37419 + (-0,08315) = -0,045464 lần
±HD = -39,69 % + ( -8,88%) = -48,57%
Nhận xét:
Nhân tố hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu : do hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu năm 1999 giảm so với năm 1998 nên khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu giảm 0,37149 lần, tương ứng giảm 39,69%
Trong khi đó nhân tố hệ số doanh lợi doanh thu thuần cũng giảm so với năm 1998 nên đã làm giảm khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu là 0,0083 lần, tương ứng giảm 8.88%.
Do chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố trên làm cho khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 1999 giảm 0,45464 lần tương ứng giảm 48,57% so với năm 1998. Nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng như vậy là do nhân tố chủ quan và khách quan của doanh nghiệp, trong đó nhân tố khách quan là nhiều hơn như giá cả ở trên thị trường thế giới không ổn định nên Tổng công ty cũng bị tác động rất nhiều.
Kết luận: Một yêu cầu lớn đặt ra đối với Tổng công ty chè là phải quan tâm hơn nữa tới các biện pháp để tăng vòng quay của vốn vì có những nhân tố khách quan có thể tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. Điều đó dặt ra cho Tổng công ty là nên tìm kiếm mở rộng thị trường chè, có thể giảm giá để tăng số lượng bán ra, đồng thời Tổng công ty cũng cần có những kế hoạch sử dụng vốn cho phù hợp để tăng khả năng sinh lời của vốn chủ tới mức cao nhất có thể.
Muốn vậy ta hãy xem sơ đồ sau để thấy được khả năng sinh lời của vốn chủ và các nhân tố ảnh hưởng, từ đó giúp doanh nghiệp có những định hướng trong kinh doanh.
PHầN 3
một số giải pháp để góp phần nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty Chè việt nam
I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Tổng công ty.
Qua phân tích trên ta nhận thấy Tổng công ty chè Việt nam có khả năng tự chủ về mặt tài chính, mặc dù kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty năm 1999 có giảm so với năm 1998 là do chịu ảnh hưởng bất lợi của thị trường chè trên thế giới nên đã làm cho doanh thu và lợi nhuận giảm nhưng Tổng công ty vẫn đứng vững và làm ăn có lãi, tăng được vốn chủ sở hữu, thanh toán được các khoản công nợ đến hạn khẳng định được vị trí và uy tín của Tổng công ty trên thị trường.
Ta thấy Tổng công ty đã giảm được công nợ phải trả rất nhiều làm cho cơ cấu của doanh nghiệp thay đổi mạnh vào cuối năm. Bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là 87.550.910 (nđ) chiếm tỷ lệ tăng 141,83% và tỷ trọng đã tăng 23,22%. Từ đó thấyđược Tổng công ty có khả năng thanh toán tốt và giảm được sức ép về công nợ.
Hàng tồn kho của Tổng công ty cũng giảm với tỷ lệ là 24,96% ứng với giảm 13.371.716 (nđ) đó cũng là một phần nhỏ góp vào việc giúp cho hiệu quả sử dụng TSLĐ ngày một nâng cao.
Để đạt được kết quả như vậy là do Tổng công ty đã biết khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả thông qua các biện pháp như: Tăng nguồn vốn kinh doanh bằng cách vay vốn ngân hàng, ODA, tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi trong đơn vị cũng như đẩy nhanh tốc độ thanh toán với khách hàng, với nhà nước.
Tuy nhiên Tổng công ty cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục như :
- Kết cấu TSLĐ và TSCĐ còn chưa hợp lý vì ngoài nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu chè, Tổng công ty còn có hoạt động sản xuất nên việc đầu tư thêm trang thiết bị mới để phục vụ cho việc chế biến chè là rất cần thiết. Như ta đã biết, Tổng công ty đầu tư vào TSCĐ mới ở mức độ nhỏ, chưa đi vào chiều sâu nhiều. Vậy doanh nghiệp cần tập trung vốn để đầu tư thêm TSCĐ mới để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chè đáp ứng yêu cầu mới của thị trường.
- Nguồn vốn công nợ phải trả tuy đã giảm xuống, nhưng vẫn còn ở mức độ cao do đó Tổng công ty vẫn cần phải quan tâm để giảm nguồn công nợ này trong những năm tới.
- Hiệu quả sử dụng TSLĐ và TSCĐ trong năm 1999 giảm so với năm 1998 nên Tổng công ty cũng cần xem xét vấn đề này.
-Các khoản công nợ phải thu vẫn còn nhiều, điều đó khiến cho Tổng công ty không đẩy nhanh được vòng quay vốn và bị các đơn vị khác chiếm dụng.
Để khắc phục những hạn chế trên, em xin đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty.
II/ Những giải pháp đề xuất nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty.
Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ đưa ra cho doanh nghiệp những hướng giải quyết nhất định tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nào nắm bắt và áp dụng được một cách linh hoạt sẽ đem lại kết quả kinh doanh cao.
Muốn vậy ta có thể khái quát khái niệm về khả năng tài chính như sau: “ Khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp là những khả năng mà doanh nghiệp đó có sẵn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chính là phần năng lực kinh doanh chưa sử dụng vì những nguyên nhân chủ quan, khách quan nào đó trong công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng chính là phần doanh nghiệp có thể tự mình hoàn thành một chu kỳ kinh doanh mà không cần có một sự hỗ trợ, vay mượn nào từ bên ngoài. Ngoài ra, khả năng tài chính trong kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm khả năng về nguồn vốn, khả năng về tài sản, điều kiện huy động và sử dụng vốn, về vị trí và mặt hàng kinh doanh”.
Với mỗi doanh nghiệp thì khả năng tài chính nội tại là rất nhiều vấn đề đặt ra như đi sâu vào khả năng tài chính nào có tác dụng cụ thể trong quá trình kinh doanh. Từ đó có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Trong cơ chế cạnh tranh gay gắt như hiện nay để tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng tự chủ về mặt tài chính.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nên em đã nghiên cứu tình hình tài chính của Tổng công ty chè Việt nam - để có một số đề xuất với Tổng công ty như sau:
Thứ nhất: Về vốn kinh doanh của Tổng công ty cần được bổ sung thêm với mục đích đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu và thực tại của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng khả năng tự chủ về tài chính mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài điều đó yêu cầu Tổng công ty cần thực hiện một số nội dung sau:
+ Lập dự án tiền khả thi để qua đó thu hút các nguồn vốn đầu tư, liên doanh góp vốn, hoặc có kế hoạch của các bên đối tác như mua máy móc, nguyên liệu, công nghệ sau đó trả dần bằng các sản phẩm như các đối tác Liên Xô(cũ), Irắc và một số các nước khác mà Tổng công ty đã thực hiện để từ đó tăng thêm nguồn vốn tự có góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh.
+ Tổng công ty có thể tập trung huy động vốn kinh doanh thông qua hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong CBCNV.
+ Có chính sách thu hút vốn hướng vào nội bộ thông qua quá trình phân phối lợi nhuận. Phải đảm bảo các nguồn vốn và doanh thu thu được để tái đầu tư( nếu cần thiết) vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Mặt khác có thể xin ngân sách nhà nước cấp thêm vốn và tranh thủ các khoản viện trợ vốn ODA -FDI.
+ áp dụng hình thức bán chè non chấp nhận tiền trước của khách hàng với giá ưu đãi để sử dụng vốn đó cho sản xuất.
Thứ hai: Về TSLĐ và TSCĐ ta thấy kết cấu chưa phù hợp vì TSCĐ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Để thuận tiện cho khâu chế biến chè thì Tổng công ty cần phải đầu tư hơn nữa vào TSCĐ như ta đã biết thì hầu hết các trang thiết bị của Tổng công ty đều đã cũ và lạc hậu nhất là khâu chế biến chè cần phải nâng cấp tất cả các cơ sở chế biến chè để tất cả các nhà máy đều có sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Những hạng mục thiết bị cần đầu tư là: Bổ sung dàn héo tự nhiên hiện đại hoá bộ phận ép của máy vò, cải tiến hộp số máy sấy, thay tốc vòng quay của máy vò cho phù hợp với nguyên liệu chế biến, hiện đại hoá phòng lên men. Và khi đã trang bị những thiết bị như vậy thì cần phải có kế hoạch quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý như phải bố trí dây truyền sản xuất, phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng TSCĐ tránh để hư hỏng. Còn đối với TSCĐ có khả năng sử dụng kém hoặc không sử dụng, nhanh chóng thu hồi vốn để có điều kiện mua sắm TSCĐ mới.
Khi đầu tư vào TSCĐ là phải xây dựng việc dự toán vốn đầu tư đúng đắn, sai lầm trong khâu này sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho doanh nghiệp. Cho nên, khi đi đến một quyết đầu tư, đặc biệt là quyết định đầu tư theo chiều sâu Tổng công ty cần phải xem xét và phân tích các nhân tố ảnh hưởng như:
+Vấn đề khả năng tài chính của Tổng công ty là rất quan trọng, Tổng công ty cần phải có kế hoạch nguồn vốn đầu tư và phương hướng đầu tư trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo dần hiẹen đại hoá việc sản xuất trên cơ sở không ảnh hưởng tới hoạt động chung của doanh nghiệp.
+Xem xét ảnh hưởng của lãi suất tiền vay ( phản ánh chi phí vốn -giá vốn) và chính sách thuế vì đó là những nhân tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xem xét xem việc đầu tư đó có mang lại hiệu quả không, khả năng sinh lợi như thế nào và liệu chúng có bù đắp đầy đủ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra hay không. Bến cạnh đó, việc xem xét các chính sách thuế cũng rất quan trọng vì nó có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
+ Tổng công ty phải chú trọng vào việc tìm hiểu tiến bộ khoa học –kỹ thuật đặc biệt là những dây truyền sản xuất. Tổng công ty nên nhập các thiết bị chế biến chuyên dùng của Công ty cơ khí chè và ngừng việcnhập các thiết bị nước ngoài để giảm bớt phần chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ ba: Tổng công ty cần phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả vốn lưu động. Hiệu quả của vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả tiết kiệm vốn.Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tổng công ty có thể tiến hành như sau:
+Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động, tìm mọi biện pháp để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn đi qua. Làm được điều này giúp cho Tổng công ty rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn lưu động trong lưu thông hàng hoá, từ đó có thể giảm bớt được một số vốn lưu động cần thiết.
+Bên cạnh đó, Tổng công ty có thể tăng được tốc độ chu chuyển vốn lưu động, sẽ giảm được một số vốn lưu động nhất định mà vẫn đảm bảo được khối lượng công việc kinh doanh như cũ.
+Còn quá trình chu chuyển vốn thường xuyên nằm ở các khâu dự trữ và lưu thông vì vậy, cần phải áp dụng các biện pháp thích hợp ở từng khâu, để từ đó góp phần nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty như:
- Trong khâu dự trữ cần xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ cần thiết, tối thiểu để đảm bảo công tác kinh doanh diễn ra liên tục. Tránh dự trữ thừa, gây ứ đọng vốn hoặ dự trữ thấp gây ảnh hưởng đến khâu bán ra. Bên cạnh đó Tổng công ty phải thường xuyên xác định mức dự trữ hợp lý theo từng tháng, từng quý tuỳ theo nhu cầu của thị trường.
-Trong khâu lưu thông để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Tổng công ty nên áp dụng một số giải pháp.
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán, cần nhanh chóng giải quyết công nợ để thu hồi đủ vốn cho Tổng công ty.
Tổ chức việc vận chuyển lưu thông hàng hoá phải có trách nhiệm cao vì đây là mặt hàng dễ thay đổi chất lượng do ảnh hưởng của môi trường. Phải có trách nhiệm bảo hiểm cho hàng hoá tránh rủi ro bất trắc xảy ra.
Đi sâu tìm hiểu phân tích nhu cầu thị trường nắm bắt thi hiếu người tiêu dùng giúp cho Tổng công ty có thể xác định mặt hàng kinh doanh cho phù hợp.
Thứ tư: Tổng công ty cần đảy nhanh tốc độ bán hàng để tăng doanh thu từ đó nâng cao lợi nhuận. Để đẩy nhanh tốc độ bán hàng Tổng công ty có thể sử dụng các biện pháp sau:
+Phải thường xuyên nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại chè ướp hương hoa quả, các loại nước chè đóng hộp, các loại kẹo chè bánh chè, thay đổi mẫu mã, chất lượng bao bì, đầu tư thêm dây truyền sản xuất chè túi nhúng hiện đại hơn. Để thực hiện được Tổng công ty nên khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động cũng như phải thường xuyên tiến hành chất lượng sản phẩm công nghiệp quy chế chất lượng tiêu chuẩn tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn Việt nam cương quyết loại bỏ những mặt hàng có chất lượng quá xấu. Xử lý kịp thời những hành vi của các Công ty cơ sở , các cá nhân có hiện tượng tiêu thụ chè có chất lượng kém trên thị trường làm mất uy tín về chất lượng chè của Tổng công ty.
+Mở rộng thêm các đại lý trong và ngoài nước.
-Đối với thi trường trong nước: Mở rộng các đại lý, cửa hàng chuyên kinh doanh chè ở các tỉnh, thành phố, thị trấn vừa để tăng mức tiêu thụ vừa để nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng chè của từng địa phương. Khuyến khích việc bán hàng đại lý bằng cách cho các đại lý hưởng hoa hồng tính theo doanh số bán ra hoặc theo tỷ lệ hoa hồng mà đại lý được hưởng theo doanh thu bán ra.
-Còn thị trường xuất khẩu : mở rộng thêm nhiều đại lý đặc biệt là Mĩ, Nhật Bản, Trung cận đông, Tây Âu và cũng không được nới lỏng thị trường đã có từ đóa tạo thành một mạng lưới thường xuyên nắm bắt được những thông tin về nhu cầu của từng quốc ra.
+ Bên cạnh đó tiến hành một đợt quảng cáo khuyến khích các mặt hàng của Tổng công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Tổ chức đợt khuyến mại tham gia các hội chợ Việt nam và quốc tế.
+ Muốn tiêu thụ được hàng hoá và tạo uy tín thì Tổng công ty cần củng cố tổ chức nhân sự và trang bị phương tiện hiện đại cho các trung tâm kiểm tra chất lượng có đủ năng lực để kiểm tra sản phẩm chè trước khi đưa ra thị trường.
Thứ năm: Tình hình công nợ phải thu, phải trả của Tổng công ty còn chiếm tỉ trọng rất cao nhất là các khoản nợ phải trả và phải thu khách hàng. Như vậy Tổng công ty có vốn bị chiếm dụng nhiều, vốn đi chiếm dụng cũng nhiều, do vậy Tổng công ty phải thường xuyên theo rõi các đối tượng nợ khi cần có thể nhanh chóng thu hồi đủ vốn, mặt khác phải thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, tăng vốn chủ sở hữu để giảm các khoản nợ vay. Đồng thời cần hạn chế việc bán hàng chịu nợ, chỉ cho nợ một phần tiền hàng hợp lý với từng đối tượng khách hàng như đối với những bạn hàng đáng tin cậy, hoặc những khách hàng đó đã thanh toán hết các khoản nợ trước. Còn các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để thanh toán tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng vay nợ trong thời gian tới.
Thứ sáu: Tổng công ty cần phấn đấu giảm chi phí kinh doanh, nhất là chi phí bán hàng và chi phí giao dịch. Vì chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Do đó muốn tăng được lợi nhuận thì ngoài kinh doanh có hiệu quả, việc giảm chi phí kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao được khả năng tài chính. Muốn vậy lãnh đạo Tổng công ty cần phải phối hợp trực tiếp với các nhân viên thực hiện kinh doanh tìm ra những bất hợp lý trong khâu mua hàng và dự trữ hàng hoá. Từ đó phân loại chi phí trực tiếp và có kế hoạch thực hiện giảm chi phí phát sinh trong khâu này. Còn đối với các chi phí gián tiếp như chi phí quản lý, loại chi phí này rất khó quản lý vì không có định mức rõ ràng nhất là các khoản chi phí khác trong chi phí quản lý. Vì vậy biện pháp tốt nhất để tiết kiệm chi phí là sự đồng lòng từ ban giám đốc đến toàn thể CBCNV phải có ý thức tiết kiệm chi phí trong từng công việc và hành động của mình để sử dụng chi phí hợp lý nhất.
Thứ bảy: những biện pháp góp phần nâng cao khả năng doanh lợi Tổng công ty cần tiến hành các biện pháp sau:
+Tổng công ty phải xác định được điểm hoà vốn trong quá trình kinh doanh công việc này áp dụng thông qua công thức
FC
H =
1-V
Trong đó H-doanh thu hoà vốn
FC -Chi phí cố định
V-Chi phí biến đổi
Đối với Tổng công ty thì việc giảm chi phí biến đổi là hết sức cần thiết cho việc hạ thấp doanh thu hoà vốn để nâng cao được lợi nhuận. Chi phí biến đổi được hạ thấp bằng cách:
-Quản lý chặt chẽ giá mua vào, giảm việc vận chuyển qua kho, tăng cường vận chuyển thẳng.
-Tăng vòng quay vốn bằng cách nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, sản xuất hàng hoá đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, bán với giá cả hợp lý và áp dụng các biện pháp như quảng cáo, giảm giá cho khách mua nhiều.
+ Để nâng cao doanh lợi Tổng công ty cũng cần phải chú ý đến nguồn vốn huy động nhằm giúp Tổng công ty vừa tạo thế chủ động trong kinh doanh, vừa đảm bảo chi phí về vốn thấp, có đủ thu nhập để trang trải cho chi phí và có lãi, tránh tồn quỹ, lượng tiền mặt quá lớn, dự trữ hàng hoá quá cao so với nhu cầu làm chậm tốc độ chu chuyển tài sản và tăng chi phí.
+Ngoài ra Tổng công ty cần nắm được chiến lược kinh tế chung của Đảng và nhà nước nhằm có những xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Từ đó xây dựng kế hoạch tích tụ, tạp trung vốn trong điều kiện cho phép Tổng công ty nên huy động thêm vốn để tăng vòng quay công nợ phải trả nhằm tạo ra uy tín cho Tổng công ty và vừa tận dụng được vốn. Đông thời Tổng công ty cũng nên tăng vòng quay công nợ phải thu vì nó giúp cho Tổng công ty tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
Thứ tám: Phải có chương trình quản lý và công tác cán bộ như:
+Tuyển mộ thu hút nhân tài từ bên ngoài vào, chuyển những người kém năng lực trong lĩnh vực kinh doanh vào các phòng ban khác hoặc giảm biên chế CBCNV. Để tạo ra đội ngũ CBCNV trong biên chế phải có trình độ chuyên môn cao, dễ dàng thích ứng với những thay đổi của việc hiện đại hoá sản xuất kinh doanh với yêu cầu của thị trường.
+Phải tổ chức được hệ thống thông tin liên lạc ở các vùng chè vốn rất khó khăn như hiện nay để cho người làm chè hiểu biết được các thông tin mới kịp thời tham gia sản xuất ra các sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu dùng.
+ Tổ chức các Công ty chuyên doanh để khai thác tiềm năng, thế mạnh từng Công ty, từng vùng, từng địa phương tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ khác.
Thứ chín: Để nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty thì vấn đề cốt lõi là các đơn vị thành viên trong Tổng công ty phải cùng nhau xây dựng thực thi chiến lược các mục tiêu mà Tổng công ty đã đặt ra một cách hài hoà, đoàn kết cùng nhau đi theo con đường mà Tổng công ty đã lựa chọn tạo thành bức tường vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Tổng công ty.
Trên đây là một số gải pháp để góp phần nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty hi vọng nó đóng góp phần nào cho sự phát triển của Tổng công ty trong tương lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0078.doc