Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cao Su Sao Vàng

Trong xu hướng tiến tới nền kinh tế tri thức, nhân tố con người ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia hay bất cứ một tổ chức xã hội nào. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, trình độ tay nghề của người công nhân có ý nghĩa quyết định trong sự tồn tại, phát triển và chiến thắng trong cạnh tranh. Bởi nâng cao trình độ tay nghề công nhân giúp họ có điều kiện vận hành và phát huy tối đa công suất của máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đồng thời hiệu quả kinh doanh được tăng lên. Như đã trình bày, Công ty Cao Su Sao Vàng có lực lượng lao động đông đảo 2.916 người. Công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 90,67% trong tổng số lao động của Công ty. Tuy nhiên, trình độ tay nghề của công nhân vốn chưa cao, điều này gây không ít khó khăn trong việc tiếp cận các loại máy móc thiết bị hiện đại, phát huy công suất của máy móc thiết bị, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định còn chưa cao. Nhận thức được vấn đề này trong thời gian qua, Công ty đã liên tục đầu tư mở lớp đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ tay nghề của người công nhân. Tuy nhiên, ngoài việc tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ tay nghề của người công nhân, Công ty có thể nâng cao trình độ tay nghề của công nhân dưới các hình thức sau: - Công ty có thể tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi cho toàn Công ty. Đồng thời có biện pháp khuyến khích vật chất, biểu dương những công nhân có tay nghề giỏi có nhiều cố gắng và đạt nhiều thành tích trong sản xuất.

doc54 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cao Su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những năm 1988 - 1990 nhà máy trong thời kỳ quá độ chuyển đổi từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong thời gian này tuy gặp không ít khó khăn song với sự năng động, sáng tạo và truyền thống của công ty đã định hướng đúng chiến lược sản xuất kinh doanh cho nhà máy. Từ năm 1990 đến nay, việc nâng cao chất lượng sản phẩm được thực hiện qua việc kiểm tra chặt chẽ tất cả các quá trình sản xuất. Cho đến nay công ty đã khẳng định được vị trí của mình là Doanh Nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, được tặng thưởng cờ và bằng khen của cấp trên. Từ những thành và để phù hợp với tình hình thực tế nhà máy đổi tên thành công ty Sao Vàng. Nhờ vào thành tích đạt được trong kinh doanh liên tục trong các năm 1995 - 1998 công ty đã đạt được tốp ten sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay 16/12/1999 công ty đã nhận được chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 do BVQI vương quốc Anh cấp. 2.1.2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cao Su Sao Vàng. Như đã biết công ty Cao Su Sao Vàng là công ty chuyên sản xuất, chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng như: săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô, ủng cao su, gioăng cao su… và một số mặt hàng khác theo đơn đặt hàng của đơn vị bạn như lốp máy bay… Với tình hình cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt như hiện nay. Công ty phải đặt ra những nhiệm vụ mới để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Công ty không ngừng thực hiện việc nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách hàng nhằm nâng cao thị phần và mở rộng thị trường của công ty ở cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy, công ty đã không ngừng đổi mới máy móc thiết bị và tay nghề của cán bộ công nhân viên, sản phẩm của công ty sản xuất ra phải phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường đồng thời đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã nhằm tăng sức cạnh tranh và tăng nguồn thu cho công ty. - Về tình hình lao động của công ty. Lao động là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng lao động là điều kiện quan trọng để quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác và sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua công ty luôn tổ chức tốt lao động về cả số lượng và chất lượng đáp ứng kip thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên là 2916 người. Trong đó, số lượng lao động trực tiếp là 2644 người(chiếm 90,67%), nhân viên văn phòng là 194 người (chiếm 6,65%) số còn lại là lao động bán hàng 88 người(chiếm 2,68%). Về trình độ: Số người có trình độ đại học chiếm 13,6%. Lao động có trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chiếm 64,5% còn lại là lao động phổ thông chiếm 22%. - Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty Cao Su Sao Vàng ở công ty Cao Su Sao Vàng, các đơn vị trực thuộc sự quản lý của công ty được phân thành: Các đơn vị sản xuất chính và các đơn vị sản xuất phụ trợ. Đứng đầu các xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp, đứng đầu các phân xưởng là quản đốc phân xưởng. Các đơn vị sản xuất chính gồm 5 xí nghiệp: +Xí nghiệp cao su số 1: chuyên sản xuất lôp xe đạp màu, lốp xe máy các loại và các sản phẩm cao su khác như băng tải, dây cu loa. +Xí nghiệp cao su số 2:chuyên sản xuất xăm lốp xe đạp các loại. +Xí nghiệp cao su số3:chuyên sản xuất xăm lốp ôtô, máy bay. +Xí nghiệp cao su số 4:chuyên sản xuất xăm xe đạp, xe máy các loại. +Xí nghiệp cao su số 5 :là xí nghiệp sản xuất các bán thành phẩm đặt tại Xuân Hoà, có chức năng luyện các bán thành phẩm để đưa vào làm nguyên vật liệu sản xuất cho các giai đoạn sau. Xí nghiệp cao su từ số 1 đến số 4 là 4 xí nghiệp sản xuất chính tại Hà Nôi. Sản lượng của 4 xí nghiệp quyết định hơn 90% doanh thu của công ty. Ngoài xí nghiệp sản xuất chính kể trên công ty còn có các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất phụ chợ. Các xí nghiệp, phân xưởng này tạo điều kiện cho các xí nghiệp chính hoạt động liên tục. Các xí nghiệp, phân xưởng này gồm: +Xí nghiệp năng lượng: cung cấp khí nóng, khí, nước cho các xí nghiệp sản xuất chính. +Xí nghiệp cơ điện: đảm bảo điện cho sản xuất và thắp sáng, chế tạo các phụ tùng thay thế, đại tu sửa chữa các loại máy móc thiết bị, chế tạo khuôn mẫu để sản xuất các mặt hàng từ cao su. +Xí nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp:nhiệm vụ chủ yếu là tiêu thụ các sản phẩm do công ty sản xuất, ngoài ra còn kinh doanh tổng hợp các loại dịch vụ cho sản xuất và đời sống. +Phân xưởng thiết kế nội bộ và vệ sinh công cộng: có chức năng xửa chữa nhỏ các công trình xây dựng và đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường cho công ty, sản xuất bao bì, đóng gói thành phẩm. Bên cạnh các xí nghiệp sản xuất tại Hà Nội công ty còn có hai chi nhánh là: xí nghiệp cao su Thái Bình và nhà máy và nhà máy cao su Xuân Hoà. - Đặc điểm quy trình công nghệ : Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục,sản phẩm trải qua nhiều công đoạn chế biến song chu kỳ sản xuất ngắn do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng. Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của công ty đặc biệt là vốn cố định. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất săm của công ty Cao Su Sao Vàng như sau: Nguyên vật liệu là cao su và hoá chất được đưa vào sản xuất qua quá trình sơ luyện và sàng sấy được đưa vào dây chuyền hỗn luyện, nhiệt luyện, ép xuất, định hình, nối đầu và quá trình lưu hoá để hình thành nên sản phẩm là săm xe. Sản phẩm thông qua quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm (do phòng K.C.S trực tiếp kiểm tra, nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì được đóng gói và đưa vào nhập kho chờ tiêu thụ. - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình, công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng đứng đầu là giám đốc công ty ra quyết định quản lý và chỉ đạo trực tiếp đến từng phân xưởng. Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc: Phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc kĩ thuật, phó giám đốc xây dựng cơ bản và phó giám đốc đối ngoạI xuất nhập khâủ. -Giám đốc Công ty : Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của công ty. -Phó giám đốc sản xuất: Giúp giám đốc lãnh đạo về mặt sản xuất, phụ trách khối sản xuất. -Phó giám đốc kĩ thuật: Có trách nhiệm giúp giám đốc về mặt kĩ thuật, phụ trách khối kĩ thuật. -Phó giám đốc kinh doanh: Giúp giám đốc lãnh đạo về mặt kinh doanh, phụ trách về khối kinh tế. -Phó giám đốc xuất nhập khẩu:giúp giám đốc về quá trình xuất nhập khẩu cua công ty, phụ trách về việc đối ngoạI của công ty. -Phó giám đốc xây dựng cơ bản: Có trách nhiệm giúp giám đốc về các phương án xây dựng của công ty, phụ trách và tham gia trực tiếp vào các dự án xây dựng của công ty. Ngoài ra công ty còn có 11 phòng ban chức năng được bố trí với vai trò trợ giúp giám đốc chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thông suốt. Cụ thể như sau: +Phòng kế hoạch thị trường: Mua xắm vật tư hàng hoá đầu vào tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất - kĩ thuật, tài chính trình duyệt và theo dõi thực hiện. +Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức quản lý nhân sự, lao động tiền lương, đào tạo văn phòng. +Phòng tài chính kế toán: Làm công tác hạch toán ban đầu, lập kế hoạch tài chính, quyết toán tài chính theo niên độ. Báo cáo kết quả kinh doanh cho Ban giám đốc. +Phòng kĩ thuật cao su: Phụ trách các vấn đề về công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su, nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mới. Triển khai các đề án cấp nhà nước. +Phòng kĩ thuật cơ năng: Phụ trách các vấn đề cơ khí, năng lượng động lực và an toàn lao động. +Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hoá đầu vào đầu ra. Thí nghiệm nhanh để đánh giá chất lượng mẻ luyện. +Phòng XDCB: Tổ chức các dự án đầu tư xây dưng cơ bản theo chiều rộng và chiều sâu.Trình giám đốc xem xét các dự án khả thi để có kế hoạch đầu tư. +Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: Nhập khẩu các loại vật tư hàng hoá, công nghệ cần thiết mà trong nhà nước chưa sản xuất được. Xuất khẩu sản phẩm của công ty. +Phòng điều độ: đôn đốc giám sát tiến độ sản xuất kinh doanh, kịp thời báo cáo kết quả kinh doanh ngày, tháng, quý, năm. +Phòng quân sự bảo vệ: Bảo vệ tài sản, vật tư hang hoá của công ty, phòng chống cháy nổ, xây dựng và huấn luyện tự vệ, thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với nhà nước. +Phòng đời sống: Phụ trách chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên, các hoạt động văn thể, hoạt động phúc lợi và từ thiện. -Các chỉ tiêu cụ thể của Công ty trong những năm vừa qua: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 92 Năm 93 Năm 94 Năm 95 Năm 96 Giá trị tổng sản lượng 30272 34110 37750 45900 133186 Tổng doanh thu tiêu thụ 88065 100065 110928 138000 164495 Nộp ngân sách 7510 7579 6375 6910 8413 Thu nhập bình quân(đ/ng/th) 28405 360000 585000 620000 680000 Mưc độ tăng trưởng (%) 10% 22% 9.30% 16.30% 11.10% Nhìn vào các chỉ tiêu cơ bản của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh thật đáng khích lệ, nó phản ánh một sự tăng trưởng lành mạnh, ổn định và tiến bộ. 2.1.3 Thuận lợi và khó khăn về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cao Su Sao Vàng Trong những năm vừa qua Công ty có rất nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng mặt thuận lợi công ty công ty vẫn còn có những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể: Về mặt thuận lợi của Công ty: -Như đã trình bày Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp có truyền thống sản xuất các sản phẩm về săm lốp như: săm lốp xe đạp, xe máy,ô-tô, có chất lượng cao, có tín nhiệm trên thị trường và được người tiêu dùng mến mộ. Đặc biệt, sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm có chất lượng cao trong 10 sản phẩm được khách hàng tín nhiệm . Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty không ngừng nâng chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường . -Công ty có một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng lớn ở khắp các tỉnh thành trong nước (Hiện nay Công ty có 7 chi nhánh và hơn 250 đại lý các điểm bán hàng được phân bổ trên 32 tỉnh thành phố trong toàn quốc ). Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, nó hứa hẹn một tương lai rộng mở cho sự phát triển của Công ty. -Công ty có quy trình sản xuất liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn chế tạo song chu kì sản xuất ngắn, do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng. Đây là điều kiện thuận lợi của công ty trng việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Công ty có thể phát huy ưu điểm này bằng cách tổ chức và sử dụng VCĐ một cách hợp lý hơn thông qua việc hoàn thiện quy trình sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm tăng tốc độ luân chuyển vốn sản xuất kinh doanh nói chung và VCĐ nói riêng. -Về nguồn cung cấp nguyên vật liệu của Công ty khá dồi dào, phong phú và ổn định cho dù nguyên vật liệu của công ty phải mua ở rất xa (Cao su nguyên chất Công ty phải mua từ Miền Trung, Miền Nam, ngoài ra còn một số cao su tổng hợp và đa số các hoá chất Công ty đều phải nhập ngoại ). Song trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc mua nguyên vật liệu của Công ty hầu như được nhà cung cấp chuyên chở đến tận nơi với chất lượng đảm bảo, đúng thời gian.Đây chính là điều kiện thuận lợi để Công ty mua và dự trữ nguyên vật liệu dễ dàng, điều này giúp Công ty có thể yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó Công ty côn có một số lợi thế như: Công ty nằm trên đường Nguyễn Trãi, là cửa ngõ phía nam rất quan trọng của thủ đô Hà Nội nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ và vận chuyển nguyên vật liệu. Mặt khác mặt bằng sản xuất rộng 2,8 ha mà ít công ty có được đã tạo điều kiện để đầu tư vào máy móc thiết bị, tài sản cố định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Chính do cơ sở hạ tầng xã hội của công ty đã tương đối phát triển nên đã làm giảm bớt chi phí đầu tư cho công ty. Cụ thể việc lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị của công ty được thuận lợi. Năm 1999 công ty được cấp chứng chỉ ISO 9002 của BVQT Vương Quốc Anh. Đây là tấm bằng giấy chứng nhận về chất lượng sản phẩm từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh mở rộng thị trường trong và ngoài nước nhất là khi nước ta ra nhập khối mậu dịch tự do AFTA vào năm 2003. Tuy nhiên, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua có sự tăng trưởng, có sự khích lệ. Song Công ty vẫn còn có những khó khăn.Cụ thể : -Tuy nguồn cung cấp nguyên vật liệu dồi dào và ổn định nhưng số nguyên vật liệu phải nhập khẩu như cao su tổng hợp, thép tanh ….phải chịu sự tác động của các yếu tố như: thuế nhập khẩu và tỉ giá hối đoái đã làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao. Chính từ khó khăn này Công ty cần phải bố trí hợp lí dây chuyền sản xuất, đầu tư mua sắm TSCĐ và có kế hoạch bảo quản sửa chữa TSCĐ để có thể giảm bớt mức tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và VCĐ nói riêng. -Như đã nói ở phần trên Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp nhà nước nên ngoài hai nguồn vốn vay và tự bổ sung,Công ty còn có thể huy động thêm nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, với tình trạng trang thiết bị máy móc đã cũ kĩ hỏng hóc nhiều như hiện nay Công ty có nhu cầu một lượng vốn lớn để đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, TSCĐ. Với nhu cầuvốn lớn như vậy mà nguồn vốn vay và nguồn vốn ngân sách chỉ có giới hạn nên thiết bị đầu tư còn chắp vá và không đồng bộ. Công nghệ sản xuất chủ yếu dựa trên nền tảng máy móc thiết bị, nhà xưởnh cũ kĩ lạc hậu. Điều đó ảnh hưởng không ít đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng. -Mặc dù công ty đã chiếm lĩnh được thị trường Miền Bắc và Miền Trung trong những năm gần đây công ty Cao Su Đà Nẵng có sự lớn mạnh đã tăng khả năng cạnh tranh đối với công ty Cao Su Sao Vàng. Vì công ty Cao Su Đà Nẵng nằm trên thị trường Miền Trung nên họ nắm bắt được nhu cầu thị trường tiêu dùng cũng như giảm chi phí vận chuyển … nên giá thành sản phẩm của họ thấp hơn. Hơn nữa công ty Cao Su Mina hầu như chiếm lĩnh thị trường Miền Nam vì vậy khả năng thâm nhập của công ty Cao Su Sao Vàng vào thị trường này gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với sự lớn mạnh của các công ty Cao Su trong nước công ty còn phải cạnh tranh với một số sản phẩm Cao Su của Thái Lan, Trung Quốc … Do đó để tăng khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường chú trọng đầu tư đổi mới kịp thời mở rộng thị trường và tận dụng tối đa năng lực của chúng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. -Đội ngũ công nhân trẻ tuy có được bổ sung, song còn ít và được đào tạo chưa hoàn chỉnh.Số công nhân lớn tuổi khá đông, có phần hạn chế về sức khoẻ và trình độ chưa theo kịp những yêu cầu đòi hỏi của một nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Để khắc phục khó khăn trên và phát huy hiệu quả của những mặt thuận lợi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần phải tổ chức quản lý sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đặc biệt là vốn cố định. Công ty cần chú trọng mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị đồng thời phải tổ chức quản lý tốt tài sản cố định hiện có và tận dụng tối đa năng lực sản xuất của nó vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng cao, chi phí thấp, giá thành hạ có như vậy mới tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mới được tăng lên. Để đạt được hiệu quả cao thì bộ máy quản lý phải có những tác động phù hợp tránh sự chồng chéo trong công tác quản lý. Phải luôn luôn thay đổi cho phù hợp với những sự thay đổi của doanh nghiệp cũng như bên ngoài, phải phối hợp một cách nhịp nhàng ăn khớp. Hiện nay công ty đang có một Ban lãnh đạo hết sức linh hoạt, sáng tạo nắm được nhu cầu thị trường và có đường lối chiến lược đúng đắn, hiểu rõ đặc điểm của công ty. Bên cạnh đó công ty còn có một đội ngũ cán bộ có trìn độ kĩ sư, cử nhân lành nghề sáng tạo có khả năng tiếp cận móc thiết bị hiện đại. Số phòng ban của công ty đã được sắp xếp lại, gọn nhẹ từ 23 phòng ban năm 1990 xuống còn 11 phòng ban để tăng thêm hiệu quả hoạt động các phòng ban được trang bị tương đối đầy đủ máy móc thiết bị, kĩ sư không ngừng được tăng cường nhưng hiệu quả chuyên môn cao. Công ty có xu hướng hẫng hụt, thiếu chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. 2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty Cao Su Sao Vàng 2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao Su Sao Vàng Do Công ty Cao Su Sao Vàng có một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rông khắp trên 32 tỉnh thành phố và do có chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý "coi khách hàng là thượng đế và khách hàng luôn luôn đúng ". Vì vậy trong hai năm 1999-2000 với không ít thuận lợi khó khăn nhưng Công ty đã không ngừng phấn đấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Để có thể đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 1999 - 2000 ta có bảng sau: Bảng 02: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cao Su Sao Vàng. 2.2.2.Thực trạng về vốn và nguồn vốn của Công ty Cao Su Sao Vàng Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp lớn nên quy mô vốn kinh doanh là rất lớn. Năm 1999 vốn sản xuất kinh doanh bình quân của công ty là: -Vốn lưu động bình quân: -Vốn cố định bình quân: 126974068 ngàn đồng. Bảng 3: Bảng tổng hợp nguồn hình thành vốn cố định. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn cố định bình quân trong kỳ 92299743 100 126974068 Nguồn vốn ngân sách 23651078 25.62 24341224 Nguồn vốn tự bổ sung 15640802 16.95 15606371 Nguồn vốn vay 50007863 57.43 87026103 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy vốn cố định của công ty năm đã tăng 34.308 (ngàn đồng) tương ứng với tỉ lệ 37,62%. Trong đó: -Nguồn vốn ngân sách tăng 690.146 (1000đ) tức là tăng 2,22%. -Nguồn vốn tự bổ sung giảm 34.431 ( 1000đ ) tương ứng với 0,22%. -Nguồn vốn vay tăng 34.018240 ( 1000đ ) với tỷ lệ tăng là64,18%. Như vậy vốn cố định của công ty chủ yếu được hình thành từ hai nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn vay. Trong năm 1999 tỷ lệ đầu tư của hai nguồn vốn này tăng lên đáng kể. Do của công ty được hình thành từ nguồn vốn vay nên công ty có lợi ở chỗ là sử dụng một lượng tài sản lớn trong đó chỉ phải bỏ ra một lượng vốn ít. Tuy nhiên nếu công ty vay vốn nhiều phải trả một lượng tiền lãi vay khá lớn. Việc sử dụng vốn vay để tăng quy mô sản xuất là cần thiết nhưng công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng lượng vốn vay với khả năng tài chính của công ty. Công ty nên đề nghị với Bộ tài chính để khắc phục khấu hao nhanh. Tuy nhiên trong năm 1999 nguồn vốn tự bổ sung của công ty đã giảm 34.431 ( 1000đ ) tương ứng với tỉ lệ 0,22%. Với nhu cầu đầu tư lớn để đạt được mục đích mở rộng thị trường như hiện nay công ty cần tăng cường thêm nguồn vốn tự bổ sung để giảm chi phí tiền vay qua đó góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty thì việc nguồn vốn tự có của doanh nghiệp bị giảm đi trong tổng vốn cố định sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Công ty cần sử dụng linh hoạt và huy động tối đa nguồn vốn như quỹ phuc lợi, quỹ khấu hao vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi xem xét đến cơ cấu vốn cố định ta không chỉ xem xét vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh và cơ cấu vốn cố định theo nguồn hình thành. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng vốn cố định ta phải xem xét cơ cấu và sự biến động cơ cấu của từng loại tài sản cố định so với tổng số. Ta có bảng sau: Bảng 04: Tình hình đầu tư tài sản cố định của công ty. Từ số liệu bảng 04 ta thấy trong năm 2000 công ty đã đầu tư đổi mới tài sản cố định làm cho tổng nguyên giá tài sản cố định tăng lên 27.165.694 (ngàn đồng ) với tỉ lệ tăng tương ứng là 12,87%. Nhìn vào cơ cấu tài sản cố định của công ty là tương đối hợp lý. Công ty đã huy động được một lượng lớn tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh ( tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 93,07% tăng 1,1% so với năm 1999. Trong năm 2000 công ty đã chủ động đầu tư vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là: máy móc thiết bị, nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn. Cụ thể: -Máy móc, thiết bị trong kỳ tăng 25.446.139 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 23,18%. Đây là khoản đầu tư vào máy móc thiết bị của công ty để sản xuất một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu về chất lượng và chủng loại của người tiêu dùng và một số đơn đặt hàng của đơn vị bạn. Mặt khác do có một số tài sản cố định đã tương đối lạc hậu nên công ty đã mạnh dạn đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm như: máy hình thành lốp xe máy SV - THL - 1621, máy hình thành lốp xe đạp 540, máy lưu hóa săm xe máy - SCC - 211 - 3B và một số máy móc thiết bị khác. -Nhà cửa, vật kiến trúc tăng lên 8.851.678 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ 30,69%. Nhà cửa tăng lên là do công ty đã đầu tư xây dựng một số nhà cửa kho tàng … để đảm bảo cho việc mở rộng quy mô sản xuất, mặt khác do công ty mở thêm một số văn phòng đại diện ở Miền Trung và Miền Nam để tăng sức cạnh tranh trên hai thị trường này. Phương tiện vận tải tăng lên 3.215.707 ngàn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 42,76%. Phương tiện vận tải tăng là do công ty có chính sách hỗ trợ khách hàng truyền thống, khách hàng mua với số lượng lớn thông qua việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ phương tiện vận tải nên công ty đã mua thêm một số xe có trọng tải lớn (ngoài ra công ty còn đầu tư thêm một số xe: Cẩu xe nâng hàng hiệu Yang, xe nâng tay TAIMING PT - 30L …). -Trong năm công ty còn mua thêm một số máy tính máy in Laze, máy điều hoà, tủ tự động hoá cắt hệ thống đIện … làm cho dụng cụ văn phòng tăng 1.042.259 ngàn đồng. -Thiềt bị truyền dẫn tăng 2.849.222 tương ứng với tỉ lệ tăng là 270,8%. Nguyên nhân là do công ty đầu tư vào phương tiện truyền dẫn mới để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. -TSCĐ chưa cần dùng so với năm 1999 tăng 820.029 tương ứng với tỉ lệ tăng 11,30%. Đây là một vấn đề bất cập. Công ty cần phải đưa số tài sản vào sản xuất kinh doanh hoặc nếu không cần sử dụng đến chúng thì công ty nên tìm cách nhượng bán hoặc thanh toán một số tài sản để tránh tồn đọng vốn. -Trong năm công ty đã thanh toán một số TSCĐ không cần dùng như: máy vi tính và máy in, lò hơi 6,5 T/h. Tuy nhiên số TSCĐ không cần dùng vẫn còn lại 1.037.720 ngàn đồng. Công ty cần có biện pháp thanh lý, giải phóng nhanh số tài sản này để thu hồi vốn. 2.2.2.2. Tình hình khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao của công ty Cao Su Sao Vàng. Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi vốn cố định để tái tạo lại TSCĐ. Do đó việc tính khấu hao đúng đắn làm cho việc xác định chi phí và giá thành một cách chính xác và hợp lý, đồng thời thúc đẩy thu hồi vốn, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty, giúp công ty mở rộng tái đầu tư, tái sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao bình quân (khấu hao theo đường thẳng) và theo phương pháp này mức hao mòn TSCĐ tỉ lệ thuận vơí thời gian sử dụng TSCĐ. Công ty tiến hành trích lập quỹ khấu hao TSCĐ theo quyết định 166 của Bộ Tài Chính. Như đã trình bày ở phần cơ cấu vốn cố định TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay, còn TSCĐ được hình thành từ nguồn NSNN và vốn tự có. Do vậy quỹ khấu hao của công ty được sử dụng để trả nợ và tái đầu tư TSCĐ để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm. Để phân tích và đánh giá tình hình sử dụng quỹ khấu hao đồng thời tiến hành phân tích năng lực hiện còn của TSCĐ trong doanh nghiệp ta có bảng sau: Bảng 05: Bảng nguyên giá và giá trị còn lại TSCĐ của công ty Cao Su Sao Vàng. Qua bảng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ tại công ty ta thấy: Giá trị còn lại của TSCĐ chiếm 58,78% trong tổng giá trị còn lại của TSCĐ. Công ty đã huy động đươc một lượng vốn cố định tương đối lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chiếm 58,68%. Khi xét tới năng lực hiện còn của TSCĐ ta thấy TSCĐ của công ty đã khấu hao 98.190.995 ngàn đồng với tỉ lệ hao mòn 41,42%. Trong đó TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã khấu hao 91.402.810 với tỉ lệ 41,32%. Cụ thể: Phương tiện vận tải của công ty đã cũ và khấu hao hết quá nửa (51,88%). Nhà cửa kiến trúc khấu hao hết 47,64%. Máy móc thiết bị khấu hao 40,34%. Qua việc tìm hiểu thực tế một số TSCĐ cũ (chưa tính đến số TSCĐ mới đưa vào sử dụng năm 1999 - 2000 với số tiền là: theo số liệu bảng 04) đã khấu hao hết quá nửa hoặc gần hết. Mặc dù trong năm công ty đã đầu tư rất nhiều vào TSCĐ nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu đổi mới TSCĐ. Mặt khác, TSCĐ mà công ty đưa vào sản xuất trong năm 1999 - 2000 kết hợp với số TSCĐ đã sử dụng trước đó đã làm xảy ra hiện tượng chắp vá không đồng bộ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực sản xuất của công ty nói chung và hiệu quả sản xuất của TSCĐ nói riêng từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty. Trong thời gian tới công ty cần đầu tư vào đổi mới máy móc thiết bị, đồng thời có kế hoạch sửa chữa lớn và bảo dưỡng một số máy móc thiết bị cũ để nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực sản xuất của số TSCĐ này trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó công ty còn có một số lượng vốn cố định chưa sử dụng đến. Do vậy công ty cần giảI phóng lượng vốn cố định này thông qua việc thanh lý những TSCĐ không cần dùng và đưa những TSCĐ không cần dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực sản xuất của công ty nói chung và hiệu quả đồng vốn cố định mà công ty đã bỏ ra nói riêng. Cũng trên bảng số liệu số 05 ta thấy vốn cố định của công ty còn phải thu hồi là 140.000.342 ngàn đồng. Nếu xem xét trong mối quan hệ với thời gian mà TSCĐ đã phục vụ sản xuất kinh doanh tại công ty thì số vốn cố định cần phảI thu hồi là tương đối cao. Điều này cho ta nhận thấy mức khấu hao của công ty hàng năm còn thấp mà nguyên nhân là do công ty áp dụng tương đối cứng nhắc quy định trích khấu haotheo quyết định 166 của Bộ Tài Chính. Công ty cần chú ý đến vấn đề này để có sự đIều chỉnh mức độ khấu hao chính xác và việc trích lập khấu hao linh hoạt hơn để bảo toàn và nâng cao hiệu quả của vốn cố định. 2.2.3. Tình hình phân cấp quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty Cao Su Sao Vàng. Hiện nay theo cơ chế hiện hành, các doanh nghiệp được quyền chủ động trong việc sử dụng vốn quỹ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Để bảo toàn phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Quản lý chặt chẽ TSCĐ, tránh mất mát hư hỏng trước thời hạn các doanh nghiệp nói chung và công ty Cao Su Sao Vàng nói riêng phải tiến hành phân cấp quản lý vốn cố định cũng như TSCĐ của công ty. ở công ty Cao Su Sao Vàng tình hình phân cấp quản lý TSCĐ được tiến hành như sau: Công ty tiến hành phân cấp quản lý cho các bộ phận các phân xưởng và quản lý chặt chẽ về cả mặt hiện vật và giá trị. Cụ thể: -Bộ phận kế toán TSCĐ theo dõi về mặt nguyên giá trích khấu hao và theo dõi quản lý phần giá trị còn lại của TSCĐ. -Máy móc thiết bị được giao cho các phân xưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng từng loại máy móc cho công nhân và tổ chức sản xuất theo đúng quy trình công nghệ. -Phương tiện vận tải được giao trực tiếp cho các lái xe, họ tự chịu trách nhiệm về xe đã được giao đồng thời phảI kiểm tra sửa chữa những hư hỏng nhằm bảo đảm cho xe hoạt động tốt. -Thiết bị dụng cụ thuộc phòng ban nào phòng ban đó chịu trách nhiệm quản lý trưc tiếp. Đối với nhà cửa vật kiến trúc việc quản lý được giao cho toàn công ty. Các phòng ban có chức năng có trách nhiệm quản lý phòng ban của mình, các phân xưởng chịu trách nhiệm quản lý nhà xưởng, kho tàng đồng thời phối hợp với công ty để tiến hành kiểm tra nâng cấp, sửa chữa hư hỏng bảo đảm điều kiện tốt nhất cho công nhân sản xuất. -Đối với TSCĐ phúc lợi công cộng, việc quản lý được giao cho toàn công ty. Mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đều có trách nhiệm quản lý bộ phận tàI sản này. Trường hợp hư hỏng, thiệt hại tài sản phát sinh thuộc bộ phận nào quản lý, nếu là nguyên nhân chủ quan thì bộ phận đó phảI tự chịu trách nhiệm về vật chất và hình thức kỷ luật của công ty. Nhìn chung việc phân cấp quản lý TSCĐ của Công ty là tương đối chặt chẽ và đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. 2.2.2.4. Hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Trong nền kinh tế thị trường với nguyên tắc hạch toán kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bỏ vốn vào kinh doanh cũng đều quan tâm đến hiệu quả của đồng vốn mà họ đã bỏ ra. Do đó việc xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VCĐ nói riêng sẽ góp cho các doanh nghiệp đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Bảng 06: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty Cao Su Sao Vàng. Thông qua số liệu bảng 06 ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty trong hai năm như sau: -Về hệ số hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty là 0,035. Điều đó có nghĩa là cứ một đồng VCĐ bỏ ra sẽ thu được 0,024 đồng lợi nhuận. Trong khi đó ở năm 1999 hệ số này là 0,015 như vậy một đồng vốn cố định mà công ty bỏ ra trong năm 1999 thu được lợi nhuận nhiều hơn năm 2000 là 0,009 đồng với tỉ lệ tương ứng là 37,5%. -Về chỉ tiêu hàm lường VCĐ. Đây là chi tiêu nghịch đảo với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ phải cần bao nhiêu đồng VCĐ.Trong năm 2000 hàm lượng vốn cố định là 0,38 có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm cần 0,38 đồng VCĐ. Trong năm 2000 đã tạo ra một đồng doanh thu chỉ cần 0,337 đồng VCĐ. Như vậy để tạo ra một đồng doanh thu năm 1999 cần ít VCĐ hơn năm 2000 là 0,043. Một số chỉ tiêu khác: -Hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2000 giảm 0,009đ. Điều đó có nghĩa là một đồng nguyên giá TSCĐ năm 2000 tạo ra lợi nhuận ít hơn 0,009đ trong năm 2000. -Hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2001 là 2,63 nghĩa là một đồng nguyên giá TSCĐ có thể tạo ra 2,63 đồng doanh thu, giảm so với năm 1999 là 0,34 đồng với tỉ lệ giảm 11,45%. Như vậy trong năm 2000 các chỉ tiêu về hệ quả và hiệu suất sử dụng VCĐ đều có sự hụt giảm so với năm 1999. Nếu chỉ dựa trên các chỉ tiêu trên để đánh giá và đưa ra kết luận là hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2000 kém hơn năm 1999 điều đó chứng tỏ là tình hình tổ chức quản lý, sử dụng VCĐ năm 2000 là hoàn toàn sai lầm. Như đã phân tích ở phần kết quả kinh doanh của công ty: Lợi nhuận của công ty năm 2000 giảm xuống là do trong năm công ty đã đầu tư một lượng vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị trường. Cụ thể là trong năm công ty đã đầu tư làm TSCĐ tăng thêm 44.170.191 ngàn đồng (tăng 22,77%) - Theo bảng 04 tài sản lưu động tăng .Như vậy tốc độ tăng lợi nhuận không bằng tốc độ tăng của vốn đầu tư sản xuất làm cho lợi nhuận của công ty sụt giảm. Do đó làm cho hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2000 bị sụt giảm. Đây chỉ là sự sụt giảm tạm thời. Xét về mặt dàI hạn lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng lên, bởi doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2000 tăng lên 60.002.231 ngàn đồng so với năm 1999. Điều này chứng tỏ rằng sản phẩm của công ty vẫn được thị trường chấp nhận và tình hình tiêu thụ vẫn có xu hướng tăng lên. Qua đó ta thấy việc đầu tư tăng quy mô sản xuất của công ty là tương đối hợp lý. Việc đầu tư vào máy móc thiết bị giúp công ty tăng chất lượng sản phẩm chủ yếu tăng lên nhằm tăng sức cạnh tranh với sản phẩm Cao Su Đà Nẵng, Cao Su Và sản phẩm săm lốp Trung Quốc. Ngoài ra lợi nhuận do VCĐ của công ty trong hai năm là chưa cao. Năm 1999 một đồng VCĐ thu được 0,035 đồng lợi nhuận, năm 2000 là 0,020. Nguyên nhân là một số tồn tại trong việc quản lý và sử dụng VCĐ như: Việc đầu tư vào tài sản cố định chắp vá và không đồng bộ. Bên cạnh còn một lượng vốn lớn VCĐ của công ty nằm chết chưa được giải phóng (số TSCĐ chưa cần dùng và không cần dùng năm 2000 là 9.117.252 ngàn đồng và một số tồn tại khác). 2.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty Cao Su Sao Vàng. Như đã trình bày ở phần trước nguồn vốn của công ty bị hạn chế, chủ yếu chờ vào các khoản cấp phát từ ngân sách và vốn vay. Trong khi đó công ty lại có nhu cầu đầu tư vào TSCĐ để mở rộng sản xuất cho nên việc mua sắm TSCĐ diễn ra chậm chạp không linh hoạt. Quá trình đầu tư còn chắp vá không đồng bộ. ĐIều này có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của máy móc thiết bị và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Thứ hai: Trong khi rất cần vốn để đổi mới máy móc thiết bị, TSCĐ thì công ty vẫn để một lượng vốn tương đối lớn nằm chết chưa giải phóng. Cụ thể: TSCĐ chưa cần sử dụng năm 1999 là 8.077.805 (ngàn đồng). TSCĐ không cần sử dụng năm 1999 là 1.039.720 (ngàn đồng). Chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn và hàng năm công ty bị thất thoát một lượng VCĐ bởi tuy TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn phảI trích khấu hao cho số VCĐ này. Thứ ba phải kể đến là trình độ tay nghề của người công nhân chưa cao do vậy có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận các máy móc thiết bị hiện đại và huy động tối đa công suất thiết kế của chúng vào sản xuất. Như đã trình bày, lực lượng lao động của công ty đông đảo. Lao động trực tiếp của công ty chiếm 90,67%. Tuy nhiên số lao động có trình độ đại học rất ít. Chủ yếu là lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và lao động phổ thông. Thứ tư, công tác khấu hao của công ty còn bộc lộ một số những hạn chế nhất định. Việc áp dụng tương đối cứng nhắc tỉ lệ khấu hao bình quân theo quyết định 166 của Bộ Tài Chính nên dẫn đến tình hình trích lập và sử dụng quỹ khấu hao chưa thực sự linh hoạt và sát với thực tế. Mặt khác có nhiều phụ kiện có giá trị lớn nhưng không được tính vào nguyên giá hoặc một số chi phí sửa chữa của TSCĐ chưa được hạch toán vào nguyên giá TSCĐ. Từ đó làm công ty thất thoát một lượng VCĐ khá lớn do các khoản chi phí này không được thu qua các kỳ sản xuất kinh doanh. Thứ năm: Tuy công ty đã phân cấp quản lý TSCĐ cho từng đối tượng sử dụng nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. -Việc quản lý TSCĐ của công ty chỉ mang tính hình thức trên sổ sách còn thực trạng ra sao thì công ty không nắm bắt được bởi bộ phận kế toán TSCĐ chỉ theo dõi về mặt nguyên giá, trích khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ. -Việc phân cấp quản lý chưa triệt để, chưa co biện pháp để gắn trách nhiệm của người lao động với máy móc thiết bị mà họ đang sử dụng. Việc phân cấp quản lý chỉ dừng lại ở phạm vi phân xưởng, xí nghiệp. Thứ sáu: Do mô hình sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều bất cập, xuất phát từ mối quan hệ giữa công ty và tổng công ty. Mặc dù công ty là đơn vị độc quyền, có vốn đầu tư lớn, địa bàn hoạt động là rất rộng nhưng với chức năng của đơn vị phụ thuộc nên công ty rất khó chủ động cải tạo và nâng cấp TSCĐ cũng như hoạt động khác. Cụ thể: -TSCĐ của công ty lại không do công ty trực tiếp mua sắm mà chỉ tiếp nhận từ các đơn vị khác theo kế hoạch nhập khẩu của tổng công ty giao. Chính vì vậy làm cho tiến độ thi công các dự án, lắp đặt thiết bị máy móc gián đoạn do thủ tục phức tạp về nhập khẩu, chuyển giao, kiểm kê. -Quá trình mua sắm và xây lắp các TSCĐ được tiến hành bởi đơn vị khác nên khi công ty tiếp nhận thường mất nhiều thời gian kiểm kê bàn giao và khó khăn trong việc nắm bắt được kĩ thuật, hiện trạng TSCĐ dễ gây sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Chương 3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty Cao Su Sao Vàng 3.1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới Bước vào thiên niên kỷ mới với không ít thuận lợi và thách thức. Để chớp lấy thời cơ kinh doanh vượt qua thách thức đòi hỏi Công ty phải đề ra được chiến lược trong quá trình sản xuất kinh doanh Hiện nay, Công ty sản xuất nhiều loại săm lốp xe đạp, xe máy, xe ôtô với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng và phong phú. Ngoài những sản phẩm chính, Công ty còn sản xuất nhiều loại sản phẩm khác như: ủng bảo hộ cho lao động, đồ cao su (cao su tấm, tấm đệm cao su...) ống cao su, gioăng cao su. Đặc biệt Công ty còn đưa vào sản xuất thành công lốp máy bay dân dụng TU 134 (930 * 950) và lốp máy bay Mic 21 (800* 200). Trong thời gian tới: Công ty tiếp tục đầu tư trang bị, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh để có khả năng tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm với chất lượng tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường trong và ngoài nước. - Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty để họ có khả năng thích nghi với điều kiện hoàn cảnh mới, giúp họ có điều kiện nâng cao trình độ bản thân và có khả năng tiếp cận những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại. - Để thấy rõ hơn định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty, chúng ta có thể xem xét kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2002 Bảng 07: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001 STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 2001 Thực hiện I 1 II, 1 2 3 a b 4 5 Chỉ tiêu pháp lệnh Tổng các khoản nộp NSNN Chỉ tiêu hướng dẫn Giá trị tổng sản lượng Tổng doanh thu tiêu thụ xuất nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Giá trị sản phẩm xuất Số lượng sản phẩm xuất Giá trị hàng nhập khẩu Giá trị nhập khẩu vật tư Giá trị thiết bị nhập khẩu Lao động tiền lương Tổng lao động bình quân năm Mức lương bình quân Lợi tức phát sinh triệu đồng triệu đồng triệu đồng USD USD Chiếc USD USD USD Người 1000/th/ng triệu đồng 39.503 334.505 350.687 4.500.000 1.000.000 500.000 2.500.000 2.950 - 2.015 35.505 286.132 333.678 2.916 1.376 Như vậy năm 2002 Công ty vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. nhập khẩu máy móc thiết bị đổi mới TSCĐ. Giá trị thiết bị nhập khẩu dự kiến lên tới USD. Tuy nhiên để có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, đạt được định hướng sản xuất kinh doanh đề ra Công ty cần phải có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong đó một biện pháp quan trọng là khắc phục những vấn đề tồn tại và phát huy ưu điểm trong việc tổ chức và sử dụng vốn cố định nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. 3.2. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cao Su Sao Vàng. 3.2.1 Đẩy mạnh công tác khai thác, tạo lập nguồn vốn tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, qui trình công nghệ Khai thác, tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu kinh doanh là công việc hết sức quan trọng. Điều đó không chỉ bởi vốn cố định chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn do việc sử dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro. Để định hướng cho việc khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu kinh doanh các doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn đầu tư vào TSCĐ trong những năm trước mắt và lâu dài. Do đó trên cơ sở nghiên cứu TSCĐ đầu tư về một số tiến bộ khoa học công nghệ, năng suất lao động, công suất, tuổi thọ của máy và lựa chọn đối tác đầu tư cho phù hợp với chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất. Hiện nay, máy móc thiết bị của Công ty có nhiều thế hệ chủng loại khác nhau, có những máy móc thiết bị đầu tư vào từ cuối những thập kỷ 70 nên đã tương đối cũ kỹ và lạc hậu. Trong năm, tuy Công ty đã đầu tư đổi mới làm TSCĐ tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty. Với nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị lớn và nhu cầu mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh hơn nữa, trong khi nguồn vốn lại bị hạn hẹp nên việc đầu tư và đổi mới máy móc thiết bị của Công ty còn chắp vá và không đồng bộ. Điều này đã làm ảnh hưởng không ít tới hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cao Su Sao Vàng. Để đáp ứng nhu cầu vốn cố định, trong thời gian tới Công ty cần phải đa dạng hoá hình thức huy động vốn. Ngoài việc vay vốn của Ngân hàng, vay cán bộ công nhân viên, nhận góp vốn liên doanh và trông chờ vào sự cấp phát vốn từ ngân sách, Công ty có thể huy động vốn qua thị trường tài chính như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu và phương thức thuê tài sản: Huy động vốn qua thị trường tài chính bằng phương thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu sẽ tạo cho Công ty huy động dược một lượng vốn lớn và dài hạn, đáp ứng nhu cầu về vốn cố định của Công ty. Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu có những thuận lợi nhất định, do vậy Công ty cần căn cứ vào tình hình thực tế cũng như mục tiêu của Công ty để lựa chọn hình thức và qui mô phát hành cho phù hợp. Tuy nhiên ở nước ta, thị trường chứng khoán còn non trẻ nên khả năng thanh khoản của các chứng khoán là chưa cao. Mặt khác, các thủ tục phát sinh và niêm yết chứng khoán còn phức tạp do đó việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu của Công ty là hết sức khó khăn. Có thể nói hiện nay phương thức này khó có thể áp dụng cho Công ty, nhưng trong thời gian tới, khi thị trường chứng khoán phát triển thì việc phát hành chứng khoán của Công ty là một Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu thì trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì việc thuê tài sản là phương thức rất hưũ ích, nó giúp cho Công ty trong trường hợp thiếu vốn vẫn có thể có được số tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay thuê tài sản có hai phương thức là thuê vận hành và thuê tài chính. Thuê vận hành: Khi Công ty có những hợp đồng mới và những hợp đồng này không thường xuyên, thì việc mua sắm tài sản mới để sản xuất ra sản phẩm cho những hợp đồng này là không hợp lý. Bởi vì khi hợp đồng kết thúc thì số tài sản này sẽ không được sử dụng đến gây lãng phí và ứ đọng vốn từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do đó khi có các hợp đồng ngắn hạn thì việc thuê vận hành là một giải pháp hữu hiệu bởi lẽ: Công ty không phải chịu thiệt hại do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra, không phải bảo hiểm và chịu rủi ro về tài sản. Mặc dù thuê vận hành là phương thức sử dụng khá phổ biến ở nước ta nhưng Công ty chỉ sử dụng trong việc thuê một số nhà cửa kho tàng và văn phòng mà chưa sử dụng vào việc thuê máy móc thiết bị. Một phương thức thuê tài sản nữa đó là phương thức thuê tài chính: Thuê tài chính còn gọi là thuê vốn, là một phương thức tín dụng trung và dài hạn. Hiện nay, Công ty đang thuê vốn trung và dài hạn do đó thuê tài chính là một giải pháp hữu ích và thiết thực với Công ty trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Việc sử dụng phương thức này sẽ mang lại cho Công ty một số lợi thế sau: - Giúp Công ty không phải huy động, tập trung tức thì một lượng vốn lớn để mua tài sản, như vậy với số vốn hiện có Công ty có khả năng mở rộng hơn nữa qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh. - Giúp Công ty nhanh chóng thực hiện dự án đầu tư, chớp lấy cơ hội kinh doanh. Tuy phương thức này còn khá mới mẻ nhưng trước tình trạng thiếu vốn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay Công ty nên vận dụng phương thức này vì nó tạo cho Công ty một tiềm năng lớn để phát triển. Dù khai thác nguồn vốn nào, Công ty cũng phải đảm bảo được khả năng tự chủ của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tán rủi ro và phát huy tối đa ưu điểm của các nguồn vốn được huy động. Việc đầu tư vào TSCĐ phải dựa trên cơ sở những dự án đầu tư đã được thẩm định một cách kỹ càng. Việc đầu tư phải tiến hành đồng bộ để tránh tình trạng máy móc thiết bị còn chắp vá không đồng bộ như hiện nay. Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn kinh doanh của Công ty. 3.2.2 Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý Như đã biết, khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá thành sản phẩm theo phương thức thích hợp. Như vậy, trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi vốn cố định để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Việc tính khấu hao chính xác, không những đảm bảo được tính chính xác của giá thành sản phẩm, hạn chế được những hao mòn vô hình mà còn góp phần bảo toàn được vốn cố định. Để đáp ứng yêu cầu đó các doanh nghiệp phải lựa chọn được phương pháp khấu hao phù hợp với đặc điểm của TSCĐ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như đã trình bày, hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. TSCĐ của Công ty có số lượng lớn, có nhiều thế hệ chủng loại nên việc áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng là tương đối phù hợp vì nó giảm đi khối lượng tính toán và thuận lợi cho việc lập kế hoạch khấu hao. Tuy nhiên, với việc áp dụng phương pháp này của Công ty là chưa hợp lý. Bởi mức trích khấu hao được xác định đồng đều làm cho khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm. Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì TSCĐ của Công ty khó tránh khỏi ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Do đó, ngoài việc chủ động trích khấu hao theo khung qui định ( theo quyết định 186) Công ty có thể đề nghị với Bộ tài chính cho phép tăng mức trích khấu hao hàng năm. Công ty cũng cần xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian phù hợp với đặc điểm TSCĐ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đề nghị Bộ tài chính cho phép. 3.2.3 Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý TSCĐ Để tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ, tránh mất mát, hư hỏng trước thời hạn đồng thời đảm bảo năng lực sản xuất của máy móc thiết bị các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện công tác phân cấp quản lý TSCĐ của mình. Mặc dù tình hình phân cấp quản lý TSCĐ của Công ty Cao Su Sao Vàng là tương đối chặt chẽ theo nguyên tắc TSCĐ thuộc bộ phận nào, bộ phận dố trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. Tuy nhiên, để tiến hành quản lý chặt chẽ hơn nữa TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, Công ty cần phải hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ bằng cách: Phân cấp quản lý TSCĐ đến từng người lao động theo hình thức khoán để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người lao động đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Việc giao trách nhiệm quản lý trực tiếp đến từng người lao động có thể gặp nhiều khó khăn do một máy có nhiều công nhân trực tiếp sử dụng theo ca nên việc hỏng. Mặt khác, hình thức khoán nhiều khi chưa đủ để nâng cao trách nhiệm cho người lao động trong quản lý và sử dụng TSCĐ Công ty đưa ra các đòn bẩy kinh tế: có hình thức khuyến khích xứng đáng cho những người lao động có ý thức bảo quản tốt và phát huy được năng lực sản xuất của TSCĐ trong quá trình sản xuất để khuyến khích người lao động gìn giữ máy móc thiết bị. Bên cạnh đó Công ty cũng phải đề ra các hình thức xử phạt nghiêm minh và đòi bồi thường đối với người gây ra thiệt hại về TSCĐ cho Công ty. Khi đó người lao động sẽ phải có ý thức trách nhiệm trước TSCĐ mà họ đang vận hànhvà sử dụng. 3.2.4 Chú trọng tới việc thanh lý nhượng bán TSCĐ không cần dùng Như đã trình bày, hiện nay Công ty còn một lượng lớn TSCĐ không cần sử dụng: 1.039.720.000 đồng và TSCĐ chưa sử dụng: 8.077.804.969 đồng chưa được giải phóng đã dẫn đến tình trạng hàng năm Công ty bị thất thoát một lượng vốn cố định khá lớn do số TSCĐ này không còn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn phải trích khấu hao. Do đó, Công ty cần có biện pháp thanh lý số TSCĐ không cần dùng. Có như vậy Công ty mới thu hồi được lượng vốn ứ đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra Công ty cần tìm cách đưa số TSCĐ chưa cần sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu số TSCĐ này tạm thời Công ty chưa sử dụng tới Công ty có thể cho thuê hoạt động nhưng phải theo dõi và quản lý được số tài sản này. 3.2.5 Công ty cần tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có của TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó nếu huy động tối đa TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh chắc chắn sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hơn, đồng thời tránh được tình trạng ứ đọng và lãng phí trong quá trình sử dụng vốn cố định. Từ đó hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ được nâng lên. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty phải tận dụng tối đa năng lực sản xuất của TSCĐ bằng các cách sau: - Trong quá trình sản xuất cần phải khai thác tối đa công suất giờ máy, ca máy. - Thường xuyên có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ đảm bảo năng lực sản xuất của TSCĐ. - Công ty cần phải phân tích kỹ lưỡng toàn diện tình hình của Công ty để xác địng cơ cấu vốn đầu tư cho phù hợp: đầu tư vào TSCĐ nào là chủ yếu để tránh tình trạng chỗ này thừa, chỗ kia thiếu từ đó làm ảnh hưởng tới năng suất của máy móc thiết bị. 3.2.6 Chú trọng hơn nữa vào việc nâng cao trình độ tay nghề công nhân. Trong xu hướng tiến tới nền kinh tế tri thức, nhân tố con người ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia hay bất cứ một tổ chức xã hội nào. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, trình độ tay nghề của người công nhân có ý nghĩa quyết định trong sự tồn tại, phát triển và chiến thắng trong cạnh tranh. Bởi nâng cao trình độ tay nghề công nhân giúp họ có điều kiện vận hành và phát huy tối đa công suất của máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đồng thời hiệu quả kinh doanh được tăng lên. Như đã trình bày, Công ty Cao Su Sao Vàng có lực lượng lao động đông đảo 2.916 người. Công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 90,67% trong tổng số lao động của Công ty. Tuy nhiên, trình độ tay nghề của công nhân vốn chưa cao, điều này gây không ít khó khăn trong việc tiếp cận các loại máy móc thiết bị hiện đại, phát huy công suất của máy móc thiết bị, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định còn chưa cao. Nhận thức được vấn đề này trong thời gian qua, Công ty đã liên tục đầu tư mở lớp đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ tay nghề của người công nhân. Tuy nhiên, ngoài việc tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ tay nghề của người công nhân, Công ty có thể nâng cao trình độ tay nghề của công nhân dưới các hình thức sau: - Công ty có thể tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi cho toàn Công ty. Đồng thời có biện pháp khuyến khích vật chất, biểu dương những công nhân có tay nghề giỏi có nhiều cố gắng và đạt nhiều thành tích trong sản xuất. - Cấp kinh phí cử cán bộ, công nhân đi học tập kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất của các Công ty trong và ngoài nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0033.doc
Tài liệu liên quan