Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Thủy sản Nghệ An

Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua một số chỉ tiêu cụ thể trên ta có thể rút ra một số nhận xét: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của ngành trong thời gian gầy đây có chiều hướng tăng cao. Điều đó cho thấy việc đầu tư vốn cố định đạt hiệu quả tăng nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm điều này chứng tỏ mức doanh thu của ngành chưa cao. Do đó ngành vẫn phải có biện pháp để tăng doanh thu và rút ngắn vòng quay của vốn để tái sản xuất kinh doanh. Hạn chế các khoản nợ khác của ngành, bởi vì nếu không sớm khắc phục sẽ làm mất khả năng thanh toán. Ngành sẽ không được độc lập về khả năng tài chính và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được ngành khai thác triệt để và có chiều hướng tăng dần, số vòng quay vốn phải đẩy nhanh, mạnh hơn nữa. Phải có những bước đột phá nhằm tăng cường hiệu quả trong sử dụng vốn lưu động.

doc73 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Thủy sản Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xã viên bỏ ra HTX còn diễn ra, tỷ lệ trả nợ cho Nhà nước thấp. - Công tác bảo vệ nguồn lực thủy sản đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao. - Lĩnh vực khuyến ngư tiếp cận với mảng khai thác và nuôi trồng mặn lợ còn kém. Những bài học kinh nghiệm và nguyên nhân tồn tại : Những bài học kinh nghiệm : Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, quản lý chuyên ngành. Phát huy quyền tự chủ, dân chủ của cơ sở. Hoạt động hướng về cơ sở. Trên cơ sở định hướg quy hoạch tổng thể, kiên trì thực hiện không nóng vội, chắp vá. Trong khai thác lấy đơn vị thuỳen nghề làm đơn vị hạch toán độc lập, đảm bảo đa nghề trên một đơn vị tàu thuyền. Kết hợp khai thác - chế biến - dịch vụ trong một đơn vị kinh tế. Trong đầu tư khai thác cần có bước đi thích hợp với năng lực và trình độ của dân, tăng cường vốn tự có trong cơ cấu vốn đầu tư. Trong nuôi trồng, giảm quy mô diện tích nuôi trên một hộ gia đình để tăng hiệu quả; phù hợp với trình độ và năng lực vốn và trình độ quản lý. Trong chế biến quan tâm hàng xuất khẩu nhưng cần coi trọng thị trường trong nước. Trong xây dựng thành phần kinh tế hợp tác, đặc biệt chú trọng tính tự nguyện, tự chịu trách nhiệm vốn của xã viên, tác động tuyên truyền chứ không được gò ép, hình thức. Nguyên nhân tồn tại : Những tồn tại trên đây có những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau : - Tính đặc thù của thủy sản là phụ thuộc vào thiên nhiên tác động mạnh đến quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa ngành Thủy sản là ngành có nhu cầu đầu tư cao, rủi ro lớn nên gây khoa khăn chó quá trình đầu tư phát triển. - Xuất phát điểm của ngành thấp, chậm. Hậu quả của những năm đầu chuyển đổi cơ chế mà quản lý bị buông lỏng như trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi. - Cán bộ chưa nhạy bén trong cơ chế thị trường, cán bộ và công nhân cơ sở hầu hết chưa qua đào tạo chính quy. Vấn đè cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, cán bộ nguồn còn bất cập với nhu cầu thực tế. Tổ chức bộ máy của một số doanh nghiệp chưa phù hợp. Đội ngũ kỹ thuật, nhất là kỹ thuật khai thác, chế biến và nuôi trồng mặn lợ còn yếu kém và thiếu. - Trong nuôi trồng, việc hình thành trung tâm giống còn chậm, chất lượng giống chưa cao. Công tác giao đất cho dân theo NĐ 85/Cp còn nhiều lúng túng, chưa triển khai kịp thời nhằm tạo điều kiện cho dân trong việc vay vốn. - Một số cơ chế chính sách chưa phù hợp, chưa khuyến khích được sự phát triển. Nguyên nhân này, một phần do công tác tham mưu, một phần do cơ chế chính sách từ TW. Chính sách đầu tư của Tỉnh cho lĩnh vực nuôi tôm, con giống tôm chưa thỏa đáng do phát triển nuôi thâm canh còn gặp nhiều khoa khăn. - Vấn đề chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước còn thiếu kiên quyết, chưa đáp ứng được thực tế. Vấn đề quy hoạch tổng kết thực tiễn chưa sát thực. Việc xây dựng mô hình và tổng kết mô hình chưa có hiệu quả và chưa kịp thời. Trong nuôi tôm việc triển khai công nghệ tiên tiến kém hiệu quả. Mô hình xây dựng được nhưng không có tính lan truyền. Tính hợp tác trong chế biến xuất khẩu chưa cao, nhất là trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra và nguyên liệu. Trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế xã hội còn yếu kém. Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với tiềm năng, so với đòi hỏi thì sự phát triển còn thấp, nhất là trong nuôi tôm và chế biến xuất khẩu ở các doanh nghiệp Nhà nước. I.2 - Nhu cầu vốn đầu tư trong những năm qua. Trong những năm gần đây (2000, 2001, 2002) ngành Thủy sản Nghệ An nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ để cải tiến sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mang kim ngạch xuất khẩu lớn về cho tỉnh nhà. Chính vì vậy nhu cầu đầu tư ngày một tăng, đầu tư cụ thể vào các công trình theo số liệu các bảng sau : (Các số liệu thu được tư Sở kế hoạch đầu tư Nghệ An) Nhu cầu vốn năm 2001 cho ngành thủy sản nghệ an ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 126.249 57,949 68,3 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 16.000 16.000 0 2 Nuôi trồng thủy sản 45.000 21.000 24.000 3 Xây dựng trại SX giống 11.395 8.095 3.300 4 Trạm kiểm dịch 200 200 5 Chế biến xuất khẩu 18.000 18.000 6 Khai thác 23.000 23.000 7 Vốn hỗ trợ 7.304 7.304 8 Kinh phí đào tạo 300 300 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 3.650 3.650 10 Vốn lưu động 1.000 1.000 11 Nhà làm việc 400 400 Nhu cầu vốn năm 2002 cho ngành thủy sản nghệ an ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 155.765 79.889 75.876 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 19.000 19.000 2 Nuôi trồng thủy sản 48.735 23.000 25.735 3 Xây dựng trại giống 16.441 12.152 4.289 4 Trạm kiểm dịch 200 200 5 Chế biến xuất khẩu 27.000 4.500 22.500 6 Khai thác 28.259 6.307 21.952 7 Vốn hỗ trợ 6.130 6.130 8 Kinh phí đầo tạo 5.000 4.000 1.000 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 3.100 3.100 10 Vốn lưu động 1.600 1.200 400 11 Nhà làm việc 300 300 Nhu cầu vốn năm 2003 cho ngành thủy sản nghệ an ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 172.285 78.523 93.762 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 17.352 15000 2.532 2 Nuôi trồng thủy sản 52.471 22.000 30.471 3 Xây dựng trại giống 19.544 14.300 5.244 4 Trạm kiểm dịch 5 Chế biến xuất khẩu 32.354 8.466 23.888 6 Khai thác 34.912 5.245 29.667 7 Vốn hỗ trợ 7.500 7.500 8 Kinh phí đầo tạo 3.000 2.500 500 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 2000 2000 10 Vốn lưu động 2.400 940 11 Nhà làm việc 572 572 II - Thực trạng huy động vốn đầu tư để phát triển nuôi trồng thủy sản Nghệ An. II.1 - Mức độ huy động vốn trong những năm qua. II.1.1 - Vốn huy động thông qua hệ thống Ngân hàng. Nhìn chung hình thức này có chiều hướng phát triển một cách mạnh mẽ và gặt được nhiều kết quả trong những năm từ 2000 - 2002 tăng lên một cách đáng khích lệ. Mặt khác nhờ tăng cường huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cơ cấu nguồn vốn đã thay đổi một cách rõ rệt nhất. Nguồn vốn tiền gửi kỳ hạn (tiết kiệm có kỳ hạn, trái phiếu NHTM, kỳ phiếu) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, xây dựng cơ bản được nâng dần lên. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn ngày càng là địa chỉ tin cật của khách hàng gửi tiền và vì vậy khách hàng đến gửi tiền ngày càng đông. II.1.2 - Huy động vốn tư nước ngoài Nhà nước có chính sách mở rộng quan hệ bang giao với các nước khác về lĩnh vực kinh tế trong đó có quan điểm mở rộng chính sách đầu tư. Chính vì vật mà ngày càng đông các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam, số tiền vốn ở nguồn này đổ vào Nghệ An tăng qua từng năm. Đặc biệt là hiệ có các việt kiều đang có xu hướng đàu tư tiền vào công trình và đầu tư tái sản xuất, có hướng trở lại địa phương sinh sống. II.1.3 - Huy động vốn dân tự đóng góp Vùng đồng bằng Nghệ An đất chật người đông, diện tích đất canh tác trong nông nghiệp nông thôn còn ít. Để tự giải quyết việc làm nhiều người dân đã tự bỏ vốn đầu tư thâm canh sản xuất, tạo ra ngành nghề mới. Trong đó nghề đánh bắt nuôi trồng Thủy sản được chú trọng. Mức độ huy động được qua các năm gần đây được thể hiện trong các bảng số liệu sau đây : (Số liệu lấy từ Sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An) Mức huy động vốn đầu tư cho ngành Thủy Nghệ An Tỷ đồng TT Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Ngân sách nhà nước 12,78 16.834 11,48 2 Bộ, ngành TW trong tỉnh 21,37 26,44 29,56 3 Tín dụng ĐTPT Nhà nước 10,69 14,38 16,84 4 Đầu tư của các DNNN 33,74 36,71 40,22 5 ĐT trực tiếp nước ngoài 0 0 3,36 6 Dân cư và DN NQD 29,13 35,44 37,24 7 ĐT của dân 4,68 6,74 10,59 Tổng cộng : 112,39 136,44 149,29 Xét hiệu quả huy động : - Lượng vốn huy động được ngày càng tăng. Năm 2000, huy động được 112,39 triệu đồng, năm 2001 huy động được 136,44 triệu đồng, năm 2002 huy động được 149,29 triệu đồng. - Tỷ lệ vốn huy động được so với nhu cầu cần đầu tư là : Lượng vốn huy động được Hiệu quả đầu huy động VĐT : = (H) Lượng vốn cần thiết phải đầu tư 112,39 Hiệu quả đầu huy động VĐT : = = 89% (2000) 126,249 136,44 Hiệu quả đầu huy động VĐT : = = 87% (2001) 155,765 149,29 Hiệu quả đầu huy động VĐT : = = 86,7% (2002) 172,285 II.2 - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty Thủy sản Nghệ An Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh , mỗi đơn vị đều phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên có vốn nhưng vấn đề sử dụng sao cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi ngành kinh tế. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn, đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mà hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế – chính trị – xã hội, phong tục tập quán, tính mùa vụ… nên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không nằm ngoài sự ảnh hưởng của các nhân tố đó. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngành lần lượt xem xét tình hình sử dụng và hiệu quả của từng loại vốn sản xuất kinh doanh . II.2.1 - Hiệu quả sử dụng vốn cố định Là tập thể các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh nên vốn cố định của ngành chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ những năm mới thành lập, các DN trực thuộc ngành đã chủ động đầu tư mua sắm một số tài sản cố định phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh (tàu đánh cá, công nghệ máy móc chế biến, xe vận chuyển, xây dựng kho tàng, trụ sở…) Cụ thể năm tại thời điểm 31/12/2001 nguyên giá tài sản cố định là 228.352.206.400 đồng trong đó của nhà cửa vật kiến trúc là 83.636.852.800 đồng, dụng cụ sản xuất là 121.115.875.600 đồng. Thiết bị dụng cụ quản lý là 23.599.472.000 đồng. Sang năm 2002 hoạt động đầu tư , mua sắm mới cũng vẫn được tiến hành. Tổng tài sản cố định đến ngày 31/12/2002 là 241.087.691.000 đồng tăng lên 34.235.484.600 đồng chủ yếu là do mua sắm mới thiết bị dụng cụ quản lý và nhà cửa vật kiến trúc. Tuy nhiên việc sử dụng vốn có hiệu quả được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử dụng vốn cố định Đơn vị : Triệu đồng chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2001/2002 2001 2002 +/- % 1.Vốn cố định bình quân  172.500 299.100 126.600 73,39 2. Doanh thu 745.750 831.100 85.350 11,4 3. Lợi nhuận 5.275 7.965 2.690 27,5 4. Hiệu suất 4,3 2,8 -1,53 -34,8 5. Hiệu quả 0,03 0,04 0,01 0,3 Doanh thu Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo được bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2001 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 4,3 triệu đồng doanh thu. Đến năm 2002 một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 2,8 triệu đồng doanh thu như vậy là giảm 34,8% so với năm 2001. Như vậy ngành đầu tư tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh đã không đem lại kết quả như mong muốn. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới sự thay đổi hiệu suất vốn cố định . Năm 2002 so với năm 2001 mức ảnh hưởng của doanh thu tới hiệu suất là: 831.100 745.750 D2002/2001= - = 0,5 triệu đồng 172.500 172.500 Mức ảnh hưởng của vốn cố định : 831.100 831.100 D2002/2001 (DT)= - - = - 2,03 triệu đồng 299.100 172.500 Do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2002 so với năm 2001 là: 0,5 + (- 2,03 ) = -1,53 triệu đồng Như vậy do doanh thu tăng 85.350 triệu đồng (11,4 %) làm hiệu suất tăng 0,5 triệu đồng và vốn cố định tăng 126.600 triệu đồng (73,39%) làm hiệu suất giảm 2,03 triệu đồng. Bởi vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2002 so với năm 2001 giảm 1,53 triệu đồng tức là giảm 34,8%. * Hiệu quả sử dụng vốn cố định Do tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn cố định cho sản xuất kinh doanh nên trong thời gian qua tình hình sử dụng vốn của ngành có nhiều khả quan. Cụ thể năm 2002 có cao hơn năm 2001 là 25 triệu đồng tức là tăng 0,3 %. Từ công thức Lợi nhuận Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn cố định . Năm 2001 so với năm 2000 mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận tới hiệu quả là : 12.465 5.275 D2002/2001= - = 0,04 triệu đồng 172.500 172.500 Mức ảnh hưởng của vốn cố định : 12.465 12.465 D2002/2001 (VCĐ) = - = - 0,03 triệu đồng 299.100 172.500 Do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2002 so với năm 2001 là: 0,04 + (- 0,03 ) = 0,01 triệu đồng Như vậy năm 2002 lợi nhuận của công ty tăng 2.690 triệu đồng tức là tăng 27,5 % vốn cố định tăng 126.600 triệu đồng tức tăng 73,39 % nhưng hiệu quả lại giảm 0,03 triệu đồng. Tổng hợp 2 nhân tố này thì hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2002 tăng 0,01 triệu đồng ( 0,3 % ) so với năm 2001. Qua phân tích ta thấy doanh thu của công ty tăng đều làm cho lợi nhuận cũng tăng theo. Lượng vốn cố định cũng gia tăng không ngừng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng tăng nhưng hiệu suất giảm là điều không mong muốn. Như vậy với kết quả trên công ty cần cố biện pháp hữu hiệu hơn nữa để tận dụng hết công suất của các đội xe sao cho hiệu suất công việc tăng lên và sẽ đạt công việc hiệu quả cao hơn nữa. II.2.2 - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động là bộ phận quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh . Nó được biểu hiện bằng tài sản lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục. Sự luân chuyển vốn lưu động phản ánh rõ nét nhất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Tài sản lưu động của công ty trong 2 năm qua có chiều hướng tăng. theo số liệu của bảng cân đối kế toán năm 2002 tài sản lưu động tăng 36.750 triệu đồng tức tăng 18.58 % so với năm 2001. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là lượng tiền mặt. Năm 2001 là 76.950 triệu đồng tỷ lệ tiền mặt / tổng tài sản lưu động là 38,9 %, năm 2002 là 74,05 %. Trong khi đó các khoản phải thu và tài sản lưu động khác lại giảm. Các khoản phải thu năm 2001 là 90.850 triệu đồng giảm xuống còn 31.400 triệu đồng. Tài sản lưu động khác năm 2001 là 29.850 triệu đồng xuống còn 29.250 triệu đồng. Với lượng tiền mặt cao như vậy ngành nên có biện pháp nghiên cứu đầu tư mở rộng thị trường kinh doanh sao cho hợp lý tránh trường hợp ứ đọng vốn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt hay không tốt ta xem xét một số chỉ tiêu sau: * Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đơn vị: (triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2001/2002 2000\1 2002 +/- % 1 VLĐ bình quân 60.000 59.250 -750 -1,25 2 Doanh thu 745.750 831.100 85.350 11,4 3 Lợi nhuận 5.275 12.465 2.690 27,5 4 Số vòng quay 12,43 14,02 1,59 12,79 5 Số ngày chu chuyển 28,96 25,67 -3,29 -11,3 6 Hệ số đảm nhận 0,08 0,07 -0,01 -12,5 7 Hiệu quả 0,088 0,21 0,122 138,6 Qua bảng phân tích cho thấy trong 2năm qua vốn lưu động của công ty khá ổn định. 2.1. Vòng quay vốn lưu động. Năm 2002 vòng quay vốn lưu động tăng hơn so với năm 2001 là 1,59 vòng tức là 12,79%. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả trong thời gian gần đây. Theo công thức: Doanh thu Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Xem xét mức độ ảnh hưởng của doanh thu và vốn lưu động bình quân tới vòng quay. 831.100 745.750 D2002/2001 (DT) = - = 1,42 vòng 60.000 60.000 831.100 831.100 D2002/2001 (VLĐ) = - = 0,175vòng 59.250 60.000 Như vậy do doanh thu tăng 85.350 triệu đồng tức 11,4% làm cho vòng quay vốn lưu động tăng 1,42 vòng, vốn lưu động giảm 750 triệu đồng làm vòng quay vốn lưu động tăng 0,17 vòng. Tổng hợp 2 nhân tố trên vòng quay vốn lưu động tăng 1,59 vòng năm 2002 so với năm 20001. Ngành Thủy sản Nghệ An đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và bước đầu có kết quả tốt. Tuy nhiên cần có biện pháp hữu hiệu hơn nhằm tiết kiệm các yếu tố đầu vào, vòng quay vốn lưu động cần phải đẩy nhanh, mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động của ngành đang được rút ngắn dần, năm 2001 là 28,96 ngày tới năm 2002 là 25,67 ngày đây là một ưu thế tốt cần phải phát huy hơn nữa. 2.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Số vốn lưu động mà ngành bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu hàng năm khá ổn định. Cụ thể năm 2001 là 0,08 triệu đồng năm 2001 là 0,07 triệu đồng. Điều này cho chúng ta thấy công ty chưa tạo ra những bước đột phá nhằm tăng cường tính hiệu quả trong sử dụng vốn lưu động. Xem xét trong thời gian năm 2001 so với năm 2000 qua công ty đã tiết kiệm hay lãng phí một lượng vốn lưu động là bao nhiêu: (0,08 - 0,07) x 831.100 = 8.311 (triệu đồng). Vậy là công ty đã tiết kiệm được 8.311 triệu đồng. II.2.3 - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2001tăng hơn năm 2000là 0,122 triệu đồng tức là 138,6% nguyên nhân là do doanh thu tăng 1707 triệu đồng tức là11,4% trong khi đó vốn lưu động lại giảm 15 triệu đồng tức 1,25%. Từ công thức: Lợi nhuận Hiệu quả sử dụng vốn lưu = Vốn bình quân Xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. + Mức ảnh hưởng của lợi nhuận tới hiệu quả. 12.465 5275 D2002/2001 (LN) = - = 0,12 triệu đồng 60.000 60.000 12.465 12.465 D2002/2001 (VLĐ) = - = 0,002 triệu đồng 59.250 60.000 Do lợi nhuận năm 2002 cao hơn so với năm 2001 là 2.940 triệu đồng tức là 27,5% nên hiệu quả sử dụng vốn tăng 0,12 triệu đồng, vốn lưu động giảm 750 triệu đồng tức 1,25% làm hiệu quả sử dụng vốn tăng 0,002 triệu đồng. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố trên làm hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng 0,122 triệu đồng tức 138,6%. III - Đánh giá khái quát III.1 - Đánh giá về công tác huy động vốn : - Mức độ huy động được ngày càng lớn, lượng vốn huy động được năm 2002 nhiều hơn năm 2000 là 39,9 tỷ đồng, nhiều hơn năm 2001 là 12,85 tỷ đồng. Chứng tỏ ngành thủy sản ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Nghệ An, mức thu nhập của ngư dân, công nhân trong ngành được cải thiến, nâng cao vì vậy phần tiết kiệm đóng goap vào vốn tái đầu tư ngày càng cao. - Tỷ lệ đầu tư sản xuất ngày càng lớn, chứng tỏ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông thôn ngư nghiệp đang tiến hành sâu rộng, đạt kết quả khả quan. - Tỷ lệ đầu tư vào chế biến xuất khẩu ngày càng tăng, chứng tỏ Thủy sản Nghệ An đã tìm ra thị trường và hướng đi chắc chắn, lâu dài, tạo niềm tin cho các chủ đầu tư. Uy tín của ngành ngày càng cao, chính điều đó đã đem lại sự đầu tư lớn lao cho nền kinh tê trong từng năm, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế liên quan ngày càng phát triển. Tỷ lệ vốn ngân sách phục vụ cho ngành ngày càng giảm. Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản Nghệ An đang đi lên với chính nội lực của mình, lượng vốn tự đầu tư ngày càng lớn là do lãi kinh doanh lớn nên có sự trích quỹ, tái đầu tư cao. - Năm 2002 đã bắt đầu có sự đầu tư của nước ngoài. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác huy động vốn cho ngành Thủy sản Nghệ An vẫn còn tồn tại nhứng hạn chế sau : - Lược vốn huy động đựoc chưa đáp ứng so với nhu cầu. Nguyên nhân chính là nước ta còn nghèo, thu nhập của nhân dân còn thấp, lượng tiền gửi tiết kiệm ít. Bên cạnh đó, có một số thủ tục hành chính gọi vốn nước ngoài chưa thông thoáng, chưa tạo được niềm tin từ các nhà đầu tư nước ngoài. - Hiện nay, tỷ lệ vốn NSNN ngày càng giảm, nhưng vẫn còn cao. Nguyên nhân chính là cơ sở hạ tầng nông thôn nước ta còn quá kém, rất cần sự đầu tư lớn. Tư tưởng của người dân vẫn chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đầu tư, họ còn lo sợ rủi ro xảy ra khi đầu tư đồng vốn của mình vào ngành Thủy sản. III.2 - Đánh giá về công tác sử dụng vốn đầu tư Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua một số chỉ tiêu cụ thể trên ta có thể rút ra một số nhận xét: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của ngành trong thời gian gầy đây có chiều hướng tăng cao. Điều đó cho thấy việc đầu tư vốn cố định đạt hiệu quả tăng nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm điều này chứng tỏ mức doanh thu của ngành chưa cao. Do đó ngành vẫn phải có biện pháp để tăng doanh thu và rút ngắn vòng quay của vốn để tái sản xuất kinh doanh. Hạn chế các khoản nợ khác của ngành, bởi vì nếu không sớm khắc phục sẽ làm mất khả năng thanh toán. Ngành sẽ không được độc lập về khả năng tài chính và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được ngành khai thác triệt để và có chiều hướng tăng dần, số vòng quay vốn phải đẩy nhanh, mạnh hơn nữa. Phải có những bước đột phá nhằm tăng cường hiệu quả trong sử dụng vốn lưu động. Bên cạnh những ưu điểm đó ngành còn một số mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và. + Thứ nhất: Cơ cấu vốn chưa hợp lý có thể là do thiếu vững chắc trong tài chính, gây khó khăn cho việc sử dụng vốn dài hạn. + Thứ hai: Việc xác định về nhu cầu vốn còn chưa được quan tâm đúng mức, huy động chưa được hợp lý, do đó chưa tận dụng được hết các nguồn lực khác để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng vốn. + Thứ ba: Một số khâu trong sản xuất kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ vấn đề sử dụng vốn còn kém hiệu quả. Đặc biệt là lượng tiền mặt chưa sử dụng tăng cao, nếu không có biện pháp khắc phục sẽ gây ứ đọng vốn. + Thứ tư: Trong việc tổ chức và sửa chữa tài sản cố định mặc dù công ty có kế hoạch sử chữa kịp thời nhưng với những TSCĐ có hiệu quả không cao, không đáp ứng nổi công việc sản xuất kinh doanh cần phải tính định mức khấu hao và phải thanh lý để tránh tình trạng vốn chết. Hiện nay ngành không trích khấu hao TSCĐ vô hình mà có lúc khoản này lại lớn hơn khấu hao TSCĐ hữu hình. Đây là điều cố hữu mà hầu hết các đơn vị khinh tế nói chung và Ngành Thủy sản Nghệ An nói riêng cần có biện pháp khắc phục. Chương III Một số kiến nghị nhằm tăng khả năng huy động và sử dụng vón đầu tư cho ngành Thủy sản Nghệ An I - Quy hoạch phát triển ngành và nhu cầu đầu tư vốn. I.1 - Định hướng quy hoạch phát triển ngành : Trên cơ sở chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020; định hướng phát triển kinh tế thủy sản, các tỉnh duyên hải miền trung; quy hoạch phát triển ngành Thủy sản Nghệ An thời kỳ năm 1996 - 2010; trên tinh thần đại hội lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng Nghệ An khóa XV, định hướng phát triển ngành thủy sản Nghệ An vào thời kỳ 2001 - 2005 là : - Tiếp tục đẩy mạnh khai thác vùng khơi một cách chắc chắn, thận trọng, đồng thời chuyển đổi cơ cấu vùng lộng kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi mặn lợ, bãi triều và biển. Coi nuôi trồng là giải phảp lâu dài để tăng sản lượng thủy sản, tăng nguồn nguyên liệu xuất khẩu. Tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh, kết hợp với trồng rừng ngập mặn và bảo vệ môi trường. - Mở rộng và nâng cấp về chiều sâu khu vực chế biến, đặc biệt là chế biến xuất khẩu. Coi trọng thị trường trong nước để phục vụ cho nhân dân cả về chất lẫn về lượng. - Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ vùng ven biển để đáp ứng nhu cầu hậu cần của đội tàu khai thác và nuôi trồng. - Tiếp tục xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất, đặc biệt là khối kinh tế và kinh tế hợp tác. - Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực Thủy sản. Khai thác : Phương hướng chính của chương trình này là : Tiếp tục phát triển khai thác hải sản xa bờ đồng thời chuyển dịch cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác ven bờ. Khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lực thủy sản. Khắc phục được một bước cơ bản tình trạng khai thác sản lượng vùng lộng quá mức như hiện nay. Mục tiêu chủ yếu : Khai thác 35 nghìn tấn, tăng trưởng bình quân 3,85%. Trong đó khai thác vùng khơi đạt 18 nghìn tấn, chiếm 51,4% tổng sản lượng khai thác, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,2%. - Cơ cấu đội tàu đến năm 2005 phải đạt là : Loại tàu : Số lượng >90CV 200 tàu 60 - 90 300 tàu 33 - 60 900 tàu 13 - 33 800 tàu 12CV 600 tàu Nhiệm vụ chủ yếu : + Triển khai tiếp tục chương trìng khai thác hải sản xa bờ phát huy có hiệu quả đội ngũ tàu đẫ có. Phát triển chương trình này không có nghĩa là để tăng sản lượng khai thác một cách tương ứng với sự đầu tư mà chủ yếu để tăng cơ cấu sản lượng vùng khơi trong tổng sản lượng. Trong năm năm phát triển thêm 85 chiếc tàu loại > 90CV. Cần lưu tâm việc phát triển loại tàu giã > 400CV (khoảng 20 chiếc). Số còn lại tập trung phát triển nghề vây - rê - câu mực. Có chính sách khuyến khích các đơn vị trả nợ tốt, như : Thưởng, cho vay tiếp tục khép kín sản xuất, xây dựng kho lạnh, máy đá, xăng dầu… + Triển khai chương trình chuyển đổi cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác cá vùng lộng. Tỉnh cần dành nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này. Trong 5 năm cần đầu tư để đóng mới khoảng 300 chiếc từ 45 - 90CV. Đối với đội tàu này, nên tập trung phát triển nghề vây - vó - mành, rê các loại câu, chụp; chú trọng những nghề khai thác các loại hải sản có giá trị xuất khẩu. + Phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. - Đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả cảng cá Cửa Hội để thu hút tàu thuyền trong vùng về tập kết. - Xây dựng bến cá nhân dân Lạch Quèn và Lạch Vạn . - Xây dựng bến cá nhân dân Lạch Thơi, Lạch Cờn, Cửa Lò với quy mô phù hợp. Theo phương thức Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và địa phương, nhân dân và các đơn vị kinh tế, góp phần xây dựng cơ sở dịch vụ (ở 3 lạch này chỉ nên xây dựng cầu cảng liền bờ). - Đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh, máy đá ở các tụ điểm nghề cá (6 cử lạch) nhằm cung ứng đá lạnh và thu mua cá cho dân. - Chỉ đạo các đơn vị chế biến trong ngành thu mua sản phảm cho dân trên cơ sở nâng cấp hệ thống chế biến và xây dựng hệ thống kho lạnh, hệ thống bán sản phẩm tươi sống. - Chỉ đạo các đơn vị khai thác xa bờ hình thành các thuyền cung ứng (nguyên nhiên liệu, thực phẩm, nước đá, thu mua cá về đặc biệt là nghề giã). - Xây dựng hệ thống sản xuất nước sạch phục vụ chế biến và nước sinh hoạt cho ngư dân ở các tụ điểm nghề cá (5 cửa lạch còn lại). Nuôi trồng + Tập trung mọi nỗ lực để phát triển nuôi tôm sú, tạo vùng nguyên liệu : - Đưa sản lượng nuôi tôm năm 2005 lên 1500 tấn, bình quân năng suất 1tấn/ha. Trong đó : Nuôi thâm canh, bán thâm canh 500ha, năng suất bình quân đạt 3tấn/ha; - Quảng canh cải tiến : 1000ha (năng suất 0,5tấn/ha). - Trong những năm trước mắt xây dựng 200ha nuôi thâm canh, tập trung tại Quỳnh Bảng và tiếp tục mở rộng vào những năm sau đó. - Phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và môi trường triển khai đề tài Khoa học cho tôm sú đẻ tại Nghệ An, đồng thời hợp tác với các tỉnh bạn và nước ngoài để những năm tiếp theo có thể chủ động tôm giống tại Nghệ An. Song song với phát triển tôm sú khuyến khích dân nuôi các loại nhuyễn thể (ngao, hàu… ) và nuôi biển. + Tập trung phát triển nuôi cá thâm canh ở những vùng đồng bằng như Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Yên Thành, Vinh, Nam Đàn… các loại truyền thống như : Mè, Trôi, Trắm, Chép… cần có ngân sách để cải tạo đàn cá bố mẹ lâu ngày đã thoái hoá. Xây dựng trung tâm giống Thủy sản cấp I và thú y thủy sản. Bên cạnh đó hình thành bộ giống có giá trị cao trên cơ sở phát triển nguồn lợi (cá lăng, cá linh, cá thát lát… ). Hay du nhập mới (rô phi thuần, rô phi đơn tính, bống tượng…). - Phát triển nuôi cá trên trung du, miền núi nhằm kết hợp mô hình trang trại, VAC để cung cấp thực phẩm tại chỗ cho đồng bào miền núi. Muốn vậy, cần phải có chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển cá giống lên miền núi trong những năm trước mắt. Dần dần hình thành hệ thống ương cá giống cấp 2 tại các huyện miền núi. - Hình thành vành đai thực phẩm thủy sản nước ngọt quanh thành phố Vinh, gồm các huyện : Hưng nguyên, ngoại thành thành phố Vinh, Nam Đàn và Nghi Lộc. - Triển khai nuôi cá kết hợp với trồng lúa nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên mổ đơn vị diện tích đất mặt nước. Phấn đấu đến năm 2005 đưa toàn bbọ diện tích ruộng trũng vào nuôi cá lúa. - Năm 2005 đưa diện tích nuôi ngọt lên 14.000 ha với năng suất bình quân 800kg/ha. Trong đó năng suất nuôi ao, hồ nhỏ đạt 3tấn/ha. Về chế biến : + Tập trung phát triển chế biến xuất khẩu thủy sản . - Nhanh chóng tạo đội ngũ kỹ thuật của công ty XNK thủy sản theo tiêu chuẩn HACCP để nhà máy 38A ddạt CODE vào thị trường EU. - Nâng cấp nhà máy 38B Quỳnh Lưu theo từng bước đi thích hợp với vùng nguyên liệu. - Tổ chức lại bộ máy công ty XNK thủy sản. tách 2 nhà máy thành 2 đơn vị độc lập đẻ kích thích tính năng động và làm phong phú thị trường đầu ra, thị trường nguyên liệu. - Xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản cao cấp với công suất 5.000tấn/năm tại Cửa Lò. - Xây dựng cơ sở chế biến đông lạnh tại Diễn Châu khi có nhu cầu về nguyên liệu. - Nâng cấp 2 đơn vị chế biến : Quỳnh Lưu và Diễn Châu, hỗ trợ để xí nghiệp đánh cá Cửa Hội phát triển nghề chế biến trên bờ. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chế biến thủy sản nội địa và chế biến xut khẩu. - Triển khai chương trình nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Khuyến ngư và bảo vệ nguồn lợi thủ sản : + Công tác khuyến ngư trong những năm tới tập trung vào mũi nuôi sản phẩm xuất khẩu : Tôm sú và một số loài thủy sản xuất khẩu nước ngọt. - Dành một phần kinh phí để tạo mô hình ương cá giống tại miền núi. - Xây dựng trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thủy sản đẻ phục vụ cho công tác khuyến ngư. Nâng cấp trung tâm khuyến ngư trở thành trung tâm khoa học và khuyến ngư thủy sản. + Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải được triển khai cả trên biển lẫn trên nội địa. Trên biển cần phối hợp với các lực lượng Hải quan, Hải quân, cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng để vừa tiến hành công tác kiểm ngư chống khai thác bằng chất nổ trên biển, xua đuổi tàu hải ngoại vào đánh cá của lãnh hải Việt Nam. Trong nội địa phối hợp với Chính quyền và Lực lượng Công An để ngăn chặn hiện tượng đánh, bắt cá bằng mìn, xung điện và các chất độc ở vùng sông ngòi, kênh rạch. - Xây dựng trạm kiểm ngư tại các cảng cá, như : Cử Hội, Lạch Quèn… - Phối hợp với ban ngành địa phương làm tốt công tác cứu sinh, cứu hộ tìm kiếm trên biển, đặc biệt là trang bị phao cứu sinh cho ngư dân. I.2 - Cân đối vốn đầu tư trong những năm tới. 1. Vốn khai thác : 100 tỷ - Vùng khơi : 50 tỷ - Vốn tín dụng ưu đãi : 40 tỷ - Vốn tự huy động : 10 tỷ 2. Chuyển đổi cơ cấu vùng lộng : 50 tỷ - Vay tín dụng : 25 tỷ - Vốn tự huy động : 25 tỷ 3. Vốn nuôi trồng : 218 tỷ * Vùng nuôi tôm công nghiệp : 175 tỷ - Vốn ngân sách TW, nước ngoài: 105 tỷ - Vốn tín dụng và tự huy động : 70 tỷ * Trại giống tôm : 10 tỷ - Tín dụng : 3 tỷ - Vốn tự huy động : 7 tỷ * Trợ cá giống : 3 tỷ * Chương trình cá lúa : 40 tỷ - Vốn ngân sấch tỉnh : 12 tỷ - Vốn tín dụng và tự có : 28 tỷ 3. Vốn chế biến : 72 tỷ - Vốn vay tín dụng : 63 tỷ - Ngân sách cấp : 9 tỷ 4. Cơ sở dịch vụ : 29,8 tỷ - Ngân sách TW, địa phương : 20 tỷ - Tín dụng : 9,8 tỷ - Tự huy động : 11 tỷ 5. Sự nghiệp : 9 tỷ Tổng nguồn : 428,8 tỷ - Vốn Ngân sách : 169 tỷ - Vốn tín dụng, tự huy động : 300 tỷ II - Định hướng huy động vốn đầu tư : II.1 - Quan điểm cơ bản : Trên cơ sở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước đã vạch rõ định hướng phát triển trong thời gian tới, nhằm mục tiêu đến 2020 nước ta sớm cơ bản trở thành một nước công nghiệp, do đó muốn đi đến thành côngchúng ta phải tự ý thức được rằng quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng mà Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu : Muốn phát triển được nông nghiệp và kinh tế nông thôn thì trước hết phải có cơ sở hạ tầng trong nông thôn tất yếu phải cơ bản đi một nước. Ngành đã có những quan điểm rõ trong công tác tăng cường huy động vốn như sau: Thứ nhất: Đầu tư trực tiếp của NSNN chỉ nên tập trung vào cơ sở hạ tâng như điện lưới, thuỷ lợi, đường giao thông, trạm nghiên cứu khoa học thực nghiệm. Thứ hai: Nguồn vốn đầu tư trong nước là chủ yếu trong đó là nguồn NSTW và NSĐP như bên cạnh đó phải coi trọng nguồn vốn đóng góp dưới dạng sức người, sức của của nông dân. Thứ ba: Phát huy nội lực đồng thời tranh thủ tận dụng vốn nước ngoài (đặc biệt là nguồn vốn ODA) Thứ tư: Cơ sở hạ tầng nông thôn vừa mang tính lâu dài. Do đó phải tích cực tăng cường mang tính đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn, cần phải đầu tư vào những đơn vị làm ăn có lãi, những doanh nghiệp phát triển ổn định lâu dài. Thứ năm: Phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo đà phát triển kinh doanh nghành nghề. Thứ sáu: Trong vấn đề huy động vốn cần phải đa dạng các hình thức huy động có mức lãi suất hợp lý, công cụ huy động đa dạng phù hợp với điều kiện tài năng. Chú trọng hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Thứ bảy: Sử dụng vốn vào những công trình trọng điểm mang tính quyết định cao đến hiệu quả SXKD của các đơn vị trong nghành. Đầu tư những dự án quan trọng, đòi hỏi tính cấp bách phát triển kinh tế cân đối nghành nghề. II.2 - Định hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư: Để đảm bảo thu hút được mức tối đa các nguồn vốn trong nước và ngoài nước đáp ứng nhu cầu phát triển nghành thuỷ sản; Cơ chế huy động vốn phải không ngừng cải thiện, hoàn thiện theo cấc định hướng sau: - Để tăng cường công tác huy động vốn đầu tư, phát triển, chính sách huy động vốn phải đồng bộ với việc thực hiện chính sách tài chính quốc gia cơ sở và các chính sách tài chính kinh tế xã hội khác trên cơ sở khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, đẩy mạnh tích luỹ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Đẩy mạnh việc giao lưu vốn nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển chi nhánh thị trường vốn, thị trường chứng khoán trên tỉnh Nghệ An. - Chính sách huy động vốn phải đảm bảo tính phù hợp thống nhất đồng bộ giữa các công cụ huy động, giữa các lĩnh vực, giữa các thành phần kinh tế và khu vực kinh tế. Đa dạng hoá các hình thức, các công cụ huy động vốn quản lý và sử dụng chặt chẽ, có hiệu quả các loại vốn nhằm nâng cạo hiệu quả sử dụng vốn, tạo thị trương giao lưu vốn thông thoáng và dễ dàng hội nhập với các thị trường vốn khác. Chính sách huy động vốn phải thực hiện bằng được muc tiêu tăng cường thu hút đến mức tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước. Sử dụng các nguồn vốn sao cho có hiệu quả trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trên vốn đầu tư. - Huy động vốn để góp phần ổn định, điều hoà lưu thông tiền tệ, từng bước hạn chế đẩy lùi lạm phát. Huy động vốn phải được tính toán dựa trên nhu cầu cần thiết và đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, có phương án chủ động chi trả, chi đến hạn. Công tác huy động vốn phải được thực hiện đúng đường lối của Đảng đề ra "Huy động trong nước là quyết định, huy động vốn nước ngoài là quan trọng" và vận dụng kinh doanh để đảm bảo thích ứng với điều kiện Kinh tế - Xã hội của đất nước. - Đối với nguồn huy động trong nước, vốn ngân sách chỉ thu chủ yếu là thuế sử dụng đất công nghiệp và sử dụng các công trình CSHT. Vốn tiết kiệm của dân được thu hút vào Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn. Đối với nguồn huy động của nước ngoài, tranh thủ thu hút nguồn vốn ODA và nguồn vốn từ các tổ chức tài chính thế giới, tập tung vào CSHT nông thôn. Đối với vốn viện trợ không hoàn lại cần ưu tiên cho những vùng chậm phát triển CSHT yếu kém, lạc hậu như các huyện Thanh Chương, Con Cuông, Quế Phong Quỳ Châu. Tăng cường huy động vốn trực tiếp từ nước ngoài thông qua hình thức BTO, BOT, BT. - Mở rộng và phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, quỹ tiết kiệm qua bưu điện nhằm huy động tối đa tiền nhàn rỗi của mọi thành phầm kinh tế. Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý, hấp dẫn của nguồn gửi lẫn nguồn vay. Có chung pháp chế cho thị trường chứng khoán, tạo được lòng tin của người mua bán chứng khoán. III - Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc huy động và sử dụng vốn đầu tư trong thời gian tới. III.1 - Những giải pháp để huy động vốn trong thời gian tới. Từ nay đến năm 2005, 2010, 2020 Việt Nam luôn luôn phấn đấu cho mục tiêu sớm cơ bản trở thành một nước công nghiệp, nhưng bên cạnh đó nông nghiệp , đặc biệt là nghành thuỷ sản vẫn luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp ngày càng thu nhỏ, nhưng nghành thuỷ sản vẫn là lực lượng chủ yếu góp phần quyết định sự ổn định Kinh tế - Xã hội Nghệ An và là yếu tố quan trọng đảm bảo môi sinh, cân bằng sinh thái. Mấy năm gần đây, nuôi trồng, đánh bắt, khai thác hải sản tăng nhưng lại không bền vững, do đó để nghành thuỷ sản đạt mục tiêu sản xuất đề ra một cáh bền vững thì một trong những nhân toó quan trọng, tích cực là CSHT trong nuôi trồng, chuyển giao đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến hải sản. Với thực trạng hiện nay, sự trì trễ và yếu kém nghành thuỷ sản rất cần vốn để hoàn thiện trong những năm tới. Muốn đạt được nhữnh điều đó chúng ta phải có các giải pháp nhằm huy động vốn một cách tối đa cho ddầu tư phát triển nghành thuỷ sản. Quán triệt quan điểm định hướng của Đảng về công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển cần các giải pháp sau đây: Cải tiến cơ chế huy động vốn: Phải dựa trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn đầu tư, khả năng huy động các nguồn vốn của từng lĩnh vực cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Đối với NSTW và NSĐP trích 45% từ thu thuế sử dụng đất nuôi trồng để lại địa phương xây dựng và phát triển diện tích mới, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trích 50% từ lãi suất để tái đầu tư mở rộng quy mô sản suất. Cùmg với 5 - 10% thuỷ lợi phí thu được thông qua nhiều công cụ khác nhau thế nhưng giữa các công cụ này phải đẩm bảo một cách hợp lý về lãi suất, thời gian và phương thưc thanh toán, giao dịch, trao đổi về loại tiền huy động. Ngân sách Nhà nước cần phải cắt giảm vốn đầu tư cho SXKD để tăng ứng vốn cho đầu tư CSHT. Mặt khác phải khai thác triệt để mọi nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Cải tiến hệ thống thuế, đây là nguồn vốn cơ bản để đầu tư CSHT. Đối với vốn dân góp, chúng ta huy động cả tài chính và sức lao dộng của dân chúng mang tính lâu dài. Vì thế trong cơ chế huy động vốn của dân cơ cấu phải tạo mọi điều kiện cho dân có thu nhập cao thông qua các chính sách kinh tế nông nghiệp như : Chính sách vay vốn ưu đãi, chính sách thuế, trợ giá nông sản. Trong những năm tới, chúng ta cần phải tập trung hỗ trợ nguồn vốn ODA và vốn của tổ chức tài chính thế giới, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại tập trung ưu tiên phát triển cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ít người, vùng miền núi trung du. Các nguồn vốn giải quyết việc làm, vốn theo chương trình 327, vốn xóa đói giảm nghèo của các tổ chức đoàn thể khác. Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta cần khuyến khích đầu tư CSHT theo các hình thức : Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) ; Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Trong các hình thức BOT, BTO, BT chúng ta khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài đến hình thưc BT. Hình thức BT đem lại lợi ích cho cả hai bên đối tác trong lĩnh vực đầu tư phát triển hệ thống CSHT Thủy sản. Với hình thức này, bên phía nhà đầu tư sau khi xây dựng xong công trình đúng theo hợp đồng họ sẽ được tạo điều kiện ưu đãi đổi sang thực hiện dự án khác. Trong những năm tới, hình thưc BT chắc chắn sẽ thu hút không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà dưới hình thức này nó còn thu hút rất mạnh mẽ các nhà đầu tư trong nước. Ngân hàng NN&PTNT cũng góp phần không nhỏ trong việc thực hiện huy động vốn để phát triển CSHT thủy sản. Trong những năm tới đây, việc mở rộng quy mô, nâng cao năng lực của Ngân hàng NN&PTNT là một yêu cầu cấp thiết. Tóm lại, cần phải cải tiến liên tục cơ chế huy động vốn, coi trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước là cơ bản, nguồn vốn góp của dân chúng là quan trọng. Trong cơ chế huy động cần phải đa dạng hóa các công cụ huy đọng, khuyến khích đầu tư BT, mở rộng quy mô hoạt động của NHNN&PTNT, xây dựng một tỷ lệ lãi suất linh hoạt và hợp lý. Cải tiến cơ chế xác định lãi suất. Việc cải tiến cơ chế quy định lãi suất cũng là một vấn đề quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư bởi lẽ như chúng ta biết, việc quy định lãi suất một cách hợp lý nó không những thu hút tiền gửi lẫn tiền vay mà nó còn đảm bảo một tâm lý yên tâm, thoải mái đối với nguồn đầu tư (người gửi và người vay). Việc quy định lãi suất vay dài hạn bao giờ cũng lãi cao hơn lãi suất trung hạn, lãi suất vay trung hạn cao hơn lãi suất vay ngắn hạn, lãi suất vay ngân hàng lại cao hơn mức lợi tức bình quân đầu tư một ngành kinh tế lựa chọn cụ thể. P1 > Pm > Ps > Pa Trong đó : - P1 : mức lãi suất cho vay dài hạn. - Pm : Mức lãi suất cho vay trung hạn - Ps : mức lãi suất cho vay ngắn hạn - Pm : tỷ lệ lợi tức bình quân của một ngành lựa chọn. Sỡ dĩ Ps phải cao hơn Pa bởi vì nếu đầu tư vào ngành đó thì thu được tỷ lệ lợi tức bằng Pa. Trong điều kiện còn lạm phát thì phải cộng thêm cả phần rủi ro do sức mua của đồng tiền bị giảm. Có thể sử dụng lãi suất cho cả kỳ hạn, lãi suất thay đổi hàng năm hay mức lãi suất chỉ đạo để thay đổi hình thức đấu thầu. Có thể sử dụng các hình thức quy định mức lãi suất như sau : Lãi suất theo chỉ số : Lãi suất sẽ được điều chỉnh hàng năm theo biến động của thị trường giá trị tín phiếu được bảo tồn. Lãi suất cố định : Giữ nguyên giá trị danh nghĩa ghi tiền trái phiếu mức lãi suất cố định ghi trên trái phiếu loại này phù hợp với sở thích người mua bảo hiểm. Lãi suất và giá trị ghi trên trái phiếu được bảo đảm theo giá trị bằng vàng hay ngoại tệ, nhưng phải ở mức tương đối cân bằng với lãi suất bằng tiền Việt Nam. Dựa vào uy tín của Nhà nước, lãi suất của các khoản vay của Nhà nước có thể thấp hơn lãi suất chính khoá, kỳ phiếu, cổ phiếu của các thành phần kinh tế khác, nhưng không vì thế mà quy định lãi suất quá thấp, chỉ mang tính đặc trưng, nếu không sẽ không thu hút được tiền vay. Trong nền kinh tế thị trường, huy động vốn phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện và để thu hút nguồn vốn lớn, phải có cơ chế lãi suất hợp lý. Cải tiến chính sách tạo nguồn vốn. Nguồn vốn huy động cho phát triển cơ sở hạ tầng trong nông thôn không thể đa dạng như huy động vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, song đến nay nguồn vốn này cũng đã thu hút được nhiều đối tượng có vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng đã thay đổi. Thay vì trước kia có vốn NSNN đầu tư cho lĩnh vực này, bây giờ ở đay thu hút được cả nguồn vốn của xã hội, vốn của hộ ngư dân, vốn đàu tư nước ngoài trong đó vốn từ các hộ ngư dân chiếm phần lớn. Tỷ trọng của nguồn vốn này còn lớn hơn cả nguồn vốn NSNN, song nguồn vốn NSNN vẫn là nguồn cơ bản, còng nguồn trong dân cư là nguồn quan trọng. Trong những năm tới đây, Nhà nước cần phải có chính sách kinh tế thích hợp, nhất là chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, chính sách ruộng đất, trợ giá nông sản, xuất khẩu sản phẩm ngành Thủy sản… để khuyến khích vốn đầu tư. Đối với chính sách sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước cần phải giảm và miễn giảm hẳn thuế này cho ngư dân. Ngư dân được miễn giảm mà có điều kiện nâng cao mức sống, mà hạn chế được dòng người di dân tự do từ vùng này qua vùng khác, từ nông thôn ra thành thị. Tạo điều kiện mức tỷ lệ tích lũy của hộ ngư dân dẫn đến đầu tư của các hộ ngư dân tăng lên. Với các chính sách trợ giá nông sản, xuất khẩu sản phảm khuyến nông, khoa học kỹ thuật sẽ làm cho thị trường nông thôn được mở rộng, thu hút được lao động các ngành nghề truyền thống phát triển, giảm đi khối lược thời gian nhàn rỗi của ngư dân, kinh thế nông thôn phát triển, mức thu nhập của các gia đình tăng lên. Mặt khác giảm tỷ lệ đói nghèo bằng các biện pháp tài chính như cho vay vốn với lãi suất thấp, ưu đãi miễn giảm các loại thuế làm tăng độ đồng đều trong sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề làng ngư dân. Bên cạnh đố sẽ tạo được việc làm để tăng thu nhật, cải thiện cuộc sống nghèo. Ngoài ra còn có chính sách khai hoang, xây dựng các khu kinh tế mới. Nhà nước đầu tư khai thác đất mới xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó chuỷen giao cho ngư dân nghèo từ nơi khác đến lập nghiệp. Chính sách này có tác dụng tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân nghèo từ nơi khác đến lập nghiệp vừa phân bổ lại dan cư và lao động trên các vùng lãnh thổ, rút ngắn khoảng cách về thu nhập, đời sống giữa các ngư dân trong các vùng nông thôn. Kết quả cuối cùng là sản xuất phát triển, độ đồng đều trong nông thôn cao hơn, vừa thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, vừa tạo điều kiện thu hút đầu tư. Cải tiến cơ chế hoàn vốn Cơ chế hoàn vốn phải được tính toán phù hợp với điều kiện tình hình. Chúng ta phải xác định một mức phí sử dụng mà nguồn hương lợi từ công trình phải trả sao cho thời gian thu hồi vốn không qua lâu phí thu hồi được đầy đủ, hấp dẫn được các nhà đầu tư mà lại phải phù hợp với mức thu nhập của người sử dụng, người dân vừa trử được phí sử dụng, vừa được cải thiện đời sống. Hiện nay phí giao thông thủy lợi còn cao hơn so với mức thu nhập của nông dân, đặc biệt là giá điện rất cao ở vùng sau, vùng xa. Vì vậy, cần phải có chính sách bình đẳng về giá điện trong nông thôn, cố gắng giảm phí thủy lợi, giao thông đến mức thấp nhất. Những khoản tiền thu từ phí sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng sẽ có tác dụng tăng thêm nguồn thu cho quỹ xây dựng để đầu tư trở lại nâng cấp và sửa chữa, xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn và cũng hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng tiêu dùng quá mức không cần thiết. III.2 - Giải pháp sử dụng vốn đầu tư trong thời gian tới. Như đã nói ở trên các phần thực trạng, vốn đầu tư phát triển cho ngành Thuỷ sản đã ít lại phân tán dàn trải, không tập trung và các công trình trọng điểm, do đó dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây lãng phí, thất thoát. Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện một số biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đầu tư về chương trình khai thác hải sản. Tiếp tục đầu tư đội tàu khai thác vùng khơi vững chắc và hiệu quả, trên cơ sở gắn với cửa lạch, tay nghề truyền thống của ngư dân. Đầu tư chuyển đổi cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác vùng lộng, có chính sách hố trợ đầu tư cho dân đóng tàu có công suất từ 45- 120 CV. Đầu tư xây dựng cơ sở hậu cần dịch vụ: để đảm bảo tính đồng bộ nhằm hỗ trợ cho chương trình khai thác có hiệu quả, cần xây dựng các cảng cá, bến cá, Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trên cơ sở quy hoạch cảng cá khuyến khích nhân dân xây dựng cơ sở dịch vụ tại các bến cá. Chương trình nuôi trồng thuỷ sản Đầu tư phát triển nuôi tôm sú tạo vùng nguyên liệu xuất khẩu: phát triển tập trung vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh tôm sú ( thâm canh 500 ha đạt năng suất 2- 3 tấn / ha, vùng quảng canh cải tiến đạt năng suất 500kg/ ha) - Đầu tư chương trình sản xuất tôm giống, ương tôm tại Nghệ An. Phát triển nuôi cá nước ngọt: - Đầu tư hỗ trợ du nhập, phát triển một số thuỷ đặc sản có giá trị xuất khẩu và giá, kinh tế cao như: cá bống trượng, cá thát lát, tôm càng xanh,… tạo vùng nguyên liệu tập trung. - Đầu tư chương trình nuôi cá - lúa ở ruông trũng, đến năm 2005 phát triển 2000ha diện tích nuôi vá lúa ở ruộng trũng. Đầu tư hỗ trợ nuôi cá khu vực miền núi, trợ giá, trợ cước vận chuyển. Trong những năm trước mắt, thực hiện hỗ trợ ương cá giống tại địa bàn miền núi. Đầu tư xây dựng trung tâm giống thủy sản. Chương trình chế biến : Đầu tư nâng cấp nhà máy đông lạnh hiện có, xây dựng nhà máy động lạnh Diễn Châu. Đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh tại các cửa lạch, bến cá, hệ thống bảo quản sau thu hoạch ở các đội tàu. Đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến nội địa. Khuyên khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biên xuất khẩu và nội địa. Chương trình phát triển nguồn nhân lực Đầu tư nâng cao dân trí, hạ tỷ lệ phát triển dân số vùng ven biển, đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo, tăng cường giáo dục khuyến ngư. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kỹ thuật chế biến, khai thác, nuôi mặn lợ và quản lý… Có chính sách đào tạo ngư dân, con em ngư dân và thu hút cán bộ có trình độ cao về công tác tại ngành. Phần kết luận đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn là vấn đề rất quan trọng, phức tạp có liên quan đến toàn bộ nên kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nước ta hiện nay chiến lược đầu tư nói chung và chính sách đầu tư trong nông nghiệp và nông thôn nói riêng gắn liền với yêu cầu CNH - HĐN đất nước mà nhất là cải cách một bước trong nông nghiệp và phát triển nông thôn chúng ta cần phải có các yếu tố nội sinh để làm tiền đề. Một trong những yếu tố này là CSHT nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nhất thiết phải có, nó là nhât is thu hút vốn đầu tư để khai thác tiềm năng của vùng mang lại lợi ích cho quá trinhf tăng trưởng. Mặt khác nó tạo điều kiện cho một sự công bằng. Song thực tế CSHT nông thôn của nước ta hiện nay quá yếu kém, ngèo nàn, lạc hậu, xây dựng sửa chữa chậm chạp, chắp vá liên tục nhất là các cônbg trình giao thông, thuỷ lợi, điện lưới không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của ngư dân. Thực tế là do nhà nước chưa quan tâm đầu tư phát triển thoả đáng, vốn đầu tư cho phát triển CSHT nông thôn còn hạn chế, vônbs ngân sách dành cho nghành thuỷ sản chưa đáp ứng được nhu cầu cần đầu tư. Vốn ít đầu tư lại dàn trải, phân tán đưa đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao, hệ thống CSHT yếu kém phát triển không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy, trong những năm tới đây cần phải tăng cường huy động vốn cho phát triển CSHT nông thôn. Huy động được nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, chính sách lãi suất hợp lý, ổn định tiền tệ, kiểm soát được lạm phát. Chính sách tạo nguồn vốn đúng đắn sẽ là động lực thúc đẩy quá trình khai thác tiềm năng vốn trong dân phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Quán triệt quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước trong kỳ Đại hội IX, thực hiện đúng theo định hướng phát triển Thủy sản với các giải pháp đã đề cập trong đề tài này. Trong những năm sắp tới đây, tôi hy vọng rằng nhu cầu đầu tư cho phát triển thủy sản sẽ có nhiều triển vọng ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phong phú hơn, Nhu cầu về vốn của ngành Thủy sản sẽ được đáp ứng kịp thời đẩy đủ, giúp cho ngành phát triển, mang lại những nguồn kim ngạch to lớn, giải quyết tốt việc làm cho lao động ở các ngư trường. Với phương châm vốn ngân sách nhà nước vẫn là cơ bản, tiền hay công sức của nhân dân là quan trọng, Ngành thủy sản Nghệ An sẽ kêu gọi được sự đầu tư ngày càng nhiều hơn nữa. Nghệ An, ngày 03 tháng 5 năm 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0052.doc
Tài liệu liên quan