Bổ sung chế tài xử lý vi phạm
pháp luật về BHTN
Cần sửa đổi các quy định trong Luật
Việc làm, Luật Xử lý vi phạm hành chính và
Bộ luật Hình sự theo hướng:
- Đối với vi phạm của NLĐ: Cần
tăng mức phạt đối với các hành vi gian lận,
không trung thực trong khai báo tình trạng
việc làm, cung cấp hồ sơ giả để hưởng các
chế độ BHTN.
- Đối với vi phạm của NSDLĐ: Bổ
sung hành vi vi phạm và chế tài xử lý khi
NSDLĐ không thực hiện trách nhiệm khai
báo thông tin, khai báo thông tin chậm so
với quy định hoặc cung cấp thông tin sai
sự thật với cơ quan Trung tâm Dịch vụ việc
làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
theo quy định; tăng mức phạt đối với tội trốn
đóng, chậm đóng BHTN cho NLĐ.
- Đối với vi phạm của cơ quan, tổ chức
quản lý, thực hiện BHTN: bổ sung hành vi
vi phạm và chế tài xử phạt đối với hành vi
không cung cấp thông tin báo cáo cho Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, quy định rõ
trách nhiệm của người đứng đầu nếu không
thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định.
Đối với vi phạm của công chức, viên
chức: bổ sung quy định xử lý đối với các
hành vi nhũng nhiễu, hách dịch, cửa quyền
trong tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN
cho NLĐ; các hành vi tiếp tay cho NLĐ để
trục lợi BHTN, sai sót trong tham mưu giải
quyết chế độ BHTN, trong cung cấp thông
tin, báo cáo. với các mức độ khác nhau gắn
với các hình thức kỷ luật khác nhau, kể cả
trách nhiệm đền bù chi phí nếu gây thiệt hại
cho NLĐ hoặc cho quỹ BHTN.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Sau hơn 8 năm triển khai, chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
đã ngày càng khẳng định được vai trò của một chính sách xã hội góp
phần ngăn ngừa, khắc phục hậu quả của thất nghiệp với hơn 11 triệu
người tham gia và gần 3 triệu lượt người được trợ cấp thất nghiệp, đào
tạo nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm. Tuy nhiên, bảo hiểm thất nghiệp
là một chính sách mới và phức tạp, một số quy định hiện nay vẫn còn
chưa hợp lý. Bài viết phân tích những bất cập và đề xuất các giải pháp
hoàn thiện quy định về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Trương Thị Thu Hiền*
Abstract:
After more than eight years of implementation, the unemployment
insurance policy in Vietnam has step by step affirmed its role as a
social policy for prevention and resolvement of the consequences
of unemployment with more than 11 million participants and nearly
3 million recipients of unemployment benefits, vocational training,
employment counseling and referrals. However, unemployment
insurance is a new and complex policy, a number of regulations
are still unreasonable. This article provides the analysis of the
inadequacies and recommendations for improvements of the existing
regulations on unemployment insurance policy in Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Luật Việc làm, bảo hiểm
thất nghiệp, hoàn thiện chính sách.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 01/07/2017
Biên tập: 10/10/2017
Duyệt bài: 13/10/2017
Article Infomation:
Keywords: Employment Law,
unemployment insurance, policy
improvement.
Article History:
Received: 01 Jul. 2017
Edited: 10 Oct. 2017
Appproved: 13 Oct. 2017
* ThS. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
1. Những hạn chế, bất cập trong chính
sách bảo hiểm thất nghiệp
Thứ nhất, đối tượng tham gia bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN) còn hạn chế, chưa
chú trọng đến những người có nguy cơ thất
nghiệp cao, rủi ro việc làm cao.
Giai đoạn 2009-2016, mặc dù tỷ lệ
lao động tham gia BHTN trong lực lượng
lao động năm sau luôn cao hơn năm trước,
nhưng tỷ lệ này vẫn còn rất hạn chế, chỉ dao
động từ 12,15% vào năm 2009 đến 20,27%
vào năm 2016. Trong 7 năm (2010-2016), tỷ
lệ tham gia BHTN trong lực lượng lao động
CHÑNH SAÁCH
35Số 21(349) T11/2017
chỉ tăng 5,97%, với tốc độ tăng bình quân
chậm (0,85%/năm - xem Biểu đồ 1)1. Điều
này cho thấy rất khó để đạt chỉ tiêu mà Đảng
và Nhà nước giao vào năm 2020 là 35%2.
So với các nước trong khu vực và trên
thế giới, mục tiêu về tỷ lệ tham gia BHTN
trong lực lượng lao động của Việt Nam là
không cao (35% vào năm 2020). Cụ thể,
Nhật Bản đạt 56,1% vào năm 2008, Đài
Loan đạt 49,9% vào năm 2008, Thái Lan
đạt 24,4% vào năm 2008 và Trung Quốc đạt
47% - 54,4% vào năm 20073.
Bên cạnh đó, BHTN đã góp phần
hỗ trợ cho một phần đối tượng người thất
nghiệp trong tổng số người thất nghiệp hàng
năm, nhưng tỷ lệ còn ở mức thấp (Bảng 2).
Bảng 2. Tỷ lệ người thất nghiệp được
hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam giai
đoạn 2010-2016
1 Tính toán của tác giả từ số liệu cơ sở dữ liệu mở của Tổng cục Thống kê về lực lượng lao động Việt Nam (website www.
gso.gov.vn) và số liệu từ Báo cáo tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp hàng năm của Cục Việc làm, Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội về số lượng NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp ( .
2 Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tiểu mục 2.2, mục III, phần B: Nhiệm vụ và giải pháp
về bảo hiểm xã hội.
3 Yasuhiro Kamimura (2010), “Employment Structure and Unemployment Insurance in East Asia: Establishing Social
Protection for Inclusive and Sustainable Growth”, page 4.
4 Số liệu về số lượng người thất nghiệp được lấy từ cơ sở dữ liệu mở của Tổng cục Thống kê (website www.gso.gov.vn).
Số liệu về số lượng người được hưởng trợ cấp thất nghiệp được lấy từ Báo cáo tình hình thực hiện chính sách BHTN
hàng năm của Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (
Năm
Số người
thất
nghiệp
(người)
Số người
được
hưởng
TCTN
(người)
Tỷ lệ
(%)
2010 1.451.316 156.765 10,80
2011 1.141.044 289.181 25,34
2012 1.026.021 421.048 41,04
2013 1.160.754 454.839 39,18
2014 1.128.708 514.853 45,61
2015 1.247.035 526.309 42,20
2016 1.110.000 586.254 52,82
(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội và Tổng cục Thống kê)4
12,15
14,3 15,5 15,8 16,29
17,14 19,09
20,27
0
5
10
15
20
25
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Biểu đồ 1: Tỷ lệ NLĐ tham gia BHTN
trong lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2009-2016
Tỷ lệ NLĐ tham gia BHTN trong LLLĐ (%)
CHÑNH SAÁCH
36 Số 21(349) T11/2017
Ngoài ra, BHTN ở Việt Nam chưa
hướng đến số đông lao động, đặc biệt là
những người lao động (NLĐ) tự do, lao động
tự tạo việc làm, lao động ngành nông lâm
thủy sản, những người làm công ăn lương
không giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ)
hoặc HĐLĐ thời vụ dưới 3 tháng (lao động
khu vực phi chính thức). Đây là những đối
tượng có rủi ro việc làm cao, rất cần sự hỗ
trợ từ chính sách BHTN của Nhà nước, cũng
là đối tượng chiếm tỷ lệ rất lớn trong lực
lượng lao động ở Việt Nam.
Thứ hai, chế độ BHTN còn chưa hợp
lý, chế độ hỗ trợ học nghề chưa phát huy vai
trò chủ đạo trong chính sách BHTN.
Trong các chế độ BHTN, chế độ trợ
cấp thất nghiệp (TCTN) là giải pháp tạm
thời, nhằm mục đích bù đắp một phần thu
nhập cho NLĐ bị mất việc làm để họ ổn
định cuộc sống; chế độ hỗ trợ học nghề mới
là cái gốc của chính sách BHTN, nhằm hỗ
5 Tài liệu tuyên truyền BHTN năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố tháng 4/2017 tại Hà Nội, trang 10-13.
6 Tài liệu tuyên truyền BHTN năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố tháng 4/2017 tại Hà Nội, trang 10-13
trợ lâu dài cho NLĐ, giúp họ giảm thiểu rủi
ro bị tái thất nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, trong thực tế, kinh phí hỗ
trợ học nghề lại chiếm tỷ lệ thấp nhất trong
cơ cấu chi BHTN (xem Bảng 3).
(Nguồn: Phân tích của tác giả từ số
liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam5)
Bên cạnh đó, số NLĐ mất việc làm
tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề
chiếm tỷ lệ rất thấp so với số người được tư
vấn, giới thiệu việc làm và số người hưởng
TCTN. Giai đoạn 2010-2016, chỉ có 89.375
người được hỗ trợ học nghề trong tổng số
2.912.123 người được tư vấn, giới thiệu việc
làm (chiếm tỷ lệ 3,07%) và 2.949.249 người
có quyết định hưởng trợ cấp BHTN hàng
tháng (chiếm tỷ lệ 3,03%)6. Con số này được
thống kê trên cơ sở quyết định của Giám đốc
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, tuy
nhiên, do không phải tất cả các trường hợp
có quyết định đều tham gia học, vì vậy, số
liệu thực tế còn ít hơn.
Bảng 3. Cơ cấu chi BHTN giai đoạn 2011-2016
Nội dung chi
BHTN
Cơ cấu chi BHTN giai đoạn 2010-2016 (%)
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hỗ trợ học nghề 0,05 0,06 0,09 0,12 0,25 0,65 0,83
Trợ cấp thất
nghiệp
99,39 95,94 95,32 95,88 5,36 94,93 93,10
Đóng bảo hiểm
y tế
0,45 4,00 4,59 4,00 4,39 4,42 6,07
Tư vấn, giới thiệu
việc làm
0,11 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Chi hỗ trợ đào
tạo, bồi dưỡng kỹ
năng nghề
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
CHÑNH SAÁCH
37Số 21(349) T11/2017
Thứ ba, quy định hiện hành về BHTN
chưa đảm bảo tính công bằng giữa các
đối tượng NLĐ, người sử dụng lao động
(NSDLĐ).
Hiện nay, các quy định về BHTN
được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng
thuộc diện tham gia BHTN mà không có sự
bảo vệ cho các đối tượng yếu thế hơn trong
số họ (lao động là người khuyết tật, người
hết tuổi lao động, lao động nữ, lao động khu
vực phi chính thức).
Các quy định thực hiện BHTN là như
nhau đối với NLĐ khuyết tật, NLĐ hết tuổi
lao động, NLĐ nữ. NLĐ hết tuổi lao động
vẫn phải thực hiện việc thông báo việc làm
hàng tháng khi mà cơ hội tìm kiếm việc làm
mới của họ là rất thấp. Theo quy định của Bộ
luật Lao động, NLĐ hết tuổi lao động đã có
thời gian đóng BHTN cho đến đủ tuổi hưu,
được kéo dài thời gian làm việc, vẫn phải
đóng BHTN hàng tháng...
So với những người mất việc làm ở
những độ tuổi trẻ hơn hoặc NLĐ có sức
khỏe bình thường, những đối tượng này sẽ
khó tiếp cận các cơ hội việc làm, họ cũng
khó khăn hơn trong quá trình thực hiện các
thủ tục BHTN so với các đối tượng khác.
Bên cạnh đó, BHTN chưa thể hiện
được sự chia sẻ để giúp NLĐ bớt khó khăn
hơn trong quá trình mất việc làm như hỗ
trợ NLĐ trong quá trình học nghề (hỗ trợ
một phần chi phí ăn ở, sinh hoạt phí trong
thời gian học nghề) hoặc các hình thức hỗ
trợ (mai táng phí, tiền tuất, trợ cấp đột xuất)
trong trường hợp rủi ro (bị mất, bị tai nạn,
bị suy giảm khả năng lao động)... không đủ
sức khỏe để tái tham gia thị trường lao động.
Ngoài ra, quy định mức đóng góp là
như nhau đối với tất cả NLĐ, NSDLĐ, mức
hưởng là như nhau đối với NLĐ mất việc
không phân biệt nguyên nhân thất nghiệp...
cũng cần được xem xét cho hợp lý hơn để
đảm bảo tính công bằng.
Thứ tư, chế tài xử lý vi phạm quy
định của pháp luật về BHTN chưa đầy đủ.
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày
22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,
bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được sửa
đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số
88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015); Bộ luật
Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 đã tăng
mức phạt và quy định thêm các hành vi cấu
thành tội phạm hình sự trong lĩnh vực BHTN,
thể hiện sự nghiêm khắc hơn so với các quy
định trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn những
hạn chế nhất định, như: chưa được quy định
cụ thể hành vi vi phạm pháp luật BHTN của
NSDLĐ như: không thực hiện trách nhiệm
khai báo thông tin, khai báo thông tin chậm
so với quy định hoặc sai sự thật với cơ quan
Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động-
Thương binh và Xã hội theo quy định; trốn
đóng, chậm đóng BHTN cho NLĐ... Bên
cạnh đó, các hành vi vi phạm chế độ báo cáo,
vi phạm các quy định về quản lý, thực hiện
BHTN đối với nhân sự thực hiện BHTN, các
cơ quan quản lý, thực hiện BHTN cũng chưa
được quy định cụ thể. Vì vậy, tình trạng các
đơn vị sử dụng lao động, địa phương không
báo cáo kịp thời số liệu, hoặc báo cáo không
đúng... không có chế tài để xử lý.
Ngoài ra, nội dung của chính sách
BHTN chưa phản ánh đúng tên gọi "Bảo
hiểm thất nghiệp”. Theo quy định của Luật
Việc làm năm 2013, BHTN chỉ áp dụng đối
với NLĐ có hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên
với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng
lao động từ 01 người trở lên. Trong khi đó,
người thất nghiệp theo thống nhất tại Hội
nghị Quốc tế về thống kê lao động lần thứ
13 tại Geneva năm 1982 do Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) tổ chức đã đưa ra khái
niệm về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp
bao gồm toàn bộ số người ở độ tuổi quy định
trong thời gian điều tra có khả năng làm việc,
CHÑNH SAÁCH
38 Số 21(349) T11/2017
không có việc làm và đang đi tìm kiếm việc
làm”. Điều này có nghĩa rằng, so với quan
niệm về người thất nghiệp của ILO, quy định
về đối tượng người thất nghiệp mà Luật Việc
làm chưa hướng đến còn bao gồm (1) người
trong độ tuổi lao động, chưa từng có việc
làm, đang mong muốn tìm kiếm việc làm; (2)
NLĐ làm việc nhưng không có giao kết hợp
đồng lao động bị mất việc làm; (3) NLĐ ký
kết hợp đồng lao động dưới 3 tháng bị mất
việc làm. Như vậy, có thể thấy rằng, ở Việt
Nam, BHTN chỉ mới hướng đến một phần
của đối tượng “người thất nghiệp”, hay nói
cách khác, đối tượng áp dụng của chính sách
BHTN không phải là tất cả những người thất
nghiệp như tên gọi của nó mà chỉ là một phần
NLĐ đang làm việc bị mất việc làm.
2. Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách
bảo hiểm thất nghiệp
2.1 Áp dụng thêm chế độ hỗ trợ đối
với NLĐ tham gia BHTN bị mất việc làm
Thực tế hiện nay cho thấy, kết dư quỹ
BHTN rất lớn (kết dư quỹ BHTN thời điểm
31/12/2016 là 56.486 tỷ đồng, gấp 9,79 lần
tổng chi BHTN của năm 2016), trong khi đó
chi BHTN hàng năm thấp hơn nhiều so với
thu BHTN (dao động từ 8,51% đến 49,18%)7.
Để tạo điều kiện hơn nữa cho NLĐ mất việc
làm, cần có sự hỗ trợ về tài chính thông qua
việc cho vay vốn từ nguồn quỹ BHTN còn
kết dư đối với những NLĐ mất việc thực sự
cần vốn để tự sản xuất, kinh doanh - đó cũng
là cách tạo việc làm cho NLĐ để giảm gánh
nặng thất nghiệp. Vì vậy, bên cạnh 4 chế độ
BHTN hiện hành, cần nghiên cứu áp dụng
thêm chế độ cho vay ưu đãi hỗ trợ NLĐ tự
tạo việc làm từ quỹ BHTN.
Bên cạnh đó, cần tăng mức hỗ trợ đối
với chế độ hỗ trợ học nghề, cụ thể là cần
7 Tờ trình Quốc hội của Chính phủ về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh mức đóng vào Quỹ BHTN đối
với NSDLĐ theo Điều 57 Luật Việc làm.
8 Nguyễn Quang Đồng (2016), “Khu vực phi chính thức - nhìn từ góc độ lao động”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày
26/3/2016.
có hỗ trợ nhiều hơn cho NLĐ đang hưởng
BHTN tham gia học nghề như hỗ trợ một
phần chi phí ăn ở, sinh hoạt phí ... để họ yên
tâm tham gia khóa học.
Ngoài ra, cần có hỗ trợ đột xuất cho
NLĐ đang hưởng BHTN trong các trường
hợp rủi ro (bị tai nạn, bị suy giảm khả năng
lao động trong quá trình hưởng BHTN),
không thể tìm việc làm mới để tái tham gia
thị trường lao động.
2.2 Mở rộng đối tượng tham gia
BHTN bằng hình thức tự nguyện
Việt Nam là nước đang phát triển,
lao động khu vực phi chính thức (tự tạo
việc làm, lao động hành nghề tự do và lao
động làm công ăn lương nhưng chưa được
điều chỉnh của Bộ luật Lao động) và lao
động trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy
sản chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu
lực lượng lao động của cả nước (khoảng
70%). Năm 2014, nhóm hộ gia đình kinh
doanh phi nông nghiệp đang tạo ra 11 triệu
việc làm (trong tổng số 52,6 triệu lao động),
gấp 5 và 7 lần số chỗ việc làm do nhóm
doanh nghiệp FDI và nhóm doanh nghiệp
nhà nước - hai nhóm chính của nền kinh
tế Việt Nam - tạo ra8, nơi các chính sách
an sinh xã hội cho NLĐ, trong đó có chính
sách BHTN được triển khai tương đối ổn
định. Tuy có những đóng góp quan trọng
như vậy, nhưng NLĐ khu vực phi nông
nghiệp ở Việt Nam chưa nhận được nhiều
sự quan tâm và ưu đãi từ Nhà nước.
Vì vậy, để đảm bảo tính công bằng
cho mọi NLĐ, cần phải đảm bảo quyền bình
đẳng cho NLĐ ở tất cả các khu vực trong
việc tiếp cận chính sách BHTN, tức là phải
đảm bảo quyền được tham gia BHTN của
NLĐ ở khu vực phi chính thức.
CHÑNH SAÁCH
39Số 21(349) T11/2017
Do số lượng NLĐ chưa tiếp cận với
BHTN là rất lớn nên bên cạnh sự hỗ trợ của
Nhà nước thì cũng rất cần sự tham gia đóng
góp của NLĐ để nâng cao năng lực tự an
sinh của NLĐ, cũng thể hiện trách nhiệm
của chính NLĐ trong đảm bảo việc làm
cho bản thân họ, đồng thời cũng để thể hiện
trách nhiệm của NLĐ về nhu cầu tham gia
BHTN của mình.
Vì vậy, để giải quyết hài hòa quyền lợi
của Nhà nước và NLĐ, nên quy định hình
thức BHTN tự nguyện bên cạnh hình thức
bắt buộc như hiện nay. Nội hàm của hình
thức BHTN tự nguyện là NLĐ có quyền
quyết định tham gia hoặc không tham gia
BHTN. Nhà nước không có quyền từ chối
nếu NLĐ thực sự có nhu cầu tham gia.
2.3 Ban hành các quy định đặc thù đối
với các đối tượng đặc thù để tăng tính công
bằng giữa các đối tượng NLĐ, NSDLĐ
Cần bổ sung quy định ưu đãi đối với
một số đối tượng quản lý đặc thù:
- Đối với NLĐ mất việc làm hết tuổi
lao động: cần bỏ quy định thông báo tìm
kiếm việc làm đối với đối tượng này; nghiên
cứu bổ sung quy định NLĐ đã đóng góp vào
quỹ BHTN trong thời gian dài (từ 10 năm
trở lên), được xem xét để không phải đóng
góp vào quỹ BHTN nhưng vẫn được hưởng
BHTN nếu bị mất việc làm.
- Đối với NLĐ mất việc làm là người
khuyết tật: bỏ quy định thông báo việc làm;
ưu tiên giới thiệu việc làm cho đối tượng
này trước.
- Đối với NLĐ là nữ: bổ sung quy
định trong cùng điều kiện như nhau, ưu tiên
giới thiệu việc làm cho NLĐ là nữ trước,
NLĐ là nam sau.
- Đối với NSDLĐ có quy mô vừa và nhỏ:
bổ sung quy định về mức đóng của NSDLĐ
tương ứng với quy mô của NSDLĐ để phù hợp
với khả năng chi trả của họ, tạo điều kiện cho
NSDLĐ có quy mô nhỏ và vừa phát triển.
2.4 Quy định mức thu BHTN hợp lý hơn
Quy định hợp lý hơn mức đóng góp,
đối tượng đóng góp vào quỹ BHTN, cụ thể:
Một là, không thu BHTN đối với
NLĐ có quá trình đóng BHTN dài hoặc đã
đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật
Lao động..
Hai là, giảm mức thu đối với một số
đối tượng NSDLĐ. Để tạo điều kiện giảm
chi phí cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản
xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh,
tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, cần
giảm mức đóng góp của một số đối tượng
NSDLĐ: các doanh nghiệp có nguồn vốn
điều lệ thấp, các doanh nghiệp có quy mô
nhỏ. Mức đóng góp mới nên vào khoảng từ
0,5-0,8% thay vì 1% như hiện nay.
2.5 Bổ sung chế tài xử lý vi phạm
pháp luật về BHTN
Cần sửa đổi các quy định trong Luật
Việc làm, Luật Xử lý vi phạm hành chính và
Bộ luật Hình sự theo hướng:
- Đối với vi phạm của NLĐ: Cần
tăng mức phạt đối với các hành vi gian lận,
không trung thực trong khai báo tình trạng
việc làm, cung cấp hồ sơ giả để hưởng các
chế độ BHTN.
- Đối với vi phạm của NSDLĐ: Bổ
sung hành vi vi phạm và chế tài xử lý khi
NSDLĐ không thực hiện trách nhiệm khai
báo thông tin, khai báo thông tin chậm so
với quy định hoặc cung cấp thông tin sai
sự thật với cơ quan Trung tâm Dịch vụ việc
làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
theo quy định; tăng mức phạt đối với tội trốn
đóng, chậm đóng BHTN cho NLĐ.
- Đối với vi phạm của cơ quan, tổ chức
quản lý, thực hiện BHTN: bổ sung hành vi
vi phạm và chế tài xử phạt đối với hành vi
không cung cấp thông tin báo cáo cho Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, quy định rõ
trách nhiệm của người đứng đầu nếu không
thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định.
CHÑNH SAÁCH
40 Số 21(349) T11/2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hàng năm.
2. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Báo cáo tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hàng
năm.
3. Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Tổng cục Thống kê, Bản tin thị trường lao động hàng quý.
4. Nguyễn Quang Đồng, "Khu vực phi chính thức - nhìn từ góc độ lao động", Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra
ngày 26/3/2016.
5. Yasuhiro Kamimura, “Employment Structure and Unemployment Insurance in East Asia: Establishing
Social Protection for Inclusive and Sustainable Growth”, năm 2010.
- Đối với vi phạm của công chức, viên
chức: bổ sung quy định xử lý đối với các
hành vi nhũng nhiễu, hách dịch, cửa quyền
trong tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN
cho NLĐ; các hành vi tiếp tay cho NLĐ để
trục lợi BHTN, sai sót trong tham mưu giải
quyết chế độ BHTN, trong cung cấp thông
tin, báo cáo... với các mức độ khác nhau gắn
với các hình thức kỷ luật khác nhau, kể cả
trách nhiệm đền bù chi phí nếu gây thiệt hại
cho NLĐ hoặc cho quỹ BHTN.
2.6 Đổi tên gọi “Bảo hiểm thất
nghiệp” thành "Bảo hiểm việc làm"
Đối tượng thực sự của chính sách
BHTN là NLĐ. Do đó, tên gọi "bảo hiểm việc
làm" phản ánh đúng bản chất của chính sách
BHTN mà Việt Nam đang thực hiện hiện nay,
cũng phù hợp với các khuyến nghị của ILO
về đối tượng hưởng lợi của BHTN trong các
Công ước: C044 Công ước Dự phòng thất
nghiệp được Hội nghị toàn thể của ILO kỳ họp
thứ 18 thông qua ngày 23/6/1934 tại Geneva,
C102 Công ước An sinh xã hội (những tiêu
chuẩn tối thiểu) được Hội nghị toàn thể của
ILO kỳ họp thứ 35 thông qua ngày 21/6/1952
tại Geneva và C168 Công ước Xúc tiến và Bảo
vệ Việc làm chống lại thất nghiệp được Hội
nghị toàn thể của ILO kỳ họp thứ 75 thông
qua ngày 21/6/1988 tại Geneva
(Tiếp theo trang 12)
rõ, đơn vị này sẽ giúp đại biểu làm tờ trình
và triển khai các thủ tục liên quan đến việc
phê chuẩn chính sách. Sau khi chính sách
được phê chuẩn, thì đơn vị này sẽ tiến hành
soạn thảo thành văn bản giúp đại biểu Quốc
hội. Rất tiếc, Quốc hội nước ta chưa có một
đơn vị như vậy. Hiện nay, công việc giúp các
đại biểu Quốc hội trình dự án luật được giao
chung chung cho Văn phòng Quốc hội và
Viện Nghiên cứu Lập pháp. Cả hai cơ quan
này quả thực đều không có những năng lực
như đã nói ở trên. Những kinh nghiệm và
kiến thức học hỏi được từ Nghị viện các
nước rất tiếc đã không tích tụ lại được ở đây.
Mặc dù, ví dụ như trong Dự án hợp tác với
Nhật Bản do tổ chức JICA tài trợ, rất nhiều
hoạt động liên quan đến sáng quyền lập pháp
của các vị đại biểu Quốc hội đã được triển
khai, nhưng rất tiếc, sự hiểu biết và những
kỹ năng cần thiết đã không lưu giữ được.
Trên đây là những vấn đề cơ bản nhất
liên quan đến việc hiện thực hóa sáng quyền
lập pháp của các đại biểu Quốc hội. Hiểu
cho đúng và giải quyết chúng cho đến nơi
đến chốn, thì chuyện các đại biểu Quốc hội
trình thành công các dự án luật mới có thể
xảy ra
BÀI TOÁN...
CHÑNH SAÁCH
41Số 21(349) T11/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_han_che_va_kien_nghi_hoan_thien_chinh_sach_bao_hiem_th.pdf