Những khó khăn vướng mắc khi thu thập, đánh giá chứng cứ trong điều tra các vụ án mua bán người

Đối với các vụ án mua bán người không quả tang, rất khó xác định tình tiết định khung tăng nặng hình phạt tại khoản 3 Điều 150 BLHS năm 2015 “Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” vì trong trường hợp này, chúng ta chỉ xác định được trong trường hợp nạn nhân trở về và tố cáo với cơ quan Công an thì mới xác định được. Trong trường hợp có đủ chứng cứ đề chứng minh đối tượng phạm tội có hành vi mua bán nhiều người nhưng có những người chưa trở về, chưa xác định được địa chỉ họ đang ở đâu, nếu họ đã bị lấy đi bộ phận cơ thể nào đó thì xử lý thế nào? Tương tự như vậy, tình tiết làm nạn nhân tự sát cũng rất khó xác định trong trường hợp không xác định được người bị hại đang ở đâu. Nếu họ tự sát do bị làm nhục thì cũng không có căn cứ để xử lý đối với người phạm tội. Việc xác định thiệt hại, giá trị vụ lợi là rất khó khăn trong thực tiễn, bởi việc mua bán được thỏa thuận thực hiện giữa người mua và người bán mà người bị hại có thể biết hoặc không thể biết được giá trị mua bán của bản thân mình, dẫn đến việc không thể xác định được giá trị của vụ lợi. Đặc biệt, trong trường hợp người mua ở nước ngoài thì Cơ quan điều tra chỉ có thể căn cứ vào lời khai của người phạm tội để xác định, việc chỉ dựa vào lời khai của người phạm tội có giá trị chứng minh thấp và không khách quan./.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những khó khăn vướng mắc khi thu thập, đánh giá chứng cứ trong điều tra các vụ án mua bán người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 NguyễN Huy BìNH Trong những năm qua với sự nỗ lực của các cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát các cấp đã khởi tố, điều tra 1.947 vụ án mua bán người (đạt tỷ lệ 88,29%), bắt 3.055 đối tượng. Riêng trong 05 đợt tổ chức triển khai cao điểm theo từng năm, đã điều tra, khám phá 579 vụ (chiếm 29,74% tổng số vụ), với 807 đối tượng (chiếm 26,41% tổng số đối tượng). Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 1.360 vụ, với 2.675 bị can về tội mua bán người, trong đó: Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 19 vụ, với 38 bị can1. 1 Tổng hợp báo cáo của VP130. Để tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội mua bán người (Điều 150), tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) được tách ra từ tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009). Đặc trưng của tội mua bán người Điều 150 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) gồm: - Về phương thức của tội phạm: NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC KHI THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN MUA BÁN NGƯỜI NguyễN Huy BìNH* * Tiến sĩ, Khoa cảnh sát hình sự, Học viện Cảnh sát nhân dân Thu thập, đánh giá chứng cứ trong điều tra các vụ án mua bán người là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong đó, các cơ quan, cá nhân này sử dụng những biện pháp được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS); đây là hoạt động rất quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng chống các tội phạm mua bán người. Bài viết nghiên cứu một số hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong điều tra tội phạm mua bán người trên cơ sở áp dụng những quy định trong BLTTHS năm 2015; đồng thời rút ra một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong điều tra các vụ án mua bán người. Từ khóa: Thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ, điều tra, vụ án mua bán người. Evidence collection and assessment in investigating human trafficking crimes belongs to competent procedural authorities and individuals who use methods prescribed under the Criminal Procedure Code. These activities play an important role in combating and preventing human trafficking crimes. The paper studies on several collecting and assessing activities in human trafficking crimes based on regulations of the Criminal Procedure Code, then points out some difficulties and inadequacies of these activities in that kind of crimes. Keywords: Evidence collection, evidence assessment, investigation, human trafficking crimes. 28 NhữNg khó khăN vướNg mắc khi thu thập, đáNh giá chứNg cứ... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 Chuyển giao, tiếp nhận, tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người. - Về hành vi của tội phạm: Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác. - Về mục đích của tội phạm: Giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất hoặc bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. Tuy nhiên, riêng phương thức tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp phải để chuyển giao hoặc tiếp nhận thì mới có thể xử lý về tội mua bán người. Đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tương tự như tội mua bán người nhưng khác biệt ở chỗ: So với tội phạm mua bán người, khi xử lý tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi, không cần phải chứng minh hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác của đối tượng phạm tội. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 đưa ra khái niệm chứng cứ được quy định tại Điều 86. Chứng cứ được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, gồm: Vật chứng; lời khai, lời trình bày; dữ liệu điện tử; kết luận giám định, định giá tài sản; biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; các tài liệu, đồ vật khác (Điều 87 BLTTHS). Như vậy, BLTTHS năm 2015 ngoài việc quy định cụ thể, rõ ràng hơn so với BLTTHS năm 2003 một số nguồn chứng cứ như lời trình bày, biên bản trong hoạt động khởi tố, thi hành án thì đã bổ sung thêm các nguồn chứng cứ là: Dữ liệu điện tử; kết luận định giá tài sản; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng. Trên thực tế, để thu thập chứng cứ trong giai đoạn tố tụng tội phạm mua bán người cần phải thông qua các biện pháp sau: Một là, biện pháp lấy lời khai bị hại, người làm chứng. Trong vụ án mua bán người, lời khai của người bị hại, người làm chứng là nguồn chứng cứ phổ biến, gần như là điểm xuất phát, cơ sở để Cơ quan điều tra tiến hành điều tra, xác minh thu thập các nguồn chứng cứ liên quan khác. Quá trình lấy lời khai cần tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản: Có sự việc mua bán người hay không (việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc có thủ đoạn khác để tuyển mộ, chứa chấp, di chuyển, vận chuyển, tiếp nhận, chuyển giao, giá cả, phương thức thanh toán, vấn đề bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể)? Xảy ra ở đâu, thời gian nào? Ai là người thực hiện hành vi phạm tội mua bán người (nhân thân lai lịch, đặc điểm nhận dạng, nơi cư trú, vị trí, vai trò của đối tượng phạm tội)? Thủ đoạn phạm tội là gì, hậu quả, thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra? Riêng đối với lời khai của người làm chứng, ngoài làm rõ các nội dung trên, cần làm rõ lý do vì sao họ biết được những tình tiết mà họ trình bày. Hai là, công tác bắt, khám xét, thu giữ vật chứng. Mục đích của việc bắt, khám xét là để phát hiện, thu giữ vật chứng, đồ vật tài liệu khác có liên quan để chứng 29Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 NguyễN Huy BìNH minh hành vi phạm tội của đối tượng thực hiện hành vi mua bán người. Thực tiễn trong điều tra vụ án mua bán người, để thu thập thêm tài liệu chứng cứ, Cơ quan điều tra thực hiện việc bắt, khám xét khẩn cấp là chủ yếu vì vụ án mua bán người thông thường đã xảy ra trước đó một thời gian dài, nạn nhân thường bị mua bán trao đổi, vận chuyển, chuyển giao từ nơi này đến nơi khác, qua biên giới, khi trốn thoát mới trình báo, tố giác đến cơ quan Công an. Trong quá trình bắt, khám xét cần tập trung chú ý phát hiện, thu giữ: Công cụ, phương tiện, giấy tờ, tài liệu sử dụng vào hoạt động mua bán người (phương tiện thông tin liên lạc, giấy tờ, tài liệu sử dụng vào hoạt động mua bán người, vũ khí, phương tiện vận chuyển); Văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh của nạn nhân hoặc giả mạo hộ chiếu, chứng minh thư của nạn nhân; Tiền, vàng, quần áo, đồ trang sức của nạn nhân bị các đối tượng phạm tội mua bán người chiếm đoạt; Tiền hoặc tài sản có được do phạm tội mua bán người mà có; Những tài liệu khác có giá trị chứng minh tội phạm mua bán người (sổ sách, tài liệu ghi tên nạn nhân hoặc những lần chuyển giao nạn nhân, ghi chép số tiền nhận được, địa chỉ của các đối tượng khác, số điện thoại của đồng bọn...). Ba là, công tác hỏi cung bị can. Hỏi cung bị can là một trong những hoạt động điều tra vụ án liên quan đến mua bán người phải thực hiện nhằm tiếp tục thu thập, củng cố chứng cứ chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội mua bán người. Lời khai của đối tượng nghi vấn, người bị tạm giữ, bị can được coi là một nguồn chứng cứ khi nó phù hợp với tài liệu, chứng cứ khác mà cơ quan điều tra thu thập được. Trong quá trình đấu tranh xét hỏi đối tượng, hỏi cung bị can trong vụ án mua bán người cần tập trung làm rõ: Nhân thân, lai lịch, tiền án, tiền sự; nội dung, diễn biến hành vi phạm tội mua bán người của các đối tượng; làm rõ về nạn nhân mà các đối tượng đã mua bán (số lượng, nhân thân lai lịch nạn nhân), tình trạng hiện tại của nạn nhân, địa điểm giam giữ, mua bán, bóc lột; phương thức, thủ đoạn hoạt động của tổ chức, đường dây tội phạm mua bán người; phương tiện mà các đối tượng sử dụng để tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao nạn nhân; lợi nhuận các đối tượng đã thu được từ hoạt động phạm tội mua bán người từ trước đến khi bị bắt. Bốn là, công tác phục hồi khai thác phương tiện, dữ liệu điện tử. Cơ quan điều tra yêu cầu Cơ quan chuyên môn thực hiện việc phục hồi, khai thác dữ liệu trong thiết bị điện tử thu giữ, tạm giữ được (điện thoại, máy vi tính, địa chỉ thư điện tử, mạng xã hội...) để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua bán người, phục vụ công tác điều tra vụ án. Năm là, công tác trưng cầu giám định. Cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu giám định yêu cầu cơ quan, người giám định tiến hành giám định để phục vụ cho hoạt động điều tra trong vụ án mua bán người trong các trường hợp: Giám định tài liệu trong trường hợp thu giữ được các văn bản, giấy tờ, tài liệu, sổ sách ghi chép việc mua bán người hoặc các trường hợp nghi vấn đối tượng có hành vi giả mạo tài liệu để thực hiện hành vi phạm tội (làm giấy tờ tùy thân giả, hộ chiếu giả, tài liệu giả khác...); giám định âm thanh trong các cuộc giao dịch, liên lạc, trao đổi liên quan đến tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao nạn nhân; giám định tâm thần khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối về các tình tiết vụ án của người bị hại, người làm chứng; giám 30 NhữNg khó khăN vướNg mắc khi thu thập, đáNh giá chứNg cứ... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 định tuổi của bị can, người bị hại (đặc biệt là với các trường hợp giữa các độ tuổi của nạn nhân xấp xỉ 16 tuổi để đảm bảo xử lý đúng tội danh, đúng pháp luật)... Sáu là, công tác xác minh, ủy thác tư pháp, hợp tác quốc tế. Trong một số trường hợp cụ thể, Cơ quan điều tra thực hiện công tác xác minh theo lời khai của nạn nhân, người làm chứng, người thực hiện hành vi phạm tội, biên bản xác minh, kết quả của công tác ủy thác tư pháp hay kết quả của công tác hợp tác quốc tế được coi là chứng cứ. Bảy là, công tác đối chất. Mục đích của đối chất trong hoạt động điều tra vụ án liên quan đến mua bán người nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia đối chất về những tình tiết hoặc nội dung cơ bản của vụ án liên quan đến mua bán người đã xảy ra. Tám là, công tác nhận dạng. Trong quá trình điều tra vụ án liên quan đến mua bán người, khi cần thiết Cơ quan điều tra có thể đưa người, ảnh hoặc vật cho người bị hại, người làm chứng, hoặc bị can nhận dạng trong từng trường hợp, tình huống cụ thể để xác định, làm rõ đối tượng thực hiện hành vi phạm tội mua bán người, nạn nhân trong vụ án mua bán người, đồ vật, tài liệu... liên quan trong vụ án mua bán người. Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là 03 và có đặc điểm tương tự nhau, ngoại trừ nhận dạng tử thi. Quá trình nhận dạng có người chứng kiến và Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng. Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết và các đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được, không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì yêu cầu họ giải thích rõ căn cứ đã nhận dạng được, việc nhận dạng phải được lập biên bản. Kết quả nhận dạng được coi là chứng cứ. Chín là, công tác nhận biết giọng nói. Khi cần thiết, trong từng tình huống, trường hợp cụ thể, Cơ quan điều tra có thể cho bị hại, người làm chứng nhận biết giọng nói của đối tượng thực hiện việc mua bán người. Bên cạnh đó, để làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh trong một vụ án hình sự nói chung và vụ án mua bán người nói riêng, không chỉ đơn thuần là thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu theo công thức số học, liệt kê mà đỏi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan của chứng cứ đến vụ án mua bán người. Như vậy, hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ chính là hoạt động của tư duy biện chứng đối với các sự việc khách quan. BLTTHS năm 2015 quy định việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại Điều 108. Việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ xoay quanh nội hàm của khái niệm chứng cứ đó là: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Trong đó, tính khách quan là những gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án mua bán người đã xảy ra; tính liên quan là có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án mua bán người; tính hợp pháp là tất cả những gì có thật phải được cung cấp, thu thập, bảo quản theo một trình tự, thủ tục do luật định. Trong các giai đoạn tố tụng, hoạt động sử dụng chứng cứ gắn liền với hoạt động đánh giá chứng cứ. Đánh giá 31Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 NguyễN Huy BìNH chứng cứ là tiền đề, là điều kiện cho sử dụng chứng cứ, và sử dụng chứng cứ là sự kiểm nghiệm, xác định lại kết quả của hoạt động đánh giá chứng cứ. Đánh giá chứng cứ không đúng, tất yếu dẫn đến kết quả sai lầm, không đúng đắn của việc sử dụng. Ngược lại, việc sử dụng chứng cứ sai mục đích, không phù hợp giữa nội dung, giá trị chứng minh của chứng cứ với đối tượng cần phải chứng minh là làm hạn chế kết quả của hoạt động đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên trên thực tế, chúng tôi thấy có một số khó khăn, vướng mắc trong thu thập, đánh giá chứng cứ vụ án mua bán người như sau: Thực tiễn giải quyết các vụ án mua bán người cho thấy, tội phạm mua bán người là loại tội phạm ẩn, thường mang tính truy xét, rất ít trường hợp bị bắt quả tang. Do vậy, đối với các vụ án không thuộc trường hợp phạm tội quả tang thì chỉ khi người bị hại trốn được về địa phương và có đơn tố cáo thì đối tượng phạm tội mới bị phát hiện nên quá trình điều tra, truy tố, việc thu thập chứng cứ chủ yếu dựa vào lời khai người bị hại cũng như lời khai nhận tội của đối tượng phạm tội. Nếu người bị hại tố cáo và khai rằng bản thân mình hoặc mình cùng nhiều người khác bị lừa bán nhưng đối tượng phạm tội không thừa nhận thì rất khó chứng minh tội phạm. Chính vì vậy, điều này dễ dẫn đến việc xử lý oan cho người phạm tội hoặc bỏ lọt hành vi phạm tội. Trong trường hợp xác định được người phạm tội, xác định được chứng cứ chứng minh người phạm tội thực hiện hành vi mua bán người nhưng không xác định được người bị hại (do người bị hại vẫn đang ở nước ngoài hoặc ở trong nước nhưng không lấy được lời khai), nhiều địa phương chưa thống nhất trong cách giải quyết: có địa phương khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, nhưng cũng có những địa phương không phê chuẩn hoặc trả hồ sơ để yêu cầu xác định và đưa người bị hại vào tham gia tố tụng; việc này là không thể thực hiện được nên các vụ án thường bị tạm đình chỉ hoặc kéo dài. Đối với các vụ án mua bán người không quả tang, rất khó xác định tình tiết định khung tăng nặng hình phạt tại khoản 3 Điều 150 BLHS năm 2015 “Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” vì trong trường hợp này, chúng ta chỉ xác định được trong trường hợp nạn nhân trở về và tố cáo với cơ quan Công an thì mới xác định được. Trong trường hợp có đủ chứng cứ đề chứng minh đối tượng phạm tội có hành vi mua bán nhiều người nhưng có những người chưa trở về, chưa xác định được địa chỉ họ đang ở đâu, nếu họ đã bị lấy đi bộ phận cơ thể nào đó thì xử lý thế nào? Tương tự như vậy, tình tiết làm nạn nhân tự sát cũng rất khó xác định trong trường hợp không xác định được người bị hại đang ở đâu. Nếu họ tự sát do bị làm nhục thì cũng không có căn cứ để xử lý đối với người phạm tội. Việc xác định thiệt hại, giá trị vụ lợi là rất khó khăn trong thực tiễn, bởi việc mua bán được thỏa thuận thực hiện giữa người mua và người bán mà người bị hại có thể biết hoặc không thể biết được giá trị mua bán của bản thân mình, dẫn đến việc không thể xác định được giá trị của vụ lợi. Đặc biệt, trong trường hợp người mua ở nước ngoài thì Cơ quan điều tra chỉ có thể căn cứ vào lời khai của người phạm tội để xác định, việc chỉ dựa vào lời khai của người phạm tội có giá trị chứng minh thấp và không khách quan./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_kho_khan_vuong_mac_khi_thu_thap_danh_gia_chung_cu_tron.pdf
Tài liệu liên quan