Hồi phục chức năng tạng ghép sau phẫu
thuật
Vì tính chất mô ghép khác nhau nên sự hồi
phục hoạt động sau ghép của quả thận mới
nhanh và hiệu quả hơn mảnh gan ghép. Thời
gian trung bình hồi phục chức năng thận là 2,7
ngày bao gồm các triệu chứng giảm lượng nước
tiểu về giá trị bình thường, ure, creatinin, ion đồ
máu, ion đồ niệu trong giới hạn bình thường và
siêu âm ghi nhận mạch máu chỗ nối hoạt động
tốt, tình trạng tưới máu nhu mô thận bình
thường. Các báo cáo của những nơi khác cũng
cho thấy thời gian hồi phục của thận ghép
nhanh chóng và thời gian điều trị tại hồi sức
cũng ngắn.
Trong khi đó, vì mảnh ghép gan là 1 phần
của thùy trái gan, chịu sự cắt ghép và khó khăn
trong kết nối mạch máu, đường mật, nên thời
gian mảnh ghép hoạt động với thông số bình
thường kéo dài hơn, trung bình là 4 ngày. Biểu
hiện của hoạt động tốt mảnh ghép bao gồm
giảm lượng dịch mất qua ống dẫn lưu, trẻ tình
táo, đi tiêu phân có màu vàng, phục hồi dinh
dưỡng qua đưởng tiêu hóa tốt, men gan,
bilirubin trong máu giảm dần, chức năng đông
máu, đường huyết, lactate, LDH trong giới hạn
bình thường, siêu âm ghi nhận lưu lượng máu
qua các chỗ nối mạch máu tốt. Trong nhóm
nghiên cứu của chúng tôi, có 1 trường hợp ngay
sau khi phẫu thuật, ghi nhận tình trạng kém
hoạt động miệng nối mạch máu do mảnh gan
ghép lớn so với thể tích bụng chèn ép vào mạch
máu nên phải phẫu thuật lại ngay để sửa chữa.
Báo cáo của tác giả Steven, tỉ lệ biến chứng
thuyên tắc mạch máu trong ghép gan ở trẻ em
(15 – 16%) cao hơn người lớn (5 – 7%)(2), nguyên
do sự khác biệt về kích thước mạch máu của trẻ
và của mô gan lấy từ người lớn. Theo Evans(1),
tần suất tai biến xì mật chiếm tỉ lệ 2 – 38% trong
ghép gan trẻ em, chủ yếu sau biến chứng thuyên
tắc mạch dẫn đến thiếu máu nuôi đường mật.
Trong 7 bệnh nhân nghiên cứu, chúng tôi ghi
nhận 2 trường hợp phải phẫu thuật lại vì biến
chứng xì đường mật xảy ra vào ngày thứ 5 và
thứ 7 sau phẫu thuật. Tuy nhiên chúng tôi
không ghi nhận được tình trạng thuyên tắc
mạch máu là nguyên nhân gây xì miệng nối
đường mật.
Thải ghép
Với sự phát triển các thuốc chống thải ghép
hiện nay, phản ứng thải ghép sớm được kiểm
soát rất tốt. Toàn bộ bệnh nhân ghép thận đều
không ghi nhận phản ứng thải ghép sớm những
ngày đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên ở những trẻ
ghép gan thì lại có đến 3 trẻ biểu hiện tình trạng
phản ứng mảnh ghép và có biểu hiện thải ghép
trên giải phẫu bệnh mô sinh thiết. Tuy nhiên với
các thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng như
Tacrolimus, Methylprednisolone, Cellcept,
chúng tôi đều kiểm soát tốt các phản ứng thải
ghép sớm.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những kinh nghiệm trong hồi sức ghép gan, thận trẻ em từ người cho sống tại bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 111
NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG HỒI SỨC GHÉP GAN, THẬN TRẺ EM
TỪ NGƯỜI CHO SỐNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Trần Nam*, Võ Quốc Bảo*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tóm tắt một số kinh nghiệm trong hồi sức ghép gan, thận cho trẻ em từ người cho sống tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 thời gian từ 2003 – 2011.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Qua 7 năm, 14 trường hợp ghép gan, thận đã được thực hiện thành công với thời gian điều trị hồi
sức trung bình là 33 ngày cho ghép gan và 10 ngày cho ghép thận. Thời gian hồi phục mô ghép cho ghép gan là 4
ngày và cho thận là 2 ngày. Hồi sức sau ghép cần ổn định hô hấp, bồi hoàn dịch đảm bảo huyết động học, phục
hồi chức năng tạng được ghép, chống thải ghép và phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.
Kết luận: Công tác hồi sức sau ghép góp phần quan trọng trong thành công của các trường hợp ghép tạng.
Từ khóa: Ghép gan trẻ em, ghép thận trẻ em, hồi sức sau ghép tạng.
ABSTRACT
EXPERIENCES IN RESUSCITATION AFTER LIVER AND KIDNEY PEDIATRICS
TRANSPLANTATIONS BY LIVING DONORS AT CHILDREN’S HOSPITAL 2
Nguyen Tran Nam, Vo Quoc Bao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 111 - 115
Objectives: Review some experiences in resuscitation after transplantation in children by ling donors at
Children’s Hospital 2 from 2003 – 2011.
Methods: Retrospertive 14 case.
Results: For last 7 years, from 2004 – 2011, the transplatation team in the Children’s Hospital 2 has
completed 14 succesful cases: 7 livers and 7 kidneys. The average time for ICU is 33 days for liver and 10 days for
kidney. The resucitation after transplatation are stablizing heamodynamics, respirations, perfusion, recovering
trasnplanted organs, immunosuppression and avoiding nosocomial infections.
Conclusions: Resuscitation take an important part in the success of the transplantations.
Key words: Liver transplantation, kidney tranplantation, resuscitation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép tạng là phương pháp điều trị cứu sống
cho những trường hợp suy tạng giai đoạn cuối.
Theo báo cáo của hiệp hội ghép tạng Hoa Kì(4)
năm 2006, số lượng trẻ em được ghép tạng
chiếm khoảng 7% (1387) các trường hợp ghép
tạng tại Mỹ, 50% các trường hợp thực hiện trên
trẻ từ 11 – 17 tuổi. Ghép tạng trẻ em có nhiều
đặc điểm khác so với ghép tạng người lớn. Đa số
các trường hợp ghép đều do bệnh lý bẩm sinh
biểu hiện sớm hoặc muộn. Đồng thuận cho cuộc
ghép tạng cũng gặp khó khăn vì trẻ không tự
quyết định cuộc ghép của mình. Bên cạnh đó,
việc tìm tạng tương ứng cũng đặt ra nhiều vấn
đề về y đức và khó khăn về mặt giải phẫu trong
tương thích của cơ quan được ghép. Tại Việt
Nam, việc ghép tạng cũng đã được thực hiện
hơn 10 năm qua nhưng chủ yếu ở người lớn.
Nhu cầu ghép tạng của trẻ em cũng là vấn đề
* Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Trần Nam ĐT: 0903628464 Email: nampeds@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 112
bức thiết của các bác sĩ nhi khoa. Nhiều trường
hợp suy gan, suy thận nặng do bệnh lí mắc phải
hay bẩm sinh phải chấp nhận chờ chết vì không
thể được thay tạng. Tính đến thời điểm hiện tại,
nhu cầu ghép gan trẻ em ở Việt Nam trung bình
khoảng 40 ca/năm, và ghép thận thì cứ 1 triệu
người thì có 100 trẻ có nhu cầu ghép thận, tức là
khoảng 8.000 trẻ có nhu cầu ghép thận (với dân
số 80 triệu người dân Việt Nam). Vì vậy việc
phát triển và hình thành những đơn vị ghép
tạng cho trẻ em Việt Nam là nhu cầu khá bức
thiết. Cùng với sự nâng cao về chuyên môn
cũng như với sự cộng tác của các giáo sư nước
ngoài, từ năm 2004 đến 2011, bệnh viện Nhi
Đồng 2 đã thực hiện được 7 trường hợp ghép
gan và 7 trường hợp ghép thận – tất cả đều từ
người cho sống. Trong quá trình thực hiện,
ngoài thành tựu của nhóm phẫu thuật, công tác
hồi sức ngay sau phẫu thuật đóng vai trò quan
trọng trong thành công của ca ghép. Qua các
trường hợp ghép gan và ghép thận cho trẻ em
tại bệnh viện Nhi Đồng 2, chúng tôi đúc kết
được vài kinh nghiệm trong công tác hồi sức để
tiếp tục khẳng định khả năng thực hiện tốt quá
trình ghép tạng cho trẻ em tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mô tả những kinh nghiệm trọng hồi sức
ghép gan thận cho trẻ em từ người cho sống tại
bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2003 – 2011.
Mục tiêu cụ thể
Mô tả những đặc điểm dịch tễ học và lâm
sàng các trường hợp ghép tạng trẻ em.
Mô tả những đặc điểm điều trị sau phẫu
thuật.
Mô tả hiệu quả quá trình hồi sức sau ghép
tạng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô tả hàng loạt ca ghép gan và ghép thận
cho trẻ em từ người cho sống được hồi sức tại
khoa Hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 2.
KẾT QUẢ
Trong vòng 7 năm, chúng tôi đã thực hiện
được 7 ca ghép gan và 7 ca ghép thận.
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng.
Ghép gan Ghép thận
Tuổi 14,2 tháng
(10 – 23)
12,4 tuổi
(10 – 15)
Nam/nữ 1/6 5/2
Cân nặng 9,4kg (7 – 12) 29 (18,5 – 39)
Điều trị trước ghép Kasai: 3/7 Chạy thận nhân tạo 7
Bảng 2: Đặc điểm hồi sức sau ghép tạng.
Ghép gan Ghép thận
Thời gian thở máy (giờ) 16 (7 – 36) 3,4 (0 – 12)
Vận mạch
3/7 ca,
Dopamin/24 giờ
đầu
1/7, Dopamin/24
giờ đầu
Thời gian lưu ống dẫn
lưu (ngày) 13,1 (4 – 29) 6,7 (3 – 10)
Lượng dịch nhập trung
bình ngày đầu (ml/kg/24
giờ)
92,85 110
Lượng dịch bù trung
bình qua dịch mất của
ống dẫn lưu (ml/kg/24
giờ)
224,1 227
Thời gian hồi phục chức
năng cơ quan được
ghép (ngày)
4,14 (3 – 6) 2,7 (2 – 4)
Phẫu thuật lại 2/7 ca 0
Nhiễm khuẩn bệnh viện 4/7 ca 2/7 ca
Vị trí nhiễm khuẩn Viêm phúc mạc, máu, phổi Tiểu
Vi trùng Klebsiella, E.Coli
Thải ghép 3/7 ca 0
Thuốc ức chế miễn dịch
Prograf, cellcept,
methylprednosolo
ne
Ciclosporine,
cellcept,
methylprednisol
one, prograf
Liều duy trì nồng độ
thuốc ức chế miễn dịch
Prograf:
0,37mg/kg/ngày
Ciclosporine
1,38mg/kg/ngày
Thời gian dinh dưỡng
đường tiêu hóa hoàn
toàn sau phẫu thuật
(ngày)
17,1 (10 – 29) 6,5 (5 – 8)
Thời gian nằm hồi sức
(ngày) 33,4 (12 – 46) 10,5 (12 – 46)
Sống sót 7/7 7/7
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân ghép
Các trường hợp ghép gan có độ tuổi còn rất
nhỏ trung bình 14 tháng và cân nặng trung bình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 113
9,4 kg, tương tự các báo cáo của các tác giả Bỉ,
Hoa Kì, Thụy Sĩ, Pháp với độ tuổi trung bình 1,5
tuổi và cân nặng khoảng 10 kg(3,5). Hầu hết các
trường hợp là bệnh cảnh teo đường mật bẩm
sinh có hoặc không phẫu thuật Kasai nhưng thất
bại, vì vậy, biểu hiện xơ gan sẽ xuất hiện rất sớm
và diễn tiến nhanh đến giai đoạn cuối, cần phải
ghép gan sớm để tránh các biến chứng nặng. Vì
phải thực hiện ghép trên trẻ nhỏ nên việc tìm
mảnh gan ghép vô cùng khó khăn. Tất cả các
trường hợp đều được ghép từ người thân của
bệnh nhân (cha, mẹ), tuy nhiên do sự khác biệt
về kích thước mô ghép/ thể tích ổ bụng và khác
biệt về kích thước mạch máu, đường mật nên
khiến cho công việc ghép và hồi sức sau ghép
nặng nề, khả năng hồi phục của mô ghép chậm,
dễ gặp các biến chứng về mạch máu, đường mật
và thải ghép.
Trong khi đó, độ tuổi trung bình ghép thận
cao hơn vì bệnh suy thận diễn tiến chậm hơn, lại
được chạy thận nhân tạo trước đó để duy trì sự
sống nên tính cấp bách của ghép thận không cao
bằng ghép gan(4). Những biến chứng về mối nối
mạch máu ít gặp hơn vì được ghép bằng cả quả
thận người cho, sự khác biệt về đường kính
mạch máu ít, do đó diễn tiến hậu phẫu khá suôn
sẻ và ít biến chứng.
Hồi sức sau phẫu thuật
Vấn đề chính chúng tôi quan tâm trong quá
trình hồi sức sau ghép là ổn định hô hấp, tuần
hoàn, bù dịch cho trẻ theo sự mất dịch qua các
ống dẫn lưu, tình trạng hoạt động của tạng được
ghép, sự thải ghép cấp và nguy cơ nhiễm khuẩn
do ức chế miễn dịch sau ghép. Tất cả các bệnh
nhân sau ghép của chúng tôi đều không có bệnh
lí hô hấp mạn tính trước phẫu thuật nên diễn
tiến hô hấp sau phẫu thuật đều thuận lợi, cai
máy thở sớm trong vòng 24 giờ và ổn định đến
khi rời khoa hồi sức. Về huyết động học chỉ có 2
trường hợp phải sử dụng vận mạch Dopamin
liều thấp và ổn định ngay trong vòng 24 giờ. Vì
vậy chúng tôi đề cập nhiều hơn đến những vấn
đề còn lại xảy ra trong suốt quá trình hồi sức.
Bù dịch
Những ngày đầu sau ghép, khả năng tái hấp
thu của ống thận chưa tốt khiến lượng nước tiểu
rất cao trong vài ngày đầu (trung bình 6
ml/kg/giờ), vì vậy chúng tôi duy trì dịch nhu cầu
và bù theo lượng dịch mất qua nước tiểu mỗi
giờ để không ảnh hưởng đến huyết động học
của trẻ. Tổng dịch nhập trong 24 giờ đầu tiên
bằng dịch nhu cầu cộng với 100% lượng dịch
mất qua nước tiểu tương đương trung bình 227
ml/kg/ngày. Những ngày tiếp theo lượng dịch
bù giảm dần và thời gian trung bình bù dịch
theo nước tiểu 3,4 ngày. Điện giải trong dịch bù
cũng tương ứng với điện giải mất qua nước tiểu.
Nồng độ Na trung bình trong dịch pha của dịch
bù 112,3 mEq/L dựa vào nồng độ Na trong nước
tiểu. Với giá trị về lượng dịch và nồng độ Na
trung bình như vậy, chúng tôi không ghi nhận
những rối loạn về nước và điện giải sau phẫu
thuật ở trẻ. Thời gian lưu ống dẫn lưu theo dõi
trung bình 6,7 ngày, tuy nhiên chúng tôi ghi
nhận khoảng 2 – 3 ngày sau chúng tôi không cần
phải bù dịch mất nữa vì lúc đó khả năng tái hấp
thu của quả thận được ghép đã cải thiện tốt.
Đối với bệnh nhân ghép gan
Tình trạng mất dịch thấm qua hệ mạch cửa
và chưa hồi phục chức năng gan ngay sau ghép
cũng cần được bù với albumin 5% vừa có tác
dụng bù dịch và đảm bảo áp lực thẩm thấu
trong máu. Tổng lượng dịch bù ít hơn trong
ghép thận nhưng kéo dài hơn vì khả năng hồi
phục của gan chậm hơn thận, trung bình 142,5
ml/kg/24 giờ đầu tiên. Nhưng thời gian lưu ống
dẫn lưu lại khá lâu 13,1 ngày do cần theo dõi sau
khi trẻ bắt đầu ăn và nguy cơ xì dò miệng nối
mật ruột. Bên cạnh đó, theo Debray(5), chính sự
thay đổi lượng dịch qua ống dẫn lưu kèm
những bất thường về chức năng gan là dấu hiệu
chỉ điểm của tình trạng thải ghép sớm sau phẫu
thuật. 2/4 trường hợp xuất hiện thải ghép sớm
sau phẫu thuật trong nhóm của chúng tôi biểu
hiện bằng tình trạng tăng đột lượng dịch mất
qua ống dẫn lưu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 114
Hồi phục chức năng tạng ghép sau phẫu
thuật
Vì tính chất mô ghép khác nhau nên sự hồi
phục hoạt động sau ghép của quả thận mới
nhanh và hiệu quả hơn mảnh gan ghép. Thời
gian trung bình hồi phục chức năng thận là 2,7
ngày bao gồm các triệu chứng giảm lượng nước
tiểu về giá trị bình thường, ure, creatinin, ion đồ
máu, ion đồ niệu trong giới hạn bình thường và
siêu âm ghi nhận mạch máu chỗ nối hoạt động
tốt, tình trạng tưới máu nhu mô thận bình
thường. Các báo cáo của những nơi khác cũng
cho thấy thời gian hồi phục của thận ghép
nhanh chóng và thời gian điều trị tại hồi sức
cũng ngắn.
Trong khi đó, vì mảnh ghép gan là 1 phần
của thùy trái gan, chịu sự cắt ghép và khó khăn
trong kết nối mạch máu, đường mật, nên thời
gian mảnh ghép hoạt động với thông số bình
thường kéo dài hơn, trung bình là 4 ngày. Biểu
hiện của hoạt động tốt mảnh ghép bao gồm
giảm lượng dịch mất qua ống dẫn lưu, trẻ tình
táo, đi tiêu phân có màu vàng, phục hồi dinh
dưỡng qua đưởng tiêu hóa tốt, men gan,
bilirubin trong máu giảm dần, chức năng đông
máu, đường huyết, lactate, LDH trong giới hạn
bình thường, siêu âm ghi nhận lưu lượng máu
qua các chỗ nối mạch máu tốt. Trong nhóm
nghiên cứu của chúng tôi, có 1 trường hợp ngay
sau khi phẫu thuật, ghi nhận tình trạng kém
hoạt động miệng nối mạch máu do mảnh gan
ghép lớn so với thể tích bụng chèn ép vào mạch
máu nên phải phẫu thuật lại ngay để sửa chữa.
Báo cáo của tác giả Steven, tỉ lệ biến chứng
thuyên tắc mạch máu trong ghép gan ở trẻ em
(15 – 16%) cao hơn người lớn (5 – 7%)(2), nguyên
do sự khác biệt về kích thước mạch máu của trẻ
và của mô gan lấy từ người lớn. Theo Evans(1),
tần suất tai biến xì mật chiếm tỉ lệ 2 – 38% trong
ghép gan trẻ em, chủ yếu sau biến chứng thuyên
tắc mạch dẫn đến thiếu máu nuôi đường mật.
Trong 7 bệnh nhân nghiên cứu, chúng tôi ghi
nhận 2 trường hợp phải phẫu thuật lại vì biến
chứng xì đường mật xảy ra vào ngày thứ 5 và
thứ 7 sau phẫu thuật. Tuy nhiên chúng tôi
không ghi nhận được tình trạng thuyên tắc
mạch máu là nguyên nhân gây xì miệng nối
đường mật.
Thải ghép
Với sự phát triển các thuốc chống thải ghép
hiện nay, phản ứng thải ghép sớm được kiểm
soát rất tốt. Toàn bộ bệnh nhân ghép thận đều
không ghi nhận phản ứng thải ghép sớm những
ngày đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên ở những trẻ
ghép gan thì lại có đến 3 trẻ biểu hiện tình trạng
phản ứng mảnh ghép và có biểu hiện thải ghép
trên giải phẫu bệnh mô sinh thiết. Tuy nhiên với
các thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng như
Tacrolimus, Methylprednisolone, Cellcept,
chúng tôi đều kiểm soát tốt các phản ứng thải
ghép sớm.
Tình trạng nhiễm khuẩn
Biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát sau ghép
tạng là 1 trong những yếu tố được quan tâm vì
bản thân bệnh nhi trong 1 thời gian chờ ghép
cũng chịu nhiều đợt nhiễm khuẩn tái đi tái lại do
nằm viện lâu ngày, suy giảm khả năng miễn
dịch do suy gan, thận. Trải qua cuộc phẫu thuật
lớn kéo dài 8 – 10 giờ, tiếp theo là sử dụng thuốc
ức chế miễn dịch nên nguy cơ nhiễm khuẩn hậu
phẫu là rất cao. Debray cũng cho rằng nhiễm
khuẩn là nguyên nhân chính khiến cuộc ghép
thất bại, do đó việc phòng tránh nhiễm khuẩn và
điều trị nhiễm khuẩn sớm và hiệu quả quyết
định nhiều đến kêt quả cuối cùng của quá trình
hồi sức. Trong nhóm ghép thận có 3 trường hợp
nhiễm khuẩn tiểu sau ghép, còn trong ghép gan
có 3 trường hợp nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi
và viêm phúc mạc thứ phát. Tất cả đều được sử
dụng kháng sinh phổ rộng và kéo dài trung bình
15,2 ngày. Không ghi nhận trường hợp nhiễm
khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn do nhiễm
khuẩn bệnh viện.
KẾT LUẬN
Với thời gian 7 năm và 14 trường hợp được
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 115
ghép gan thận, trung bình mỗi năm có 1 trường
hợp ghép gan và 1 trường hợp ghép thận, thực
sự chưa đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân
nhưng qua đó chúng tôi cũng đúc kết được một
số kinh nghiệm trong hồi sức ghép cho trẻ em
nói riêng và cho cả chương trình ghép tạng nói
chung tại Việt Nam. Đó là những đóng góp của
đơn vị hồi sức ghép tạng trong quá trình hình
thành trung tâm ghép tạng nhi đầu tiên tại
thành phố Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Evans RA, Ruby ND, et al (1990). Biliary complications
following orthotopic liver transplantation. Clin Radiol;
41:190-194.
2. Stevens LH, Emond JC, et al (1992). Hepatic artery thrombosis
in infants. Transplantation; 53 (2): 396-399.
3. J.B. OTTE (2000). Indications et résultats de la transplantation
hépatique chez 395 adultes et 467 enfants âgés de 3 mois à 15
ans (1984-1998). Louvain Med; 119: 39-53.
4. Ettengerd R, Mageee JC, et al (2007). Pediatric
Transplantation in the United States, 1996–2005. American
Journal of Transplantation; 7 (2): 1339–1358
5. Debray D, Bernard O, et al (2009). Transplantation hépatique
chez l’enfant La Presse Médicale; 38 (9): 1299-1306.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_kinh_nghiem_trong_hoi_suc_ghep_gan_than_tre_em_tu_nguo.pdf