Kết luận
E-navigation đang được phát triển và triển khai
thử nghiệm ở một số quốc gia. Đến nay, nhiều tàu biển
và các cơ sở hạ tầng trên bờ đang dịch chuyển theo xu
hướng phát triển của e-navigation. Tuy nhiên, không
phải mọi tàu, mọi quốc gia đều có thể sắp xếp giống
nhau để thực hiện vì điều này là không bắt buộc. Cũng
có thể có nhiều tàu hiện có không đủ trang bị theo enavigation và khó có thể trang bị thêm vì các lợi ích
kinh tế. Do đó các tàu này khó có thể nhận hoặc truyền
đi các thông tin, dịch vụ trong e-navigation.
Trong bài báo này, các lợi ích mà e-navigation
mang lại đã được chỉ ra, đồng thời tác giả cũng tóm
tắt các xu hướng phát triển hiện nay của e-navigation
làm cơ sở, nền tảng cho các nhà hoạch định chính sách,
các chủ tàu, thuyền viên, các nhà nghiên cứu tìm hiểu.
E-navigation được kỳ vọng là sẽ tạo ra tác động tích
cực to lớn đối với ngành Hàng hải thế giới, rào cản
ngôn ngữ đối với hệ thống giao thông hàng hải (VTS)
và hệ thống thông tin liên lạc giữa các tàu sẽ giảm bớt
và thay thế bởi các thiết bị tinh vi, chính xác hơn, chất
lượng hơn. Kết hợp với phát triển năng lực kiểm soát
và hướng dẫn điều phối sẽ giảm đáng kể các vụ tai nạn
liên quan đến lỗi của con người
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những lợi ích của E-Navigation và xu hướng phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ - XÃ HỘI
96 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA E-NAVIGATION VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BENEFITS OF E-NAVIGATION AND DEVELOPMENT TRENDS
NGUYỄN MẠNH CƯỜNG, PHAN VĂN HƯNG*
Khoa Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
*Email liên hệ: phanvanhung@vimaru.edu.vn
Tóm tắt
Thế giới đang chuyển dịch mạnh mẽ theo công
nghệ số, e-navigation là nền tảng để phát triển
ngành vận tải biển dịch chuyển theo xu thế này.
Năm 2006, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) bắt
đầu phát triển khái niệm về e-navigation: “E-
navigation là sự thu thập, tích hợp, trao đổi, biểu
thị và phân tích thông tin hải sự trên tàu và trên
bờ được làm hài hòa bằng phương pháp điện tử
nhằm nâng cao hàng hải từ cầu cảng đến cầu cảng
và các dịch vụ liên quan đảm bảo an toàn, an ninh
trên biển và bảo vệ môi trường biển”. Trải qua
hơn 15 năm, chúng ta đã và đang chứng kiến
những hoạt động quan trọng về e-navigation, đặc
biệt về chuỗi cung ứng, kinh tế và môi trường điều
khiển. Xu hướng phát triển e-navigation cũng bị
tác động của các yếu tố như công nghệ mới, biến
đổi khí hậu, đại dịch COVID-19, rủi ro mạng và
vai trò của tự động hóa. Bài báo này sẽ làm sáng
tỏ các lợi ích của e-navigation, đồng thời phân
tích các xu hướng phát triển e-navigation trong
tương lai.
Từ khóa: E-navigation, lợi ích, xu hướng phát
triển.
Abstract
The world is changing strongly according to
digital technology, e-navigation is the foundation
for the development of the shipping industry to
move in this trend. In 2006, the International
Maritime Organization began to develop the
concept of e-navigation: "The harmonized
collection, integration, exchange, presentation
and analysis of marine information on board and
ashore by electronic means to enhance berth to
berth navigation and related services for safety
and security at sea and protection of the marine
environment"[1]. Over the past 15 years, we have
been seeing throught the important activities in e-
navigation, especially in economics, chain supply
and environmental directions. The trends in e-
navigation are also affected by various factors
such as new technologies, climate change, the
COVID-19 pandemic, cyber risks and the role of
automation. This article will shed light on the
benefits of e-navigation, while also analyzing the
development trends in e-navigation in the future.
Keywords: E-navigation, benefits, development
trends.
1. Mở đầu
Tại kỳ họp lần thứ 81 của Ủy ban An toàn Hàng
hải (MSC-81) vào tháng 12/2005, các quốc gia gồm
Anh, Mỹ, Nhật Bản, Nauy, Hà Lan, Marshall Islands
và Singapore, đã “đề nghị đưa e-navigation vào
chương trình làm việc của Tiểu ban An toàn Hàng hải
(NAV) và Tiểu ban Truyền thông vô tuyến và Tìm
kiếm Cứu nạn (COMSAR) nhằm phát triển tầm nhìn
chiến lược về việc áp dụng hài hòa các công cụ hàng
hải hiện có và các công cụ tương lai như các thiết bị
công nghệ” nhằm giảm các tai nạn hàng hải, các sai
sót thông qua việc xây dựng bộ các tiêu chuẩn cho một
hệ thống e-navigation để đảm bảo an toàn, an ninh và
phòng ngừa ô nhiễm môi trường. MSC đã thông qua
Nghị quyết MSC.81 (5/2006) chính thức đề cập khái
niệm e-navigation trong phần nội dung của Nghị
quyết. MSC đã phê chuẩn chiến lược e-navigation vào
tháng 11/2008, xây dựng kế hoạch thực hiện và đưa ra
định nghĩa e-navigation trong Nghị quyết MSC.85
như sau: “E-navigation là sự thu thập, tích hợp, trao
đổi, biểu thị và phân tích thông tin hải sự trên tàu và
trên bờ được làm hài hòa bằng phương pháp điện tử
nhằm nâng cao hàng hải từ cầu cảng đến cầu cảng và
các dịch vụ liên quan đảm bảo an toàn, an ninh trên
biển và bảo vệ môi trường biển” [1,2]. Đến năm 2009,
Ủy ban an toàn hàng hải - MSC của IMO đã phê chuẩn
“đề xuất về một sáng kiến phối hợp để tiếp cận việc
thực hiện chiến lược e-navigation”.
Tại khóa họp lần thứ 57 của Tiểu ban An toàn Hàng
hải (NAV 57) ngày 10/6/2011, Tổng Thư ký IMO đã
khẳng định rằng "Các nghiên cứu chuyên sâu đang tiếp
tục phát triển và đang thực hiện một chiến lược toàn cầu
về e-navigation. Điều quan trọng là không đi chệch tầm
nhìn của mục tiêu đang theo đuổi, nhằm góp phần đáp
KINH TẾ - XÃ HỘI
97 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
ứng nhu cầu hàng hải an toàn và hiệu quả cho ngành
giao thông vận tải của thế kỷ 21"[3].
Năm 2013, đã giải quyết được những khác biệt
trong mối liên kết chung và sự phân tích rủi ro chi phí-
lợi ích, trên cơ sở đó MSC đã chuyển sang hoàn thiện
Kế hoạch Thực thi Chiến lược e-navigation viết tắt là
SIP (e-navigation Strategy Implementation Plan) tại
Nghị quyết MSC.94 (11/2014) [4]. SIP được cập nhật
lần thứ nhất vào ngày 25/5/2018 tại MSC.1/Circ.1595.
Cách thức hoạt động của e-navigation sẽ bao gồm các
hệ thống hàng hải được tích hợp các bộ cảm biến của
tàu, hỗ trợ thông tin, giao diện tiêu chuẩn và một hệ
thống toàn diện để quản lý vùng cảnh báo và an toàn
thông qua sự tham gia tích cực của các sĩ quan hàng
hải trên buồng lái để dẫn tàu an toàn và hiệu quả nhất.
Đồng thời, e-Navigation sẽ nâng cao năng lực quản lý
giao thông hàng hải và các dịch vụ liên quan thông
qua điều tiết, phối hợp và trao đổi dữ liệu chi tiết theo
thời gian thực giữa tàu và bờ trong hoạt động hỗ trợ
cho các tàu một cách an toàn và hiệu quả (Hình 1).
Trong vài năm trở lại đây, đã có nhiều quốc gia
triển khai các dịch vụ e-navigation như chương trình
SMART- Navigation tại Hàn Quốc (Hình 2), liên minh
e-navigation tại tuyến luồng Singapore và Malaca,
Smart MCP tại Đan Mạnh, Navelink tại Thụy Điển,
Mỹ, Úc, Đức, Nhật Bản [5], Việt Nam là quốc gia ven
biển, có đội tàu vận tải biển đứng thứ 4 trong khu vực
Đông Nam Á không thể đứng ngoài xu hướng chung
của ngành công nghiệp hàng hải thế giới.
Vì vậy, bài báo này sẽ đi phân tích làm sáng tỏ các
lợi ích mà e-navigation mang lại, cũng như xu hướng
phát triển hiện nay về e-navigation. Nghiên cứu này
sẽ là nền tảng để Việt Nam nghiên cứu triển khai các
dịch vụ số trong ngành Hàng hải theo xu hướng chung
của thế giới.
2. Lợi ích của e-navigation
Khi bàn đến các tác động tích cực của e-navigation,
nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều lợi ích khi triển
khai e-navigation mang lại đối với quốc gia ven biển,
cảng biển và tàu biển. Trong bài viết này nhóm tác giả
sẽ trình bày 5 lợi ích chính mà e-navigation mang lại
như sau.
Một là, e-navigation giúp cải thiện an toàn thông
qua việc thúc đẩy các tiêu chuẩn về an toàn hàng hải.
Thuyền viên và các lực lượng kiểm soát hoạt động của
tàu biển tại khu vực cảng, luồng hàng hải có thể lựa
chọn thông tin rõ ràng cập nhật theo thời gian thực của
các tình huống thực tế để cải thiện hỗ trợ ra quyết định;
Giảm thiểu sai sót của con người thông qua việc cung
cấp các chỉ báo, cảnh báo tự động và các phương pháp
an toàn cho sự cố; Cải thiện phạm vi phủ sóng và tính
sẵn có của hải đồ điện tử chất lượng đồng nhất (ENC);
Giới thiệu thiết bị tiêu chuẩn hóa với tùy chọn S-Mode,
nhưng không hạn chế khả năng đổi mới của nhà sản
xuất; Nâng cao khả năng phục hồi của hệ thống định vị,
dẫn đến cải thiện độ tin cậy và tính toàn vẹn; Tích hợp
tốt hơn các hệ thống trên tàu và trên bờ, dẫn đến việc
sử dụng tốt hơn tất cả các nguồn nhân lực.
Hai là, môi trường được bảo vệ tốt hơn. Cải thiện
an toàn hàng hải như trên, do đó giảm nguy cơ đâm va
và mắc cạn, cũng như các sự cố tràn và ô nhiễm khác;
Giảm lượng khí thải bằng cách sử dụng các tuyến
đường và tốc độ tối ưu; Nâng cao khả năng và năng
lực trong việc ứng phó và xử lý trong các trường hợp
khẩn cấp, chẳng hạn như sự cố tràn dầu.
Ba là, e-navigation giúp tăng cường an ninh trong
hoạt động hàng hải. Thực hiện chế độ hoạt động tĩnh
cho việc theo dõi và miền giám sát của các bên liên
quan trên bờ.
Bốn là, nâng cao hiệu quả khai thác tàu và giảm
giá cước vận tải. Tiêu chuẩn hóa toàn cầu và cách thức
phê duyệt thiết bị được tăng cường bởi quy trình quản
Hình 2. Mô hình SMART-Navigation tại Hàn Quốc
Hình 1. Cấu hình công nghệ và pháp lý của e-
navigation
KINH TẾ - XÃ HỘI
98 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
lý thay đổi 'theo dõi nhanh' (các tiêu chuẩn kỹ thuật
cho thiết bị); Các thủ tục báo cáo tự động và chuẩn
hóa, giúp giảm chi phí quản lý; Cải thiện hiệu quả hoạt
động của buồng lái, cho phép sĩ qua trực ca tiết kiệm
tối đa thời gian để quan sát đúng cách và áp dụng các
phương pháp hay hiện có, chẳng hạn như sử dụng
nhiều phương pháp để xác định vị trí của tàu; Tích hợp
các hệ thống đã có sẵn, thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả
và chặt chẽ các thiết bị mới đáp ứng mọi yêu cầu của
người sử dụng.
Năm là, nâng cao quản lý nguồn nhân lực. Nâng
cao kinh nghiệm và vị thế của đội tàu. Những tác động
tích cực của việc áp dụng e-navigation càng được gia
tăng nhờ việc loại bỏ các lỗi của con người. Quá trình
này diễn ra bằng điện tử, đảm bảo hiệu quả đầu ra. Các
dịch vụ của con người đôi khi dễ xảy ra sai sót, điều
này có thể làm cho các hoạt động vô ích. Việc xem xét
thực tế này có thể cung cấp bằng chứng về các chi phí
thương vong không thể lường trước được nhờ e-
navigation. Điều này làm giảm thiểu khả năng xảy ra
lỗi do con người khi cập nhật thông tin trên tàu; và
cung cấp thông tin không chính xác cho nhân viên trên
bờ hoặc trên các tàu khác.
Để minh họa, các tình huống sau đây cung cấp các
tác động hữu hình hơn của việc sử dụng thông tin
không chính xác trong quá trình hàng hải. Lấy ví dụ
một cảng đang chuẩn bị tiếp nhận tàu. Nếu các nhân
viên tại cảng nhận được thông tin không chính xác,
cảng hoặc các dịch vụ khác có thể chưa sẵn sàng cho
tàu đến, điều này có thể dẫn đến tình trạng không an
toàn hoặc hướng dẫn đến không phù hợp có thể dẫn
đến thảm họa. Ví dụ, nếu tàu gửi thông tin về mớn
nước của nó cho thấy tàu ở độ sâu thấp hơn mức bình
thường, thì Hoa tiêu hoặc VTS có thể thông báo cho
tàu sử dụng kênh không phù hợp với tàu. Nếu khu vực
đó có chất đáy là đá, thì điều này có thể dẫn đến hư
hỏng vỏ tàu, ô nhiễm và tính mạng sức khỏe. Tương
tự như vậy, nếu thông tin cũ được sử dụng vì một
thuyền viên không biết về thông tin cập nhật, các hành
động tiếp theo của tàu có thể không thích hợp, do đó
tàu có thể rơi vào trạng thái nguy hiểm và gây ra nguy
hiểm cho các tàu khác và cầu cảng.
Vì vậy, các thông tin được cung cấp cần được cập
nhật theo thời gian thực và được đăng ký theo các thiết
bị qua thiết bị nên sẽ loại bỏ được khả năng sai sót và
hiểu sai, thông tin sẽ kịp thời, hiệu quả và đáng tin cậy
trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, e-navigation mới
chỉ khoanh vùng triển khai đối với các tàu thuộc
SOLAS, điều này có thể dẫn đến nguy cơ mất cân
bằng về chất lượng thông tin và quy trình sử dụng giữa
các tàu gần nhau. Cho nên, khi triển khai e-navigation,
cần triển khai đồng bộ cho các tàu với chất lượng
thông tin như nhau, tất cả các tàu ven biển cần được
triển khai e-navigation, tuy nhiên nhân sự để triển khai
đối với các tàu dịch vụ tại cảng, các tàu thủy nội địa
sẽ là một rào cản đáng kể đòi hỏi phải có các nghiên
cứu và thử nhiệm để triển khai.
3. Xu hướng phát triển e-navigation
Khi triển khai e-navigation phải đảm bảo rằng tất
cả những người sử dụng được tiếp cận một tiêu chuẩn
dịch vụ chung mà không phải trả chi phí lớn cho các
tàu, đặc biệt là hàng triệu tàu nhỏ trên toàn cầu. Hiện
tại, e-navigation chỉ đáp ứng một số lượng nhỏ người
dùng chịu trách nhiệm về thương mại của thế giới và
sử dụng các tàu rất lớn, tinh vi. Do đó, cộng đồng có
trách nhiệm cung cấp khả năng kết nối mạng để đảm
bảo rằng các tàu có thể chia sẻ thông tin hiện đại mà
các tàu tuân thủ e-navigation được hưởng. Mặc dù
không phải tất cả thông tin đều cần thiết cho các tàu
không thuộc SOLAS, nhưng cũng phải xem xét rủi ro
như mắc cạn hoặc va chạm có thể xảy ra nếu các tàu
không được trang bị e-navigation một cách công bằng.
Hơn nữa, phải đào tạo để người vận hành phải có các
kỹ năng, kỹ thuật thích hợp khi vận hành; làm quen và
kiến thức để quản lý thông tin. Cần lưu ý rằng điều
quan trọng là con người luôn là trung tâm trong việc
đưa ra quyết định. Máy móc, thiết bị được sử dụng để
xử lý nhiều dữ liệu/thông tin nhanh chóng và không
có lỗi. Nhưng khi cần đến sự phán đoán, kinh nghiệm
và “cảm nhận bản thân” thì yếu tố con người là tối
quan trọng. Rút kinh nghiệm từ một số vụ tai nạn cho
thấy càng tự động hóa, con người càng phải được đào
tạo bài bản để thực hiện. Yếu tố con người cần có hiểu
biết, phát triển về mức độ tự động hóa và có khả năng
hiểu các quy trình tự động hóa.
Việc triển khai e-navigation phải là một quá trình
tiến hóa khác với cuộc cách mạng. Cần có các tiêu
chuẩn và quy định, các tiêu chuẩn và cấu trúc dữ liệu
hiện có nên được sử dụng trong các trường thử nghiệm.
Lấy người sử dụng làm trung tâm chỉ định quan trọng
để đảm bảo sự thành công của e-navigation cả trên tàu
và trên bờ. Một lộ trình thực hiện các giải pháp được
đề xuất thêm trong tương lai nên được phát triển như
một phần của Kế hoạch Thực hiện Chiến lược (SIP).
Các lợi ích thương mại cho toàn bộ chuỗi cung ứng
được coi là động lực chính cho sự phát triển của e-
navigation. Triển khai e-navigation sẽ giảm bớt khối
lượng công việc của người hàng hải bằng cách tự động
hóa các công việc hàng ngày, cho phép người sỹ quan
hàng hải tập trung vào nhận thức tình huống và nhiệm
vụ chính là hàng hải. Rủi ro về các vấn đề an ninh
KINH TẾ - XÃ HỘI
99 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
mạng cần được xem xét trong việc triển khai e-
navigation. Những người tham gia cho rằng khái niệm
Đám mây Hàng hải (MCP) có thể hỗ trợ cơ sở hạ tầng
ban hành và các thử nghiệm đang được tiến hành. Cần
xác định các trường hợp kinh doanh, thương mại đáng
tin cậy để e-navigation giải quyết lợi ích của các bên
liên quan. Kết nối và chia sẻ dữ liệu sẽ là những yếu
tố chính của bất kỳ giải pháp e-navigation nào trong
tương lai.
Xu hướng phát triển e-navigation hiện nay (hình
3) được thể hiện thông qua S-mode, an ninh mạng
(Cybersecurity), vạn vật kết nối (IoT), MASS, MRN,
MASSPort, nền tảng kết nối hàng hải, công nghệ
blockchain, drones, các dịch vụ hàng hải,...
Khái niệm về chế độ tiêu chuẩn “S-mode” lần đầu
được đề xuất tới IMO bởi Viện hàng hải vào năm 2010.
S-Mode sử dụng bản trình bày tiêu chuẩn, menu và
giao diện tiêu chuẩn e-navigation tích hợp để hiển thị
mặc định trong hệ thống đề xuất, hoặc sử dụng các cài
đặt của người sử dụng được lưu trong hệ thống. Vì vậy,
IMO đã đề xuất S-mode trong tài liệu NAV 59/6 Phụ
lục 1, đặc biệt là RCO3. Ngoài ra, S-Mode được thiết
kế trên các hệ thống phức tạp trên tàu để đảm bảo rằng
một người hàng hải không bị quá tải.
Theo sửa đổi của Ủy ban An toàn Hàng hải IMO
(MSC-98): “An ninh mạng được định nghĩa là phạm
vi của các quy trình công nghệ thông tin nhằm bảo vệ
dữ liệu được truyền qua Internet và để chống lại mối
đe dọa cài đặt phần mềm độc hại chương trình”[5].
MASSPorts, là một mạng lưới được hình thành bởi
các quốc gia và tổ chức có cùng chí hướng để giải
quyết các thách thức và đạt được sự thống nhất các
tiêu chuẩn sử dụng cho các thử nghiệm và khai thác
MASS tại các cảng. MASS được IMO định nghĩa là
tàu thủy có thể hoạt động độc lập với sự tương tác của
con người ở mức độ khác nhau [6,7].
E-navigation sẽ có nghĩa là có khả năng tiếp cận
nhiều thông tin. Đây có thể là lợi ích và cũng là nguy
cơ. Nếu thông tin này dẫn đến quá tải, thì e-navigation
thực sự có thể dẫn đến tai nạn.
S-mode có thể được thực hiện khi người điều
khiển bị lấn át bởi thông tin, cho phép người điều
khiển loại bỏ thông tin lộn xộn không cần thiết, cấp
quyền truy cập vào thông tin chuyên gia hoặc đặt hệ
thống trở thành cấu hình ưa thích của họ.
E-navigation phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng định
tuyến và giao tiếp phức tạp có thể có hoặc không bao
gồm dữ liệu lớn hoặc đám mây. Tuy nhiên, các dịch
vụ truyền thông, đám mây và tài nguyên dữ liệu lớn
đều có thể bị lỗi vào lúc này hay lúc khác. E-
navigation phải được xem xét trong bối cảnh tương tự
[8]. Làm thế nào một người hàng hải có thể cung cấp
thông tin để tiếp tục với nhu cầu hoạt động của mình?
Vì vậy để đảm bảo “Chế độ an toàn” cần lưu ý:
a. Thiết bị hoặc dịch vụ phụ thuộc vào e-
navigation phải cung cấp cảnh báo cho người hàng hải
ngay lập tức nếu hệ thống bị xâm phạm, bất kể lỗi đó
có thể xảy ra ở đâu.
b. Cung cấp các dự phòng của dịch vụ e-navigation
phải có sẵn cho tất cả các tàu thuyền và các tác nhân
trên bờ vào thời điểm cần cập nhật thông tin.
c. Tất cả các tàu (SOLAS và không thuộc SOLAS)
phải được thông báo ngay lập tức khi phát hiện hỏng
hóc và nếu có sẵn nguồn thông tin thay thế.
d. Các biện pháp để bù đắp sự mất cân bằng của
các tàu tuân thủ e-navigation và không e-navigation
phải đảm bảo nâng cao an toàn tính mạng cho cộng
đồng.
4. Kết luận
E-navigation đang được phát triển và triển khai
thử nghiệm ở một số quốc gia. Đến nay, nhiều tàu biển
và các cơ sở hạ tầng trên bờ đang dịch chuyển theo xu
hướng phát triển của e-navigation. Tuy nhiên, không
phải mọi tàu, mọi quốc gia đều có thể sắp xếp giống
nhau để thực hiện vì điều này là không bắt buộc. Cũng
có thể có nhiều tàu hiện có không đủ trang bị theo e-
navigation và khó có thể trang bị thêm vì các lợi ích
kinh tế. Do đó các tàu này khó có thể nhận hoặc truyền
đi các thông tin, dịch vụ trong e-navigation.
Trong bài báo này, các lợi ích mà e-navigation
mang lại đã được chỉ ra, đồng thời tác giả cũng tóm
tắt các xu hướng phát triển hiện nay của e-navigation
làm cơ sở, nền tảng cho các nhà hoạch định chính sách,
các chủ tàu, thuyền viên, các nhà nghiên cứu tìm hiểu.
E-navigation được kỳ vọng là sẽ tạo ra tác động tích
cực to lớn đối với ngành Hàng hải thế giới, rào cản
ngôn ngữ đối với hệ thống giao thông hàng hải (VTS)
và hệ thống thông tin liên lạc giữa các tàu sẽ giảm bớt
Hình 3. Xu hướng phát triển e-navigation
KINH TẾ - XÃ HỘI
100 SỐ 65 (01-2021)
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
và thay thế bởi các thiết bị tinh vi, chính xác hơn, chất
lượng hơn. Kết hợp với phát triển năng lực kiểm soát
và hướng dẫn điều phối sẽ giảm đáng kể các vụ tai nạn
liên quan đến lỗi của con người.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam trong đề tài mã số: DT20-21.06.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] IMO. Report of the Maritime Safety Committee on
its eight-five session (MSC 85/26/Add.1). Annex
20. Strategy for the development and
implementation of an e-navigation, London:
Author. 2008
[2] Tiếu Văn Kinh. E-navigation là gì? Tạp chí Khoa
học Công nghệ Hàng hải, Số 47 (8/2016), tr.03-11.
2016.
[3] IALA. ACCSEAS E-navigation Architecture
Report, ENAV17-10.4.2, pp.3-4. 2015.
aism.org/content/uploads/2016/08/
accseas_e_navigation_architecture_report_v1.pdf
[4] NMTRI. “The role of digital communication
technology in e-Navigation”, Norwegian Marine
Technology Research Institute, 2009.
[5] John Erik Hagen - Regional Director NCA,
“Bringing e-navigation into the Straits and the
Marine Electronic Highway”, Singapore Maritime
Technology Conference, 2015.
[6] IMO. Resolution MSC.428 (98) - Maritime Cyber
Risk Management in Safety Management Systems.
The Maritime Safety Committee, 98th session,
London. June 2017.
[7] IMO. MSC.1/Circ.1604:Interim Guidelines for
MASS TRIALS. London. 14 June 2019.
[8] IMO. Draft report of the Facilitation Committee
on its forty-first session (FAL41/WP.1). London:
Author. 2017.
Ngày nhận bài: 09/12/2020
Ngày nhận bản sửa: 07/01/2021
Ngày duyệt đăng: 18/01/2021
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_loi_ich_cua_e_navigation_va_xu_huong_phat_trien.pdf