Một số khuyến nghị chính sách phát triển
công nghiệp hỗ trợ
- Về nâng cao trình độ công nghệ của công nghiệp
hỗ trợ, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí
để doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ phục vụ
sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; thành lập các
trung tâm phát triển chuyên sâu về công nghiệp hỗ
trợ, giúp tư vấn kỹ thuật cần thiết cho doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ; có chính sách gắn ưu đãi cho
các doanh nghiệp FDI với cam kết chuyển giao công
nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt
Nam.
- Về kết nối công nghiệp hỗ trợ nội địa với FDI,
Nhà nước cần có chính sách gắn ưu đãi cho FDI
với cam kết tỷ lệ nội địa hóa hoặc tỷ lệ mua sắm
hàng hóa trung gian trong nước. Các tổ chức khuyến
công và Hiệp hội ngành nghề cần vươn lên làm đầu
mối liên kết cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;
thường xuyên tổ chức các hội chợ công nghệ, triển
lãm, hội thảo về công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng cơ
sở dữ liệu và website về danh mục các doanh nghiệp
và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để kết nối thông tin.
- Về phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc nâng
cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao
đẳng, trung học và dạy nghề, Nhà nước cần có chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư cho
nguồn nhân lực; hợp tác với các đối tác nước ngoài
trong một số chương trình đào tạo nguồn nhân lực
cho công nghiệp hỗ trợ.
- Về vốn kinh doanh, Nhà nước cần có chính sách
hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi dành cho công nghiệp hỗ trợ,
giảm 50% lãi suất và đầu tư hình thành một số khu,
cụm công nghiệp hỗ trợ ở một số lĩnh vực chủ yếu;
hỗ trợ tài chính cho công nghiệp hỗ trợ từ quỹ khuyến
công, quỹ phát triển khoa học - công nghệ.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ: Bằng chứng từ thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 243 tháng 9/2017 80
Ngày nhận: 16/4/2017
Ngày nhận bản sửa: 24/7/2017
Ngày duyệt đăng: 25/8/2017
1. Giới thiệu
Kể từ khi đổi mới kinh tế 1986, Việt Nam đã đạt
tăng trưởng cao trên thế giới với động lực phát triển
là ngành công nghiệp (Berry, 2002 trích dẫn trong
Tuan & Mai, 2012). Tuy nhiên, Porter (1990) cho
rằng, các ngành công nghiệp liên kết và hỗ trợ là
một trong 4 yếu tố hình thành lợi thế cạnh tranh của
ngành sản xuất hoặc quốc gia. Công nghiệp hỗ trợ
chậm phát triển làm môi truờng thu hút FDI kém
hấp dẫn, nhất là trong ngành máy móc, thiết bị vì
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ các ngành này chiếm
~70% giá thành; cao hơn nhiều so với chi phí lao
động rẻ ở Việt Nam (Mori, 2005).
Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế cả
nước với 21,3% GDP, 27,9% giá trị sản xuất công
nghiệp, 34,9% dự án FDI, 40% kim ngạch xuất khẩu
và 29,38% thu ngân sách cả nước. Từ trước 1975,
Thành phố Hồ Chí Minh đã có công nghiệp hỗ trợ
và hiện nay đang phát triển ở nhiều lĩnh vực: điện tử,
da giầy, dệt may, cơ khí, xe máy (Viện nghiên cứu
chiến lược và chính sách công nghiệp - IPSA, 2010).
Tuy vậy, công nghiệp hỗ trợ ở Thành phố Hồ Chí
Minh chỉ mới ở giai đoạn đầu với các ngành thâm
dụng lao động và kỹ thuật đơn giản như da giày, xe
máy, điện gia dụng, điện công nghiệp, cơ khí đơn
giản, dệt may; còn các ngành công nghệ phức tạp
như thiết bị điện tử nghe nhìn, máy công nghiệp,
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ:
BẰNG CHỨNG TỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hồ Quế Hậu
Email: hoquehau57@yahoo.com.vn
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp
hỗ trợ với bằng chứng từ thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu thứ
cấp được kết hợp với một khảo sát định lượng tại 312 doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy có sáu nhân tố quan trọng để phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: (i) trình độ công
nghệ tiên tiến, (ii) chất lượng sản phẩm tốt(iii) sự liên kết chặt chẽ với các đối tác, trong đó quan
trọng nhất là với các doanh nghiệp FDI (iv) năng lực quản lý tốt; (v) Chất lượng lao động cao
và (vi) khả năng vay vốn ngân hàng.
Từ khóa: Doanh nghiệp, công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Factors affecting the development of supporting industry: Evidence from Ho Chi Minh city
Abstract:
This paper aims at identifying the factors that affect the development of supporting industries
with evidence from Ho Chi Minh city. This study employs the secondary data in combination
with primary data collected from a survey of 312 enterprises. The findings show that there are
six important factors for development of supporting industry enterprises, including: (i)The level
of advanced technology; (ii) good quality of products; (iii) the close linkage with partners,
especially with FDI enterprises; (iv) good management capacity; (v) high quality labor; and (vi)
ability to borrow money from banks.
Keywords: Enterprise; Ho Chi Minh City; industry; supporting industry.
Số 243 tháng 9/2017 81
ô tô kém phát triển, chỉ đáp ứng 10% nhu cầu của
các nhà sản xuất chính sản xuất thành phẩm cuối
cùng (Nguyễn Văn Sáng, 2015); vì vậy, đã hạn chế
khả năng thu hút các nhà lắp ráp FDI, vì sự tốn kém
và mất thời gian tìm nguồn cung cấp địa phương
(Ohno, 2007).
Sức cạnh tranh của công nghiệp hỗ trợ ở Thành
phố Hồ Chí Minh chưa cao do năng suất thấp, giá
thành cao, chất lượng không ổn định; thiếu các cơ
sở sản xuất vật liệu cơ bản như sắt, thép, nguyên liệu
nhựa, cao su kỹ thuật, hoá chất cơ bản; dung lượng
thị trường nhỏ, chưa đủ quy mô cho hiệu quả kinh
tế. Chính sách về công nghiệp hỗ trợ của nhà nước
chưa đủ mạnh; thiếu liên kết giữa nhà sản sản xuất
chính với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, giữa các
nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ với nhau và giữa
công nghiệp hỗ trợ nội địa với doanh nghiệp FDI
(IPSA, 2010).
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công nghiệp hỗ
trợ ở Việt Nam như: Mori (2005), HoàngVăn Châu
(2010), Hà Thị Hương Lan (2014), hoặc các nghiên
cứu về công nghiệp hỗ trợ ở thành phố Hồ Chí Minh
như: IPSA (2010), Võ Thanh Thư & Nguyễn Ðông
Phong (2014), Nguyễn Văn Sáng (2015) đã phân
tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát
triển công nghiệp hỗ trợ. Đáng chú ý, đã có những
nghiên cứu thực nghiệm kiểm định những nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ
như: Phan Văn Hùng (2014) trong ngành xây dựng
và Luu Tien Dung & Nguyen Minh Quan (2014) với
bằng chứng ở Đồng Nai nhưng cần bổ sung các biến
độc lập cho mô hình nghiên cứu và sửa đổi các mục
hỏi (items) cho phù hợp với ngành công nghiệp hỗ
trợ trong một nước đang phát triển như Việt Nam vì:
(i) đại bộ phận doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là
vừa và nhỏ nên có sự lệch pha về nhận thức, trình
độ trong “Năng lực quản lý” với các nhà sản xuất
chính FDI; (ii) Cơ cấu công nghiệp còn thiếu những
ngành sản xuất các nguyên, vật liệu cơ bản làm ảnh
hưởng đến“chất lượng hàng hóa đầu vào”cho công
nghiệp hỗ trợ; (iii) “Năng lực của doanh nghiệp sản
xuất chính” đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ
trợ là rất quan trọng cho phát triển bền vững công
nghiệp hỗ trợ.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên
cứu này được thực hiện nhằm (i) Phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ và (ii) kiểm
định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công
nghiệp hỗ trợ với bằng chứng từ thành phố Hồ Chí
Minh. Để đạt được mục tiêu trên, sau đây sẽ trình
bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu; tiếp đến
mô tả phương pháp nghiên cứu; phần tiếp theo trình
bày kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị chính
sách.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ
Thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” được sử dụng rộng
rãi ở Đông Á. Ngành công nghiệp hỗ trợ gồm các
nhà sản xuất các đầu vào là hàng hóa trung gian cho
sản xuất sản phẩm cuối cùng (Mori, 2005). Với Hoa
Kỳ, “công nghiệp hỗ trợ là ngành cung cấp nguyên
vật liệu, linh kiện hoặc thực hiện hỗ trợ sản xuất các
nguyên vật liệu và linh kiện đó, phục vụ việc lắp
ráp các sản phẩm cuối cùng” (Nguyen, 2006). Theo
Chính phủ Việt Nam (2015), “công nghiệp hỗ trợ
là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật
liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản sản
xuất sản phẩm hoàn chỉnh”. Tuy nhiên, theo Mạnh
Đức (2015) về thực chất, công nghiệp hỗ trợ không
phải là ngành công nghiệp “phụ trợ” hay “hỗ trợ”,
mà là ngành xương sống của nền công nghiệp quốc
gia. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, công nghiệp
không phát triển được và thu hút vốn đầu tư FDI sẽ
hạn chế nếu không có ngành công nghiệp hỗ trợ,
bởi nó sẽ quyết định giá thành sản phẩm, giá trị gia
tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng
(Mori, 2005).
2.1.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của công
nghiệp hỗ trợ
Có nhiều tiêu chí để đánh giá sự phát triển công
nghiệp hỗ trợ như: “tốc độ tăng trưởng sản lượng”
(GDP), “tốc độ tăng giá trị gia tăng” (VA) hoặc
“tốc độ tăng năng suất các yếu tố tổng hợp” (TFP)
(Phan Văn Hùng, 2014); “số lượng doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ”, “quy mô trung bình một doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ” (IPSA, 2010). Các tiêu
chí này thường được sử dụng để đo lường sự phát
triển của các ngành công nghiệp thông thường
nhưng với công nghiệp hỗ trợ, các tiêu chí đó chưa
phản ánh chính xác quy mô phát triển thông qua
mức cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các
nhà sản xuất chính.
Tiêu chí “tỷ lệ nội địa hóa” được tính bằng tỷ lệ
% giá trị sản xuất có nguồn gốc trong nước (nội địa
và FDI) so với giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, “tỷ lệ
nội địa hóa” lại bao gồm giá trị của những khâu gia
công và sản phẩm trung gian tự làm của nhà sản xuất
Số 243 tháng 9/2017 82
chính, không được tính là sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ, nên chưa phản ánh chính xác quy mô phát triển
công nghiệp hỗ trợ.
Theo Mori (2005), sự phát triển của công nghiệp
hỗ trợ thể hiện bằng tiêu chí “tỷ lệ mua sắm hàng
hóa trung gian trong nước” được đo bằng tỷ lệ %
giá trị sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho
nhà sản xuất chính từ các doanh nghiệp công nghiệp
hỗ trợ trong nước so với tổng giá trị sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ kể cả phần nhập khẩu. Vì vậy, nó phản
ánh rõ ràng, chính xác nhất mức độ, quy mô phát
triển công nghiệp hỗ trợ.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
công nghiệp hỗ trợ
“Trình độ công nghệ” là nhân tố quan trọng nhất
cho sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ vì các nhà
sản sản xuất chính thường là các doanh nghiệp lớn
có thương hiệu hoặc doanh nghiệp đa quốc gia nên
yêu cầu chất lượng và trình độ chính xác cao để lắp
ráp sản phẩm cuối cùng. “Dung lượng thị trường và
khả năng tiêu thụ” phải đảm bảo quy mô tối thiểu
mới mang lại hiệu quả cho nhà sản xuất công nghiệp
hỗ trợ theo quy luật hiệu quả kinh tế theo quy mô
(Mori, 2005; Phạm Hồng Chương, 2011). “Chất
lượng lao động” cao chứ không phải máy móc mới
là điều thiết yếu để bảo đảm chất lượng sản phẩm
và chi phí sản xuất thấp có tính cạnh tranh cho công
nghiệp hỗ trợ (Mori, 2005).
Bảo đảm tài chính ảnh hưởng quan trọng đến công
nghiệp hỗ trợ vì nó đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị
hơn công nghiệp lắp ráp (Thuy, 2007; Võ Thanh
Thư & Nguyễn Ðông Phong, 2014). Tuy nhiên, “khả
năng vay vốn ngân hàng” mới là bằng chứng cho
sự bảo đảm nguồn vốn kinh doanh vì doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ thường là vừa và nhỏ, luôn thiếu
vốn tự có. “Quan hệ liên kết với đối tác” trong đó
có trao đổi thông tin và liên kết sản xuất giữa công
nghiệp hỗ trợ nội địa với nhà sản xuất chính FDI
phải rất chặt chẽ vì sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
thường được sản xuất theo thiết kế của nhà sản xuất
chính, có tính chuyên biệt cao, không thể tiêu thụ
trên thị trường mở (Ohno, 2007; Luu Tien Dung &
Nguyen Minh Quan, 2014).
“Chất lượng sản phẩm” tốt cùng với giá cả hợp
lý và giao hàng đúng hẹn quyết định khả năng cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (Ohno, 2007;
Hình 1: Mô hình nghiên cứu sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ
6
2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ dựa vào
khung lý thuyết của Mori (2005), Ohno (2007) và các tác giả khác. So ới nghiên cứu định lượng của
Phan Vă Hùng (2014) và Luu Tien Dung & Nguyen Minh Quan (2014), sự khác biệt l việc sử dụng
biến phụ thuộc “tỷ lệ mua sắm hàng hóa trung gian trong nước” (MSTN) từ đề xuất của Mori (2005) và
bổ sung thêm các biến độc lập: “Năng lực quản lý”(NLQL), “chất lượng hàng hóa đầu vào”(CLĐV) và
“Nă g lực khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất chính”(NLKH ) (hình 1).
Mô hình hồi quy được xác định như sau:
MSTNi= β0+β1TĐCNi+β2CLSPi+β3QHĐT+β4DLTTi+β5CLLĐi+β6CLĐVi+β7NLQLi+β8VVNHi
+β9NLKH+εi.
Với i là doanh nghiệp thứ i và εi là phần dư của mô hình.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ
Sự phát triển của
Công nghiệp hỗ trợ
Tỷ lệ mua sắm hàng hóa
trung gian trong nước (MSTN)
Năng lực quản lý (NLQL)
Chất lượng sản phẩm (CLSP)
Trình độ công nghệ (TĐCN)
Dung lượng thị trường
và khả năng tiêu thụ sản phẩm
Chất lượng vật tư đầu vào (CLĐV)
Quan hệ liên kết với đối tác (QHĐT)
Chất lượng lao động (CLLĐ)
Năng lực của khách hàng là
doanh nghiệp sản xuất chính (NLKH)
Khả năng vay vốn ngân hàng (VVNH)
Nguồn: Khái quát của tác giả
Số 243 tháng 9/2017 83
Mori, 2005). “Năng lực quản lý” giúp công nghiệp
hỗ trợ giành được uy tín và sự liên kết chặt chẽ với
nhà sản xuất chính (IPSA, 2010; Ohno, 2007). “Năng
lực của doanh nghiệp sản xuất chính” là sự bảo đảm
thị trường tiêu thụ ổn định, chuyển giao công nghệ
cho công nghiệp hỗ trợ phát triển bền vững (Mori,
2005). “Chất lượng vật tư đầu vào” được cung cấp
từ các ngành sản xuất nguyên, vật liệu cơ bản sẽ bảo
đảm chất lượng và giảm chi phí sản xuất sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ (Hà Thị Hương Lan, 2014).
2.2. Mô hình nghiên cứu, các biến, đo lường và
kỳ vọng
2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ dựa vào
khung lý thuyết của Mori (2005), Ohno (2007) và
các tác giả khác. So với nghiên cứu định lượng của
Phan Văn Hùng (2014) và Luu Tien Dung & Nguyen
Minh Quan (2014), sự khác biệt là việc sử dụng
biến phụ thuộc “tỷ lệ mua sắm hàng hóa trung gian
trong nước” (MSTN) từ đề xuất của Mori (2005)
và bổ sung thêm các biến độc lập: “Năng lực quản
lý”(NLQL), “chất lượng hàng hóa đầu vào”(CLĐV)
và “Năng lực khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp
sản xuất chính”(NLKH ) (hình 1).
Mô hình hồi quy được xác định như sau:
MSTN
i
= β0+β1TĐCNi+β2CLSPi+β3QHĐT+β4DL
TT
i
+β5CLLĐi+β6CLĐVi+β7NLQLi+β8VVNHi
+β9NLKH+εi.
Với i là doanh nghiệp thứ i và ε
i
là phần dư của
mô hình.
2.2.2. Đo lường các biến và kỳ vọng
- Thang đo biến phụ thuộc “tỷ lệ mua sắm hàng
hóa trung gian trong nước” là thang đo đơn hướng
dựa trên cơ sở nghiên cứu của Mori (2005) có trong
bảng hỏi với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
- Thang đo các biến độc lập gồm 9 biến là thang
đo đa hướng với 28 biến thành phần được đo bằng
thang đo Likert 5 bậc với (1) rất thấp (5) rất cao;
được thu thập qua bảng hỏi cho doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ, dựa trên Phan Văn Hùng (2014) và
Luu Tien Dung & Nguyen Minh Quan (2014) nhưng
được tác giả sửa đổi, bổ sung các mục hỏi (items)
cho phù hợp với đặc điểm công nghiệp hỗ trợ. Các
biến độc lập đều có kỳ vọng hệ số β dương trong
quan hệ với biến phụ thuộc.
+ “Trình độ công nghệ” (TĐCN) bao gồm 3 mục
hỏi: Trình độ công nghệ (TĐCN1), mức độ phức
tạp của công nghệ (TĐCN2), mức độ chính xác của
công nghệ (TĐCN3);
+ “Chất lượng lao động” (CLLĐ) bao gồm 4 mục
hỏi: Tay nghề lao động đáp ứng nhu cầu (CLLĐ1),
lao động ổn định (CLLĐ2), tuyển dụng được cán bộ
kỹ thuật (CLLĐ3), Tuyển dụng được cán bộ quản lý
(CLLĐ4);
+ Khả năng vay vốn ngân hàng (VVNH) gồm 3
mục hỏi: Khả năng vay vốn ngân hàng (VVNH1),
vay ngân hàng kịp thời, thủ tục nhanh gọn (VVNH2),
vay ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh
(VVNH3);
+ “Chất lượng hàng hóa đầu vào” (CLĐV) gồm
3 mục hỏi: Chất lượng hàng hóa đầu vào so với nhu
cầu (CLĐV1), chất lượng hàng hóa đầu vào so với
hàng ngoại nhập (CLĐV2), chất lượng hàng hóa đầu
vào ổn định (CLĐV3);
+ “Năng lực quản lý”(NLQL) gồm 3 mục hỏi:
Năng lực quản lý so với mức trung bình doanh
nghiệp trong nước (NLQL1), năng lực quản lý so
với mức trung bình doanh nghiệp FDI (NLQL2),
năng lực quản lý nói chung (NLQL3);
+ “Chất lượng sản phẩm”(CLSP) gồm 3 mục hỏi:
Chất lượng sản phẩm so với nhu cầu của khách hàng
(CLSP1), chất lượng sản phẩm so với chất lượng sản
phẩm ngoại nhập (CLSP2), chất lượng SP so với đối
thủ cạnh tranh trong nước(CLSP3);
+ “Quan hệ liên kết với đối tác”(QHĐT) gồm
4 mục hỏi: Nắm được thông tin về khách hàng
(QHĐT1), nắm được thông tin về nhà cung cấp
(QHĐT2), có quan hệ liên kết với các doanh nghiệp
sản xuất chính nội địa hoặc FDI (QHĐT3), Quan hệ
hợp đồng đáng tin cậy (QHĐT4);
+ “Năng lực khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp
sản xuất chính” (NLKH) gồm 3 mục hỏi: Khả năng
cạnh tranh của khách hàng chủ yếu (NLKH1), uy tín
thương hiệu của khách hàng chủ yếu (NLKH2), tính
ổn định của khách hàng chủ yếu (NLKH3);
+ “Dung lượng thị trường và khả năng tiêu thụ
sản phẩm” (DLTT) gồm 2 mục hỏi: Dung lượng thị
trường (DLTT1), khả năng tiêu thụ sản phẩm (DLT
T2).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn thuận tiện với 312
doanh nghiệp trong đó có 70% là công nghiệp hỗ
trợ, 30% sản xuất chính. Theo thành phần sở hữu
doanh nghiệp có 11,1% nhà nước, 78,9% tư nhân
Số 243 tháng 9/2017 84
và 10% FDI. Theo cơ cấu quy mô doanh nghiệp có
12,3% lớn, 35,8% vừa và 51,9% nhỏ. Theo ngành
sản xuất của doanh nghiệp có 1,3% Ôtô, 11.5% xe
máy, 11,6% xe đạp, 6,2% điện công nghiệp, 14,7%
điện gia dụng, 10,5% điện tử, 15,3% cơ khí, 21,4%
dệt may, 7,4% da giày.
2.3.2. Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu kết hợp phỏng vấn sâu một số cán bộ
quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước và chuyên
gia trong nghiên cứu sơ bộ để kiểm tra và hoàn thiện
mô hình nghiên cứu với khảo sát doanh nghiệp
bằng bảng hỏi trong nghiên cứu chính thức tại thời
điểm tháng 10-12 năm 2016. Dữ liệu thứ cấp từ các
nghiên cứu trước và các bài báo cũng được sử dụng
để làm rõ thực trạng công nghiệp hỗ trợ.
2.3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu
Các bảng hỏi được làm sạch, mã hóa và nhập
liệu; sau đó dùng các phần mềm EXCEL, SPSS để
phân tích và tổng hợp dữ liệu. Phương pháp thống
kê mô tả với giá trị trung bình, tần suất được thực
hiện nhằm phản ánh thực trạng công nghiệp hỗ trợ.
Phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố EFA, kiểm định hệ số tương quan
và hồi quy tuyến tính đa biến được thực hiện nhằm
kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của công nghiệp hỗ trợ.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Phân tích đánh giá thực trạng công nghiệp
hỗ trợ
3.1.1. Quy mô phát triển của công nghiệp hỗ trợ
ở thành phố Hồ Chí Minh còn hạn chế, chỉ mới ở
giai đoạn đầu
Ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố Hồ Chí
Minh đã đạt được một số kết quả trong phát triển với
nhiều tập đoàn lớn của Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc
đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng (IPSA,2010).
Đến năm 2013, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành
ở mức cao là sản xuất xe máy, điện gia dụng, thùng
bể chứa (cơ khí) 70-80%; mức trung bình là điện
công nghiệp 32%; điện tử 20%; xe chở khách 20%
và mức thấp là xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi 9%; thiết
bị nghe nhìn chỉ 6% (Nguyễn Tuấn Tú, 2014). Tổng
hợp chung, tỷ lệ linh kiện, phụ kiện sản xuất trong
nước mới chỉ đạt 27,8%, thấp hơn nhiều so với
Trung Quốc 50% và Thái Lan 60%. Ngành dệt-may
vẫn phải nhập khẩu 99% bông, 60% sợi, 70% vải
(IPSA, 2010).
Kết quả khảo sát cho thấy “tỷ lệ giá trị mua sắm
hàng hóa trung gian trong nước” của các nhà sản
xuất chính và công nghiệp hỗ trợ đạt 57%; trong đó
các nhà sản xuất chính đạt 57,94% và công nghiệp
hỗ trợ đạt 51,47% (phải tính cả doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ vì đầu vào của doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ cũng là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ).
Từ đó có thể ước lượng tỷ lệ nội hóa của công nghiệp
nói chung là 57,97% x 51,47% = 29,82% (chưa tính
giá trị của chi tiết, công đoạn do doanh nghiệp sản
xuất chính tự làm).
3.1.2. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ có tiến bộ nhất định nhưng chưa
đáp ứng được yêu cầu
Trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình, tỷ lệ
doanh nghiệp tự đánh giá cao không nhiều với:
TĐCN1= 3,58 và 40,8%; TĐCN2 = 3,20 và 28,6 %;
TĐCN3 = 3,05 và 30,4%.
“Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam thời gian qua
rất yếu. Nó thể hiện rất rõ trong câu chuyện của
Samsung. Đấy, họ bảo giờ các anh làm đi, tôi sẵn
sàng nhập của các anh. Nhưng doanh nghiệp của
mình có làm được đâu!” (Ý kiến một chuyên gia
kinh tế trong Nguyên Thảo, 2014a)
3.1.3. Chất lượng lao động của các doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế
Chất lượng lao động của công nghiệp hỗ trợ chỉ
ở mức trung bình, nhưng không ổn định, khó tuyển
dụng cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật có kỹ năng
tốt; tỷ lệ tự đánh giá cao còn hạn chế với: CLLĐ1
=3,20 và 38,7%; CLLĐ2 = 2,82 và 24,5%; CLLĐ3
= 2,90 và 14,2%; CLLĐ4 = 2,89 và 20,4%.
“Với tình hình hiện nay, chi phí về nhân công của
Việt Nam dần dần không rẻ, không còn là lợi thế
nổi trội của ta nữa. Ngoài ra, dựa vào kinh nghiệm
và quá trình vận hành trong suốt những năm qua,
chúng tôi nhận thấy, kỹ năng thực tế của ngay cả kỹ
sư tốt nghiệp trong các trường học kỹ thuật tại Việt
Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu” (Ý kiến một
giám đốc doanh nghiệp trong Trần Minh, 2014).
3.1.4. Tình hình vay vốn ngân hàng của các doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn nhiều khó khăn nhất
là với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khả năng vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ ở mức trung bình; tỷ lệ tự đánh
giá cao không nhiều với: VVNH1=2,95 và 30,6%;
VVNH2=3,07 và 32,6%; VVNH3= 3,55 và 36,8%.
“Vay vốn ngân hàng vô cùng khó, có lúc chúng tôi
đã phải vay lãi suất 16,5%/năm. Nhiều ngân hàng
Số 243 tháng 9/2017 85
đã đến công ty trực tiếp làm việc, nhưng đều nói
không đủ điều kiện để vay” (Ý kiến một giám đốc
doanh nghiệp trong Trần Thủy, 2015).
3.1.5. Chất lượng vật tư đầu vào của các doanh
nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn thấp so với hàng
ngoại nhập
Chất lượng vật tư đầu vào của các doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ chỉ ở mức trung bình, nhưng
thường không ổn định và kém hơn vật tư ngoại nhập.
Tỷ lệ tự đánh giá tốt rất hạn chế với CLĐV1=3,20
và 32,6%; CLĐV2=3,00 và 22,4%; CLĐV3=2,98
và 20,4%.
“Công nghiệp hỗ trợ liên quan đến sản xuất linh
kiện phụ tùng đòi hỏi nguyên, vật liệu, nhất là vật
liệu mới, đặc biệt thép chế tạo, chất dẻo hầu như
chưa có, cho nên chúng ta phải nhập và đương
nhiên khi nhập thì giá thành sản xuất các sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ này khó có thể cạnh tranh với
những nhà sản xuất nước ngoài” (Ý kiến một cán bộ
quản lý nhà nước trong Mạnh Đức, 2015).
3.1.6. Năng lực quản lý của các doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ có cải thiện dần nhưng còn hạn
chế
Năng lực quản lý của các doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ chỉ ở mức trung bình; nhưng còn kém
so với doanh nghiệp FDI; tỷ lệ tự đánh giá cao không
nhiều với: NLQL1= 3,44 và 32,6%; NLQL2 = 2,50
và 38,7%; NLQL3 = 3,08 và 32,6%.
3.1.7. Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ có tiến bộ nhất định nhưng chưa
đáp ứng yêu cầu
Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ được đánh giá cao so với yêu cầu của
khách hàng và trên thị trường trong nước nhưng còn
kém hơn so với sản phẩm ngoại nhập với CLSP1 =
4,00 và 73,5%; CLSP2 = 3,39 và 38,8%; CLSP3 =
3,87 và 59,2%.
Khả năng cạnh tranh của các sản phầm công
nghiệp hỗ trợ kém so với các sản phẩm nhập khẩu,
không đáp ứng được yêu cầu chất lượng, chủng loại,
mẫu mã và cả số lượng. Các công ty Nhật cho rằng
các công ty Việt Nam không đáp ứng được các yêu
cầu về chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà
phía Nhật đề ra: vật liệu không tốt, độ chính xác
không cao, chất lượng không đồng đều (Tạ Việt
Dũng, 2014).
3.1.8. Quan hệ liên kết với đối tác là nhà cung cấp
và khách hàng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
chưa chặt chẽ, nhất là với doanh nghiệp FDI
Quan hệ với các khách hàng và nhà cung cấp
của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chỉ ở mức
trung bình; tỷ lệ tự đánh giá cao còn hạn chế; chỉ có
28,5% có mối quan hệ với doanh nghiệp FDI với:
QHĐT1=3,18 và 34,7%; QHĐT2= 3,13 và 38,7%;
QHĐT3= 2,78 và 28,5%; QHĐT4=3,11 và 34,7%.
Đối với việc chuyển giao công nghệ cho các
doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp FDI chủ
yếu chuyển giao công nghệ gắn với máy móc là
chính. Các công ty Nhật cho rằng các công ty Việt
Nam không hiểu các yêu cầu của phía Nhật bản,
thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn trong việc xây dựng
mối quan hệ lâu dài (Tạ Việt Dũng, 2014).
3.1.9. Năng lực sản xuất kinh doanh của khách
hàng là doanh nghiệp sản xuất chính tương đối tốt
Số đông doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đánh
giá cao năng lực của khách hàng là doanh nghiệp sản
xuất chính với: NLKH1 = 3,49 và 42,9%; NLKH2 =
3,67 và 55,1%; NLKH3 = 3,60 và 47,0%.
3.1.10. Dung lượng thị trường, khả năng tiêu
thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế chưa
đủ quy mô để mang lại hiệu quả kinh tế cho công
nghiệp hỗ trợ
Theo các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, dung
lượng thị trường chưa đủ quy mô cho hiệu quả kinh
tế. Tỷ lệ tự đánh giá có thuận lợi trong tiêu thụ sản
phẩm không nhiều với: DLTT1=2,83 và 28,5%;
DLTT2 = 3.37 và 34,7%.
“Các doanh nghiệp sản xuất ô tô Nhật Bản có xu hướng
dịch chuyển sang Thái Lan với nhiều lý do. Trong đó, đặc
biệt nhấn mạnh lý do dung lượng thị trường Việt Nam thấp.
Ví dụ như Thái Lan dung lượng thị trường ô tô là 1,6 triệu
xe/năm trong khi đó Việt Nam dung lượng thị trường
chỉ 200.000/năm” (Ý kiến một giám đốc doanh
nghiệp trong Nguyên Thảo, 2014b).
3.2. Kết quả kiểm định những nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ
3.2.1. Phân tích độ tin cậy của các biến
Kết quả phân tích 9 biến độc lập với 28 biến
thành phần cho thấy biến “năng lực khách hàng chủ
yếu là doanh nghiệp sản xuất chính” (NLKH) và
biến “dung lượng thị trường và khả năng tiêu thụ”
(DLTT) cùng với 5 biến thành phần bị loại vì có
Cronbach Alpha < 0,6 là do biến dung lượng thị trường
và khả năng tiêu thụ chỉ có 2 mục hỏi, thêm vào đó có
nhiều trả lời cho các biến này chưa tốt, thiếu nhất quán.
Còn lại 7 biến độc lập với 23 biến thành phần có
Số 243 tháng 9/2017 86
Cronbach Alpha > 0,6 và có hệ số tương quan tổng
biến > 0,3 nên có đủ độ tin cậy (Bảng 1).
3.2.2. Phân tích nhân tố
Bảy biến độc lập với 23 biến thành phần được
đưa vào phân tích nhân tố EFA theo tiêu chuẩn
Eigenvalue lớn hơn 1. Kết quả đã có 7 nhân tố được
tạo ra với hệ số tải cao nhất 0,820 đến thấp nhất
0,419. Tổng phương sai trích = 81,96% cho biết 7
nhân tố này giải thích được 81,96% biến thiên của
dữ liệu. Hệ số KMO = 0.76 (> 0.5), các hệ số tải đều
lớn hơn 0,4 cho thấy các biến nhân tố có độ giá trị
đạt yêu cầu cho bước phân tích tiếp theo.
3.2.3. Kiểm định tương quan giữa các biến
12
Bảng 1: Cronbach Alpha của các biến và thang đo
Mã biến Trung bình thước Phương sai thước Tương quan Cronbach Alpha
đo nếu loại biến đo nếu loại biến biến tổng nếu loại biến
TĐCN Trình độ công nghệ N = 218 Cronbach Alpha = 0,679
TĐCN1 11,12 5,343 0,712 0,610
TĐCN2 10,75 5,833 0,670 0,641
TĐCN3 10,27 6,204 0,575 0,653
CLLĐ Chất lượng lao động N = 218 Cronbach Alpha = 0,688
CLLĐ1 8,36 5,455 0,457 0,634
CLLĐ2 8,69 6,073 0,377 0,634
CLLĐ3 8,57 5,050 0,592 0,638
CLLĐ4 8,88 6,205 0,475 0,625
VVNH Vay vốn ngân hàng N=216 Cronbach Alpha = 0,649
VVNH1 6,61 3,044 0,440 0,636
VVNH2 6,56 5,140 0,366 0,648
VVNH3 6,06 4,540 0,397 0,603
CLĐV Chất lượng vật tư đầu vào N = 215 Cronbach Alpha = 0,737
CLĐV1 6,00 2,634 0,441 0,729
CLĐV2 6,19 1,768 0,565 0,674
CLĐV3 6,24 2,039 0,727 0,668
NLQL Năng lực quản lý N = 218 Cronbach Alpha = 0,690
NLQL1 5,43 2,697 0,680 0,611
NLQL2 6,41 2,248 0,616 0,641
NLQL3 5,95 3,164 0,388 0,669
CLSP Chất lượng sản phẩm N=214 Cronbach Alpha = 0,747
CLSP1 7,33 2,423 0,607 0,655
CLSP2 7,86 1,979 0,492 0,733
CLSP3 7,43 1,861 0,667 0,648
QHĐT Quan hệ liên kết với đối tác N=218 Cronbach Alpha = 0,729
QHĐT1 9,19 6,701 0,543 0,665
QHĐT2 9,27 6,614 0,484 0,689
QHĐT3 9,62 5,797 0,473 0,704
QHĐT4 9,20 5,961 0,607 0,615
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả
Số 243 tháng 9/2017 87
Phân tích tương quan được thực hiện để kiểm tra
liên hệ giữa những các biến thông qua hệ số tương
quan Pearson. Kết quả cho thấy hệ số tương quan
giữa biến “chất lượng vật tư đầu vào” với biến phụ
thuộc không có ý nghĩa thống kê do chủng loại các
vật tư đầu vào của doanh nghiệp rất nhiều nên việc
đánh giá khó chính xác và sẽ loại bỏ, không đưa biến
này vào mô hình hồi quy ở bước tiếp theo. Các cặp
biến còn lại có 0 < r < 0,8 chứng tỏ không có hiện
tượng đa cộng tuyến và quan hệ giữa các biến có
chiều dương như kỳ vọng. Gía trị p-value ở trong
khoảng <0,05,<0,01 chứng tỏ mối quan hệ giữa các
biến đều có ý nghĩa thống kê và có thể sử dụng các
biến để kiểm định hồi quy.
3.2.4. Kiểm định mô hình hồi quy
Mô hình hồi quy điều chỉnh được kiểm định với
biến phụ thuộc là “tỷ lệ mua sắm hàng hóa trung
gian trong nước” (MSTN) và 6 biến độc lập bằng
phương pháp Enter. Các biến được đưa vào cùng
một lúc để chọn những biến có mức ý nghĩa <0.05.
Kết quả phân tích hồi quy như ở (Bảng 2).
Kết quả các biến độc lập trong mô hình đều có ý
nghĩa thống kê với mức ý nghĩa từ 0,05 đến 0,01.
Hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0,865 cho thấy 6 biến giải
thích 86,5% biến thiên tỷ lệ mua sắm hàng hóa trung
gian trong nước. Các giá trị VIF < 2 nên không có đa
cộng tuyến. Hệ số β của các biến đều dương phù hợp
với kỳ vọng (Bảng 2).
Mô hình hồi quy ước lượng tỷ lệ mua sắm hàng
hóa trung gian trong nước phản ánh sự phát triển của
công nghiệp hỗ trợ với các biến độc lập theo hệ số β
tiêu chuẩn hóa như sau:
MSTN
i
= 26,772 + 0,579 TĐCN
i
+ 0,463 CLSP
i
+
0,367 QHĐT
i
+ 0,258 VVNH
i
+ 0,227 NLQL
i
+
0,138 CLLĐ
i
+ ε
i
Tầm quan trọng của các biến xếp theo thứ tự (1)
Trình độ công nghệ (TĐCN); (2) Chất lượng sản
phẩm (CLSP); (3) Quan hệ với đối tác (QHĐT); (4)
Khả năng vay vốn ngân hàng (VVNH); (5) Năng lực
quản lý (NLQL) và (6) Chất lượng lao động (CLLĐ)
Kết quả ước lượng như trên là phù hợp với các
nghiên cứu định lượng của Phan Văn Hùng (2014)
và Luu Tien Dung &Nguyen Minh Quan (2014) và
các nghiên cứu định tính của Mori, (2005); Ohno
(2007); (IPSA,2010), qua đó cho phép giải thích lý
do vì sao công nghiệp hỗ trợ ở nước ta chưa phát
triển mạnh
4. Một số khuyến nghị chính sách phát triển
công nghiệp hỗ trợ
- Về nâng cao trình độ công nghệ của công nghiệp
hỗ trợ, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí
để doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ phục vụ
sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; thành lập các
trung tâm phát triển chuyên sâu về công nghiệp hỗ
trợ, giúp tư vấn kỹ thuật cần thiết cho doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ; có chính sách gắn ưu đãi cho
các doanh nghiệp FDI với cam kết chuyển giao công
nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt
Nam.
- Về kết nối công nghiệp hỗ trợ nội địa với FDI,
Nhà nước cần có chính sách gắn ưu đãi cho FDI
với cam kết tỷ lệ nội địa hóa hoặc tỷ lệ mua sắm
hàng hóa trung gian trong nước. Các tổ chức khuyến
13
Bảng 2: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mua sắm hàng hóa trung gian trong nước
phản ánh quy mô phát triển công nghiệp hỗ trợ
Mã biến Tên biến Hệ số β Hệ số β chuẩn hóa VIF
(Hằng số) 26,772***
TĐCN Trình độ công nghệ 17,460** 0,579 1,009
CLSP Chất lượng sản phẩm 16,427 *** 0,463 1,001
QHĐT Quan hệ với đối tác 08,141** 0,367 1,193
VVNH Khả năng vốn ngân hàng 07,142** 0,258 1,241
NLQL Năng lực quản lý 12,521** 0,227 1,001
CLLĐ Chất lượng lao động 05,183** 0,138 1,001
Ghi chú: Biến phụ thuộc: Tỷ lệ % mua sắm hàng hóa trung gian trong nước, R2=0,832; R2hiệu chỉnh = 0,865;
Mức ý nghĩa của mô hình = 0 ,000; các giá trị p-value *<0,1;**<0,05;***<0,01
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả.
Kết quả các biến độc lập trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa từ 0,05 đến 0,01. Hệ
số R2 hiệu chỉnh bằng 0,865 cho thấy 6 biến giải thích 86,5% biến thiên tỷ lệ mua sắm hàng hóa trung gian trong
nước. Các giá trị VIF < 2 nên không có đa cộng tuyến. Hệ số β của các biến đều dương phù hợp với kỳ vọng
(bảng 2).
Mô hình hồi quy ước lượng tỷ lệ mua sắm hàng hóa trung gian trong nước phản ánh sự phát triển của
công nghiệp hỗ trợ với các biến độc lập t eo hệ số β tiêu chuẩn hóa như sau:
MSTNi=26,772 + 0,579 TĐCNi + 0,463 CLSPi + 0,367 QHĐTi + 0,258 VVNHi + 0,227 NLQLi +
+ 0,138 CLLĐi + εi
Tầm quan trọng của các biến xếp theo thứ tự (1) Trình độ công nghệ (TĐCN); (2) Chất lượng sản phẩm
(CLSP); (3) Quan hệ ới đối tác (QHĐT); (4) Khả năng vay vốn ngân hàng (VVNH); (5) Năng lực quản lý
(NLQL) và (6) Chất lượng lao động (CLLĐ)
Kết quả ước lượng như trên là phù hợp với các nghiên cứu định lượng của Phan Văn Hùng (2014) và Luu
Tien Dung &Nguyen Minh Quan (2014) và các nghiên cứu định tính của Mori, (2005); Ohno (2007);
(IPSA,2010), qua đó cho phép giải thích lý do vì sao công nghiệp hỗ trợ ở nước ta chưa phát triển mạnh
4. Một số khuyến nghị chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Về nâng cao trình độ công nghệ của công nghiệp hỗ trợ, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí để
doanh nghiệp mua bản quyền côngnghệ phục vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; thành lập các trung tâm
phát triển chuyên sâu về công nghiệp hỗ trợ, giúp tư vấn kỹ thuật cần thiết cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;
có chính sách gắn ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI với cam kết chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Số 243 tháng 9/2017 88
công và Hiệp hội ngành nghề cần vươn lên làm đầu
mối liên kết cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;
thường xuyên tổ chức các hội chợ công nghệ, triển
lãm, hội thảo về công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng cơ
sở dữ liệu và website về danh mục các doanh nghiệp
và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để kết nối thông tin.
- Về phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc nâng
cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao
đẳng, trung học và dạy nghề, Nhà nước cần có chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư cho
nguồn nhân lực; hợp tác với các đối tác nước ngoài
trong một số chương trình đào tạo nguồn nhân lực
cho công nghiệp hỗ trợ.
- Về vốn kinh doanh, Nhà nước cần có chính sách
hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi dành cho công nghiệp hỗ trợ,
giảm 50% lãi suất và đầu tư hình thành một số khu,
cụm công nghiệp hỗ trợ ở một số lĩnh vực chủ yếu;
hỗ trợ tài chính cho công nghiệp hỗ trợ từ quỹ khuyến
công, quỹ phát triển khoa học - công nghệ.
Tài liệu tham khảo
Chính phủ Việt Nam (2015), Nghị định Số: 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, ban hành ngày 03 tháng
11 năm 2015.
Hà Thị Hương Lan (2014), Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam, LATS, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Hoàng Văn Châu (2010), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020, đề tài khoa học công
nghệ cấp nhà nước, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
Ichikawa, Kyoshiro (2005), Building and Strengthening Supporting Industries in Vietnam: A Survey Report, Senior
Investment Advisor JETRO, Hanoi.
Luu Tien Dung & Nguyen Minh Quan (2014) ‘Analyzing factors affecting the development of supporting industries
in Vietnam: Evidence from Dong Nai province’, Conference: 12th IFEAMA 2014, At National Economics
University, Hanoi, Vietnam, Volume: 1.
Mori, J. (2005), ‘Development of suporting industries for Vietnam’s industriallization increasing positive vertical
externalities through collaborative training’, Master of Arts in Law and Diplomacy Thesis Submitted, The
Fletcher School, Tufts University.
Mạnh Đức (2015), Tạo động lực cho công nghiệp hỗ trợ phát triển, truy cập lần cuối ngày 2 tháng 9 năm 2016, từ <
>.
Nguyễn Văn Sáng (2015), ‘Phát triển công nghiệp phụ trợ ở thành phố Hồ Chí Minh’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
221, 44-52.
Nguyen Thi Xuan Thuy (2006), ‘Supporting Industries: A Review of Concepts and Development’ in Buiding supporting
industries in Vietnam vol 1, Ohno, K. (ed),The Vietnam Development Forum (VDF), Hanoi, Vietnam.
Nguyễn Tuấn Tú (2014), Xác định ưu tiên cụm ngành công nghiệp hỗ trợ, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 4 năm 2016
từ <
den-nam-2015-tam-nhin-2025-xac-dinh-uu-tien-cum-nganh-cong-nghiep-ho-tro-2344035/>.
Nguyên Thảo (2014a), Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Việt Nam nên chọn ngành nào?, truy cập lần cuối ngày 22 tháng
6 năm 2016, từ <
trien-tphcm-den-nam-2015-tam-nhin-2025-xac-dinh-uu-tien-cum-nganh-cong-nghiep-ho-tro-2344035/>.
Nguyên Thảo (2014b), ‘Công nghiệp ô tô: Vì sao doanh nghiệp FDI rút lui?’, Caféf, truy cập lần cuối ngày
23 tháng 3 năm 2016, từ <
lui-2014121015552890013.chn>.
Ohno, K. (2007), Building supporting industries in Vietnam (Vol. 1), Vietnam Development Forum, Tokyo.
Porter, M.E. (1990), ‘The Competitive Advantage of Nations’, Harvard Business Review, 68(2), 73–93.
Phạm Hồng Chương (2011), ‘Nghiên cứu chính sách công nghiệp hiện nay của Nhật Bản và một số đề xuất đối với phát
triển công nghiệp Việt Nam’, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Số 243 tháng 9/2017 89
Phan Văn Hùng(2014), ‘Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam’, Luận án tiến sĩ, Trường
đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Tạ Việt Dũng (2014), ‘Đánh giá về thực trạng và khả năng phát triển công nghiệp phụ trợ của doanh nghiệp nghiệp
Việt Nam trong một số lĩnh vực hiện nay’, Hội đồng chính sách khoa học quốc gia, truy cập lần cuối ngày 25
tháng 4 năm 2015, từ <
cua-doanh-nghiep-viet-nam-trong-mot-so-linh-vuc-hien-nay/>.
Trần Minh (2014), ‘Hướng đi nào cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?’, 4P Company, truy cập lần cuối ngày 23
tháng 8 năm 2015, từ <
&e=newsdetail&c=11&n=40&p=>.
Trần Thủy (2015), ‘Vào chuỗi toàn cầu: 20 năm 2 doanh nghiệp Việt đạt chuẩn’, Vietnamnet, truy cập lần cuối ngày
12 tháng 07năm 2016 từ <
chuan.html>.
Thuy, N.T.X. (2007), ‘Supporting industries: A review of concepts and development’, in Supporting industries in
Vietnam, Ohno, K. (ed.), Vietnam Development Forum, Hanoi.
Tuan, Nham Phong & Mai, Nguyen Thi Tuyet (2012), ‘A Firm Analysis Level of Supporting Industries in Hanoi City-
Vietnam: Application of Resource-based View and Industrial Organization’, International Journal of Business
and Management, 7(5) 53-72.
Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp - IPSA (2010), Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ TP
Hồ Chí Minh đến năm 2015,tầm nhìn đến năm 2025, Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Võ Thanh Thư & Nguyễn Ðông Phong (2014), ‘Phát triển công nghiệp phụ trợ của các ngành công nghiệp chủ lực Việt
Nam’, Phát triển và hội nhập, 18(28), 15-19.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_nhan_to_anh_huong_den_su_phat_trien_cong_nghiep_ho_tro.pdf