Giải pháp về phát triển kinh tế: Giá cả hàng hóa
trên đảo nên được điều chỉnh hợp lý và có bảng
giá quy định rõ ràng như giá các mặt hàng lưu
niệm, giá tàu tham quan du lịch, giá thức ăn, giá
đồ uống. Chính quyền địa phương nên có chính
sách hỗ trợ vốn cho người dân kinh doanh hoạt
động du lịch để tạo việc làm và tăng thêm thu
nhập cho kinh tế địa phương. Khuyến khích các
bộ phận dân cư tham gia các hoạt động kinh
doanh du lịch ở các lĩnh vực khác nhau để có sự
phân chia lợi ích đồng đều trong cộng đồng địa
phương.
Giải pháp về tình trạng rác thải: chính quyền địa
phương cần tuyên truyền, nâng cao ý thức đến
người dân và du khách trong việc bảo việc môi
trường quanh đảo. Xây dựng hệ thống xử lý rác
thải, cơ sở tái chế rác thải và trang bị thêm nhiều
thùng rác quanh đảo tạo điều kiện để người dân và
du khách có nơi để rác đúng quy định; nên có biện
pháp xử lý các hành vi thải nước thải trực tiếp
xuống biển của các hộ kinh doanh du lịch; có
chính sách phân loại rác thải và xây dựng quy
trình xử lý thích hợp; có thể xử lý rác thải bằng
các phương pháp như: chôn lấp hợp vệ sinh, thiêu
đốt, chế biến thành phân ủ để dùng trong nông
nghiệp.
Giải pháp về công tác quản lý của chính quyền
địa phương và cơ sở hạ tầng: đẩy mạnh các
chính sách quảng bá nhằm cung cấp thông tin du
lịch của địa phương tới du khách. Chính quyền
kêu gọi đầu tư để xây dựng và nâng cao cơ sở hạ
tầng trên đảo, đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân
và du khách. Hỗ trợ và tư vấn người dân phát triển
loại hình du lịch làng nghề, nuôi trồng thủy sản để
tăng thêm thu nhập và cải thiện kinh tế. Tổ chức
các tuyến du lịch trên đảo trên cơ sở kết nối các
sản phẩm du lịch đặc trưng, khai thác một số tour
mới như: tour du lịch khám phá Hải Đăng Nam
Du bằng xe đạp; tour du lịch cho du khách trải
nghiệm làm ngư dân; tour du lịch nghỉ ngơi kết
hợp giải trí như đánh bóng chuyền bãi biển, chèo
thuyền trên cát hay chơi teambuilding, kết nối
Nam Du với các trung tâm du lịch khác. Con
đường quanh đảo cần được đầu tư và nâng cấp để
phát triển loại hình du lịch đi quanh đảo bằng xe
đạp tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho du
khách. Đảo cần có một bệnh viện lớn để có thể
khám chữa bệnh và kiểm soát dịch bệnh liên quan
đến du lịch tại đảo. Cần đầu tư xây dựng cảng
biển để phân chia nơi neo đậu giữa tàu khách du
lịch và tàu đánh cá của ngư dân nhằm giảm thiểu
tình trạng đông đúc du khách trên cầu cảng.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững tại quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
97
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TẠI QUẦN ĐẢO NAM DU, HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG
Lê Thị Tố Quyên1, Lý Mỷ Tiên1, Đào Ngọc Cảnh1, Nguyễn Trọng Nhân1
1Trường Đại học Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 09/03/2018
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
31/05/2018
Ngày chấp nhận đăng:
06/2018
Title:
Some factors influencing on
sustainable tourism
development in Nam Du
archipelago, Kien Hai district,
Kien Giang province
Keywords:
Impact factors, Nam Du,
sustainable tourism
Từ khóa:
Nhân tố ảnh hưởng, Nam Du,
du lịch bền vững
ABSTRACT
The research aims to identify factors that affect sustainable tourism
development in Nam Du archipelago. Data was collected from 123 local
people households by questionnaires and then analyzed by Descriptive
Statistics and EFA. The result reveals that there are ten factors influencing
on the sustainable tourism development in Nam Du, including "social
security and traffic accidents", "economic development", "garbage status",
"management of local government", "development planning and distribution
of tourism interests", "cultural value", "tourists return to Nam Du and travel
time", "satisfaction", "price of goods and services" and "warning and rescue
systems".
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển du lịch bền vững tại quần đảo Nam Du. Nghiên cứu đã tiến hành khảo
sát 123 người dân địa phương bằng bảng câu hỏi và xử lý bằng phương pháp
thống kê mô tả và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng có 10 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững đảo
Nam Du là: “tình trạng an ninh xã hội và tai nạn giao thông”, “sự phát triển
kinh tế”, “tình trạng rác thải”, “công tác quản lý của chính quyền địa
phương”, “quy hoạch phát triển và phân chia lợi ích du lịch”, “giá trị văn
hóa”, “lượng khách du lịch trở lại Nam Du và thời gian hoạt động du lịch”,
“sự hài lòng”, “giá cả hàng hóa và dịch vụ”, “hệ thống cảnh báo và cứu
hộ”.
1. GIỚI THIỆU
Quần đảo Nam Du nằm về phía Đông Nam của
đảo Phú Quốc, trong Vịnh Thái Lan, có tổng diện
tích khoảng 1054 ha, được quản lý bởi hai xã là
An Sơn và xã Nam Du thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh
Kiên Giang. Quần đảo bao gồm khoảng 21 đảo
lớn nhỏ, trong đó những hòn có đông dân cư sinh
sống là Hòn Củ Tron (Hòn Lớn), Hòn Ngang và
Hòn Mấu, còn lại là những hòn còn rất hoang sơ,
ít cư dân sinh sống như Hòn Nồm, Hòn Dầu....
Hòn lớn nhất và tập trung đông dân nhất là Hòn
Lớn thuộc xã An Sơn, có diện tích 779,10 ha với
1404 hộ dân với 4834 nhân khẩu (Uỷ ban Nhân
dân xã An Sơn [UBNDXAS], 2017). Du khách đi
tàu cao tốc đến Nam Du, sẽ cập bến tại Hòn Lớn,
sau đó có thể thuê tàu địa phương đi tham quan
các hòn khác. Nam Du được chú ý bởi có nhiều
điểm tham quan đẹp, còn hoang sơ và môi trường
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
98
trong lành. Một số bãi biển đẹp như bãi Chướng
(Hòn Mấu), bãi Mến, bãi Ngự (Hòn Lớn), bãi
Chệt Ngoài ra, Nam Du còn thu hút du khách
bởi nguồn hải sản tươi sống và một số lễ hội
truyền thống tiêu biểu như lễ hội Vía Bà Chúa
Xứ, lễ hội cúng Ông Bổn, lễ hội Lăng Ông.
Trong những năm gần đây, số lượng du khách
ngày càng tăng nhanh. Theo số liệu thống kê của
Uỷ ban Nhân dân xã An Sơn năm 2015, tổng số
khách du lịch đến Nam Du tham quan là 24382
lượt khách. Đến năm 2016, số lượng khách đạt
72619 khách, tăng gấp 3 lần so với cùng kì năm
trước. Số lượng khách du lịch đến Nam Du thống
kê mới nhất 6 tháng đầu năm 2017 đã đạt 59794
lượt khách, gần bằng số lượng cả năm 2016
(UBNDXAS, 2017). Cùng với sự phát triển nhanh
về du lịch, quần đảo Nam Du đang đứng trước
những thách thức không bền vững nếu không
được kiểm soát đánh giá dựa trên các tiêu chí bền
vững. Do đó rất cần nghiên cứu về đánh giá các
nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển du lịch bền
vững, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những
tồn tại, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
bản sắc văn hoá và đem lại lợi kinh tế bền vững
cho người dân địa phương tại đảo Nam Du, nhằm
góp phần thiết thực vào phát triển ngành du lịch
tại đây, đồng thời phát huy những tiềm năng, thế
mạnh du lịch của đảo này theo hướng bền vững.
Nghiên cứu dựa trên đánh giá của người dân địa
phương về nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du
lịch bền vững, nhằm đưa ra giải pháp thiết thực và
định hướng phù hợp để phát triển du lịch nơi đây,
đáp ứng yêu cầu mang tính cấp thiết đang được
đặt ra ở quần đảo Nam Du.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO, 2004) đưa ra các
chỉ tiêu đánh giá chung cho phát triển du lịch bền
vững gồm 10 chỉ tiêu: 1) Bảo vệ điểm du lịch; 2)
Áp lực; 3) Cường độ sử dụng; 4) Tác động xã hội;
5) Mức độ kiểm soát; 6) Quản lý chất thải; 7) Quá
trình lập quy hoạch; 8) Các hệ sinh thái quan
trọng; 9) Sự thỏa mãn của du khách; 10) Sự thỏa
mãn của địa phương.
Theo nghiên cứu của Machado (2003) về “Du lịch
và phát triển du lịch bền vững, khả năng cho phát
triển du lịch ở Việt Nam”, tác giả đã đưa ra các
yếu tố để so sánh sự phát triển du lịch bền vững
và phát triển du lịch không bền vững được đề cập
bao gồm 24 yếu tố: 1) Tốc độ phát triển; 2) Mức
độ kiểm soát; 3) Quy mô; 4) Mục tiêu; 5) Phương
pháp tiếp cận; 6) Phương thức; 7) Đối tượng tham
gia kiểm soát; 8) Chiến lược; 9) Kế hoạch; 10)
Mức độ quan tâm; 11) Áp lực và lợi ích; 12) Quản
lý; 13) Nhân lực sử dụng; 14) Quy hoạch kiến
trúc; 15) Marketing; 16) Sử dụng nguồn lực; 17)
Tái sinh nguồn lực; 18) Hàng hóa; 19) Nguồn
nhân lực; 20) Du khách; 21) Học tiếng địa
phương; 22) Du lịch tình dục; 23) Thái độ du
khách; 24) Sự trung thành của du khách. Một
nhóm các chuyên gia của Ủy ban Liên minh châu
Âu đã đề xuất các chỉ số so sánh để theo dõi và
xác định mức độ bền vững của phát triển du lịch.
Các chỉ số được phân thành năm nhóm: các chỉ số
kinh tế (hiển thị các hiệu quả kinh tế của doanh
nghiệp du lịch tại các khu du lịch), sự hài lòng của
khách du lịch (bao gồm chất lượng của sự hài
lòng của khách du lịch), các chỉ số xã hội, chỉ tiêu
văn hóa (thể hiện mức độ bảo vệ bản sắc văn hóa
của các cộng đồng địa phương chịu ảnh hưởng
của những du khách đến từ nguồn gốc với đặc
điểm văn hóa khác nhau), các chỉ số môi trường
cần cung cấp một hình ảnh của các tác động môi
trường của ngành du lịch và hiệu quả của nó trong
các khu vực khác nhau (Cooper, 2000). Kristina
& Sandaa (2010) trong nghiên cứu về “Phát triển
du lịch bền vững: trường hợp ở đảo Hvar” cho
thấy, hoạt động du lịch đã tác động đến môi
trường, cơ sở vật chất hạ tầng và cuộc sống của
người dân trên đảo. Người dân bỏ các nghề truyền
thống như nông nghiệp, đánh bắt chuyển sang làm
du lịch, làm thay đổi lối sống truyền thống của
người dân. Nghiên cứu cũng chỉ ra nếu phát triển
du lịch không được tổ chức, hoạt động một cách
tự phát sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ phát triển không
cân đối trong khi một phần đảo ở phía Tây đảo
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
99
được phát triển, còn phía Đông dường như bị
quên lãng, thiếu hệ thống xử lý chất thải, thiếu
nước, thiếu cơ sở hạ tầng đường sá, nhiều công
trình phá vỡ cấu trúc cảnh quan ở một số nơi ở
đảo, giảm số lượng dân cư và các nguồn tài
nguyên tự nhiên quý hiếm bị suy giảm.
Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu (2004) đã đưa
ra hệ thống bộ chỉ tiêu để đánh giá nhanh tính bền
vững của điểm du lịch gồm: đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch; tác động của du lịch lên phân hệ
sinh thái tự nhiên; phân hệ kinh tế và phân hệ xã
hội – nhân văn.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới về du
lịch bền vững (DLBV) rất phong phú và đa dạng.
Các nghiên cứu này đã đề cập đến lý thuyết và
kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch theo
hướng bền vững mang lại kinh tế cho cộng đồng
địa phương, bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hoá
bản địa. Đây là cơ sở quan trọng cho việc vận
dụng vào mô hình nghiên cứu phát triển DLBV ở
Nam Du. Người dân địa phương là đối tượng chịu
tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất từ hoạt động
du lịch, những biến đổi về kinh tế, văn hóa, xã
hội, môi trường, chính sách quản lý đều trực tiếp
tác động đến đời sống hàng ngày của người dân,
từ đó hình thành nên thái độ của cộng đồng địa
phương đối với hoạt động du lịch. Đánh giá các
tiêu chí phát triển DLBV ở góc độ của người dân
địa phương sẽ tạo cái nhìn chân thực, tổng quan
nhất về tình hình phát triển DLBV ở Nam Du.
Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trên, cùng
với việc khảo sát thực tế về hoạt động du lịch tại
đảo Nam Du, nhóm nghiên cứu bước đầu đặt ra
giả thuyết có 6 nhân tố tác động đến phát triển
DLBV ở Nam Du, bao gồm kinh tế, văn hóa, xã
hội, môi trường của địa phương, phân tích các thể
chế phát triển du lịch của địa phương và sự hài
lòng của dân địa phương đối với hoạt động du
lịch. L1, L2, L3, L4, L5, L6 lần lượt là các nhân
tố kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, thể chế, sự
hài lòng. H1 đến H6 là các giả thuyết được đặt ra,
mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững đảo Nam Du được khái quát
như sau:
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu, 2017)
H1: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa L1
với phát triển DLBV ở Nam Du.
H2: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa L2
với phát triển DLBV ở Nam Du.
H3: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa L3
với phát triển DLBV ở Nam Du.
H4: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa L4
với phát triển DLBV ở Nam Du.
H5: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa L5
với phát triển DLBV ở Nam Du.
H6: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa L6
với phát triển DLBV ở Nam Du.
Nghiên cứu sử dụng thang đo 5 mức độ để đo
lường sự đánh giá của du khách: 1= Hoàn toàn
không đồng ý, 2= Không đồng ý, 3= Trung lập,
4= Đồng ý, 5= Rất đồng ý. Có 6 tiêu chí và 44
biến đo lường được sử dụng để đánh giá các biến
quan sát trong từng nhân tố. Các tiêu chí và biến
quan sát cụ thể như sau:
Bảng 1. Thang đo các tiêu chí trong mô hình nghiên cứu
Phát triển du lịch bền vững
Kinh tế
L1 L2 L3 L4 L5 L6
Văn hóa Xã hội Môi trường Thể chế Sự hài lòng
H1 H2 H3 H4 H5 H6
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
100
Tiêu chí
Kí
hiệu
Mô tả biến
1. Kinh tế
X1 Nhiều người dân địa phương cải thiện được thu nhập nhờ vào du lịch
X2 Nhiều người dân địa phương có việc làm từ du lịch
X3 Kinh tế địa phương được cải thiện nhờ vào hoạt động du lịch
X4 Một bộ phận người dân được giảm nghèo nhờ vào du lịch
X5 Giá đất và giá dịch vụ tăng nhanh từ khi có du lịch
X6 Giá cả hàng hóa tiêu dùng tại địa phương tăng cao từ khi có du lịch
X7 Người dân nhận được các lợi ích từ du lịch không đồng đều
X8 Một phần đảo được đầu tư phát triển du lịch, phần còn lại bị lãng quên
2. Xã hội
X9 Người dân địa phương được đào tạo, tập huấn kiến thức và kỹ năng
X10 Nhiều người dân di cư đến các đô thị tìm việc làm
X11 Từ khi có hoạt động du lịch, tệ nạn xã hội có xu hướng tăng
X12 Từ khi có hoạt động du lịch, tình trạng mất an ninh trật tự có xu hướng tăng
X13 Từ khi có hoạt động du lịch, tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông tăng
X14 Tình trạng đông đúc của du khách
X15 Nhà nghỉ, khách sạn xây dựng theo kiến trúc hiện đại phá vỡ cảnh quan tự nhiên
X16 Thiếu hệ thống cảnh báo, cứu hộ tại các bãi biển
X17 Thiếu các hoạt động vui chơi giải trí cho du khách
X18 Trẻ em bỏ học sớm để tham gia vào du lịch
X19 Xuất hiện các dịch bệnh mới liên quan đến du lịch
X20 Có trung tâm y tế dự phòng để kiểm soát các dịch bệnh liên quan đến du lịch
3. Văn hóa
X21
Từ khi có hoạt động du lịch, các điểm di tích lịch sử - văn hóa càng được trùng tu và
tôn tạo
X22
Người dân địa phương thay đổi văn hóa truyền thống do tiếp nhận văn hóa của
khách du lịch
X23 Các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương bị thay đổi so với dạng nguyên thủy
X24 Thương mại hóa các sinh hoạt truyền thống địa phương để phục vụ du lịch
X25 Người dân bỏ nghề truyền thống địa phương để làm du lịch
4. Môi
trường
X26 Rác thải chưa được thu gom và xử lý
X27 Rác thải sinh hoạt của người dân bị vứt xuống biển
X28 Nhiều rác thải từ du khách
X29 Nhà nghỉ, quán ăn thiếu hệ thống xử lý nước thải
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
101
(Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu, 2017)
2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ
cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách khảo sát
thông qua bảng hỏi đối với 128 người dân, đang
sinh sống tại xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh
Kiên Giang. Có nhiều cách để xác định cỡ mẫu
tùy thuộc vào mô hình nghiên cứu của mỗi người.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)
cho rằng, cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số
biến trong phân tích nhân tố. Theo Nguyễn Đình
Thọ (năm 2011) để sử dụng phương pháp phân
tích nhân tố khám phá, kích thước mẫu tối thiểu
phải là 50, cỡ mẫu (n) = 100 thì tốt hơn. Về mặt
kinh nghiệm, Hoyle (1995; trích dẫn bởi Li và
Uysal, trong Sirakaya-Turk et al., 2011) đề nghị
cỡ mẫu cho một nghiên cứu tối thiểu phải từ 100
đến 200. Do điều kiện địa điểm nghiên cứu cách
xa đất liền, việc di chuyển đi lại tốn kém và người
dân địa phương chỉ tập trung sinh sống ở Hòn Củ
Tron, Hòn Ngang và Hòn Mấu, các hòn khác ít
người sinh sống. Nhóm tác giả đã thu thập 128
mẫu, sau khi sàng lọc, loại bỏ 5 mẫu không đạt
yêu cầu, còn lại 123 mẫu, số lượng mẫu đảm bảo
ý nghĩa thống kê. Cách thức chọn mẫu phi xác
suất theo kiểu thuận tiện. Thời gian lấy mẫu từ
tháng 6 đến tháng 7 năm 2017. Dữ liệu từ bảng
câu hỏi được mã hóa và nhập trên phần mềm
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences)
phiên bản 20.0. Dữ liệu được phân tích bằng
phương pháp thống kê mô tả (Descriptive
Statistics), đánh giá độ tin cậy thang đo (Scale
Reliability Analysis), phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1 Khái quát mẫu nghiên cứu
Kết quả khảo sát 123 người dân có 47,2% nam và
52,8% nữ, số lượng đáp viên có sự cân bằng giữa
hai giới. Về độ tuổi nghiên cứu, từ 18 đến 29 tuổi
chiếm 26,8%, từ 30 đến 41 tuổi chiếm 36,6%, từ
X30 Thiếu nước ngọt sử dụng
X31 Người dân sử dụng nguồn năng lượng mặt trời
X32 Sức chứa của các bãi biển quá tải
X33 Khai thác san hô bất hợp lý
X35 Rừng được bảo vệ
5. Thể chế
X36
Thiếu sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và người dân trong việc tổ chức các
hoạt động du lịch
X37 Chính quyền có điều tra đánh giá chất lượng môi trường
X38 Chính quyền có kiểm tra tình trạng cháy nổ tại các hộ kinh doanh du lịch
X39
Chính quyền địa phương có kiểm tra về tình trạng cứu hộ, phao đảm bảo an toàn cho
du khách đối với các phương tiện chuyên chở khách tham quan trên biển
X40
Chính quyền địa phương khuyến khích người dân phát triển du lịch theo hướng bền
vững
6. Sự hài
lòng
X41 Người dân hài lòng với hoạt động du lịch nơi đây
X42 Thái độ du khách lịch thiệp thông cảm với người dân địa phương
X43 Số khách quay trở lại vào những lần tiếp theo gia tăng
X44 Thời gian hoạt động du lịch kéo dài
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
102
42 đến 53 tuổi chiếm 14,6%, trên 54 tuổi chiếm
22%. Về dân tộc, có 98,3% là người Kinh, còn lại
là người Hoa. Về trình độ học vấn, số người được
phỏng vấn có trình độ trung học cơ sở chiếm tỉ lệ
cao nhất là 49,1%; tiếp đến là tiểu học 39,3% và
trung học phổ thông 11,6%. Vì điều kiện biển đảo
khó khăn nên phần lớn người dân tại đây có trình
độ học vấn không cao. Kết quả khảo sát mẫu
nghiên cứu có 58,5% người dân không tham gia
vào hoạt động du lịch và có 41,5% người dân
tham gia vào hoạt động du lịch, điều này cho thấy
rằng du lịch là một ngành đang tạo ra cơ hội việc
làm cho người dân trên đảo. Đa số đáp viên có thu
nhập trung bình trên 6 triệu chiếm tỉ lệ 41,5%, kế
đến là thu nhập trung bình từ 4 đến 5,9 triệu
chiếm 23,6%, thu nhập trung bình từ 2 đến 3,9
triệu chiếm 22% và thu nhập trung bình dưới 2
triệu chiếm 13% tỉ lệ. Có đến 54,9% số người
tham gia du lịch có thu nhập khá cao, trên 6
triệu/tháng, trong khi đó chỉ có khoảng 32% số
người không tham gia du lịch có mức thu nhập
này. Khi tiến hành kiểm định mối liên hệ giữa
biến có tham gia du lịch hay không với biến thu
nhập của người dân, cho kết quả Sig=0.037 <
0.05, điều này chứng minh rằng có mối liên hệ
giữa hai biến trên, có thể kết luận rằng việc người
dân có tham gia du lịch hay không sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến mức thu nhập trung bình của họ.
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
DLBV đảo Nam Du
Các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua
hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng
(Item – Total Correlation). Hệ số Cronbach’s
Alpha được dùng để loại các biến không đáng tin
cậy. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ
hơn 0,3 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Thang đo sẽ đạt độ tin cậy khi hệ số Cronbach’s
Alpha lớn hơn 0,6. Kết quả phân tích cho thấy có
13 biến bị loại ra khỏi mô hình vì hệ số tương
quan biến – tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,3, còn lại
31 biến đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân
tố.
Bảng 2. Đánh giá độ tin cậy thang đo
Kết quả từ kiểm định dữ liệu cho thấy, KMO = 0,613, Sig =0,000, tổng phương sai giải thích = 71,041%
thỏa mãn điều kiện để phân tích nhân tố khám phá.
Bảng 3. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test
(Nguồn: Phỏng vấn người dân địa phương tại xã An Sơn năm 2017, n = 123)
Stt Nhân tố Cronbach’s
Alpha
Item – Total Correlation N of
Items
1 Chỉ tiêu về kinh tế 0,677 0,321-0,455 8
2 Chỉ tiêu về xã hội 0,719 0,301-0,591 8
3 Chỉ tiêu về văn hóa 0,613 0,324-0,570 4
4 Chỉ tiêu về môi trường 0,777 0,544-0,663 3
5 Chỉ tiêu về thể chế 0,720 0,461-0,542 4
6 Chỉ tiêu về sự hài lòng 0,683 0,354-0,586 4
(Nguồn: Phỏng vấn người dân địa phương tại xã An Sơn năm 2017, n=123)
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .613
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 1221.014
Df 378
Sig. .000
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
103
Bảng ma trận nhân tố xoay cho thấy có 10 nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch đảo
Nam Du, bao gồm: F1 chịu sự tác động của 4
biến, được đặt tên là “tình trạng an ninh xã hội và
tai nạn giao thông”. F2 chịu sự tác động của 4
biến, được đặt tên là “sự phát triển kinh tế”. F3
chịu sự tác động của 3 biến, được đặt tên là “tình
trạng rác thải”. F4 chịu sự tác động của 4 biến,
được đặt tên là “công tác quản lý của chính quyền
địa phương”. F5 chịu sự tác động của 2 biến, được
đặt tên là “quy hoạch phát triển và phân chia lợi
ích du lịch”. F6 chịu sự tác động của 4 biến, được
đặt tên là “giá trị văn hóa”. F7 chịu sự tác động
của 4 biến, được đặt tên là “thời gian lưu trú dài
và quyết định quay lại của du khách”. F8 chịu sự
tác động của 2 biến, được đặt tên là “sự hài lòng”.
F9 chịu sự tác động của 2 biến, được đặt tên là
“giá cả hàng hóa và dịch vụ”. F10 chịu sự tác
động của 1 biến, được đặt tên là “hệ thống cảnh
báo và cứu hộ”.
Bảng 3. Ma trận nhân tố xoay
Biến
quan
sát
Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
X12 0,767
X11 0,741
X13 0,660
X19 0,564
X1 0,793
X2 0,779
X4 0,657
X3 0,632
X27 0,868
X26 0,850
X28 0,733
X38 0,745
X37 0,716
X39 0,709
X40 0,558
X8 0,908
X7 0,832
X23 0,839
X18 0,622
X22 0,573
X21 0,545
X33 0,832
X34 0,823
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
104
X42 0,888
X41 0,835
X5 0,760
X6 0,651
X16 0,758
(Nguồn: Phỏng vấn người dân địa phương tại xã An Sơn năm 2017, n = 123)
Kết quả cho thấy có 10 nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững du lịch đảo Nam Du. Tổng hợp kết quả ở
Bảng 4.
Bảng 4. Bảng điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s 𝛼 và phân tích nhân tố khám phá
Stt Nhân tố Biến đặc trưng Giải thích nhân tố
1 F1 X12, X11, X13, X19 Tình trạng an ninh xã hội và tai nạn giao thông
2 F2 X1, X2, X4, X3 Sự phát triển kinh tế
3 F3 X27, X26, X28 Tình trạng rác thải
4 F4 X38, X37, X39, X40 Công tác quản lý của chính quyền địa phương
5 F5 X8, X7 Quy hoạch phát triển và phân chia lợi ích du lịch
6 F6 X23, X18, X22, X21 Giá trị văn hóa
7 F7 X43, X44 Lượng khách quay trở lại và thời gian hoạt động du lịch
8 F8 X42, X41 Sự hài lòng
9 F9 X5, X6 Giá cả hàng hóa và dịch vụ
10 F10 X16 Hệ thống cảnh báo và cứu hộ
(Nguồn: Phỏng vấn người dân địa phương tại xã An Sơn năm 2017, n = 123)
Để tính điểm số nhân tố cho từng trường hợp quan sát một, ta có phương trình (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008): Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + Wi4X4 + + WikXk. Trong đó: Fi:
ước lượng trị số của nhân tố thứ I; Wi: trọng số nhân tố; k: số biến.
Bảng 5. Ma trận điểm số nhân tố
Biến
quan
sát
Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
X12 0,323
X11 0,309
X13 0,320
X19 0,209
X1 0,365
X2 0,352
X4 0,292
X3 0,277
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
105
X27 0,411
X26 0,393
X28 0,332
X38 0,391
X37 0,372
X39 0,355
X40 0,262
X8 0,453
X7 0,380
X23 0,465
X18 0,290
X22 0,300
X21 0,290
X43 0,468
X44 0,469
X42 0,557
X41 0,484
X5 0,518
X6 0,410
X16 0,630
(Nguồn: Phỏng vấn người dân địa phương tại xã An Sơn năm 2017, n = 123)
Dựa vào kết quả ma trận điểm số nhân tố, ta có
các phương trình điểm số nhân tố sau:
F1 = 0,323 X12 + 0,309 X11 + 0,320 X13 + 0,209
X19
Nhân tố 1, “tình trạng an ninh xã hội và tai nạn
giao thông”, chịu sự tác động của 4 biến: X12, X11,
X13 và X19. Trong đó, biến X12 và X13 tác động
mạnh nhất do có điểm số nhân tố lớn nhất. Hiện
nay, tình trạng an ninh xã hội và an toàn giao
thông nhìn chung vẫn được đảm bảo ở mức khá
tốt. Dù lượng du khách tăng nhanh, đặc biệt vào
ngày nghỉ và cuối tuần thường tăng vọt nhưng ít
có tình trạng giành giật, chặt chém khách, tệ nạn
ăn xin, móc túi rất ít xảy ra. Đối với các biến như
X12, X11, X13 và X19 đều được đánh giá ở mức thấp
(lần lượt là 2.32, 2.41, 2.54, và 2.20), điều này
càng chứng minh rằng sự phát triển du lịch ở Nam
Du nhìn chung vẫn chưa gây nhiều tác động tiêu
cực đến tình trạng an ninh xã hội cũng như vấn đề
an toàn giao thông nơi đây. Trong tương lai, tình
trạng này cần được duy trì và phát huy tốt hơn
nữa.
F2 = 0,365 X1 + 0,352 X2 + 0,292 X4 + 0,277 X3
Nhân tố 2, “sự phát triển kinh tế” chịu sự tác động
của 4 biến: X1, X2, X4 và X3. Trong đó, biến X1 và
X2 tác động mạnh nhất do có điểm số nhân tố lớn
nhất. Kinh tế địa phương nhìn chung có nhiều
chuyển biến tốt nhờ vào hoạt động du lịch. Theo
thống kê của UBNDXAN (2017), doanh thu từ
ngành dịch vụ du lịch của xã đã tăng từ 240,5 tỷ
vào năm 2015 lên đến 375 tỷ vào năm 2016, tăng
khoảng 135 tỷ trong một năm, nguyên nhân chủ
yếu là nhờ du lịch phát triển, kéo theo nhiều loại
hình kinh doanh dịch vụ du lịch phát triển, thu
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
106
nhập của một bộ phận người dân được cải thiện rõ
rệt, một bộ phận người dân thông qua hoạt động
du lịch mà cải thiện đời sống, thoát nghèo. Đối
với các biến X1, X2, X4 và X3, các chỉ số trung
bình đều ở mức cao (lần lượt là 3.84, 3.87, 3.67
và 3.81), càng chứng minh du lịch đang có những
tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế ở Nam
Du.
F3 = 0,411 X27 + 0,393 X26 + 0,332 X28
Nhân tố 3, “tình trạng rác thải” chịu sự tác động
của 3 biến: X27, X26 và X28. Trong đó, biến X27 và
X26 tác động mạnh nhất do có điểm số nhân tố
lớn nhất. Vấn đề rác thải là một trong những vấn
đề nan giải đang được đặt ra ở Nam Du, do đó các
biến X27, X26 và X28 đều được đánh giá ở mức cao
(lần lượt là 3.91, 3.90 và 3.54). Là quần đảo cách
khá xa đất liền, trên đảo lại không có hệ thống xử
lý rác thải nên rác thải phải được chuyển từ đảo
vào đất liền, vừa tốn kém vừa mất thời gian.
Thêm vào đó, du khách đến đây đông đúc, dẫn
đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng nhanh, vấn
đề xử lý rác thải càng trở nên cấp bách hơn bao
giờ hết. Một bộ phận người dân và du khách xử lý
rác thải bằng cách quăng xuống biển, đều này gây
mất mỹ quan và làm ô nhiễm môi trường. Nhiều
bãi biển ở Nam Du có rác trôi bồng bềnh, tạo
thành những bãi rác cục bộ cạnh bãi biển, làm mất
đi vẻ đẹp trong lành vốn có ở đây.
F4 = 0,391 X38 + 0,372 X37 + 0,355 X39 + 0,262
X40
Nhân tố 4, “công tác quản lý của chính quyền địa
phương” chịu sự tác động của 4 biến: X38, X37,
X39 và X40. Trong đó, biến X38 và X37 tác động
mạnh nhất do có điểm số nhân tố lớn nhất. Chính
quyền địa phương có những quan tâm nhất định
đến phát triển du lịch của địa phương. Từ năm
2015, UBNDXAN bắt đầu quan tâm thống kê số
lượt khách đến Nam Du, tổ chức các lớp tập huấn
nghiệp vụ cho người dân địa phương có tham gia
vào hoạt động du lịch. Gần đây nhất là kết hợp
với Trường Cao đẳng - Kinh tế - Kĩ thuật Lâm
Đồng để tổ chức lớp hướng dẫn viên du lịch trong
khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2017 đến tháng
12 năm 2017 cho người dân địa phương, nhằm
cấp chứng chỉ sơ cấp hướng dẫn viên du lịch cho
người dân địa phương. Chính quyền địa phương
cũng rất quan tâm đến tình hình an toàn tại các hộ
kinh doanh du lịch, kiểm tra thiết bị phòng chống
cháy nổ ở hộ kinh doanh cũng như trên tàu vận
chuyển khách du lịch, ban hành bảng giá dịch vụ
cho các cơ sở kinh doanh du lịch. Nhìn chung, các
biến X38, X37, X39 và X40 đều được đánh giá khá
cao (3.54, 3.44, 3.76 và 3.67), chứng tỏ sự quan
tâm của chính quyền địa phương đến sự phát triển
du lịch tại địa phương, tuy nhiên hiện nay nơi đây
vẫn có những kế hoạch phát triển, quy hoạch du
lịch cụ thể trong thời gian dài.
F5 = 0,453 X8 + 0,380 X7
Nhân tố 5, “quy hoạch phát triển và phân chia lợi
ích du lịch” chịu sự tác động của 2 biến: X8 và X7.
Trong đó, biến X8 tác động mạnh nhất do có điểm
số nhân tố lớn nhất. Du lịch tác động tốt đến kinh
tế địa phương, tuy nhiên hiện tại việc phân bổ
nguồn lợi từ du lịch trong cộng đồng địa phương
vẫn chưa đồng đều, bên cạnh một bộ phận người
dân tăng thu nhập từ hoạt động du lịch thì vẫn còn
một bộ phận chịu tác động tiêu cực, do không
tham gia vào hoạt động du lịch và chịu ảnh hưởng
từ việc giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh. Thêm
vào đó, phát triển du lịch chỉ tập trung ở khu vực
gần bến tàu đón khách, còn lại đa số ít phát triển.
Các biến X8 và X7 đều được đánh giá ở mức cao
(lần lượt là 3.8 và 4.02).
F6 = 0,465 X23 + 0,290 X18 + 0,300 X22 + 0,290
X21
Nhân tố 6, “giá trị văn hóa” chịu sự tác động của
4 biến: X23, X18, X22 và X21. Trong đó, biến X23 và
X22 tác động mạnh nhất do có điểm số nhân tố lớn
nhất. Hiện tại, ở Nam Du có ba lễ hội lớn là lễ hội
Bà Chúa Xứ, lễ cúng Lăng Ông và lễ cúng Ông
Bổn, vào các ngày lễ hội diễn ra có khá đông du
khách tham gia, từ đó làm tăng thêm tính quy mô
của lễ hội, hiện tại hoạt động du lịch chưa tác
động đến văn hóa tín ngưỡng địa phương, không
xuất hiện loại hình thương mại hóa các văn hóa,
tín ngưỡng địa phương để phục vụ cho phát triển
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
107
du lịch. Người dân trùng tu, tôn tạo di tích vì niềm
tin tín ngưỡng chứ không nhằm thu hút du lịch,
các biến X22 và X21 đều được đánh giá ở mức
trung bình (3.0 và 3.23). Hoạt động du lịch chỉ
mới diễn ra mạnh trong vài năm gần đây nên hầu
như vẫn chưa tác động mạnh đến văn hóa bản địa
của địa phương, người dân vẫn lưu giữ được
những giá trị văn hóa truyền thống, ở Nam Du
cũng rất ít trường hợp trẻ em bỏ học để tham gia
hoạt động du lịch, các biến X23, X18 được đánh giá
ở mức thấp (lần lượt là 2.76 và 2.5).
F7 = 0,468 X33 + 0,469 X34
Nhân tố 7, “lượng khách du lịch trở lại Nam Du
và thời gian hoạt động du lịch” chịu sự tác động
của 2 biến: X33 và X34. Trong đó, biến X34 tác
động mạnh nhất. Hiện tại, Nam Du vẫn còn là
điểm du lịch mới, đang thu hút du khách, phong
cảnh còn mang vẻ hoang sơ, giá cả dịch vụ chưa
quá cao, tình hình an ninh trật tự còn khá tốt nên
du khách đến lần đầu thường có xu hướng mong
muốn quay lại, đồng thời mong muốn sẽ kéo dài
thời gian nghỉ lại, các biến X33 và X34 đều được
đánh giá khá cao (3.73 và 3.72).
F8 = 0,557 X42 + 0,484 X41
Nhân tố 8, “sự hài lòng” chịu sự tác động của 2
biến: X42 và X41 Trong đó, biến X42 tác động
mạnh nhất. Nhìn chung, đa phần du khách cảm
thấy hài lòng với hoạt động du lịch tại Nam Du
bởi sự thân thiện của người dân địa phương,
phong cảnh tự nhiên đẹp, giá cả dịch vụ chưa
cao, các biến X42 và X41 đều được đánh giá ở
mức cao (3.85 và 3.79).
F9 = 0,518 X5 + 0,410 X6
Nhân tố 9, “giá cả hàng hóa và dịch vụ” chịu sự
tác động của 2 biến: X5 và X6. Trong đó, biến X5
tác động mạnh nhất. Du lịch phát triển thường kéo
theo giá đất, giá dịch vụ, giá cả hàng hóa tiêu
dùng ở đó tăng cao hơn so với bình thường. Ở
Nam Du, đối với những khu vực trung tâm, có
đông du khách, giá đất tăng khá nhanh, thêm vào
đó các mặt hàng hóa cũng tăng nhanh do nhu cầu
tăng cao khi khách đến, vào các ngày cuối tuần
khi đông khách thì giá thu mua hải sản của các
thương lái cũng cao hơn, giúp ngư dân ở đây bán
được giá nhưng người mua ở địa phương lại phải
chi nhiều tiền hơn mới mua được sản phẩm. Các
biến X5 và X6 có chỉ số trung bình cao (3.74 và
3.68) phần nào đã chứng minh được những tác
động của du lịch đến giá cả ở địa phương.
F10 = 0,630 X16
Nhân tố 10, “hệ thống cảnh báo và cứu hộ” chỉ
chịu sự tác động của biến X16. Ở các bãi biển của
Nam Du hiện nay vẫn chưa có các hệ thống cứu
hộ, chủ yếu là người dân địa phương khi đảm
nhận nhiệm vụ chở du khách đi tham quan sẽ có
sự nhắc nhở, cảnh báo du khách những khu vực
biển sâu, cần chú ý, cũng như giúp đỡ du khách
khi xảy ra sự cố, biến X16 được đánh giá ở mức
trung bình (3.33).
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 10 nhóm
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLBV đảo
Nam Du là: “tình trạng an ninh xã hội và tai nạn
giao thông”, “sự phát triển kinh tế”, “tình trạng
rác thải”, “công tác quản lý của chính quyền địa
phương”, “quy hoạch phát triển và phân chia lợi
ích du lịch”, “giá trị văn hóa”, “lượng khách du
lịch trở lại Nam Du và thời gian hoạt động du
lịch”, “sự hài lòng”, “giá cả hàng hóa và dịch vụ”,
“hệ thống cảnh báo và cứu hộ”. Vấn đề rác thải từ
sinh hoạt bị người dân vứt xuống biển mà chưa có
biện pháp xử lý là cần được quan tâm. Do đó để
phát triển du lịch Nam Du theo hướng bền vững,
cần có sự liên kết của chính quyền địa phương,
người dân, khách du lịch và công ty du lịch, từ đó
nâng cao nhận thức của người dân và du khách
trong việc bảo vệ môi trường biển và giữ gìn các
nét văn hoá của địa phương. Tác giả xin đề xuất
một số giải pháp để phát triển du lịch Nam Du
theo hướng bền vững như sau:
Giải pháp về tình trạng an ninh xã hội và an
toàn du lịch: Hệ thống giao thông trên đảo cần
được nâng cấp và mở rộng để du khách dễ dàng di
chuyển, nên có bãi để xe tại khu vực xã An Sơn
nhằm tránh ùn tắc. Chính quyền cần thành lập đội
tuần tra tại các địa điểm như: Bãi Ngự, Bãi Sỏi,
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
108
Hòn Mấu, Hòn Lớn, Hòn Ngang những nơi có
nhiều du khách để đảm bảo an ninh trật tự và
tránh xảy ra những tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng
đến sự phát triển du lịch tại đảo. Đảo cần có tàu
cứu hộ để vận chuyển du khách khi gặp tình
huống nguy hiểm. Các bãi biển nên có biển cấm,
biển báo nguy hiểm để cảnh báo du khách và đảm
bảo an toàn về người và tài sản
Giải pháp về phát triển kinh tế: Giá cả hàng hóa
trên đảo nên được điều chỉnh hợp lý và có bảng
giá quy định rõ ràng như giá các mặt hàng lưu
niệm, giá tàu tham quan du lịch, giá thức ăn, giá
đồ uống. Chính quyền địa phương nên có chính
sách hỗ trợ vốn cho người dân kinh doanh hoạt
động du lịch để tạo việc làm và tăng thêm thu
nhập cho kinh tế địa phương. Khuyến khích các
bộ phận dân cư tham gia các hoạt động kinh
doanh du lịch ở các lĩnh vực khác nhau để có sự
phân chia lợi ích đồng đều trong cộng đồng địa
phương.
Giải pháp về tình trạng rác thải: chính quyền địa
phương cần tuyên truyền, nâng cao ý thức đến
người dân và du khách trong việc bảo việc môi
trường quanh đảo. Xây dựng hệ thống xử lý rác
thải, cơ sở tái chế rác thải và trang bị thêm nhiều
thùng rác quanh đảo tạo điều kiện để người dân và
du khách có nơi để rác đúng quy định; nên có biện
pháp xử lý các hành vi thải nước thải trực tiếp
xuống biển của các hộ kinh doanh du lịch; có
chính sách phân loại rác thải và xây dựng quy
trình xử lý thích hợp; có thể xử lý rác thải bằng
các phương pháp như: chôn lấp hợp vệ sinh, thiêu
đốt, chế biến thành phân ủ để dùng trong nông
nghiệp.
Giải pháp về công tác quản lý của chính quyền
địa phương và cơ sở hạ tầng: đẩy mạnh các
chính sách quảng bá nhằm cung cấp thông tin du
lịch của địa phương tới du khách. Chính quyền
kêu gọi đầu tư để xây dựng và nâng cao cơ sở hạ
tầng trên đảo, đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân
và du khách. Hỗ trợ và tư vấn người dân phát triển
loại hình du lịch làng nghề, nuôi trồng thủy sản để
tăng thêm thu nhập và cải thiện kinh tế. Tổ chức
các tuyến du lịch trên đảo trên cơ sở kết nối các
sản phẩm du lịch đặc trưng, khai thác một số tour
mới như: tour du lịch khám phá Hải Đăng Nam
Du bằng xe đạp; tour du lịch cho du khách trải
nghiệm làm ngư dân; tour du lịch nghỉ ngơi kết
hợp giải trí như đánh bóng chuyền bãi biển, chèo
thuyền trên cát hay chơi teambuilding, kết nối
Nam Du với các trung tâm du lịch khác. Con
đường quanh đảo cần được đầu tư và nâng cấp để
phát triển loại hình du lịch đi quanh đảo bằng xe
đạp tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho du
khách. Đảo cần có một bệnh viện lớn để có thể
khám chữa bệnh và kiểm soát dịch bệnh liên quan
đến du lịch tại đảo. Cần đầu tư xây dựng cảng
biển để phân chia nơi neo đậu giữa tàu khách du
lịch và tàu đánh cá của ngư dân nhằm giảm thiểu
tình trạng đông đúc du khách trên cầu cảng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cooper, C. (2000). Tourism – Principles and
Practice. London: Longman publication
Hardy, A., & Beeton, R. (2001). Sustainable
tourism or maintainable tourism: Managing
resources for more than average outcomes.
Journal of Sustainable Tourism, 9(3), 168-92.
https://doi.org/10.1080/09669580108667397
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008).
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1&
2). Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Kristina & Sandaa. (2010). Sustainable tourism
development. Croatia: Faculty of Economics.
Machado, A. (2003). Tourism and Sustainable
Development, Capacity Building for Tourism
Development in VietNam. VietNam: VNAT
and FUDESO.
Nguyễn Văn Dung. (2010). Phương pháp nghiên
cứu trong kinh doanh (Nguyễn Văn Dung,
Biên dịch). Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài
chính. (Quyển sách gốc được xuất bản năm
2000).
Nguyễn Đình Hoè & Vũ Văn Hiếu. (2004). Du
lịch bền vững. Hà Nội: Nhà xuất bản Quốc
Gia.
Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp thống kê
trong nghiên cứu xã hội. Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Trẻ.
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 20 (2), 97 – 109
109
Ritchie, J. (1999). Crafting a value-driven vision
for a national tourism treasure. Tourism
Management, 20(3), 273-82.
https://doi.org/10.1016/S0261-5177(98)00123-X
Simpson, K. (2001). Strategic planning and
community involvement as contributors to
sustainable tourism development. Current
Issues in Tourism, 4 (1), 3-41.
https://doi.org/10.1080/13683500108667880
Sirakaya, E., Uysal, M., Hammitt, W., & Vaske, J.
(2011). Research Methods for Leisure,
Recreation and Tourism. Cambridge:
Cambridge University Press.
United Nations. (2003). Earth Summit Agenda 21.
New York: United Nations.
Uỷ ban Nhân dân xã An Sơn. (2017). Số liệu
thống kê của Ủy ban Nhân dân xã An Sơn năm
2017.
Welford, R, & Ytterhus, B. (2004). Sustainable
development and tourism destination
management: A case study of the Lillehammer
region, Norway. International Journal of
Sustainable Development and World Ecology,
11(4), 410-22.
https://doi.org/10.1080/13504500409469843
World Tourism Organization. (1993). Sustainable
Tourism Development: Guide for Local
Planners, World Tourism Organization:
Madrid.
World Tourism Organization. (2004). Indicators
of Sustainable Development for Tourism
Destinations: A Guidebook, World Tourism
Organization: Madrid.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_nhan_to_anh_huong_den_su_phat_trien_du_lich_ben_vung_t.pdf