BLHS năm 2015 bổ sung và quy định
cụ thể thủ tục áp dụng các biện pháp
khiển trách; hòa giải tại cộng đồng; giáo
dục tại xã, phường, thị trấn khi cơ quan
tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết
phải truy cứu TNHS. Ngoài căn cứ miễn
TNHS, việc quyết định miễn TNHS và
áp dụng các biện pháp này phải đáp ứng
điều kiện quy định tại Điều 92 và điều
kiện quy định tại Điều 93, Điều 94 hoặc
Điều 95 BLHS năm 2015, đó là phải được
người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người
đại diện hợp pháp của họ đồng ý; trường
hợp áp dụng biện pháp hòa giải thì còn
phải được người bị hại hoặc người đại
diện hợp pháp của họ tự nguyện hòa giải
và đề nghị miễn TNHS cho người dưới
18 tuổi phạm tội. Việc áp dụng các biện
pháp xử lý này với tính chất nhằm thay
thế hiệu quả việc áp dụng hình phạt và
biện pháp tư pháp là hoàn toàn phù hợp,
bảo đảm mục đích giáo dục, phòng ngừa
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong
tình hình hiện nay nhằm đề cao tính
hướng thiện trong đường lối xử lý người
dưới 18 tuổi, có ý nghĩa nhân văn và vai
trò tích cực đối với việc hoàn thiện các
trình tự, thủ tục tố tụng trong BLTTHS
năm 2015, phù hợp với chính sách hình
sự xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội,
nhằm bảo đảm quyền của người dưới 18
tuổi phạm tội, đồng thời bảo đảm quyền
và lợi ích của người bị hại trong tố tụng
hình sự (các điều 427, 428, 429).
Để bảo đảm việc áp dụng thực hiện
biện pháp tư pháp giáo dục tại trường
giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội theo quy định của BLHS năm
2015 được rõ ràng, cụ thể, góp phần bảo
đảm quyền và lợi ích của người dưới
18 tuổi phạm tội trong tố tụng hình sự,
BLTTHS năm 2015 bổ sung Điều 430
(mới) quy định cụ thể về trình tự, thủ
tục áp dụng biện pháp này nhằm tạo
những điều kiện tối đa nhất cho người
dưới 18 tuổi phạm tội được giáo dục tại
trường giáo dưỡng sớm trở về với gia
đình, nhà trường và cộng đồng nếu họ
biết nhận ra sai lầm, ăn năn hối cải và
tích cực sửa chữa, góp phần bảo đảm
quyền con người, quyền công dân của
người dưới 18 tuổi phạm tội trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự;
Tóm lại, những quy định mới của
BLHS, BLTTHS năm 2015 của Việt Nam
về các biện pháp giám sát, giáo dục người
dưới 18 tuổi phạm tội được miễn TNHS
là những quy định hết sức nhân đạo, thể
hiện rõ chính sách chuyển hướng trong
xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội với mục đích tăng khả năng
áp dụng các quy định về miễn TNHS,
hạn chế thấp nhất việc phải áp dụng
hình phạt và các biện pháp tư pháp đối
với họ và có các thủ tụng tố tụng linh
hoạt, mang tính nhân đạo cao trong xử
lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc áp
dụng các biện pháp xử lý nêu trên với
tính chất thay thế hiệu quả việc áp dụng
hình phạt và biện pháp tư pháp là hoàn
toàn phù hợp, bảo đảm mục đích giáo
dục, phòng ngừa đối với người dưới 18
tuổi phạm tội trong tình hình hiện nay,
góp phần bảo đảm các quyền con người,
quyền công dân của người dưới 18 tuổi
phạm tội trong tố tụng hình sự.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nội dung mới của bộ luật hình sự và bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 của Việt Nam về người chưa thành niên phạm tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát
“Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người
chưa thành niên” là nguyên tắc của luật
pháp quốc tế, là mục tiêu hướng tới
trong các chuẩn mực quốc tế về quyền
trẻ em, cũng là quan điểm xuyên suốt
trong chính sách bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em của Việt Nam. Việt
Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới
phê chuẩn Công ước của Liên Hợp
quốc về quyền trẻ em năm 1990. Với
việc phê chuẩn này, Việt Nam đã cam
kết thực hiện “mọi biện pháp thích hợp
về pháp lý, hành chính, và các biện pháp
khác” để thực hiện và tuân thủ Công
ước. Theo đó, năm 2002, Việt Nam đã
nộp báo cáo về tình hình thực thi Công
ước tới Uỷ ban của Liên Hợp Quốc về
quyền trẻ em. Uỷ ban Công ước của
Liên Hợp quốc về quyền trẻ em đã
phúc đáp báo cáo của Việt Nam trong
đó có đoạn nêu rõ: “Uỷ ban khuyến
khích Quốc gia thành viên tiếp tục tăng
cường nỗ lực nhằm đảm bảo luật pháp của
quốc gia mình hoàn toàn tương thích với
các nguyên tắc và quy định của Công ước,
đặc biệt là trong lĩnh vực tư pháp người
chưa thành niên”. Tiếp thu khuyến nghị
này, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi
các quy định pháp luật cho phù hợp
với các điều khoản của Công ước. Việt
Nam xác định với đặc điểm của người
* Tiến sĩ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý
khoa học, VKSNDTC
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VÀ BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 CỦA VIỆT NAM
VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
HOÀNG ANH TUYÊN *
“Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên” là nguyên tắc của
luật pháp quốc tế, đồng thời cũng là quan điểm xuyên suốt trong chính sách
bả vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Việt Nam. Theo đó, Bộ luật hình sự
(BLHS) và Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 của Việt Nam trên cơ
sở bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi đã có những điều chỉnh
quan trọng. Bài viết góp phần phân tích những điểm mới đó.
Từ khóa: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, người chưa thành
niên phạm tội
“Ensure the best benefits for juvenile” is a principle of international
law as well as our viewpoint throughout the policies of protecting, caring
for and educating children. Whereby, based on the principle of ensuring
the best benefits for offenders under 18 years of age, Vietnamese Penal Code
and Criminal Procedure Code of 2015 have been significantly amended and
supplemented. This article contributes to analysis these new points.
Keywords: The Penal Code, the Criminal Procedure Code, juvenile
commiting crime.
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ...
4 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018
chưa thành niên (người dưới 18 tuổi)
là người chưa trưởng thành về thể chất
và nhận thức, chưa có điều kiện nhận
thức đầy đủ các chuẩn mực và yêu cầu
của xã hội, chưa có khả năng phân
tích, đánh giá về tính chất của hành vi
mà mình thực hiện; thường dễ bị lôi
kéo, kích động, làm theo. Người chưa
thành niên nếu ở trong môi trường
xấu thường rất dễ có các hành vi lệch
chuẩn, vi phạm pháp luật, phạm tội.
Ngoài trách nhiệm riêng của bản thân
họ, thì dưới giác độ trách nhiệm xã hội
và đạo đức, nhà nước – xã hội và những
người lớn cũng phải chịu một phần
trách nhiệm, vì việc quản lý, chăm sóc
và giáo dục họ bộc lộ nhiều thiếu sót,
dẫn đến họ vi phạm pháp luật, phạm
tội. Do vậy người chưa thành niên
luôn cần được sự quan tâm, bảo vệ của
gia đình và xã hội, kể cả trong trường
hợp người dưới 18 tuổi có hành vi vi
phạm pháp luật. Việc truy cứu trách
nhiệm hình sự (TNHS) đối với người
dưới 18 tuổi và áp dụng hình phạt đối
với họ chỉ được tiến hành trong trường
hợp cần thiết, với mục đích chủ yếu là
nhằm giáo dục, giúp đỡ các em sửa
chữa sai lầm, phát triển lành mạnh,
sống có trách nhiệm với bản thân, gia
đình và xã hội, trở thành công dân có
ích cho đất nước. Trên cơ sở đó, BLHS
và BLTTHS năm 2015 của Việt Nam có
nhiều điều chỉnh quan trọng nhằm bảo
đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18
tuổi.
I. NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
Là đạo luật quan trọng quy định
những vấn đề liên quan đến tư pháp hình
sự đối với người chưa thành niên, BLHS
năm 1999 của Việt Nam đã dành nhiều
điều khoản quy định về chính sách xử lý
người chưa thành niên phạm tội. Kế thừa
một số quy định của BLHS năm 1985,
BLHS năm 1999 đã thiết kế một chương
riêng (chương X) để quy định về chính
sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội theo hướng nhân đạo, bảo
đảm phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của
đối tượng cần sự bảo vệ đặc biệt này như
nguyên tắc xử lý, hệ thống hình phạt,
hệ thống biện pháp tư pháp, miễn, giảm
hình phạt, tổng hợp hình phạt, xoá án
tích... Việc dành một chương riêng để cá
thể hóa TNHS đối với người chưa thành
niên phạm tội của BLHS năm 1999 đã thể
hiện rõ chủ trương nhân đạo của Đảng
và Nhà nước ta đối với người chưa thành
niên phạm tội.
BLHS năm 2015 tiếp tục hoàn thiện
chính sách hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội nhằm bảo đảm sự
phù hợp với chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta về tăng cường bảo vệ người
chưa thành niên, đề cao hiệu quả phòng
ngừa và tính hướng thiện trong việc xử
lý người phạm tội được ghi nhận tại các
Nghị quyết số 48/NQ-TW và số 49/NQ-
TW của Bộ Chính trị, đồng thời bảo đảm
sự phù hợp với Công ước của Liên hợp
quốc về Quyền trẻ em và các chuẩn mực
pháp lý quốc tế về tư pháp đối với người
chưa thành niên, thể hiện quan điểm của
Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc
thực hiện các cam kết quốc tế bảo vệ, giáo
dục trẻ em nói chung và người dưới 18
tuổi phạm tội nói riêng, là một nỗ lực
tiếp theo trong việc làm hài hòa hệ thống
pháp luật quốc gia với Công ước Quyền
trẻ em.
HOÀNG ANH TUYÊN
5Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát
1. Về thuật ngữ
BLHS năm 1999 sử dụng thuật ngữ
“người chưa thành niên” để chỉ đối tượng
là người dưới 18 tuổi, thuật ngữ “trẻ em”
để chỉ đối tượng là người dưới 16 tuổi,
đồng thời, có sự phân hoá trong chính sách
xử lý đối với trẻ em và người chưa thành
niên là người phạm tội cũng như quy định
xử lý nặng hơn khi đối tượng bị xâm hại là
trẻ em, người chưa thành niên trong một
số cấu thành tội phạm cụ thể (ví dụ: tội giết
người, tội mua bán trẻ em...). Tuy nhiên,
BLHS năm 2015 sử dụng thuật ngữ “người
dưới 18 tuổi” thay cho thuật ngữ “người
chưa thành niên” và “người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi” thay cho thuật ngữ “trẻ
em” để bảo đảm tính cụ thể, rõ ràng.
2. Về phạm vi chịu trách nhiệm hình
sự của người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tạo
cơ sở phân hóa TNHS xử lý người dưới 18
tuổi phạm tội, nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tội phạm; đồng thời bảo đảm minh
bạch và thực hiện tốt nguyên tắc nhân đạo,
BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung theo
hướng: Quy định rõ 28 tội danh cụ thể
thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng do cố
ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà
người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu
TNHS (khoản 2 Điều 12)(1). Những quy
định này phù hợp với tinh thần của Hiến
pháp năm 2013 của Việt Nam và phù hợp
nguyên tắc“những lợi ích tốt nhất của trẻ em
phải là mối quan tâm hàng đầu” đã được ghi
nhận trong Công ước của Liên hợp quốc về
quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.
1 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều
123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171,
173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289,
290, 299, 303 và 304 của BLHS năm 2015.
3. Về một số nguyên tắc xử lý đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội
BLHS năm 2015 quy định cụ thể hơn
về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18
tuổi phạm tội và khẳng định các nguyên
tắc: Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm
tội phải bảo đảm tốt nhất lợi ích của họ. Khi
xét xử, Toà án chỉ áp dụng hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy
việc miễn TNHS và áp dụng một trong các
biện pháp giám sát, giáo dục hoặc việc áp
dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo
dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục,
phòng ngừa. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù
có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp
giáo dục khác không có tác dụng răn đe,
phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn,
ngoài việc tiếp tục quy định: “Toà án cho
người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng
mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với
người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương
ứng” của Bộ luật hiện hành, Bộ luật còn bổ
sung “với thời hạn thích hợp ngắn nhất”
(các khoản 1, 4, 6 Điều 91). Các quy định
này nhằm nội luật hóa và thể hiện tinh thần
nhân đạo nêu tại Điều 37 của Công ước của
Liên hợp quốc về Quyền trẻ em: Việc bắt,
giam giữ hay bỏ tù trẻ em chỉ được dùng
đến như một biện pháp cuối cùng và trong
thời hạn thích hợp ngắn nhất.
4. Về miễn trách nhiệm hình sự đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội
Để góp phần giảm tối đa việc xử
lý TNHS đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội, BLHS năm 2015 đã sửa đổi,
bổ sung quy định về việc miễn TNHS
theo hướng cơ quan tiến hành tố tụng có
thể xem xét, áp dụng việc miễn TNHS
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội mà
có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ...
6 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018
khắc phục phần lớn hậu quả, trong các
trường hợp cụ thể theo quy định của Bộ
luật (khoản 2 Điều 91)(1).
Như vậy, so với BLHS 1999, khoản
2 Điều 91 BLHS năm 2015 đã mở rộng
đối tượng được miễn trách nhiệm hình
sự đối với cả người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi và quy định cụ thể điều
kiện miễn trách nhiệm hình sự đối với
đối tượng này. Đồng thời, để bảo đảm
chặt chẽ, Bộ luật đã sửa đổi chế định này
theo hướng khi quyết định miễn TNHS
cho người dưới 18 tuổi, Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải áp
dụng một trong các biện pháp giám sát,
giáo dục (quy định tại Mục C Chương
XII) đối với các em được miễn trách
nhiệm hình sự nhằm bảo đảm tính khả
thi cũng như hiệu quả áp dụng của chế
1 Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít
nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường
hợp quy định tại các điều: Điều 134 (tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp
giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma
túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy);
Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều
251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội
chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất
nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12
của Bộ luật tức là phạm tội rất nghiêm trọng thuộc
một trong 28 tội danh mà BLHS năm 2015 quy định
đối tượng này phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ
trường hợp quy định tại các điều: Điều 123 (tội giết
người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng
dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150
(tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người
dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171
(tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép
chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma
túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy);
Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều
252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
- Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có
vai trò không đáng kể trong vụ án.
định pháp lý này, bao gồm: Khiển trách;
Hòa giải tại cộng đồng; Giáo dục tại xã,
phường, thị trấn (các điều từ 93 đến 95).
- Về biện pháp khiển trách (Điều 93)
Khiển trách là một trong ba biện pháp
giám sát, giáo dục có thể được áp dụng
đối với người dưới 18 tuổi được miễn
TNHS nhằm giúp họ nhận thức rõ hành
vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng
đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ để sửa
chữa lỗi lầm, khắc phục hậu quả và cải
tạo để trở thành người có ích. Điều 93 quy
định việc áp dụng biện pháp khiển trách
như sau:
Thứ nhất, về đối tượng áp dụng: Khiển
trách chỉ áp dụng đối với: (1) người từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội
ít nghiêm trọng quy định tại điểm a khoản
2 Điều 91 của BLHS; (2) người dưới 18
tuổi là người đồng phạm có vai trò không
đáng kể trong vụ án.
Thứ hai, về thẩm quyền, thủ tục áp dụng:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
đang tiến hành tố tụng đối với vụ án có
thẩm quyền quyết định áp dụng và thực
hiện việc khiển trách. Việc khiển trách đối
với người phạm tội phải có sự chứng kiến
của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp
của người phạm tội.
Thứ ba, về nghĩa vụ của người bị khiển
trách: Để tăng cường hiệu quả phòng
ngừa tái phạm, khoản 3 Điều 93 quy định
cụ thể các nghĩa vụ mà người bị khiển
trách phải thực hiện: (1) tuân thủ pháp
luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học
tập, làm việc; (2) trình diện trước cơ quan
có thẩm quyền khi được yêu cầu; (3) tham
gia các chương trình học tập, dạy nghề do
địa phương tổ chức, tham gia lao động
với hình thức phù hợp.
HOÀNG ANH TUYÊN
7Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát
Thứ tư, về thời gian thực hiện nghĩa vụ:
Thời gian thực hiện các nghĩa vụ này do
cơ quan có thẩm quyền ấn định trong từng
trường hợp cụ thể từ 03 tháng đến 01 năm.
- Về biện pháp hoà giải tại cộng đồng
(Điều 94)
Điều 94 quy định về điều kiện, thẩm
quyền, thủ tục áp dụng cũng như nghĩa
vụ của người được áp dụng biện pháp
hòa giải tại cộng đồng.
Thứ nhất, về đối tượng áp dụng: Hòa
giải chỉ áp dụng đối với: (1) người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít
nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng theo
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của
BLHS; (2) người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi phạm tội theo quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 91 của BLHS.
Thứ hai, về thẩm quyền, thủ tục áp dụng:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án đang
tiến hành tố tụng đối với vụ án có thẩm
quyền quyết định áp dụng và phối hợp với
Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải
tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại
diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện
hòa giải và đề nghị miễn TNHS.
Thứ ba, về nghĩa vụ của người được áp
dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng: Người
được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng
đồng phải thực hiện các nghĩa vụ: (1) xin
lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại; (2)
tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của
nơi cư trú, học tập, làm việc; (3) trình diện
trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu
cầu; (4) tham gia các chương trình học tập,
dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia
lao động với hình thức phù hợp.
Thứ tư, về thời gian thực hiện nghĩa vụ:
Thời gian thực hiện các nghĩa vụ này do
cơ quan có thẩm quyền ấn định trong từng
trường hợp cụ thể từ 03 tháng đến 01 năm.
- Về biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn (Điều 95)
Thứ nhất, về đối tượng áp dụng: Biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
được áp dụng đối với: (1) người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm
trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc
trường hợp quy định tại điểm a khoản
2 Điều 91 của BLHS; (2) người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm
trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 91 của BLHS.
Thứ hai, về thẩm quyền, thủ tục áp dụng:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
đang tiến hành tố tụng đối với vụ án có
thẩm quyền quyết định áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn với
thời hạn từ 01 năm đến 02 năm và giao
người được miễn TNHS cho Ủy ban nhân
dân cấp xã tổ chức việc giám sát, giáo dục.
Thứ ba, về nghĩa vụ của người được áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn: Người được áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn phải thực hiện
các nghĩa vụ: (1) chấp hành đầy đủ nghĩa
vụ về học tập, lao động; (2) chịu sự giám
sát, giáo dục của gia đình, xã, phường,
thị trấn; (3) không đi khỏi nơi cư trú khi
không được phép; (4) tuân thủ pháp luật,
nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập,
làm việc; (5) trình diện trước cơ quan có
thẩm quyền khi được yêu cầu; (6) tham
gia các chương trình học tập, dạy nghề do
địa phương tổ chức, tham gia lao động
với hình thức phù hợp.
Thứ tư, về việc chấm dứt thời hạn giám
sát, giáo dục: Để khuyến khích người được
giám sát, giáo dục cải tạo tốt, khoản 3 Điều
95 của BLHS năm 2015 quy định trường
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ...
8 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018
hợp người được giáo dục đã chấp hành
một phần hai (1/2) thời hạn, có nhiều tiến
bộ thì theo đề nghị của Ủy ban nhân dân
cấp xã được giao trách nhiệm quản lý, giáo
dục, cơ quan đã áp dụng biện pháp này có
thể quyết định chấm dứt thời hạn giám sát,
giáo dục.
Việc quy định các biện pháp giám sát,
giáo dục bắt buộc kèm theo sẽ bảo đảm
việc xem xét, quyết định miễn TNHS và
việc giáo dục, phòng ngừa xã hội được
thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, giúp người
dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức được lỗi
lầm, ăn năn hối cải và khắc phục sai phạm.
Trong các biện pháp này, biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện
pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới
18 tuổi phạm tội trong BLHS năm 1999,
nay BLHS năm 2015 đã chuyển thành biện
pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong
trường hợp miễn TNHS đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội; biện pháp tư pháp
áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội trong BLHS năm 2015 chỉ còn lại biện
pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
5. Về việc quyết định hình phạt, tổng
hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa
án tích
BLHS năm 1999 chưa có quy định đặc
thù về quyết định hình phạt trong trường
hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa
đạt đối với người chưa thành niên, do đó
dẫn đến sự không thống nhất trong quá
trình áp dụng. Để góp phần khắc phục
vướng mắc, bất cập này trong thực tiễn,
cùng với việc sửa đổi, bổ sung quy định
về chuẩn bị phạm tội (Điều 17), BLHS năm
2015 bổ sung 01 điều (Điều 102) quy định
về việc quyết định hình phạt đối với người
chưa thành niên trong trường hợp chuẩn
bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, cụ thể:
5.1. Về quyết định hình phạt
Thứ nhất, quyết định hình phạt trong
trường hợp chuẩn bị phạm tội:
- Mức hình phạt đối với người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội:
Khoản 2 Điều 102 quy định mức hình
phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không
quá một phần ba (1/3) mức hình phạt mà
điều luật cụ thể quy định đối với trường
hợp chuẩn bị phạm tội.
- Mức hình phạt đối với người từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội:
Khoản 2 Điều 102 quy định mức hình
phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không
quá một phần hai (1/2) mức hình phạt mà
điều luật cụ thể quy định đối với trường
hợp chuẩn bị phạm tội.
Thứ hai, quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm tội chưa đạt:
- Mức hình phạt đối với người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt:
Khoản 3 Điều 102 quy định mức hình phạt
cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt
không quá một phần ba (1/3) mức hình
phạt cao nhất quy định có thể áp dụng đối
với đối tượng này.
- Mức hình phạt đối với người từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt:
Khoản 3 Điều 102 quy định mức hình phạt
cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi không quá một phần
hai (1/2) mức phạt cao nhất quy định có
thể áp dụng đối với đối tượng này.
5.2. Về tổng hợp hình phạt
Thứ nhất, bổ sung quy định về nguyên
tắc chung về tổng hợp hình phạt trong trường
HOÀNG ANH TUYÊN
9Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát
hợp phạm nhiều tội, theo đó Tòa án quyết
định hình phạt đối với từng tội và tổng
hợp hình phạt chung theo quy định tại
Điều 55 BLHS năm 2015. Nếu hình phạt
chung là cải tạo không giam giữ thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không
quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có
thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được
áp dụng không quá 18 năm đối với người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm
tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.
Thứ hai, bổ sung quy định về tổng hợp
hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội,
có tội được thực hiện trước khi người phạm tội
đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi người
phạm tội đủ 16 tuổi, theo nguyên tắc:
- Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với
tội được thực hiện trước khi người đó đủ
16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt
đã tuyên đối với tội được thực hiện sau
khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không
vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo
quy định tại khoản 1 Điều này. Ví dụ: Một
người 15 tuổi thực hiện tội cướp tài sản và
sau đó năm 17 tuổi lại phạm tội trộm cắp
tài sản, khi xét xử Toà án quyết định hình
phạt đối với tội cướp tài sản là 10 năm tù
và hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản là
6 năm tù. Theo nguyên tắc tổng hợp hình
phạt nêu trên thì hình phạt chung đối với
người này không quá 12 năm tù.
- Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với
tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16
tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối
với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi
thì hình phạt chung không vượt quá mức
hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi. Ví dụ: Một người
15 tuổi thực hiện tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác và sau đó năm 17 tuổi lại phạm tội
cướp tài sản, khi xét xử Toà án quyết định
hình phạt đối với tội cố ý gây thương
tích là 4 năm tù và hình phạt đối với tội
cướp tài sản là 15 năm tù. Theo nguyên
tắc tổng hợp hình phạt nêu trên thì hình
phạt chung đối với người này không quá
18 năm tù.
Thứ ba, bổ sung quy định về tổng hợp
hình phạt trong trường hợp phạm nhiều
tội, có tội được thực hiện trước khi người
phạm tội đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện
sau khi người phạm tội đủ 18 tuổi, theo
nguyên tắc:
- Nếu mức hình phạt Toà án tuyên
đối với tội được thực hiện khi người đó
chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng
mức hình phạt áp dụng đối với tội được
thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì
hình phạt chung không được vượt quá
mức hình phạt cao nhất đối với người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Ví dụ:
Một người 15 tuổi thực hiện tội cướp tài
sản và sau đó năm 19 tuổi lại phạm tội
trộm cắp tài sản, khi xét xử Toà án quyết
định hình phạt đối với tội cướp tài sản là
12 năm tù và hình phạt đối với tội trộm
cắp tài sản là 6 năm tù. Theo nguyên tắc
tổng hợp hình phạt nêu trên thì hình
phạt chung đối với người này là không
quá 12 năm tù.
- Nếu mức hình phạt Toà án tuyên
đối với tội được thực hiện khi người
đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình
phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi
người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt
chung áp dụng như đối với người đủ 18
tuổi trở lên phạm tội. Ví dụ: Một người
17 tuổi thực hiện tội cố ý gây thương
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ...
10 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác và sau đó năm 19 tuổi lại
phạm tội cướp tài sản, khi xét xử Toà
án quyết định hình phạt đối với tội cố
ý gây thương tích là 10 năm tù và hình
phạt đối với tội cướp tài sản là 15 năm
tù. Theo nguyên tắc tổng hợp hình phạt
nêu trên thì hình phạt chung đối với
người này là 25 năm tù.
5.3. Về tha tù trước thời hạn có điều kiện
Trên cơ sở chế định tha tù trước thời
hạn có điều kiện quy định tại Điều 66, Điều
106 BLHS năm 2015 quy định các dấu hiệu
đặc thù về điều kiện áp dụng chế định này
đối với người bị kết án là người dưới 18
tuổi theo hướng linh hoạt và dễ dàng hơn
so với điều kiện áp dụng đối với người đã
thành niên nhằm tạo cơ hội để cho người
dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù
được sớm trở về cộng đồng, tái hoá nhập
xã hội. Các điều kiện này bao gồm: (1)
phạm tội lần đầu; (2) có nhiều tiến bộ, có ý
thức cải tạo tốt; (3) đã chấp hành được 1/3
thời hạn phạt tù; (4) có nơi cư trú rõ ràng.
5.4. Về đương nhiên xóa án tích
Điều 107 của BLHS năm 2015 đã có
những sửa đổi, bổ sung quan trọng liên
quan đến quy định về xoá án tích đối với
người chưa thành niên phạm tội như sau:
Thứ nhất, quy định rõ 03 trường hợp
người chưa thành niên bị kết án được coi
là không có án tích: (1) người bị kết án
là người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; (2)
người bị kết án là người đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi bị kết án về tội ít nghiêm
trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm
trọng do vô ý; (3) người chưa thành niên
bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại
trường giáo dưỡng (khoản 1).
Thứ hai, quy định đối với người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về
tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chỉ áp
dụng 01 hình thức xóa án tích duy nhất,
đó là hình thức đương nhiên xoá án tích
(khoản 2).
Thứ ba, quy định rõ điều kiện để
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
được đương nhiên xoá án tích là không
thực hiện hành vi phạm tội mới trong
thời hạn sau đây tính từ khi chấp hành
xong hình phạt chính hoặc hết thời
gian thử thách án treo hoặc từ khi hết
thời hiệu thi hành bản án mà người đó
không thực hiện hành vi phạm tội mới
(khoản 2): 06 tháng trong trường hợp
bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo
không giam giữ hoặc phạt tù nhưng
được hưởng án treo; 01 năm trong
trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 02
năm trong trường hợp bị phạt tù từ
trên 05 năm đến 15 năm; 03 năm trong
trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
II. NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA
BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM
2015 VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
1. Sửa đổi, mở rộng phạm vi áp dụng
thủ tục tố tụng
Để bảo vệ toàn diện, tốt nhất lợi
ích cho người dưới 18 tuổi trong tố
tụng hình sự, phù hợp và đáp ứng các
chuẩn mực quốc tế, Điều 413 BLTTHS
năm 2015 của Việt Nam đã sửa đổi, mở
rộng phạm vi áp dụng các quy định về
thủ tục tố tụng tại chương XXVIII, bao
gồm đối với người bị buộc tội, người bị
hại và người làm chứng là người dưới 18
tuổi. Như vậy, ngoài đối tượng áp dụng
là người bị buộc tội gồm người bị bắt,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, Điều
HOÀNG ANH TUYÊN
11Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát
luật đã bổ sung quy định người bị hại và
người làm chứng dưới 18 tuổi cũng thuộc
đối tượng điều chỉnh của Chương này.
Đồng thời, quy định cụ thể trình tự,
thủ tục giải quyết đối với các vụ án có
người bị hại, người làm chứng là người
chưa thành niên.
2. Ghi nhận và quy định các nguyên
tắc tiến hành tố tụng
Nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và
lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi
trong tố tụng hình sự, BLTTHS năm 2015
bổ sung 07 nguyên tắc đặc thù áp dụng
đối với quá trình giải quyết các vụ án có
người dưới 18 tuổi (Điều 414)(1) mà cơ
quan, người tiến hành tố tụng phải quán
triệt, tôn trọng và nghiêm túc thực hiện
khi tiến hành tố tụng đối với những vụ
án liên quan người dưới 18 tuổi, nhằm
bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của những người này trong tố tụng
hình sự.
3. Quy định rõ tiêu chuẩn của người
được phân công tiến hành tố tụng trong
các vụ án có người dưới 18 tuổi
1 Điều 414. Nguyên tắc tiến hành tố tụng
1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với
tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận
thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích
tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại
diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh
niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã
hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao
động và sinh hoạt.
4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến
của người dưới 18 tuổi.
5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp
pháp lý của người dưới 18 tuổi.
6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ
án liên quan đến người dưới 18 tuổi.
BLTTHS năm 2015 quy định rõ tiêu
chuẩn của người được phân công tiến
hành tố tụng trong các vụ án có người
dưới 18 tuổi là phải đã được đào tạo hoặc
có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử
vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi,
có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa
học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi
(Điều 415)(2).
4. Quy định mới việc xác định tuổi
của người bị buộc tội, người bị hại
Quy định chặt chẽ, cụ thể cách xác
định tuổi của người bị buộc tội, người bị
hại là người dưới 18 tuổi, bảo đảm hợp lý,
phù hợp nguyên tắc có lợi cho người bị
buộc tội là người dưới 18 tuổi, đồng thời
bảo vệ được tốt hơn quyền và lợi ích của
người bị hại là người dưới 18 tuổi(3).
2 Điều 415. Người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới
18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh
nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến
người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý
học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
3 Điều 417. Xác định tuổi của người bị buộc tội, người
bị hại là người dưới 18 tuổi
1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người
bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định
của pháp luật.
2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp
mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày,
tháng, năm sinh của họ được xác định:
a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác
định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó
làm ngày sinh.
b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác
định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của
tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.
c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng
không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối
cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm
ngày, tháng sinh.
d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác
định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của
tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.
3. Trường hợp không xác định được năm sinh thì
phải tiến hành giám định để xác định tuổi.
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ...
12 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018
5. Bổ sung, xác định rõ trách nhiệm
giám sát đối với người bị buộc tội
BLTTHS năm 2015 quy định rõ hơn
trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố
tụng, người đại diện của người dưới 18
tuổi trong việc giao và thực hiện giám sát
đối với người bị buộc tội là người dưới 18
tuổi cũng như trách nhiệm phối hợp khi
phát hiện người dưới 18 tuổi đang được
giám sát có hành vi vi phạm pháp luật,
phạm tội để có biện pháp ngăn chặn, xử
lý kịp thời (Điều 418)(1). Việc bổ sung quy
định như vậy có ý nghĩa bảo đảm việc áp
dụng biện pháp giám sát người bị buộc
tội là người dưới 18 tuổi tại gia đình, nơi
cư trú khi không áp dụng biện pháp ngăn
chặn tạm giam đối với họ được thực hiện
hiệu quả, đúng mục đích theo quy định
của pháp luật; khắc phục những hạn chế
và ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu
cực, gây khó khăn, cản trở cho việc giải
quyết vụ án mà người chưa thành niên
phạm tội gây ra.
6. Quy định chặt chẽ việc áp dụng biện
pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
1 Ðiều 418. Giám sát đối với người bị buộc tội là
người dưới 18 tuổi
1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án có thể ra quyết định giao người bị buộc tội là
người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám
sát để bảo đảm sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập
của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2. Người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ
giám sát chặt chẽ người dưới 18 tuổi, theo dõi tư
cách, đạo đức và giáo dục người đó.
Trường hợp người dưới 18 tuổi có dấu hiệu bỏ trốn
hoặc có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người
khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án,
tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống
chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội
phạm hoặc người thân thích của những người này
hoặc tiếp tục phạm tội thì người được giao nhiệm
vụ giám sát phải kịp thời thông báo và phối hợp với
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để có biện
pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
BLTTHS năm 2015 quy định chặt chẽ
căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn,
biện pháp cưỡng chế đối với người dưới
18 tuổi phạm tội nhằm thực hiện khuyến
nghị của quốc tế “bắt, giam, giữ trẻ em chỉ là
biện pháp cuối cùng khi không còn biện pháp
nào khác thích hợp”(2); theo đó, Bộ luật quy
định chỉ được áp dụng trong trường hợp
thật cần thiết và có căn cứ xác định việc
áp dụng biện pháp giám sát và các biện
pháp ngăn chặn khác không có hiệu quả
(Điều 419); đồng thời rút ngắn thời hạn
tạm giam người dưới 18 tuổi chỉ bằng hai
phần ba (2/3) thời hạn tạm giam đối với
người đủ 18 tuổi trở lên nhằm đẩy nhanh
quá trình giải quyết vụ án, tránh những
ảnh hưởng tiêu cực có thể tác động đến
các em do phải tách khỏi môi trường gia
đình, gián đoạn việc học hành, cũng như
nguy cơ tái phạm do phải tiếp xúc với
những ảnh hưởng xấu từ những người bị
giam, giữ khác (Điều 419).
7. Bổ sung các quyền của người đại
diện, nhà trường, tổ chức khi tham gia
tố tụng
Trong quá trình giải quyết án hình sự
liên quan người dưới 18 tuổi, việc tham
gia tố tụng của người đại diện, thầy, cô
giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh
niên và tổ chức khác nơi người chưa thành
niên học tập, lao động và sinh hoạt có ý
nghĩa quan trọng, dưới vai trò gia đình-
xã hội, bằng sự thông hiểu cuộc sống và
nắm bắt được tâm sinh lý của người dưới
18 tuổi sẽ bảo đảm sự trợ giúp cần thiết
cho người dưới 18 tuổi, đồng thời giúp
đỡ tích cực để cơ quan, người tiến hành tố
tụng giải quyết vụ án được khách quan,
chính xác và phù hợp với người dưới 18
tuổi. BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ
2 Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em
HOÀNG ANH TUYÊN
13Số 02 - 2018 Khoa học Kiểm sát
sung quy định đầy đủ hơn các quyền khi
tham gia tố tụng của người đại diện, nhà
trường, tổ chức của người dưới 18 tuổi
(Điều 420)(1).
8. Đổi mới, quy định chặt chẽ thủ tục
lấy lời khai người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm
giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi
cung bị can; đối chất
BLTTHS năm 2015 quy định đầy đủ,
rõ ràng, chặt chẽ thủ tục lấy lời khai người
bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị
bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người
làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất, bảo
đảm việc thực hiện các thủ tục tố tụng này
phù hợp với thể trạng và tâm sinh lý của
người dưới 18 tuổi, nhằm tránh gây tâm lý
căng thẳng cho các em, đáp ứng yêu cầu
của Công ước quốc tế về quyền trẻ như
quy định: chỉ được phép lấy lời khai, hỏi
cung không quá hai lần trong một ngày
và mỗi lần không quá hai giờ; chỉ tiến
hành đối chất giữa bị hại là người dưới
18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ
tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu
1 Điều 420. Việc tham gia tố tụng của người đại
diện, nhà trường, tổ chức
1. Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy
giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn
thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi
học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa
vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi được
tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới
18 tuổi; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu,
khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu
liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi
trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều này
khi tham gia phiên tòa có quyền đưa ra chứng cứ,
tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người
tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến, tranh luận;
khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định
của Tòa án.
không đối chất thì không thể giải quyết
được vụ án; bắt buộc phải có người bào
chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền
lợi tham gia khi cơ quan tiến hành tố tụng
lấy lời khai, hỏi cung, tạo tâm lý an tâm
cho người dưới 18 tuổi (Điều 421).
9. Bổ sung quy định rõ việc bảo đảm
quyền bào chữa
BLTTHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung
theo hướng quy định cụ thể về vấn đề
bào chữa của người dưới 18 tuổi (Điều
422) như: khẳng định quyền bào chữa của
người chưa thành niên: Người bị buộc tội là
người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc
nhờ người khác bào chữa; loại bỏ quy định
mang tính tùy nghi “có thể” mà BLTTHS
năm 2003 thường sử dụng, thay vào đó,
quy định cụ thể người đại diện của người
dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn
người bào chữa hoặc tự mình bào chữa
cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội. Trường
hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
không có người bào chữa hoặc người đại diện
của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ
định người bào chữa cho họ. Việc sửa đổi,
bổ sung theo hướng này nhằm bảo đảm
người dưới 18 tuổi thực hiện hiệu quả
quyền bào chữa, bảo vệ các quyền, lợi ích
hợp pháp và tham gia tranh tụng theo quy
định của pháp luật.
10. Sửa đổi, bổ sung thủ tục xét xử
BLTTHS năm 2015 quy định việc xét
hỏi, tranh luận tại phiên tòa phải được tiến
hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát
triển của người dưới 18 tuổi; phòng xử án
được bố trí thân thiện, phù hợp với người
dưới 18 tuổi; trường hợp đặc biệt cần bảo
vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa
án có thể quyết định xét xử kín, để bảo đảm
sự khách quan, công khai, minh bạch, tạo
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ...
14 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2018
điều kiện trợ giúp tốt hơn về mặt tâm lý cho
người dưới 18 tuổi tại phiên tòa (Điều 423).
11. Quy định mới về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp
giám sát, giáo dục đối với người chưa
thành niên phạm tội được miễn trách
nhiệm hình sự
BLHS năm 2015 bổ sung và quy định
cụ thể thủ tục áp dụng các biện pháp
khiển trách; hòa giải tại cộng đồng; giáo
dục tại xã, phường, thị trấn khi cơ quan
tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết
phải truy cứu TNHS. Ngoài căn cứ miễn
TNHS, việc quyết định miễn TNHS và
áp dụng các biện pháp này phải đáp ứng
điều kiện quy định tại Điều 92 và điều
kiện quy định tại Điều 93, Điều 94 hoặc
Điều 95 BLHS năm 2015, đó là phải được
người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người
đại diện hợp pháp của họ đồng ý; trường
hợp áp dụng biện pháp hòa giải thì còn
phải được người bị hại hoặc người đại
diện hợp pháp của họ tự nguyện hòa giải
và đề nghị miễn TNHS cho người dưới
18 tuổi phạm tội. Việc áp dụng các biện
pháp xử lý này với tính chất nhằm thay
thế hiệu quả việc áp dụng hình phạt và
biện pháp tư pháp là hoàn toàn phù hợp,
bảo đảm mục đích giáo dục, phòng ngừa
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong
tình hình hiện nay nhằm đề cao tính
hướng thiện trong đường lối xử lý người
dưới 18 tuổi, có ý nghĩa nhân văn và vai
trò tích cực đối với việc hoàn thiện các
trình tự, thủ tục tố tụng trong BLTTHS
năm 2015, phù hợp với chính sách hình
sự xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội,
nhằm bảo đảm quyền của người dưới 18
tuổi phạm tội, đồng thời bảo đảm quyền
và lợi ích của người bị hại trong tố tụng
hình sự (các điều 427, 428, 429).
Để bảo đảm việc áp dụng thực hiện
biện pháp tư pháp giáo dục tại trường
giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội theo quy định của BLHS năm
2015 được rõ ràng, cụ thể, góp phần bảo
đảm quyền và lợi ích của người dưới
18 tuổi phạm tội trong tố tụng hình sự,
BLTTHS năm 2015 bổ sung Điều 430
(mới) quy định cụ thể về trình tự, thủ
tục áp dụng biện pháp này nhằm tạo
những điều kiện tối đa nhất cho người
dưới 18 tuổi phạm tội được giáo dục tại
trường giáo dưỡng sớm trở về với gia
đình, nhà trường và cộng đồng nếu họ
biết nhận ra sai lầm, ăn năn hối cải và
tích cực sửa chữa, góp phần bảo đảm
quyền con người, quyền công dân của
người dưới 18 tuổi phạm tội trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự;
Tóm lại, những quy định mới của
BLHS, BLTTHS năm 2015 của Việt Nam
về các biện pháp giám sát, giáo dục người
dưới 18 tuổi phạm tội được miễn TNHS
là những quy định hết sức nhân đạo, thể
hiện rõ chính sách chuyển hướng trong
xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội với mục đích tăng khả năng
áp dụng các quy định về miễn TNHS,
hạn chế thấp nhất việc phải áp dụng
hình phạt và các biện pháp tư pháp đối
với họ và có các thủ tụng tố tụng linh
hoạt, mang tính nhân đạo cao trong xử
lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc áp
dụng các biện pháp xử lý nêu trên với
tính chất thay thế hiệu quả việc áp dụng
hình phạt và biện pháp tư pháp là hoàn
toàn phù hợp, bảo đảm mục đích giáo
dục, phòng ngừa đối với người dưới 18
tuổi phạm tội trong tình hình hiện nay,
góp phần bảo đảm các quyền con người,
quyền công dân của người dưới 18 tuổi
phạm tội trong tố tụng hình sự./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_noi_dung_moi_cua_bo_luat_hinh_su_va_bo_luat_to_tung_hi.pdf