Thứ mười một, Dự thảo luật cần quy
định rõ hơn các biện pháp thúc đẩy hợp tác
giữa các đặc khu trong nước và nước ngoài
cũng như hợp tác vùng, khu vực và quốc tế
trong phát triển kinh tế, xã hội khai thác, sử
dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học,
kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các đặc
khu. Việc hợp tác sẽ giúp Việt Nam có được
kinh nghiệm quản lý đặc khu, nguồn vốn
đầu tư quốc tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm
và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Ngoài ra, trong xây dựng và thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường, Dự thảo
luật cần tính đến việc tuyên truyền nâng cao
nhận thức của mọi người về tầm quan trọng
và cách bảo vệ tài nguyên môi trường tại
đặc khu; quy định về huy động tài chính từ
nguồn xã hội hóa để thực hiện xây dựng cơ
sở hạ tầng đầu tư phát triển đặc khu kết nối
đặc khu, như: đường giao thông, hệ thống
điện, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp
nước, hệ thống xử lý nước thải, khí thải, sân
bay, các phương tiện trung chuyển.; thúc
đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt
là công nghệ 4.0 trong quản lý điều hành đặc
khu cũng như trong phát triển KT-XH và
bảo vệ môi trường; đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu phát triển tại các ĐKKT,
đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao,
có chuyên môn sâu trong những lĩnh vực mà
các đặc khu muốn kêu gọi đầu tư
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nội dung về bảo vệ môi trường trong xây dựng và phát triển các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Đức Hiển*
Lương Ngọc Hoán**
* TS. Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
** ThS. Giảng viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tóm tắt:
Bài viết phân tích những thách thức về môi trường đặt ra và sự
phù hợp của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường hiện
hành với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt. Từ đó đưa ra quan điểm, giải pháp
hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tại
các đơn vị này.
Abstract:
This article provides analysis of the environmental
challenges and the appropriateness of applicable legal
regulations on environment protection with the social
economic developments in the special economic zones. It
then provides the author’s point of views, recommended
solutions to improve the relevant laws, improve the
effectiveness of environmental protection in these special
economic zones.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: bảo vệ môi trường đặc khu, đơn vị
HC-KT đặc biệt, phát triển bền vững đặc khu;
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 06/11/2017
Biên tập: 30/11/2017
Duyệt bài: 06/12/2017
Article Infomation:
Keywords: environmental protection of
special economic zones, special economic
zones, sustainable development of special
economic zones
Article History:
Received: 06 Nov. 2017
Edited: 30 Nov. 2017
Appproved: 06 Dec. 2017
NHỮNG NỘI DUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT
Sau 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên khai thác tài
nguyên thiên nhiên và nhân công lao động
giá rẻ, đến nay, bên cạnh những thành tựu
nhất định về kinh tế, văn hóa, xã hội, kinh tế
Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn đề nan
giải, như sự cạn kiệt tài nguyên, không còn
dư địa, động lực cho việc phát triển kinh tế
theo chiều rộng, môi trường đất, môi trường
nước, môi trường không khí bị ô nhiễm ngày
càng trầm trọng ở nhiều nơi, chênh lệch giàu
nghèo lớn, thể chế cải cách vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH) Trước bối cảnh đó, việc phát
triển các đơn vị hành chính - kinh tế (HC-
KT) đặc biệt với nhiều cơ chế ưu đãi đặc thù
sẽ tạo ra những dư địa, những động lực mới
thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh
hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, sự phát
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
29Số 24(352) T12/2017
triển của các đơn vị HC-KT cũng có thể gây
ra nhiều vấn đề như cạn kiệt tài nguyên, ô
nhiễm môi trường ảnh hưởng đến quá trình
phát triển bền vững. Do vậy, nếu không có
biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp thì
quá trình phát triển kinh tế nhanh, mạnh của
các đơn vị HC-KT sẽ tác động tiêu cực lớn
đến môi trường là có thể dự báo được.
2. Dự báo những tác động tiêu cực đến
tài nguyên, môi trường, kinh tế, xã hội
khi phát triển kinh tế tại các đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt
Thực tế phát triển tại các đặc khu kinh
tế trên thế giới cho thấy, đa phần các đặc
khu đều bị ô nhiễm1, suy thoái môi trường
trầm trọng2. Ở Việt Nam, cho đến nay chưa
có một đơn vị HC-KT đặc biệt3 nào đi vào
hoạt động theo đúng nghĩa đơn vị HC-KT
đặc biệt, nhưng chúng ta đã thành lập rất
nhiều các khu công nghiệp, khu kinh tế mở,
khu chế xuất, khu công nghệ cao và các cụm
công nghiệp Mặc dù các khu này không
thể so sánh được với các đơn vị HC-KT đặc
biệt về quy mô, về các ưu đãi tài chính, thuế,
giao thông, tổ chức bộ máy vận hành,
nhưng nghiên cứu thực trạng môi trường tại
các khu công nghiệp này cũng giúp chúng
ta hình dung được phần nào thực trạng môi
trường có thể xảy ra tại các đơn vị HC-KT
đặc biệt khi đưa vào vận hành. Báo cáo hiện
trạng Môi trường quốc gia năm 2009 - môi
trường khu công nghiệp đã cho thấy, tại các
khu công nghiệp, ô nhiễm môi trường nước,
môi trường không khí, môi trường đất là rất
đáng báo động. Ô nhiễm môi trường nước
1 Xem: Trung Quốc: Lập ĐKKT “xanh”. Nguồn: https://www.baomoi.com/trung-quoc-lap-dac-khu-kinh-te-xan-
h/c/1297302.epi. Cập nhật: 08/01/2008 16:01 GMT+7.
2 Ví dụ: tại các ĐKKT của Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất
ngày càng nặng nề đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người dân. Xem: Đô thị hóa ở Trung Quốc
và bài học kinh nghiệm phát triển bền vững tại Việt Nam, TS Phạm Sỹ Liêm - Tổng hội Xây dựng Việt Nam. Nguồn:
nghiem-phat-trien-ben-vung-tai-viet-nam.html.Cập nhật:16:00 | 02/04/2016.
3 Trong bài viết, có lúc tác giả gọi đơn vị HC-KT đặc biệt là Đặc khu.
4 Xem: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2009 – Môi trường khu công nghiệp, tr 23, tr42.
5 Xem Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, Chương 10, trang 221.
do nước thải với nhiều chất thải độc hại như
chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số
kim loại nặng. Khoảng 70% trong hơn 1 triệu
m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp
được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không
qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nước
mặt tại các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ,
sông Đáy Môi trường không khí cũng bị
ô nhiễm bụi, ô nhiễm CO, SO2, NO2 nặng
nề do nhiều khu công nghiệp sử dụng các
công nghệ lạc hậu. Ô nhiễm môi trường đất
tại các khu công nghiệp hay tại các vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam có
xu hướng gia tăng. Theo ước tính, đến năm
2010, khối lượng chất thải rắn công nghiệp
của Việt Nam sẽ là 4,8 triệu tấn/năm, trong
đó chất thải nguy hại là 630.000 tấn. Khu
vực phía Nam, đặc biệt Đông Nam Bộ, hiện
là khu vực phát sinh nhiều chất thải rắn công
nghiệp nhất. So sánh con số phát sinh chất
thải rắn công nghiệp của các địa phương thì
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa
phương đứng đầu4. Còn theo Báo cáo hiện
trạng Môi trường quốc gia giai đoạn 2011 -
2015 thì trong tổng số 209 khu công nghiệp
đang hoạt động trong cả nước, có 165 khu
công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung (chiếm 78,9%), 24 khu
công nghiệp đang xây dựng hệ thống xử lý
nước thải (chiếm 11,5%). Bên cạnh đó, Báo
cáo cũng khẳng định ô nhiễm bụi tại các khu
vực đô thị, khu vực sản xuất công nghiệp
tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao5 Có thể thấy,
ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước,
môi trường không khí tại các khu công
nghiệp do nhiều nguyên nhân, trong đó có
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
30 Số 24(352) T12/2017
nguyên nhân từ thực trạng nhiều khu công
nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải tập
trung, nhiều doanh nghiệp không thực hiện
đúng các quy định về quản lý chất thải, các
quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường,
chưa thực hiện đúng các cam kết trong báo
cáo đánh giá tác động môi trường, các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ
môi trường chưa xử lý triệt để các cơ sở gây
ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường Thực
tiễn này là minh chứng cho thấy, ô nhiễm,
suy thoái tài nguyên môi trường ở các đơn vị
HC-KT đặc biệt hoàn toàn có thể xảy ra với
quy mô và mức độ lớn hơn. Bởi:
Một là, do tốc độ đô thị hóa tại các đơn
vị HC-KT đặc biệt ngày càng nhanh6. Đô thị
hóa quá nhanh sẽ thu hẹp đất sản xuất, hạn
chế phát triển nông, lâm nghiệp và có thể
ảnh hưởng đến không gian sinh tồn truyền
thống của con người cũng như sinh vật. Đặc
biệt, nếu đô thị hóa mà không có quy hoạch
phát triển đô thị hợp lý thì sẽ làm hệ thống
hạ tầng không phát triển kịp, tạo ra áp lực
kép lên môi trường sinh thái đô thị. Việc
xây dựng đô thị thiếu kết nối nội bộ trong
đặc khu, kết nối vùng, kết nối khu vực và
quốc tế sẽ gây tốn kém nhân lực, tiền của,
lãng phí tài nguyên đất, tạo nên một đô thị
nhếch nhác, chắp vá, thiếu tính đồng bộ, tính
hệ thống ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển
KT-XH.
Hai là, với các chính sách ưu đãi cao
nhất về thuế, vốn, thị trường và lao động, tài
chính, giao thông, các đặc khu sẽ thu hút
nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
đầu tư. Sự gia tăng các nhà máy, xí nghiệp
cũng gây áp lực lên đất đai, tài nguyên, như
quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt7
Hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh
6 Ví dụ: Ở ĐKKT Thẩm Quyến những năm đầu , bình quân mỗi ngày đặc khu này xây xong một tòa cao ốc, 3 ngày xây
dựng xong một đại lộ.
7 Đặc biệt, trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị HC-KT đặc biệt trao quyền rất lớn cho Trưởng đơn vị trong việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất, trong đó có đất trồng lúa, để thúc đẩy phát triển KT-XH.
cũng có thể gây ra những vấn đề lớn, như
ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước,
môi trường không khí tại đặc khu.
Ba là, sự phát triển kinh tế nhanh tại
các đặc khu HC-KT đặc biệt sẽ làm lượng
người lao động tăng lên. Dân số tại các đơn
vị HC-KT đặc biệt sẽ tăng mạnh kéo theo
những vấn đề về an ninh trật tự, tệ nạn xã
hội, ô nhiễm, suy thoái tài nguyên, môi
trường, nhất là suy thoái tài nguyên nước,
tăng sử dụng năng lượng điện. Thiếu nguồn
nước phục vụ sinh hoạt và hoạt động phát
triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đã
xảy ra tại nhiều ĐKKT của các nước.
Bốn là, hiện nay các đơn vị HC-KT
đặc biệt sẽ được thành lập tại Việt Nam,
như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc
là những khu vực có vị trí địa lý thuận lợi,
có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đa dạng, Việc đẩy mạnh phát triển kinh
tế dễ dẫn đến sự đe dọa nguồn tài nguyên
ở các khu vực này, như tài nguyên rừng, tài
nguyên biển
Năm là, các đơn vị HC-KT đặc biệt sẽ
được thành lập tại Việt Nam đều nằm ở vùng
biển đảo. Bên cạnh những điều kiện thuận
lợi về giao thương thì những khu vực này
còn chịu rất nhiều những tác động của biến
đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng và
các hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường,
như: siêu bão, hạn hán, lũ lụt kéo dài gây
ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân,
cũng như cộng đồng sinh sống tại đặc khu,
thậm chí những tác động tiêu cực của thiên
nhiên cũng dẫn tới nguy cơ về ô nhiễm, suy
thoái, sự cố môi trường,
Sáu là, về quyền được sống trong môi
trường trong lành, quyền được bảo đảm an
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 24(352) T12/2017
toàn về sức khỏe, tính mạng và quyền sở hữu
với tài sản hợp pháp, quyền hưởng an sinh
xã hội có nguy cơ ảnh hưởng/không được
bảo đảm tại các đặc khu, do ô nhiễm môi
trường, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thiếu việc
làm, bất cập trong chi trả tiền lương, thiếu
các dịch vụ về y tế, giáo dục đảm bảo chất
lượng. Ngoài ra, việc trao nhiều quyền lực
cho người đứng đầu hơn vị HC-KT đặc biệt
mà thiếu đi sự giám sát từ trung ương và từ
xã hội dân sự dẫn tới nguy cơ tham nhũng,
lợi ích nhóm có thể xảy ra
2. Các quy định về bảo vệ môi trường
trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt
Để tạo cơ sở chính trị pháp lý cho việc
ra đời và phát triển bền vững của các đơn
vị HC-KT đặc biệt và nhằm hạn chế những
tác động tiêu cực từ quá trình này, Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách,
pháp luật liên quan. Năm 1997, Nghị quyết
trung ương 4 khóa VIII đã đề ra giải pháp:
“... nghiên cứu xây dựng vài ĐKKT, khu
kinh tế tự do ở những địa bàn ven biển có
đủ điều kiện”; Định hướng phát triển KT-
XH đề ra tại Chiến lược phát triển KT-XH
2011-2020 được Đại hội XI Đảng Cộng sản
Việt Nam thông qua tháng 01 năm 2011 đã
nhấn mạnh: cần "... lựa chọn một số địa bàn
có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để
xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu
phát triển...". Tiếp đó, Văn kiện Đại hội XII
của Đảng tháng 1/2016 đề ra nhiệm vụ là
"Xây dựng một số ĐKKT để tạo cực tăng
trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển
vùng có tính đột phá". Điều 70 và Điều 110
Hiến pháp năm 2013 đã quy định đơn vị HC-
8 HĐND tỉnh Quảng Ninh đã có Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập đơn vị HC-KT đặc biệt Vân Đồn, sau khi
tổ chức Kỳ họp bất thường để thông qua Đề án đề nghị thành lập đặc khu Vân Đồn. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Kiên
Giang cũng đã tổ chức kỳ họp thứ 5 (họp bất thường) để thông qua tờ trình đề án “Thành lập đơn vị HC-KT đặc biệt
Phú Quốc” và đề án thành lập thành phố Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang. Xem: Quảng Ninh thông qua Đề án thành
lập đặc khu Vân Đồn.
Cập nhật: SGGPO Thứ Sáu, 3/11/2017 17:13.
9 Xem: Điều 8 của Dự thảo Luật Tổ chức Đơn vị HC-KT đặc biệt.
KT đặc biệt do Quốc hội quyết định thành
lập. Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết
số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 về kế
hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020
trong đó có nêu nhiệm vụ: “lựa chọn một số
khu có lợi thế đặc biệt để xây dựng ĐKKT
với cơ chế đặc thù, hiệu lực, hiệu quả, có
sức lan tỏa lớn đến chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động và cả nền
kinh tế”. Tại Thông báo kết luận số 21-TB/
TW ngày 22/3/2017, Bộ Chính trị đã đồng
ý chủ trương thành lập ba đơn vị HC- KT
đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú
Quốc trực thuộc cấp tỉnh và xây dựng Luật
Đơn vị HC - KT đặc biệt áp dụng chung cho
ba đơn vị này. Ngày 8/6/2017 Quốc hội tiếp
tục ban hành Nghị quyết số 34/2017/QH14 về
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh năm 2017, theo đó dự án Luật
Đơn vị HC-KT đặc biệt sẽ được Quốc hội cho
ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và thông qua tại Kỳ
họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV8.
Trên cơ sở chính trị pháp lý trên, đến
nay Chính phủ đã xây dựng Dự thảo Luật
Đơn vị HC-KT đặc biệt (Dự thảo luật). Luật
này sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý vững
chắc cho việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi
trường tại các đơn vị HC-KT đặc biệt ở Việt
Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, Dự thảo luật đã đưa ra các
nguyên tắc lập quy hoạch đơn vị HC-KT đặc
biệt, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vấn
đề bảo vệ môi trường9, như: một là, nguyên
tắc bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát triển
trên toàn bộ không gian lãnh thổ gắn với mục
tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 24(352) T12/2017
và ứng phó với biến đổi khí hậu; phân bố,
bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các
di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, di sản
thiên nhiên; hai là, việc phân bố phát triển
không gian trong quá trình lập quy hoạch
phải bảo đảm tính đồng bộ giữa kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phân bố đất đai
và bảo vệ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái;
ba là, bảo đảm sự cân bằng giữa các yếu tố
kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình
lập quy hoạch. Bảo đảm sự kết hợp hài hòa
giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng
đồng. Chúng tôi cho rằng, đây là các nguyên
tắc rất quan trọng góp phần định hướng cho
việc bảo vệ tài nguyên môi trường trong quá
trình phát triển kinh tế tại các đơn vị HC-KT
đặc biệt.
Thứ hai, Quy hoạch đơn vị HC-KT đặc
biệt cũng đã nhấn mạnh đến phương án bảo
vệ môi trường, khai thác, bảo vệ tài nguyên
nước, phòng chống thiên tai và ứng phó với
biến đổi khí hậu.Tuy nhiên, Dự thảo luật chưa
đặt vấn đề xây dựng Chiến lược phát triển
KT-XH của đơn vị HC-KT đặc biệt; chưa quy
định cụ thể về thời gian vật chất để thực hiện
quy hoạch phát triển KT-XH của đơn vị HC-
KT đặc biệt là bao nhiêu năm. Hơn nữa, cũng
chưa quy định về tích hợp các quy hoạch bảo
vệ môi trường, quy hoạch đô thị, quy hoạch
giao thông, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh
học vào quy hoạch phát triển KT-XH của đơn
vị HC-KT đặc biệt và phương án tích hợp
Thứ ba, Dự thảo luật quy định đối với
chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH của
đặc khu trước khi được thông qua sẽ phải
lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
(ĐMC) nhưng lại chưa quy định cụ thể giá
trị ý kiến góp ý của chuyên gia, cộng đồng,
tổ chức, cá nhân đối với Báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược. Bên cạnh đó, cũng
chưa quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
trong ĐMC sau khi quy hoạch phát triển kinh
tế được phê duyệt và đưa vào thực hiện trên
thực tiễn.
Thứ tư, đánh giá tác động môi trường
(ĐTM), kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM)
trong đơn vị HC-KT đặc biệt được quy định
tại Điều 21 của Dự thảo luật. Đây là vấn đề
rất quan trọng nhằm phòng ngừa nguy cơ ô
nhiễm môi trường từ các hoạt động kinh tế
gây ra. Dự thảo Luật quy định Trưởng Đơn
vị HC-KT đặc biệt có quyền tổ chức thẩm
định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết
của các dự án đầu tư tại đơn vị HC-KT đặc
biệt thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục 1
của Luật này; hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm
định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án
bảo vệ môi trường đơn giản của các dự án
đầu tư vào đơn vị HC-KT đặc biệt theo quy
định của pháp luật về môi trường. Đối với
các dự án thuộc đối tượng thực hiện đánh
giá tác động môi trường theo quy định của
pháp luật bảo vệ môi trường, Báo cáo đánh
giá tác động môi trường phải được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi
công dự án đầu tư.
Quy định trên cho thấy, Trưởng Đơn
vị HC-KT đặc biệt có quyền hạn rất lớn
trong tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo
ĐTM cũng như xác nhận KBM. Sở dĩ Dự
thảo luật quy định Trưởng Đơn vị HC-KT
đặc biệt có quyền này là nhằm tạo điều kiện
cho hoạt động đầu tư diễn ra nhanh chóng,
thuận lợi. Tuy nhiên, dưới giác độ bảo vệ
môi trường, việc Trưởng Đơn vị HC-KT vừa
có quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường, vừa có
quyền phê duyệt dự án đầu tư như kiểu ”vừa
đá bóng, vừa thổi còi” thì vấn đề bảo vệ môi
trường phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan
của Trưởng Đơn vị. Hơn nữa, Dự thảo Luật
chưa quy định về việc tham khảo ý kiến
tham vấn cộng đồng dân cư là căn cứ để cơ
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 24(352) T12/2017
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo
cáo ĐTM. Bên cạnh đó, Dự thảo luật chưa
quy định cụ thể vai trò của cộng đồng, của
truyền thông báo chí và tổ chức xã hội dân
sự, các cá nhân trong việc tham gia giám sát,
phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật môi
trường; khiếu nại, tố cáo các chủ thể quản lý
nhà nước về môi trường tại các ĐKKT cũng
như các chủ dự án khi không thực hiện đúng
cam kết trong báo cáo tác động môi trường.
Thứ năm, Ba đơn vị HC-KT đặc biệt
là Phú Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong
đều nằm ở các đảo và ven biển, những khu
vực này đều chịu sự tác động của biến đổi
khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng cũng như
hiện tượng thiên tai bất thường. Trong khi
đó, liên quan đến quy định về đánh giá môi
trường chiến lược với chiến lược, quy hoạch
phát triển tổng thể KT-XH tại đặc khu, Dự
thảo luật chưa quy định cụ thể về dự báo,
phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, các biện
pháp xử lý những tác động của nước biển
dâng, của thời tiết cực đoan bất thường đến
các dự án đầu tư để giảm thiểu những tác
động tiêu cực đến cơ sở hạ tầng, các dự án
đầu tư và người dân sống ở các đặc khu này.
Thứ sáu, Điều 22 của Dự thảo Luật
quy định rõ Nhà nước dành một phần vốn
đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà
nước để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình bảo
vệ môi trường quan trọng tại đơn vị HC-KT
đặc biệt. Căn cứ yêu cầu phát triển của từng
đơn vị HC-KT đặc biệt, ngân sách trung ương
hỗ trợ có mục tiêu để xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công
trình bảo vệ môi trường quan trọng của đơn
vị HC-KT đặc biệt và thực hiện chính sách
đặc thù quy định tại Luật này. Mức hỗ trợ
đối với từng đơn vị HC-KT đặc biệt do Quốc
hội quyết định. Dự thảo Luật cũng quy định
để lại toàn bộ số tăng thu nội địa trên địa bàn
đơn vị HC-KT đặc biệt trong thời gian không
quá 10 năm kể từ khi đơn vị HC-KT đặc biệt
được thành lập để xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình
bảo vệ môi trường quan trọng của đơn vị
HC-KT đặc biệt và thực hiện chính sách đặc
thù quy định tại Luật này.
Đây là quy định quan trọng nhằm tạo
nguồn tài chính cho phát triển hạ tầng và bảo
vệ môi trường tại các đặc khu. Thực tế cho
thấy, để thu hút kêu gọi được đầu tư nước
ngoài vào các đặc khu với việc chỉ đưa ra
những ưu đãi đơn thuần sẽ không hiệu quả
mà cần phải có sự đầu tư bài bản về hạ tầng
cơ sở, như giao thông, bến cảng, nhà ga, sân
bay, hệ thống điện, thông tin liên lạc Để
xây dựng những cơ sở hạ tầng này tại các
đặc khu cần nguồn tài chính không hề nhỏ,
trong khi ngân sách nhà nước hiện nay đang
rất có hạn là một bài toán không dễ thực
hiện. Do vậy cần tính đến nguồn vốn xã hội
hóa trong quá trình này.
Thứ bảy, về ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp được quy định tại Điều 27 của
Dự thảo Luật. Theo đó, các dự án đầu tư tại
đơn vị HC-KT đặc biệt trong lĩnh vực giáo
dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể
thao và môi trường được áp dụng thuế suất
10% trong suốt thời gian thực hiện dự án,
miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải
nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu
nhập chịu thuế. Đây là một ưu đãi khá lớn
Nhà nước dành cho các nhà đầu tư. Tuy vậy,
cần phải làm rõ tính khả thi, tính hiệu quả và
tác động có thể đến môi trường của các dự
án này, cụ thể là: một là, thực tiễn cho thấy
chủ đầu tư thường quan tâm đến tính hiệu
quả của các dự án, nên nếu đầu tư không thu
được hiệu quả kinh tế thì nhiều khả năng chủ
đầu tư sẽ không đầu tư (ví dụ, lĩnh vực giáo
dục khó có hiệu quả về mặt kinh tế trong
thời gian ngắn tại các đặc khu này); hai là,
nếu thực hiện ưu đãi quá nhiều các dự án đầu
tư và ưu đãi trong thời gian quá dài thì chính
các đơn vị HC-KT đặc biệt sẽ khó đảm bảo
khả năng tài chính để vận hành và đầu tư
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 24(352) T12/2017
xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển
đặc khu. Hơn nữa, dưới góc độ môi trường
thì các dự án thuộc Danh mục ưu đãi thuế
này vẫn có thể tác động tiêu cực đến môi
trường nên ưu đãi thì chưa hẳn hợp lý. Ví
dụ như các dự án về y tế. Do vậy, chúng tôi
cho rằng, cần điều tra, đánh giá phân tích kỹ
lưỡng những điều kiện thuận lợi, khó khăn
về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, KT-XH,
nguồn nhân lực của từng đặc khu để quyết
định các dự án đầu tư cho phù hợp và ưu đãi
dựa trên những ưu thế đó trên cơ sở gắn với
nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Thứ tám, về nhiệm vụ, quyền hạn của
Trưởng Đơn vị HC-KT đặc biệt trong quản
lý tài nguyên môi trường. Trưởng Đơn vị có
quyền chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ
môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo
và áp dụng các biện pháp để giải quyết các
công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng,
chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của
pháp luật. Trong lĩnh vực kinh tế, Trưởng
Đơn vị có quyền thực hiện các giải pháp bảo
vệ, phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ
sinh môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho
khách du lịch đến tham quan10. Trong lĩnh
vực tài nguyên, môi trường, Trưởng Đơn vị
có quyền quyết định các giải pháp và thực hiện
các nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai, rừng
núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong
lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn
tài nguyên thiên nhiên khác; các giải pháp bảo
vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống và
khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt trên địa
bàn đơn vị HC-KT đặc biệt. Trưởng Đơn vị
có quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ,
thu hồi Giấy phép về tài nguyên nước; thẩm
định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi
trường đối với các dự án theo quy định tại
10 Xem: Điều 46 của Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị HC-KT đặc biệt.
11 Xem: ĐKKT, cuộc đợi chờ 20 năm. Nguồn: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dac-khu-kinh-te-cuoc-doi-cho-20-
nam-3665209.html. Cập nhật: Thứ sáu, 3/11/2017 | 16:28 GMT+7.
Điều 21 của Luật này; thẩm định, phê duyệt
phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ
hoặc một phần đất rừng do Thủ tướng Chính
phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xác
lập phù hợp với quy hoạch đơn vị HC-KT
đặc biệt được phê duyệt, trừ các trường hợp
sau đây: chuyển mục đích sử dụng đất vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo
vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng
phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên;
rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn
sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 100 héc
ta trở lên; rừng sản xuất từ 100 héc ta trở
lên. Quyết định chuyển mục đích sử dụng
đất trồng lúa nước, trừ trường hợp chuyển
mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai
vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên.
Có thể thấy, theo Dự thảo Luật, Trưởng
Đơn vị có khoảng 126 quyền, trong đó có
tới 77 thẩm quyền vốn thuộc về Thủ tướng11
trong thực hiện việc phát triển KT-XH, bảo
vệ tài nguyên, môi trường tại đặc khu. Tuy
nhiên, để bảo vệ môi trường tại đặc khu
được hiệu quả, Luật cần phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn giữa Trưởng Đơn
vị và các cấp quản lý dưới Trưởng Đơn vị,
để hoạt động này diễn ra hiệu quả. Hoặc Dự
thảo cũng nên quy định cơ chế ủy quyền của
Trưởng Đơn vị để Trưởng Đơn vị linh hoạt
trong quyết định các vấn đề thuộc nội dung
quản lý bảo vệ môi trường của mình. Đồng
thời cũng cần quy định cơ chế giám sát từ
bên trên và từ cộng đồng với Trưởng Đơn vị
ở mức độ thích hợp vừa đảm bảo quyền tự
chủ, tự quyết định của Trưởng Đơn vị trong
lĩnh vực KT-XH, đồng thời tránh sự xa lánh
chính quyền trung ương, tham nhũng, lợi ích
nhóm và phải bảo đảm chủ quyền quốc gia.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
35Số 24(352) T12/2017
Thứ chín, chính sách ưu tiên phát triển
KT-XH đối với các đơn vị HC-KT đặc biệt,
được quy định tùy theo từng đặc khu. Theo
Dự thảo luật, mỗi đặc khu tùy theo vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên, KT-XH và thế mạnh
của từng địa phương mà Nhà nước sẽ ưu
tiên phát triển các ngành nghề khác nhau,
cụ thể là: tại đơn vị HC-KT đặc biệt Vân
Đồn, ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đây
là: công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; du
lịch và văn hóa; dịch vụ kinh doanh cảng
hàng không, sân bay; dịch vụ thương mại và
mua sắm quốc tế ; ngành nghề được ưu tiên
phát triển tại đơn vị HC-KT đặc biệt Bắc
Vân Phong là: công nghệ thông tin, điện tử,
cơ khí chính xác; dịch vụ cảng biển; thương
mại tài chính; lĩnh vực ngành nghề được ưu
tiên đầu tư tại đơn vị HC-KT đặc biệt Phú
Quốc là: du lịch, dịch vụ và vui chơi giải
trí tổng hợp có casino; dịch vụ, du lịch và
vui chơi giải trí tổng hợp; khách sạn, khu du
lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4
sao trở lên; dịch vụ quản lý tài sản không
phân biệt quy mô vốn đầu tư; y tế; bán
hàng miễn thuế. Dưới góc độ bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững, chúng tôi
cho rằng, cần phải cân nhắc kỹ hơn, đánh
giá sự cần thiết và tác động của ưu tiên phát
triển các ngành nghề này tại các đặc khu.
Tại sao lại ưu đãi đầu tư phát triển dịch vụ
cảng biển tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong,
trong khi đó Phú Quốc với vị trí địa lý rất
quan trọng nằm trên tuyến đường hàng hải
quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình
Dương, khi có kênh đào quốc tế Kara chạy
qua miền Nam Thái Lan thì Phú Quốc có
thể trở thành cảng trung chuyển quốc tế
quan trọng, thậm chí có thể sử dụng các
cảng này để đón các tàu du lịch quốc tế đưa
du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại
đây. Mặt khác, Dự thảo luật cũng cần chi
tiết hơn, như ngành nghề công nghệ cao là
gồm những ngành nghề nào, công nghiệp
hỗ trợ hay công nghệ thông tin cũng vậy,
cũng cần diễn giải rõ hơn để sàng lọc, thu
hút đầu tư, tránh chệch hướng phát triển
bền vững.
Thứ mười, Dự thảo Luật chưa đánh giá
được vai trò của khoa học công nghệ trong
xây dựng chính quyền điện tử để quản lý và
bảo vệ tài nguyên môi trường. Đặc biệt là
tác động của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ 4.0 trong quyết định lựa chọn ngành
nghề thu hút đầu tư; ứng dụng thành tựu của
cách mạng 4.0 trong phòng ngừa, phát hiện,
ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường. Bên
cạnh đó, Dự luật cũng chưa coi trọng việc
thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế trong
phát triển KT-XH, bảo vệ tài nguyên môi
trường tại các đặc khu.
4. Nguyên tắc và các kiến nghị giải
pháp bảo vệ môi trường tại các đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt
4.1 Nguyên tắc xây dựng, thực hiện
pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi
trường tại các đơn vị HC-KT đặc biệt
Để phát triển bền vững tại các đơn
vị HC-KT đặc biệt, xây dựng và thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường, ngoài việc
dựa trên các nguyên tắc chung như: nguyên
tắc bảo đảm quyền được sống trong môi
trường trong lành; nguyên tắc bảo đảm phát
triển bền vững; nguyên tắc xã hội hóa các
hoạt động bảo vệ môi trường; nguyên tắc coi
trọng phòng ngừa trong hoạt động bảo vệ
môi trường, chúng ta còn phải đặc biệt lưu ý
đến các nguyên tắc đặc thù sau:
Một là, nguyên tắc bảo vệ môi trường
tại đơn vị HC-KT đặc biệt cần tôn trọng quy
luật của tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng
sinh học; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển
và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Hai là, bảo vệ môi trường tại đơn vị
HC-KT đặc biệt cần đề cao trách nhiệm
của Trưởng Đơn vị HC-KT đặc biệt. Bên
cạnh đó, đặc biệt đề cao sự độc lập của Tòa
án trong giải quyết các tranh chấp kinh tế,
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
36 Số 24(352) T12/2017
thương mại, bảo đảm quyền được sống trong
môi trường trong lành, quyền được an toàn
về sức khỏe, tính mạng.
Ba là, bảo vệ môi trường tại đơn vị
HC-KT đặc biệt cần phải gắn với việc chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu và thực
hiện phát triển bền vững.
Bốn là, bảo vệ môi trường tại đơn
vị HC-KT đặc biệt cần phải bảo đảm tính
phòng ngừa rủi ro phát sinh, tính nhanh
chóng, kịp thời;
Năm là, bảo vệ môi trường tại đơn vị
HC-KT đặc biệt cần tính đến yếu tố chi phí
và lợi ích. Theo đó, chủ thể lựa chọn tuân
thủ pháp luật môi trường sẽ ít tốn kém chi
phí hơn so với chủ thể thực hiện hành vi làm
ô nhiễm môi trường.
Sáu là, nguyên tắc ưu tiên sử dụng
các công cụ kinh tế cũng như các yếu tố thị
trường xã hội trong xây dựng và thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường tại các đơn
vị HC-KT đặc biệt.
Bảy là, nguyên tắc thúc đẩy hợp tác
quốc tế và khu vực trong bảo vệ môi trường
các đơn vị HC-KT đặc biệt.
4.2 Kiến nghị các giải pháp bảo vệ tài
nguyên, môi trường tại các đơn vị HC-KT
đặc biệt
Thứ nhất, cần phải xây dựng chiến
lược, quy hoạch phát triển KT-XH tổng thể,
dài hạn tại đơn vị HC-KT đặc biệt. Hầu hết
các quy hoạch hiện nay đều dựa vào quy
hoạch phát triển KT-XH để thực hiện, tuy
nhiên kỳ quy hoạch phát triển KT-XH của
Việt Nam thường chỉ 10 năm là quá ngắn và
có thể dẫn đến “tư duy nhiệm kỳ”. Do vậy,
cần kéo dài thời gian thực hiện chiến lược,
quy hoạch phát triển KT-XH của đơn vị HC-
KT đặc biệt để đảm bảo quá trình phát triển
ổn định, bền vững. Hơn nữa, trong thực tế
hiện nay có quá nhiều loại quy hoạch, được
quy định trong các văn bản pháp luật khác
nhau, trong đó thẩm quyền lập, thẩm định,
phê duyệt, cấp quy hoạch, kỳ quy hoạch,
thẩm quyền tổ chức thực hiện quy hoạch lại
khác nhau dẫn đến tốn kém chi phí, nhân lực
cho việc lập, thẩm định. Nhiều quy hoạch
hiện đang chồng chéo, mâu thuẫn nhau, gây
khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện.
Do vậy, chúng tôi cho rằng, cần tích hợp
các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao
thông, quy hoạch đô thị, quy hoạch bảo vệ
môi trường, quy hoạch đa dạng sinh học,
trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
tại các đặc khu HC-KT trên để tạo nên sự
thống nhất trong phát triển đặc khu, tránh
lãng phí về nhân, vật lực trong lập, thẩm
định, phê duyệt quy hoạch, đồng thời tạo ra
sự thống nhất trong tổ chức thực hiện hiệu
quả quy hoạch.
Thứ hai, về đánh giá môi trường chiến
lược (ĐMC). Theo Dự thảo Luật, các chiến
lược, quy hoạch phát triển KT-XH của đơn
vị HC-KT đặc biệt phải lập Báo cáo ĐMC.
Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường quy định
Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược sẽ
được thẩm định thông qua Hội đồng thẩm
định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thành lập và quy định cơ quan thẩm định báo
cáo đánh giá môi trường chiến lược tổ chức
điều tra, đánh giá thông tin trong báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược, lấy ý kiến
phản biện của cơ quan, tổ chức, chuyên gia
có liên quan. Tuy nhiên, Dự thảo Luật này
cần quy định rõ hơn giá trị của các ý kiến,
phản biện của các chuyên gia, thậm chí là
các ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự, của
cộng đồng trong quyết định phê duyệt chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-
XH. Hơn nữa, Dự thảo Luật cũng cần quy
định cụ thể trách nhiệm của Trưởng Đơn vị
cũng như các chủ thể liên quan trong việc
thực hiện đúng các giải pháp bảo vệ môi
trường được ghi nhận trong Báo cáo ĐMC
và cơ chế giám sát khi triển khai thực hiện
Quy hoạch phát triển KT-XH đặc khu.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
37Số 24(352) T12/2017
Thứ ba, thực tiễn ô nhiễm môi
trường tại các khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm
công nghiệp ở Việt Nam cho thấy, bên cạnh
nguyên nhân do các khu công nghiệp chưa
có hệ thống xử lý chất thải chung thì còn do
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không
thực hiện đúng các giải pháp bảo vệ môi
trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi
trường, kế hoạch bảo vệ môi trường. Dự
thảo Luật có quy định rất nhiều các dự án
đầu tư tại đặc khu, như dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng, bệnh viện, thuộc quyền cấp
phép đầu tư của Trưởng Đơn vị phải lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường. Việc quy
định Trưởng Đơn vị vừa có quyền cấp phép
đầu tư cho dự án, vừa có quyền phê duyệt
báo cáo ĐTM nhằm tạo thuận lợi cho tổ
chức, cá nhân trong quá trình tiến hành các
hoạt động đầu tư tại đặc khu, sẽ dẫn tới hiện
tượng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, thậm chí
có thể có sự coi nhẹ các yếu tố bảo vệ môi
trường trong các dự án đầu tư cụ thể. Hơn
nữa, để thực hiện báo cáo này được hiệu
quả, Dự thảo Luật cũng cần đảm bảo quyền
được tham vấn của cộng đồng nơi thực hiện
dự án12, cần tạo ra sự đồng thuận trên cơ sở
tôn trọng ý kiến và bảo đảm lợi ích hợp pháp
của cộng đồng. Theo đó, ý kiến của cộng
đồng (cộng đồng dân cư những người bị ảnh
hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp bởi dự
án) và ý kiến của các chuyên gia ngoài Hội
đồng thẩm định cần phải được coi là cơ sở
quan trọng để chủ thể có thẩm quyền phê
duyệt báo cáo ĐTM. Vấn đề này pháp luật
bảo vệ môi trường hiện hành chưa quy định
12 Không chỉ tham vấn đại diện cộng đồng, những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự mà cần tham vấn cả những người
bị ảnh hưởng gián tiếp khác.
13 Xem: Pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 8 năm 2017.
14 Gồm Quy chuẩn vể về chất lượng môi trường xung quanh và quy chuẩn về chất thải tại đơn vị HC-KT đặc biệt nhằm
tạo công cụ hữu hiệu để phát hiện, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường.
15 Đặc biệt là quy chuẩn về mùi và quy chuẩn môi trường không khí trong nhà tại các đặc khu cần phải được ban hành cụ
thể. Hiện nay, Nhà nước chưa ban hành các quy chuẩn này.
16 Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường dựa trên sức chịu tài của môi trường là một quy định và cách tiếp cận
khá mới và tiến bộ của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. Tuy nhiên, việc xác định sức chịu tải của môi trường, trong
cụ thể13.
Thứ tư, Dự thảo luật cần mở rộng tối
đa quyền tự quyết về kinh tế, văn hóa, xã
hội, hợp tác kinh tế quốc tế cho Trưởng Đơn
vị HC-KT đặc biệt, bởi sự thành công phụ
thuộc rất lớn vào Trưởng Đơn vị với vai trò
là Kiến trúc sư trưởng của đặc khu. Về bảo
vệ môi trường, vai trò của Trưởng Đơn vị
cũng không phải ngoại lệ, Trưởng đơn vị
HC-KT đặc biệt có quyền ban hành hệ thống
quy chuẩn kỹ thuật môi trường14 tại đơn vị
do mình quản lý. Yêu cầu trong các Quy
chuẩn này phải cao hơn Quy chuẩn chung
của cả nước và hướng tới phù hợp với quy
chuẩn khu vực và quốc tế. Ví dụ, quy chuẩn
về chất lượng môi trường không khí, môi
trường nước xung quanh, quy chuẩn về khí
thải, nước thải, quy chuẩn về mùi, quy chuẩn
môi trường không khí trong nhà15 Đồng
thời khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng
hệ thống quản lý môi trường ISO14001
Quá trình xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật
môi trường cần đánh giá dựa trên sức chịu
tải của môi trường tại các đặc khu16. Việc
xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi
trường sẽ là công cụ quan trọng để xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường tại các đặc khu, nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm quyền
con người được sống trong môi trường trong
lành, quyền được bảo đảm an toàn về sức
khỏe, tính mạng của mọi người.
Thứ năm, bên cạnh việc thông qua
Danh sách các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ thân thiện môi trường được ưu tiên
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
38 Số 24(352) T12/2017
thu hút đầu tư, Dự thảo luật cần quy định
chặt chẽ về việc nhập khẩu, sử dụng các máy
móc, thiết bị sản xuất kinh doanh, đặc biệt
là nghiêm cấm nhập khẩu máy móc, phương
tiện, thiết bị cũ, đã qua sử dụng. Hiện nay,
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cho phép
được nhập khẩu phế liệu mà bản chất phế
liệu cũng là chất thải. Quy định này bị các
tổ chức, cá nhân dựa vào để nhập khẩu máy
móc, công nghệ lạc hậu, dẫn tới năng suất
lao động không tăng mà còn gây ô nhiễm
môi trường, biến Việt Nam trở thành “bãi
rác” của thế giới.
Thứ sáu, trong bối cảnh cuộc cách
mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu, Dự
thảo Luật cần đưa ra những quy định để cụ
thể hóa thu hút những ngành nghề sản xuất
các sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0 như
ô tô điện, ô tô không người lái, thiết bị cảm
ứng, công nghệ thông tin, khoa học phân tích
dữ liệu; sản xuất, ứng dụng các sản phẩm
4.0 trong bảo vệ môi trường, như: ứng dụng
các vật liệu sản xuất thân thiện môi trường,
sử dụng flycam, máy bay không người lái,
vệ tinh, thiết bị cảm biến trong phát hiện ô
nhiễm môi trường, khuyến khích sử dụng
năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời,
năng lượng gió, năng lượng thủy triều tại
các đơn vị HC-KT đặc biệt.
Thứ bảy, Dự thảo luật cần quy định cụ
thể hơn các yêu cầu trong báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược (ĐMC) về dự báo,
phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý
các tác động tiêu cực đến môi trường của
các đơn vị HC-KT đặc biệt do biến đổi khí
hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan bất
thường, như: nước biển dâng, động đất, sóng
thần, siêu bão, hạn hán, lũ lụt kéo dài gây ra,
nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đến
đó có môi trường tại đặc khu là không đơn giản.
17 Theo Luật Bảo vệ Môi trường hiện hành thì cá nhân không có quyền trực tiếp yêu cầu cung cấp thông tin môi trường
mà phải đề nghị đại diện tổ chức của mình yêu cầu.
18 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Đây là quy định mới nhằm xử
lý hiệu quả hơn các hành vi làm ô nhiễm môi trường không chỉ từ cá nhân mà cả tổ chức.
kinh tế, xã hội, môi trường của đơn vị HC-
KT đặc biệt.Việc dự báo này giúp quá trình
xây dựng thực hiện chiến lược, quy hoạch
phát triển KT-XH cũng như thực hiện bảo vệ
môi trường tại đặc khu được hiệu quả hơn.
Thứ tám, đối với các quy định pháp
luật quan trắc môi trường, thông tin tình
hình môi trường, đơn vị HC-KT đặc biệt cần
xây dựng hệ thống quan trắc môi trường đất,
môi trường nước, môi trường không khí hiện
đại. Bên cạnh đó, pháp luật cần quy định cụ
thể các nhà máy xí nghiệp cần lắp đặt hệ
thống quan trắc tự động, cập nhật tại chỗ các
nguồn thải và gửi trực tiếp online về cơ quan
quản lý môi trường của đặc khu để có biện
pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường được
hiệu quả. Mặt khác, Dự thảo luật cần đảm
bảo quyền được thông tin về tình hình môi
trường của mọi người, theo đó mọi người
được tiếp cận thông tin tình hình môi trường
không chỉ qua sự chủ động công bố của các
cơ quan nhà nước, các chủ nguồn thải mà
có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức trên
phải cung cấp các thông tin về tình hình môi
trường với tư cách cá nhân hoặc thông qua
các tổ chức mình tham gia17.
Thứ chín, Dự thảo luật cần quy định
việc áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ
môi trường, như công cụ thuế, thị trường,
vốn, nhãn sinh thái, hạn ngạch khí thải, ký
quỹ bảo vệ môi trường để các cá nhân lựa
chọn đầu tư vào các lĩnh vực thân thiện môi
trường. Dự thảo luật cũng nên quy định về
trách nhiệm pháp lý trong xử lý các hành
vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường. Cần
xây dựng hệ thống chế tài hành chính, hình
sự18mạnh trên nguyên tắc quy định chi phí
xử lý phải cao hơn chi phí tuân thủ các biện
pháp bảo vệ môi trường để cho chủ đầu tư
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
39Số 24(352) T12/2017
lựa chọn tuân thủ. Trường hợp nếu vi phạm
thì Trưởng Đơn vị HC-KT với tư cách là đại
diện cơ quan quản lý nhà nước có quyền
trực tiếp áp dụng các biện pháp xử phạt đối
với các hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi
trường. Và với tư cách là đại diện chủ sở
hữu toàn dân về tài nguyên, Trưởng Đơn vị
HC-KT đặc biệt có quyền yêu cầu, thậm chí
là khởi kiện các chủ thể gây ô nhiễm cho
đặc khu phải bồi thường thiệt hại. Trong quá
trình này, Dự luật cần khẳng định tính độc
lập của hệ thống Tòa án của đặc khu, đề cao
vai trò của Tòa án trong giải quyết các tranh
chấp kinh tế thương mại; xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật hình sự về môi trường, cũng
như giải quyết các tranh chấp môi trường19.
Thứ mười, ngoài việc quy định cụ
thể, rõ ràng trách nhiệm của Trưởng Đơn
vị HC-KT đặc biệt và các tổ chức, cá nhân
chủ nguồn thải trong bảo vệ môi trường thì
Dự thảo luật cần phải nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của cộng đồng trong bảo vệ môi
trường, trên cơ sở bảo đảm quyền được sống
trong môi trường trong lành, quyền được
bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng, quyền
được thông tin tình hình môi trường của mọi
người, quyền được tham vấn với các báo
cáo đánh giá môi trường. Dự thảo luật cần
quy định rõ vai trò của cộng đồng, truyền
thông báo chí, tổ chức xã hội dân sự trong
giám sát, phát hiện, khiếu nại, tố cáo các cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường, các
chủ nguồn thải có hành vi vi phạm pháp luật
môi trường tại các đơn vị HC-KT đặc biệt.
Đặc biệt, Dự luật cần thừa nhận quyền khởi
kiện tập thể về môi trường tại đặc khu; quy
định về đảo nghĩa vụ chứng minh trong các
19 Trong giải quyết bồi thường thiệt hại môi trường, Dự thảo luật cần quy định thể về các yếu tố cấu thành trách nhiệm
bồi thường thiệt hại môi trường, theo đó, có thể chỉ cần có hành vi vi phạm pháp luật môi trường và có thiệt hại xảy ra
mà không cần chứng minh mối quan hệ nhân quả vẫn có thể phải bồi thường thiệt hại. Hoặc nếu vẫn giữ xác định mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại như hiện nay thì cần quy định về đảo nghĩa vụ chứng minh từ người
nguyên đơn sang bị đơn, tuy nhiên, để được Tòa án thụ lý thì nguyên đơn cũng cần có chứng cứ sơ bộ ban đầu về hành
vi vi phạm pháp luật của bị đơn.
20 Xem: Mấy vấn đề lý luận hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và gợi mở xây dựng Luật
Không khí sạch tại Việt Nam hiện nay, của Bùi Đức Hiển, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số 10 năm 2017.
vụ kiện về bồi thường thiệt hại môi trường
hoặc quy định về việc không bắt buộc phải
xác định mối quan hệ nhân quả trong yêu
cầu bồi thường thiệt hại về môi trường20.
Thứ mười một, Dự thảo luật cần quy
định rõ hơn các biện pháp thúc đẩy hợp tác
giữa các đặc khu trong nước và nước ngoài
cũng như hợp tác vùng, khu vực và quốc tế
trong phát triển kinh tế, xã hội khai thác, sử
dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học,
kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các đặc
khu. Việc hợp tác sẽ giúp Việt Nam có được
kinh nghiệm quản lý đặc khu, nguồn vốn
đầu tư quốc tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm
và chuyển giao công nghệ hiện đại...
Ngoài ra, trong xây dựng và thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường, Dự thảo
luật cần tính đến việc tuyên truyền nâng cao
nhận thức của mọi người về tầm quan trọng
và cách bảo vệ tài nguyên môi trường tại
đặc khu; quy định về huy động tài chính từ
nguồn xã hội hóa để thực hiện xây dựng cơ
sở hạ tầng đầu tư phát triển đặc khu kết nối
đặc khu, như: đường giao thông, hệ thống
điện, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp
nước, hệ thống xử lý nước thải, khí thải, sân
bay, các phương tiện trung chuyển...; thúc
đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt
là công nghệ 4.0 trong quản lý điều hành đặc
khu cũng như trong phát triển KT-XH và
bảo vệ môi trường; đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu phát triển tại các ĐKKT,
đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao,
có chuyên môn sâu trong những lĩnh vực mà
các đặc khu muốn kêu gọi đầu tư
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
40 Số 24(352) T12/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_noi_dung_ve_bao_ve_moi_truong_trong_xay_dung_va_phat_t.pdf