Một số kiến nghị
Để khắc phục các hạn chế của pháp
luật về các trường hợp hạn chế quyền của
cha, mẹ đối với con chưa thành niên, chúng
tôi kiến nghị:
Thứ nhất, Hội đồng Thẩm phán TAND
14 Điểm b khoản 1 Điều 47 BLDS năm 2015.
15 Điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định: “Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành nghị
quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật”.
tối cao cần ban hành nghị quyết hướng dẫn
rõ ràng về vấn đề hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên. Trên cơ sở
đó, minh định một cách rõ ràng các căn cứ
hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên; ban hành nghị quyết giải thích
cụ thể hành vi nào của cha, mẹ bị xem là có
“lối sống đồi trụy” và “xúi giục, ép buộc con
làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức
xã hội”.
Thứ hai, bổ sung quy định về thủ tục
hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên trong trường hợp tòa án ra quyết
định để có cơ sở pháp lý rõ ràng áp dụng vào
thực tế15. Ngoài ra, cần nâng cao vai trò của
tòa án trong việc áp dụng các quy định của
pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên.
Thứ ba, bổ sung quy định về hệ quả
pháp lý khi áp dụng biện pháp hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Thứ tư, bổ sung quy định cơ quan
quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản
lý nhà nước về trẻ em và Hội liên hiệp Phụ
nữ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình chịu trách nhiệm giám
sát, theo dõi việc thực thi quyết định của tòa
án về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên. Bên cạnh đó, các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cần phối hợp với
các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc bảo
đảm các điều kiện về vật chất để bảo đảm
điều kiện ăn ở, sinh hoạt và học tập của con
chưa thành niên trong thời gian cha, mẹ bị
hạn chế quyền hoặc sau khi hết thời gian
cha, mẹ bị hạn chế quyền để hạn chế tình
trạng cha, mẹ tiếp tục thực hiện các hành vi
vi phạm đối với con chưa thành niên
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những quy định pháp luật về hạn chế quyền của cha mẹ, mẹ đối với con chưa thành niên và các kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÖÕNG QUY ÑÒNH PHAÙP LUAÄT VEÀ HAÏN CHEÁ QUYEÀN CUÛA CHA, MEÏ
ÑOÁI VÔÙI CON CHÖA THAØNH NIEÂN VAØ CAÙC KIEÁN NGHÒ HOAØN THIEÄN
Nguyễn Nhật Khanh**
Cao Vũ Minh*
Tóm tắt:
Cha, mẹ và con cái có mối quan hệ thiêng liêng. Cha, mẹ - với tư cách
là bậc sinh thành - được pháp luật quy định nhiều quyền và nghĩa vụ
nhằm thực hiện việc trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con. Nhưng
trên thực tế, có một số bậc cha mẹ lại có hành vi vi phạm đến quyền
và lợi ích của con, đặc biệt là đối với con chưa thành niên. Để bảo vệ
con chưa thành niên trước những hành vi vi phạm của cha mẹ, pháp
luật quy định biện pháp “hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên”. Bài viết phân tích một số bất cập của pháp luật về biện
pháp “hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên”, đồng
thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
Abstract:
The relationship between parents and children is the spiritual one.
Father and mother are stipulated the rights and obligations to exercise
the care, nurture and education for children. However, some parents
have violations to the rights and interests of their children, especially
the minor children. To protect the minor children against the violation
of the parents, the law stipulates measures to “limit the rights of
parents to their minor children”. This article provides analysis of
a number of shortcomings of the legislation on measures to “limit
the rights of parents to minor children” and recommendations for
improvements.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: hạn chế quyền cha mẹ, con
chưa thành niên, cha mẹ.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 06/03/2017
Biên tập: 20/03/2017
Duyệt bài: 27/03/2017
Article Infomation:
Keywords: limitation of the rights of
parents, minor children, parents.
Article History:
Received: 06 Mar. 2017
Edited: 20 Mar. 2017
Appproved: 27 Mar. 2017
* TS, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
** GV, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1. Các trường hợp hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên
Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2014 (Luật HNGĐ năm 2014)
quy định cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với
con chưa thành niên trong các trường hợp
sau đây: a) Bị kết án về một trong các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi
vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; b) Phá
tán tài sản của con; c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái
pháp luật, trái đạo đức xã hội. Quy định nêu
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
41Số 12(340) T6/2017
trên có một số điểm chưa rõ ràng sau đây:
Một là, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối
với con chưa thành niên khi có hành vi vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Điều khoản này căn cứ vào mức độ
nghiêm trọng của hành vi vi phạm để thực
hiện hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên. Tuy nhiên, các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật HNGĐ năm 2014
lại không xác định cụ thể thế nào là hành
vi “vi phạm nghiêm trọng”. Do đó, khi giải
quyết các vụ việc cụ thể, các tòa án phải căn
cứ vào hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối
cao để xác định hành vi nào là hành vi vi
phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con.
Hai là, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối
với con chưa thành niên khi có hành vi phá
tán tài sản của con.
Luật HNGĐ năm 2014 quy định, con
chưa thành niên có quyền có tài sản riêng
và Luật cũng xác định tài sản riêng của con
bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng, thu nhập do lao động của
con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
của con và thu nhập hợp pháp khác1. Ngoài
ra, Luật HNGĐ năm 2014 còn quy định giới
hạn quyền quản lý, định đoạt của cha, mẹ
đối với các tài sản riêng của con2. Khi cha,
mẹ có hành vi phá tán tài sản của con, có
thể bị tòa án tuyên bố hạn chế một số quyền
đối với tài sản của con. Ở đây cần xác định
cụ thể thế nào là hành vi “phá tán tài sản”.
Có ý kiến cho rằng, “phá tán tài sản” của
con chưa thành niên là hành vi sử dụng tài
sản của con trái với nhu cầu, lợi ích, nguyện
vọng của con, gây hậu quả nghiêm trọng đối
1 Khoản 1 Điều 75 Luật HNGĐ năm 2014.
2 Khoản 1, 2 Điều 76 và khoản 1, 2 Điều 77 Luật HNGĐ năm 2014.
3 Lê Vĩnh Tiến, Quyền định đoạt của cha mẹ đối với tài sản của con, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Những điểm mới của
Luật Hôn nhân và gia đình 2014”, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015, tr. 236.
4 Nguyễn Lân, Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2002, tr. 663.
5 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, (Hoàng Phê chủ biên), Nxb. Từ điển Bách khoa, 2010, tr. 337.
với tài sản riêng của con chưa thành niên3.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải thích mang
tính học thuật, nghiên cứu chứ không phải
giải thích chính thức nên không mang tính
khuôn mẫu. Vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao
cần ban hành văn bản giải thích quy định
nêu trên của Luật.
Ba là, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối
với con chưa thành niên khi cha, mẹ có lối
sống đồi trụy.
Khoản 1 Điều 69 Luật HNGĐ năm
2014 quy định: cha, mẹ phải “thương yêu
con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc
học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh
về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người
con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích
cho xã hội”. Theo đó, cha, mẹ có nghĩa vụ
tạo ra một môi trường sống lành mạnh để
con phát triển đúng chuẩn về thể chất, trí
tuệ và đạo đức. Nếu cha, mẹ có lối sống đồi
trụy, tức là cha, mẹ đã tạo ra một môi trường
sống không lành mạnh, do đó, sẽ gây ảnh
hưởng xấu tới sự phát triển bình thường của
con, nhất là về đạo đức và tinh thần. Vì vậy,
khi cha, mẹ có lối sống đồi trụy thì pháp luật
quy định phải hạn chế quyền của cha, mẹ
nhất là quyền chăm sóc, giáo dục nhằm bảo
vệ sự phát triển bình thường của con.
Tuy nhiên, để xác định cha, mẹ có
lối sống đồi trụy hay không là điều không
hề đơn giản, bởi lẽ đây là một chuẩn mực
về mặt đạo đức. Theo Từ điển Từ và Ngữ
Việt Nam, “đồi trụy” (đồi: đổ nát, trụy: rơi
xuống) là “hư hỏng, thấp hèn”4. Từ điển
tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học cũng giải
thích tương tự “đồi trụy” là “trụy lạc và suy
đồi”5. Do đó, có thể hiểu cha, mẹ có lối sống
đồi trụy tức là cha, mẹ có lối sống lệch lạc,
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 12(340) T6/2017
có những hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo
đức xã hội, vi phạm pháp luật. Điều này sẽ
làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý,
nhân cách của con. Nhưng, cũng giống như
tiêu chí “phá tán tài sản”, cách giải thích “có
lối sống đồi trụy” như đã nêu chỉ mang tính
học thuật chứ không phải là giải thích chính
thức. Ở đây cần có văn bản hướng dẫn của
Tòa án nhân dân tối cao làm căn cứ cho hoạt
động xét xử của tòa án các cấp.
Bốn là, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối
với con chưa thành niên khi cha mẹ xúi giục,
ép buộc con làm những việc trái pháp luật,
trái đạo đức xã hội.
Cha, mẹ là người hướng dẫn để con
thực hiện những việc làm đúng với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật. Do đó, nếu cha,
mẹ có hành vi xúi giục, ép buộc con làm
những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
thì có thể bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền
đối với con chưa thành niên.
Đối chiếu với các quy định của khoản
2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em năm 20046 có thể xác
định một số hành vi sau của cha, mẹ là “xúi
giục, ép buộc con làm những điều trái pháp
luật, trái đạo đức xã hội”:
- Dụ dỗ, lôi kéo con đi lang thang;
- Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc con mua,
bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép
chất ma túy;
- Lôi kéo con đánh bạc;
- Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp,
ép buộc con hoạt động mại dâm;
- Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc con mua,
bán, sử dụng văn hóa phẩm kích động bạo
lực, đồi trụy;
- Lợi dụng con vì mục đích trục lợi;
6 Luật này có hiệu lực đến ngày 31/5/2017 và sẽ được thay thế bởi Luật Trẻ em năm 2016 được Quốc hội thông qua ngày
05/4/2016, chính thức có hiệu lực vào ngày 01/6/2017.
7 Khoản 2, 3 Điều 36 BLTTDS năm 2015.
8 Điểm b khoản 2 Điều 38 BLTTDS năm 2015.
- Xúi giục con thù ghét người giám hộ
hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân
phẩm, danh dự của người khác.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: ngoài
những hành vi kể trên thì còn hành vi nào
được xem là “xúi giục, ép buộc con làm
những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã
hội”? Theo chúng tôi, bên cạnh các hành vi
đã liệt kê còn có những hành vi khác cũng có
thể được xem là xúi giục, ép buộc con làm
những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
như: cưỡng ép con phải kết hôn khi chưa đủ
tuổi; xúi giục con vi phạm luật giao thông;
xúi giục con có hành vi hủy hoại tài sản của
người khác, phá hoại của công; xúi giục con
trộm cắp, lừa gạt, dối trá; xúi giục con tự
sát, hủy hoại thân thể mình Vì vậy, cần
ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể những
trường hợp này để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng
khi áp dụng pháp luật trong thực tế.
2. Thẩm quyền và thủ tục hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố
tụng Dân sự năm 2015 (Bộ luật TTDS năm
2015) quy định, Tòa án nhân dân (TAND)
cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu
hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên. Theo đó, Tòa Gia đình và Người
chưa thành niên TAND cấp huyện có thẩm
quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm
quyền của TAND cấp huyện7. Tòa Gia đình
và Người chưa thành niên TAND cấp tỉnh
có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc
thẩm vụ việc về hạn chế quyền của cha, mẹ
đối với con chưa thành niên chưa có hiệu
lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng
cáo, kháng nghị8.
Theo khoản 2 Điều 85 Luật HNGĐ
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 12(340) T6/2017
năm 2014, việc hạn chế quyền của cha, mẹ
đối với con chưa thành niên được thực hiện
bởi Tòa án thông qua hai phương thức sau
đây: i) Tòa án tự mình ra quyết định tuyên
bố hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên; ii) căn cứ theo yêu cầu của
những người có quyền yêu cầu, Tòa án ra
quyết định tuyên bố hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên.
Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện
hành chỉ quy định thủ tục tòa án hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên theo yêu cầu của những người có yêu
cầu chứ không quy định thủ tục tòa án tự
mình ra quyết định tuyên bố hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Trên thực tế, chỉ khi giải quyết vụ án hình
sự thì tòa án mới ra quyết định tuyên bố hạn
chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên chứ chưa thấy có trường hợp nào
tòa án ra quyết định tuyên bố nếu vụ việc
không liên quan đến vụ án hình sự.
Xin ví dụ: Bà Nguyễn Thị M. (huyện
Phước Long, tỉnh Bình Phước) đã dùng dao
cắt gót chân phải của con gái Nguyễn Thị H.
Theo kết quả giám định, H bị thương tật tổng
cộng 40% (trên cơ thể bé còn rất nhiều vết
thương cũ đã bị nhiễm trùng, mưng mủ, một
ngón tay cái bị mất móng do bị cắt, vành tai
9 Xem bài viết: Anh Thoa - Thanh Liêm, Bà Nguyễn Thị M. bị phạt 24 tháng tù giam, tại website:
phap-luat/20090117/ba-nguyen-thi-m-bi-phat-24-thang-tu-giam/298042.html, truy cập ngày 13/01/2017.
10 Chúng tôi xin đưa ra hai ví dụ điển hình sau đây để chứng minh cho phân tích nêu trên: Vụ việc thứ nhất xảy ra tại thôn
Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vào năm 2011. Người cha đẻ là Nguyễn Văn Ng. đã hành hạ
dã man hai con của mình (con gái lớn Nguyễn Phạm N. Q sinh năm 1998 và con trai út Nguyễn Phạm H. K, sinh năm
2002) với những hành vi tàn độc: bắt con ăn phân người, phân gà, dùng tay chân đấm đá con, bắt con cởi quần áo đi từ
nhà đến trường... Nguyễn Văn Ng. đã bị tuyên phạt 21 tháng tù giam về hành vi cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, TAND
huyện Tứ Kỳ chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Văn Ng. mà không tuyên hạn chế quyền của Nguyễn
Văn Ng. đối với hai con là N. Q và H. K mặc dù hành vi vi phạm của Nguyễn Văn Ng. hoàn toàn có căn cứ để Tòa án
hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Vụ việc thứ hai diễn ra ở thôn Điền Hòa, xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2013. Ông Trần
Th. (sinh năm 1972) đã có hành vi đánh đập dã man con trai ruột là Trần T. (sinh năm 2004). Cháu T. nhập viện trong
tình trạng toàn thân tím tái, hốc mắt phải bị thâm do máu bầm tụ và tinh thần vô cùng hoảng loạn. Tại phiên tòa xét xử
lưu động, bị cáo Trần Th. đã thừa nhận hành vi sai trái của mình. TAND huyện Tư Nghĩa tuyên phạt bị cáo Trần Th.
18 tháng tù và buộc bị cáo bồi thường các khoản chi phí thuốc men, tiền tổn thất về tinh thần và phục hồi sức khỏe cho
cháu T. và mẹ cháu T. Tuy nhiên, TAND huyện Tư Nghĩa chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Trần Th. mà
không tuyên hạn chế quyền của ông đối với cháu Trần T. nhằm bảo vệ cháu trước những hành vi vi phạm nghiêm trọng
của người cha.
trái bị cắt ngang, xương đòn bên trái bị gãy).
Ngày 16/01/2009, TAND huyện Phước
Long đã mở phiên Tòa sơ thẩm xét xử đối
với Nguyễn Thị M. về tội cố ý gây thương
tích. Ngày 06/5/2009, TAND tỉnh Bình
Phước đã xử phúc thẩm đối với Nguyễn Thị
M., bác đơn kháng cáo xin hưởng án treo
của Nguyễn Thị M. và y án sơ thẩm 02 năm
tù giam. Ngoài ra, Tòa còn hạn chế quyền
nuôi dưỡng bé Nguyễn Thị H trong vòng 05
năm sau khi Nguyễn Thị M. ra tù9.
Tuy nhiên, cũng có nhiều vụ tương tự
(cha, mẹ vi có hành vi xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với
lỗi cố ý) nhưng Tòa án chỉ áp dụng các hình
phạt chứ không hạn chế quyền của cha, mẹ
đối với con chưa thành niên10. Do vậy, trong
trường hợp không liên quan đến vụ án hình
sự thì tòa án rất khó có cơ sở để tuyên hạn
chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên mặc dù cha, mẹ có những hành
vi vi phạm khoản 1 Điều 85 Luật HNGĐ
năm 2014.
3. Hậu quả pháp lý của hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Theo quy định tại Điều 85 Luật HNGĐ
năm 2014, tòa án có thể quyết định không
cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục
con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
44 Số 12(340) T6/2017
diện theo pháp luật cho con trong thời hạn
từ 01 năm đến 05 năm. Theo quy định tại
Điều 87 Luật HNGĐ năm 2014, khi cha, mẹ
bị tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với
con chưa thành niên có thể xảy ra các hệ quả
pháp lý như sau11:
“1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị
tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên thì người kia thực hiện quyền trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con,
quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo
pháp luật cho con.
2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục
con và quản lý tài sản riêng của con chưa
thành niên được giao cho người giám hộ
theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS)
và Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Cha và mẹ đều bị tòa án hạn chế
quyền đối với con chưa thành niên;
b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế
quyền đối với con chưa thành niên nhưng
không đủ điều kiện để thực hiện quyền,
nghĩa vụ đối với con;
c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền
đối với con chưa thành niên và chưa xác
định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa
thành niên.
3. Cha, mẹ đã bị tòa án hạn chế quyền
đối với con chưa thành niên vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.
Quy định nêu trên có một số bất cập
sau đây:
Một là, quy định này chưa dự liệu được
trường hợp khi một bên cha, mẹ bị tuyên bố
hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
nhưng bên còn lại bị mất năng lực hành vi
dân sự thì ai sẽ thực hiện quyền trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý
tài sản riêng của con và đại diện theo pháp
11 Điều 87 Luật HNGĐ năm 2014.
12 Khoản 2 Điều 136 BLDS năm 2015.
13 Điểm a khoản 1 Điều 47 BLDS năm 2015.
luật cho con?
Mặc dù Luật HNGĐ năm 2014 đã xác
định cụ thể các trường hợp giao cho người
giám hộ thực hiện việc trông nom, chăm
sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng
của con chưa thành niên, tuy nhiên, giữa quy
định của Điều này với quy định của BLDS
năm 2015 về giám hộ không thống nhất, dẫn
đến việc bỏ sót trường hợp nêu trên.
Cụ thể là, khoản 2 Điều 87 Luật
HNGĐ năm 2014 quy định: việc trông nom,
chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản
riêng của con chưa thành niên được giao cho
người giám hộ theo quy định của Bộ luật
Dân sự và Luật này trong các trường hợp
sau đây:
a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế
quyền đối với con chưa thành niên;
b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế
quyền đối với con chưa thành niên nhưng
không đủ điều kiện để thực hiện quyền,
nghĩa vụ đối với con;
c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền
đối với con chưa thành niên và chưa xác
định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa
thành niên.
Như vậy, khi một bên cha, mẹ bị tuyên
bố hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên và bên còn lại bị mất năng lực hành vi
dân sự thì có thể áp dụng theo trường hợp
“một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền
đối với con chưa thành niên nhưng không
đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ
đối với con” để cử người giám hộ. Trong khi
đó, BLDS năm 2015 quy định, người giám
hộ là người đại diện theo pháp luật đối với
người được giám hộ12. Đối với người chưa
thành niên, họ sẽ trở thành người được giám
hộ khi rơi vào các trường hợp: i) không còn
cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ13;
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 12(340) T6/2017
ii) có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng
lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ
đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha,
mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền
đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện
chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người
giám hộ14. Các điều khoản này không đề cập
đến việc giám hộ đối với người chưa thành
niên trong trường hợp một bên cha, mẹ bị
tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa
thành niên và bên còn lại bị mất năng lực
hành vi dân sự (không đủ điều kiện để thực
hiện quyền, nghĩa vụ đối với con).
Hai là, điểm b khoản 2 Điều 87 Luật
HNGĐ năm 2014 quy định việc trông nom,
chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản
riêng của con chưa thành niên được giao cho
người giám hộ trong trường hợp một bên
cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con
chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện
để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con.
Quy định này nhằm mục đích bảo đảm cho
con chưa thành niên có đủ điều kiện để phát
triển một cách bình thường. Tuy nhiên, căn
cứ để kết luận bên cha, mẹ còn lại “không đủ
điều kiện” để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối
với con chưa thành niên vẫn chưa được giải
thích một cách rõ ràng. Chúng tôi cho rằng,
để kết luận cha, mẹ có đủ điều kiện thực
hiện quyền, nghĩa vụ đối với con hay không
phải dựa vào rất nhiều yếu tố như: thu nhập
hàng tháng của cha mẹ, mức sống trung bình
tại địa phương, số lượng con cái
4. Một số kiến nghị
Để khắc phục các hạn chế của pháp
luật về các trường hợp hạn chế quyền của
cha, mẹ đối với con chưa thành niên, chúng
tôi kiến nghị:
Thứ nhất, Hội đồng Thẩm phán TAND
14 Điểm b khoản 1 Điều 47 BLDS năm 2015.
15 Điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định: “Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành nghị
quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật”.
tối cao cần ban hành nghị quyết hướng dẫn
rõ ràng về vấn đề hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên. Trên cơ sở
đó, minh định một cách rõ ràng các căn cứ
hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên; ban hành nghị quyết giải thích
cụ thể hành vi nào của cha, mẹ bị xem là có
“lối sống đồi trụy” và “xúi giục, ép buộc con
làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức
xã hội”.
Thứ hai, bổ sung quy định về thủ tục
hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên trong trường hợp tòa án ra quyết
định để có cơ sở pháp lý rõ ràng áp dụng vào
thực tế15. Ngoài ra, cần nâng cao vai trò của
tòa án trong việc áp dụng các quy định của
pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên.
Thứ ba, bổ sung quy định về hệ quả
pháp lý khi áp dụng biện pháp hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Thứ tư, bổ sung quy định cơ quan
quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản
lý nhà nước về trẻ em và Hội liên hiệp Phụ
nữ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình chịu trách nhiệm giám
sát, theo dõi việc thực thi quyết định của tòa
án về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên. Bên cạnh đó, các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cần phối hợp với
các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc bảo
đảm các điều kiện về vật chất để bảo đảm
điều kiện ăn ở, sinh hoạt và học tập của con
chưa thành niên trong thời gian cha, mẹ bị
hạn chế quyền hoặc sau khi hết thời gian
cha, mẹ bị hạn chế quyền để hạn chế tình
trạng cha, mẹ tiếp tục thực hiện các hành vi
vi phạm đối với con chưa thành niên
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 12(340) T6/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_quy_dinh_phap_luat_ve_han_che_quyen_cua_cha_me_me_doi.pdf