Những sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2019

ến vấn đề viện trợ và điều tra tham nhũng. Hạ viện Mỹ và Đảng Dân chủ đã chính thức mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump về cáo buộc ông này nhờ Ukraina giúp gây thiệt hại cho đối thủ chính trị. Theo đó, Tổng thống Trump đe dọa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ rút viện trợ quân sự nếu không điều tra việc cựu Phó Tổng thống Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ và con trai tham nhũng. Lãnh đạo Đảng Dân chủ, chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Pelosi cho rằng Tổng thống Trump “vi phạm pháp luật” và gọi hành động của ông là “vi phạm trách nhiệm lập hiến của mình”. Hạ viện đã thành công trong việc bỏ phiếu luận tội đối với Tổng thống. Một cuộc trưng cầu dân ý của YouGov cho biết, 55% người Mỹ sẽ ủng hộ luận tội nếu được xác nhận rằng Tổng thống Trump đã đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine để thúc đẩy các quan chức của nước này điều tra Joe Biden. Tuy nhiên, nếu cuộc điều tra luận tội được đưa đến Thượng viện thì cũng khó được thông qua do Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump kiểm soát 2/3 Thượng viện. Do đó, khả năng phế truất Tổng thổng Trump là khó có thể xảy ra. Nhưng, việc luận tội này có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới, tới chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ, và tới toàn thế giới trong thời gian tới. Kinh tế thế giới và kinh tế khu vực đang chịu tác động nhiều chiều, đan xen phức tạp của nhiều sự kiện địa kinh tế - chính trị nêu trên.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 45Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 1. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ ngày 20/04/2017 với việc Mỹ tiến hành điều tra xác minh nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ do nhập khẩu thép từ Trung Quốc và các nước khác, đến giữa năm 2018 đã leo thang thành chiến tranh thương mại với việc Mỹ chính thức áp thuế vào hàng hoá nhập khẩu Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc áp dụng biện pháp trả đũa Mỹ. Tính đến ngày 10/5/2019, Mỹ đã áp thuế 25% với tổng số 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời khởi động trình tự pháp lý để áp thuế 25% đối với 325 tỷ USD mặt hàng nhập khẩu nữa từ Trung Quốc. Trung Quốc đã áp thuế với tổng cộng 110 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ với mức thuế dao động từ 5%-25%. Ngày 1/8/2019, Mỹ tuyên bố sẽ áp mức thuế 10% lên tổng giá trị 300 tỉ USD hàng Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/9/2019. Tuy nhiên, sau đó, Mỹ đã tuyên bố hoãn một phần đến tháng 12/2019, theo đó Mỹ chỉ áp mức thuế 10% lên 110 tỷ USD hàng hóa gồm nông sản, đồ cổ, quần áo, đồ dùng nhà bếp, giày dép từ ngày 1/9/2019; 160 tỷ USD hàng hóa còn lại được hoãn đến tháng 12/2019, chủ yếu đối với hàng tiêu dùng, như: điện thoại, máy tính, màn hình, máy chơi game, đồ chơi, quần áo, giày dép; khoảng 2 tỷ USD hàng hóa được loại khỏi danh sách. Ngày 10/10/2019, sau 2 ngày đàm phán tại Mỹ, Trung Quốc cam kết sẽ mua số hàng hóa nông sản của Mỹ trị giá 50 tỷ USD sau khi Mỹ đã đồng ý hoãn tăng thuế từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc trước đó dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/10. NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2019 TS. Lương Văn Khôi 1 ThS. Trần Thị Thu Hà, NCV Lý Hoàng Bách 2 Tóm tắt: Năm 2019, thế giới chứng kiến nhiều sự kiện lớn về địa chính trị - kinh tế. Các sự kiện này đã, đang và sẽ có những tác động nhiều chiều đến nền kinh tế thế giới, kinh tế khu vực, trong đó có kinh tế Việt Nam. Dưới đây xin đề cập 10 sự kiện nổi bật nhất mà bao trùm và xuyên suốt là chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Từ khóa: Kinh tế, chiến trang thương mại, khủng hoảng, bất ổn. Abstract: The article mentions the 10 most prominent events in the world.... as well as impacts on the world economic development. Key words: Economy, Trade war, crisis, instability. 1 Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 46Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động rất mạnh tới quá trình toàn cầu hoá, làm nó phát triển mạnh lên hay chậm đi. Về bản chất, cuộc chiến này không đơn thuần chỉ là cuộc chiến về thương mại, mà còn có ý nghĩa địa chính trị và về các giá trị phổ cập của thế giới trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung Quốc đã và đang làm giảm vị thế tương đối của Mỹ trong cán cân sức mạnh toàn cầu; đồng thời, Trung Quốc được cho là đang đương đầu với ba giá trị phổ cập của thế giới, như: tự do, dân chủ và nhân quyền. 2. Căng thẳng thương mại Nhật Bản – Hàn Quốc. Tuy có vị trí địa lý gần nhau, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá và mối quan hệ khá chặt chẽ về kinh tế, song giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn dai dẳng do nhiều yếu tố. Những căng thẳng thương mại giữa hai bên gia tăng bắt nguồn từ những tranh cãi trong giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức từ thời Chiến tranh thế giới lần thứ II. Ngày 1/7/2019, Nhật Bản tuyên bố sẽ áp dụng một số hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc đối với các vật liệu chuyên dụng cần thiết để sản xuất chất bán dẫn và các loại màn hình. Tiếp đó, ngày 2/8/2019, Nhật Bản thông báo quyết định rút Hàn Quốc khỏi danh sách đối tác thương mại được hưởng quy chế ưu đãi trong việc mua các loại hàng hóa có thể chuyển đổi sang mục đích sử dụng quân sự. Ngay lập tức, Hàn Quốc đã đáp trả bằng việc sẽ loại Nhật Bản ra khỏi “danh sách trắng” và danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy. Những hành động trên đã không chỉ châm ngòi cho cuộc chiến thương mại gay gắt giữa hai nước, mà còn tác động không nhỏ cho cả hệ thống thương mại toàn cầu. Về phía Hàn Quốc, Quyết định của Nhật Bản khiến các nhà sản xuất Hàn Quốc như Sumsung, LG Display,v.v., gặp khó khăn trong sản xuất khi hơn 90% những vật liệu bị Nhật hạn chế xuất khẩu là những vật liệu quan trọng nhất để tạo ra màn hình OLED trên TV, smartphone và bán dẫn. Căng thẳng thương mại gia tăng giữa hai bên cũng tác động tiêu cực không nhỏ đối với Nhật Bản khi Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Hàn Quốc đạt hơn 53 tỷ USD năm 2018 và sẽ còn giảm xuống làm cho thị trường đầu ra của các nhà sản xuất tại Nhật bản bị co lại. Bên cạnh đó, làn sóng kêu gọi tẩy chay hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản cũng như các công ty Nhật Bản của người Hàn Quốc đã gây ra những ảnh hưởng lớn tới các công ty Nhật Bản, như Toyota, Uniqlo, Kirin, Panasonic, Honda và Descente. 3. Căng thẳng thương mại Mỹ - EU. Thặng dư thương mại của Liên minh châu Âu (EU) với Mỹ lớn thứ hai sau Trung Quốc (169,3 tỉ USD năm 2018). Quan hệ thương mại giữa EU và Mỹ bắt đầu căng thẳng kể từ khi Mỹ trì hoãn các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Châu Âu. Ngày 31/5/2018, Mỹ áp 25% thuế vào thép nhập khẩu và 10% lên nhôm nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico vào Mỹ. Ngày 20/6/2018, EU cũng công bố áp thuế ngược lại với một loạt các mặt hàng của Mỹ với giá trị lên tới 2,8 tỷ EUR như nhôm, thép và một số nông sản của Mỹ. Căng thẳng thương mại giữa hai bên bị đẩy lên cao vào ngày 8/4/2019 khi Mỹ công bố một danh sách hàng hóa của EU (từ máy bay thương mại cỡ lớn, phụ tùng Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 47Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 máy bay cho tới các sản phẩm sữa và rượu vang) sẽ bị đánh thuế bổ sung. Ngày 9/4/2019, Mỹ đe dọa áp thuế đối với ô tô và hàng hóa trị giá 9,8 tỷ EUR đối với các khoản trợ cấp máy bay. Ngay sau đó, EU bắt đầu chuẩn bị để trả đũa lại những chính sách hỗ trợ mà Mỹ dành cho hãng máy bay Boeing. Ngày 14/10/2019, WTO chính thức cho phép Mỹ áp thuế đối với lượng hàng hóa của EU trị giá 75 tỷ USD do cáo buộc EU trợ giá cho ngành công nghiệp hàng không. Việc áp thuế này có hiệu lực kể từ ngày 18/10. Phía EU khẳng định sẽ có hành động đáp trả tương tự trong trường hợp khiếu kiện của EU với hãng máy bay Boeing thành công vào năm 2020. Xung đột thương mại giữa Mỹ và EU sẽ gia tăng sức ép đối với lòng tin và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, tạo ra bất ổn về chính sách, gia tăng rủi ro trên thị trường tài chính và gây nguy hiểm cho triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới. 4. Căng thẳng thương mại Mỹ - Ấn Độ. Ấn Độ hiện đang là nước có mức thặng dư thương mại khá cao với Mỹ (21,3 tỷ USD năm 2018), đang áp mức thuế cao với một số hàng từ Mỹ (ví dụ rượu và xe máy ở mức 150%) và cũng đang áp dụng một số hạn chế đối với các công ty của Mỹ trong lĩnh vực bán lẻ (Amazon và Walmart). Điều này khiến Mỹ muốn loại Ấn Độ ra khỏi chương trình thuế quan phổ cập (GSP) đang được Mỹ áp dụng cho các nước đang phát triển. Kể từ 5/6/2019, Mỹ chính thức chấm dứt ưu đãi thương mại đặc biệt dành cho Ấn Độ theo GSP. Việc không được áp dụng GSP từ Mỹ sẽ khiến Ấn Độ thiệt hại khoảng 190 triệu USD/năm. Đáp trả lại, Ấn Độ đã tăng thuế đối với 28 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ kể từ ngày 16/6/2019 sau nhiều lần trì hoãn. Tiếp đó, Ấn Độ còn có kế hoạch mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga trị giá 5,2 tỷ USD. Ngày 4/7/2019, Mỹ đã kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các mức thuế quan mà Ấn Độ áp đặt với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ- Ấn Độ có nguy cơ leo thang, song nhiều khả năng Mỹ sẽ chưa đẩy xung đột lên cao hơn nữa khi vẫn còn đang vướng vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Mặt khác, Mỹ cũng cần Ấn Độ trong các quan hệ kinh tế và địa chính trị, trong các chiến lược kiềm toả Trung Quốc. Dù chỉ là bạn hàng lớn thứ 9 của Mỹ, nhưng Ấn Độ lại có thị trường đông dân thứ hai thế giới, với nhiều cơ hội kinh doanh lớn hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ. Mỹ cũng có thể có những động thái để răn đe nếu Ấn Độ có động thái xích lại về phía Nga hoặc Trung Quốc. 5. Tiến trình Anh rút khỏi EU (Brexit) bị chậm ảnh hưởng tiêu cựctới kinh tế thế giới. Tiến trình Anh rút khỏi EU (còn gọi là Brexit) đã bắt đầu từ năm 2016. Song, do tính phức tạp của Thỏa thuận Brexit và các thủ tục lập pháp, Anh và EU mãi gần đây mới thông qua được Thỏa thuận này. Dưới thời Thủ tướng Theresa May, Thỏa thuận Brexit đã nhiều lần được đưa ra nhưng không được Quốc hội Anh thông qua đến mức Thủ tướng Theresa May đã buộc phải tuyên bố từ chức vào ngày 07/06/2019. Điều khoản gây tranh cãi nhất và khó đạt được đồng thuận giữa hai bên (“điều khoản rào chắn”) là thỏa thuận về biên giới với Ailen. Thủ tướng Boris Johnson- người thay thế bà Theresa May từ ngày 23/7/2019, đã nhanh chóng đưa ra một Thỏa thuận mới với cam kết đưa Anh rời EU vào đúng NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 48Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 ngày 31/10/2019 thay thế Thỏa thuận 3 lần bị Quốc hội bác bỏ trước đó. Thỏa thuận mới này đã được Anh và EU thống nhất thông qua vào ngày 17/10/2019, và cần tiếp tục được Quốc hội Anh và Hội đồng EU phê chuẩn. Thỏa thuận Brexit do Thủ tướng mới đưa ra có những điều khoản nhượng bộ hơn so với Thỏa thuận trước đó, bao gồm: Bắc Ailen sẽ ở trong khu vực thuế quan của Anh, nhưng lại tuân theo một số quy định thuế quan EU; việc kiểm soát hàng hóa từ Anh sang Bắc Ailen sẽ được làm chặt chẽ hơn nếu hàng hóa đó được bán, vận chuyển tiếp vào Cộng hòa Ireland thuộc khu vực thị trường chung EU; hai miền Nam và Bắc Ailen không đặt hàng rào biên giới; Anh và EU sẽ ký Hiệp định tự do mậu dịch với mức thuế nhập khẩu bằng 0% và sẽ không bị hạn chế bởi chế độ hạn ngạch hàng hóa; Anh ra khỏi EU nhưng hai bên sẽ có 14 tháng chuyển tiếp, từ cuối tháng 10/2019 đến hết 2020 nhằm chuẩn bị cho cơ chế mới. Thỏa thuận Brexit này đã được cụ thể hóa thành Dự luật, là văn bản luật pháp chi tiết về việc đưa thỏa thuận Brexit mới vào hệ thống luật pháp của Anh. Ngày 22/10/2019, với 322 phiếu chống so với 308 phiếu thuận tại Hạ viện, đề xuất thời gian biểu 30/10 của Thỏa thuận Brexit do Thủ tướng Anh Boris Johnson phác thảo đã bị các nghị sĩ Anh bác bỏ dù trước đó Dự luật Brexit mới này đã xóa được rào cản đầu tiên khi được sự đồng thuận với 329 phiếu thuận so với 299 phiếu chống trong lần thứ hai bỏ phiếu tại Hạ viện. Các nghị sĩ đòi hỏi cần thêm thời gian để xem xét Dự luật này. Bên cạnh đó, Thỏa thuận này cũng vấp phải sự phản đối của người dân; nhiều cuộc biểu tình phản đối liên tục diễn ra nhiều ngày trước khi bỏ phiếu ở Hạ viện. Điều này đồng nghĩa với việc Thủ tướng Anh Johnson sẽ phải tạm dừng Dự luật Brexit mà ông đã đạt được đồng thuận với EU và chính phủ của Ông sẽ phải thúc đẩy một cuộc bầu cử sớm. Như vậy, sau nhiều nỗ lực của Chính phủ Anh, tiến trình Anh rời khỏi EU theo tiến độ 31/10/2019 lại một lần buộc phải tiếp tục trì hoãn. Brexit tuy chưa thực sự diễn ra, nhưng tác động tiêu cực đã xảy ra với nền kinh tế Anh trong năm 2017 và 2018, như đồng Bảng Anh mất giá, dịch chuyển một số trung gian tài chính ra khỏi Anh. Trong kịch bản xấu nhất “Brexit cứng”, kinh tế thế giới sẽ bị tác động tiêu cực trên nhiều mặt: suy giảm thương mại, bất ổn tài chính, bất ổn chính trị và từ đó khiến tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm. Trong khi đó, thương mại giữa Anh với các nước khác trên thế giới cũng sẽ lưu chuyển chậm hơn do Anh không còn tham gia vào các hiệp định thương mại tự do mà EU đã ký kết với các nước và khu vực khác. Việc nối lại đàm phán, ký kết hiệp định thương mại giữa Anh với EU cũng như với các nước khác sẽ mất rất nhiều thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc thương mại thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại. Brexit sẽ tác động tới giá cả hàng hóa trong ngắn hạn và trung hạn thông qua biến động của đồng USD và tâm lý của nhà đầu tư. Brexit cũng sẽ gây ra sự bất ổn về tài chính do tâm lý bất an của nhà đầu tư tăng cao, nhu cầu đối với các tài sản rủi ro giảm mạnh, các tài sản trú ẩn như đồng USD và vàng tăng cao khiến giá các mặt hàng cơ bản sẽ giảm. 6. Căng thẳng khu vực Biển Đông ảnh hưởng tới an ninh và tự do hàng hải. Căng thẳng khu vực Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp hơn trong năm 2019. Trung Quốc thể hiện rõ tham vọng Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 49Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 độc chiếm Biển Đông thông qua các hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia và quyền chủ quyền quốc gia, đồng thời gây sức ép lên các nước trong khu vực có chung quyền lợi ở biển Đông, trong đó có Việt Nam, bằng việc đưa nhóm tàu khảo sát và hải cảnh Trung Quốc hoạt động ở khu vực bãi Tư Chính - Phúc Tần (7/2019) thuộc chủ quyền của Việt Nam, và mở rộng hoạt động sang các khu vực khác trong vùng biển Việt Nam, Philippines và Malaysia, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của không chỉ của Việt nam, các nước khu vực Đông Nam Á, một số nước có chung lợi ích ở biển Đông, mà cả cộng đồng quốc tế. Ngày 22/8/2019, Mỹ khẳng định việc nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 quay lại vi phạm chủ quyền của Việt Nam là “một hành động leo thang căng thẳng của Bắc Kinh, trong các nỗ lực đe dọa các bên tuyên bố chủ quyền khác trong phát triển tài nguyên ở Biển Đông”. Tháng 8/2019, Mỹ và các quốc gia ASEAN đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên ở Vịnh Thái Lan và Biển Đông với sự tham gia của 8 tàu chiến, 4 máy bay và hơn 1.000 binh sỹ. 7. Khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông có nguy cơ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của cả Mỹ và Trung Quốc. Hồng Kông đang phải đối mặt với khủng hoảng chính trị nặng nề nhất với nhiều cuộc biểu tình rầm rộ với rất nhiều người tham gia ủng hộ vì nền dân chủ, bắt đầu từ tháng 6/2019. Ban đầu, các cuộc biểu tình được diễn ra chỉ để phản đối một Dự luật mới của chính quyền Hồng Kông cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Dự luật dẫn độ này được cho đã vi phạm cam kết của Trung Quốc về việc tuân thủ mô hình “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông; được coi là một công cụ pháp lý để bắt giữ những cá nhân được coi là “kẻ thù” của nhà nước Trung Quốc; được cho là sẽ đe dọa tự do của công dân Hồng Kông cũng như của người nước ngoài cư trú ở đây và không bảo vệ cho người dân dù Dự luật không chính thức áp dụng cho các tội phạm chính trị. Khoảng một triệu người tại Hồng Kông đã xuống đường vào ngày 9/6/2019 để phản đối Dự luật này và một cuộc biểu tình lớn kèm theo đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình khác được tiếp tục vào ngày 12/6/2019. Trước sức ép quá lớn đến từ người dân tại Hồng Kông, ngày 4/9/2019 chính quyền Hồng Kông đã phải chính thức hủy bỏ Dự luật dẫn độ các nghi phạm tới Trung Quốc đại lục để xét xử. Sau gần sáu tháng bất ổn ở Hồng Kông, Trung Quốc đã đưa ra Thông cáo của Hội nghị Trung ương lần thứ tư - Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19, theo đó, Trung Quốc sẽ thắt chặt sự kìm kẹp của mình đối với Hồng Kông bằng bất cứ giá nào, mà cuối cùng là xóa bỏ mô hình “một quốc gia, hai chế độ” như Đặng Tiểu Bình đã hứa sẽ duy trì trong 50 năm sau khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Những người biểu tình lo ngại rằng, Trung Quốc đang tìm cách gia tăng kiểm soát Hồng Kông và tiếp tục biểu tình nhằm đạt được 4 yêu cầu khác là: (i) Các cuộc biểu tình không được coi là “bạo loạn”; (ii) Ân xá cho người biểu tình bị bắt; (iii) Mở cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát; (iv) Thực hiện quyền bầu cử phổ thông hoàn chỉnh. Ngày 24/11 vừa qua, trong cuộc bầu cử Hội đồng quận tại Hồng Kông, số người đi bầu cử đã tăng đến mức kỷ lục NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 50Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 kể từ khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc năm 1997 đạt 71,2% trong số 4,1 triệu cử tri đăng ký đi bầu cử, trong khi con số này của năm 2015 chỉ là 47%. Kết quả bầu cử cho thấy, phe ủng hộ dân chủ đã giành được đa số phiếu với 377/452 ghế tại phần lớn Hội đồng quận tại Hồng Kông, trong khi phe ủng hộ chính quyền chỉ giành được 52 ghế, còn lại là phe trung lập. Cuộc bầu cử này được xem như một thông điệp gửi đến Trung Quốc và phản ánh mức độ ủng hộ của người dân với lãnh đạo hiện tại của Hồng Kông. Lưỡng viện Mỹ gần đây thông qua và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký Đạo luật về Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông (HKHRDA), vào ngày 27/11/2019 bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ chính quyền Bắc Kinh. Theo đó, Mỹ sẽ tiến hành đánh giá hàng năm về việc liệu Hồng Kông có đủ tự chủ để tiếp tục hưởng các ưu đãi thương mại và kinh tế từ trạng thái đặc biệt được quy định trong Đạo luật Chính sách Mỹ - Hồng Kông 1992 hay không. Tác động lớn nhất của HKHRDA có lẽ đến từ khả năng Hồng Kông bị hủy bỏ trạng thái đặc biệt, thứ tạo ra sự khác biệt giữa đặc khu và phần còn lại của Trung Quốc đại lục, qua đó, bảo vệ Hồng Kông khỏi cuộc chiến về thuế đang sôi sục giữa Washington và Bắc Kinh. Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hong Kong đánh giá HKHRDA tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến “những hậu quả khó lường và phản tác dụng” đối với các lợi ích kinh tế Mỹ tại khu vực. Nếu Hồng Kông đánh mất trạng thái thương mại đặc biệt, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chịu tác động mạnh mẽ bởi Hong Kong sở hữu một thị trường thương mại tự do, góp phần quan trọng giúp kết nối các doanh nghiệp nước ngoài với thị trường Trung Quốc. 8. Bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông: Căng thẳng Mỹ - Iran làm gia tăng mối lo ngại về quan hệ thương mại và an toàn hàng hải eo biển Hormuz. Bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông tiếp tục diễn biến phức tạp hơn trong năm 2019 khi căng thẳng Mỹ - Iran leo thang. Ngày 8/5/2019, Iran tuyên bố tạm ngưng thực hiện một số cam kết của Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) với lý do Mỹ đã vi phạm thỏa thuận này trong khi các nước châu Âu tham gia không có các biện pháp bù đắp nào cho thiệt hại mà Mỹ đã gây ra đối với Iran. Động thái trên của Iran được thực hiện sau khi tròn 1 năm (13/5/2018) Mỹ đơn phương thông báo rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và trong bối cảnh căng thẳng Mỹ- Iran lên đỉnh điểm khi Mỹ tuyên bố triển khai tàu sân bay USS Abraham Lincoln và một phi đội máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress tới vùng Vịnh để bảo vệ những lợi ích của Mỹ trong khu vực. Ngày 21/5/19, Mỹ tiếp tục khẳng định sẽ gia tăng áp lực về kinh tế lên Iran bằng “các biện pháp trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử”, đồng thời liệt kê 12 điều kiện nghiêm ngặt mà Mỹ có thể đặt ra cho bất kỳ thỏa thuận mới nào với Iran. Trước đó, Mỹ đã có nhiều hành động tạo sức ép lên Iran liên quan đến các vấn đề hạt nhân, như: áp dụng các lệnh trừng phạt về kinh tế nhằm ngăn chặn Iran xuất khẩu dầu mỏ ra thế giới; đưa Lực lượng vệ binh cách mạng hồi giáo Iran vào danh sách các tổ chức khủng bố; triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln, phi đội B52, tàu vận tải đổ bộ USS Arlington và tổ hợp phòng không Patriot đến Trung Đông nhằm răn đe Iran, Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 51Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 Iran đã có những hành động đáp trả đối với những hành động trừng phạt của Mỹ, như: đình chỉ việc thực hiện một số cam kết tự nguyện trong thỏa thuận như tăng mức độ làm giàu urani; yêu cầu các nước còn lại tham gia thỏa thuận hạt nhân gồm Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp và Đức phải thực hiện cam kết liên quan đến lĩnh vực dầu mỏ và ngân hàng. Đồng thời, Iran tỏ thái độ sẵn sàng thương lượng với Mỹ nếu Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế. Trong khi Iran đã ngừng mọi hoạt động hạt nhân ở cấp độ vũ khí để đổi lại việc quốc tế hủy bỏ các lệnh trừng phạt đối với quốc gia này, thì các nước còn lại trong thỏa thuận lại chậm chạp trong việc thực thi các cam kết với Trung Đông. Nga và Trung Quốc dù ủng hộ Iran nhưng không có khả năng gây sức ép để ép buộc Mỹ thay đổi chính sách. Liên minh châu Âu lại chịu ràng buộc bởi quan hệ đồng minh chặt chẽ với Mỹ, không có hành động thực tế và hiệu quả để bảo đảm lợi ích của Iran theo thỏa thuận hạt nhân và lợi ích của các công ty châu Âu là đối tác thương mại với Iran. Căng thẳng giữa hai bên bị đẩy lên cao sau khi Iran thực hiện tấn công các tàu chở dầu ở vịnh Oman và vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào hai trong số các cơ sở lọc dầu lớn nhất của công ty Aramco làm ngưng sản xuất tới 5,7 triệu thùng thô mỗi ngày, tương đương ½ sản lượng dầu của Ả rập Xê út và 5% nguồn cung hàng ngày trên toàn cầu. Các sự kiện trên làm gia tăng mối lo ngại về việc Iran có thể chặn các tuyến hàng hải quan trọng của các nền kinh tế châu Á và châu Âu đi qua eo biển Hormuz. Iran cũng đã gửi thông điệp tới các đồng minh của Mỹ trong khu vực, như Arab Saudi và các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), nếu thị phần dầu mỏ của Iran bị ảnh hưởng. Tháng 6/2019, Mỹ tuyên bố sẽ cân nhắc nhiều phương án đối phó với Iran, trong đó không loại trừ khả năng sử dụng biện pháp quân sự. Trong khi đó, Iran tuyên bố sẽ tăng mức làm giàu uranium cấp thấp lên gấp 4 lần so với cam kết. Những phản ứng này nhiều khả năng đẩy mối quan hệ của 2 bên có nguy cơ xấu hơn trong thời gian tới. 9. Căng thẳng Mỹ - Triều Tiên leo thang khiến cả hai bên mất đi cơ hội phát triển. Sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 (diễn ra vào cuối tháng 2/2019) tại Hà Nội kết thúc mà không đạt được thoả thuận, quan hệ Mỹ - Triều Tiên có xu hướng xấu đi. Đầu tháng 5/2019, việc Triều Tiên tiếp tục trở lại việc bắn nhiều tên lửa đạn đạo khiến những nỗ lực phi hạt nhân hóa giữa hai bên đối mặt với nguy cơ bế tắc. Ngay sau đó, ngày 14/5/2019, Mỹ tuyên bố chặn giữ tàu chở hàng “Wise Honest” của Triều Tiên và đưa tới lãnh thổ Samoa thuộc Hoa Kỳ với cáo buộc chiếc tàu này đã vận chuyển than bất hợp pháp, vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế. Triều Tiên lên án hành động này của Mỹ là bất hợp pháp và bất công. Triều Tiên tuyên bố quyền tài phán quốc gia ngoài lãnh thổ với một nước thứ ba là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế. Triều Tiên còn lên án Mỹ vi phạm các cam kết trước đây khi vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, mặc dù quy mô cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc đã giảm so với trước đây. Cuộc gặp mặt chính thức giữa hai bên vào tháng 10 vừa qua tại Stockholm (Thuỵ Điển) tiếp tục thất bại và Triều Tiên cho rằng là do phía Mỹ không chịu từ bỏ NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 52Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 lập trường và quan điểm cũ, cho dù Mỹ đã gợi ý về một cách tiếp cận linh hoạt và sáng tạo. Điều này, khiến thế giới ít kỳ vọng hơn về khả năng giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Triểu Tiên khẳng định các cuộc thương lượng sẽ không được nối lại ít nhất là trong năm 2019 nếu như Mỹ không thay đổi lập trường cũ và cảnh báo Mỹ về tương lai mối quan hệ giữa hai bên. Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn tồn tại sẽ khiến cho hai bên mất đi những cơ hội phát triển. Đối với Triều Tiên, cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ giúp nước này thoát khỏi trình trạng bị bao vây, cô lập, mở ra quan hệ thương mại, tài chính với các nước trên thế giới cũng như các thể chế tài chính quốc tế, giúp nước này cải cách và phát triển đất nước mà vẫn giữ vững được thể chế chính trị. Đối với Mỹ, hóa giải được vấn đề Triều Tiên sẽ giúp bảo đảm an ninh cho Mỹ và các đồng minh, giúp Mỹ có thể tập trung nguồn lực vào các ưu tiên an ninh và đối ngoại lớn hơn, đặc biệt là vấn đề Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc vừa lo ngại về việc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, vừa sợ rằng nếu Triều Tiên từ bỏ hạt nhân, chấp nhận mở cửa kinh tế và bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Hàn Quốc, thì Triều Tiên sẽ trở nên độc lập hơn, thậm chí trở nên gần gũi hơn với Mỹ, có thể làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc tới Triều Tiên. 10. Luận tội Tổng thống Mỹ liên quan đến vấn đề viện trợ và điều tra tham nhũng. Hạ viện Mỹ và Đảng Dân chủ đã chính thức mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump về cáo buộc ông này nhờ Ukraina giúp gây thiệt hại cho đối thủ chính trị. Theo đó, Tổng thống Trump đe dọa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ rút viện trợ quân sự nếu không điều tra việc cựu Phó Tổng thống Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ và con trai tham nhũng. Lãnh đạo Đảng Dân chủ, chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Pelosi cho rằng Tổng thống Trump “vi phạm pháp luật” và gọi hành động của ông là “vi phạm trách nhiệm lập hiến của mình”. Hạ viện đã thành công trong việc bỏ phiếu luận tội đối với Tổng thống. Một cuộc trưng cầu dân ý của YouGov cho biết, 55% người Mỹ sẽ ủng hộ luận tội nếu được xác nhận rằng Tổng thống Trump đã đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine để thúc đẩy các quan chức của nước này điều tra Joe Biden. Tuy nhiên, nếu cuộc điều tra luận tội được đưa đến Thượng viện thì cũng khó được thông qua do Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump kiểm soát 2/3 Thượng viện. Do đó, khả năng phế truất Tổng thổng Trump là khó có thể xảy ra. Nhưng, việc luận tội này có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới, tới chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ, và tới toàn thế giới trong thời gian tới. Kinh tế thế giới và kinh tế khu vực đang chịu tác động nhiều chiều, đan xen phức tạp của nhiều sự kiện địa kinh tế - chính trị nêu trên. Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước, các tầng lớp xã hội, nhất là doanh nghiệp cần theo dõi sát sao diễn biến của địa kinh tế - chính trị thế giới để có những chủ trương, đường lối, chính sách và hành động thích hợp ứng phó kịp thời, hiệu quả các khó khăn, thách thức có thể xảy ra, đồng thời tận dụng được những cơ hội, những tác động tích cực của tình hình, cũng như giảm thiểu được một cách tối đa ảnh hướng của những tác động tiêu cực tới đất nước ta./. Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 53Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 06/2019 Tài liệu tham khảo 1. Cheng Ting- Fang, Lauly Li, Coco Liu and Shunsuke Tabeta (2019), “HP, Dell and Microsoft look to join electronics exodus from China”, Asia.Nikkei Review, July 03, 2019. 2. Joyce Zhou, Ann Wang (2019), “To dodge trade war, Chinese exporters shift production to low-cost nations”, Reuters, June 27, 2019. 3. Minxin Pei, “China’s Risky Endgame in Hong Kong”, Nov 13,2019. 4. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội quốc gia, 7/2019. Căng thẳng thương mại trên thế giới và ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu chuyên đề số 2-2019. 5. https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3030320/beijing- deploys-new-deepwater-drilling-rig-south-china-sea 6. https://www.project-syndicate.org/commentary/china-hong-kong-crackdown- security-by-minxin-pei-2019-11 7. bloomberg.com 8. bbcnews.com 9. www.chinadaily.com 10. U.S. Department of the Treasury. Joint Plan of Action (JPOA) Archive and Joint Comprehensive Plan of Action (JCPOA) Archive. Link: https://www.treasury.gov/resource-center/sanctions/Programs/Pages/jpoa_ archive.aspx 11. U.S. Department of Commerce https://www.commerce.gov/ 12. https://fortune.com/2019/11/28/trump-hong-kong-bill/ Ngày nhận bài: 09/12/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_su_kien_noi_bat_cua_kinh_te_the_gioi_nam_2019.pdf
Tài liệu liên quan