Những tác động cuả việc gia nhập WTO tới ngành du lịch của Việt Nam

Thị trường đồng bộ theo chúng tôi bao gồm: thị trường sản xuất du lịch, thị trường trung gian, thị trường tiêu dùng du lịch, thị trường nguồn lực du lịch. Phát triển thị trường sản xuất du lịch theo hướng tạo ra chuỗi cung cấp hàng hoá và du lịch (bao gồm cả cơ quan công quyền và các đơn vị sự nghiệp) phát triển thị trường trung gian theo hướng mở văn phòng đại diện các hãng quảng cáo đặc biệt là phát triển lực lượng kinh doanh lữ hành phát triển thị trường tiêu dùng sản phẩm du lịch theo hướng tăng cường trải nghiệm năng động và tính linh hoạt trong tiêu dùng. Phát triển cả thị trường du lịch quốc tế chủ động và bị động cũng như thị trường du lịch nội địa. Trong đó cần tập trung vào phân đoạn thị trường có thu nhập cao với hành vi tiêu dùng, chất lượng cao giá cao. Phát triển thị trường nguồn lực, trước hết là thị trường lao động du lịch theo hướng cân đối với cơ cấu lao động trong du lịch theo trình độ đào tạo ngành nghề kinh doanh theo vùng du lịch. Nâng cao tính chuyên nghiệp và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người lao động. Trước mắt định hướng cho các doanh nghiệp tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học ở các trường Ngoại ngữ (tiếng anh, Pháp, Trung, Nhật, Nga ) và công nghệ thông tin để đào tạo văn bằng hai về quản lý du lịch. Cơ quan quản lý nhà nước Trung ương phải đứng ra chủ trì làm dự án xây dựng chương trình đào tạo và kiến nghị với Bộ GD - ĐT và cơ quan có thẩm quyền về tính cấp thiết của việc ban hành mã ngành đào tạo quốc gia ở bậc địa học và sau đại học cho ngành du lịch. Chương trình đào du lịch của các cơ sở phải bắt đầu từ thị trường. Vì vậy khi xây dựng chương trình đào tạo nhất thiết phải có sự tư vấn của các nhà sử dụng lao động trong du lịch và có sự phản hồi của các cựu sinh viên đã được đào tạo về du lịch hiện đang làm việc trong ngành để đổi mới và có các biện pháp mạnh đẩy nhanh công tác đào tạo lao động nghiệp vụ có chất lượng cao (trí thức rộng, lành nghề và thái độ tâm huyết cho ngành du lịch ) thị trường vốn, Nhà nước cần có chính sách huy động nguồn vốn của cư dân sở tại và phát triển du lịch.

doc27 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những tác động cuả việc gia nhập WTO tới ngành du lịch của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Lời mở đầu Trước tình hình kinh tế như hiện này của Việt Nam .với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên cửa tổ chức thương maị WTO .Đó là một sự kiện trọng đại cho nghành kinhtế Vịêt Nam nói chung và nghành kinh tế Du Lịch nói riêng .Riêng về nghành Du Lịch của nước ta mấy năm gần đây mới thực sự được mọi người quan tâm và đàu tư .Vì thế mà trong sự kiện trở thành viên của WTO thực sự là cơ hội cho nghành Kinh Tế du lịch tự khẳng định mình ,trong nền Kinh Tế với các bạn bè các nước trong và ngoài khu vực .Hiện nay riêng ngành Du Lịch mới chỉ đóng góp 3%-4% vào JDP của cả nền kinh tế còn tổng thể ngành dịch vụ đóng góp 36%-37% trong JDP (theo số liệu thống kê ) Trong đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX nhận định .Ngành Du Lịch trở thành một trong số những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2000-2010 và nó cũng tạo ra cho nganh du lịch cơ hội mới . Và với sự kiện này thì ngành du lịch của VN thực sự có những cơ hội và những thách thức trên con đường tự khẳng định mình Chính điều đó đã tạo nên những vấn đề đặt ra cho các nhà kinh doanh trên lĩnh vực du lịch cần được giảI quyết và nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi cần được trả lời .Trước những thay đổi đó thì các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực du lịch nói riêng nên làm gì và sẽ phải làm để có thể tồn tại , phát triển và khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như hịên nay .Nhưng đồng thời phảI tuân thủ theo nhữnh quy định của sân chơi chung Đứng dước góc độ là người ngiên cứu về chuyên ngành kinh tế du lịch nên Em xin trình bày những hiểu bíêt và suy nghĩ của em về ngành trong sự kiện đặc bịêt như hiện nay với đề tầi : “Những tác động cuả việc gia nhập WTO tới ngành Du Lịch của Việt Nam ” Do hạn chế về thời gian ngiên cứu và cũng như kiến thức của bản thân .Bài viết không chánh khỏi nhũng thiếu sót .Chính vì vậy em rất mong đuọc thầy sửa chũă và bổ sung cho bài viết của em thêm hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giúp em hoàn thành bài đề án môn học này . B .Nội Dung I.Những cam kết dịch vụ Du Lịch lữ hành ,khách sạn của Việt Nam khi gia nhập WTO . 1.Những cam kết chung về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO . Cấu trúc của bản cam kết trong WTO khác thườnh có dạng như sau : Ngành dịch vụ Phương thức cung cấp Hạn chế về mở cửa thị trường Hạn chế về đãi ngộ quốc gia Các cam kết chung 1.cung cấp qua biên giới 2.Tiêu thụ ở nước ngoài 3.Hiện diện thương mại Được phép thành lập văn phòng đại diện ,liên doanh ,hông được phép lập chi nhánh .Việc lập hợp đồng hợp tác kinh doinh tuỳ theo cam kết ở từng ngành dịch vụ cụ thể 4Hiện diện thể nhân Các cam kết cụ thể Dịch vụ kế toán ,kiểm toán 1. 1.cung cấp qua biên giới Không hạn chế Không hạn chế 2.Tiêu thụ ở nớc ngoài Không hạn chế Không hạn chế 3.Hiện diện thơng mại Chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho DN đầu tư nước ngoài Không hạn chế 4Hiện diện thể nhân Chưa cam kết Chưa can kết Về cam kết mở của thị trưồng dịch vụ xét về cam kết trong BTA ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ khoảng 65 phân ngành . Còn theo biểu cam kết dịch vụ của việt nam khi gia nhập WTO chúng ta cam kết dủ 11 ngành dịch vụ và co khoảng 110 phân ngành Thế nhưng về mức độ cam kết của WTO đi xa hơn những cam kết trong BTA .TRong đó có nhiều ngành nhạy cảm như : ngành cung cấp bảo hiểm . cung câp dịch vụ du lịc h ….. Chúng ta vẫn giữ được mức độ cam kết như trong cam kết của BTA Chúng được cam kết như sau : Trước hết các công ty nước ngoài không được hiện diện tại vịêt nam dưới hình thức chi nhánh trừ khi điều đó đuợc ta cho phép trong các ngành cụ thể ,mặc dù thế nhưng các ngành đó không nhiều Ngoài ra công ty nước ngoài tuy được phép đua cán bộ vào làm việc tại việt nam .Nhưng ít nhất 20% cán bôj quản lý là người việt nam lam việc trong đó . Tiếp theo chúng ta cho phép tổ chức và cá nhân nước nghoài được phép mua cổ phần trong các công ty ,doanh ngiệp vủa việt nam .Nhưng với điều kiên là tỷ lệ phải phù hợp với mức độ mở cửa thị trường của ngành đó Riêng ngành ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tới đa 30% cổ phần của các cônng ty hay doanh ngiệp của vịet nam Dịch vụ khai thách hỗ trợ Dầu khí t đồng ý cho phép các doanh ngiệp được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ ngày gia nhập .vì lí do chúng ta muốn thúc đẩy mạnh và hỗ trợ cho ngành Dầu Khí phát triển mạnh hơn . Tuy nhiên ta cũng giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển ,thềm lục địa và quyền chỉ dịnh các công ty thăm dò ,khai thac tài nguyên Về những cam kết trên lĩnh vực dịch vụ viễn thông chúng ta có thêm một số nhân nhưọng so với BTA nhưng ở mức đọ hợp lý ,phù hợp vớí chiến lược của chúng ta Cụ thể như là .chung ta cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông gắn với hạ tầng mạng mà buộc phải thuê mạng do các doanh ngiệp của viẹt nam nắm quyền kiểm soát và đồng thời cũng nới lỏng một chút về cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy là giữ lại những hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng .chỉ càc doanh ngiệp mà nhà nước nắm đá số vốn mới được đầu tư hạ tầng mạng. Nước ngoài chỉ được góp vốn 49% và cũng chỉ được liên doanh với đôi tác Việt Nam đã được cấp phép .Như vậy với dịch vụ có gắn với hạ tầng mạng ta vẫn giữ mức cam kết như BTA một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng được cam kết như trong cam kết của BTA vào 1/1/2009. Hơn nữa, trong BTA ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu,dược phẩm ,sách báo,tạp chí băng hình ,thuốc lá,gạo đường và kim loại quý cho nước ngoài.Nhiều sản phẩm nhạy cảm như :sắt thép,xi măng …Ta chỉ mở cửa thị trường sau ba năm. Quan trọng nhất ta hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điẻm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Mở điểm bán thứ hai trở đi phải được ta cho phép trong từng trường hợp cụ thể. Về dịch vụ bảo hiểm ta đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày ra nhập. Riêng dịch vụ ngân hàng ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn 1/4/2007.Ngoài ra,ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam.Nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND.Từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng VN không quá 30% .Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghiã với nghành ngân hàng . Về dịch vụ chứng khoán ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO . Theo định nghĩa chung về thương mại dịch vụ được cung cấp thông qua 4 hình thức như sau : +.cung cấp dịch vụ qua biên giới : Người cung cấp dịch vụ và khách hàng vẫn ở tại nước mình ,chỉ có dịch vụ đuựơc cung cấp từ lãnh thổ nước naỳ sang lãnh thổ nước khác VD:như dịch vụ phát chuyển nhanh ,dịch vụ vận tải đương ống . +.Còn đường thứ hai là : Phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ.Đó là phương thức mà khách hang đến tận nước cuả người cung cấp để mua dịch vụ . VD:dịch vụ sủa chũa tàu biên,dịch vụ du học đây là phương thức mà nghành du lịch sử dụng rất nhiều và đó như đặc chưng của ngành dịch vụ . +Phương thức hiện diên thương mại : Tức là người cung cấp dịch vụ thiết lập sự có mặt của mình tại nước khách hàng thông qua cá pháp nhân như chi nhánh văn phong đại diện ,công ty con VD: dịch vụ tư vấn luật ,dịch vụ ngân hàng ,hay dịch vụ phân phối bán lẻ và phương thức thứ tư là : +Hiện diện thể nhân L: Người cung cấp dịch vụ cử đại diện đến tận nước khách hàng dề cung cấp dịch vụ . VD:dịch vụ ngiên cứu thị truờng ,dịch vụ chuyênn gia . Đối với dịch vụ kịnh doanh du lịch VN chỉ cam kết vơí các phân ngành dịch vụ đại lý lữ hành và kinhdoanh lứ hành du lịch ,dịch vụ sắp sếp chỗ trong khách sạn ,dịch vụ cung cấp thức ăn đồ uống . Bản cam kết cụ thể đối vơí từng phân ngành dịch vụ du lịch : Phân ngành Hạn chế tiếp cận thị trường Hạn chế đối sử quốc gia Mức độ cam kết Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn (CPC)64110 -Dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC)642và đồ uống (CPC)643 Không hạn chế cung cấp qua biên giới (1) Không hạn chế tiêu dùng ở nước ngoài (2) Không hạn chế hiện diện thương mại (3) Chưa cam kết hiên diện thể nhấn ,trừ các cam kết chung (4) Không hạn chế cung cấp qua biên giới (1) Không hạn chế tiêu dùng ở nớc ngoài (2) Không hạn chế hiện diện thơng mại (3) Cha cam kết hiên diện thể nhấn ,trừ các cam kết chung (4) Cam kết toàn bộ ba cam phương thức cam kết dịch vụ ,chua cam kết phương thức dịch vụ thứ tư (4) Dịch vụ đại lý lứ hành và điều hành TOUR du lịch (CPC)7471 Không hạn chế cung cấp qua biên giới (1) Không hạn chế tiêu dùng ở nớc ngoài (2) Không hạn chế hiện diện thơng mại (3) Cha cam kết hiên diện thể nhấn ,trừ các cam kết chung (4) Không hạn chế cung cấp qua biên giới (1) Không hạn chế tiêu dùng ở nớc ngoài (2) Không hạn chế hiện diện thơng mại (3),trừ hương dẫn viên trong doanh nghiệp co vốn đầu rư nước ngoài phải là công dân việt nam .các doanh nghiệp co vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép dua khách vào du lịch việt nam và lữ hành nội địa đối với khách du lịch vaò việt nam như một phần của dịch vụ đuă khách vào việt nam . Chưa cam kết hiện diên của thể nhân .trừ các cam kết chung (4) Cam kết toàn bộ cả ba phương thức cung cấp dịch vụ về tiếp cận thị trường .Cam kết kèm theo những hạn chế ở phương thức thứ ba(3). Về ứng sử quốc gia chưa hiên diên của thể nhân ,trừ các cam kết chung .(4) Và một số cam kết mà việt nam có được là không cho phép hướng dẫn viên nước ngoài hành nghề tại việt nam . Trong cam kết này thì đây thục sự là cơ hội cho việc phát triển kinh doanh khách Inbound để đội ngũ hướng dẫn viên trong nước thể hiện mình .có điều kiện để phát triển hơn . đồng thời điếu đó cũng là những thách thức cho hướng dẫn viên trong nước trong cách làm vịêc tính chuyên nghiệp của họ, hay kỹ năng điều hành tour du lịch 2.Xu hướng phát triển và tấc động chung của WTO tới nền kinh tế nói chung và nghành du lịch nói riêng Ngày 7/11/2006 việt nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO và vối việc gia nhập này làm cho cơ hội cho ngành du lịch trở nên rõ ràng hơn đồng thời có cung tạo ra những thách thức cho ngành .trong cộng đồng quốc tế các cơ hội và thách thức này nó chuyển hoá lẫn nhau và luôn luôn biến động Cơ hội chung cho ngành du lịch việt nam nổi bật là Một là,tăng khả năng mở rộng thị trường mở rộng quan hệ với cácđối tác một cách bình đẳng không bị phân biệt đối sử khi xuẩt hiện trên thị trường trong và ngoài nước Hai là,sễ tạo niềm tin và súc thu hút mới đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ du lịch.Nhất là các nhà đầu tư chiến lược .các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới có tiềm lực t ài chính lớn tằng vốn đầu tư trực tiếp ,gián tiép và ODA hai cơ hội này sẽ tạo ra sự đột biến trong quan hệ cung câù du lịch Ba là ,việc thực hiện đầy đủ những cam kết của một thành viên của WTO theo quy định sẽ thúc đảy cônng cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ ở trong nước .khơi dậy tiểm năng to lớn và sức sáng tạo của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển du lịch nhanh và bền vững Bốn là ,nước ta sẽcó địa vị bình đẳng vớicác thành viên khác trong việc hoạch dịnh chính sách thương mại toàn cầu ,thiết lập một trật tự kinh tế mới cân bằng hơn ,Buôn bán thương mại sẽ tằng lên keo theo dòng khách du lichj vào việt nam ,dòng vốn ,vât tư ,hay những kinh nghiệm . Thông tin công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành du lịch Năm là ,việc gia nhập WTO tạo ra cho các doanh ngiệp có thêm điều kiện tiếp thu công nghệ ,kinh nghiệm và ccách làm du lịch để mở rộng quy mô và náng cao hiệu quả kinh doanh ,người dấn có thêm điều kiện có thể cải thiện chất lượng cựôc sống cả về vật chất và tinh thần Hình ảnh đất nước con người việt nam được quảng bá rộng rãi hơn tăng sức thu hút khách du lịch Song bối cảnh như hiện này còn rất nhiều khó khăn ,cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng trơ nên gay gắt .Để du lịch có thể phát triển nhanh chónh ,bền vững ,từng bứoc đưa nước ta thành một trung tâm du lịch ,thương mại dịch vụ có tầm cỡ trong khu vục và vuơn ra ngoài thế giới . Trong xu thế phát triển như hiện nay ,du lịch việt nam phẳi đua ra cho mình những chiến lược phát triển một cách đồng bộ giũa các khâu trong nội nggành như :phát triển thị truờng sẩn phẩm dịch vụ ,nguồn nhân lực ,đầu tư cho du ;lịch ứng dụng khoa học công nghệ vào việc bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch ,hợp tác quốc tế trong phát triển du lich ,Nhằm tạo súc mạnh tổng hợp giữa các bộ phận trong nghành Và mục tiêu cụ thể của chiến luợc phát triển du lịch việt nam năm2010 đón 5.5-5,6 triệu lượt khách so với năm 2000 và 25 triệu khách nội địa .Phấn đấu thu nhạp từ du lịch 4.-5 triệu USD Trong tương lai gần chúng ta phát triển nhanh và bển vững thành ngành kinh tế mũ nhọn ,định hướng lâu dài của ngành trong thế kyr mới và phát triển du lịch theo hướng du lich văn hoá .lich sử ,sinh thái ,giữ gin và phát huy bản sắcdân tộc ,phất triển cả du lịch quốc tế và du lich nội địa ,trong đó du lịch quốc tế được xãc định là trọng tâm để tạo ra bước đột phá cho ngành phát triển .Tuy nhiên dể đạt được các mục tiêu phát triển du llịch cũng như giữ vững định hướng đề ra ,nganh fdu lịch cần có một bước chuyển biển mới song song vơis các khâu then chốt nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp .thúc đẩy du lich phát triẻn kịp với các nước trong khu vực (năm2005 việt nam phấn đấu là nước đứng thứ 5 trong khối ASEAN về du lịc h ) và trên thế giới . II. Cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO đối vơí các các doanh nghiệp lữ hành việt nam . Việc gia nhập tổ chức thuơng mại thế giới sẽ có tác động rất lớn đến ngành du lich nói chung và các doanh nghiệp lữ hành nói riêng .Gia nhâp WTO sẽ dêm lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp lữ hành .Nhưng cũng mang những thách thức không nhỏ khi chúng tat ham gia sân chơi chung . Theo ông Hoàng Tuấn Anh - phó tổng cục trưởng tổng cục du lịch . Cơ hội đầu tiiên và rõ nhất sau khi VN trở thành thành viên của tổ chức WTO.là sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Trên thức tế ,sự kịên VN gia nhập WTO và tổ chức thành công hội ngjhị APEC 2006 vừa qua đã gây sự chú ý lớn đối với cộng đồng quốc tế .làm sống lại thị trường du lịch quốc tế bằng hình ảnh một điểm đến an toàn hấp dẫn và cởi mở Ngày càng có nhiều người nước ngoài biết ngoài biết đến Việt Nam nhiều hơn và có ý định đều đến tìm hiểu và làm ăn với Việt Nam. Cơ hội Kinh doanh Lữ hành gửi khách từ Việt Nam sang các nước thành viên ( ontbound) và kinh doanh du lịch nội địa. Vấn đề và nhiều doanh nghiệp đã và đang đặt ra là điều gì sẽ diễn ra khi nước ta mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động kinh doanh lữ hành ? đã có những nhận định đánh giá khác nhau trong giới kinh doanh lữ hành các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn nước ngoài sẽ "đổ bộ" vào và trực tiếp đưa, đón khách vào Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước trước hay hợp tác liên doanh với nước ngoài trong hoạt động này sẽ bị "bỏ rơi" với nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, có mạng lới đại lý toàn cầu…. Các hãng nước ngoài sẽ làm chủ thị trường khách quocó tế. Nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ điêu đứng , thậm chí "sập tiệm" trong số này có không ít các đơn vị quốc doanh vốn hoạt động kém hiệu quả do bộ máy cồng kềnh, khả năng kinh hoạt, thích nghi kém, nguồn vốn nhân sự bị lôi kéo…. Như vậy, trong ba mảng kinh doanh lữ hành: Đưa khách quốc tế vào Việt Nam (inbound) đưa khách đi ra nước ngoài (outbond) và khách du lịch nội địa thì dù trong nước chỉ khai thác được mảng khách du lịch nội địa. Theo số liệu thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam cho thấy lượng khách quốc tế đenén Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng trưởng trên hai con số. Năm 2000 Việt Nam mới thu hút được khoảng 2,12 triệu lượt khách quốc tế. Thì đến năm 2006 con số này đã đạt 3,6 triệu lượt. Dự kiến, đến năm 2010. Việt Nam sẽ đạt 6 triệu lượt khách, năng mức thu nhập từ 2 tỷ USD như hiện nay lên 4 -5 tỷ USD. Ngoài việc tăng về số lượng khách, thị trường khách cũng được mở rộng. vào WTO, do đặc điểm của thị trường du lịch du lịch khác với thị trường hàng hóa ….du lịch có tính độc lập cao trong cạnh tranh toàn cầu, không bị phụ vào thị trường Mỹ cũng như không bị ảnh hưởng bởi các hiệp địch và thuế quan và thương mại quốc tế như hàng hóa thông thường. Dự báo trong những năm tới châu á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực. Thu hút dòng khách du lịch nhiều nhất với mức tăng trưởng. tăng trưởng bình quân 7 -8%. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam Xúc tiến các trương trình quản bá thu hút du khách. Và một phần khách Việt Nam đi nước ngoài. Một bức tranh. Không mấy lạc quan đối với doanh nghiệp Lữ hành trong nước. Cách nhìn nhận này dựa trên cơ sở thực tế là hoạt động kinh doanh Lữ hành ở nước ta thời gian qua đã bộc lộ những mặt yếu kém: Công nghệ điều hành du lịch chưa chuyên nghiệp, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch CKS, nhà hàng, phương tiện, đi lại….) chưa ổn định. Công tác tiếp thị kém … nói chung là chưa chuyên nghiệp. May các doanh nghiệp phải đương đầu với các đại gia của thế giới, khó khăn thử thách quả là rất lớn và khó tránh khỏi tình trạng bị rơi rụng chính vì thế mà biết tận dụng cơ hội có tồn tại và phát triển hay không chính là sự thể hiện mình của các nhà trong nước. Trong điều kiện đó thì người ……. 2.1. Những điều mạnh mà ngành du lịch có được sau khi gia nhập WTO. Thứ nhất, Ngành du lịch Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh là tài nguyên du lịch và số lượng lớn lao động tại chỗ. VD. Các bãi biển đẹp, những hòn đảo tràn đầy nắng với khí hậu trong lành, phong cảnh đẹp, với sự quý hiếm đặc biệt của sự vật, động vật và văn hóa , dân gian, lòng mến khách của người Việt Nam. Để lấy đổi hàng hóa công nghiệp được chế tạo từ công nghệ cao. Kiểu trao đổi này hầu như. Không chịu ảnh hưởng của giá cả, mà nó sẽ phát triển trong tương lai cùng với mức độ giầu có ngày càng tăng. Thứ hai: kinh doanh Lữ hành có vị trí trung gian thực hiện vai trò phân phối sản phẩm. Trong du lịch và các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy.Các cam kết của Việt Nam . Trong lĩnh vực du lịch vụ du lịch mở rộng kênh phân phối sản phẩm du lịch Việt Nam . Đến 150 nước thành viên của WTO. Khi đó ngành du lịch Việt Nam càng thu hút được nhiều lượng khách du lịch đến Việt Nam. Thứ ba: cam kết cụ thể tại phương thức hiện diện thương mại, một mặt đã phân định thị trường nhập khẩu du lịch và thị trường khách du lịch nội địa cho các doanh nghiệp trong nước, mặt khác nhu cầu du lịch vủa người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài được khơi dậy và trở thành cầu du lịch bởi sự phát triển của kinh tế - xã hội trong những năm đổi mới. Điểm mạnh này sẽ làm cơ hội thuận lợi cho việc trao đổi khách giữa các công ty du lịch Việt Nam với các Công ty dy lịch nước ngoài và ngược lại (hoạt động theo phương thức nhận khách và gửi khách). Hơn thế nữa hoạt động du lịch ở Việt Nam trong những năm qua rất sôi động, phát triển cả du lịch quốc tế gửi khách, du lịch quốc tế nhận khách và nội địa phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Điều này giúp cho việc thựuc hiện cam kết được thuận lợi hơn… Thứ tư: phát triển du lịch trong những năm qua góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ và năng lực quản lý và kinh doanh du lịch với các nước có du lịch phát triển trong khu vực. Điểm mạnh này giúp việc thực hiện cam kết đảm bảo ít nhất 20% cán bộ quản lý là người Việt Nam cho các công ty du lịch nước ngoài. Cuối cùng như chúng ta đã nói Việt Nam là đất nước an toàn, hiếu khách thân thiện chính điều đó dã tạo nên sức mạnh cho Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng. Lợi thế này sẽ giúp cho ngành phát triển mạnh lĩnh vực du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo cà một minh chứng cho điều đó chính là: Sự kiện Việt Nam tổ chức và Hội Nghị APEC 2006 và Hội Nghị bộ trưởng du lịch 10/2006 tại Quảng Nam thông qua hai sự kiện này mà số lượng khách quốc tế thăm quan Việt Nam rất nhiều và thu hút được lượng khách MICE. 2.2. Những hạn chế và yếu kém của ngành du lịch Một là: cơ chế chính sách và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động du lịch còn chậm đi vào cuộc sống triển khai thiếu đồng bộ ở các ngành, các địa phương. Hệ thống, chính sách kinh tế thương mại chưa hoàn chỉnh, chưa có các chính sách huy động huy động nội lực để phát triển du lịch. Nghiên cứu lý luận hoàn thiện hệ thống lý luận để phát triển du lịch chưa được quan tâm, coi trọng. Vì vậy sẽ có sự thống nhất về các thuật ngữ chuyên ngành trong du lịch với các thuật ngữ sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về du lịch ở Việt Nam gây nhiều khó khăn phiền toái cho việc thực hiện các cam kết. Hai là: Quản lý Nhà Nước về du lịch chưa nganh tầm với vự thế của ngành, quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam kém hiệu quả tài nguyên du lịch đang trong tình trạng suy giảm giá trị làm lu mờ vẻ đẹp tự nhiên của đất nước. Ba là: điểm xuất phát kinh tế thấp, năng lực cạnh tranh ở cấp ngành du lịch và cấp doanh nghiệp ở mức độ thấp. Tình trạng xé lẻ, phân tán, manh mún thiếu hợp tác. Liên kết lỏng lẻo mạnh ao người ấy làm phát triển du lịch một cách tràn lan theo kiểu "trăm hoa đua nở" dẫn đến không có chuỗi cung cấp du lịch. Sản phẩm du lịch nghèo nàn đơn điệu làm cho lợi thế cạnh tranh và chất lượng của du lịch Việt Nam vốn đã yếu lại càng yếu thêm. Đội ngũ lao động còn thiếu nợ. Kiến thức, tính chuyên nghiệp thấp, giao tiếp bằng ngoại ngữ kém, hiểu biết hạn chế và pháp luật quốc tế, đặc biệt là đội ngũ lao động hướng dẫn du lịch. Điểm yếu này khó có thể thực hiện cam kết là bảo đảm hướng dẫn viên du lịch trong các công ty ngoài phải là công dân Việt Nam. Bốn là: Xúc tiến của ngành du lịch Việt Nam vẫn còn rất thấp cả về trình độ lẫn kinh phí. So với các nước trong khu vực không có hình ảnh thương hiệu rõ ràng chưa tìm hiểu được tiếng nói chung, chưa huy động được mọi nguồn lực để xúc tiến du lịch. Năm là: doanh nghiệp nước ngoài cả về tiềm lực tài chính phần lớn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết về hành vi tiêu dùng của khách du lịch cho nên không lựa chọn thị trường mục tiêu rõ ràng, chính sách chất lượng và chiến thuật kinh doanh không rõ ràng, không phù hợp với môi trường kinh doanh. Hiện tượng chảy máu chất xám từ các doanh nghiệp du lịch trong nước vào các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là điều khó tránh khỏi Sáu là: chấp nhận chia sẻ lợi ích (rò rỉ thu nhập), tăng trưởng nhanh nhưng thiếu tính bền vững, thua trong cạnh tranh thì chỉ còn ra sức làm thuê. 2.3. Cơ hội cho ngành du lịch sau khi gia nhập wto Như chúng ta đã biết, những cơ hội rõ nhất cho ngành du lịch như: Một là: Chúng ta sẽ tăng khả năng mở rộng thị trường mở rộng quan hệ với các đối tác một cách bình đẳng không bị phân biệt đối xử khi tham gia vào sân chơi chung của WTO và ngoài WTO. Hai là: Cơ hội thứ hai mà ngành du lịch của chúng ta sẽ có đó là sẽ tạo niềm tin và sức hút mới đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mới thu hút được du khách vào thăm quan. Ba là: Việc thực hiện đầy đủ các cam kết của một thành viên của WTO theo quy định sẽ thúc đẩy công việc đổi mới toàn diện và đồng bộ ở trong nước khơi dậy tiềm năng to lớn và sức sáng tạo của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển du lịch nhanh bền vững. Bốn là: Nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khai thác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu; thiết lập một trật tự kinh tế công bằng, bình đẳng hơn. Năm là: việc gia nhập WTO tạo cho các doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp thu công nghệ kinh nghiệm và cách làm du lịch để mở rộng quy mô vầ nâng cao hiệu quả kinh doanh, nguồn giàu có thêm điều kiện làm việc cho số lượng lao động rất lớn của Việt Nam. Hình ảnh đất nước con người Việt Nam được quảng bá rộng rãi hơnm, tăng sức thu hút khách du lịch. Thông qua những cơ hôi rất rõ ràng như vậy chúng ta cần nắm lấy cơ hội. "Theo TS Nguyễn Văn Mạnh, trưởng khoa Du lịch và khách sạn (ĐHKTQD)" , các cam kết của Việt Nam với WTO trong ngành du lịch dịch vụ sẽ làm cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hoặc là sống hẳn hoặc là ……………………. Quan điểm của TS Mạnh được đưa ra dựa trên ba yếu tố Thứ nhất là: Bắt đầy có sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn nước ngoài, liên doanh, chi nhánh) trong lĩnh vực nhận khác quốc tế (inbound) và tương tự như ở phân ngành kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vì các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài với khả năng tài chính mạnh, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp hơn, sự hiểu biết hành vi tiêu dùng du lịch của khách quốc tê có ưu thế vượt trội so với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch Việt Nam. Thứ hai là: Những cam kết với WTO trong lĩnh vực dịch vụ du lịch đã mở ra cơ hội lớn cho kinh doanh lữ hành và kinh doanh. Du lịch nội địa. cam kết cụ thể tại phương thức hiện điện thương mại đã phân định thị trường "nhập khẩu du lịch" và thị trường khách du lịch nội địa cho các doanh nghiệp du lịch trong nước. Thứ ba là: Là những cam kết với WTO trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, đã mở ra cơ hội lớn cho kinh doanh lữ hành gửi khách từ Việt Nam sang các nước thành viên (outbound) và kinh doanh du lịch nội địa. Cam kết cụ thể tại phương thức hiện diện thương mại đã phân định thị trường "nhập khẩu du lịch" và thị trường khách du lịch nội địa cho các doanh nghiệp du lịch trong nước. Thứ tư là: là những cam kết trên các doanh nghiệp du lịch trong nước muốn tồn tại và phát triển sẽ buộc phải tuyên bố sứ mệnh chính phù hợp với môi trường kinh doanh 2.4. Thách thức và nguy cơ mà ngành du lịch gặp phải trong tương lai Bên cạnh những cơ hội cần được tận dụng thì du lịch Việt Nam cũng có những thách thức lớn cần làm gì đó trước khi nó trở thành nguy cơ, hiểm hoạ cho mình. Thứ nhất: Sức ép cạnh tranh du lịch sẽ trở nên gay gắt hơn trên cả ba cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Thứ hai: Do sự phát triển không đồng đều giữa các lĩnh vực hoạt động của ngành, giữa các vùng, miền trong nước cả trong quản lý Nhà nước và kinh doanh nên khi mở cửa, hội nhập toàn diện sẽ phải chịu tác động từ bên ngoài vào không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng phản ứng "chống đỡ" không tốt có thể dẫn tới những yếu tố bấn ổn và đổ vỡ. Thứ ba: Sự biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động mạnh nhanh và toàn diện hơn đến thị trường trong nước nếu không xử lý tốt cả tầm vĩ mô và vi mô có thể xảy ra những rối loạn thị trường ảnh hưởng xấu đến sự phát triển du lịch bền vững. Thứ tư: Nguồn nhân lực du lịch còn những bất cập và yếu kém sẽ không kịp yêu cầu hội nhập, sẽ "chảy máu chất xám" doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ mất đi nhiều người giỏi. Thứ năm: Những thách thức mới xuất hiện ở mức cao, đa dạng nhiều chiều và tinh vi hơn như diễn biến hoà bình thông qua con đường du lịch, khó khăn trong bảo đảm an ninh - quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển du lịch bền vững. III. Thách thức đối với các doanh nghiệp du lịch khách sạn Theo khảo sát của Công ty tư vấn và quản lý bất động sản cán bộ Richard Eliss (CBRE Việt Nam ) , từ nay đến năm 2020, nhu cầu về khách sạn của cả nước sẽ rất cao trong khi nguồn cung cấp lại hạn chế. Hiện tượng phòng khách sản tiêu chuẩn 3-5 sao chỉ hoạt động gần 5000 phòng và khách sạn tiêu chuẩn 1-2 sao gần 6300 phòng. Trong khi đó, theo khảo sát của CBRE nhu cầu về phòng khách sạn 3- 5 sau đến năm 2020 sẽ vào khoảng 11100 phòng và khách sạn 1-2 sao khoảng 20000 phòng. Một trong những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy nhu cầu về phòng khách sạn tăng nhanh chính là thị trường du lịch Việt Nam ngày càng có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Ngoài ra còn phải kể đến một loạt các nguyên nhân khác như sức hấp dẫn về đầu tư tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư các quỹ đầu tư nước ngoài đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Tính đến hết ngày 4/2006, hiệu suất sử dụng phòng đã đạt mức cao so với 84,28% với khách sạn 5 sao xấp xỉ 90% với khách sạn 4 sao và xấp xỉ 80% khách sạn 3 sao. Trong khi đó hầu hết các khách sạn 3 - 5 sao đều được ra đời từ những năm 1990 hoặc 2-3 năm đầu thập niên 2000. Các chuyên gia của CBRE dự báo trong khoảng 5 năm tới nguồn cung khách sạn cao cấp. Đây cũng là một lý do có thể khiến giá thuê phòng khách sạn sẽ tăng hơn trong một vài năm tới. Số liệu của CBRE Việt Nam cho thấy, nếu như mức giá thuê phòng. Khách sạn 5 sao trong quý 3/2006 chỉ đạt trung bình khoảng trên 90USD/ngày thì đến quý 4/2006 đã đạt trung bình gần 130 tỉ USD/ ngày Theo những dự đoán và thực trạng của ngành du lịch khách sạn thực sự là một thách thức lớn cho mình Về cơ sở vật chất. cơ sở kiến thức hạ tầng, đội ngũ quản lý khách sạn hay chuyên môn trong đội ngũ nhân viên làm việc trong đó. Hiện nay, vấn đề khách sạn của Việt Nam thực sự là một bài toán nan giải cần được giải quyết. IV. Chiến lược của các doanh nghiệp Lữ hành Việt Nam Với những cơ hội và thách thức nêu trên sau khi nước ta gia nhập WTO đều rất lớn. Nhưng cần nhìn nhận cơ hội và thách thức trong trạng thái động luôn luôn biến đổi chuyển hoá, không sử dụng tốt cơ hội thì cơ hội sẽ qua đi thậm chí chuyển hoá thành thách thức. Ngược lại thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động đến đâu còn tuỳ thuộc vào nỗ lực vượt qua của toàn ngành. Nếu có sự chuẩn bị tích cực, biện pháp ứng đối phù hợp và hiệu quả để vượt lên thì không những sẽ vượt qua được thách thức mà còn có thể biến thách thức thành động lực cho phát triển nhanh, bền vững trước cơ hội và thách thức đan xen. Như vậy, ngành du lịch phải đi đầu làm nòng cốt cùng các cấp, các ngành và toàn bộ xã hội thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu. Một là, phải nâng cao nhận thức và hiểu biết về WTO về cơ hội và thách thức đối với du lịch khi hội nhập đầy đủ và toàn diện trong WTO, các quy định, các luật "Chơi" chung trong WTO, đặc biệt là cam kết cụ thể dịch vụ du lịch. Nhận thức đúng, hiểu biết tường tận sẽ tạo cơ sở vững vàng cho hành động đúng, chủ động, kịp thời và đạt được hiệu quả mong đợi. Hai là ,tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp về du lịch theo hướng hội nhập vừa đúng luật pháp nước ta vừa rõ ràng, thống nhất, minh bạch và phù hợp thông lệ quốc tế, các nguyên tắc và quy định của WTO phải có một môi trường pháp lý công bằng, thuận lợi và tin cậy cho mọi chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không còn khác biệt và phân biệt đối xử, đồng thời phải nghiên cứu xây dựng các quy phạm, hoàn thiện cơ chế và tổ chức bảo vệ thị trường của mình khi không còn trợ cấp và bảo hộ như trước. Ba là, Củng cố và mở rộng các loại thị trường ở tất các các hoạt động du lịch, gắn thị trường du lịch trong nước với thị trường du lịch trong khu vực và trên thế giới, tăng cường nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách quốc tế và nội địa để xây dựng sản phảm du lịch đặc trưng Việt Nam đủ sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, tuyên truyền quảng bá phù hợp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để phát huy lợi thế của từng vùng miền, từng địa phương và cả nước ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong phát triển và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch, thiết lập văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở những nước là đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm, phối hợp các lực lượng làm thông tin đối ngoại, tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiền quảng bá du lịch đạt hiệu quả, liên kết chặt chẽ hoạt động quảng bá của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước để tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trong và ngoài WTO. Bốn là: Phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch, ưu tiên nghiên cứu ban hành các chính sách xã hội trong huy động nguồn nhân lực để phát triển du lịch, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quản lý du lịch, giữ gìn an ninh, an toàn tại các điểm du lịch, có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, mặt khác, tiếp tục cải tiến thủ tục và quy trình sản xuất, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan áp dụng miễn visa đơn phương cho khách từ những cửa khẩu quốc tế, sử dụng visa điện tử, áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại. Năm là, phải kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường phát triển nguồn nhân lực đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính phân cấp mạnh và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và kinh doanh du lịch, cần có bộdl và kiện toàn, nâng cao năng lực của cơ quan tham mưu giúp UBND cấp tinhe quản lý Nhà nước về du lịch, đổi mới sắp xếp và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2015 gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường du lịch. Sáu là: Tăng cường phối hợp liên ngành, liên vùng dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của chính phủ thông qua việc kiện toàn và phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phát triển du lịch các địa phương để điều phối tốt hơn nữa các hoạt động du lịch và chủ động ưu tiên giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc liên quan đến phát triển du lịch. Bảy là: Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại sau khi gia nhập WTO trên cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Đây là điều kiện hàng đầu để tận dụng hiệu quả các cơ hội và vượt qua những thử thách của việc thực thi những cam kết WTO. Tám là: Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực để tự mạnh lên cần coi trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong WTO để có thêm nguồn lực phát triển ngành du lịch Việt Nam, tăng cường chủ động để tranh thủ thông tin, kinh nghiệm vốn, công nghệ và nguồn lực để phát triển du lịch nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Phối hợp các cơ quan và lực lượng hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, hướng dẫn vai trò giúp hội nhập du lịch có kế hoạch và lộ trình hợp lý trong WTO, APEC, ASEAN gắn kết hoạt động du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và thế giới, chủ động có giải pháp kịp thời ứng phó với mọi diễn biến quốc tế phức tạp, hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi cho du lịch Việt Nam. Thực hiện tốt tuyên bố du lịch Huế, Đà Lạt, Hội An và hiệp định hợp tác du lịch 10 nước ASEAN, chuẩn bị các điều kiện ở mức cao trong khuôn khổ WTO cần thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết hội nhập theo đúng lộ trình, bảo hộ có trọng điểm, có điều kiện và có thời hạn, phải chuẩn bị tốt cho các phương án cho hội nhập kể cả về quản lý Nhà nước và kinh doanh, hướng dẫn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường WTO và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư du lịch vào các nước và vùng lãnh thổ là thành viên WTO. Hội nhập du lịch trong WTO là một cơ hội tốt, là yếu tố thuận lợi cả trước mắt và lâu dài. Nhưng nếu không chuẩn bị kịp thời hành động khi thời cơ đến rất nhanh như hiện nay dẫn đến bỏ lỡ cơ hội phát triển phải đứng trước thử thách mới nảy sinh vì vậy việc chủ động tiếp cận với thị trường du lịch thế giới cả trong và ngoài WTO đầy tiềm năng. Chỉ thực hiện được khi toàn ngành đã nhận thức đầy đủ và và cuộc một cách thực sự sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành để đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trong đó có sự ưu tiên cho hợp tác quốc tế, trong đó có sự ưu tiên cho hợp tác, du lịch WTO. Chắc chắn du lịch Việt Nam sẽ đẩy mạnh chủ động hội nhập du lịch, khu vực và thế giới, tranh thủ ngày một nhiều kinh nghiệm, công nghệ, vốn và nguồn khách góp phần phát huy đầy đủ vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. V. Các khuyến nghị để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện thực hiện các cam kết với WTO 1. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về du lịch Phát triển du lịch là nghiệp chung của các cấp các ngành, của mọi người dân chứ không phải là công việc riêng của những người làm trong ngành du lịch. Tuy nhiên, những người làm trong ngành du lịch phải đi đầu làm nồng cốt có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến kiến thức về du lịch, về cam kết với WTO của ngành du lịch dịch vụ cho toàn xã hội. Một là, ban hành ngay các nghị quyết của chính phủ về ban hành Luật Du lịch, kèm theo các tư tưởng hướng dẫn thực hiện các nghị định này. Hai là, kịp thời phát hiện các khó khăn vướng mắc, các mâu thuẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch với cam kết về dịch vụ du lịch của WTO. Ví dụ, trong cam kết với WTO chỉ có ba phân ngành thuộc phân ngành dịch vụ du lịch, trong khi Luật du lịch Việt Nam lại quy định 5 loại ngành nghề kinh doanh du lịch, hoặc khái niệm đại lý lữ hành có nội hàm rất rộng, trong khi luật du lịch Việt Nam không chỉ có khái niệm lữ hành với nội hàm rất hẹp. Ba là, tập trung hơn nữa nguồn lực vào công tác thanh tra, kiểm tra kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ khác. Sử dụng quyết liệt các biện pháp kinh tế, hành chính để bảo vệ môi trường du lịch, xử lí nghiêm ngặt các hiện tượng không chấp hành luật và các quy định của Nhà Nước trong hoạt động du lịch, xoá bỏ tất cả các ưu tiên, đặc quyền, cơ chế "xin cho" trong kinh doanh du lịch hiện nay. Kiên quyết không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn. Tại các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch của quốc gia và địa phương, các đô thị du lịch tất cả các cơ sở kinh doanh lưu trú phải chịu sự quản lý của Nhà nước thống nhất về kinh doanh lưu trú du lịch tránh tình trạng như hiện nay có cơ sở chịu sự quản lý của sở thương mại, có cơ sở chịu sự quản lý của sở du lịch. Bốn là, thay đổi thuế giá trị gia tăng, đối với du lịch quốc tế chủ động theo sắc thuế đối với xuất khầu giá bán lẻ điện cho các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch theo giá bán cho nhóm ngành sản xuất bình thường. Năm là, đẩy mạnh và nhanh hơn nữa tiến trình đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp trong kinh doanh du lịch. Tổng kết rút kinh nghiệm mô hình tổng công ty du lịch Hà Nội, tổng công ty du lịch Sài Gòn để thành lập tổng công ty du lịch Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Sáu là, nhanh chóng kiện toàn, tổ chức hợp lí bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch ở trung ương, phải được đặt ngang tầm với nhiệm vụ chính phát huy vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn. Như vậy, cơ quan này phải là cơ quan độc lập trực thuộc chính phủ đủ mạnh về quy mô, nguồn lực và quyền hạn để thực hiện chức năng và nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho. Nghiên cứu làm rõ ràng các khái niệm, phạm trù du lịch làm cơ sở cho quản lý Nhà nước về du lịch và quản trị kinh doanh du lịch ở Việt Nam. Các khái niệm và phạm trù cần nghiên cứu, làm rõ hơn. Đó là nhu cầu du lịch, cầu trong du lịch, cung trong du lịch. Vùng du lịch, điểm du lịch, các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hoá du lịch… Từ những khái niệm này để có quan điểm thống nhất, nhất là trong cách tiếp cận du lịch là một hệ thống lớn có nhiều phân hệ. Xác định tính nhất thể và tính hướng đích trong hệ thống kinh tế du lịch là gì? Với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn du lịch có vai trò gì, phải phát huy vai trò như thế nào trong nền kinh tế quốc dân? Cầu trong du lịch vừa mang tính tổng hợp đồng bộ, các nhu cầu của khách du lịch có đáp ứng đầy đủ được không? Mâu thuẫn về lợi ích của 4 thành phần tham gia vào hoạt động du lịch (lợi ích của khách du lịch, lợi ích của nhà kinh doanh du lịch, lợi ích của các cơ quan quản lý và lợi ích của cư dân sở tại) cần được dung hoà bằng cách nào? kết quả của việc nghiên cứu lý luận về du lịch, gắn với thực tiễn phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam là cơ sở để làm ra chính sách và giải pháp đúng đảm bảo cho du lịch vừa thực hiện đúng cam kết với WTO, vừa có tốc độ tăng trưởng cao cả về lượng khách lẫn doanh thu nhưng không xa rời tam giác mục tiêu (hiệu quả kinh tế, hiệu quả văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường) của phát triển bền vững. 2. Phát triển đồng bộ du lịch ở Việt Nam Thị trường đồng bộ theo chúng tôi bao gồm: thị trường sản xuất du lịch, thị trường trung gian, thị trường tiêu dùng du lịch, thị trường nguồn lực du lịch. Phát triển thị trường sản xuất du lịch theo hướng tạo ra chuỗi cung cấp hàng hoá và du lịch (bao gồm cả cơ quan công quyền và các đơn vị sự nghiệp) phát triển thị trường trung gian theo hướng mở văn phòng đại diện các hãng quảng cáo đặc biệt là phát triển lực lượng kinh doanh lữ hành phát triển thị trường tiêu dùng sản phẩm du lịch theo hướng tăng cường trải nghiệm năng động và tính linh hoạt trong tiêu dùng. Phát triển cả thị trường du lịch quốc tế chủ động và bị động cũng như thị trường du lịch nội địa. Trong đó cần tập trung vào phân đoạn thị trường có thu nhập cao với hành vi tiêu dùng, chất lượng cao giá cao. Phát triển thị trường nguồn lực, trước hết là thị trường lao động du lịch theo hướng cân đối với cơ cấu lao động trong du lịch theo trình độ đào tạo ngành nghề kinh doanh theo vùng du lịch. Nâng cao tính chuyên nghiệp và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người lao động. Trước mắt định hướng cho các doanh nghiệp tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học ở các trường Ngoại ngữ (tiếng anh, Pháp, Trung, Nhật, Nga…) và công nghệ thông tin để đào tạo văn bằng hai về quản lý du lịch. Cơ quan quản lý nhà nước Trung ương phải đứng ra chủ trì làm dự án xây dựng chương trình đào tạo và kiến nghị với Bộ GD - ĐT và cơ quan có thẩm quyền về tính cấp thiết của việc ban hành mã ngành đào tạo quốc gia ở bậc địa học và sau đại học cho ngành du lịch. Chương trình đào du lịch của các cơ sở phải bắt đầu từ thị trường. Vì vậy khi xây dựng chương trình đào tạo nhất thiết phải có sự tư vấn của các nhà sử dụng lao động trong du lịch và có sự phản hồi của các cựu sinh viên đã được đào tạo về du lịch hiện đang làm việc trong ngành để đổi mới và có các biện pháp mạnh đẩy nhanh công tác đào tạo lao động nghiệp vụ có chất lượng cao (trí thức rộng, lành nghề và thái độ tâm huyết cho ngành du lịch ) thị trường vốn, Nhà nước cần có chính sách huy động nguồn vốn của cư dân sở tại và phát triển du lịch. 3. Nâng cao trình độ kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội du lịch Việt Nam, hiệp hội du lịch của các địa phương. Các doanh nghiệp cần hoàn thiện và nâng cao quản trị chiến lược ở cả 3 cấp trong doanh nghiệp. Cần nâng cao trình độ hoạt động marketing đặc biệt là marketing trực tiếp và thương mại điện tử. Nên liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt chọn các hãng lữ hành nổi tiếng như: Thomson (Anh), Thomas Cook; Club Địa Trung Hải (Pháp); Công ty lữ hành Hoa Kỳ American Expres Company… tham gia vào thị trường chứng khoán để tăng cường vốn. Tuyển chọn người lao động có năng lực nghề nghiệp trí thức rộng, kỹ năng, thái độ trong kinh doanh du lịch, giỏi ngoại ngữ. Sử dụng lao động và quản lý lao động theo hướng xây dựng, lòng trung thành của người lao động với doanh nghiệp bằng các tác động vật chất và tinh thần, không sử dụng người lao động khi họ chưa có chứng chỉ hành nghề. Thiết lập và xử lý tốt các mối quan hệ liên kết dọc và liên kết ngang, kinh doanh du lịch. Các nhà cung ứng du lịch phải xác định rõ kinh doanh du lịch có vị trí trung gian thực hiện vai trò phân phối sản phẩm. Vì vậy cần có sự phối kết hợp tự nguyện giữa các nhà cung ứng đặc biệt là các nhà cung ứng về dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, dịch vụ văn hoá nghe nhìn, sản phẩm du lịch sinh thái, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm y dược truyền thống, đặc sản ở các địa phương với các doanh nghiệp lữ hành. Hiệp hội du lịch Việt Nam, hiệp hội du lịch ở các địa phương phải khẳng định vị trí và phát huy vai trò bảo vệ thị trường giá cả, thương hiệu, chống các hình thức kinh doanh không lành mạnh làm tổn hại đến kinh tế xã hội môi trường ở mỗi điểm khu, vùng du lịch. Đẩy mạnh hoạt động mang tính chuyên nghiệp của các hiệp hội tránh các tình trạng hoạt động nửa vời như hiện nay. C. Kết luận Ngày 07/11/2006 đánh dấu một sự kiện quan trọng đó là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại WTO sau 11 năm đàm phán. Sự kiện này mở ra những cơ hội lớn đối với ngành du lịch Việt Nam, song những thách thức đặt ra cũng không nhỏ, đòi hỏi ngành du lịch phải biết khai thác tiềm năng, tận dụng cơ hội thế mạnh của mình để hội nhập sâu và toàn diện đồng thời nâng cao sức cạnh tranh ở sân chơi chung. Chính vì vậy chúng ta phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng và phải lập ra cho mình những chiến lược nhất định phù hợp với ngành để có thể đứng vững trên thị trường. Bởi chiến lược phát triển du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của một quốc gia, nó giúp tối đa hoá lợi ích có thể mang lại tối thiểu hoá những ảnh hưởng tiêu cực do phát triển du lịch ồ ạt thiếu định hướng. Như vậy việc phát triển du lịch thiếu chiến lược không những không khai thác hết tiềm năng du lịch của một quốc gia mà còn gây ra nhiều thiệt hại về doanh thu du lịch, về tài nguyên và môi trường du lịch của quốc gia đó. Để du lịch thực sự là ngành công nghiệp không khói, phát triển du lịch phải đi kèm với hoạch định chiến lược phát triển du lịch đúng đắn, phù hợp nhằm tận dụng hết các cơ hội phát triển du lịch một cách bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tài liệu tham khảo 1. GS.TS Nguyễn Văn Đỉnh - TS. Trần Thị Minh Hoà Giáo trình Kinh tế du lịch - NXB Lao động - Xã hội 2. Trần Thanh Hải - Hỏi đáp về WTO (2003) Hoặc website: 3. Thời báo kinh tế 4. Website: Dân trí điện tử 5. Website: Tourisms.gm.vn 6. Một số tài liệu tham khảo khác. mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0104.doc
Tài liệu liên quan