Năm là, về công tác xây dựng, hoàn
thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính
sách, pháp luật về phòng, chống mua bán
người: Tham mưu cấp có thẩm quyền triển
khai Kiến nghị số 1526/KN-UBTP14 ngày
28/9/2018 của Ủy ban Tư pháp của Quốc
hội khóa XIV về thực hiện pháp luật về
phòng, chống mua bán người giai đoạn
2012 - 2017, thi hành Bộ luật hình sự (sửa
đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), trọng
tâm là tuyên truyền phổ biến Luật, giáo
dục pháp luật, nhất là Luật phòng, chống
mua bán người, Bộ luật hình sự (sửa đổi)
và các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan nhằm nâng cao nhận thức cho
các cấp, ngành và người dân tích cực tham
gia phòng, chống mua bán người.
Sáu là, về hợp tác quốc tế trong
phòng, chống mua bán người: Triển khai
thực hiện có hiệu quả Công ước ASEAN
về phòng, chống mua bán người; Chỉ đạo
thực hiện Công ước chống tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia, Nghị định thư
kèm theo Công ước về phòng ngừa, trấn
áp và trừng trị tội phạm mua bán người,
đặc biệt là phụ nữ, trẻ em; Tuyên bố
chung và Kế hoạch phối hợp hành động
Tiểu vùng sông Mê - Kông về phòng,
chống mua bán người. Thực hiện các
hiệp định, văn bản hợp tác song phương
giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái
Lan, Trung Quốc và Vương quốc Anh về
phòng, chống mua bán người, trọng tâm
là thực hiện các hoạt động ưu tiên hợp
tác đã được các cơ quan chức năng hai
nước thống nhất thông qua trong giai
đoạn 2016 - 2020; nghiên cứu, xây dựng,
đàm phán, ký kết, gia nhập và tổ chức
triển khai thực hiện các điều ước, thỏa
thuận quốc tế song phương về phòng,
chống mua bán người với các nước khác
trong khu vực hoặc có đông nạn nhân là
người Việt Nam bị mua bán.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thách thức và yêu cầu đặt ra đối với công tác phòng, chống tội phạm mua bán người theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC...
PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI THEO CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ
ĐOÀN THẾ VINH*
Ngày 31/12/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2546/QĐ-TTg
phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/
CP). Ngay sau đó, ngày 19/01/2016, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính
phủ ban hành Kế hoạch số 15/BCĐ chỉ đạo thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 –
2020. Với vai trò Thường trực Chương trình 130/CP, lực lượng Cảnh sát hình sự các
cấp vừa trực tiếp triển khai công tác đấu tranh, phát hiện tội phạm mua bán người;
vừa trực tiếp tham mưu lãnh đạo Công an các cấp phối hợp với các đơn vị liên quan
triển khai thực hiện Chương trình 130/CP giai đoạn 2016 – 2020, qua đó, đã thu được
những kết quả quan trọng.
Từ khóa: Mua bán người, tội phạm mua bán người, cảnh sát hình sự.
Ngày nhận bài: 23/6/2020; Ngày biên tập xong: 10/7/2020; Ngày duyệt đăng: 10/7/2020
On December 31, 2015, Decision no. 2546/QĐ-TTg granting approval for
human trafficking prevention and fighting program in 2016 - 2020 period (130/CP
Program) was issued by the Prime Minister, followed by Plan no. 15/BCĐ directs the
implementation of the Program in 2016 - 2020 period of the Government’s Steering
committee on crime prevention and combating on January 19, 2016. As a 130/CP
Program’s standing unit, Criminal police forces at all levels have directly detected
human trafficking crimes as well as advised the Police’s leaders at all levels to
coordinate with the relevant units to implement that Program in 2016 - 2020 period
that achieved significant results.
Keywords: Human trafficking, human trafficking crimes, Criminal police forces.
Với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương đã tập trung chỉ đạo và triển khai
Chương trình 130/CP và Kế hoạch số 15/
BCĐ một cách quyết liệt, đồng bộ, với
những biện pháp linh hoạt, sáng tạo và
thu được nhiều kết quả.
1. Thực trạng tình hình hoạt động tội
phạm mua bán người
Tình hình hoạt động mua bán người
trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến
phức tạp, nhất là mua bán người thông
qua đưa người di cư trái phép từ Châu
Á, Châu Phi, Trung Đông sang Châu Âu. 1
Theo báo cáo của Cơ quan phòng, chống
ma túy và tội phạm Liên hợp quốc, trên
thế giới có khoảng 244 triệu người di cư
và vẫn tiếp tục tăng lên do ảnh hưởng
của khủng bố, xung đột, bạo lực Nhiều
người trong số đó trở thành nạn nhân
của khoảng 510 đường dây mua bán
người trên thế giới. Khu vực các nước
Tiểu vùng sông Mê - Kông (trong đó có
Việt Nam) vẫn được đánh giá là điểm
nóng của tình trạng mua bán người, di
* Đại tá, Trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự,
Bộ Công an
49Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
ĐOÀN THẾ VINH
cư bất hợp pháp, ước tính lợi nhuận từ
hoạt động mua bán người tại khu vực lên
tới hàng chục tỷ đô la/năm.
Tại Việt Nam, từ năm 2016 đến nay,
toàn quốc phát hiện xảy ra trên 1.200 vụ,
với hơn 1.600 đối tượng, lừa bán gần 3.000
nạn nhân. So với giai đoạn trước, giảm cả
về số vụ, đối tượng và nạn nhân, tuy nhiên,
tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp,
các đối tượng hình thành nhiều đường dây,
băng nhóm liên tỉnh, xuyên quốc gia với
tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, để
lừa bán ép hoạt động mại dâm, bán làm vợ
bất hợp pháp... Nổi lên một số thủ đoạn:
- Các đối tượng lợi dụng khó khăn
về kinh tế, sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác
hoặc tục lệ cưới hỏi của đồng bào dân tộc ít
người để lừa phụ nữ tại các tỉnh miền núi
phía Bắc; lợi dụng sự phát triển của công
nghệ thông tin (qua các trang mạng xã hội)
làm quen, giả vờ yêu đương, kết bạn nhằm
môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép ở
các tỉnh phía Nam; xuất hiện đường dây
mua bán người nước ngoài qua Việt Nam
là nước trung chuyển, do đối tượng người
Việt Nam chủ mưu, cầm đầu.
- Tình trạng mua bán trẻ em, nhất là
học sinh các trường dân tộc nội trú diễn
biến phức tạp. Các đối tượng lợi dụng sự
quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường;
thông qua các trang mạng xã hội tiếp cận,
rủ rê, lôi kéo đi du lịch, mua tặng quà, làm
thuê thu nhập cao, lừa nhiều em gái ở các
tỉnh đưa về thành phố bán cho nhà hàng,
quán karaoke hoặc massage ở các khu du
lịch, khu công nghiệp hoặc ven tuyến quốc
lộ để tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức
lao động, cho vay nặng lãi... Bên cạnh đó,
thông qua mạng xã hội, các đối tượng giả
danh là cán bộ Công an, Bộ đội Biên phòng
gọi điện tán tỉnh, làm quen nạn nhân (chủ
yếu là phụ nữ người dân tộc H’mông), giả
yêu đương, hứa hẹn tổ chức đám cưới; rủ đi
chơi hoặc khống chế, đe dọa nạn nhân, sau
đó, bán họ ra nước ngoài.
- Các đối tượng nước ngoài vào Việt
Nam câu kết với đối tượng cò mồi, môi
giới tổ chức nhiều vụ đưa người trái phép
ra nước ngoài lao động, khi đến nước sở
tại, chúng thu giữ giấy tờ tùy thân, bán
để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương
hay báo cơ quan chức năng kiểm tra, bắt
giữ và trục xuất về nước hoặc dùng bạo
lực khống chế đòi tiền chuộc; xuất hiện
các đường dây môi giới lập tài khoản trên
mạng với tên giả; dùng “tiền” làm mồi
nhử, thông qua mạng lưới cò mồi đến các
địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu,
vùng xa dụ dỗ, lôi kéo những người có
nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí
thấp, mức lương cao, thủ tục đơn giản, tổ
chức xuất cảnh ra nước ngoài, sau đó, bán
để cưỡng bức lao động.
- Tình trạng mua bán, chiếm đoạt mô,
bộ phận cơ thể người diễn biến phức tạp. Bộ
Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa
phương triệt phá đường dây mua bán nội
tạng xuyên quốc gia liên quan đến 05 đối
tượng. Phát hiện một số đường dây môi giới,
đưa phụ nữ Việt Nam sang Quảng Đông
(Trung Quốc) “đẻ thuê” với giá từ 120.000
– 140.000 nhân dân tệ/trường hợp (khoảng
400 - 500 triệu VNĐ). Các đường dây này lo
“trọn gói” các thủ tục từ việc đưa người sang
Trung Quốc, chăm sóc, thăm khám, sinh con
tại các cơ sở y tế cũng như hợp thức hóa hồ
sơ cho những đứa trẻ được sinh ra.
1.1. Nguyên nhân cơ bản
Do tình hình mua bán người trên thế
giới, khu vực tác động, do siêu lợi nhuận,
do mất cân bằng về giới, công nghệ thông
tin phát triển; tình trạng thiếu việc làm,
cùng với sự thiếu hiểu biết, chủ quan, nhẹ
dạ cả tin, thiếu cảnh giác của người dân
nên bị lừa bán, nhất là phụ nữ, trẻ em.
Quan hệ hợp tác đấu tranh giữa lực lượng
chức năng các nước chưa đủ mạnh; công
tác truyền thông nâng cao nhận thức cho
đồng bào biên giới chưa thường xuyên,
liên tục. Chính sách pháp luật, ngoại ngữ
là rào cản cho các lực lượng thực thi công
tác này.
50 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC...
1.2. Về đối tượng phạm tội
Chủ yếu là số đối tượng lưu manh
chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về tội
mua bán người; người nước ngoài thông
qua công ty môi giới vào Việt Nam dưới
dạng thăm quan, du lịch, hoạt động kinh
doanh rồi móc nối, câu kết với cò mồi, môi
giới người Việt Nam, dẫn dắt hình thành
những đường dây mua bán người xuyên
quốc gia. Một số người tự bán mình hoặc
từng là nạn nhân hoặc lấy chồng người
nước ngoài, khi về thăm quê lại trở thành
thủ phạm dụ dỗ, lừa bán phụ nữ, trẻ em
khác, kể cả người thân trong gia đình; hoặc
lợi dụng việc buôn bán, làm ăn qua lại
biên giới hay kinh doanh các dịch vụ dọc
biên giới để tham gia hoạt động phạm tội.
Trong nhiều vụ án, đối tượng có mối quan
hệ với nhau hoặc giữa đối tượng và nạn
nhân có mối quan hệ nhất định.
2. Chính sách pháp luật và kết quả
thực thi pháp luật về phòng, chống tội
phạm mua bán người
2.1. Về chính sách pháp luật
Nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi
tội phạm mua bán người, Đảng, Quốc hội,
Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng đã
quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản
liên quan đến công tác này như:
Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước
phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa,
trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán
người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em; Quốc
hội thông qua Luật Phòng, chống mua
bán người (2011); Bộ luật hình sự (2015) và
Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự (năm
2015), trong đó, sửa cơ bản các điều luật
liên quan đến tội phạm mua bán người
theo hướng mở rộng hành vi và tăng mức
hình phạt.
Trong lĩnh vực di cư lao động: Quốc
hội thông qua Luật Người Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài (2006) và Chính phủ, Bộ,
ngành có liên quan, nhất là Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều
văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với lao
động qua lại biên giới đường bộ, Chính
phủ đã ký kết và triển khai thực hiện có
hiệu quả các điều ước quốc tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho người lao động được qua biên
giới lao động nhằm hạn chế tình trạng di cư
trái phép dễ bị lừa bán người ra nước ngoài.
Trong lĩnh vực hôn nhân, cho nhận
con nuôi có yếu tố nước ngoài: Quốc hội
ban hành Luật Hôn nhân và gia đình
(2014); Luật Hộ tịch (2014); Luật Nuôi
con nuôi (2010); Chính phủ ban hành các
nghị định quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Hôn nhân và gia đình
về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài. Bộ Tư pháp ban hành các
thông tư hướng dẫn thi hành nhằm chấn
chỉnh việc kết hôn có yếu tố nước ngoài,
trong đó, khắc phục các kẽ hở không để
tội phạm mua bán người lợi dụng hoạt
động phạm tội trong lĩnh vực này.
2.2. Về công tác thực thi pháp luật
Bộ Công an đã ban hành nhiều kế
hoạch chỉ đạo, hướng dẫn Công an các địa
phương phối hợp với các sở, ban, ngành có
liên quan, tiến hành tổng điều tra, rà soát
về tình hình hoạt động tội phạm mua bán
người và đối tượng khác có liên quan, tập
trung rà soát vụ việc, đối tượng phạm tội,
nạn nhân bị mua bán, nghi bị mua bán; các
trường hợp kết hôn với người nước ngoài,
hoạt động mua bán người; tăng cường
công tác nắm tình hình, kiên quyết triệt
xoá các đường dây đưa người xuất cảnh
trái phép; các cơ sở môi giới hôn nhân,
cho nhận con nuôi bất hợp pháp, các tụ
điểm tổ chức cho người nước ngoài xem
mặt phụ nữ Việt Nam muốn kết hôn với
người nước ngoài. Đồng thời, chỉ đạo việc
chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về
an ninh trật tự, nhất là trong lĩnh vực quản
lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú, quản lý
người nước ngoài.
51Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
ĐOÀN THẾ VINH
Hàng năm, lực lượng Công an chủ
trì, phối hợp với lực lượng Biên phòng
đồng loạt ra quân triển khai thực hiện cao
điểm tấn công trấn áp tội phạm nhằm đảm
bảo an toàn trật tự dịp Tết Nguyên đán,
đặc biệt là ban hành kế hoạch, tổ chức lực
lượng, triển khai thực hiện các cao điểm
tấn công trấn áp tội phạm mua bán người
trên toàn quốc (từ ngày 01/7 đến ngày 30/9
hàng năm). Từ năm 2016 đến nay, các lực
lượng chức năng đã điều tra, triệt phá gần
1.000 vụ, bắt hơn 1.300 đối tượng phạm
tội mua bán người; mua bán người dưới
16 tuổi; xác minh, giải cứu, tiếp nhận trên
5.000 trường hợp, trong đó, xác định gần
2.000 trường hợp là nạn nhân bị mua bán.
2.3. Về công tác truyền thông phòng ngừa
Các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương
và địa phương tập trung đẩy mạnh công
tác truyền thông về phòng, chống mua bán
người trên các phương tiện thông tin đại
chúng và trực tiếp tại cộng đồng với các
hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng,
trọng tâm trong các tháng cao điểm hưởng
ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua
bán người - 30/7” như:
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo
ngành dọc phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên
giáo tỉnh ủy, thành ủy đưa nội dung tuyên
truyền phòng, chống mua bán người vào
định hướng hàng tháng tại Hội nghị giao
ban báo chí; chỉ đạo các cơ quan báo chí
phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về công tác này. Từ
năm 2016 đến nay, đã phát sóng gần 5.000
phóng sự, tin bài về phòng, chống mua
bán người trên các phương tiện thông tin
đại chúng và hệ thống thiết chế cơ sở; xây
dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên
truyền về phòng, chống mua bán người
nhằm cung cấp thông tin, hướng dẫn cho
người dân kỹ năng xử lý tình huống liên
quan đến mua bán người.
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam tổ chức các hoạt động triển khai
thực hiện “Chiến lược truyền thông thay
đổi hành vi tại cộng đồng”, trọng tâm là:
Phối hợp Bộ Công an, UBND tỉnh Lào Cai,
Đồng Tháp, Sơn La, Lạng Sơn tổ chức Lễ
mít tinh hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng,
chống mua bán người - 30/7”. Tổ chức đối
thoại chính sách về phòng, chống mua bán
người, di cư lao động an toàn tại các tỉnh
Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, tuyên truyền
cho đồng bào dân tộc tại các địa bàn biên
giới về di cư an toàn, Luật Hôn nhân và gia
đình, Luật Phòng, chống mua bán người.
Xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng
ngừa, hỗ trợ nạn nhân hiệu quả, điển hình
là mô hình “Tiếng kẻng biên giới”. Tổ chức
cho nhân dân ký cam kết không xuất cảnh
trái phép sang Trung Quốc. Chỉ đạo Hội
phụ nữ địa phương phối hợp các tổ chức
quốc tế tổ chức hàng trăm lớp tập huấn cho
cán bộ hội tại các tỉnh biên giới nhằm nâng
cao năng lực, phản biện xã hội về bình đẳng
giới và phòng, chống mua bán người.
Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại
diện Việt Nam theo dõi tình hình tội phạm
mua bán người có liên quan công dân Việt
Nam; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với
các cơ quan chức năng trong nước và sở tại,
các tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động
tuyên truyền cho cộng đồng người Việt Nam
sở tại nâng cao cảnh giác, chủ động phòng
ngừa và tham gia đấu tranh chống tội phạm
mua bán người.
2.4. Về hợp tác quốc tế
Các Bộ, ngành chức năng và các địa
phương đều đã ban hành kế hoạch chỉ đạo
triển khai thực hiện Chương trình quốc
gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống
mua bán người, gắn với chương trình phát
triển kinh tế, xã hội của địa phương; duy
trì giao ban, trao đổi đoàn các cấp; đàm
phán, ký kết các thỏa thuận, biên bản ghi
nhớ, lập đường dây nóng, trao đổi thông
tin, khảo sát, điều tra, bắt giữ, chuyển giao
đối tượng; giải cứu, hồi hương nạn nhân,
truyền thông nâng cao nhận thức; hội thảo
52 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC...
chia sẻ kinh nghiệm, giữ gìn an ninh biên
giới, chống xuất nhập cảnh trái phép
Bộ Ngoại giao tích cực chỉ đạo, hướng
dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam thực hiện
công tác bảo hộ, sử dụng hiệu quả Quỹ bảo
hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, triển
khai Tổng đài +84981848484 để giải quyết
kịp thời các chức năng lãnh sự; tích cực
tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ công dân
Việt Nam; phối hợp với các cơ quan chức
năng nước sở tại ngăn chặn tình trạng đưa
người di cư trái phép, môi giới hôn nhân,
cho nhận con nuôi bất hợp pháp, tích cực
trợ giúp các trường hợp phụ nữ Việt Nam
bị gia đình nhà chồng ngược đãi, lừa bán và
tạo điều kiện cho họ sớm về nước.
Nhìn chung, các Bộ, ngành và địa
phương đã bám sát mục tiêu, yêu cầu
nhiệm vụ Chương trình 130/CP giai đoạn
2016 - 2020 được Chính phủ giao, kịp thời
ban hành chương trình, kế hoạch, bám
sát nội dung, chỉ tiêu đề ra bằng các giải
pháp cụ thể và tổ chức quán triệt đến cơ
sở; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và gắn
trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo các
cấp. Đặc biệt, kể từ khi Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định phê duyệt ngày
30/7 hằng năm là “Ngày toàn dân phòng,
chống mua bán người”, công tác truyền
thông phòng, chống mua bán người trên
các phương tiện thông tin đại chúng và tại
cộng đồng, số lượng tin, bài tuyên truyền
luôn tăng cao, nhất là các hoạt động hưởng
ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua
bán người - 30/7”; xây dựng, duy trì hàng
nghìn mô hình, câu lạc bộ lồng ghép phòng,
chống mua bán người; các cơ quan tư pháp
phối hợp chặt chẽ trong điều tra, truy tố, xét
xử các vụ án mua bán người; công tác tiếp
nhận, hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng
được chú trọng; hợp tác quốc tế được tăng
cường và mở rộng, chú trọng tham gia các
cơ chế pháp lý song phương, đa phương
về phòng, chống mua bán người, nhờ đó,
đã góp phần kiềm chế sự gia tăng của tội
phạm mua bán người.
3. Những thách thức đặt ra đối với
công tác phòng, chống mua bán người
của lực lượng Cảnh sát hình sự
Tội phạm mua bán người chủ yếu tồn
tại dưới dạng ẩn, nên ngay từ khâu phát
hiện, tố giác tội phạm đã rất khó khăn.
Kể cả đến khi đã có tố giác, tin báo về tội
phạm thì việc xác minh, điều tra cũng
không dễ dàng, bởi đa phần các vụ việc,
vụ án mua bán người ra nước ngoài, xảy ra
đã lâu mới bị phát hiện, đối tượng và nhất
là nạn nhân ở nước ngoài hoặc không thể
xác minh, xác định; chứng cứ ít, chủ yếu
căn cứ vào lời khai, tố giác của bị hại hoặc
người nhà nạn nhân... Những vấn đề này
cho thấy phòng, chống mua bán người đã
và đang gặp thách thức trên nhiều mặt. Bộ
Công an, trong đó lực lượng Cảnh sát hình
sự đánh giá về vấn đề chủ yếu sau:
3.1. Về thực hiện Luật Phòng, chống
mua bán người
Luật Phòng, chống mua bán người có
hiệu lực đã hơn 8 năm theo kế hoạch triển
khai thi hành Luật, Bộ Công an chưa ban
hành được Thông tư quy định chi tiết các
biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị
mua bán và người thân thích của họ. Tuy
nhiên, từ năm 2014, Bộ đã chỉ đạo đơn vị
chức năng dự thảo Thông tư, tổ chức khảo
sát, lấy ý kiến phục vụ xây dựng, ban hành.
Các văn bản hướng dẫn một số nội
dung, một số điều của Luật Phòng, chống
mua bán người hầu hết được Bộ, ngành
chức năng ban hành đã 6 - 7 năm nên
nhiều quy định không còn phù hợp với
tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội hiện
nay. Chẳng hạn như mức chi hỗ trợ khó
khăn ban đầu cho nạn nhân còn thấp (1
triệu đồng/người) là chưa đảm bảo cuộc
sống khi về địa phương hòa nhập cộng
đồng, trong khi đó cần nhiều thời gian và
thực hiện nhiều thủ tục mới nhận được hỗ
trợ, có những trường hợp nạn nhân và gia
đình từ chối việc hỗ trợ vì sợ ảnh hưởng
đến danh dự, hạnh phúc và cuộc sống sau
53Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
ĐOÀN THẾ VINH
này. Hoặc chưa có một quy trình chuẩn
trong công tác xác minh, xác định và giải
cứu nạn nhân để các ngành, các lực lượng
và địa phương thực hiện thống nhất.
Một số Bộ, ngành và địa phương chưa
chú ý coi trọng công tác phòng, chống mua
bán người, chưa thấy được nguy cơ và
hậu quả do tội phạm mua bán người gây
ra. Công tác nắm, dự báo tình hình tại một
số địa phương chưa sát, chưa cụ thể nên
hiệu quả phòng ngừa chưa cao. Tình hình
hoạt động của tội phạm mua bán người ở
nước ta diễn biến phức tạp, tội phạm mua
bán người trong trong nước còn tiềm ẩn
và chưa được khảo sát, đánh giá. Công tác
điều tra, nắm tình hình, quản lý đối tượng
còn hạn chế, thậm chí chủ quan cho rằng
không có tội phạm mua bán người xảy ra
nên chưa đánh giá đúng thực trạng tình
hình cũng như xu hướng hoạt động của
tội phạm. Có địa phương báo cáo hằng
năm không phát hiện hoặc chỉ xảy ra 01
đến 02 vụ nên không chủ động tham mưu
hoặc trực tiếp đề ra các kế hoạch, biện
pháp đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả
loại tội phạm này.
3.2. Trong công tác điều tra, truy tố, xét
xử tội phạm mua bán người
Việc điều tra tội phạm mua bán người
thường tổ chức truy xét, rất ít trường hợp
bị bắt quả tang. Do vậy, đối với các vụ án
không thuộc trường hợp phạm tội quả
tang thì chỉ khi người bị hại trốn được về
và có đơn trình báo thì đối tượng và hành
vi phạm tội mới bị phát hiện, điều tra. Việc
thu thập chứng cứ chỉ dựa vào lời khai của
người bị hại cũng như khai nhận của đối
tượng, chính vì vậy rất khó chứng minh
hành vi phạm tội nếu đối tượng không
thừa nhận. Mặt khác, thời gian bị hại về
nước (tự trốn thoát, được giải cứu, trao
trả) có thể từ vài tháng đến vài năm, thậm
chí cả chục năm nên tài liệu, chứng cứ vật
chất, dữ liệu, nhân chứng không xác định
được. Đa số vụ án mua bán người thường
xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên
giới, không có người làm chứng, người
biết việc, nạn nhân có trình độ nhận thức,
khả năng ghi nhớ hạn chế hoặc đầu ra
(đối tượng mua) là người nước ngoài. Vì
vậy, việc thu thập tài liệu, chứng cứ, xác
minh, điều tra gặp nhiều khó khăn.
Đối với những vụ án mua bán người
đối tượng thừa nhận hành vi phạm tội, có
đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội
của đối tượng nhưng chưa giải cứu được
nạn nhân (không có lời khai bị hại) hoặc
nạn nhân chưa tố giác thì các cơ quan tố
tụng cho rằng chưa đủ chứng cứ để khởi tố
điều tra và xử lý đối tượng (kể cả trong vụ
án có từ 02 đối tượng trở lên) nên ở nhiều
nơi Viện Kiểm sát không phê chuẩn các
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,
đồng nghĩa với việc đối tượng phạm tội
không bị xử lý. Đây là bất cập rất lớn dẫn
đến vụ án kéo dài, án đình chỉ và có thể
khiến người dân, dư luận hoài nghi có tiêu
cực. Trong khi đó, địa phương chưa thống
nhất trong cách giải quyết, có nơi khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử; có địa phương
không phê chuẩn hoặc trả hồ sơ để yêu cầu
xác định và đưa người bị hại vào tham gia
tố tụng nên vụ án thường bị tạm đình chỉ,
kéo dài hoặc không đủ cơ sở để điều tra
xác minh làm rõ vụ án và xử lý triệt để các
đối tượng phạm tội.
Tội phạm mua bán người chủ yếu là
mua bán ra nước ngoài nên đa số các vụ
án xảy ra đều ít nhiều liên quan đến yếu
tố nước ngoài và phải thực hiện các quy
định của Luật Tương trợ tư pháp 2007 để
thu thập thông tin, xác minh, điều tra...
thì mới được coi là chứng cứ theo quy
định của pháp luật. Tuy nhiên, do không
có thời hạn cụ thể nào nên việc thực hiện
tương trợ tư pháp, trả lời ủy thác điều tra
của phía nước ngoài thường chậm, kéo
dài, ảnh hưởng đến tiến độ, thời hạn điều
tra vụ án. Trong khi đó, việc thực hiện
các yêu cầu xác minh, điều tra, thu thập
chứng cứ do các cơ quan chức năng đối
54 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC...
đẳng hai bên biên giới theo nguyên tắc
có đi có lại, thậm chí sử dụng mối quan
hệ cá nhân thường nhanh hơn, thuận lợi
hơn nhưng những tài liệu, thông tin phối
hợp này theo quy định của pháp luật
không được sử dụng làm chứng cứ.
Số lượng các vụ phạm tội mua bán
người được phát hiện, điều tra, xử lý
còn ít so với tình hình thực tế, công tác
phát hiện các vụ việc liên quan đến mua
bán người còn chưa chủ động, hầu như
chủ yếu phát hiện qua đơn thư tố giác
của người bị hại hoặc gia đình nạn nhân.
Những nạn nhân bị mua bán hoặc nghi
bị mua bán ra nước ngoài không có khả
năng, điều kiện trở về địa phương hoặc
nếu được giải cứu, tự trốn thoát hoặc
được trao trả về còn tâm lý e ngại, xấu
hổ, sợ sệt không dám khai báo, tố giác
tội phạm, không hợp tác dẫn đến cản trở
việc thu thập, xác minh thông tin, tài liệu
chứng cứ. Mặt khác, người dân miền núi,
vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới kinh
tế khó khăn, nhận thức xã hội, pháp luật
hạn chế, thường sang nước ngoài lập gia
đình, lao động, nhiều người không liên
lạc về nên khó xác định có hay không
mua bán người, chỉ khi nạn nhân, gia
đình nạn nhân trình báo thì mới được
phát hiện. Do đó, để phát hiện, điều tra
khám phá thành công vụ án mua bán
người phải đầu tư nhiều thời gian, công
sức và kinh phí điều tra.
Việc trưng cầu phiên dịch viên tư
pháp trong điều tra vụ án mua bán người
liên quan đến đối tượng là người nước
ngoài, nhất là Trung Quốc gặp nhiều khó
khăn về nhân sự và tư cách pháp nhân của
phiên dịch viên.
3.3. Trong xác minh, xác định, giải cứu,
hồi hương nạn nhân
Tội phạm mua bán người là loại tội
phạm ẩn nên việc xác định là nạn nhân rất
khó khăn, đa số chỉ xác định chính xác nạn
nhân khi tiến hành điều tra vụ án mua bán
người (đối tượng khai nhận, gia đình nạn
nhân tố giác). Qua công tác điều tra kết hợp
rà soát từ 2012 - 2017, lên danh sách xác
định được 3.090 nạn nhân và nghi là nạn
nhân bị mua bán liên quan đến 1.021 vụ án
đã và đang điều tra. Ngoài ra, qua các biện
pháp nghiệp vụ nắm tình hình phát hiện
còn hàng nghìn trường hợp nghi là nạn
nhân đang ở nước ngoài chưa có điều kiện
xác minh, xác định họ có phải là nạn nhân
hay không. Hoặc qua điều tra, phát hiện
nhiều đường dây mua bán người sang các
nước như Malaysia, Singapore, Hàn Quốc,
Nga, Anh, một số nước châu Phi, song
giữa hai quốc gia chưa có Hiệp định song
phương về phòng, chống mua bán người
và chưa thống nhất tiêu chí xác định nạn
nhân nên họ bị bắt, giam giữ hoặc trục
xuất về nước như tội phạm hoặc người bị
hại, người xuất cảnh trái phép. Bên cạnh
đó, tình hình mua bán người trong nước
chưa được rà soát, thống kê, phản ánh đầy
đủ như cưỡng ép bán nạn nhân vào cơ sở
mại dâm, khu du lịch, nghỉ dưỡng, vùng
giáp ranh, vùng ven đường quốc lộ hoặc
cưỡng ép lao động, nhất là lao động trẻ
em, lao động trên biển, khai thác hầm lò,
khoáng sản trái phép, mua bán nội tạng
nên thống kê số nạn nhân mua bán người
trong nước chỉ chiếm khoảng 1%.
Thiếu cơ chế hợp tác quốc tế đặc
thù, thỏa thuận hợp tác song phương về
phòng, chống mua bán người, hiệp định
tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ giữa
Việt Nam với các nước có đông nạn nhân
là người Việt Nam; tiêu chí để xác định
hành vi mua bán người của Việt Nam với
các nước, đặc biệt là với Trung Quốc chưa
đồng nhất nên nhiều vụ án bị câu dầm,
kéo dài hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ điều
tra, dẫn đến việc xác minh, giải cứu nạn
nhân chậm trễ. Đối với một số nước đã ký
kết thì mới dừng lại ở việc thực hiện các
hiệp định, văn bản ghi nhớ nhưng thực
tế triển khai thực hiện ở cơ sở phía nước
bạn thường ít được quan tâm phối hợp,
55Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
ĐOÀN THẾ VINH
hiệu quả của việc ký kết này trong việc
xác minh hành vi vi phạm pháp luật của
đối tượng, truy bắt, dẫn độ tội phạm, giải
cứu, hồi hương nạn nhân còn bất cập, rào
cản về ngoại giao gây khó khăn cho công
tác điều tra vụ án, giải cứu nạn nhân.
Những hành vi có dấu hiệu mua bán
người được đề cập trong Luật Phòng,
chống mua bán người hay hành vi có dấu
hiệu tương đồng với mua bán người được
quy định trong Bộ luật hình sự như tổ chức
người trốn đi nước ngoài, môi giới mại
dâm, chứa mại dâm, lừa đảo chiếm đoạt tài
sản... nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn
nên khó khăn trong công tác xử lý tội phạm
cũng như xác minh, xác định nạn nhân của
vụ án mua bán người.
3.4. Về nguồn lực bảo đảm
Về con người: Thiếu lực lượng chuyên
trách, hầu hết cán bộ làm kiêm nhiệm
công tác phòng, chống mua bán người và
số lượng cũng rất ít, kể cả các lực lượng
chức năng trực tiếp đấu tranh phòng,
chống mua bán người như Công an, Biên
phòng. Về kinh phí, phương tiện: Từ kinh
phí cho tuyên truyền, đến xây dựng pháp
luật, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, tiếp
nhận, giải cứu, hỗ trợ nạn nhân bị mua
bán và hợp tác quốc tế đều thiếu, chưa
đáp ứng yêu cầu. Do không thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia nên kinh phí dành
cho công tác phòng, chống mua bán người
được giao trong kinh phí thường xuyên
song nhiều Bộ, ngành và địa phương chưa
được cấp hoặc còn thiếu ngân sách để bố
trí cho công tác này.
Thời gian tới, dự báo tình hình tội
phạm mua bán người vẫn diễn biến phức
tạp, tiềm ẩn nhiều nguyên nhân phát sinh,
như: mua bán người để lấy bộ phận cơ thể,
lợi dụng tình trạng đưa người di cư trái
phép, thiếu lao động phổ thông và mất cân
bằng giới của một số quốc gia có chung
đường biên giới; tình trạng thiếu việc làm,
đói nghèo; sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác
của người dân Để nâng cao hiệu quả
công tác phòng, chống mua bán người, với
vai trò Thường trực Chương trình phòng,
chống mua bán người, Bộ Công an chỉ đạo
lực lượng Cảnh sát hình sự các cấp phối
hợp với các đơn vị, địa phương liên quan
tập trung tổ chức triển khai một số giải
pháp, nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tham mưu cho các cấp ủy
Đảng, chính quyền tổ chức quán triệt và
có kế hoạch triển khai hướng dẫn thực
hiện có hiệu quả các văn bản của Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
các Bộ, ngành vừa mới ban hành có liên
quan đến vấn đề phòng, chống mua bán
người, nhất là Chương trình quốc gia
phòng, chống mua bán người giai đoạn
2016 - 2020 và các đề án thuộc Chương
trình; tổ chức tổng kết giai đoạn 2016 -
2020 và nghiên cứu, xây dựng Chương
trình 130/CP giai đoạn 2021- 2025.
Hai là, đẩy mạnh công tác truyền
thông trên các phương tiện thông tin
đại chúng và trực tiếp tại cộng đồng, tổ
chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng
“Ngày toàn dân phòng, chống mua bán
người - 30/7”. Tăng cường công tác phổ
biến giáo dục pháp luật, tổ chức các hoạt
động truyền thông tại cộng đồng, lễ phát
động, các chiến dịch truyền thông, trao
đổi thông tin, kinh nghiệm với các nước
trong khu vực; tập huấn nâng cao năng
lực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên
truyền viên, cộng tác viên tại địa phương.
Xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô
hình phòng ngừa hiệu quả về mua bán
người; tư vấn, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị
mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.
Ba là, về công tác điều tra, truy tố
và xét xử tội phạm mua bán người: Tổ
chức điều tra cơ bản nắm chắc tình hình
hoạt động tội phạm mua bán người và
các đối tượng khác có liên quan, áp dụng
56 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC...
các biện pháp nghiệp vụ, tập trung vào
các tuyến, địa bàn trọng điểm để phòng
ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành
vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội
phạm mua bán người. Điều tra, khám
phá các vụ án, đường dây tội phạm mua
bán người, truy bắt đối tượng phạm tội,
giải cứu và bảo vệ nạn nhân. Hàng năm,
mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp
tội phạm mua bán người trên phạm vi
toàn quốc, trọng tâm trên các tuyến biên
giới giữa Việt Nam với Campuchia, Lào
và Trung Quốc. Phối hợp chặt chẽ giữa
các ngành, địa phương, lực lượng chức
năng các nước, tổ chức quốc tế, nhất là,
cơ quan chức năng nước có chung đường
biên giới, nước có đông nạn nhân là người
Việt Nam, nhằm trao đổi thông tin, thiết
lập đường dây nóng, xác định đầu mối
phối hợp điều tra, bắt giữ, chuyển giao,
truy nã đối tượng phạm tội và giải cứu,
tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
Đồng thời, các cơ quan tiến hành tố tụng
phối hợp chặt chẽ trong công tác tiếp
nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm;
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự vụ án mua bán người.
Bốn là, đối với công tác tiếp nhận,
xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị
mua bán, cần tập trung thực hiện các
hoạt động: Tổ chức tiếp nhận, xác minh,
xác định, thực hiện các biện pháp bảo vệ
an toàn cho nạn nhân, người thân thích
của họ và bí mật thông tin; hỗ trợ cho nạn
nhân bị mua bán trở về theo quy định của
pháp luật; sơ kết, tổng kết, đề xuất sửa
đổi, bổ sung trình cấp có thẩm quyền hoặc
ban hành theo thẩm quyền các văn bản
hướng dẫn trình tự, thủ tục, thẩm quyền
tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ
nạn nhân bị mua bán cũng như về chế độ,
chính sách hỗ trợ; quy định về điều kiện
và trình tự, thủ tục thành lập cơ sở hỗ trợ
nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội
Năm là, về công tác xây dựng, hoàn
thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính
sách, pháp luật về phòng, chống mua bán
người: Tham mưu cấp có thẩm quyền triển
khai Kiến nghị số 1526/KN-UBTP14 ngày
28/9/2018 của Ủy ban Tư pháp của Quốc
hội khóa XIV về thực hiện pháp luật về
phòng, chống mua bán người giai đoạn
2012 - 2017, thi hành Bộ luật hình sự (sửa
đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), trọng
tâm là tuyên truyền phổ biến Luật, giáo
dục pháp luật, nhất là Luật phòng, chống
mua bán người, Bộ luật hình sự (sửa đổi)
và các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan nhằm nâng cao nhận thức cho
các cấp, ngành và người dân tích cực tham
gia phòng, chống mua bán người.
Sáu là, về hợp tác quốc tế trong
phòng, chống mua bán người: Triển khai
thực hiện có hiệu quả Công ước ASEAN
về phòng, chống mua bán người; Chỉ đạo
thực hiện Công ước chống tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia, Nghị định thư
kèm theo Công ước về phòng ngừa, trấn
áp và trừng trị tội phạm mua bán người,
đặc biệt là phụ nữ, trẻ em; Tuyên bố
chung và Kế hoạch phối hợp hành động
Tiểu vùng sông Mê - Kông về phòng,
chống mua bán người. Thực hiện các
hiệp định, văn bản hợp tác song phương
giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái
Lan, Trung Quốc và Vương quốc Anh về
phòng, chống mua bán người, trọng tâm
là thực hiện các hoạt động ưu tiên hợp
tác đã được các cơ quan chức năng hai
nước thống nhất thông qua trong giai
đoạn 2016 - 2020; nghiên cứu, xây dựng,
đàm phán, ký kết, gia nhập và tổ chức
triển khai thực hiện các điều ước, thỏa
thuận quốc tế song phương về phòng,
chống mua bán người với các nước khác
trong khu vực hoặc có đông nạn nhân là
người Việt Nam bị mua bán./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_thach_thuc_va_yeu_cau_dat_ra_doi_voi_cong_tac_phong_ch.pdf