Những thành tựu của công nghệ vũ trụ trên thế giới đến năm 2004 và các ứng dụng của nó

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Những thành tựu của công nghệ vũ trụ trên thế giới đến năm 2004 và các ứng dụng của nó 1Các mục đích chinh phục vũ trụ 2Các thành tựu chinh phục vũ trụ rực rõ nhất 3 I. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ 8 1. Tên lửa và phóng tên lửa 8 2. Thiết kế và chế tạo vệ tinh, tầu vũ trụ, ga vũ trụ 11 3. Thiết kế và chế tạo các thiết bị: điều khiển, thăm dò, trinh sát 14 4. Điều khiển dẫn đường trong vũ trụ và liên lạc giữa các hành tinh 15 II. TỔNG QUAN VỀ MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA THUỘC CÁC KHU VỰC KHÁC NHAU 15 1. Phát triển công nghệ vũ trụ ở các nước có nền kinh tế lớn (các nước G8) 15 2. Con đường của các nước đang phát triển 16 III. NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ Ở VIỆT NAM 18 1. Xây dựng “Chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam” 18 2. Các ứng dụng hiện nay và nhu cầu ở Việt Nam 21 3. Chương trình mua vệ tinh viễn thông VINASAT 21 4. Chương trình thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ Việt Nam 21 IV. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ TẠI VIỆT NAM 22 1. Quan điểm, mục tiêu phát triển 22 2. Các nội dung chiến lược 25 3. Các bước đi 28 4. Các chính sách 29 5. Tài chính, nhu cầu và thu hồi vốn 30 V. KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

pdf33 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những thành tựu của công nghệ vũ trụ trên thế giới đến năm 2004 và các ứng dụng của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vệ tinh theo Dự án ODYSSEY khoảng 10.500 km. Vệ tinh theo Dự án INMARSAT-P/ICO khoảng 10.400 km. 12 3. Quỹ đạo địa tĩnh GEO (Geostationary Earth Orbit). Vệ tinh Địa tĩnh là vệ tinh có quỹ đạo tròn bên trên xích đạo, có độ cao cách Trái đất 36.000 km chuyển động theo tốc độ quay của Trái đất nên coi như dừng ở một vị trí nhất định so với Trái đất. Loại vệ tinh thường được dùng phục vụ cho viễn thông: điện thoại, truyền dữ liệu, phát thanh, truyền hình, vệ tinh này lớn và đắt (chế tạo và phóng), dung cho nghiên cứu khí tượng. Vì vệ tinh ở xa, tín hiệu từ vệ tinh về Trái đất rất yếu, nên việc truyền tín hiệu từ Trái đất tới vệ tinh đòi hỏi một công suất lớn. 2.2. Phân loại vệ tinh theo chức năng và nhiệm vụ 1. Vệ tinh Khoa học thường phục vụ việc nghiên cứu từ trường, vành đai phóng xạ của Trái đất, tình hình phóng xạ gần Trái đất, nghiên cứu các bức xạ Rơnghen và tử ngoại của Mặt trời, tiến hành các thí ghiệm khác nhau về sinh học; nhiều vệ tinh còn phục vụ cho các nhà thiết kế các phòng thí nghiệm trong vũ trụ nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật của khoa học du hành vũ trụ: bảo vệ các nhà du hành vũ trụ chống các bức xạ nguy hiểm, tác động của các điều kiện vũ trụ đối với những bộ phận kết cấu của các khí tài lắp ghép tự động trên quỹ đạo đi ra ngoài khoảng không vũ trụ và đổ bộ xuống mặt đất. 2. Vệ tinh thông tin liên lạc, được đưa lên quỹ đạo cách Trái đất 36.000 km có tốc độ bằng tốc độ di chuyển của Trái đất nên luôn ở trạng thái được “treo” lơ lửng trên Trái đất, vì vậy người ta còn gọi là vệ tinh địa tĩnh. 3. Vệ tinh Khí tƣợng, chuyên được dùng cho việc quan sát khí tượng trên Trái đất, cũng thường hoạt động ở trên quỹ đạo địa tĩnh (quỹ đạo tròn cách Trái đất 36.000km). 4.Vệ tinh Quan sát Trái đất, theo dõi và chụp ảnh bề mặt Trái đất, Vệ tinh Viễn thám phục vụ cho việc giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai, Vệ tinh Biển theo dõi các diễn biến trên mặt biển và đại dương, trên vệ tinh có đặt nhiều máy đo (sensor) theo các dải sóng điện từ khác nhau, trên cơ sở đó các nhà khoa học sẽ phân tích và thu thập các tham số về: nhiệt độ mặt nước biển, lượng thực vật phù du là nguồn thức ăn cho các sinh vật biển, đặc biệt là các đàn cá… Ngày nay, nhiều vệ tinh viễn thám có thể thường xuyên chụp ảnh mặt đất với độ phân giải cao dưới 1m, người ta cũng đã xây dựng đươc nhiều giải pháp toán học và các phần mềm máy tính để thiết lập được các bản đồ địa hình chi tiết cho toàn thế giới ở các tỷ lệ khác nhau 1/50.000, 1/25.000… và cao hơn nữa. Các hệ thống vệ tinh viễn thám được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay là: Mỹ có các vệ tinh: LANDSAT-độ phân giải 15m, QUICK BIRD - độ phân giải 1m, IKONOS - độ phân giải dưới 1m. Châu Âu có vệ tinh SPOT - với độ phân giải 10 m. Nga có vệ tinh (RỠUỐC?) với độ phân giải tới dưới 2m… Nhiều nước khác cũng đang ổn định các vệ tinh viễn thám của mình theo xu hướng có độ phân giải tới vài mét và nhỏ hơn nữa… 5. Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu. Nhờ hệ thống vệ tinh này có thể xác định 13 ngay tọa độ của các đối tượng trên Trái đất rất chính xác tới đơn vị mét, định vị và dẫn đƣờng là 2 đặc trưng quan trọng của hệ thống này. Từ nhiều năm nay trên thế giới có 2 hệ thống vệ tinh định vị được dùng phổ biến là: Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của Mỹ GPS (Global Positioning Satellite) và Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS của Nga. Liên minh châu Âu (EU) đã nghiên cứu, phát triển hoàn thành Hệ thống vệ tinh định vị và dẫn đường mang tên GALILEO để đưa vào hoạt động năm 2005, Hệ thống Galilêo gồm 30 vệ tinh bay ở 3 quỹ đạo trên không gian với góc nghiêng 56o, có độ cao 24.000 km; hệ thống định vị này có độ chính xác cao hơn các hệ định vị trước. 2.3. Phân loại vệ tinh theo trọng lượng (bảng 3) Bảng 3: Trọng lượng các vệ tinh Loại vệ tinh Trọng lƣợng (kg) Giá (triệu USD) VỆ TINH LỚN >1.000 > 150 VỆ TINH NHỎ 500-1.000 40-150 Vệ tinh nhỏ loại mini 100-500 10-30 Vệ tinh nhỏ loại micro 10-100 3-6 Vệ tinh nhỏ loại nano 1-10 0,3-1,5 Vệ tinh nhỏ loại pico 0,3 Theo cách phân loại này, vệ tinh nhỏ là các vệ tinh có trọng lượng dưới 1.000kg và giá thành dưới 150 triệu USD. Những năm đầu (1957-1969) của kỷ nguyên vũ trụ, các vệ tinh nhỏ đã được phóng lên hoạt động trên không gian vũ trụ là chính. Những năm tiếp theo 1970-1980, do nhu cầu thương mại và khối lượng nghiên cứu đồ sộ và phức tạp hơn, người ta tiến hành thiết kế và chế tạo các vệ tinh lớn. Từ đó cho đến nay, các vệ tinh lớn được đưa lên quỹ đạo nhiều hơn; Những năm 1980, các thiết bị vi xử lý (micro processor) ra đời, đã mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới của các vệ tinh nhỏ. Máy tính lắp trên vệ tinh nhỏ, cho phép điều hành tự động chương trình bay, trong khi các vệ tinh nhỏ này vượt qua vùng kiểm soát của trạm điều khiển vệ tinh mặt đất. Liên Xô là nước đạt đỉnh cao sớm nhất trong lĩnh vực vệ tinh nhỏ, khi mà họ phóng chùm vệ tinh nhỏ thông tin quân sự chiến thuật. Ngành quân sự Mỹ cũng đạt đỉnh cao trong lĩnh vực vệ tinh nhỏ vào những năm 1990 và 1991, nhưng sau đó các nhà hoạch định của Chính phủ Mỹ cắt giảm kinh phí cho các vệ tinh nhỏ để tập trung cho các chương trình lớn toàn cầu theo ý đồ chiến lược của nước Mỹ. Những năm tiếp theo 1991, trên vệ tinh nhỏ đã được lắp hệ điều khiển bằng khí lạnh (N2) và 1993 trên vệ tinh nhỏ được lắp bộ thu GPS (Hệ định vị toàn cầu) giúp cho các vệ tinh nhỏ tự xác định quỹ đạo ổn định 3 trục và đến năm 1998 đã có 18 vệ tinh nhỏ được đưa lên quỹ đạo, điều đó cho thấy khả năng có thể mở rộng việc sử dụng các vệ tinh nhỏ làm dịch 14 vụ thương mại, và đây cũng là một con đường lựa chọn thích hợp cho các nước đang phát triển tiếp cận và phát triển công nghệ vũ trụ ở nước mình. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới đã có trên 35 tham gia vào thị trường “thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ”. 2.4. Các hệ thống con trong tầu vũ trụ Cấu trúc các hệ thống con. Cung cấp năng lượng và các hệ thống con phân phối. Các hệ thống con thông tin liên lạc. Các hệ thống con quản lý dữ liệu. Các hệ thống con kiểm tra hoạt động. Các hệ thống con sức đẩy. Các hệ thống con pháo hoa truyên tin (Pyrotechnic). Các hệ thống con môi trường. Các hệ thống con hạ cánh. Các thiết bị khoa học. 3. THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO CÁC THIẾT BỊ: điều khiển, thăm dò, trinh sát… Chế tạo ra được những tên lửa và vệ tinh mới chỉ là một phần công việc. Việc điều khiển hoạt động của tên lửa và vệ tinh, tầu vũ trụ là một loại công việc quan trọng của công nghệ vũ trụ, muốn điều khiển được cần có các Trạm chỉ huy đo đạc đặc biệt trên mặt đất. 3.1. Thiết bị động lực của thiết bị vũ trụ Động cơ Tên lửa của các thiết bị bay Vũ trụ. 3.2.Trang bị chính của các thiết bị bay vũ trụ bao gồm : - Trang bị vô tuyến. - Trang bị điện. - Trang bị sinh hoạt. - Trang bị thủy lực. - Trang bị dụng cụ. - Trang bị chuyên môn để nghiên cứu khoảng không Vũ trụ. - Trang bị điều khiển của các thiết bị bay. 15 4. ĐIỀU KHIỂN DẪN ĐƢỜNG TRONG VŨ TRỤ VÀ LIÊN LẠC GIỮA CÁC HÀNH TINH * Dẫn đường trong vũ trụ (Navigational Techniques). * Điều khiển tên lửa. * Liên lạc giữa các hành tinh. 5. TỔ CHỨC BAY GIỮA CÁC HÀNH TINH Chuyến bay của con người vào vũ trụ và bay lên các hành tinh. II. TỔNG QUAN VỀ MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA THUỘC CÁC KHU VỰC KHÁC NHAU Có thể nói một thành tựu tiêu biểu nhất của công nghệ vũ trụ hiện nay của loài người đó là Trạm nghiên cứu vũ trụ ISS đang hoạt động trên quỹ đạo quanh Trái đất, ở độ cao 400 km, Trạm ISS là sự đóng góp về KH&CN của 16 quốc gia hàng đầu thế giới về CNVT, do 2 quốc gia chủ đạo là Nga và Mỹ... Tuy nhiên, đã có trên 35 quốc gia có vệ tinh riêng và có chương trình phát triển CNVT riêng; mối quốc gia đều có mục đích và mục tiêu riêng trong việc phát triển CNVT (3, 5, 6). 1. Phát triển công nghệ vũ trụ ở các nƣớc có nền kinh tế lớn: Nga (Liên Xô cũ), Mỹ, Anh, Pháp… (các nước G8). 1.1. Các quốc gia lớn loại 1, có tầm vóc và ý đồ "bá chủ" thế giới như: Mỹ, Nga, Trung Quốc (cũng cần phải nói rõ là hiện nay trình độ về CNVT của Trung Quốc mới đạt mức của Nga, Mỹ những năm 70 của thế kỷ trước và còn thua kém xa các nước Anh, Pháp, Nhật...) đã xây dựng và phát triển CNVT theo các bước: - Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo tên lửa mạnh có thể đưa các vệ tinh lớn, các tầu Vũ trụ đi vào quỹ đạo quanh Trái đất và đi tới các hành tinh xa Trái đất hàng tỷ km. - Bước tiếp theo cần đạt được là đưa các tầu vũ trụ có người vào hoạt động trên quỹ đạo quanh Trái đất. - Đưa người lên các hành tinh gần Trái đất, trước hết là lên Mặt trăng và tương lai sẽ là lên Sao Hỏa (một người anh em gần giống với Trái đất). - Xây dựng các Trạm nghiên cứu không gian trên quỹ đạo gần Trái đất. - Tiến tới thường xuyên đưa các thiết bị và người lên nghiên cứu các hành tinh và tìm cách khai thác các hành tinh đó. Nói chung các chương trình CNVT này đầy tốn kém, thông thường phải đầu tư nhiều trăm tỷ USD, và chịu rất nhiều rủi ro, nhưng bù lại, là gây thanh thế rất mạnh trên thế giới... 16 1.2. Các quốc gia lớn loại 2, chủ yếu nằm trong nhóm G8, như Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản có những chương trình CNVT đạt trình độ cao, so với Mỹ, Nga cũng có những mặt yếu hơn và mạnh hơn đôi chút, xu hướng của các quốc gia này là nhằm 2 mục đích chủ yếu: phục vụ các nhu cầu của Trái đất, và nghiên cứu các hành tinh khác mang tính nghiên cứu cơ bản; đặc biệt họ chưa quan tâm đến việc đưa người của mình lên Vũ trụ và chưa có ý đồ rõ rệt trong việc khai thác các hành tinh khác. 2. Con đƣờng của các nƣớc đang phát triển: Các quốc gia đang phát triển đã đạt đƣợc các thành tựu trong lĩnh vực CNVT như: Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Các quốc gia này có tiềm lực tự thiết kế chế tạo tên lửa, vệ tinh, thiết bị vũ trụ, và đưa vệ tinh của họ lên hoạt động trên quỹ đạo quanh Trái đất. Một số các quốc gia giầu có nhờ tiềm năng dầu-khí đốt... như Iran, Syri cũng đang phát triển mạnh chương trình phát triển CNVT. Mục đích của các quốc gia này ưu tiên phục vụ cho quân sự, giữ vị thế của họ trên trường quốc tế, tuy các nước này cũng đang hướng CNVT đến thị trường hàng hóa, nhưng kết quả chưa nhiều. Nhiều quốc gia đang phát triển khác cũng đang phát triển chương trình CNVT như: Brasil, Singapo, Malaixia, Inđônêxia. 2.1. Bắc Triều Tiên đã và đang phát triển CNVT 2.1.1. Tình hình cơ bản về Bắc Triều Tiên Dân số (7/2002): 22.224.195 người Tổng điện tích: 120.540 km2 (trong đó, diện tích mặt đất là 120.410 km2, diện tích mặt nước 130 km2. GDP ước lượng: 22 tỷ USD. Nhập khẩu (2001): 1,874 tỷ USD. Nợ nước ngoài: 12 tỷ USD. 2.1.2. Con đường phát triển CNVT của Bắc Triều Tiên - Vào những năm 1960 Bắc Triều Tiên cũng chỉ được Liên Xô và Trung Quốc cung cấp các vũ khí tên lửa; từ 1970 Bắc Triều Tiên không được cấp tên lửa SAM nữa, phải nhận tên lửa từ Trung Quốc: SUA-2, SS-C-2b, Frog và HY-1; công nghệ thiết kế động cơ tên lửa, luyện kim, và cơ khí... để cải tiến tên lửa Scud; nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn thì chấm dứt. Như vậy, nhờ Trung Quốc mà Bắc Triều Tiên đã đạt được một số bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ quan trọng để có thể tự chế tạo tên lửa. - Giai đoạn từ những năm 1976-1989, Bắc Triều Tiên đã mua các tên lửa nguyên chiếc tiên tiến hơn (Scud-B, 240SS-1B, mua các động cơ đổi chiều... của Nga, từ các nước Trung Đông và quốc gia khác), họ tự nghiên cứu các sản phẩm nguyên chiếc và 17 tìm kiếm mua các thiết bị và các nguyên liệu đặc biệt từ các quốc gia tiên tiến như Đức, Nhật, thông qua các con đường không công khai, chủ yếu nhờ kiều dân Triều Tiên đang sống và làm việc ở các quốc gia đó. - Những năm tiếp theo năm 1989-?... Bắc Triều Tiên đã tổ chức lại Chương trình Tên lửa và phát triển ra nước ngoài. Để thiết kế, chế tạo và sản xuất các tên lửa tiên tiến tầm trung và tầm xa... Bắc Triều Tiên cũng đã tìm cách đưa được nhiều chuyên gia giỏi về tên lửa của Nga sang làm việc tại Bắc Triều Tiên với nhiều ưu đãi... và ngày nay họ được xếp vào hàng ngũ các quốc gia có nền CNVT tiên tiến và có tín nhiệm trên thị trường CNVT thế giới đương đại. Chương trình phát triển CNVT của Bắc Triều Tiên được xây dựng trên cơ sở của một quốc gia nghèo, họ đã phải đi theo cách riêng của họ: Từng bƣớc nhập các sản phẩm từ nƣớc ngoài (theo đường công khai và không công khai) để tiếp tục nghiên cứu và phát triển, và luôn nhằm mục tiêu là xuất khẩu kiếm nhiều tiền. 2.2.Hàn Quốc đã và đang phát triển CNVT 2.2.1. Tình hình cơ bản về Hàn Quốc (Bảng 4) Bảng 4: Những số liệu cơ bản về Hàn Quốc 1962 1992 2002 Dân số (triệu người) 43,640 47,640 Tổng diện tích (km2) 99.274 GDP (tỷ USD) 22 294,5 476,6 (thứ 12 thế giới) Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD) 121,4 (thứ 4 thế giới) Xuất khẩu (tỷ USD) 0,055 69,6 160 Nhập khẩu (tỷ USD) 0,390 76,6 150 Những năm 1960 Hàn Quốc là một nước nghèo, chủ yếu là nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản hầu như không có gì đáng kể, nhưng chỉ trong vòng 30 năm các nhà lãnh đạo đã khéo tìm ra con đường đúng đắn, đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia có kinh tế phát triển trong thế giới đương đại và từng bước xây dựng và phát triển CNVT, nhằm vào đích là năm 2015 Hàn Quốc sẽ đứng vào hàng ngũ 10 quốc gia hàng đầu thế giới về CNVT: - Hàn Quốc xây dựng và phát triển CNVT dựa trên một nền kinh tế phát triển, có những tập đoàn kinh tế công nghiệp lớn mạnh so với các quốc gia khác trên thế giới nhƣ: DAEWOO, SAMSUNG, HYUNDAI, LG. - Chƣơng trình phát triển CNVT đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Hàn Quốc. 18 III. NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CNVT Ở VIỆT NAM Trong quá trình xây đựng và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, nhất là trong giai đoạn nước ta mở rộng hội nhập tham gia quá trình toàn cầu hóa, chúng ta đã có những cơ sở đầu tiên về công nghệ Vũ trụ mà chủ yếu là phần ứng dụng và một số tiếp cận nghiên cứu ban đầu về CNVT; trong nhiều viện nghiên cứu thuộc nhiều Bộ, Ngành đã có một số cán bộ chuyên môn có thể tiếp cận với việc thiết kế, chế tạo thiết bị CNVT; nhưng tất cả những cái đó chỉ nên coi là tiềm năng chứ chưa phải là tiềm lực. Muốn đi sâu phát triển CNVT phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Việt Nam chúng ta còn đang chập chững trong bước đi sơ khai, chúng ta phải mạnh dạn đầu tư nhiều tỷ USD vào việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu & ứng dụng CNVT, đồng thời phải tích cực đào tạo có bài bản lực lượng cán bộ KHCN chuyên sâu trong lĩnh vực CNVT, thì mới có thể chủ động đáp ứng phục vụ cho sự phát triển của đất nước và tương xứng với một quốc gia 80 triệu dân trong xu thế phát triển chung của thế giới. Về măt ứng dụng CNVT trong phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng (KT- XH, AN-QP) đã và đang được triển khai mạnh ở các ngành: ứng dụng viễn thám trong nông, lâm, ngư, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, giao thông vận tải, quốc phòng... Ứng dụng định vị và dẫn đường trong giao thông, quốc phòng... Ứng dụng thông tin liên lạc từ Vũ trụ được sử dụng rộng rãi trong truyền thanh, truyền hình, liên lạc và chỉ đạo - điều khiển từ xa. 1. Xây dựng “Chiến lƣợc phát triển CNVT ở Việt Nam” 1.1. Tên lửa Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở khoa, bộ môn và phòng thí nghiệm chuyên ngành nghiên cứu khai thác, sửa chữa, cải tiến và thiết kế, chế tạo tên lửa. Có nhiệm vụ nghiên cứu các công nghệ về động cơ, khí động, thiết bị tính toán điều khiển... 1.2. Vệ tinh Nâng cao năng lực xử lý và phân tích các dữ liệu thu nhận được từ vệ tinh trên thế giới thông qua con đường mua các ảnh vệ tinh, thuê các kênh vệ tinh viễn thông… Tiến tới mua và quản lý trực tiếp các vệ tinh viễn thông. Xây dựng đội ngũ chuyên gia của Việt Nam có khả năng thiết kế và chế tạo vệ tinh tại Việt Nam trong tương lai gần. 1.3. Chế tạo các thiết bị Vũ trụ Hiện nay, chúng ta chưa có cơ sở chuyên nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị vũ trụ nhưng với một hệ thống các viện nghiên cứu cấp quốc gia sẵn có (về năng lực thiết bị và con người), nếu tổ chức và phân công tốt, chúng ta có thể đi nhanh vào công 19 tác này có hiệu quả thiết thực; các viện nghiên cứu có thể tham gia như: Viện Vật lý – điện tử, Viện Công nghệ Vật liệu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các Viện Rađa, Viện Tên lửa, Viện Điện tử thuộc Bộ quốc phòng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Bưu chính viễn thông thuộc Bộ Bưu chính – Viễn thông, Viện Điện tử Bộ Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ... Từ nhiều năm nay Chính phủ cũng đã đồng ý giao cho một số Bộ tiến hành các dự án về công nghệ Vũ trụ: 1. Ngày 24 tháng 9 năm 1998 Chính phủ đã ra quyết định số 868/QĐ-TTg thông qua Báo cáo tiền khả thi Dự án phóng vệ tinh viễn thông Việt Nam mang tên VINASAT do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam làm chủ đầu tư quả vệ tinh và các trạm điều khiển. 2. Trong công văn số 696/VPCP-KG ngày 23 tháng 2 năm 2001,Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về Dự án Thiết kế và chế tạo Vệ tinh nhỏ Việt Nam: “Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia cần... hoàn thiện dự án, trình duyệt theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng”. 3. Trong công văn số 5405/VPCPKG ngày 08/11/2001, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ “Giao Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Đề án tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010”. 4. Trong công văn số 3330/VPCP-KG ngày 18 tháng 6 năm 2002, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: “Giao Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chiến lược Quốc gia về Công nghệ Vũ trụ đến năm 2010, trình trong năm 2002 để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”. 5. Ngày 06 tháng 10 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và Định hướng đến năm 2020”. Trong đó đã ghi nhận 2 Dự án trọng điểm liên quan đến công nghệ vũ trụ là: “Dự án xây dựng hệ thống trạm thu và xử lý ảnh vệ tinh quốc gia” và “Dự án xây dựng hệ thống trạm GPS cố định tại Việt Nam”. Nhƣng cho đến nay các dự án đó vẫn chƣa đƣợc phê duyệt chính thức triển khai, chúng ta thử tìm cách lý giải hiện tượng này: - Trình tự thời gian ra các quyết định cho phép xây dựng các dự án, kế hoach tổng thể, chiến lược phát triển… nêu ở trên đã đi “ngược” với các trình tự quản lý thông thường là: trước hết phải xây dựng Tầm nhìn, xây dựng Chiến lược phát triển, rồi mới 20 đến các bước tiếp theo là Quy hoạch phát triển, lập kế hoạch tác nghiệp và xây dựng các dự án cụ thể… Điều đó chứng tỏ rằng các cơ quan (các Bộ, ngành có liên quan đến phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam) chưa chủ động tham mưu để Thủ tướng Chính Phủ ra các quyết định thích hợp theo một hệ thống phát triển nhất quán trong việc đẩy mạnh phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam. - Thực tế phát triển KT-XH, AN-QP... ở Việt Nam đã và đang đòi hỏi phát triển ứng dụng công nghệ vũ trụ; nhưng chúng ta chưa có cán bộ thích ứng với nhiệm vụ do Nhà nước giao: diều này thể hiện ở các điểm sau: cán bộ lãnh đạo các dự án chưa đủ năng lực tập hội các lực lượng tham gia dự án. Chúng ta chưa có các cán bộ chuyên môn đầu đàn đủ tầm hiểu biết bao quát một cách sâu sắc về công nghệ vũ trụ, cũng như chưa có các cán bộ chuyên sâu của từng lĩnh vực của một ngành rộng lớn như công nghệ vũ trụ, trong khi đó chúng ta lại rất lãng phí chất xám, chưa tập hợp được đông đảo các chuyên gia giỏi trong các ngành có liên quan đến công nghệ vũ trụ để cùng nhau xây dựng được các chiến lược tốt, các quy hoạch đúng và các dự án khả thi… - Phương pháp làm việc mang tính hình thức, việc các Ban (đại diện lãnh đạo và đại diện các Vụ quản lý khoa học và Công nghệ của các Bộ), tiến hành hội họp và hội thảo rất nhiều phiên, rất nhiều đoàn đi tham quan rất nhiều nước... tiêu tốn của Nhà nước nhiều tỷ đồng, các nhà chuyên môn thực sự thì do chưa được thu hút vào sử dụng, nên vẫn nằm ngoài “sân chơi”... dẫn đến tình trạng họp và sửa chữa văn bản rất nhiều lần, nhưng rồi vẫn không thể nào hoàn chỉnh được văn bản, lúc nào cũng thấy còn nhiều khiếm khuyết và do vậy Chính phủ chưa đủ căn cứ để ra quyết định phê duyệt, Thí dụ Dự án VINASAT chuẩn bị hàng 5-7 năm , nhưng cuối cùng vẫn chưa thỏa thuận được với Tổ chức Viễn thông quốc tế về tọa độ cho vệ tinh này, và tình hình này chưa biết bao giờ Chính Phủ mới có thể ra quyết định đấu thầu chế tạo vệ tinh và bao giờ có thể đưa vệ tinh VINASAT lên quỹ đạo… Dự án Vệ tinh nhỏ xây dựng từ 1999, đến nay chưa được duyệt, trong khi KH&CN nói chung và công nghệ vũ trụ nói riêng, thay đổi và phát triển một cách chóng mặt, thay đổi từng năm thậm chí từng tháng. Do vậy, nếu tiếp tục thì Dự án vệ tinh nhỏ coi như lại phải làm lại từ đầu. Xây dựng “Chiến lựoc phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam đến năm 2010”, nhưng nay đã là 2005 chưa được duyệt, chắc chắn văn bản đã và đang chuẩn bị sẽ phải làm lại thì mới đúng nội dung quy định của một bản chiến lược... (về mặt phương pháp luận, không ai làm chiến lược trong 5 năm cả…). Chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ chưa được duyệt thì chắc chắn rằng các chương trình ứng dụng công nghệ vũ trụ của các ngành cũng khó triển khai trong thực tiễn, thí dụ như "Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ Viễn thám...", "các chương trình, Dự án ứng dụng công nghệ vũ trụ trong tài nguyên, môi trường... 21 2. Các ứng dụng hiện nay và nhu cầu ở Việt Nam 2.1. Quan sát Trái đất từ Vũ trụ phục vụ cho: giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai; an ninh quốc phòng (giám sát chiến trường trên biển, trên bộ, trinh sát), công tác trắc địa và lập bản đồ. 2.2. Sử dụng các dữ liệu từ vệ tinh Vũ trụ phục vụ cho dự báo khí tượng hàng ngày, trung hạn và dài hạn, phục vụ cho sản xuất, đời sống, phục vụ chỉ huy chiến đấu. 2.3. Thông tin liên lạc từ Vũ trụ: phục vụ cho truyền thanh, truyền hình, điện thoại, mail…giao thông liên lạc trên bộ, trên không và trên đường thủy, ngoài biển khơi. 2.4. Định vị toàn cầu từ Vũ trụ: xác định các vị trí trên Trái đất, giao thông liên lạc, dẫn đường: hàng không, đường thủy, đường bộ. Điều khiển các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh như: tên lửa hành trình, bom tinh khôn và máy bay dẫn đường điều khiển qua GPS. 3. Chƣơng trình mua vệ tinh viễn thông VINASAT Hiện nay, Việt Nam đang phải thuê các kênh truyền dữ liệu từ các vệ tinh của nước ngoài: phát thanh, truyền hình thuê vệ tinh của Thái Lan; Bưu điện thuê của Mỹ, châu Âu, Cục Hàng hải thuê kênh thông tin liên lạc Vệ tinh INMARSAT của Anh,… chi phí thuê các kênh vệ tinh hàng năm chừng 8 -10 triệu USD. Tổng Công ty Bưu chính viễn thông cũng đang tiến hành xây dựng Dự án mua vệ tinh của nước ngoài phục vụ cho thông tin liên lạc của nước ta, Dự án Vệ tinh VINASAT là vệ tinh địa tĩnh phục vụ cho thông tin liên lạc, loại trung bình, có khoảng 30 bộ phát đáp( mỗi bộ phát đáp có thể truyền 500 kênh điện thoại hay khoảng 4-6 kênh truyền hình), vệ tinh tuổi thọ 15 năm, khi hoạt động trên quỹ đạo, VINASAT có thể phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và một số nước trong khu vực; tổng đầu tư khoảng trên 200 triệu USD, không kể kinh phí để xây dựng Trạm mặt đất phục vụ cho AN-QP và nhu cầu công ích của Đài truyền hình Việt Nam.VINASAT đã tiến hành đăng ký quỹ đạo với Liên minh Viễn thông Quốc tế ITC lựa chọn hoạt động ở vị trí 132E, tuy nhiên cho đến hiện nay Việt Nam vẫn chưa đàm phán xong với các nước có liên quan để phối hợp tần số tránh hiện tượng nhiễu khi phát sóng. Do vậy thời gian dự định phóng 2005 chưa thể thực hiện được và sẽ phải hoãn lại một số năm nữa. 4. Chƣơng trình thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ Việt Nam, phục vụ cho việc giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai. 22 IV. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ TẠI VIỆT NAM 1. Quan điểm, Mục tiêu phát triển 1.1. Các quan điểm chỉ đạo Quan điểm 1. Phát triển CNVT ở Việt Nam là để tăng cƣờng tiềm lực KH&CN quốc gia trong việc xây dựng đất nƣớc và bảo vệ tổ quốc, trong bối cảnh thế giới đƣơng đại. Ngày nay, các thành tựu của công nghệ đã xâm nhập vào các ngành KT-XH, AN- QP..., hầu khắp các quốc gia trên hành tinh đã đưa các các kênh truyền thanh, truyền hình, điện thoại... qua vệ tinh vào phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân trên đất nước họ; theo xu hướng đó của thời đại Việt Nam chúng ta cũng đã đưa các thành tựu đó của công nghệ vũ trụ vào trong đời sống, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh ở nước ta từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, các thành tựu của công nghệ vũ trụ thì rất rộng lớn, nước ta còn nghèo, do vậy cần có chiến lược lựa chọn các ứng dụng CNVT thích hợp vào phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và công cuộc bảo vệ quốc phòng và an ninh ở nước ta. Quan điểm 2. Chƣơng trình phát triển CNVT phải đƣợc coi là một chƣơng trình KH&CN đặc biệt cả về chỉ đạo thực hiện và cả về đầu tƣ: Trong mặt bằng chung hiện nay ở nước ta, các chương trình KH&CN cấp Nhà nước đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ KH&CN, kinh phí đầu tư cho mỗi chương trình không vượt quá 5 triệu USD trong 5 năm. Chương trình phát triển CNVT là một chương trình có các đặc trưng: - Liên quan đến nhiều ngành, mà thủ trưởng các ngành đều là thành viên Hội đồng Chính phủ trở lên; - Trong đó có nhiều nội dung nhạy cảm không được công bố. - Muốn phát triển CNVT quốc gia có kết quả sau 20-30 năm đạt được trình độ thế giới, thì chí ít tổng giá trị đầu tư cho chương trình này không thể dưới 3 tỷ USD (bình quân đầu tư cho chương trình CNVT cần hàng trăm triệu USD/năm). - Kinh nghiệm lãnh đạo và chỉ đạo phát triển Chương trình CNVT của các quốc gia trong vài chục năm qua cho thấy, các chương trình phát triển CNVT đều nằm trong tầm ngắm và được sự chỉ đạo trực tiếp của các nguyên thủ quốc gia như Tổng Bí thư Đảng, hoặc Tổng thống. Như vậy, Chương trình phát triển CNVT quốc gia phải được coi là một chương trình KH&CN đặc biệt, nằm duới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyên thủ Quốc gia và đầu tư đúng độ cho nó phát triển. 23 Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển và ứng dụng KH&CN ở nước ta, được Nhà nước quản lý thông qua các chương trình phát triển KH&CN quốc gia. Do vậy việc phát triển và ứng dụng CNVT ở nước ta trong giai đoạn đầu cần phải được xây dựng theo khuôn khổ các chương trình nghiên cứu phát triển KH&CN quốc gia, đặc biệt phần ứng dụng CNVT cần phải gắn kết với các nội dung của các chương trình phát triển KH&CN khác; có làm được như vậy thì chương trình phát triển CNVT mới luôn có sức sống và về đầu tư tránh được trùng lặp, gây lãng phí tiền của và sức người... Quan điểm 3. Cần đúc kết kinh nghiệm phát triển CNVT của các nƣớc đi trƣớc, đặc biệt là các nƣớc có điều kiện tƣơng đồng nhƣ Việt Nam, để từ đó xây dựng một chiến lƣợc phát triển CNVT tối ƣu cho nƣớc ta. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã đầu tư nhiều vào việc phát triển CNVT, đã có ít nhất là 35 quốc gia tự chế tạo vệ tinh nhỏ, chỉ riêng trong khu vực Đông Nam Á cũng đã có nhiều quốc gia tự chế tạo vệ tinh nhỏ như Thái Lan , Malaixia, Inđônêxia, Singapo. Đặc biệt là Hàn Quốc, đã tự chế tạo nhiều vệ tinh, tên lủa, các thiết bị vũ trụ và đang thực hiện chương trình CNVT để đến năm 2015, Hàn Quốc sẽ đứng trong vị trí 10 nước hàng đầu thế giới về CNVT, Bắc Triều Tiên hiện nay cũng là một nước có năng lực tên lửa hàng đầu trên thế giới, xuất khẩu tên lửa cho nhiều quốc gia khác, đã tự đưa được vệ tinh lên quỹ đạo bằng chính tên lửa do Bắc Triều Tiên tự chế tạo... Chúng ta cần nghiên cứu kỹ kinh nghiệm phát triển CNVT của các nước này để từ đó tìm ra bước đi thích hợp cho việc phát triển CNVT của Việt Nam. Quan điểm 4. Mở rộng quan hệ quốc tế để phát triển CNVT ở Việt Nam Ngày nay, việc phát triển CNVT trên thế giới luôn có tính nhạy cảm trong an ninh, quốc phòng, nhưng đồng thời cũng là một thị trường thu nhiều lợi nhuận cho các quốc gia...chúng ta cần tận dụng các đặc trưng này để du nhập phục vụ nhanh cho việc phát triển CNVT ở Việt Nam, tránh các bước đi dò dẫm không cần thiết, có thể mua nhiều thiết bị có sẵn trên thị trường CNVT thế giới, có thể gửi cán bộ đi đào tạo chuyên môn sâu về CNVT ở nhiều quốc gia tiên tiến: Nga, Ukraina, Mỹ, Anh, Pháp... Có thể cử các chuyên gia tham gia vào các hội thảo lớn trên thế giới về CNVT, đi tham quan học tập, mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy về CNVT ở Việt Nam. Các vấn đề mở rộng giao lưu nêu trên cần thiết thực, chặt chẽ có thực chất thì mới mong có kết quả tốt cho việc phat triển CNVT ở Việt Nam. Điểm lại trong nhiều năm qua, Nhà nước có chủ trương, chính sách trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, nhưng việc tuyển chọn không chặt chẽ chính xác: "đúng người, đúng việc" cho nên hiệu quả rất thấp, sau một thời gian thực hiện, kiểm điểm lại, vẫn đứng ở vị trí lúc khởi điểm. Muốn phát triển CNVT ở nước ta không thể mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế; đặc biệt là quan hệ hợp tác với các quốc gia hàng đầu thế giới về CNVT. 24 Quan điểm 5. Phải có đầu tƣ "đúng độ" thì mới mong có kết quả thực thụ Đã có một thời và cho đến hiện nay, vẫn chưa chấm dứt được quan điểm "nước ta còn nghèo, trình độ thấp kém, cho nên cứ đi xin, hoặc mua rẻ các thiết bị ế thừa hoặc phế thải của các nước tiên tiến về phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển KH&CN ở nước ta cũng tốt rồi". Kinh nghiệm ở nước ta vài chục năm qua cho thấy chúng ta không thể phát triển KH&CN của nước mình dựa vào các thiết bị phế thừa của các nước khác. Ngày nay, tốc độ phát triển KH&CN trên thế giới phát triển với tốc độ rất nhanh, hàng năm nếu không đổi mới các thiết bị thì việc nghiên cứu phát triển luôn trở thành lạc hậu và nếu không đầu tư thích đáng, đúng độ cần thiết cho nó thì không thể theo kịp đà phát triển KH&CN trên thế giới, và như vậy chúng ta vẫn luôn là nước chậm phát triển... 35 năm trước đây Hàn Quốc còn là một nước nông nghiệp châu Á, thế mà vào những năm đầu thế kỷ 21, họ đang đầu tư thưc hiện một chương trình phát triển CNVT, với vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, phấn đấu để đến năm 2015 Hàn Quốc đứng vào hàng ngũ 10 quốc gia hàng đầu về CNVT; 30 năm trước đây, trình độ KH&CN của Bắc Triều Tiên cũng tương đương như Việt Nam, mặc dù kinh tế của họ chỉ bằng 1/20 của Hàn Quốc, nhưng những năm vừa qua, Bắc Triều Tiên đã dám đầu tư vào ngành CNVT 1,4 tỷ USD, hiện nay họ đã chế tạo ra những loại tên lửa tầm xa, đã có thể đưa vệ tinh của họ lên quỹ. Nêu thí dụ ra như vậy để thấy rằng, muốn phát triển KH&CN nói chung, đặc biệt là CNVT, không thể có con đường ngắn tắt mà không cần đầu tư thích đáng, hoặc chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ từ bên ngoài; Cách thông minh nhất là phải biết cân đối giữa mục tiêu mong muốn và năng lực nội tại (tiềm năng, tiềm lực con người và kinh tế) của chính đất nước chúng ta để đẩy mạnh việc phát triển CNVT ở nước ta, từ đó xây dựng được một kế họach phát triển hợp lý. 1.2. Mục tiêu Việc xây dưng mục tiêu là căn cứ vào: kinh nghiệm phát triển CNVT của các nước đi trước (đặc biệt là của các nước có điều kiện giống như Việt Nam), các thành tựu hiện đại của CNVT trên thế giới, những xu hướng phát triển CNVT trong các năm tiếp theo, các chủ trương lớn của Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế của nước nhà. Những nội dung trình bầy dưới đây là khả thi: Mục tiêu ngắn hạn 2005-2010 Phấn đấu trong 5 năm đầu tiên: - Làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa. - Có đầy đủ năng lực thiết kế, chế tạo các loại vệ tinh nhỏ tại Việt Nam. - Có đầy đủ năng lực thiết kế và chế tạo các trạm thu mặt đất tại Việt Nam. 25 - Nghiên cứu và phát triển một số thiết bị vũ trụ mang tính hàng hóa. Mục tiêu đến năm 2015 Phấn đấu để 5 năm tiếp theo: - Củng cố và phát triển năng lực chế tạo các phương tiện bay trong vũ trụ, tên lửa tầm trung. - Việt Nam thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ chuyên dụng. - Chế tạo được một số thiết bị vũ trụ mang tính hàng hóa, tiêu thụ trong nước và làm theo đơn đặt hàng của nước ngoài. - Chuẩn bị cơ sở hạ tầng, năng lực nghiên cứu KH&CN, tham gia vào các chương trình nghiên cứu KH&CN quốc tế. 2. Các nội dung chiến lƣợc 2.1. Chiến lược lựa chọn giải pháp công nghệ Các quốc gia hàng đầu về CNVT trên thế giới cũng là các quốc gia giầu nhất và lớn nhất trên thế giới về mọi mặt; các giải pháp công nghệ của từng quốc gia đều có những ưu điểm đáng được học tập, tiếp thu... Tuy nhiên, Việt Nam ta, thực chất đang là một quốc gia nghèo, mặt bằng về trình độ công nghệ nói chung so với các quốc gia khác trên thế giới còn quá yếu,... vậy thì chúng ta phải suy nghĩ tìm ra được các giải pháp công nghệ thích hợp để phát triển CNVT ở nước ta sao cho tương xứng với một quốc gia đang có 80 triệu dân. Hiện nay, có nhiều quốc gia trên thế giới đang phát triển CNVT, nhưng từng quốc gia có những mục tiêu và bước đi khác nhau. Ba phần tư thời gian đầu của Thế kỷ trước, chỉ có các nước lớn thuộc các quốc gia phát triển mới có chương trình phát triển CNVT cho quốc gia mình như Liên Xô cũ, Mỹ, Anh, Pháp,... Các quốc gia này đã bắt đầu bằng việc phát triển công nghệ tên lửa, tiếp đó phát triển công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh, chế tạo các tầu vũ trụ... và đưa các phương tiện này lên hoạt động trên quỹ đạo Trái đất, rồi vươn ra các quỹ đạo xa ngoài Trái đất. Chỉ có 2 quốc gia lớn là Nga, Mỹ từ nhiều năm nay đã thành công trong việc đưa người lên Vũ trụ và Mặt trăng và nhờ vào công nghệ và sự huấn luyện của Nga năm 2004, Trung Quốc là nước thứ ba đưa người lên quỹ đạo quanh Trái đất trên con tầu vũ trụ của Nga đã được cải tiến. Nga và Mỹ cũng là 2 quốc gia duy nhất chủ xướng và chủ trì xây dựng các Trạm nghiên cứu trong không gian vũ trụ, nhằm thực hiện các chuyến bay dài ngày có người trong vũ trụ, những chương trình này chi phí tới hàng nhiều trăm tỷ USD. Nhiều quốc gia đã và đang thiết kế, chế tạo các vệ tinh quan sát Trái đất (theo dõi các diễn biến tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai...) mang theo nhiều thiết 26 bị, và cung cấp nhiên liệu dài ngày (hàng chục năm), quan sát những vùng lãnh thổ rộng lớn trên thế giới,... những vệ tinh loại này có khối lương đến vài tấn và chi phí nhiều trăm triệu USD. Từ 2 thập kỷ cuối của Thế kỷ 20, CNVT đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, thâm nhập vào các ngành KT-XH, AN-QP của hầu khắp các quốc gia trên thế giới, lúc này nhiều quốc gia nhỏ bé thuộc các nước đang phát triển đã đưa CNVT vào nước mình. Trong vài chục năm gần đây, nhiều quốc gia thuộc các nước đang phát triển đã nhận chuyền giao công nghệ "thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ" vào nước mình và coi đây như bước đi ban đầu trong việc phát triển CNVT của mình, thời gian nhận chuyển giao công nghệ này ngắn chừng 2 năm, chi phí thấp trên dưới 10 triêu USD (tùy theo cấu hình quả vệ tinh nhỏ), đặc biệt là thông qua việc nhận chuyển giao công nghệ tạo lập cho quốc gia mình một đội ngũ cán bộ chuyên môn có thể tiếp tục đảm nhận việc thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ ngay trên lãnh thổ của mình. Vệ tinh nhỏ có các đặc trưng sau: - Vệ tinh nhỏ, có thể phục vụ cho nhu cầu giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai, thông tin liên lạc, truyền thanh, truyền hình, điện thoại... phục vụ cho các công việc nghiên cứu vũ trụ, thử nghiệm các công nghệ mới... - Chi phí cho vệ tinh nhỏ thấp (tùy theo nhiệm vụ, theo cấu hình), giá thành từ thiết kế, chế tạo cho đến khi đưa lên quỹ đạo có thể từ dưới 1 triệu USD cho đến vài chục triệu USD. - Nhân lực cho việc thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và điều hành hoạt động của vệ tinh trên quỹ đạo do một đơn vị tác nghiệp, chừng 40- 50 người. - Thời gian từ khi thiết kế đến khi đưa lên quỹ đạo từ 9-12 tháng. - Cơ sở hạ tầng không cần lớn. - Có thể thuê phóng vệ tinh ở nước ngoài chi phí phóng chừng 10.000-20.000 USD/1 kg. 2.2. Chiến lược lựa chọn đối tác và hợp tác quốc tế Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang đầu tư vào phát triển CNVT, nhưng từng quốc gia đều xây dựng bước đi thích hợp và đều nhận thức được rằng: trước hết họ phải xây dựng riêng cho mình một chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ. Hiện nay và những năm sắp tới đây, Nga và Mỹ là 2 quốc gia hàng đầu trên thế giới về CNVT, 2 quốc gia này phát triển toàn diện các lĩnh vực của CNVT: Tên lửa, vệ tinh, thiết bị vũ trụ; có thể nói bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển CNVT đều không thể thiếu vắng sự trợ giúp trực tiếp của 2 quốc gia này về công nghệ và đào tạo cán bộ.. Các quốc gia hàng đầu khác về CNVT đều có những mặt mạnh riêng, thí dụ: Anh, Pháp, Ý rất mạnh về các thiết bị cơ, quang, điện tử, thông tin liên lạc...; Ukraina là 27 quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực phát triển tên lửa các loại, nhiều quốc gia hàng đầu về CNVT như Mỹ, châu Âu đều đã và đang có các hợp tác song phương; Nhật, Đức có thế mạnh về vật liệu mới, điện tử... Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc... là những nước đã và đang có những kết quả rõ rệt trên con đường phát triển CNVT, đặc biệt họ có những kinh nghiệm xây dựng các bước đi trong quá trình xây dựng và phát triển CNVT rất bổ ích cho các "quốc gia đang phát triển" đang bắt đầu xây dựng và phát triển CNVT của quốc gia mình. Trên cơ sở phân tích về các thế mạnh của từng quốc gia trong việc phát triển CNVT, chúng ta có thể định hướng cho một chiến lược lựa chọn các đối tác và hợp tác quốc tế thích hợp như sau: - Liên bang Nga, Ukraina, là các quốc gia đã phát triển CNVT và xếp hàng đầu trên thế giới về CNVT; Việt Nam chúng ta đã từng có một quan hệ lâu dài và thân thiện. Chúng ta đã từng và hiện vẫn đang tiếp tục có nhiều cán bộ chuyên môn được đào tạo cơ bản và có trình độ cao về kỹ thuật trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt trong đó có không ít người đã được đào tạo trình độ cao trong một số ngành công nghệ cao...; các quốc gia này phải được coi là đối tác chiến lược lâu dài về phát triển CNVT ở nước ta, cần khai thác và phát huy hết thế mạnh của các quốc gia này trong nghiên cứu và phát triển CNVT, chế tạo các loại tên lửa, tầu phóng, đặc biệt là các thiết bị cơ khí, chế tạo khung nền vệ tinh, chế tạo các thiết bị vũ trụ khác... Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa và chuẩn hóa các sản phẩm, thiết bị trên toàn thế giới, chúng ta cần mở rộng ra các đối tác khác có các thế mạnh riêng của mỗi quốc gia. - Hiện nay, các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp,... đang có các thế mạnh đặc biệt trong công nghệ điện tử, vật liệu mới, quang học, cũng như trong việc đào tạo các chuyên gia công nghệ kỹ thuật (như đào tạo tay nghề, chuyển giao công nghệ...), chúng ta cần phải có chiến lược, bước đi cụ thể để khai thác các lợi thế của từng quốc gia... - Các nước châu Á thuộc các "nước đang phát triển" đang có những bước phát triển "ngoạn mục" trong lĩnh vực CNVT như: Ấn Độ, Trung Quốc,..., đặc biệt là Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, chúng ta cần tiếp cận để học tập kinh nghiệm phát triển của các quốc gia này, để từ đó xây dựng các bước đi thích hợp cho Việt Nam trên con đường phát triẻn CNVT của quốc gia mình. 2.3. Chiến lược đào tạo cán bộ Muốn xây dựng một nền CNVT của một quốc gia độc lập, nhất là đáp ứng tương xứng với một nước gần 100 triệu dân như Việt Nam..., chắc chắn chúng ta phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi có thể độc lập giải quyết những vấn đề đặt ra của đất nước trong lĩnh vưc CNVT. Chiến lược đào tạo cán bộ cho CNVT là then chốt cho việc phát triển thành công ở nước ta. 28 Căn cứ vào kinh nghiệm thành công của các nước đi trước, có những điểm tương đồng với nước ta; chúng ta cần có một chiến lược đào tạo cán bộ chuyên môn đảm đương được nhiệm vụ trong sự nghiệp phát triển CNVT ở nước ta. - Trước hết thông qua con đường nhận chuyển giao công nghệ, trong một thời gian tối thiểu từ 2 năm trở lên, chúng ta hoàn thiện dần một đội ngũ chuyên viên có thể đảm đương được viêc thiết kế và chế tạo tên lửa tầm thấp, vệ tinh nhỏ, một phần các thiết bị đặt trên vệ tinh và các trạm mặt đất... Những công việc đào tạo này có thể tiến hành cùng một lúc, hiện nay trên thế giới nhiều khâu trong phát triển CNVT đã đi vào thị trường thông dụng của nhiều nước trên, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta xúc tiến các hợp đồng nhận chuyển giao công nghệ. Các cán bộ đi nhận chuyển giao có thể lựa chọn ở nhiều viện nghiên cứu chuyên ngành. Về cơ học, cơ khí chính xác, điện tử, quang học,... kèm theo là các sinh viên giỏi mới ra trường. Đây được coi như đội ngũ nòng cốt để phát triển chuyên ngành vũ trụ ở nước ta. - Từng bước xây dựng giáo trình và giảng dạy chính khóa tại các trường Đại học Quốc gia, Bách khoa. - Xây dựng kế hoạch đưa đi đào tạo hàng năm ở nước ngoài, tại các nước đã định hướng trong chiến lược hợp tác quốc tế của ta. - Thường xuyên cử cán bộ chuyên môn đi trao đổi chuyên môn tại các hội nghị, hội thảo quốc tế, các trung tâm vũ trụ giỏi của các quốc gia hàng đầu về CNVT. - Đón mời các chuyên gia giỏi về CNVT tại các nước đến thuyết trình và giảng dạy các lớp dài ngày và ngắn ngày tại Việt Nam. Mời các chuyên gia giỏi người nước ngoài vừa thường xuyên làm tư vấn cho Viêt Nam về CNVT vừa thuyết trình giảng dạy chuyên môn cho các chuyên gia Việt Nam. - Đào tạo cán bộ chuyên môn đồng bộ ở trong nước và ngoài nước: trình độ kỹ sư nghiên cứu, kỹ sư thiết kế, chế tạo; cán bộ kỹ thuật giỏi tay nghề thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ. 3. Các bƣớc đi Cần xây dựng một Chương trình phát triển CNVT ở Việt Nam theo các bước đi sau đây: 3.1. Xúc tiến các hợp đồng nhận chuyển giao công nghệ: (thời gian 2 năm) Thông qua các hợp đồng này, xây dựng được một đội ngũ cán bộ nòng cốt về CNVT của Viêt Nam và có trong tay một số sản phẩm thực, có vai trò là các mẫu đầu tiên: tên lửa, vệ tinh nhỏ, một số thiết bị vũ trụ phổ biến thông thường. 29 3.2. Thiết kế, chế tạo cải biến và thích nghi một số thiết bị vũ trụ (thời gian từ 2-3 năm tiếp theo) Trên cơ sở tiếp nhận chuyển giao công nghệ, các cán bộ chuyên môn Việt Nam tiến hành thiết kế, chế tạo các sản phẩm thứ hai tại Việt Nam, có cải tiến đáp ứng các nhu cầu của Việt Nam. 3.3. Nâng cao năng lực quốc gia theo hướng hình thành nền công nghiệp vũ trụ (5 năm tiếp theo) Trong 5 năm tiếp theo này tiếp tục thiết kế và chế tạo các sản phẩm thứ ba, vừa đáp ứng được nhu cầu trong nước, vừa tiếp cận và ứng dụng được các tiến bộ công nghệ mới đương đại trên thế giới. Như vậy trong vòng 10 năm xây dựng, chúng ta phải hình thành đồng bộ các chuyên môn đáp ứng việc hoàn thiện một nền công nghiệp vũ trụ của Việt Nam, tham gia tiếp cận với thị trường công nghệ vũ trụ và công nghiệp vũ trụ trên thế giới. 3.4. Nâng cao năng lực nghiên cứu trong CNVT Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được và đã hình thành nền công nghiệp vũ trụ ban đầu ở Việt Nam, chúng ta cần chuyển dần vào công việc nghiên cứu trong CNVT, dần dần đóng góp vào thành tựu chung về CNVT trong giao lưu quốc tế, giai đoạn này cũng phải xây dựng từ 5 năm trở lên. 3.5. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo các thiết bị theo công nghệ mới Giai đoạn này tiến hành, chí ít cũng phải 5 năm trở lên và như vậy sau 20 năm xây dựng ngành CNVT ở Việt Nam chúng ta phải phấn đấu để một số kết quả và thành tựu nghiên cứu về CNVT được thị trường CNVT thế giới chấp nhận. 3.6. Tạo các tiền đề để tham gia vào thị trường CNVT với các nước khác Đầu tư để triển khai thiết kế và chế tạo được một số sản phẩm CNVT tham gia vào thị truờng CNVT trên thế giới. Nếu được đầu tư đúng và đủ theo dự kiến ban đầu, thì trong vòng 20 năm, chậm nhất là 25 năm, nền CNVT của Việt Nam mới có thể hội nhập bình đẳng trong thị trường CNVT. 4. Các chính sách Cần nghiên cứu và đề xuất ra các chính sách thích hợp cho việc đẩy mạnh phát triển CNVT ở Việt Nam, đặc biệt là: * Chính sách phát triển KH&CN đặc biệt cho phát triển CNVT * Chính sách cán bộ đặc biệt cho phát triển CNVT 30 5. Tài chính, nhu cầu và thu hồi vốn 5.1. Dự kiến các đầu tư ban đầu Đầu tƣ cho chƣơng trình công nghệ vũ tụ Công nghệ vũ trụ là một lĩnh vực nhậy cảm, và luôn mang tính "không công khai", do vậy ta khó có thể tìm ra được các số liệu về đầu tư trên các hệ thống thông tin thông thường. Mặt khác, tùy theo chiến lược phát triển CNVT của từng quốc gia, mà số lượng đầu tư sẽ khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu thu thập được của 2 quốc gia có các điểm tương đồng với Việt Nam, chúng ta có thể rút ra những điều bổ ích về mặt đầu tư và thu hồi vốn trong việc phát triển CNVT. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, trình độ về CNVT của Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như Việt Nam ta hiện nay. Theo số liệu đánh giá của các chuyên gia quốc tế, thì Bắc Triều Tiên đã phải đầu tư cho Chương trình tên lửa của họ vào khoảng 1,4 tỷ USD và họ đã thực hiện chương trình này trong 30-40 năm nay và hiện nay đã đạt trình độ thế giới, đã tham gia vào thị trường CNVT trên thế giới. Hàn Quốc cũng đã công bố các dự kiến đầu tư của họ cho Chương trình phát triển CNVT, phấn đấu đến năm 2015 Hàn Quốc đứng trong 10 quốc gia hàng đầu thế giới về CNVT (bảng 5). Bảng 5: Các dự án phát triển tên lửa và vệ tinh của một số nước Các Dự án 1995-2000 2001-20010 2011-2015 Tổng cộng (triệu USD) Vệ tinh 358 901 428 1.688 Các tầu phóng 196 783 104 1.083 Ứng dụng và quan sát vũ trụ 128 671 409 1.208 Tổng cộng 682 2.355 942 3.979 Căn cứ vào các số liệu nêu trên, trong khoảng 30 năm, mỗi quốc gia cũng đã đầu tư vào CNVT khoảng trên dưới 3 tỷ USD, tức là họ đã đầu tư vào chương trình vũ trụ khoảng 100 triệu USD/năm để hiện nay có thể đứng vào thị trường CNVT trên thế giới. 31 V. KẾT LUẬN Xây dựng và phát triển công nghệ vũ trụ không chỉ là việc tăng cường năng lực KH&CN quốc gia mà thực chất đó là việc tăng cường năng lực và tiềm lực của mỗi quốc gia trong thế giới đương đại. 1. Từ 30 năm qua những kết quả ứng dụng CNVT đã xâm nhập vào hầu hết các ngành kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của nước ta và đã trở thành nhu cầu tác nghiệp trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. 2. Hơn ba mươi năm trước đây, một số nước có hoàn cảnh lịch sử, chính trị, xã hội, kinh tế, trang bị quân sự... cũng tương đồng như các điều kiện của nước ta. Nhưng hiện nay, các quốc gia này đã đạt được những kết quả rực rỡ trong việc xây dựng và phát triển CNVT trong thế giới đương đại. Trong khi đó, hiện nay trình độ về CNVT của Việt Nam vẫn đang dò dẫm ở những giai đoạn sơ khai ban đầu; mặc dù chúng ta đã có lợi thế là thống nhất đất nước từ 30 năm nay. Những kinh nghiệm của các quốc gia đã và đang phát triển CNVT sẽ giúp ích Việt Nam chúng ta rất nhiều trong việc xây dựng và phát triển CNVT. 3. Kinh nghiệm và thực tiễn xây dựng và phát triển CNVT của các quốc gia khác nhau trên thế giới đều cho thấy rằng, đây là một việc trọng đại trong việc xây dựng và bảo vệ quốc gia và đều do Người lãnh đạo cao nhất của quốc gia chỉ đạo trực tiếp; chắc chắn rằng ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển CNVT ở Việt Nam cần được các cơ quan chức năng sớm chuẩn bị đầy đủ và trình lên Chính phủ và các cấp có thẩm quyền quyết định quyết định. 4. Trong bối cảnh hiện nay với các điều kiện về tiềm lực chủ quan trong nước và các điều kiện khách quan bên ngoài nước, nếu chúng ta xây dựng được chiến lược đúng đắn, đầu tư đẩy mạnh cho việc phát triển CNVT khoảng 1-2 trăm triệu USD/năm, thì chắc chắn trong khoảng thời gian 15-20 năm đủ để nền CNVT - Việt Nam đạt trình độ phát triển về CNVT của thế giới. Ngƣời biên soạn: Ks. Đoàn Ngọc Lƣu, Ts. Mai Hà 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược Phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2010. Ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003, (phần về công nghệ vũ trụ). Công báo, tháng 1, Số 11 (16/01/2004) trang 14. 2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Mục 4.b Vận hành Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia phục vụ giám sát hiện trạng tài nguyên và môi trường...). 3. Dự án "Vệ tinh nhỏ Việt Nam giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai", Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Hà Nội, 10/2001. 4. Đề án "Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010". Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Hà Nội, 7/2002. 5. Dự thảo "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ", Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Hà Nội, 6/2003. 6. Doãn Ngọc Lưu. Kiến nghị về Định hướng phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam đến 2010 và 2020, Ban nghiên cứu dự báo, chiến lược và quản lý khoa học. Trung tâm KHTN & CNQG, Hà Nội - 2003. 7. Robert A. Braeunig. Rocket and Space Technology. Columbia STS-107, Lost February 1, 2003. 8. SPACE NEWS. Business Report. Research Projects. Technology. 9. NTI. Working for a safer World . Issues&Analysis. 2003. Future Space Security. 10. CNS. Monterey Institute of International Studies. 2003. A History of Ballistic Missile Development in the DPRK. 11. BBC News. 2003. N Korea.s Missile Programme. 12. CNN.com./WORLD. Feb.12.2003. Tenet" North Korea has ballistic missile capable of hitting U.S. 13. WMD Around the World (Weapons of Mass Destruction) 2003-2004, 14. Vladivostok News. 2003. Vladivostok Novosti Company, Overview of North Korea.s Missile Program.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1 24.pdf