Những vấn đề cần được làm rõ khi áp dụng các quy định của bộ luật dân sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ: Việc xử lý tài sản cầm giữ được thực hiện theo thủ tục chung và một khi chấp nhận giao tài sản cho người có chức năng xử lý (như cơ quan thi hành án,.), thì bên cầm giữ cũng không còn “vũ khí” nào đặc biệt để bảo vệ quyền của mình. Quyền quan trọng nhất của bên cầm giữ là quyền giữ tài sản để gây áp lực đối với bên có nghĩa vụ: muốn nhận lại tài sản, thì bên có nghĩa vụ chỉ có mỗi cách là thực hiện nghĩa vụ đối với bên cầm giữ. Bằng cách gây áp lực như thế, bên cầm giữ suy cho cùng còn có lợi thế hơn cả chủ nợ có bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố tài sản. Bên cầm giữ được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu bên có nghĩa vụ đồng ý (khoản 3 Điều 348 BLDS năm 2015). Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (Điều 348 BLDS năm 2015). Đổi lại với các quyền được thừa nhận cho mình, bên cầm giữ có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 349 BLDS năm 2015, tương tự như các nghĩa vụ của bên nhận giữ tài sản theo hợp đồng gửi giữ. Chấm dứt tài sản: Các trường hợp chấm dứt cầm giữ được quy định tại Điều 350 BLDS năm 2015. Đáng chú ý nhất là trường hợp bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế. Luật không nói rõ, nhưng phải thừa nhận rằng việc không chiếm giữ tài sản phải hoàn toàn tự nguyện: bên cầm giữ bị tước đoạt tài sản một cách trái pháp luật có quyền của người chiếm hữu yêu cầu khôi phục tình trạng ban đầu theo Điều 185 BLDS năm 2015.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề cần được làm rõ khi áp dụng các quy định của bộ luật dân sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC LÀM RÕ KHI ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ Tóm tắt: Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 bao hàm những quy định khá đầy đủ về chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hướng tập trung tháo gỡ những vướng mắc được ghi nhận từ thực tiễn. Tuy nhiên, để bảo đảm cho các quy định trong BLDS năm 2015 về chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng trên thực tiễn, đòi hỏi BLDS năm 2015 cần được cụ thể hoá bằng một văn bản hướng dẫn thi hành. Nguyễn Ngọc Điện* Đỗ Thị Bông** * Viện sĩ, PGS.TS. Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG Tp. HCM ** ThS. GV. Giảng viên khoa Kinh tế - Luật Đại học Tây Nguyên Abstract The Civil Code of 2015 provides sufficient provisions on ensurance of the fulfillment of obligations of secured transactions by focusing on addressing problems recognized from practical performance. However, it is required to issue guidelines for detailed enforcements of the Civil Code of 2015 so that it is to ensure the provisions of the Civil Code of 2015 on the secured transactions are applied in practices. Thông tin bài viết: Từ khóa: Giao dịch bảo đảm, tài sản hình thành trong tương lai, xử lý tài sản bảo đảm, xử lý quyền sử dụng đất, quyền cầm giữ. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 23/08/2019 Biên tập : 26/08/2019 Duyệt bài : 28/08/2019 Article Infomation: Keywords: Secured transaction, after-acquired title, foreclosure, right of retention. Article History: Received : 23 Aug. 2019 Edited : 26 Aug. 2019 Approved : 28 Aug. 2019 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) bao hàm những quy định tương đối sâu rộng về chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, để thực hiện chế định này, đòi hỏi BLDS năm 2015 về chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cần được cụ thể hoá bằng một văn bản hướng dẫn thi hành. Trước đây, chế độ bảo đảm nghĩa vụ theo Bộ luật dân sự năm 2005 được hướng dẫn thực hiện bằng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006, sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/0/2012. Trong bối cảnh áp dụng BLDS năm 2015, cần thay thế các nghị định nêu trên bằng một nghị định mới. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 42 Số 20(396) T10/2019 1. Trường hợp dùng một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ Theo quy định tại khoản 1 Điều 296 BLDS năm 2015, một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Thật ra, quy định của luật chỉ mang tính cảnh báo, nhắc nhở, đặc biệt đối với bên nhận bảo đảm về những rủi ro có thể đương đầu trong trường hợp chấp nhận việc dùng một tài sản đang được dùng để bảo đảm nghĩa vụ khác nhằm bảo đảm nghĩa vụ đối với mình. A thế chấp cho B một căn nhà trị giá 3 tỷ đồng để vay số tiền 2 tỷ đồng; sau đó A lại thế chấp cho C cũng chính căn nhà đó để vay thêm 2 tỷ đồng nữa. Nếu ở thời điểm nhận thế chấp, C biết rõ tình trạng pháp lý của căn nhà, đặc biệt là biết về việc căn nhà đang được thế chấp để bảo đảm món nợ vay của B, thì việc thế chấp giữa A và C hoàn toàn bình thường và có giá trị: đơn giản, trong trường hợp xử lý tài sản thế chấp để thu nợ, thì C phải để cho B được ưu tiên nhận tiền thanh toán. Việc các bên, một khi hiểu rõ tình trạng bảo đảm nghĩa vụ liên quan đến một hoặc nhiều tài sản, chấp nhận giao kết việc bảo đảm nghĩa vụ dù tổng giá 1 Trong trường hợp dùng một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ, thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm nghĩa vụ khác (khoản 2 Điều 296). Việc áp đặt nghĩa vụ này cho bên bảo đảm nhằm tạo điều kiện cho bên nhận bảo đảm nắm vững và có đầy đủ thông tin cần thiết về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm. Quy định này thật ra không cần thiết nếu hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm vận hành tốt, bởi việc đăng ký có tác dụng công khai những quan hệ bảo đảm nghĩa vụ ràng buộc tài sản; bên nhận bảo đảm có trách nhiệm chủ động tham khảo thông tin từ hệ thống này để hiểu rõ tình trạng pháp lý của tài sản trước khi quyết định có xác lập giao dịch bảo đảm hay không. Dùng một tài sản thế chấp cho nhiều chủ nợ để bảo đảm nhiều món nợ khác nhau, trong luật của các nước tiền tiến, được coi là việc làm bình thường: các chủ nợ nhận thế chấp được xếp hạng ưu tiên theo thứ tự dựa vào ngày đăng ký. Xem, ví dụ như trong luật của Pháp: Ph. Simler và Ph. Delebecque, Droit civil – Les suretés. La publicité foncière, Précis Dalloz, 2009, tr. 444 và kế tiếp. trị nghĩa vụ được bảo đảm vượt quá giá trị tài sản bảo đảm hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của pháp luật bảo đảm nghĩa vụ1. Điều luật này áp dụng cho cả bảo đảm đối vật và bảo đảm đối nhân. Đây là quy định thuộc loại bổ khuyết nghĩa là được áp dụng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc luật đòi hỏi các bên có thoả thuận về việc bên bảo đảm cam kết bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ có tổng giá trị lớn lớn giá trị tài sản bảo đảm hàm ý rằng các bên, khi bảo đảm một số nợ quá lớn so với giá trị tài sản bảo đảm, phải biết rõ, hiểu rõ việc mình làm. Nếu các bên không có thoả thuận rõ ràng, thì luật chủ động can thiệp bằng cách giới hạn phạm vi bảo đảm đến hết giá trị của tài sản bảo đảm. 2. Chuyển nhượng tài sản bảo đảm Quyền truy đòi đối với tài sản thế chấp được chuyển nhượng: Vấn đề chuyển nhượng tài sản bảo đảm chỉ được đặt ra như vấn đế có ý nghĩa thực tiễn trong trường hợp thế chấp tài sản, do tài sản thế chấp thường do bên thế chấp giữ và do đó, có điều kiện thực hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu. Trong luật hiện hành, tài sản thế chấp chỉ có thể được chuyển nhượng với sự đồng ý của bên nhận thế chấp, trừ trường hợp tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển hoặc luật có quy định khác (khoản 5 Điều 321 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 43Số 20(396) T10/2019 BLDS năm 2015). Tuy nhiên, trong trường hợp bên thế chấp tự ý chuyển nhượng tài sản thế chấp mà không hỏi ý kiến của bên nhận thế chấp, thì luật lại không chỉ rõ hậu quả của giao dịch. Khó có thể thừa nhận rằng bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, bởi luật không cấm bên thế chấp chuyển nhượng tài sản thế chấp: luật chỉ đòi hỏi bên thế chấp phải hỏi bên nhận thế chấp và được sự đồng ý của bên nhận thế chấp về việc chuyển nhượng. Cần lưu ý rằng, Điều 301 BLDS năm 2015 quy định, người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 BLDS. Điều 299 BLDS ghi nhận các trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện đúng dẫn đến sự cần thiết xử lý tài sản bảo đảm. Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng, trong ngữ cảnh của Điều 301 BLDS, người đang giữ tài sản bảo đảm có thể là bất kỳ người nào, kể cả chủ sở hữu tài sản. Áp dụng quy định này trong trường hợp bên thế chấp bán tài sản thế chấp mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, thì bên nhận thế chấp vẫn có quyền yêu cầu bên mua tài sản giao tài sản thế chấp cho mình để xử lý. Do đó, nội dung của quy định này cần được làm rõ trong nghị định về giao dịch bảo đảm. Điều này đặc biệt hợp lý trong trường hợp tài sản thuộc loại phải đăng ký, bởi việc thế chấp tài sản được đăng ký và người nhận chuyển nhượng cũng phải đăng ký việc chuyển nhượng, do đó, buộc phải biết tài sản đang được thế chấp: một khi chấp nhận mua tài sản trong tình trạng được thế chấp, người mua phải chấp nhận tất cả các rủi ro gắn liền với tình trạng này. 3. Xử lý tài sản bảo đảm Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm: Biện pháp bảo đảm có tác dụng giúp cho bên bảo đảm có được sự thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ phải thực hiện nhưng đã không được bên có nghĩa vụ thực hiện đúng. Theo quy định tại Điều 299 BLDS năm 2015, nghĩa vụ phải thực hiện là nghĩa vụ đến hạn hoặc phải thực hiện trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật. Suy cho cùng, việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ tỏ ra hợp lý một khi có đầy đủ dấu hiệu cho thấy nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện đúng. Bởi vậy, điều cần thiết là một khi nghĩa vụ được bảo đảm cần phải được thực hiện, bên chủ nợ có bảo đảm phải yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn hợp lý. Nếu hết thời hạn đó mà nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện, thì việc xử lý tài sản bảo đảm mới được tiến hành. Để ngăn ngừa các tranh chấp không cần thiết, nên quy định việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ phải được ghi nhận bằng văn bản. Thủ tục xử lý: Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (khoản 1 Điều 300 BLDS năm 2015). Quy định này nhằm tạo điều kiện cho bên bảo đảm có sự chuẩn bị cần thiết. Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị, thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý đó. Nếu tuỳ tiện xử lý tài sản bảo đảm mà không thông báo theo quy định của luật dẫn đến thiệt hại cho bên bảo đảm, các bên cùng bảo đảm khác, thì phải bồi thường (khoản 2 Điều 300 BLDS năm 2015). THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 44 Số 20(396) T10/2019 Trong trường hợp tài sản bảo đảm đang được bên bảo đảm hoặc người khác nắm giữ, chiếm giữ, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người nắm giữ, chiếm giữ giao tài sản cho mình để xử lý (Điều 301 BLDS năm 2015). Nếu người giữ tài sản không chịu giao tài sản, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu toà án giải quyết (cùng điều luật)2. Điều đó có nghĩa là trên nguyên tắc, bên nhận bảo đảm không có quyền tự mình thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nhằm thu hồi nợ. Việc xử lý tài sản phải được thực hiện theo thủ tục chung về tố tụng dân sự. Chỉ sau khi tài sản được đem bán, thì bên nhận bảo đảm mới thực hiện quyền ưu tiên nhận tiền thanh toán từ tiền bán tài sản so với các chủ nợ không có báo đảm và chủ nợ có thứ tự ưu tiên thanh toán thấp hơn. Quyền thu giữ theo BLDS: BLDS năm 2015 ghi nhận quyền tự bảo vệ thành một quyền có tính nguyên tắc, được ghi nhận tại Điều 11 và được nhận dạng như một quyền hợp pháp theo các điều kiện được quy định tại Điều 123. Trong lĩnh vực pháp luật tài sản, quyền tự bảo vệ được thừa nhận cho chủ sở hữu và chủ thể có quyền khác đối với tài sản theo khoản 1 Điều 164: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật”. 2 Trong thời kỳ áp dụng BLDS năm 2005, nhằm hỗ trợ cho các chủ nợ có bảo đảm trong việc thực thi quyền đòi nợ, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 thừa nhận cho chủ nợ có bảo đảm quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý (Điều 63). Sau hơn 5 năm được áp dụng, Nghị định này được hoàn thiện thêm một bước bằng Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012. Việc thực hiện hai nghị định này được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân hàng Nhà nước. Với quyền thu giữ, chủ nợ có bảo đảm có thể có được trong tay tài sản mình cần mà không phải tiến hành các thủ tục tố tụng phức tạp, mất thời gian và tốn kém. 3 Xem Nguyễn Ngọc Điện (2017), “Quyền tự bảo vệ - Điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1+2 (334+335). Nếu coi việc không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm như một hành vi xâm phạm quyền của chủ nợ có bảo đảm, thì quyền tự bảo vệ, áp dụng Điều 11 và Điều 12 BLDS năm 2015, sẽ cho phép chủ nợ có bảo đảm thu hồi nợ bằng cách tự mình xử lý tài sản bảo đảm. Cụ thể, chủ nợ nhận thế chấp có quyền thu giữ tài sản bằng các phương tiện hợp pháp của riêng mình. Trong trường hợp bị ngăn cản thì chủ nợ có quyền tự bảo vệ trong khuôn khổ phòng vệ chính đáng. Trong trường hợp việc ngăn cản có dấu hiệu của hành vi tấn công, thì chủ nợ có bảo đảm có quyền tự bảo vệ, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, áp dụng Điều 11 BLDS năm 2015. Tuy nhiên, để áp dụng Điều 11 BLDS năm 2015 trên thực tế cần văn bản hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết điều luật này. 4. Xử lý mâu thuẫn giữa Bộ luật Dân sự và Luật Thi hành án dân sự Theo quy định tại khoản 2 Điều 325 BLDS năm 2015, “Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Điều THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 45Số 20(396) T10/2019 111 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định, “Trường hợp đất của người phải thi hành án có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có tài sản gắn liền với đất”. Quy định này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của BLDS năm 2015. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất trong trường hợp trên đất có tài sản của người khác, Luật Thi hành án dân sự lại có những quy định khác tại Điều 113. Cụ thể về xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên, Điều 113 Luật Thi hành án dân sự quy định: “1. Trường hợp tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác thì xử lý như sau: a) Đối với tài sản có trước khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Trường hợp người có tài sản không tự nguyện di chuyển tài sản thì Chấp hành viên hướng dẫn cho người có tài sản và người phải thi hành án thoả thuận bằng văn bản về phương thức giải quyết tài sản. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hướng dẫn mà họ không thoả thuận được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án và người có tài sản gắn liền với đất. Trường hợp người có tài sản là người thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà không hình thành pháp nhân mới thì người có tài sản được quyền tiếp tục ký hợp đồng thuê đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn còn lại của hợp đồng mà họ đã ký kết với người phải thi hành án. Trường hợp này, trước khi xử lý quyền sử dụng đất, Chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho người tham gia đấu giá, người được đề nghị nhận quyền sử dụng đất về quyền được tiếp tục ký hợp đồng của người có tài sản gắn liền với đất; b) Đối với tài sản có sau khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả lại quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày yêu cầu, mà người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất. Đối với tài sản có sau khi kê biên, nếu người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì tài sản phải bị tháo dỡ. Chấp hành viên tổ chức việc tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản; c) Người có tài sản gắn liền với đất của người phải thi hành án được hoàn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ nhưng phải chịu các chi phí về kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản”. Với các quy định như trên, thì người xây dựng trên đất trong những trường hợp không phải là thuê đất (đúng ra phải nói là thuê quyền sử dụng đất) hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì sẽ phải tháo dỡ tài sản nếu không muốn bị xử lý chung với quyền sử dụng đất được thế chấp. Vì vậy, ở đây cần giải quyết mâu thuẫn này để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống luật. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 46 Số 20(396) T10/2019 5. Cầm giữ tài sản Theo Điều 346 BLDS năm 2015, cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Tính chất bảo đảm nghĩa vụ của biện pháp thể hiện ở chỗ bên có nghĩa vụ buộc phải thực hiện nghĩa vụ chứ không có sự lựa chọn, như là điều kiện để bên có quyền trả lại tài sản. Dù tài sản không thuộc sở hữu của bên cầm giữ, bên này vẫn có chính danh để nắm giữ tài sản và có quyền dùng việc đó để gây sức ép đối với bên có nghĩa vụ. Biện pháp bảo đảm đặc biệt: Tính đặc biệt của biện pháp cầm giữ tài sản thể hiện ở nhiều điểm phân biệt với các biện pháp bảo đảm đối vật khác. Không giống như thế chấp tài sản, việc cầm giữ chỉ hữu hiệu chừng nào tài sản còn nằm dưới quyền kiểm soát vật chất của người cầm giữ. Nhưng khác với cầm cố, người cầm giữ mất quyền năng đối với tài sản một khi không còn cầm giữ thực tại đối với tài sản và không có quyền truy đòi tài sản. Khác với cả thế chấp và cầm cố, người cầm giữ không có quyền xử lý tài sản cầm giữ với tư cách chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó, cũng không có quyền ưu tiên thanh toán bằng tiền bán tài sản. Người này chỉ có quyền cầm giữ để gây áp lực buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ. Phạm vi áp dụng: Theo Điều 412 BLDS năm 2015, trường hợp bên có nghĩa vụ (theo một hợp đồng song vụ) không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từ Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật này. 4 Xem Nguyễn Ngọc Điện (2019), Phương pháp phân tích luật viết, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 99-102. Trên nguyên tắc, chỉ cần quan hệ nghĩa vụ thoả mãn các điều kiện luật định, thì quan hệ cầm giữ tài sản phát sinh. Luật không giới hạn phạm vi áp dụng cầm giữ tài sản theo loại hợp đồng (mua bán, dịch vụ,...). Tuy nhiên, trong luật hiện hành, cầm giữ tài sản chỉ được chính thức thừa nhận trong hợp đồng song vụ. Điều kiện liên quan đến việc cầm giữ: Điều cần thiết là có sự cầm giữ thực tại. Quan hệ cầm giữ chỉ có điều kiện được xác lập một khi tài sản nằm dưới sự kiểm soát vật chất của bên có quyền. Việc cầm giữ phải có nguồn gốc từ việc chuyển giao tài sản cho bên có quyền trong khuôn khổ thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng song vụ. Ví dụ điển hình là chuyển giao tài sản theo hợp đồng gửi giữ. Chuyển giao tài sản theo hợp đồng cầm cố để bảo đảm nghĩa vụ cũng được coi là một điều kiện để hình thành quan hệ cầm giữ. Luật không đặt vấn đề liệu có nên đòi hỏi ở bên cầm giữ về tính hợp đạo lý, tính nhân văn của việc cầm giữ. Một người vận chuyển một số thiết bị y tế để giao cho một bệnh viện; phí vận chuyển không được thanh toán và người vận chuyển cầm giữ số thiết bị, không giao cho bệnh viện, dù bệnh viện đang rất cần số thiết bị ấy để chăm sóc bệnh nhân. Với câu chữ của luật, thì người vận chuyển hoàn toàn có quyền cầm giữ tài sản trong trường hợp này. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chi phối hoạt động giải thích luật theo đó, “luật dừng áp dụng ở nơi dừng lại của lý lẽ (cessante ratione legis cessat ejus dispositio)4. Với nguyên tắc đó, thì có thể thừa nhận rằng quyền cầm giữ chỉ được thực hiện một khi việc thực hiện quyền không gây phương hại đến lợi ích quốc gia, công cộng, lợi ích chung của xã hội, cộng đồng. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 47Số 20(396) T10/2019 Điều kiện liên quan đến nghĩa vụ được bảo đảm: Giữa bên cầm giữ và chủ sở hữu tài sản có thể có nhiều quan hệ nghĩa vụ. Nhưng chỉ có các nghĩa vụ gắn với hợp đồng song vụ có tác dụng chuyển giao tài sản cho bên cầm giữ mới được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cầm giữ tài sản. Đó có thể là nghĩa vụ chính, như nghĩa vụ trả tiền công giữ theo hợp đồng gửi giữ; đó cũng có thể là nghĩa vụ phụ, như nghĩa vụ hoàn trả chi phí bảo quản tài sản trong thời gian nhận giữ. Cần nhấn mạnh rằng, theo quy định của nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm giữ tài sản phải là nghĩa vụ gắn với hợp đồng song vụ mà trong khuôn khổ hợp đồng đó việc chuyển giao tài sản được thực hiện. Một chủ garage (nhà để xe) nhận sửa chữa một chiếc ô tô mà trước đó đã sửa chữa một lần nhưng chủ xe chưa thanh toán tiền; lần này chủ xe cũng không thanh toán tiền sau khi xe được sửa chữa xong. Chủ garage trong trường hợp này có quyền cầm giữ chiếc ô tô để bảo đảm việc thanh toán tiền sửa chữa lần 2, nhưng không có cầm giữ để yêu cầu thanh toán tiền sửa chữa lần đầu. Thời điểm xác lập quan hệ cầm giữ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 347 BLDS năm 2015, cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp có nhiều nghĩa vụ gắn với hợp đồng song vụ, thì chỉ cần một trong các nghĩa vụ ấy đến hạn và không được thực hiện hoặc không được thực hiện đúng, thì quan hệ cầm giữ phát sinh. Luật không phân biệt nghĩa vụ đến hạn là nghĩa vụ chính hay nghĩa vụ phụ. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ: Việc xử lý tài sản cầm giữ được thực hiện theo thủ tục chung và một khi chấp nhận giao tài sản cho người có chức năng xử lý (như cơ quan thi hành án,..), thì bên cầm giữ cũng không còn “vũ khí” nào đặc biệt để bảo vệ quyền của mình. Quyền quan trọng nhất của bên cầm giữ là quyền giữ tài sản để gây áp lực đối với bên có nghĩa vụ: muốn nhận lại tài sản, thì bên có nghĩa vụ chỉ có mỗi cách là thực hiện nghĩa vụ đối với bên cầm giữ. Bằng cách gây áp lực như thế, bên cầm giữ suy cho cùng còn có lợi thế hơn cả chủ nợ có bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố tài sản. Bên cầm giữ được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu bên có nghĩa vụ đồng ý (khoản 3 Điều 348 BLDS năm 2015). Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (Điều 348 BLDS năm 2015). Đổi lại với các quyền được thừa nhận cho mình, bên cầm giữ có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 349 BLDS năm 2015, tương tự như các nghĩa vụ của bên nhận giữ tài sản theo hợp đồng gửi giữ. Chấm dứt tài sản: Các trường hợp chấm dứt cầm giữ được quy định tại Điều 350 BLDS năm 2015. Đáng chú ý nhất là trường hợp bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế. Luật không nói rõ, nhưng phải thừa nhận rằng việc không chiếm giữ tài sản phải hoàn toàn tự nguyện: bên cầm giữ bị tước đoạt tài sản một cách trái pháp luật có quyền của người chiếm hữu yêu cầu khôi phục tình trạng ban đầu theo Điều 185 BLDS năm 2015. Những vấn đề đặt ra đối với chế định cần giữ tài sản đòi hỏi cần được cụ thể hóa trong một văn bản hướng dẫn thi hành THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 48 Số 20(396) T10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_van_de_can_duoc_lam_ro_khi_ap_dung_cac_quy_dinh_cua_bo.pdf
Tài liệu liên quan