Những vấn đề chung về công tác kế toán tài sản cố định ở các doanh nghiệp sản xuất

-Máy móc thiết bị vật tư gắn liền với qúa trình sản xuất kinh doanh, tính năng công suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng, cho phép áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng hay phương pháp khấu hao giảm dần -Nhà cửa, vật kiến trúc, trạm,.áp dụng khấu hao đường thẳng. -Đối với những TSCĐ vô hạn theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán không phải tính khấu hao. Giá trị của TSCĐ đó được phản ánh trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính cho đến khi tính hữu dụng của tài sản này không còn nữa Ý kiến 6 : Cần phải có bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ và hao mòn TSCĐ để mỗi khi nhìn vào ta có cách nhìn tổng quát từ nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn vốn đầu tư, đơn vị sử dụng. Sau mỗi nghiệp vụ liên quan đến tăng giảm TSCĐ vào thẻ, vào sổ theo dõi ngay

doc82 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề chung về công tác kế toán tài sản cố định ở các doanh nghiệp sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CĐ trong công ty như sau: + Máy móc thiết bị truyền dẫn: 68,38% + Thiết bị và phương tiện vận tải : 0,58% + Máy móc thiết bị động lực: 28,77% + Máy móc thiết bị công tác :0,41% + Công cụ - dụng cụ đo lường, dụng cụ quản lý: 0,21% + Nhà cửa : 1,5% + Vật kiến trúc: 0,81% + TSCĐ khác dùng trong sản xuất kinh doanh: 0,065% Cách phân loại này giúp công ty nắm được tình hình TSCĐ, để theo dõi và trích khấu hao, quản lý, sử dụng sao cho có hiệu quả. Cách phân loại theo tính chất sử dụng biết ngay được TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là bao nhiêu, TSCĐ không cần dùng, TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý là bao nhiêu. Cách phân loại theo nguồn vốn giúp công ty nắm bắt được nguồn vốn ngân sách là bao nhiêu, tự bổ sung là bao nhiêu, sử dụng nguồn vốn khác như thế nào từ đó theo dõi quản lý, có phương hướng đầu tư đúng đắn , phù hợp và giúp cho việc phân tích, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ mang lại lợi ích tối đa. 2.2.Đánh giá TSCĐ Để biết được năng lực sản xuất của TSCĐ, tính toán khấu hao TSCĐ và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đánh giá TSCĐ. Tại công ty TTĐ1, nguyên nhân chủ yếu tăng TSCĐ là do mua sắm, lắp mới, điều chỉnh... Nguồn vốn ở công ty một phần do Ngân sách nhà nước cấp, một phần do tự bổ sung và một số nguồn khác. Việc đánh giá TSCĐ của công ty được tuân theo nguyên tắc chế độ kế toán đã ban hành. Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng dần tạo ra giá trị hao mòn. Do đó, trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ bên cạnh việc đánh giá TSCĐ theo nguyên giá, công ty còn xác định giá trị còn lại của TSCĐ. Để xác định giá trị còn lại công ty đã sử dụng công thức: Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị đã hao mòn của TSCĐ của TSCĐ của TSCĐ Công ty luôn đánh giá lại TSCĐ theo giá thị trường, công việc đánh giá lại này giúp cho việc tính toán và trích khấu hao đúng và đủ, tạo nguồn vốn tái đầu tư TSCĐ và bảo tồn cho công ty. 3. Kế toán tổng hợp TSCĐ 3.1.Tài khoản sử dụng. Để theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ của công ty, kế toán đã sử dụng chủ yếu các tài khoản sau: TK 211, TK 214, TK 241 và một số tài khoản khác như: TK 111, TK 112, TK 331, TK 642, TK 627. Do công ty không có TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính nên kế toán không sử dụng tài khoản 212, 213. Kế toán sử dụng sổ sau để theo dõi, tổng hợp TSCĐ của công ty : -Sổ nhật ký chung -Sổ cái TK 211, TK 214 -Sổ chi tiết TK 112, TK 331 -Bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ 3.2.Kế toán tình hình biến động của TSCĐ tại công ty TTĐ1 3.2.1. Hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ Chỉ tiêu 1997 1998 1999 Nguyên giá đầu năm 990.476.393.300 1.410.403.119.300 2.034.790.928.300 Tăng trong năm 421.352.726.000 625.755.746.000 117.324.570.000 Giảm trong năm 1.426.000.000 1.367.937.000 654.223.300 Dư cuối năm 1.410.403.119.300 2.034.790.928.300 2.151.461.275.000 Nhìn tổng quát qua các năm ta thấy nguyên giá TSCĐ tăng lên từng năm chứng tỏ công ty thường xuyên đổi mới và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh . Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ năm 1999 (Bảng 2) 3.2.2. Kế toán tăng TSCĐ Thực tế những năm gần đây, công ty đã không ngừng tăng cường đầu tư theo chiều sâu, đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại. Vào năm 1999, công ty TTĐ1 đã đầu tư thêm: 117.324.570.000đ do nhiều nguyên nhân như mua mới, lắp mới, điều chỉnh giá, điều chuyển nội bộ . 3.2.2.1. Kế toán tăng TSCĐ do mua sắm : TSCĐ tăng do mua sắm chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tăng TSCĐ năm 1999, điều đó thể hiện công ty không ngừng trang bị máy móc thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường . Nghiệp vụ tăng do mua sắm : * Thủ tục hạch toán khi TSCĐ được mua sắm về, đơn vị tiến hành lập các hồ sơ +Hợp đồng mua sắm TSCĐ(nếu có) +Biên bản nghiệm thu TSCĐ +Hóa đơn mua sắm TSCĐ +Phiếu nhập kho TSCĐ(nếu có) +Phiếu xuất kho TSCĐ(nếu có) +Quyết định sử dụng nguồn vốn để mua sắm TSCĐ +Biên bản bàn giao TSCĐ cho đơn vị sử dụng . Trên cơ sở các hồ sơ đã có kế toán lập chứng từ hạch toán tăng TSCĐ sau đó sẽ phản ánh vào sổ chi tiết TK211, sổ nhật ký chung, sổ cái TK211. Trích số liệu ngày 25/11/99 mua máy quét ảnh, vốn tự bổ sung (TBS), đơn vị mua cho phòng tổ chức công ty. Số tiền : 5.759.127đ, số lượng 1 chiếc, vốn TBS (nguyên giá tài sản mua : 5.235.570) mua ở cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử tin học . Các thủ tục mua TSCĐ gồm có: -Phiếu chi mua máy quét ảnh cho phòng tổ chức công ty . Số tiền : 5.759.127đ (Mẫu 02- TT ban hành theo quyết định 1141- TC/QĐ/CĐKT) Phiếu chi Phiếu chi số : 578 Ngày 25/11/99 Mẫu số C21 QĐ 999/TC/CĐKT. Người nhận tiền : Phiếu chi mua máy quét ảnh cho phòng tổ chức công ty Số tiền : 5.759.127đ (bằng chữ : Năm triệu bảy trăm năm mươi chín nghìn một trăm hai mươi bảy đồng ). Kèm theo chứng từ gốc . Đã nhận đủ số tiền :5.759.127đ (Năm triệu bảy trăm năm mươi chín nghìn một trăm hai mươi bảy đồng ) Ngày 25/11/1999 Kế toán trưởng Người lập phiếu thủ quỹ Người nhận tiền Hoá đơn giá trị gia tăng Mẫu số 01/GTKT- 3L BE 99 –B Ngày 25/11/1999 Số 027301 Đơn vị bán hàng : Công ty kinh doanh vật tư thiết bị Địa chỉ : Điện thoại : stt Tên hàng bán Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1 Scanne Cái 1 5.235.570 Thuế suất (10%) 523.557 Tổng số tiền thanh toán 5.579.127 Số tiền viết bằng chữ : Năm triệu bảy trăm năm mươi chín nghìn một trăm hai mươi bảy đồng Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Ngoài ra thủ tục mua máy quét ảnh còn có : - Biên bản xác nhận công việc thực hiện - Giấy báo giá của cửa hàng kinh doanh thiết bị điện tử gửi đến công ty TTĐ1 - Căn cứ quyết định đầu tư của ban giám đốc, các hồ sơ có liên quan, kế toán TSCĐ sẽ lập chứng từ hạch toán TSCĐ theo định khoản: Nợ TK211 5.235.570 Nợ TK133 523.557 Có TK112 5.759.127 3.2.2.2. Kế toán tăng TSCĐ do điều chuyển : Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền về việc điều chuyển TSCĐ, hai bên tổ chức giao nhận và lập biên bản giao nhận TSCĐ . + Bên giao TSCĐ có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền để ra quyết định tăng giảm vốn (trường hợp tăng giảm vốn) + Bên nhận TSCĐ căn cứ vào hồ sơ giao nhận TSCĐ để hạch toán tăng TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, tính hao mòn và trích khấu hao theo quy định . Số liệu ngày 30/11/99: tăng 1 xe Toyota (vốn ngân sách) do điều chuyển từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (HB) đến công ty TTĐ1. Nguyên giá : 108.357.336đ. Khấu hao : 34.540.000đ. Giá trị còn lại : 73.817.336đ. + Quyết định điều chuyển . + Biên bản giao nhận mẫu sổ 01-TSCĐ1141 ngày 1/1/1995 + Biên bản hội đồng thanh lí nhà máy thuỷ điện HB + Biên bản đánh giá xe ôtô đề nghị thanh lý tại nhà máy thuỷ điện HB + Biên bản đánh giá tình trạng kỹ thuật xe ôtô Bút toán ghi nhận TSCĐ được chuyển nhượng cho công ty TTĐ1 Nợ TK211 108.357.336 Có TK411 73.817.336 Có TK214 34.540.000 Tổng công ty điện lực Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên bản giao nhận TSCĐ Hoà Bình ngày 30/11/1999 (đối với tài sản đã hao mòn) -Căn cứ quyết định 1638 EVN/TCKT ngày 4/8/1999 của Tổng công ty điện lực Việt Nam về việc bàn giao TSCĐ Ban giao nhận TSCĐ Ông: .Chức vụ : PGĐ nhà máy thuỷ điện HB đại diện bên giao Ông: .Chức vụ : Trưởng phòng tài chính - kế toán nhà máy thuỷ điện HB đại diện bên giao . Ông: .Chức vụ : PGĐ công ty TTĐ1 đại diện bên nhận Ông: .Chức vụ : Phó phòng kế toán công ty TTĐ1 đại diện bên nhận Xác nhận việc giao nhận như sau : Stt Tên kí hiệu Mã hiệu TSCĐ Nước sx Nẵm sx Năm đưa vào Sd Công suất Nguyên giá Tỷ Lệ Hao mòn Giá Trị hao mòn luỹkế(%) Giá trị còn lại Tình trạng kỹ thuật còn lại Tài liệu kỹ thuật kèm theo 1 Xe toyota 29A LX 1987 7chỗ ngồi 108.357.336 31,88% 34.540.000 73.817.336 Kế toán vào sổ chi tiết TSCĐ: Sổ chi tiết TK211(21141-TSCĐ hữu hình – phương tiện vận tải truyền dẫn vốn ngân sách) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 30/11 320 Số dư đầu kỳ Tămg 1 xe Toyota Nhận từ nhà máy thuỷ điện HB Tổng phát sinh ... Số dư cuối kỳ 411 214 1.236. 497.071.000 73. 817.336 34. 540.000 108.357.336 1.344.836.407.000 0 Người ghi sổ kế toán trưởng Trích số liệu ngày 30/11/1999 mua TSCĐ máy móc thiết bị trạm Ninh Bình - vốn ngân sách Sổ chi tiết TK211- TSCĐhữu hình - máy móc thiết bị Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 30/11 17 Số dư đầu kỳ TăngTSCĐ máy móc thiết bị trạm Ninh Bình- Vốn ngân sách Số phát sinh Số dư cuối kỳ 111 556.974.142.000 2.310.200.000 2.310.200.000 559.284.342.000 Trích số liệu ngày 15/5/1999 TSCĐ tăng do mua mới máy bơm thuỷ lực của công ty kinh doanh thiết bị điện với nguyên giá: 6.950.000đ. Căn cứ vào hợp đồng mua bán và quyết định của giám đốc về việc lập biên bản giao nhận, kế toán định khoản theo bút toán : Nợ TK211 6.950.000 Nợ TK133 695.000 Có TK 111 7.645.000 đồng thời kế toán sẽ phản ánh tình hình trên vào sổ chi tiết TK211, sổ nhật ký chung và định kỳ vào sổ cái TK211 Mẫu biên bản giao nhận TSCĐ được lập Đơn vị: công ty TTĐ1- Hà Nội Địa chỉ : 15- Cửa Bắc Mẫu số 01- TSCĐ QĐ1141TC/QĐ/CĐKT Biên Bản Giao Nhận Tài Sản Cố Định Số : Ngày 15/5/1999 Căn cứ vào quyết định số....ngày ....tháng ....năm....của giám đốc công ty TTĐ1 về việc bàn giao TSCĐ Bên giao nhận gồm: Ông: Ông: Địa điểm giao nhận TSCĐ : công ty TTĐ1- 15 Cửa Bắc Xác nhận việc giao nhận như sau: Stt Tênkýhiệuquy cách TSCĐ Mã hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm sản xuất Năm đưa vào sử dụng Công suất thiết kế Giá mua Nguyên giá Tỷ lệ hao mòn Tài liện kỹ thuật liên quan Máy bơmthuỷ lực 05 ĐL 1999 6.950.000 3.2.2.3.Kế toán TSCĐ tăng do điều chỉnh giá Số liệu tháng 8/1999 điều chỉnh chênh lệch tăng máy cắt đồng hoà Tổng công ty duyệt cho TTĐ Hải Phòng, chênh lệch giá thực tế và giá ghi sổ 51.000.000 (nguyên giá trước đây : 1.112.000.000). Trước đây khi ban quản lí dự án hoàn thành bàn giao công trình thì công trình chưa được quyết toán ngay mà đưa vào sử dụng. Kế toán tạm hạch toán theo giá : Nợ TK211 1.112.000.000 Có TK33624 1.112.000.000 (nguồn vốn vay dài hạn dùng cho XDCB) Khi công trình được duyệt quyết toán thì giá chênh lệch giữa thực tế ghi sổ (tức đã hạch toán tăng hơn so với thực tế là 51.000.000) do đó phải điều chỉnh giảm cũng chính bút toán đó: Nợ TK211 - 51.000.000 Có TK33624 - 51.000.000 Khi đó kế toán vào sổ chi tiết 211, sổ nhật kí chung, sổ cái TK211, TK411 3.2.2.4. Kế toán tăng TSCĐ do lắp mới . Trích số liệu tháng 7 năm 1999 có nối mạng vi tính toàn công ty bằng tiền gửi ngân hàng. Nguyên giá: 220.118.000đ. Nợ TK2115 220118.000 Nợ TK133 22.011.800 Có TK112 242.129.800 Sau đó kế toán vào sổ chi tiết nghiệp vụ trên, vào sổ nhật ký chung, định kỳ vào sổ cái TK211, TK411. 3.2.3. Kế toán giảm TSCĐ Quá trình hoạt động kinh doanh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc TSCĐ của công ty giảm trong năm 1999 như do: điều chuyển nội bộ, chuyển thành công cụ dụng cụ, do thanh lí với tổng số TSCĐ giảm trong năm là: 654.223.300 3.2.3.1. Kế toán giảm TSCĐ do điều chuyển nội bộ : Thủ tục hạch toán : Hồ sơ giảm TSCĐ gồm có : + Quyết định điều chuyển của cấp có thẩm quyền . +Phiếu xuất kho TSCĐ được điều chuyển (nếu có) +Biên bản giao nhận TSCĐ Dựa vào hồ sơ điều chuyển TSCĐ kế toán tiến hành hạch toán giảm TSCĐ. Trích mẫu quyết định điều chuyển nội bộ tại công ty TTĐ1(tương tự mẫu điều chuyển nội bộ tăng TSCĐ) Điều chuyển dụng cụ điện: 16.000.000.(vốn ngân sách) cho truyền tải điện Hải Phòng(20/11/1999) Nợ TK411 14.222.224 Nợ TK214 1.777.776 Có TK211 16.000.000 3.2.3.2. Kế toán giảm TSCĐ do thanh lí Trích số liệu ngày 21/11/1999 công ty TTĐ tiến hành thanh lý những tài sản sau Tài sản Số lượng Nguyên giá GTCL tại thời điểm thanh lý Đầu ép cốt thuỷ lực EP-605 (nguồn vốn ngân sách) 1 25.300.000 10.100.000 Bơm thuỷ lực HPF-3 (nguồn vốn ngân sách) 1 52.630.000 22530.000 Cắt thuỷ lực sản phảm HE -52 (nguồn vốn ngân sách) 1 21.100.000 12000.000 Công ty được phép thanh lý sau khi được Tổng công ty điện lực VN do tổng giám đốc duyệt cho phép (lý do máy đã lạc hậu, cũ, lỗi thời, không còn năng lực sản xuất do đó công ty phải lập tờ trình gửi ban lãnh đạo Tổng công ty). Kế toán TSCĐ lập đầy đủ hồ sơ +Quyết định nhượng bán thanh lý của hội đồng thanh lý xử lý . +Hoá đơn xuất kho nhượng bán thanh lí TSCĐ +Biên bản thanh lý TSCĐ Biên Bản Thanh Lý Ngày 21/11/1999 Đơn vị: Công ty TTĐ1 Mẫu số 03 -TSCĐ Địa chỉ: 15- cửa Bắc Ban hành................ Nợ ................... Có.................... Căn cứ vào quyết định số ..... của giám đốc về việc thanh lý TSCĐ. I.Ban thanh lý gồm: Ông: Ông: II. Tiến hành thanh lý TSCĐ -Tên, kí hiệu, mã hiệu , quy cách (cấp hạng) TSCĐ: +Đầu ép cốt thuỷ lực +Bơm thuỷ lực +Cắt thuỷ lực -Số hiệu : 05, 06, 07 (theo thứ tự trên) -Năm đưa vào sử dụng: 1995 -Nguyên giá : +Đầu ép cốt thuỷ lực : 25.300.000 +Bơm thuỷ lực : 52.630.000 +Cắt thuỷ lực : 21.100.000 Tổng nguyên gía 99.030.000 -Hao mòn tính đến thời điểm thanh lý +Đầu ép cốt thuỷ lực: 15.200.000 +Bơm thuỷ lực: 30.100.000 +Cắt thuỷ lực : 9.100.000 Tổng giá trị hao mòn 54.400.000 III. Kết luận của ban thanh lý Máy đã cũ, lạc hậu và hỏng hóc nhiều, cần phải thanh lý và đầu tư mới, hiện đại hoá sản xuất. Biên bản thanh lý được lập thành 2 bản, 1bản giao cho phòng kế toán để theo dõi trên sổ sách, 1bản bàn giao nơi sử dụng, quản lý TSCĐ để lưu giữ . Ngày 21/11/1999 Trưởng ban thanh lý IV. Kết quả thanh lý TSCĐ -Chí phí thanh lý TSCĐ: 2.500.000đ (hai triệu năm trăm nghìn đồng ) -Giá trị thu hồi : 54.400.000đ (năm mươi tư triệu bốn trăm nghìn đồng ) -Đã ghi giảm (sổ) thẻ TSCĐ Ngày 21/11/1999 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Các nghiệp vụ liên quan đến thanh lý TSCĐ được định khoản . -Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt số 517 ngày 25/11/1999. Kế toán tập hợp số tiền chi về thanh lý TSCĐ Nợ TK821 2.500.000 Có TK111 2.500.000 -Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ số 106 ngày 21/11/1999. Kế toán ghi giảm TSCĐ Nợ TK821 44.630.000 (Chi tiết: đầu ép cốt thuỷ lực: 10.100.000 Bơm thuỷ lực: 22.530.000 Cắt thuỷ lực: 12.000.000) Nợ TK214 54.400.000 (Chi tiết: Đầu ép cốt thuỷ lực: 15.200.000 Bơm thuỷ lực: 30.100.000 Cắt thuỷ lực: 9.100.000) Có TK211 99.030.000 -Giá bán đã được xác định, kế toán lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu số 02-BH ban hành theo quyết định : QĐ1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995) Hoá Đơn Kiêm Phiếu Xuất Kho Ngày 21/11/1999 Đơn vị: Công ty TTĐ1 QĐ 1141 TC /QĐ/CĐKT Địa chỉ: 15- Cửa Bắc Mẫu số 02- BH Họ tên người mua: Công ty kinh doanh máy móc thiết bị điện Xuất kho: Thanh lý Hình thức thanh toán : Chuyển khoản Đơn vị : đồng TT Tên hàng hoá Mã số Số lượng Thành tiền 1 2 3 Đầu ép cốt thuỷ lực Bơm thuỷ lực Cắt thuỷ lực Tổng cộng 05 06 07 1 1 1 15.300.000 30.200.000 54.440.000 99.940.000 Tổng số tiền bằng chữ: chín mươi chín triệu chín trăm bốn mươi nghìn đồng Người mua Người viết hoá đơn Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng Căn cứ vào phiếu thu tiền số 3915 về thu tiền thanh lý TSCĐ và hoá đơn GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 112: 109.934.000 Có TK 721: 99.940.000 Có TK 333(3331) 9.994.000 Hoá Đơn GTGT ( Mẫu số 01) GTKT-3LL Ngày 21 tháng 11 năm 1999 Ký hiệu: AA/98 Đơn vị bán hàng: Công ty TTĐ1 Địa chỉ: 15-Cửa Bắc Số tài khoản: 23459 Điện thoại: Mã số: 08 Họ tên người mua hàng : Công ty kinh doanh thiết bị điện Địa chỉ: Phan Đình Phùng Số tài khoản: 34897 Điện thoại: Mã số: 115 TT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 Máy ép cốt thuỷ lực Bơm thuỷ lực Cắt thuỷ lực cái cái cái 1 1 1 15.300.000 30.200.000 54.440.000 15.300.000 30.200.000 54.440.000 Cộng tiền hàng 99.940.000 Thuế suất 10% 9.994.000 Tổng thanh toán 109.934.000 Số tiền bằng chữ: Một trăm linh chín triệu chín trăm ba mươi tư nghìn Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Liên 1: lưu Liên 2 : giao khách hàng Liên 3 : dùng thanh toán 3.2.3.3. Kế toán giảm TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ Theo quyết định 1062 ban hành ngày 14/12/1996, những TSCĐ phải thoã mãn đồng thời hai điều kiện sau: -Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên -Có giá trị từ 5.000.000 đ trở lên Với những tư liệu còn lại được coi là công cụ dụng cụ Chấp hành theo đúng quyết định 1062 TC/QĐ/CTSC của Bộ tài chính được áp dụng từ 01/01/1997 công ty TTĐ 1 đã kiểm kê từ 0h ngày 01/01/2000 nhằm xác định những tài sản không đủ điều kiện nêu trên chuyển thành công cụ dụng cụ Tổng nguyên giá những tài sản cố định này là 53.000.000 đồng, trích khấu hao 12.000.000 đồng Căn cứ vào biên bản đánh giá TSCĐ đơn vị ghi Nợ TK 142 (phần giá trị còn lại): 41.000.000 Nợ TK 214 (Phần đã khấu hao) : 12.000.000 Có TK 211 (Nguyên giá) 53.000.000 Sau đó, kế toán sẽ phản ánh tình hình trên vào sổ chi tiết TK 211, sổ nhật ký chung, sổ cái TK 214,211 3.2.3.4. Kế toán TSCĐ giảm do phát hiện thiếu qua kiểm kê Ngày 31/12/1999 công ty TTĐ1 tiến hành kiểm kê phát hiện một dụng cụ đo điện nguyên giá 6.320.000đ, đã khấu hao: 2.502.000đ. Hội đồng kiểm kê đã lập biên bản kiểm kê số 715 ngày 31/12/1999 và kết luận quy trách nhiệm vật chất đối với người trực quản lý tài sản này (phần giá trị còn lại) biên bản đã được giám đốc thông qua. Kế toán dựa trên biên bản số 715 ghi giảm TSCĐ theo định khoản sau Nợ TK214 2.502.000 Nợ TK138(8) 3.818.000 Có TK211 6.320.000 Tất cả các nghiệp vụ làm giảm giá trị TSCĐ trên đều được phản ánh lên các sổ bao gồm: sổ chi tiết TK211, sổ nhật ký chung, sổ nhật ký quỹ (khi có các nghiệp vụ chi, thu tiền), sổ nhật ký mua hàng (nếu có), sổ cái TK211.Với lưu ý: Các nghiệp vụ được phản ánh vào nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng thì không phản ánh vào nhật ký chung. Trích mẫu một số sổ sách quý IV/1999 về tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty Mẫu sổ nhật ký chung: Năm 1999 Sổ nhật ký chung Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có 302 25/11 Mua máy quét ảnh 211 133 112 5.235.570 523.557 5.759.127 309 30/11 Nhận 1xe Toyota nhà máy thuỷ điện HB 211 411 214 108.357.336 73.817.336 34.540.000 17 30/11 Tăng TSCĐ máy móc thiết bị trạm NB 211 411 2.310.200.000 2.310.200.000 14/11 Nhượng bán máy ép không khí chạy bằng máy nổ 214 821 211 2.114.000 3.600.280 5.714.280 20/11 điều chuyển 1 dụng cụ điện cho TTĐ HP 411 214 211 14.222.224 177.776 16.000.000 106 21/11 Thanh lý TSCĐ 214 821 211 44.629.800 54.400.000 99.029.800 30/11 Mua hình nhân điệntử 211 111 12.000.000 12.000.000 112 31/12 Phát hiện thiếu kiểm kê 214 138 211 2.502.000 3.818.000 6.320.000 Căn cứ vào NKC kế toán vào sổ cái tài khoản có liên quan cụ thể: Trích sổ cái TK211- năm 2000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ 1.886.324.811.500 302 25/11 Mua máy quét ảnh 112 5.235.570 309 30/11 Nhận 1 xe Toyota nhà máy thuỷ điện HB 411 214 73.817.336 34.540.000 17 30/11 Tăng TSCĐ máy móc thiết bị trạm NB 411 2.310.200.000 14/11 Nhượng bán 1 máy không khí 214 821 2.114.000 3.600.280 19 20/11 điều chuyển cho TTĐ HP 1 dụng cụ điện 411 214 73.817.336 34.540.000 20/11 điều chuyển cho TTĐ HP 1 dụng cụ do nhiệt 411 214 14.222.224 1.777.776 106 21/11 Thanh lý TSCĐ 214 821 54.400.000 44.629.800 30/11 Mua hình nhân điện tử 111 12.000.000 112 31/12 Phát hiện thiếu qua kiểm kê 214 138(8) 2.502.000 3.818.000 Phát sinh quý IV Số dư cuối kỳ 2.151.361.275.000 3.3.Kế toán khấu hao TSCĐ Căn cứ để kế toán thực hiện công tác hạch toán khấu hao TSCĐ dựa vào chế độ quản lý “khấu hao TSCĐ” ban hành kèm theo quyết định 1062 Bộ tài chính . Theo quyết định 166 ngày 30/12/1999 thay thế cho quyết định 1062 ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính thì việc trích khấu hao TSCĐ của công ty cần được thực hiện theo đúng quy định chung là việc trích hoặc thôi khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng, được trích hoặc thôi khấu hao TSCĐ từ ngày đầu của tháng tiếp theo. Những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng cho hoạt động kinh doanh không tính và trích khấu hao. Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh không phải trích khấu hao . Mức khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ được xác định theo công thức: Mức khấu hao trung bình Nguyên giá của TSCĐ hàng năm của TSCĐ Thời gian sử dụng Vì công ty TTĐ1 trích khấu hao cho từng tháng Mức khấu hao trung bình Nguyên giá của TSCĐ hàng tháng của TSCĐ Thời gian(số năm) sử dụng * 12 Hiện nay công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng và công ty phải lập bảng đăng ký khấu hao cho 3 năm(Bảng3) 3.3.1. Kế toán khấu hao TSCĐ khi tăng TSCĐ -Máy bơm thuỷ lực 15/5/1999, mua mới - vốn ngân sách Nguyên giá : 6.950.000 Thời gian sử dụng : 10 năm Do đó mức trích khấu hao 1 tháng: Mức trích khấu hao 6.950.000 57.917đ 1 tháng 10*12 số khấu hao luỹ kế cần trích đến tháng 12 57.917 * 7 = 405.419đ -Tăng mua mới tháng 11/1999 một máy quét ảnh – vốn tự vổ sung Nguyên giá : 5.235.570 Thời gian sử dụng : 4 năm Mức trích khấu hao 5.235.570 109.074 1 tháng 4 * 12 TSCĐ tăng tháng 11 thì tháng 12 bắt đầu được trích khấu hao. Do đó số khấu hao cần trích tháng 12 là: 109.074đ -Tăng do điều chuyển tài sản ngày 30/11/1999 từ nhà máy thuỷ điện HB 1 loại xe Toyota 7 chỗ ngồi (vốn ngân sách) đến công ty TTĐ1 Nguyên giá : 108.357.336 Khấu hao : 34.540.000 Giá trị còn lại : 73.817.336 Tài sản được điều chuyển từ tháng 11 nên đến tháng 12 bắt đầu mới trích khấu hao Số khấu hao trích 108.357.336 1.128.722 cho1tháng 8 * 12 Luỹ kế khấu hao cần trích tháng 12 là: 1.128.722đ -Tăng máy móc thiết bị trạm NB : tháng 11/1999 - vốn ngân sách Mua mới : 2.310.200.0000 Mức trích khấu hao 2.310.200.000 16.043.056đ 1 tháng 12 * 12 Luỹ kế khấu hao cần trích tháng 12 là: 16.034.056đ Mua hình nhân điện tử ngày 30/11/1999 - vốn tự bổ sung Mức trích khấu hao 12.000.000 200.000 1 tháng 5 * 12 3.3.2.Kế toán khấu hao giảm TSCĐ -Giảm do điều chuyển nội bộ cho công ty TTĐ HP 20/11/1999 một dụng cụ đo nhiệt- vốn ngân sách Nguyên giá : 16.000.000 Thời gian sử dụng : 6 năm Giá trị hao mòn : 1.777.776 Nợ TK411 14.222.224 Nợ TK214 1.777.776 Có TK211 16.000.000 Số khấu hao không cần trích nữa 16.000.000 222.222 6 * 12 -Giảm do thanh lý Ngày 21/11/1999 thanh lý : +Đầu ép cốt thuỷ lực Nguyên giá : 25.300.000đ - vốn ngân sách +Bơm thuỷ lực Nguyên giá : 52.630.000đ - vốn ngân sách +Cắt thuỷ lực Nguyên giá : 21.100.000 - vốn ngân sách Tháng 12 không được trích khấu hao +Đầu ép cốt thuỷ lực Mức trích khấu hao 25.300.000 210.833đ/tháng thông thường 1 tháng 10 * 12 Do đó số khấu hao không được trích : 210.583đ +Bơm thuỷ lực Không phải trích khấu hao 52.630.000 438.583đ/tháng 10 * 12 +Cắt thuỷ lực Mức khấu hao không phải trích 21.100.000 175.833đ/tháng 10 * 12 Tổng số khấu hao không phải trích tháng 12 (tức giảm) 210.833 + 438.583 + 175.833 = 825.249 -Giảm do kiểm kê phát hiện thiếu (ngày 31/12/1999) 1 dụng cụ đo nhiệt Nguyên giá : 6.320.000 Đã khấu hao Mức trích khấu hao 1 tháng 6.320.000 65.833đ/tháng 8 * 12 vậy từ 1/1/2000 sẻ giảm số khấu hao này. -Nhượng bán máy ép không khí chạy bằng máy nổ ngày24/11/1999 Số khấu hao không trích nữa 47.619đ/tháng 10 * 12 Từ đó xác định được mức khấu hao cần bổ sung lên bảng đăng ký khấu hao bổ sung cho TSCĐ mới tăng và giảm của công ty. Căn cứ vào bảng đăng ký trích khấu hao 3 năm1997 - 1999 có số khấu hao đăng ký trích trong 1 tháng bằng cách Số khấu hao đăng ký Số khấu hao đăng ký trong 1 năm trích trong 1 tháng 12 tháng Và những TSCĐ mới tăng và giảm đều phải có bảng đăng ký trích khấu hao bổ sung . TSCĐ tăng hoặc giảm tháng này thì ngày đầu tháng tiếp theo mới được trích khấu hao hay không trích khấu hao Số khấu hao số khấu hao số khấu hao số khấu hao trích trong = trích trong + của TSCĐ tăng - của TSCĐ giảm tháng này tháng trước tháng này tháng này Công ty TTĐ1 dựa vào sổ khấu hao trích trong 1 tháng từ bảng đăng ký trích khấu hao và các bảng đăng ký trích khấu hao bổ sung từ tháng 1 đến tháng 11 sau đó luỹ kế đến tháng 11, có số khấu hao đã trích trong tháng 11 là: 26.156.725.923 Số khấu hao số khấu hao số khấu hao số khấu hao cần trích = trích trong + của TSCĐ tăng - của TSCĐ giảm tháng 12 tháng 11 tháng 12 tháng12 Số khấu hao trích tháng 12 = 26.156.725.923 + (200.000 + 109.074 + 1.128.722+ + 19.251.667) - (222.222 + 210.833 + 438.583 + 175.833 + 47.619) = 26.176.520.296 Ta có các bảng đăng ký và trích khấu hao: +Bảng đăng ký trích khấu hao bổ sung tháng 11(bảng 4) +Bảng trích khấu hao tháng 12 (bảng 5) +Bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ tháng 12 (bảng 6) Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán hạch toán tháng 12/1999 Nợ TK627(6274) 25.959.298.119 Nợ TK642(6242) 217.222.177 Có TK214 26.176.520.296 Đồng thời kế toán phản ánh tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản Nợ TK009 26.176.520.296 Khi nộp vốn khấu hao TSCĐ cho cấp trên (bằng hình thức bù trừ cấp chi phí sản xuất), kế toán công ty TTĐ1 ghi định khoản Nợ TK411 26.176.520.296 Có TK136 26.176.520.296 đồng thời ghi Có TK009 26.176.520.296 Trích sổ nhật ký chung tháng 12/1999 NT Ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệuTK Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có Trích khấu hao TSCĐ tháng 12 6274 6424 214 25.959.298.119 217.222.177. 26.176.520.296 Trích sổ cái TK214 tháng 12/1999 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Dư đầu tháng 1.346.357.203.167 Trích khấu hao TSCĐ tháng 12 Tổng phát sinh 6274 6424 - 25.959.298.119 217.222.177 26.176.520.296 Dư cuối tháng 1.372.533.723.463 Từ bảng trích khấu hao tháng 11/1999, kế toán công ty TTĐ1 đã tập hợp để lên bảng tổng hợp trích khấu hao. Công ty TTĐ1 tập hợp, phân bổ vào giá thành SXKD. Cộng : cột (6) + cột (7) của phần tài sản trích khấu hao (mục I) trừ đi phần khấu hao giảm (mục II) được hạch toán vào chi phí sản xuất chung Nợ TK627 Có TK214 Cộng : cột (4) + cột (5) của phần tài sản trích khấu hao (mục I) trừ đi phần tài sản khấu hao giảm(mục II) tương ứng với cột đó được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK642 Có TK214 3.4.Kế toán sửa chữa TSCĐ tại công ty TTĐ1 TSCĐ là tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài do vậy chúng có thể hư hỏng, xuống cấp vì vậy để hoạt động tốt, sản xuất đều đặn trong suốt quá trình sử dụng công ty đã luôn quan tâm tới việc lập kế hoạch sửa chữa cho toàn bộ tài sản. Đặc biệt ở công ty TTĐ1 với số lượng TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn thì vấn đề lên kế hoạch sửa chữa TSCĐ càng được quan tâm. 3.4.1. Đối với sửa chữa thường xuyên Chi phí sửa chữa thường xuyên nhỏ do đó chi chi phí này phản ánh một cách trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có TSCĐ sửa chữa. Thủ tục sửa chữa thường xuyên : +Tuỳ từng mức độ hỏng : có thể hỏng hóc ít, hoặc có thể hỏng hóc nhiều mà có dự toán hay không +Hợp đồng sửa chữa TSCĐ +Biên bản thanh lý hợp đồng +Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình +Biên bản xác nhận công việc thực hiện Sửa chữa thường xuyên ở công ty TTĐ1 có thể tự làm hoặc thuê ngoài . Trích số liệu ngày 20/9/1999 công ty TTĐ1 tiến hành sửa chữa máy in Các hạng mục sửa chữa bao gồm: Thay bộ kim máy in 1.900.000đ Sửa chữa vi mạch 1.000.000đ Căn cứ vào hồ sơ có liên quan đến sửa chữa. Kế toán ghi Nợ TK627,642 2.900.000 Có TK111 2.900.000 3.4.2. Sửa chữa lớn TSCĐ (SCL TSCĐ) Khi đưa TSCĐ sử dụng trong công ty TTĐ1 ra sửa chữa theo định kỳ hay đột xuất phải thực hiện đúng quy định của nhà nước và Tổng công ty về công việc SCL TSCĐ được hạch toán theo mẫu quy định . TSCĐ sửa chữa hoàn thành thì đơn vị tiến hành các bước +Hợp đồng sửa chữa +Lập biên bản nghiêm thu khối lượng SCL TSCĐ đã hoàn thành +Lập báo cáo quyết toán số chi phí SCL và trình duyệt quyết toán theo quy định phân cấp của Tổng công ty Điện lực VN. Thực tế tại công ty TTĐ1 không trích trước chi phí sửa chữa lớn mà dựa vào chi phí phát sinh và chi phí đó phải được duyệt theo sự phân cấp quản lý do Tổng công ty quy định. Trích số liệu ngày 15/8/1999, đại tu máy cắt 110kv, giá dự toán: 35.000.000đ. Nhưng chi phí phát sinh thực tế là: 38.000.000đ. Công ty TTĐ1 trình lên cấp trên (theo sự phân cấp) để duyệt. Cấp trên duyệt với giá: 37.000.000đ. Công ty hạch toán : 1. Nợ TK241 38.000.000 Có TK 111,112,152,153 38.000.000 2. Nợ TK627,642 38.000.000 Có TK335 38.000.000 3.Công ty chỉ được cấp trên duyệt SCL ở mức: 37.000.000đ do đó kế toán công ty ghi Nợ TK 335 1.000.000 Có TK627,642 1.000.000 4. Nợ TK 335 37.000.000 Có TK 241 37.000.000 5. Nợ TK 331 1.000.000 Có TK241 1.000.000 (Thuê ngoài nhưng công ty TTĐ1 chưa trả hết) Nợ TK131,111,112 1.000.000 Có TK241 1.000.000 (Thuê ngoài nhưng công ty TTĐ1 đã trả hết ) Nợ TK138 1.000.000 Có TK241 1.000.000 (thu của đơn vị sửa chữa trong công ty tự làm ) Phần III: Phương hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Truyền Tải Điện 1 Những nhận xét đánh giá về công tác kế toán TSCĐ tại công ty TTĐ1 * Nhận xét chung Trải qua quá trình phát triển từ năm 1981 đến nay, công ty đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh thể hiện trong việc công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, mà sau khi trừ đi các khoản đó còn có một khoản lớn để công ty thực hiện phân phối thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mức thu nhập bình quân qua các năm tăng lên rõ rệt. Qua đó chúng ta thấy đến hay công ty TTĐ1 đã khẳng định được chỗ đứng và vai trò quan trọng trong ngành Điện lực Việt nam. Sự lớn mạnh của công ty còn được thể hiện qua cơ sở kỹ thuật không ngừng được nâng cao, cũng như trình độ quản lý đang từng bước hoàn thiện. Công ty TTĐ1 nói riêng và ngành điện nói chung TSCĐ luôn giữ vai trò vị trí đặc biệt quan trọng trong sản xuất kinh doanh thể hiện ở tỷ trọng của TSCĐ trong tổng vốn sản xuất kinh doanh, là bộ phận tài sản chủ yếu và cần thiết để giảm nhẹ sức lao động . Nhận thức được tầm quan trọng này ban lãnh đạo công ty đã có những biện pháp tích cực đặc biệt quan tâm tới quản lý và sử dụng TSCĐ như phân cấp quản lý, luôn sửa chữa, bảo dưỡng điều chuyển nội bộ, lắp mới, sử dụng đúng công suất, cố gắng đảm bảo hiệu quả sử dụng TSCĐ đạt mức cao nhất. Công ty đã làm tốt công tác phân công, bố trí nhân lực ở các trạm, xưởng, truyền tải điện và các phòng ban làm việc rất hiệu quả, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình biến động của tài sản, tính toán tập hợp đầy đủ chi phí phát sinh và kết quả kinh doanh cũng như quản lý nguồn vốn của công ty, trong đó kế toán TSCĐ đóng một vai trò quan trọng. Với lượng TSCĐ không nhỏ của công ty, kế toán TSCĐ đã phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động của TSCĐ, quá trình sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ. Việc hạch toán và quản lý được thực hiện trên phần mềm máy tính nhằm phục vụ một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và kịp thời những yêu cầu đối với TSCĐ tại công ty. Qua quá trình thực tập tại công ty Tuyền tải điện 1, từ những kiến thức đã học, cùng với những điều ghi nhận được trong thời gian thực tập và sự giúp đỡ của các nhân viên phòng kế toán em nhận thấy công tác quản lý, sử dụng, hạch toán TSCĐ của công ty còn có những ưu nhược điểm đáng quan tâm -Ưu điểm: +Kế toán đã phân loại các TSCĐ trong doanh nghiệp theo đúng chế độ của nhà nước mà vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý cuả công ty. Cách phân loại cụ thể, rõ ràng giúp người xem báo cáo tài chính nhận biết được thế mạnh của công ty. Như trong cách phân loại TSCĐ theo tính chất sử dụng kết hợp phân loại theo đặc trưng kỹ thuật, từ cách này công ty biết được tỷ trọng của từng loại trong tổng TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là bao nhiêu + Tại công ty TTĐ1 tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn (98,63%) nhận thức được điều này và tầm quan trọng của TSCĐ trong công ty nên trong nhiều năm qua công ty đã sử dụng nhiều biện pháp tốt để quản lý TSCĐ và sử dụng có hiệu quả cao, công ty đã đặc biệt tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận vào nơi sử dụng cả về mặt hiện vật và giá trị, cũng như theo dõi trên sổ chi tiết kế toán cả bộ phận nơi sử dụng. Công ty đề ra chế độ thưởng, phạt rõ ràng để nâng cao chất lượng trong quản lý. +Chấp hành nội quy, quy chế bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ giảm đến mức thấp nhất việc ngừng làm việc hoặc ngừng việc sửa chữa sớm hơn so với kế hoạch. Để chống hao mòn vô hình và hữu hình, công ty định kỳ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị và mỗi máy có sổ theo dõi riêng (Sổ theo dõi tình hình tăng giảm nguyên giá, hao mòn TSCĐ) để khi TSCĐ có trục trặc kỹ thuật thì có biện pháp xử lý kịp thời để giảm thời gian và chi phí sửa chữa Định kỳ theo chỉ dẫn thiết kế, công ty tiến hành sửa chữa, đại tu, thay thế phụ tùng... để máy có thể hoạt động đạt công suất thiết kế ban đầu. Bên cạnh đó công ty luôn đánh giá lại TSCĐ theo đúng giá thị trường. + Với nhiệm vụ là phụ trách một khâu truyền tải điện trong cả một quá trình gồm từ sản xuất điện, truyền tải điện đến phân phối điện là một dây chuyền khép kín nên hạn chế thấp nhất máy móc ngừng việc và đào tạo đội ngũ cán bộ có tay nghề cần thiết trong việc sử dụng máy móc là chiến lược lâu dài mà công ty luôn đặt lên hàng đầu. + Kế toán luôn phản ánh tình hình TSCĐ hiện có của công ty và sự biến động các loại TSCĐ thuộc đơn vị quản lý theo nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, các nguồn vốn hình thành từng TSCĐ và cập nhật, phản ánh một cách chính xác, kịp thời , đầy đủ tình hình biến động TSCĐ trong năm lên hệ thống sổ sách của công ty. Như : sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết để từ đó biết được hệ số TSCĐ tăng từ đó có phương hướng đầu tư tốt, ngoài ra còn phản ánh vào sổ cái TK211, 214, bảng đăng ký khấu hao ... theo đúng chế độ kế toán quy định hiện hành. + Những thông tư, quyết định thường xuyên được kế toán nắm vững và vận dụng trong công tác hạch toán TSCĐ để có những thay đổi cho phù hợp. Như: quyết định 166 Bộ tài chính ban hành ngày 30/12/1999 mới đây công ty đã bắt đầu vận dụng. + Thực hiện đầy đủ thủ tục chứng từ làm cơ sở cho hạch toán nói chung, bên cạnh đó đối với kế toán TSCĐ thì kế toán đã đảm bảo việc thực hiện tính trích, hạch toán chính xác kịp thời số khấu hao vào đối tượng chịu chi phí và giá trị hao mòn TSCĐ, giám sát việc sử dụng vốn khấu hao trong quá trình tái đầu tư và đầu tư mở rộng nhằm nâng cao năng suất sản xuất và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả . Ngoài ra công ty còn thực hiện tốt chế độ kiểm kê định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo kế toán TSCĐ theo quyết định của nhà nước. Ngoài những ưu điểm nêu trên, mặc dù công tác quản lý và hạch toán TSCĐ của Công ty luôn luôn được củng cố, hoàn thiện song không phải là đã hết thiếu sót ở khâu này, khâu khác. Sau đây là một vài vấn đề còn tồn tại trong công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty - Nhược điểm : +Trong công tác hạch toán TSCĐ tại công ty việc phân bổ chi phí sản xuất còn thiếu chính xác. Do quá trình sản xuất kinh doanh có sử dụng TSCĐ cho sản xuất kinh doanh chính và phụ nhưng trong kỳ công ty chỉ phân bổ cho sản xuất chính. Việc phân bổ như vậy làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty . +Với phương pháp khấu hao: TSCĐ công ty TTĐ1 có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau. Công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cũng có sự khác nhau. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống các chi phí mà công ty đã đầu tư để đưa tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản và đảm bảo lợi ích thu được từ tài sản trong quá trình sử dụng và như vậy với phương pháp khấu hao nhanh mà hiện nay công ty đang áp dụng có ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện hay không? Phương pháp khấu hao ra sao để phục vụ nhu cầu quản lý. +Số lượng sổ sách phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ của công ty không phải là nhỏ nhưng chưa đầy đủ. Nó phản ánh đầy đủ mọi biến động liên quan đến TSCĐ song như vậy không phản ánh đầy đủ những thông tin cần thiết về TSCĐ, một phần gây khó khăn cho quản lý nhất là với quy mô TSCĐ lớn . TSCĐ của công ty là chiếm tỷ trọng lớn mà yêu cầu đặt ra hiện nay đối với kế toán TSCĐ trong công ty mới chỉ quản lý về tổng giá trị TSCĐ như vậy chỉ mới yêu cầu này thì chưa tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, bảo quản TSCĐ cũng như chưa phục vụ tốt cho nhu cầu quản lý TSCĐ +Trước đây khi ban quản lý dự án hoàn thành bàn giao công trình nhưng công trình chưa được quyết toán ngay mà đã đưa sang sử dụng kế toán đã tạm hạch toán theo một giá mà thực tế sau khi quyết toán giá lớn hơn nên ta phải hạch toán giảm phần chênh lệch giá thực tế và giá hạch toán (lý do giải thích tại sao khi nhìn vào bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ ta thấy phần tăng do điều chỉnh giá mang dấu (-) cụ thể - 411.800.000). Việc hạch toán này rất đúng với chế độ nhưng về phần khấu hao ta sẽ phải theo dõi như thế nào để có thể vẫn tiến hành quản lý và trích khấu hao quy định trong thời gian công trình hoàn thành bàn giao nhưng chưa được duyệt quyết toán 2. Những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty Truyền tải điện 1. ý kiến 1: Công ty TTĐ1 trong quá trình sản xuất kinh doanh có sử dụng TSCĐ cho sản xuất kinh doanh phụ mà trong kỳ công ty chỉ phân bổ cho sản xuất chính. Điều này ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, vậy theo ý kiến em thì công ty nên phân bổ khấu hao TSCĐ cho sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ. Sau khi hạch toán: Nợ TK627 chi phí sản xuất chung Nợ TK642 chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK214 Ta phân bổ tiếp cho sản xuất chính và sản xuất phụ theo tiêu thức phù hợp với việc phân bổ. Công thức phân bổ như sau: Mức chi phí phân bổ Tổng chi phí tập hợp cần phân bổ tiêu thức phân bổ Cho từng đối tưọng Tổng tiêu thức lựa chọn phân bổ của từng đối tượng Tiêu thức sử dụng để phân bổ cho chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý là theo định mức chi phí sử dụng . Chẳng hạn phân bổ khấu hao cho việc sử dụng ôtô ta chọn tiêu thức là Km hoặc là thời gian... ý kiến 2: Để phục vụ tốt hơn nữa cho nhu cầu quản lý TSCĐ công ty nên mở sổ theo dõi TSCĐ đang sử dụng cho từng bộ phận sử dụng. Sử dụng sổ này ta không những theo dõi được TSCĐ đang sử dụng là bao nhiêu, tình hình tăng giảm của từng loại như thế nào, nguồn vốn đầu tư từ đâu, tình hình trích khấu hao ra sao từ đó phục vụ công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ Sổ theo dõi TSCĐ đang sử dụng Tên bộ phận sử dụng: Công ty Truyền tải điện 1 Tt Chứng từ Sổ thẻ TSCĐ Mã số TSCĐ Tên quy cách TSCĐ Lý do tăng giảm Nguồn vốn đầu tư Số lượng Nguyên giá Số hao mòn Ghi chú S N Dư đầu kỳ ........ ............ dư cuối kỳ Sổ này được mở ra sau mỗi nghiệp vụ liên quan đến tăng giảm TSCĐ và cuối kỳ khoá sổ để tính số dư cuối kỳ ý kiến 3: khi hạch toán tăng thêm, kế toán TSCĐ công ty TTĐ1 đã lưu tất cả các chứng từ vào hồ sơ riêng nhưng kế toán chưa mở thẻ TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, bảo quản TSCĐ tại công ty. Thẻ được lập theo mẫu 02- TSCĐ được quy định thống nhất ngày 1/11/1999 của Bộ tài chính Đơn vị : Công ty Truyền tải điện 1 Địa chỉ : 15 - Cửa Bắc Mẫu số 02 - TSCĐ Thẻ Tài Sản Cố Định Số 16 Lập thẻ ngày: 30/11/1999 Kế toán trưởng(Họ tên): Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 10 ngày 30/11/1999: tên, ký hiệu, quy cách(cấp hạng TSCĐ) xe Toyota 29A Nước sản xuất : Liên Xô . Năm sản xuất: Bộ phận quản lý, sử dụng: đội xe công tyTTĐ1 Năm đưa vào sử dụng : 1987 Công suất thiết kế : Đình chỉ sử dụng ngày ....tháng ....năm Lý do điều chuyển : Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 30/11/1999 Đều chuyển 1 xe Toyota từ thuỷ điện 108.357.336 1999 34.540.000 34.540.000 Em cùng đưa ra hai ý kiến 2 và 3 vì yêu cầu đặt ra đối với kế toán TSCĐ trong công ty là phải quản lý về tổng giá trị TSCĐ, đồng thời phải quản lý một cách chi tiết theo từng tài sản riêng biệt cũng như từng bộ phận sử dụng, từ đó nắm được tình hình TSCĐ cũng như phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. Để đáp ứng yêu cầu đó công ty nên cùng mở thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng để việc theo dõi được chặt chẽ hơn. Mặt khác cùng theo dõi riêng biệt từng tài sản cũng như giúp cho việc tính khấu hao được chính xác hơn. ý kiến 4: TSCĐ là do Tổng công ty điện lực VN đầu tư cho các ban quản lý xây dựng xong hoàn thành bàn giao cho TTĐ1 sử dụng, khi bàn giao chưa có thông tư phê duyệt quyết toán nên hai bên tạm bàn giao theo biên bản có ghi giá trị tạm tính (có thể căn cứ vào dự toán hoặc quyết toán tạm thời) theo chế độ thì hạch toán: Nợ TK 211 Có TK 33623 Vốn khấu hao TSCĐ Có TK 33624 Vốn vay dài hạn dùng cho XDCB. Theo quy chế của Tổng công ty thì phần khấu hao TSCĐ được hạch toán (theo Sơ đồ 2) Hàng tháng trích khấu hao vào chi phí sản xuất : Nợ TK627, 642 Có TK 214 Đồng thời ghi : Nợ TK009 Tập hợp chi phí sản xuất Nợ TK154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627, 642 Kết chuyển chi phí đòi tổng công ty cấp : Nợ TK13625 Chi phí sản xuất Có TK154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Khấu hao của TSCĐ đã rõ nguồn, sau khi bù trừ nguồn vốn khấu hao với cấp trên Nợ TK411 Có TK13625 Đồng thời ghi: Có TK 009 KH TSCĐ đã rõ nguồn Khi TSCĐ bàn giao chưa có nguồn, việc theo dõi khấu hao: Nợ TK 33623 Vốn khấu hao TSCĐ Hoặc Nợ TK 33624 Vốn vay dài hạn dùng cho XDCB Có TK 13625 Chi phí sản xuất Đồng thời ghi: Có TK009 Khấu hao TSCĐ chưa rõ nguồn . Nhìn vào sơ đồ 2 Bên Nợ TK33623,33624: Theo dõi khấu hao TSCĐ(tạm tăng) Bên Có TK33623,33624: TSCĐ tạm tăng chưa có thông tư phê duyệt Nợ TK211 Có TK33623 Có TK33624 Ta thấy trên TK33623,33624 bị trừ mất số khấu hao dẫn đến phản ánh tài sản chưa có nguồn tạm tăng không phản ánh được giá trị ban đầu nữa. Theo ý kiến em, để theo dõi riêng phần khấu hao tài sản chưa rõ nguồn nên hạch toán vào một tài khoản khác để khi có thông tư phê duyệt quyết toán các công trình sẽ xử lý phần khấu hao sau thì sẽ theo dõi được cả nguyên giá tạm tăng đồng thời theo dõi được cả luỹ kế phần tính khấu hao của những tài sản đó Việc theo dõi theo trình tự : -Hàng tháng trích khấu hao vào chi phí sản xuất: Nợ TK627,642 Có TK214 Đồng thời ghi: Nợ TK009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản -Tập hợp chi phí sản xuất: Nợ TK154 Có TK627,642 -Kết chuyển chi phí đòi Tổng công ty cấp: Nợ TK13625: Chi phí sản xuất Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang -Khấu hao của những tài sản đã rõ nguồn: Nợ TK411 Có TK13625 Đồng thời ghi: Có TK009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản Giả sử có một tài khoản khác theo dõi khấu hao TSCĐ chưa có nguồn tạm tăng: Nợ TK khác Có TK13625 Đồng thời ghi: Có TK009 -TSCĐ tạm tăng chưa có thông tư phê duyệt: Nợ TK211 Có TK33623,33624 -Khi có thông tư phê duyệt chính thức: Nợ TK33623,33624 Có TK411 Xem sơ đồ hoạch toán (sơ đồ 3) ý kiến 5: Về phương pháp khấu hao TSCĐ Theo quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính các doanh nghiệp phải trích khấu hao theo phương pháp khấu hao bình quân. Năm 1999 công ty TTĐ1 đã áp dụng theo quyết định này. Việc áp dụng phương pháp là chưa hợp lý vì những lý do sau: TSCĐ trong công ty TTĐ1 có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau. Công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cũng có sự khác nhau. Việc sử dụng tài sản cũng thu được lợi ích khác nhau. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống các chi phí mà công ty đã đầu tư để được tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản và đảm bảo lợi ích thu được từ tài sản trong quá trình sử dụng. Điều này xuất phát từ nguyên tắc phù hợp của kế toán đó là thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán. Để đảm bảo số liệu sổ kế toán cung cấp phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, công ty TTĐ1 nên thay đổi quy định về khấu hao TSCĐ theo hướng sau : -Các thiết bị dụng cụ quản lý thường chịu tác động của hao mòn hình, áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần -Máy móc thiết bị vật tư gắn liền với qúa trình sản xuất kinh doanh, tính năng công suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng, cho phép áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng hay phương pháp khấu hao giảm dần -Nhà cửa, vật kiến trúc, trạm,...áp dụng khấu hao đường thẳng. -Đối với những TSCĐ vô hạn theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán không phải tính khấu hao. Giá trị của TSCĐ đó được phản ánh trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính cho đến khi tính hữu dụng của tài sản này không còn nữa ý kiến 6 : Cần phải có bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ và hao mòn TSCĐ để mỗi khi nhìn vào ta có cách nhìn tổng quát từ nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn vốn đầu tư, đơn vị sử dụng. Sau mỗi nghiệp vụ liên quan đến tăng giảm TSCĐ vào thẻ, vào sổ theo dõi ngay Tên TSCĐ Nguồn vốn Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Ghi chú A. TSCĐ tăng 117.324.570.000 7.877.810.000 I. Tăng do mua sắm : 9.325.007.000 0 +Mua máy quét ảnh Vốn TBS 5.235.670 0 5.235.570 +Mua máy móc thiết bị trạm Vốn NS 2.310.000.000 0 2.310.000.000 +......... II.Tăng do lắp mới 27.124.324.000 +Nối mạng vi tính Vốn khác 220.118.000 0 +Lắp đặt công tơ Vốn khác 450.000.000 0 +...... III.Tăng do điều chuyển nội bộ 84.287.039.000 +1 xe Toyota từ TĐ Hoà Bình Vốn NS 108.357.336 34.540.000 73.817.336 +Xe lavia Vốn NS 170.230.000 23.000.000 147.230.000 +...... IV.Tăng do điều chỉnh giá -411.800.000 +Điều chỉnh giá máy cắt -511.000.000 0 -51.000.000 +....... B.TSCĐ giảm 654.233.300 234.000.000 I.Điều chuyển +1 dụng cụ điện Vốn NS 16.000.000 1.777.776 14.222.224 +..... II. giảm do thanh lý +..... Ghi chú: Cột giá trị hao mòn của TSCĐ tăng TSCĐ tính bằng cách cộng tất cả các TSCĐ tăng từ T1 và luỹ kế đến T12 Phần giá trị hao mòn của TSCĐ giảm tính bằng cách luỹ kế TSCĐ giảm từ T1 đến T12. Trên đây là một số đề xuất mà em mạnh dạn đưa ra nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kế toán của Công ty Truyền tải điện 1 trên cơ sở đó không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty. Hy vọng rằng cùng với việc nâng cao hoạt động công tác kế toán, hiệu quả sử dụng TSCĐ và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung thì trong những năm tới công ty Truyền tải sẽ không ngừng phát triển hơn nữa. Phần I : Những vấn đề chung về công tác kế toán tài sản cố định ở các doanh nghiệp sản xuất 1 I. TSCĐ ở doanh nghiệp - Sự cần thiết phải hạch toán 1 1.Khái niệm và đặc điểm TSCĐ 1 1.1.Khái niệm : 1 1.2. Đặc điểm TSCĐ. 2 2.Vai trò và yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp 2 2.1.Vai trò TSCĐ trong doanh nghiệp: 2 2.2.Yêu cầu quản lý TSCĐ 3 2.3.Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp: 3 II.Phân loại và đánh giá TSCĐ 4 1.Phân loại TSCĐ 4 1.1.Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật. 4 1.1.1.TSCĐ hữu hình: 4 1.1.2.TSCĐ vô hình : 5 1.2.Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: 5 2.Đánh giá TSCĐ 6 2.1.Nguyên giá TSCĐ 7 2.2.Đánh giá theo giá trị đã hao mòn 8 2.3.Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ 10 III. Kế toán tổng hợp TSCĐ: 10 A.Kế toán chi tiết TSCĐ: 10 1.Đánh số: 10 2.Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán 11 B. Kế toán tình hình biến động TSCĐ 12 1.Tài khoản sử dụng: 12 2.Phương pháp hạch toán TSCĐ. 12 2.1.Hạch toán biến động TSCĐ hữu hình 12 2.1.1.Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ hữu hình: 12 2.1.2.Hạch toán tình hình giảm TSCĐ hữu hình 15 2.2.Hạch toán biến động TSCĐ vô hình 18 3.Kế toán tổng hợp TSCĐ đi thuê và cho thuê 24 3.1.Kế toán TSCĐ thuê tài chính 24 3.1.1.Hạch toán tại đơn vị đi thuê: 24 3.1.2.Hạch toán ở đơn vị cho thuê 26 3.2.Kế toán TSCĐ thuê hoạt động 27 3.2.1.Đối với DN đi thuê TSCĐ 27 3.2.2.Đối với doanh nghiệp cho thuê 28 4.Kế toán khấu hao TSCĐ và hao mòn TSCĐ 29 5.Kế toán sửa chữa TSCĐ 30 5.1.Kế toán TSCĐ theo phương thức tự làm 30 5.1.1.Đối với hoạt động sửa chữa thường xuyên 30 5.1.2.Đối với hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ 31 5.2.Kế toán sửa chữa lớn theo phương thức cho thầu : 32 Phần iI: Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định ở công ty truyền tải điện 1 33 I. Giới thiệu khái quát về công ty truyền tải điện 1 33 1. Quá trình hình thành và phát triển . 33 2 . Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý . 33 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty 33 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban : 34 2.2.1. Ban giám đốc : 34 2.2.2. Các phòng ban nghiệp vụ . 36 3.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 38 3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 38 3.2. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán tại Công ty. 40 II. Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty truyền tải điện 1 41 2.Phân loại và đánh giá TSCĐ của công ty TTĐ1 42 2.1.Phân loại 42 2.1.1.Phân loại TSCĐ theo nguồn vốn (tính đến ngày 01/12/1999) gồm có: 43 2.1.2. TSCĐ phân loại theo tính chất sử dụng. 43 2.1.3.TSCĐ phân theo đặc trưng kỹ thuật. 43 2.2.Đánh giá TSCĐ 44 3. Kế toán tổng hợp TSCĐ 45 3.1.Tài khoản sử dụng. 45 3.2.Kế toán tình hình biến động của TSCĐ tại công ty TTĐ1 45 3.2.1. Hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ 45 3.2.2. Kế toán tăng TSCĐ 46 3.2.2.1. Kế toán tăng TSCĐ do mua sắm : 46 3.2.2.2. Kế toán tăng TSCĐ do điều chuyển : 48 3.2.2.3.Kế toán TSCĐ tăng do điều chỉnh giá 51 3.2.2.4. Kế toán tăng TSCĐ do lắp mới . 52 3.2.3. Kế toán giảm TSCĐ 52 3.2.3.1. Kế toán giảm TSCĐ do điều chuyển nội bộ : 52 3.2.3.2. Kế toán giảm TSCĐ do thanh lí 52 3.2.3.3. Kế toán giảm TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ 57 3.2.3.4. Kế toán TSCĐ giảm do phát hiện thiếu qua kiểm kê 57 3.3.Kế toán khấu hao TSCĐ 59 3.3.1. Kế toán khấu hao TSCĐ khi tăng TSCĐ 60 3.3.2.Kế toán khấu hao giảm TSCĐ 61 3.4.Kế toán sửa chữa TSCĐ tại công ty TTĐ1 65 3.4.1. Đối với sửa chữa thường xuyên 65 3.4.2. Sửa chữa lớn TSCĐ (SCL TSCĐ) 66 Phần III: Phương hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Truyền Tải Điện 1 68 1. Những nhận xét đánh giá về công tác kế toán TSCĐ tại công ty TTĐ1 68 2. Những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty Truyền tải điện 1. 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0612.doc
Tài liệu liên quan