Những vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây cản trở đến hoạt động đầu tư trực tiếp của EU tại Việt Nam. Đó là: Thứ nhất, các nhà đầu tư EU thích đầu tư vào các nền kinh tế bên trong EU hơn là đầu tư vào các nền kinh tế của các nước bên ngoài Cộng đồng. Thêm nữa, sau khi các nước Đông Âu thi hành chính sách mở cửa và thực hiện kinh tế thị trường, các nhà đầu tư của Liên minh Châu Âu đã nhìn thấy ở các nước này những cơ hội đầu tư tốt hơn các cơ hội mà ASEAN và Việt Nam có thể cung cấp cho các hoạt động kinh doanh của họ. Thứ hai, các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đã mất đi những lợi thế so sánh do sự xuất hiện các thị trường đầu tư mới ở Châu á, đặc biệt là Trung Quốc. Cuối cùng là sự có mặt của Nhật Bản có thể có ảnh hưởng cản trở đối với các nhà đầu tư EU. Số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam chiếm 11% trên tổng số vốn đầu tư của các nước tại Việt Nam. Hơn nữa, Nhật bản cũng là nước cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam.

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp đã thực hiện nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam thì các nhà đầu tư Đức chỉ có một vài dự án liên doanh với số vốn đầu tư ít ỏi như Công ty liên doanh sản xuất thiết bị viễn thông, Liên doanh khách sạn Cố Đô, Liên doanh sản xuất bao bì nhựa (Sakipark)... Nhưng toàn bộ các dự án liên doanh trong thời gian 1988 đến 1990 đều bị giải thể hoặc rút giấy phép trước thời hạn. Tháng 07/1998, Bộ trưởng Quốc vụ Bộ ngoại giao CHLB Đức - W.Hoyer sang thăm Việt Nam. Đến ngày 19/08 năm đó tại Bon (CHLB Đức), đại diện Chính phủ Việt Nam và Đức đã ký biên bản trao đổi văn bản phê chuẩn Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Đức. Hai bên khẳng định rằng trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước cũng như tiềm năng của hai nước, Việt Nam và Đức mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại vì lợi ích của nhân dân hai nước. Tính đến nay (11/05/2000), CHLB Đức là nước đứng thứ 18 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 4 trong số các nước EU với 37 dự án được cấp phép hoạt động, vốn đầu tư là 374 triệu USD, trừ hai dự án hết hạn và 7 dự án bị giải thể trước hạn còn 28 dự án đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 354,65 triệu USD. Hiện nay có 59 tập đoàn, công ty và ngân hàng Đức đang hoạt động tại Việt Nam với 83 văn phòng đại diện được mở chủ yếu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có các tập đoàn lớn như: Tập đoàn Daimler - Benz lớn nhất của Đức đã có 3 công ty mở văn phòng đại diện cung cấp các trạm trung thế, hạ thế và đầu tư liên doanh một xưởng lắp ráp xe ô tô Mercersles trị giá 70 triệu USD; Tập đoàn Siemens cung cấp trang thiết bị cho ngành bưu chính viễn thông và tham gia đầu tư sản xuất cáp quang trị giá 24,933 triệu USD; Công ty văn phòng Badaco-Wego và một số công ty khác đầu tư cho ngành dệt, y tế, hoá chất, các sản phẩm gốm sứ... 2.4.1. Đầu tư trực tiếp của CHLB Đức phân theo ngành Bảng 8: Đầu tư trực tiếp của CHLB Đức vào Việt Nam phân theo ngành (Tính đến ngày 31/03/2000) TT Ngành đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn thực hiện (USD) Doanh thu (USD) Xuất khẩu (USD) 1 CN nặng 7 127.941.900 19.229.153 5.649.217 35.677 2 CN dầu khí 1 26.211.000 26.211.000 0 0 3 CN nhẹ 8 19.099.350 12.596.237 59.354.179 12.794.753 4 Nông-lâm nghiệp 1 16.600.000 4.400.000 24.117.839 34.428 5 Dịch vụ 2 2.030.391 871.529 3.259.194 0 6 XDVP - căn hộ 1 109.440.000 0 0 0 7 GTVT-bưu điện 3 28.933.000 19.613.471 44.100.158 0 8 Văn hoá-y tế-giáo dục 3 1.900.000 500.000 0 0 9 Tài chính-ngân hàng 2 22.500.000 22.500.000 0 0 Tổng số 28 354.655.641 105.921.390 136.480.587 12.864.858 Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Qua bảng 8 chúng ta có thể thấy vốn và công nghệ của Đức hiện có mặt ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế như công nghiệp nặng và công nghiệp dầu khí, xây dựng văn phòng, căn hộ và giao thông vận tải - bưu điện... Trong đó công nghiệp nặng là lĩnh vực đầu tư chủ yếu với 127,94 triệu USD chiếm 36% vốn đầu tư và 25% số dự án; lĩnh vực công nghiệp dầu khí chiếm 3,5% số dự án và 7,4% vốn đầu tư. Đặc biệt là dự án Badaco Wego xây dựng văn phòng - căn hộ ở thành phố Hồ Chí Minh là dự án có số vốn lớn nhất của Đức với tổng vốn đầu tư 109 triệu USD chiếm tới 30% tổng vốn đầu tư của Đức vào Việt Nam. Tuy nhiên, do tình hình kinh doanh văn phòng cho thuê hiện không thuận lợi, dự án đã hoãn tiến độ đến hết năm 2000. Còn lại là các dự án có số vốn nhỏ với quy mô vốn trung bình gần 6 triệu USD. Ngoài ra còn có dự án Công ty liên doanh Amata Power cung cấp điện cho Khu công nghiệp Amata Biên Hoà - Đồng Nai với vốn đầu tư 110 triệu USD, vốn pháp định 33 triệu USD (trong đó bên Việt Nam - Công ty liên doanh phát triển khu Long Bình hiện đại - chiếm 10%). NHà máy điện đã đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1997, tổng doanh thu đạt 1,79 triệu USD. Nhìn chung các dự án FDI của Đức đã thu hút 2.800 lao động, tạo ra tổng doanh thu hơn 136,48 triệu USD (bằng 128% vốn đầu tư thực hiện). Đây là một chỉ số hiệu quả cao so với nhiều dự án của những nước và lãnh thổ khác đang hoạt động tại Việt Nam. 2.4.2. Đầu tư trực tiếp của Đức phân theo địa phương Đức đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức liên doanh với 14 dự án, tổng vốn đầu tư 287 triệu USD, chiếm 81% vốn đầu tư. Hình thức 100% vốn nước ngoài có 13 dự án, tổng vốn đầu tư 66,5 triệu USD, chiếm 19% vốn đầu tư. Các dự án của Đức tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh và thành phố (Xem bảng 9 dưới đây), trong đó thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung FDI của Đức nhiều nhất với 10 dự án chiếm 35,7% tổng số dự án và 45,3% tổng vốn đầu tư. Trong 10 dự án này thì có tới 7 dự án đầu tư theo phương thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 3 dự án là liên doanh, có một dự án xây dựng văn phòng, một dự án ngân hàng, các dự án còn lại chủ yếu là các dự án hàng tiêu dùng, công nghiệp nhẹ... Bảng 9: Đầu tư trực tiếp của CHLB Đức ở Việt Nam phân theo địa phương (Tính đến ngày 31/03/2000) TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn thực hiện (USD) Doanh thu (USD) Lao động (người) 1 TP Hồ Chí Minh 10 161.003.725 31.029.068 40.629.136 1.020 2 Đồng Nai 4 123.170.000 22.182.499 32.018.725 848 3 Hà Nội 6 29.607.275 28.419.511 9.556.588 233 4 Bình Dương 4 28.963.000 18.613.471 46.113.579 306 5 Hải Dương 1 4.000.000 1.200.000 96.500 89 6 Hải Phòng 1 4.000.000 4.000.000 0 60 7 Nghệ An 1 3.560.000 0 0 40 8 Vĩnh Long 1 351.641 476.641 8.066.059 211 Tổng số 28 354.655.641 105.921.390 136.480.587 2.807 Nguồn: Vụ quản lý dự án-Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Qua bảng 9 chúng ta thấy Đồng Nai là nơi tiếp nhận FDI của Đức lớn thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh, với 4 dự án chiếm 14,2% tổng số dự án và 34,7% tổng vốn đầu tư. Đầu tư trực tiếp của Đức ở Đồng Nai có hai dự án may mặc, một dự án sản xuất thuốc trừ sâu, đặc biệt có một dự án xây dựng nhà máy điện cho khu công nghiệp Amata. Đầu tư trực tiếp của Đức ở Hà Nội chủ yếu tập trung vào các dự án sản xuất công nghiệp nhẹ với số vốn ráat ít chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư của Đức và ở Bình Dương vốn đầu tư chiếm 8,1% và số dự án chiếm 12,4% tổng số dự án. Các tỉnh còn lại mỗi tỉnh chỉ có một dự án. Bảng số liệu trên cho thấy tình hình đầu tư trực tiếp của Đức tại Việt Nam là rất khiêm tốn nhưng nó đã bước đầu ghi nhận sự chú ý của các nhà đầu tư Đức ở Việt Nam. Sở dĩ như vậy là do các nhà đầu tư Đức vẫn chưa thực sự quan tâm đến thị trường Việt Nam, họ vẫn đặt Việt Nam vào nhóm nước có nhiều rủi ro trong kinh doanh. Hy vọng rằng trong những năm tới với chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, hợp lý hoá theo thông lệ quốc tế sẽ hấp dẫn được đầu tư của các tập đoàn lớn không chỉ riêng ở Đức mà còn ở các nước khác trên thế giới. 2.5. Tình hình đầu tư trực tiếp của Thuỵ Điển tại Việt Nam Thuỵ Điển là nước phương Tây đầu tiên mở Đại sứ quán tại Việt Nam vào năm 1969. Hiện nay trong số các nước đầu tư vào Việt Nam thì Thuỵ Điển đứng thứ 20, nhưng lại đứng thứ 5 trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam. Thuỵ Điển có 9 dự án FDI đã được cấp phép hoạt động ở Việt Nam, trừ một dự án đã hết hạn hoạt động (hợp đồng thăm dò, khai thác san hô đỏ với vốn đăng ký hơn 4 triệu USD), 8 dự án còn lại đang hoạt động có tổng số vốn đầu tư 370,8 triệu USD. Thuỵ Điển đã có 28 công ty và văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhiều công ty có cả văn phòng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tuy nhiên, đầu tư của Thuỵ Điển vào Việt Nam còn rất khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng của hai nước. Vì vậy, trong chuyến thăm Thuỵ Điển của Thủ tướng Phan Văn Khải vừa qua đã thể hiện sự rộng mở của đường lối đối ngoại, sự đa dạng hoá và đa phương hoá các mối quan hệ của Đảng và Nhà nước ta. Thủ tướng Phan Văn Khải đã trao đổi ý kiến với phía bạn về tiềm năng, phương hướng và biện pháp nhằm đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt lên tầm cao mới thiết thực và hiệu quả hơn. Thủ tướng khẳng định: “Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách hành chính để tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn”. Phía Thuỵ Điển cũng thông báo trong năm tài khoá 1999-2000 sẽ tăng thêm 30 triệu Cuaron viện trợ cho Việt Nam. đồng thời lấy năm 2000 làm “năm tăng cường các hoạt động đầu tư và thương mại với Việt Nam”. Bảng 10: Những số liệu về FDI của Thuỵ Điển vào Việt Nam (Tính đến ngày 31/10/1999) Tên dự án Hình thức Vốn đầu tư (USD) Địa Điểm Đối tác nước ngoài Công ty Terraco Việt Nam 100% vốn nước ngoài 1.000.000 Bình Dương Terraco Holding Ltd Công ty TNHH Electrolux VN 100% vốn nước ngoài 500.000 Hà Nội Công ty AB Electrolux Công ty kỹ thuật xây dựng Phương Bắc Liên doanh 2.000.000 Hà Nội Các ông:Kurt Begstom, L.Anaker,V.Pearson Công ty SAS Ha Noi Royal Hotel Ltd Liên doanh 25.000.000 Hà Nội SAS International Hotels Investment Ltd Công ty Swed-Phong Liên doanh 325.840 Hà Nội Wakobi AB Công ty tư vấn về công nghệ VLXD Liên doanh 500.000 Hà Nội Commat Sweden AB Hợp đồng thông tin di động Hợp đồng hợp tác kinh doanh 341.500.000 Hà Nội Kinnevik & Comvik Inter, Việt Nam AB Nguồn: Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhìn chung các dự án của Thuỵ Điển đều là những dự án vừa và nhỏ, chỉ trừ dự án thông tin di động có vốn đầu tư 341,5 triệu USD. Và điều đặc biệt là hầu hết các nhà đầu tư Thuỵ Điển đều chọn Hà Nội làm địa điểm đầu tư của mình. Các nhà đầu tư Thuỵ Điển cũng rất ưa chuộng hình thức liên doanh. Hình thức liên doanh này có tới 4 dự án, chiếm 57% số dự án với tổng vốn đầu tư 27,8 triệu USD, chiếm 7% vốn đầu tư. Vốn đầu tư của Thuỵ Điển tập trung vào dự án BCC về thông tin di động giữa Tổng công ty bưu chính viễn thông và Comvik, tổng vốn đầu tư 341 triệu USD, chiếm 92% vốn đăng ký của Thuỵ Điển tại Việt Nam. Ngoài ra có 2 dự án 100% vốn nước ngoài và 1 hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngoài lĩnh vực thông tin, sản xuất thiết bị điện, thế mạnh của các công ty Thuỵ Điển là xây dựng và vật liệu xây dựng, từ nhận thầu thi công đến sản xuất vật liệu xây dựng và tư vấn công nghệ vật liệu xây dựng. Theo đánh giá của Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án của Thuỵ Điển được triển khia tốt, thu hút 821 lao động trực tiếp, vốn thực hiện của hai bên đã đạt khoảng 73% số vốn họ phải góp theo giấy phép đầu tư. Theo ông Bo Ladin - Chủ tịch Hội đồng đối ngoại Việt Nam - Thuỵ Điển đã nói trong cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp Thuỵ Điển vừa qua tại Hà Nội: “Cơ hội hợp tác làm ăn giữa Cộng đồng doanh nghiệp Thuỵ Điển và Việt Nam là rất lớn. Các doanh nghiệp Thuỵ Điển rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực năng lượng, sản xuất giấy và bột giấy”. Các doanh nghiệp Thuỵ Điển đánh giá cao những thay đổi tích cực trong trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Do đó, tuy FDI của Thuỵ Điển vào Việt Nam chỉ với con số nhỏ, mang tính chất thăm dò, nhưng đây là cố gắng lớn của các doanh nghiệp Thuỵ Điển hôm nay để nhằm phát triển cho tương lai. 2.6. Tình hình đầu tư trực tiếp của Bỉ tại Việt Nam Trên cơ sở tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, quan hệ ngoại giao giữa Bỉ và Việt Nam đã được thiết lập vào ngày 22/03/1973 và ngày càng phát triển tốt đẹp. Các nhà lãnh đạo Việt Nam và Bỉ đã giành sự quan tâm lớn đến việc củng cố và tăng cường hơn nữa sự hiêủ biết lẫn nhau, tình hữu nghị và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Năm 1977, Bỉ đã ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế và kỹ thuật với Việt Nam. Từ đó đến nay, các cuộc họp của Uỷ ban hỗn hợp được luân phiên tổ chức ở Brussels và Hà Nội, để vạch ra các kế hoạch hợp tác. Tháng 09/1993, hai bên ký kết thoả thuận 5 lĩnh vực ưu tiên hợp tác là giáo dục, y tế, nông nghiệp, năng lượng và giao thông vận tải. Trong thời gian này Bỉ đã viện trợ cho Việt Nam rất nhiều, chủ yếu qua hai dạng là viện trợ gián tiếp hoặc trực tiếp. Bỉ là nước đứng thứ 30 trong số các nước đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ 7 trong số các nước EU. Hiện nay có 12 dự án FDI của Bỉ được cấp phép hoạt động, vốn đầu tư là 59 triệu USD. Trừ một dự án chế tác kim cương tại Hà Nội bị giải thể trước hạn do Bên nước ngoài (Công ty International Gem Manufactures N.V) không triển khai, còn lại 11 dự án với vốn 58 triệu USD. Bảng 11: Những số liệu về đầu tư trực tiếp của Bỉ tại Việt Nam (Tính đến ngày 01/03/2000) Tên dự án Hình thức Vốn đầu tư (USD) Địa Điểm Đối tác nước ngoài Công ty gia công kim cương 100% vốn nước ngoài 500.000 TP Hồ Chí Minh O.arnold Grosman & Stieglitz Xí nghiệp chế tác kim cương 100% vốn nước ngoài 1.559.131 Hải Dương Công ty Gem Inves. International AL SA Diamond A.V.W sản xuất thảm từ vỏ dừa 100% vốn nước ngoài 480.000 Bến Tre A.V.W Inpot Công ty TNHH kim cương sao sáng 100% vốn nước ngoài 3.183.000 Đồng Nai Marcel Grunberger Công ty cấp nước Đình Vũ 100% vốn nước ngoài 19.000.000 Hải Phòng Machiels Overseas N.V Trung tâm giao dịch thương mại Hải Phòng Liên doanh 16.913.010 Hải Phòng Inter, Port Eng; RGV Inter Ltd Công ty liên doanh Chè Phú Bền Liên doanh 10.000.000 Phú Thọ Công ty SEA Holdings SA Công ty Việt Nam Schereder sản xuất các thiết bị chiếu sáng Liên doanh 425.000 TP Hồ Chí Minh Schereder, SBI Công ty liên doanh cà phê Bevico Liên doanh 2.418.640 Đồng Nai Viện nghiên cứu Nhà nước, thuỷ văn, trắc địa Âu -Phi Công ty TNHH phát triển phần mềm Sài Gòn Liên doanh 1.000.000 TP Hồ Chí Minh Spacebel infomatuque SA Nguồn: Vụ quản lý dự án - Bộ kế hoạch và Đầu tư. Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy, các nhà đầu tư Bỉ chỉ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chế tác và gia công kim hoàn, sản xuất thiết bị thắp sáng, chế biến nông sản, thực phẩm. Trong đó nền công nghiệp nặng bao gồm 7 dự án với số vốn đầu tư 28,61 triệu USD, chiếm 63,6% tổng số dự án và gần 49% tổng số vốn đầu tư của bỉ vào Việt Nam. Công nghiệp thực phẩm có một dự án với 2,418 triệu USD; nông - lâm nghiệp có hai dự án với 10,48 triệu USD và lĩnh vực khách sạn - du lịch chiếm một dự án với số vốn 16,913 triệu USD. Nhìn chung thì các dự án đầu tư của Bỉ ở Việt Nam đang hoạt động khá tốt, có tổng doanh thu cao, thu hút được 1.361 lao động. Có thể thấy những công ty của Bỉ đang hoạt động ở Việt Nam đa số là những công ty có quy mô vừa và nhỏ như công ty gia công kim cương ở Thành phố Hồ Chí Minh, dự án cấp nước cho Khu Công nghiệp Đĩnh Vũ vốn đầu tư 19 triệu USD, mới được cấp phép năm 1999, đang hoàn thành các thủ tục hành chính. Dự án xây dựng trung tâm giao dịch thương mại Hải Phòng, vốn đầu tư 16,9 triệu USD đã khai trương và đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 1998. Dự án liên doanh Chè Phú Bền vốn đầu tư 10 triệu USD đang triển khai hoạt động tốt, tạo nguồn thu ổn định cho hàng trăm hộ trồng chè ở Phú Thọ... Qua các số liệu thực tế trên chúng ta thấy đầu tư trực tiếp của Bỉ vào Việt Nam còn dè dặt và chưa thực sự xứng với tiềm lực kinh tế của Bỉ và nhu cầu phát triển kinh tế của cả hai bên. Những dự án đầu tư lớn chỉ mang tính chất thăm dò, với quy mô nhỏ. Các tập đoàn lớn của Bỉ đang còn nghe ngóng nên chưa mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam đã và đang cố gắng cải thiện thêm môi trường đầu tư và đưa ra những chính sách hợp lý nhằm khuyến khích, thu hút hơn nữa đầu tư của Bỉ trong những năm tới. 2.7. Tình hình đầu tư trực tiếp của các nước khác trong khối EU Đối với Đan Mạch, Việt Nam và Đan Mạch thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 25/11/1971. Mối quan hệ này luôn dựa trên tình hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai bên, và ngày càng phát triển kể từ khi Đan Mạch nối lại viện trợ cho Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Gần đây nhất trong chuyến viếng thăm chính thức bốn nước Bắc Âu, Thủ tướng Phan Văn Khải và đoàn đại biểu Chính phủ nước ta đã thăm và làm việc tại Đan Mạch từ ngày 29/9 đến 1/10/1999. Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Poul Vyrup Pasmussen đã tiến hành cuộc hội đàm về quan hệ song phương và những biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Phan Văn Khải còn dự hội thảo với các doanh nghiệp Đan Mạch và Việt Nam. Có thể khẳng địng rằng sự gia tăng việc thăm lẫn nhau đồng nghĩa với việc đạt được những thoả thuận có ý nghĩa thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Đan Mạch. Đan Mạch hiện đang đứng thứ 28 trong các nước đầu tư vào Việt Nam với 6 dự án đã được cấp phép, tổng vốn đầu tư 112 triệu USD, trừ 2 dự án giải thể trước thời hạn, Đan Mạch có 4 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 105 triệu USD. Đó là dự án liên doanh giữa công ty bia Huế (Thừa Thiên Huế) với hãng Toborg để sản xuất bia và nước giải khát với tổng số vốn đầu tư 24,3 triệu USD, vốn pháp định 19,7 triệu USD trong đó Việt Nam góp 50%; Nhà máy bia Đông Nam á liên doanh với tập đoàn Calberg International ALS và The Industrialization Fund (Hà Nội), dự án có tổng vốn đầu tư là 79,6 triệu USD, vốn pháp định là 46 triệu USD, trong đó Việt Nam góp 40%, thời gian hoạt động 30 năm. Đến nay, có thể nói cá dự án này làm ăn có hiệu doanh thu cao, sản phẩm cảu hãng được nhiều ng tiêu dùng ưa chuộng, thu hút được gần 500 lao động trực tiếp. Nhưng ngoài ra còn có dự án chưa có doanh thu đó là công ty TNHH Vidaneco liên doanh với công ty Green Cit Denmark A/S và công ty Danish Water tại thành phố Hồ Chí Minh với 270.000 USD vốn đầu tư trong đó vốn pháp định là 90.000 USD, và một dự án Domus Loigistica Việt Nam đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với vốn đầu tư gần 1 triệu USD. Tiếp sau Đan Mạch là Italia. Hiện Italia đứng thứ 29 trong các nước đầu tư vào vào Việt Nam. Trong vài năm gần đây, hai bên mới có một số dự án liên doanh. Đó là dự án liên doanh chế biến gỗ ở Quảng Bình với số vốn đầu tư 1,583 triệu USD; dự án liên doanh sản phẩm nhôm ở Quảng Nam với 11 triệu USD vốn đầu tư, đặc biệt là dự án Container ở Đà Nẵng với số vốn đầu tư lớn nhất trong tất cả các dự án mà Italia đầu tư vào Việt Nam là 20 triệu USD. Ngoài ra còn có hai dưk án đầu tư 100% vốn là dự án may mặc tại hà Nội với 1,5 triệu USD vốn đầu tư và dự án Sancom Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh với số vốn là 1 triệu USD. Như vậy ta có thể thấy trong cá dự án đầu tư cảu Italia, lĩnh vực công nghiệp được chú trọng nhất với ba dự án, còn lại là các dự án về lĩnh vực nông - lâm nghiệp và lĩnh vực xây dựng. Theo Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tính đến ngày 11/05/2000 Italia có 12 dự án đã được cấp phép nhưng có 1 dự án hết hạn và 5 dự án giải thể trước thời hạn. Hiện nay Italia còn 6 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư 335,33 triệu USD, đứng thứ 8 trọng các nước EU đầu tư vào Việt Nam. Như vậy quy mô bình quân một dư án là khá lớn khoảng 55 triệu USD cho 1 dự án. Nhưng theo các nhà đầu tư từ Italia thì Việt Nam là một đối tác tuyệt vời đối với Italia vì Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ mà ở Italia các xí nghiệp này là hạt nhân của nền kinh tế. Tuy mới đầu tư vào Việt Nam nhưng các nhà đầu tư Italia tỏ ra rất tin tưởng đối với thị trường Việt Nam. Còn đối với áo và Lucxembourg cũng giống như Italia. Lucxembourg hiện có 11 dự án được cấp phép hoạt động, vốn đầu tư là 35 triệu USD, trừ 1 dự án Nhà máy dệt Hải Vân chuyển thành quốc doanh Việt Nam, còn lại 10 dự án với xấp xỉ 30 triệu USD vốn đầu tư. Riêng áo hiện có 4 dự án đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 5,3 triệu USD, và chưa có dự án nào bị rút giấy phép. Hai trong số 4 dự án này vừa được cấp phép năm 1999. Nhìn chung các dự án của Lucxembourg và áo đều có quy mô nhỏ, triển khai không có vướng mắc gì lớn. Chương III: triển vọng và một số giải pháp chủ yếu để thúc đẩy hoạt động đầu tư của liên minh Châu âu vào Việt Nam I. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư trực tiếp EU-Việt Nam trong thời gian qua 1. Nhận xét tổng quát về hoạt động đầu tư trực tiếp của EU tại Việt Nam Có thể thấy rằng đầu tư của EU vào, mặc dù có sự gia tăng nhất định, song cũng chỉ chiếm tỷ lệ là 12,2% trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong khi đó tỷ lệ này ở Nhật là 35% và Mỹ là 18%. Và những số liệu trên cũng cho thấy số lượng vốn đầu tư đã được phê chuẩn chứ chưa thể hiện mức độ thực hiện vốn đầu tư đó. Trên thực tế chỉ cần một thay đổi nhỏ trên thị trường trong chính sách của các công ty đã có thể dẫn tới sự thay đổi lớn trong việc thực hiện vốn đầu tư đã cam kết. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận sự gia tăng đầu tư của EU ở Việt Nam về mặt giá trị khối lượng nhưng so voứi Mỹ, Nhật Bản và các nước Nies Châu á thì EU đứng hàng thứ 4. Các dự án tăng hàng năm của EU có quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án tăng so với các dự án trước nhưng vẫn thấp so với bình quân chung. Về hình thức đầu tư, lúc đầu có xu hướng chọn hình thức liên doanh vì nhiều lý do như chưa có sự hiểu biết nhiều về thủ tục hành chính, phong cách làm việc của Việt Nam cũng như phong tục tập quán ở đây... Hơn nữa thế mạnh của các nhà đầu tư EU là công nghệ, vốn, kỹ thuật... còn Việt Nam là đất, mặt bằng, nhà xưởng. Nhưng sau một thời gian hoạt động các công ty EU đã chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Phần lớn các dự án đều tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng tàu. Lĩnh vực được các nhà đầu tư EU đặc biệt quan tâm là công nghiệp dầu khí. Cho đến nay, trong tổng số những hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam thì một nửa thuộc về các nhà đầu tư EU là những tập đoàn nổi tiếng thế giới như Tập đoàn BP (Anh), Shell (Hà Lan), Total (Pháp), Fina (Bỉ), OMN (áo). Nhìn chúng các nhà đầu tư của EU có mặt tại Việt Nam là sớm nhưng không ổn định và chưa xứng với tiềm lực kinh tế của các nước này. Ngoại trừ Pháp, Anh, Hà lan, CHLB Đức, Thuỵ Điển là những nước có nhiều dự án đầu tư, còn lại những nước khác mới chỉ có những dự án “thăm dò” với quy mô nhỏ. 2. Những nguyện nhân gây cản trở đến hoạt động đầu tư của EU tại Việt Nam Xét về phía Liên minh Châu Âu, các nhà đầu tư EU chưa chú ý nhiều lắm đến công nghiệp sản xuất hàng hoá, trong khi đó các nhà đầu tư tại Châu á lại quan tâm. Các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, mô hình phát triển năng động nhất trong nền kinh tế Châu Âu chưa tìm được chỗ đứng cho mình tại thị trường Việt Nam. Do các công ty vừa và nhỏ của EU chưa thích nghi với thị trường, cung cách hoạt động kinh doanh cũng như phối hợp điều hành tại các liên doanh ở Việt Nam nên gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây cản trở đến hoạt động đầu tư trực tiếp của EU tại Việt Nam. Đó là: Thứ nhất, các nhà đầu tư EU thích đầu tư vào các nền kinh tế bên trong EU hơn là đầu tư vào các nền kinh tế của các nước bên ngoài Cộng đồng. Thêm nữa, sau khi các nước Đông Âu thi hành chính sách mở cửa và thực hiện kinh tế thị trường, các nhà đầu tư của Liên minh Châu Âu đã nhìn thấy ở các nước này những cơ hội đầu tư tốt hơn các cơ hội mà ASEAN và Việt Nam có thể cung cấp cho các hoạt động kinh doanh của họ. Thứ hai, các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đã mất đi những lợi thế so sánh do sự xuất hiện các thị trường đầu tư mới ở Châu á, đặc biệt là Trung Quốc. Cuối cùng là sự có mặt của Nhật Bản có thể có ảnh hưởng cản trở đối với các nhà đầu tư EU. Số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam chiếm 11% trên tổng số vốn đầu tư của các nước tại Việt Nam. Hơn nữa, Nhật bản cũng là nước cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam. Về phía Việt Nam, thủ tục hành chính là trở ngại lớn nhất đồng thời là khâu làm tổn hại đến môi trường đầu tư ở Việt Nam trong những năm qua. Để hình thành một dự án đầu tư phải có hàng chục loại giấy tờ và lệ phí cho các khâu: xin thị thực nhập cảnh, tìm hiểu đối tác lập dự án kinh doanh, xin giấy phép, duyệt đồ án thiết kế, xin cấp đất, nhập khẩu thiết bị hàng hoá... Nhiều loại thủ tục chưa được quy định rõ ràng không nhất quán và không ổn định như thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, thời gian thẩm định dự án ở cấp Trung Ương, những điều khoản không cần thiết trong mẫu hồ sơ dự án. Các nhà đầu tư than phiền là họ tốn quá nhiều thời gian để được thông qua dự án ở cấp địa phương, trước khi hồ sơ của họ được nộp lên Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư. Hơn nữa, việc phân cấp lại chưa rõ ràng, chưa xác định ranh giới giữa trung ương và địa phương dẫn đến tình trạng buông lỏng và trùng chéo nhau trong quản lý kèm theo các ý kiến xử lý rất khác nhau giữa các cấp quản lý. Bên cạnh đó còn có một số vướng mắc khác. Đó là cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém trong khi nguồn vốn lại hạn hẹp, Việt Nam còn thiếu đội ngũ công nhân lành nghề, phần lớn mới tốt nghiệp phổ thông trung học, chưa quen với nền văn hoá công nghiệp, cán bộ quản lý thiếu và năng lực yếu, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài. Thêm vào đó, ở Việt Nam tệ quan liêu, tham nhũng còn khá phổ biến và đây là một nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa cam kết đầu tư đã được thực hiện. Theo ông David Fall, đại sứ liên hiệp các Vương quốc Anh và bắc Ailen, cho rằng: “các nhà đầu tư không hài lòng trước sự chậm trễ trong quá trình ra quyết định của Việt Nam, thêm vào đó là sự phức tạp quan liêu gây ra cùng nhiều luật lệ được ban hành nhưng không được thực hiện. Ngoài ra hạ tầng cơ sở ở Việt Nam chưa phát triển đầy đủ khiến các nhà đầu tư kém nhiệt tình hơn, Việt Nam còn thiếu thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng và bảo hiểm chưa được hoàn thiện.” Còn các doanh nghiệp Pháp thì cho rằng: “Công việc kinh doanh ở Việt Nam còn đặt ra khá nhiều thử thách và rủi ro. Môi trường luật pháp chưa thật hoàn chỉnh và thường thay đổi, hệ thống những quy định và chế độ quan liêu phiền hà, những khuyết tật lạnh lùng trong cung cách làm việc của cấp cơ sở...” Đây là những trở ngại rất lớn đối với việc đầu tư của các doanh nghiệp EU vốn quen hoạt động trong một môi trường quy củ với những luật chơi chặt chẽ, bài bản và xa lạ với tập quán kinh doanh đầy bất trắc ở Việt Nam. Chính những lý do trên đã hạn chế việc vận động và kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và của EU nói riêng. Mặc dù Nhà nước Việt Nam đã cả nhiều đoàn tham dự các diễn đàn về đầu tư ở Pháp, Nhật, Mỹ... nhưng cho đến nay vẫn chưa có nguồn đối tác đầu tư với số vốn lớn. Ngoài ra còn có sự cạnh tranh của các đối thủ mạnh trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia... làm cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam càng trở nên khó khăn hơn. Do môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam còn chưa hấp dẫn, chưa có tính cạnh tranh cao và còn mang tính rủi ro. Đặc biệt do tác động của cuộc khủng hoảng khu vực Châu á (năm 1997) và đồng tiền của nhiều nước bị mất giá, nên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đang giảm mạnh. Nhiều lĩnh vực đầu tư có sức hấp dẫn, nhưng vào thời điểm hiện nay đã và đang bão hoà (khách sạn, văn phòng cho thuê, chất tẩy rửa, mía đường, hàng điện tử gia dụng, sản xuất sắt thép, ...) . Đối với các nhà đầu tư động lực của họ là lợi nhuận và nhằm vào thị trường nội địa, nhưng quy mô của thị trường Việt Nam còn nhỏ bé, tuy dân số gần 80 triệu người nhưng sức mua thấp. Đồng thời các chính sách của Việt Nam lại khuyến khích xuất khẩu với nhiều sản phẩm sản xuất được trong nước nên chỉ cấp giáy phép đầu tư nếu mức xuất khẩu đạt 80% trở lên (QĐ 229 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mâu thuẫn trong quan hệ giữa lao động Việt Nam và chủ đầu tư có xu thế gia tăng. Một số nhà đầu tư không chấp hành luật đầu tư Việt Nam, không tôn trọng truyền thống văn hoá Việt Nam, làm ăn theo kiểu chỉ chú trọng cái lợi trước mắt chứ không tính đến lâu dài. Sự khác biệt về văn hoá và các quan niệm về giá trị giữa người Châu Âu và Châu á cũng là trở ngại của EU đầu tư vào Việt Nam so với các nước Châu á khác đầu tư vào Việt Nam... Những lý do trên đã và đang tiếp tục cản trở luồng vốn đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam. Do đó Việt Nam cần phải có những giải pháp kịp thời nhằm khắc phục các tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư của EU vào Việt Nam. II. Triển vọng hợp tác đầu tư trực tiếp Việt Nam - eu 1. kinh tế Châu Âu Ngày 14/04/2000, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank, ông Ernst Welteke cho rằng lãi suất cao do Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vừa công bố không kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế của 11 nước thuộc khu vực sử dụng đồng Euro, sự thanh toán qua đồng tiền chung Châu Âu vẫn mạnh. Mặc dù ECB đã ba lần thắt chặt các điều kiện tín dụng ở khu vực sử dụng đồng EURO kể từ tháng 11/1999 nhằm tránh nguy cơ bùng nổ lạm phát do giá dầu trên thế giới tăng và đồng EURO mất giá. Lãi suất của khu vực sử dụng đồng EURO hiện nay cao hơn hồi tháng 11/1999, nhưng lãi suất tái cấp vốn chủ chốt hiện nay ở mức 3,5% so với 2,5% trước đây. Các nhà phân tích kinh tế lạc quan nói rằng xu hướng đi lên của nền kinh tế Châu Âu vẫn tiếp tục. Chủ tịch ECB - Wim Duisenberg nói: “Nhìn lại hơn một năm sau khi đồng EURO ra đời, chúng ta có những lý do để hài lòng”. Ngân hàng này chủ yếu đã đạt được mục tiêu của mình là ổn định giá cả, với tỷ lệ lạm phát của khu vực sử dụng đồng EURO chỉ hơn 1% trong năm 1999. Ông Wim Duisenberg nói: “Việc giá cả có thể được ổn định ở khu vực sử dụng đồng EURO là một thành tựu không thể đánh giá thấp”. Theo ông, ECB sẽ tiếp tục giải thích tầm quan trọng của mục tiêu hàng đầu của khu vực sử dụng đồng tiền chung là duy trì ổn định giá cả và sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ hợp lý. Dự báo kinh tế cảu Uỷ ban Châu Âu (EC), mức tăng trưởng kinh tế trong khu vực đồng EURO cũng như trong 15 nước EU có thể đạt 3,4% năm 2000 và 3,1% trong năm 2001. Mức tăng trưởng kinh tế của Đức và Pháp, hai nước có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu lạc quan hơn nhiều so với dự kiến năm ngoái. GDP của Pháp năm 2000 sẽ tăng 3,7% và năm 2001 sẽ tăng 3,2% so với 2,9% của dự đoán năm ngoái. Theo Viện thống kê quốc gia Pháp (INSEE), việc tạo thêm được nhiều chỗ làm việc trong 6 tháng đầu năm nay sẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 10% vào giữa năm 2000. GDP của Đức trong năm 2000 dự kiến tăng 2,9% so với 2,6% và sẽ tăng 2,7% vào năm 2001. Báo Berlin ra ngày 14/04/2000 cho biết 6 viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Đức nhận xét rằng kinh tế nước này năm nay và năm 2001 sẽ đạt mức tăng trưởng 3%, số người thất nghiệp giảm xuống còn 3,8 triệu người vào cuối năm nay... Kim ngạch xuất khẩu của EU trong năm 2000 có thể tăng 8,6%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1997. Lạm phát trong khu vực sử dụng đồng EURO có xu hướng tăng trong mấy tháng vừa qua do giá dầu tăng, nhưng sẽ ổn định ở mức 1,8% trong năm nay, dưới mức 2% do ECB đặt ra nhằm ổn định giá cả. Các nhà kinh tế chỉ trích việc tăng lãi suất lại nói rằng với việc thắt chặt các khoản tiền lương, ECB sẽ cản trở sự phục hồi kinh tế trong khu vực. IMF đã cảnh cáo rằng ECB nên thận trọng không kìm hãm kinh tế của khu vực đồng EURO bằng cách nâng laĩ suất quá nhanh. Trong khi Ecb cần duy trì mục tiêu chống lạm phát, thì điều quan trọng hiện nay là trnáh cản trở sự tiếp tục phục hồi kinh tế thông qua việc thắt chặt chính sách tài chính. Thất nghiệp và tình trạng nhập siêu trong buôn bán vẫn là hai vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế EU. Tuy trong 12 tháng qua tình trạng thất nghiệp tại 15 nước EU có giảm chút ít. Tỷ lệ này ở Hà Lan giảm từ 3,8% xuống còn 2,7% và ở Ailen giảm từ 6,4% xuống còn 5,1%. Nhưng theo cơ quan thống kế EU (EUROSTAT), trong tháng 2 năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp khu vực sử dụng đồng EURO vẫn ở mức 9,5% như tháng 1, so với mức 10,3% của cùng kỳ năm ngoái. Hiện còn khoảng 12,4 triệu người thất nghiệp trong khu vực sử dụng đòng EURO và tính trong cả 15 nước thành viên EU thì có đến 15 triệu người thất nghiệp. Tây Ban Nha có tỷ lệ người thất nghiệp cao nhất là 15,2%. Cũng theo EUROSTAT, kim ngạch ngoại thương của EU trong tháng 1/2000 thâm hụt 12,3 tỷ EURO (11,8 tỷ USD), riêng 11 nứơc khu vực sử dụng đồng EURO nhập siêu 3,8 tỷ EURO (3,65 tỷ USD).... Nhận xét về hiện trạng kinh tế khu vực sử dụng đồng EURO, ông Ernst Welteke, Chủ tịch ngân hàng Trung ương Đức nói do sức ép lạm phát còn dai dẳng nên hãy còn quá sớm để có chủ trương tăng thêm lãi suất. Những nguy cơ lạm phát xuất hiện chủ yếu do giá dầu mỏ tăng mạnh và giá nhập khẩu hàng hoá từ khu vực khác vào EU tăng vì đồng EURO mất giá mạnh so với đồng USD vàđồng Yên Nhật. Ngoài ra còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến đồng EURO nằm trong chính khu vực này, như việc cải cách cơ cấu kinh tế, những bất ổn về chính trị, sự bất ổn trong vấn đề mở rộng Liên minh Châu Âu.... 2. Triển vọng hợp tác đầu tư Việt Nam - EU Muốn đánh giá triển vọng đầu tư trực tiếp của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam, chúng ta phải xem xét đến hiệu quả, lợi ích về kinh tế và chính trị dưới tác động của các nhân tố như tiềm năng tăng trưởng, bầu không khí đầu tư, khả năng tiếp cận thị trường, việc cung cấp nguyên vật liệu, những rủi ro về kinh tế và chính trị ... của Việt Nam. Khác với mục đích đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản chủ yếu là nhằm vào chi phí lao động, phần lớn đầu tư cảu EU nhằm khai thác thị trường của nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư của EU, thị trường được coi là nhân tố quan trọng nhất khi quyết định thâm nhập vào nền kinh tế của các nước khác. Dưới con mắt của các nhà đầu tư EU, Việt Nam không được coi là thị trường rộng lớn xét theo sức mua của nó. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của EU, Việt Nam rộng mở đối với hàng của EU nhưng kém khả năng thanh toán. Các nước công nghiệp phát triển (ngoài EU) là thị trường rất khó giành giật nhưng có khả năng thanh toán và trước mắt vẫn giữ vị trí quan trọng. Trong số đó EU nhằm vào Mỹ và Nhật Bản, với mục tiêu là nếu không lấn được sâu vào thị trường này thì ít ra cũng giữ được thăng bằng cán cân thanh toán và cán cân thương mại. Ngoài ra, Trung Quốc hiện nay đã trở thành thành viên đối thoại của ASEAN cũng như của Việt Nam cho nên Trung Quốc sẽ không hài lòng với một địa vị thấp hơn địa vị của Mỹ, EU, Nhật Bản trong quan hệ với Việt Nam. Các nước Eu có thế mạnh trong các ngành chế tạo máy, phương tiện vận tải, kỹ thuật điện, ngành công nghiệp chế biến khác. Song thị trường tiêu thụ các mặt hàng này ở Việt Nam còn ít. Các chuyên gia kinh tế phương Tây cho rằng, hiện nay chưa có dấu hiệu về việc Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị quan trọng của EU trong những năm tới. Như vậy, thách thức mà EU phải đương đầu trong chiến lược chiếm lĩnh thị trường là rất lớn. Triển vọng hợp tác Việt Nam - EU phụ thuộc vào khả năng vượt qua được những thách thức đó của EU hay không. Nhưng mặt khác để tăng cường hợp tác Việt Nam - EU, Eu cần tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tăng cường sự có mặt của Việt Nam về kinh tế và vị thế ở Liên minh Châu Âu. Nhất là sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu (Euro) vào ngày 01/01/1999 đã mở đầu cho quá trình liên kết kinh tế khu vực chặt chẽ và toàn diện. Quá trình liên kết kinh tế đã làm tăng xu thế khu vực hoá và gây ra những biến đổi lớn trong nền kinh tế thế giới. Việc hình thành một thị trường thống nhất Châu Âu rộng lớn, không biên giới đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại thế giới, sẽ xuất hiện xu hướng co cụm làm thay đổi các luồng đầu tư, sự hợp tác nội bộ trong khối nhiều hơn và xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ có thể tăng lên. EU mở rộng mậu dịch trong khối và như vậy một số hàng hoá vốn nhập từ các nước ngoài khối (nhất là các nước đang phát triển) sẽ được thay thế bởi hàng hoá nhập ngay từ các nước trong khối. Điển hình là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tuy là hai nước có trình độ phát triển thấp hơn so với các nước khác trong EU và đòi hỏi có sự trợ giúp về vốn nhưng cũng có những lợi thế hơn hẳn so với Việt Nam như cơ cấu hạ tầng rất phát triển, tình hình chính trị khá ổn định và gần gũi với các nước thành viên khác của EU về mặt lãnh thổ cũng như văn hoá. Chính vì vậy mà Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã trở thành nơi đầu tư lý tưởng đối với các công ty của EU và có sức cạnh tranh rất lớn với Việt Nam. Trong khi đó cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã có những cải biến căn bản với chính sách mở để thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn duy trì một số quy định làm hạn chế sự quan tâm đầu tư của nước ngoài như giới hạn mức vốn đối với công ty nước ngoài hoặc đòi hỏi về sự gia tăng bắt buộc của công ty địa phương trong sở hữu và hoạt động của công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ kinh tế Đông-Tây chuyển từ đối đầu sang hợp tác và tương trợ. Các nước Đông-Tây và SNG phá bỏ các quan hệ truyền thống trong khuôn khổ Hội đồng tương trự kinh tế, thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với tất cả các nước trong EU. Các nước này đang dần từng bước đi vào quá trình nhất thể hoá kinh tế Châu Âu, mở rộng thị trường chung đi thu hút đầu tư từ EU giúp cho sự tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy hiện nay EU đang quan tâm đến các nước trong nội bộ EU và các nước SNG của Đông Âu nhiều hơn là đến các nước Châu á nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Một vấn đề không kém phần quan trọng là trong những năm gần đây, cuộc cạnh tranh kinh tế - kỹ thuật giữa Mỹa, Nhật Bản và các nước EU trở nên gay gắt và ác liệt. Xu hướng liên kết các khu vực ngoại vi vào các trung tâm sức mạnh trở nên ráo riết do đó các chính sách bảo hộ khối ra đời nhanh chóng. Trước tình thế đó các công ty xuyên quốc gia ở các trung tâm vỗi vã đầu tư vào nhằm đưa các chi nhánh của mình nằm sâu trong các thị trường kỹ thuật cao để tránh các đòn thuế quan nặng nề trước khi các tập đoàn Bắc Mỹ và Tây Âu khép lại. Các công ty xuyên quốc gia phương tây đua nhau đầu tư và lập nhà máy ở những nơi này. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho đầu tư của EU vào Việt Nam có phần giảm sút, trong khi đó đầu tư của EU vào các nước công nghiệp phát triển có chiều hướng tăng lên. Ngày nay chi phí lao động thấp không còn là yếu tố quyết định đến đầu tư nước ngoài nữa. Sự ổn định tương đối của nền kinh tế các nước công nghiệp phát triển, khả năng phát triển mạnh các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và sự hoàn thiện các ngành công nghiệp phụ trợ như thông tin hiện đại, mạng lưới giao thông phát triển và lao động lành nghề ở các nước này đã trở thành những nhân tố hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài. Do vậy, để thu hút được vốn đầu tư, kỹ thuật từ EU, Việt Nam cần phải có cơ sở hạ tầng vững mạnh, sự ổn định kinh tế vĩ mô, cạnh tranh và môi trường ổn định cho hoạt động kinh doanh và đầu tư, phải tranh thủ chớp lấy thời cơ từ cuộc cạnh tranh giữa Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu để thu hút được nhiều đầu tư của EU. Với việc ký kết Hiệp định khung năm 1995 và Hiệp định hợp tác Việt Nam - EU giai đoạn 1996-2000 đã mở ra triển vọng cho mối quan hệ ngày càng vững chắc và toàn diện hơn giữa EU và Việt Nam. Đặc biệt là với sự cởi mở và thông thoáng của Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam vừa mới được bổ sung sửa đổi vào tháng 01/1996 và chuẩn bị tới đây là 01/07/2000 sẽ áp dụng Luật đầu tư nước ngoài mới, các chính sách ưu đãi khuyến khích đã và đang từng bước được điều chỉnh để làm tăng tính hấp dẫn. Bên cạnh đó Việt Nam là một nước đông dân (khoảng 80 triệu người), có trình độ giáo dục cao và các điều kiện về phúc lợi xã hội, chăm sóc y tế là tốt nhất trong các nước có cùng trình độ phát triển. Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được một số thành tựu kinh tế đáng khâm phục, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8-9% trong đó tốc độ phát triển công nghiệp đạt 14%. Nếu duy trì tốc độ này thì có thể đẩy nhanh mức thu nhập của nhân dân từ đó làm tăng sức mua, khi đó Việt Nam được xem là thị trường có sức tiêu thụ hàng hoá tương đối lớn. Việt Nam có nhiều tiềm năng về lao động, đất đai và tài nguyên thiên nhiên sẽ trở thành một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi và lôi kéo các nước tham gia ngày càng mạnh mẽ vào quỹ đạo của sự phát triển. Đặc biệt là khu vực Châu á đang nổi lên làn sóng phát triển công nghệ kỹ thuật và Việt Nam đang được cuốn theo làn sóng đó. Nhìn chung tiềm năng về sản xuất công nghiệp của Việt Nam là rất lớn, hiện tại sản xuất nông nghiệp tạo ra gần 1/3 GDP, khu vực này thu hút 2/3 lực lượng lao động xã hội. Sản lượng thực hiện hiện nay đạt hơn 30 triệu tấn và có thể tăng hơn nữa nếu có sự đầu tư về giống, phân bón, thuốc trừ sâu... và cải thiện các điều kiện bảo quản, chế biến và vận chuyển sau thu hoạch. Cùng với sản xuất nông nghiệp là những khả năng khai thác rừng, biển còn rất lớn. Một số thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và EU đó là EU đang chú ý hợp tác với Châu á, trong đó đã hình thành diễn đàn á - Âu (họp lần 1 ở Băng cốc, lần 2 ở Luân Đôn, lần thứ 3 ở Hàn Quốc). Các nước EU có quan hệ sớm với Việt Nam và có kinh nghiệm đầu tư ở Việt Nam. Ước tính trong vài năm tới Việt Nam sẽ thu hút khoảng 13 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó dự kiến nguồn vốn FDI của EU vào khoảng 5-7 tỷ USD. Tuy vậy, để đạt được những mục tiêu trên thì Việt Nam phải có những giải pháp kịp thời để nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam. III. các giải pháp Sự hợp tác đầu tư của Việt Nam và EU trong những năm qua đã có những bước phát triển mới. Đó là kết quả Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác truyền thống tốt đẹp với từng nước thành viên EU. Giờ đây mối quan hệ này sẽ là nền tảng vững chắc để Việt Nam ngày càng gắn bó hơn với từng nước thành viên EU. Và để tăng cường hơn nữa mối quan hệ này Việt Nam cần phải có những giải pháp cụ thể như sau: Trước hết là về khuôn khổ pháp lý và thủ tục hành chính vốn được coi là điều kiện tiên quyết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài mặc dù cùng với bộ luật đầu tư, Việt Nam đã có cả một hệ thống văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể, song vẫn phải tiến hành sửa đổi bổ sung hơn nữa. Đồng thời làm rõ các quy định hiện nay nhằm bảo đảm thống nhất đồng bộ của hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là việc đơn giản hoá hơn các thủ tục hành chính xây dựng một hành lang pháp lý ổn định. Cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để hạn chế và xoá bỏ các quy tắc, thủ tục phức tạp gây phiền hà cho quan hệ hợp tác giữa hai bên. Hoàn thiện bộ máy hoạt động đầu tư trực tiếp từ Trung ương đến địa phương, có phân cấp rõ ràng giữa Trung ương và địa phương giữa các Bộ, ngành... Mặt khác, cần liên tục hoàn thiện và xúc tiến ký kết các HIệp định đã được hai bên bàn bạc và cùng với việc tiếp tục triển khai những HIệp định mới. Bên cạnh đó phải triển khai có hiệu quả các dự án đã ký kết và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư thông qua triển lãm, hội chợ, tạo điều kiện để các nhà đầu tư có dịp tiếp xúc và hiểu nhau. Về môi trường kinh doanh trong nước, để có môi trường kinh doanh lãnh mạnh trong nước bao gồm đầy đủ những điều kiện cho sự phát triển của một thị trường hoàn hảo cần phải thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của các thị trường chứng khoán, tiền tệ và đào tạo. Các nhà doanh nghiệp có trình độ kinh doanh giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề... Để có được một môi trường kinh doanh thích hợp, Việt Nam cần xây dựng và ban hành các Luật về từng loại thị trường tiếp tục đường lối cải cách kinh tế. Việc cung cấp thông tin, phổ biến thực hiện các văn bản pháp quy còn hạn chế. Vì vậy nhiều cơ quan cấp dưới chính quyền địa phương các cấp không nắm vững kịp thời các chính sách và quy định của Nhà nước đã xử lý tuỳ tiện các vụ việc liên quan đến xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đôi khi có những yêu cầu, đòi hỏi không chính đáng. Việt Nam chưa có biện pháp hữu hiệu cung cấp kịp thời thông tin về tình hình đầu tư nói chung và hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước do đó có những nhà đầu tư không nắm vững tình hình, yêu cầu của pháp luật nên đã vi phạm trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ tình hình trên, nhiều nhà đầu tư đề xuất nên tổ chức thành lập “câu lạc bộ các nhà đầu tư” để thường xuyên được trao đổi và phổ biến các quy định mới của Nhà nước ta, được học tập kinh nghiệm quản lý của các đơn vị khác. Có thể nói tiềm năng trong nước của Việt Nam rất lớn (đội ngũ lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, ...), nhưng trình độ công nghệ non kém và nguồn vốn hạn hẹp nên không phát huy được những tiềm năng sẵn có... Vì vậy, Việt Nam cần phải tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật cao của các nước EU. Để giải quyết vấn đề về cơ sở hạ tầng yếu kém,Việt Nam cần phải có các mối quan hệ kinh tế, chính trị với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế để có được các khoản hỗ trợ phát triển chính thức đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Vấn đề sử dụng hiệu quả vốn đầu tư và xây dựng các khu chế xuất tập trung, khu công nghệ cao với quy mô thích hợp nhằm tiếp nhận các nguồn vốn và kỹ thuật cao của nước ngoài, vì một mặt bằng không lớn, việc huy động tài lực tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại là khả năng có thể thực hiện được. Qua đó, Việt Nam có thể khai thác những mặt mạnh của EU như tranh thủ kỹ thuật tiên tiến trong ngành cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may mặc, lắp ráp ô tô, điện tử, kinh nghiệm quản lý kinh tế và sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, những tồn tại trong quan hệ Việt Nam - EU nói trên không phải là hiện tượng duy nhất. Có thể tin rằng hai bên với tinh thần hợp tác và phát triển sẽ từng bước giải quyết được vấn đề này. Tranh thủ được nguồn vốn FDI của các nước EU là việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp Việt Nam tiếp thu được công nghệ tiên tiến để sử dụng trong cuộc cạnh tranh quyết liệt trên thị trường quốc tế. Có cơ sở để tin ràng đầu tư trực tiếp cảu EU sẽ không dừng lại ở mức như hiện nay. Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế học quốc tế-Chủ biên PGS-PTS Tô Xuân Dân(Trường KTQD)-NXB Giáo dục 1995 -trang 102-108 Liên minh châu âu-Học viện quan hệ quốc tế-NXB Chính trị Quốc gia HN 1995- trang 26-65 Giáo trình Quản trị dự án đầu tư quốc tế và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài -Chủ biên GS.PTS Tô Xuân Dân-PTS Nguyễn Thừa Lạng-PTS Nguyễn Thị Hường-ĐH KTQD-Khoa quản trị và kinh doanh quốc tế-NXB thống kê 1998 Quản trị dự án ĐTNN -PTS Võ Thanh Thu-XB 1992 Xúc tiến quan hệ kinh tế giữa các DN hai nước Việt Nam -Thuỵ Điển -báo Đầu tư số 97-1999- trang 5 Hợp tác kinh tế và thương mại với EU-NXB trung tâm thông tin , HN 1995 -trang 139 Đầu tư trực tiếp NN tại Việt Nam thời kỳ 1988-1999-Nguyễn Trọng Xuân(Viện kinh tế học)- Những vấn đề kinh tế thế giới số 2 (64)2000-trang 56-59 Việt Nam-EU hợp tác kinh tế thương mại-PTS Kim Ngọc-Những vấn đề KTTG số 4(42) 1996 -trang 65-69 Thực trạng và triển vọng hợp tác đầu tư Việt Nam-EU -Thạc sỹ Nguyễn duy Quang (trung tâm nghiên cứu những vấn đề Quốc tế-IPSC)-nghiên cứu Châu Âu số 1 -2000 -trang 63-67 Hiệu quả các dự án hợp tác giữa ĐHKTQD với các trường ĐH Châu Âu để đẩy mạnh thu hút ĐTNN -Hà Thắng, báo đầu tư -số 7/2000 -trang 5 Viện trợ phát triển chính thức của EU cho khu vực Đông nam á, Nghiên cứu Châu Âu, số1/1999 -trang 20 Đầu tư của các công ty Pháp ở nước ngoài gần đây-nghiên cứu Châu Âu số 6/1995- trang 68-73 EU tài trợ vốn cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam-N/C Châu Âu số 3/1998 -trang 55-57 Anh-Việt : quan hệ hợp tác và đầu tư -N/C Châu Âu số 3&4/1996 -trang 69-74 Quan hệ hợp tác Việt -Bỉ-N/C Châu Âu số 3/1999 -trang 67-69 Hợp tác Việt Nam-Đan Mạch hướng tới thế kỷ 21-N/C Châu Âu số 5/1999 -trang 68-72 Vài nét về các công ty xuyên quốc gia của Đức - N/C Châu Âu số 4&5/1995 -trang 78-83 Quan hệ đầu tư-thương mại giữa Việt Nam và CHLB Đức- N/C Châu Âu số 1/1998 -trang 54-58 CHLB Đức với vấn đề đầu tư nước ngoài- N/C Châu Âu số 6/1999 -trang 18-22 Tổng quan tình hình của đồng EURO trong năm 1999- N/C Châu Âu số 6/1999 -trang 69-71 Việt Nam và liên minh Châu Âu- N/C Châu Âu số 2/1998- trang 72-76 Con đường phát triển của liên minh Châu Âu- sự lựa chọn và triển vọng- N/C Châu Âu số 3&4 /1996 -trang 3-7 Quan hệ thương mại và đầu tư EU-Châu á- N/C Châu Âu số 4&5 /1995- trang 18-21 ASEN-I Bước ngoặt mới trong quan hệ EU-ASEAN-N/C Châu Âu số 2/1996 -trang 3-16 liên minh Châu Âu năm 1996 - những thành tựu và thách thức - N/C Châu Âu số 6/1996- trang 3-8 Chiến lược mới của EU đối với Châu á- N/C Châu Âu số 3&4/1996 -trang 8-11 Những chuyển động mới của Liên minh Châu Âu trước thềm thế kỷ XXI- N/C Châu Âu số 1/2000 -trang 11-13 Năm 1997- Một bước tiến mới vững chắc trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU- N/C Châu Âu số 1/1998 -trang 45-48 Hợp tác ASEAN-EU - N/C Đông Nam á -T4/1996 trang 13-23 Quan hệ thương mại và đầu tư Việt -Pháp-Những vấn đề kinh tế thế giới số 6(62)1999- trang 69-71 Mấy nét khái quát về quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc -Pháp những năm gần đây- N/C Châu Âu số 3/1998 -trang 45-48 ASIAN Investment News, European Community Initiative No 6/May/1999, No 8/November/1999, No 9/January/2000 Investment Update, VN Investment Review, No 410/23-29 August/1999 French Investment in VN -By Hoai Nam VN Economic News- No 32-1996 Các báo cáo tóm tắt tình hình đầu tư trực tiếp của các nước EU tại VN - Vụ quản lý dự án ĐTNN-Bộ KH-ĐT tháng 4&5/2000 Ký hiệu viết tắt Chữ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt Eu European Union Liên minh Châu Âu Ecu European Currency Unit Đơn vị tiền tệ Châu Âu Ecsc European Coal and Steel Cộng đồng Than và Thép Châu Âu Eec European Economic Comunity Cộng đồng Kinh tế Châu Âu Euratom European Atomic Energy Cộng đồng Năng lượng Ec European Comunity Cộng đồng Châu Âu Efta European Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu hẹp Gdp Gross Domestic Products Tổng sản phẩm xã hội Acp African Caribean and Pacific countries parties to the Lomé Convention Các nước Châu Phi, vùng Caribee và Thái bình dương tham gia công ước Lomé Stabex Export earning stabilization scheme Hệ thống ổn định thu nhập xuất khẩu Fdi Foreign Direct investement Đầu tư trực tiếp nước ngoài Asean Association of South-East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông nam á Ngo Non-Govermental Organization Tổ chức phi chính phủ Gsp Generalised System of Preferences Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập Asem Asian-European Meeting Hội nghị thượng đỉnh hợp tác á-Âu Tfap Chương trình thuận lợi hoá thương mại Jcc Joint-Cooperation Committee Uỷ ban hợp tác chung Mfn The Most Favoured Nation Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc Tpp The Pure Process Gia công thuần tuý Emu European Economic and Monetary Union Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu Ebic European Bisiness Information centre Trung tâm thông tin kinh doanh Châu Âu Aia Asean Investment Area Khu vực đầu tư Châu á Oda Official Direct Assitance Viện trợ phát triển chính thức Chxhcn Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Chlb Cộng hoà liên bang Tnhh Trách nhiệm hữu hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0039.doc
Tài liệu liên quan