Những vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

7.Đổi mới hệ thống thể chế thị trường nhằm tăng cường huy động nguồn lực cho công nghiệp hóa Thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính ngân sách để đạt được mục tiêu này cần thực hiện một số nhiệm vụ then chốt -Thứ nhất, cơ cấu lại ngân sách nhà nước -Thứ hai , đổi mới và tăng cường chế độ kế toán, kiểm toán, kiểm tra thanh tra tài chính đối với doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước -Ba là, xóa bỏ trợ cấp giá của nhà nước đối với hàng hóa và dịch vụ còn lại, nhất là tín dụng , lãi xuất tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và đối với bất động sản

doc21 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ biến đổi sâu sắc toàn bộ các lĩng vực đời sồng của xã hội ,tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hìng thành một xã hội mà trong đó có nhưng nguyên tắc căn bản của xã hội chủ nghĩa sẽ được thực hiện nhằm đưa nước ta tiến nên xã hội chủ nghĩa .Sau hơn hai thập kỷ chuyển đổi cơ cấu king tế Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế .Trong tiến trìng đó nước ta đang bị tụt hậu so với thế giới và khoảng cách ngay càng xa , trước tình hìng đó đảng và nhà nước ta phải có sự cải biến sâu sắc ,có cái nhìn vĩ mô để có thể đáng giá đúng thực trạng nền king tế cũng như các lĩng vực khác như tríng trị ,xã hội ,quốc phòng.một cách khác quan để trên cơ sở đó đề ra những phương hướng chíng sách có tính chiến lược . Tại đại hội đảng lần thứ 10 đã quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội với mốc thời gian là năm 2020 với “cây đũa thần là công nghiệp hóa ,hiện đại hóa" theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ hội nhập để phát triển đất nước . Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển ,nâng cao đời sống vật chất ting thần của nhân dân , từng bước hội nhập thắng lợi ,có vị trí xứng đáng trong khu vưc và cộng đồng quốc tế ,để góp phần lâng cao vị thế của đất nước trên thế giới . Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo PGS-TS Tô Đức Hạnh để em hoàn thành đề án kinh tế chính trị PHẦN I .NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI I.LỲ LUẬN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ 1. Quan niệm của Lênin về thời kỳ quá độ 1.1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ Theo Lênin : Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử bởi vì , chủ nghĩa xã hội giai đoạn đầu của hing thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa không thể tự phát ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản .Chủ nghĩa tư bản chỉ tạo ra những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội ,còn bản thân công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thông qua quá trình đấu tranh giai cấp của công nhân và nhân dân lao động nhằm giành lấy chính quyền . Lênin viết : “Cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vì cải tổ sản xuất là việc khó khăn ,vì cần có thời gian mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, vì vậy phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt và dài mới có thể thắng được sức mạnh to lớn của thói quen quản lý theo kiểu tư sản và tư bản. Bởi vậy Mac có nói đến cả một thời kỳ chuyên chính vô sản ,thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội” 1.2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là những nhân tố của cái mới trong xã hội và tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội,tư tưởng ,tập quán . Trong xã hội Các bản chất mới nhất của thời kỳ quá độ là sự quá độ về chíng trị ,ở đó nhà nước chuyên chính vô sản được thiết lập ,và củng cố ngày càng hoàn thiện. Xét về mặt kinh tế như V.I.Lênin nói là nền king tế nhiều thành phần ,bên cạnh những thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa ,còn có những thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân , kinh tế tư bản nhà nướctrong đó có những thành phần kinh tế đối lập nhau Thích ứng với nền kinh tế nhiều thành phần là một cơ cấu giai cấp xã hội phức tạp ,trong đó những giai cấp mà lợi ích cơ bản của họ đối lập nhau Về mặt xã hội trong thời kỳ này còn có sự khác bệt khá cơ bản giữa thành thị và nông thôn, giữa các miền đất nước,giữa lao động trí óc và lao động chân tay Về mặt văn hóa tư tưởng bên cạnh nền văn hóa mới hệ tư tưởng mới còn tồn tại những tàn tích văn hóa cũ , hệ tư tưởng cũ lạc hậu 1.3,Hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản phát triển và quá độ bỏ qua chế độ tưu bản chủ nghĩa ( đây còn được coi là con đường rút ngắn bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ) 2.Quá độ lên chủ nghia xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở VIệt Nam 2.1.tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam Từ khi hòa bình lập lại năm 1945 , miên bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với đặc điểm như Hồ Chí Ming đã nói : “Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ từ một nước nông nghệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta nói rõ hơn thực chất trong kinh tế và chính trị của đất nước “nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội , bỏ qua chế độ tư bản ,từ một xã hội vốn là thuộc địa ,nửa phong kiến ,lực lượng sản xuất phát triển còn thấp .Đất nước đã phải trải qua hàng trục năm chiến tranh ,hậu quả để lại còn rất nặng nề .Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều ,các thế lực thù địch thương xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản là một tất yếu lịch sử đối với nước ta vì : Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ,thực tiễn đã khẳng định chử nghĩa tư bản là chế độ xã hội đã nỗi thời về mặt lịch sử ,sớm hay muộn cũng phải được thay thế bằng hình thái kinh tế khác ,hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội .Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20của thế kỷ XX .Nhờ đi con đường ấy ,nhân dân ta đã làm cách mạng tháng tám thành công ,đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn thành sự nghiệp giả phóng dân tộc .Ngày nay chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập ,tự do cho dân tộc ,mới thực hiện được mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh .sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta như vậy là sự lựa chọn của chính lịch sử lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại .Điều đó cũng thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu lịch sử 2.2 .Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam . Khả năng về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam . Về khả năng khách quan ,trước hết phải kể đến nhân tố thời đại ,tức xu thế quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới .Xu thế toàn cầu hóa sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng lên tuy có chứa đựng những nguy cơ và thách thức nhưng vẫn tạo khả năng khách quan cho việc khắc phục khó khăn về nguồn vốn và kỹ thuật hiện đại cho các nước chậm phát triển ,nếu như có những chính sách ngoại giao khéo léo và những đường lối chính sách đúng đắn . Nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa . Đây là con đường phát triể “rút ngắn” lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta .Về chính trị , bỏ qua chế độ tư bả chủ nghĩa .Về kinh tế ,bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua sự thống chị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng phải tiếp thu kế thừa những thành tựu mà nhân lọai đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất nhanh chóng xây dựng nền kinh tế hiện đại Nhận thức nội dung của quá độ bỏ qua hay rut ngắn này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng giúp ta khắc phục được quan niêm đơn giản , duy ý chí về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã từ một nước mà chủ nghĩa tư bản chưa phát triển Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là :xây dựng một xã hội ,dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng ,dân chủ , văn minh II.NHỮNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1.Phát triển lực lượng sản xuất ,công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước. Đây được coi là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất –kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ,phát triển lực lượng sản xuất . Công nghiệp hóa ,hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với khoa học công nghệ hiện đại tiên tiến, tạo ra năng suất lao động cao . Công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước là nhiệm vụ có tính quy luật của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những nước kinh tế lạc hậu ,chủ nghĩa tư bản chưa phát triển .Tuy nhiên ,chiến lược ,nội dung ,hình thức,bước đi ,tốc độ biện pháp công nghiệp hóa hiện đại hóa của mỗi nước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội của mỗi nước là khác nhau tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và từ bối cảnh thự tế của mỗi thời kỳ Chỉ có hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mới có thể xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội mới ,nâng cao năng suất lao động đến mức chưa từng có để làm cho tình trạng dồi dào sản phẩm trở thành phổ biến . Vì con người lao động là lực lượng sản xuất cơ bản cho nên trong lao động con người có khả năng sử dụng và quả lý nến sản xuất xã hội hóa cao với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhất .Bởi lẽ “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” 2. Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Phải xây dựng từng bước những quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trìng độ phát triển của lực lượng sản xuất mới .Nhưng việc quan hệ sản xuất mới không thể thực hiện theo ý muốn chủ quan duy ý chí mà phải tuân theo những quy luật khách quan về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.Xuất phát từ quan điểm cho rằng bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều phải là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới .Vì vậy ,việc xây dựng quan hệ sản xuất mới vào nước ta phải được phát triển từng bước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những nước như nước ta chế độ sở hữu tất yếu phải đa dạng, cơ cấu tất yếu phải có nhiều thành phần: kinh tế nhà nước ,kinh tế cá thể và tiểu chủ ,kinh tế hợp tác mà lòng cốt là kinh tế hợp tác xã ,kinh tế tư bản nhà nước ,kinh tế tư bản tư nhân ,kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài .Đường lối phát triển một lền kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược và lâu dài ,có tác dụng to lớn trog việc động viên mọi nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài ,lấy nội lực làm chính để xây dựng kinh tế ,phát triển lực lượng sản xuất chỉ có thể cải tạo quan hệ sở hữu hiện nay một cách dần dần, bởi không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện nay tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu thuần nhất một cách nhanh chóng ,toàn diện Vì quan hệ sở hữu là đa dạng cho nên phải có nhiều hình thức phân phối và nhiều hình thức tổ chúc quản lý một cách hợp lý ,cũng như việc xác lập địa vị làm chủ của người lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân phải diễn ra từng bước ,dưới nhiều hình thức đi từ thấp đến cao từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện . 3.Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Đứng trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và sự tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ ,nền kinh tế nước ta không thể là một nền kinh tế khép kín ,mà phải tích cực hội nhập mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại .Đó là xu thế của thời đại ,là vấn đề có tính chất toàn cầu mang tính quy luật trong thời đại ngày nay. Chúng ta “mở cửa” nền kinh tế thực hiện đa dạng, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài ,và phát huy lợi thế kinh tế trong nước làm thay đổi mạnh mẽ về công nghệ,cơ cấu và sản phẩm mở rộng phân công lao động quốc tế, tăng cường liên doanh ,liên kết ,hợp tác là cơ sở để tạo điều kiện và kích thích sản xuất trong nước phát triển, vươn lên bắt kịp với trìng độ của thế giới .Mở rộng hợp tác quốc tế phải trên nguyên tắc bình đẳng ,cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quuyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Muốn vậy phải từng bước nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế;tích cực khai thác thị trường thế giới,tối ưu hóa cơ cấu xuất –nhập khẩu; tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực và hệ thống mậu dịch đa phương toàn cầu; xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với độc lập tự chủ ,tự lực cánh sing bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia . Nói về tầm quan trọng của nhiệm vụ này,đại hội Đảng lần thứ X nhấn mạnh “Đẩy mạnh họat động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất . PHẦN.III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I.THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA Đất nước ta sau hơn hai mươi năm đổi mới ,nền kinh tế nước ta đã bắt đầu phát huy được nội lực. Nhà nước đã chủ động điều hành được ngân sách với các nguồn thu chủ yếu trong nước đảm bảo phần lớn các khoản chi cho đầu tư phát triển và ích lợi xã hội.Tốc độ tăng trưởng ở nước ta mấy năm gần đây phát triển khá cao và tương đối ổn định GDP bình quân đạt Hiện nay trong xã hội Việt Nam nhìn vào cơ cấu ngành kinh tế thì thấy sự chuyển biến rõ rệt :trong cơ cấu GDP tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm mạnh từ gần 40% trong khoảng đầu những năm 90 đến nay giảm xuống còn 20%, công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng gấp trên 3 lần tốc độ tăng trưởng nông nghiệp .Từ chỗ là một nước thiếu đói về lương thực thực phẩm ,ngày nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nhiều mặt hàng ra thế giới .Việt Nam được một số tổ chức quốc tế coi là một trong những hình mẫu thành công trong xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh theo tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như tiêu chuẩn của quốc tế .Trong vòng 10 năm Việt Nam đã giảm được một nửa số hộ đói nghèo ,số hộ nghèo năm 2006 là 18% thì đến năm 2007 giảm xuống còn 14,7%, mức sống dân cư nông thôn được cải thiện theo các năm Xuất khẩu cũng tương đối phát triển :đầu tư nền kinh tế Việt Nam tăng trung bình 7,5%/năm,Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về suất khẩu gạo ,đứng thứ nhất trên thế giới về xuất khẩu cà phê và hạt tiêu ,là một trong mười nước hàng đầu về suất khẩu hàng thủy sản ,trong năm 2007 vừa qua những nghành xuất khẩu trên 1tỷ đô là :thủy sản 3,8 tỷ ,gỗ 2,4 tỷ cà phê 1,86tỷ, gạo 1,46tỷ, cao su 1,4 tỷ .Tuy nhiên các mặt hàng có tiêu chuẩn thành phẩm chưa cao 80% cà phê bị loại trên thị trường Luân Đôn Tuy tốc độ tăng trưởng đã đạt được ở mức khá cao ,song chủ yếu yếu tăng trưởng về số lượng tức là phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu, chưa huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả ,đồng thời chưa bồi bổ và nânng cao nội lực cho giai đoạn phát triển mới ,trên cơ sở nâng cao chất lượng tặng trưởng và hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đã chở thành yêu cầu mới cấp thiết của giai đoan mới . Nền king tế đất nước đã vượt qua giai đoạn “cởi trói”khỏi nền kinh tế kế hoạch hóa tập chung quan liêu bao cấp, cơ chế thị trường đã bước đầu vận hành.Song trong giai đoạn hiện nay ,nó lại đang có những bất cập mới :sự yếu kém trong vỉệc quản lý ,hoạch định và điều chỉnh chính sách quản lý nền kinh tế vĩ mô. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ,nền kịnh tế nước ta còn có rất nhiều khó khăn và thách thức mới .Đó không chỉ là những vấn đề cấp bách mà con là những vấn đề lâu dài ,nổi lên là một số vấn đề sau : Một là, tuy có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng bên cạnh đó lạm phát còn diễn ra với tốc độ nhanh hơn ,đặc biệt vào mấy năm gần đây tỷ lệ lạm phát đang ngày càng có dấu hiệu ra tăng ,năm 2007 tỷ lệ tăng trưởng GDP là 8,5% trong khi đó tỷ lệ lạm phát là 12,63%.Đặc biệt thoe số liệu thống kê chưa đầy đủ lạm phát ở Hà Nội tháng 2 năm 2008 đã lên đến con số 15,7%, tỷ lệ ra tăng giá cả nhà đất và vật liệu xây dựng là 16,4%, giá thực phẩm tăng 25,2% so với cùng thời kỳ này năm 2007 .Tỷ lệ lạm phát cao và giá cả leo thang đang có ảnh hưởng rất xấu đến đời sống kinh tế ,chíng trị ,xã hội của nước ta ,đặc biệt là nhữg người dân nghèo . Hai là, cánh điều tiết lền kinh tế vĩ mô còn có nhiều bất cập ,không thay đổi kịp so với biến động của thế giới ,sự phối hợp giữa các ban ngành các bộ ở tầm vĩ mô chưa được ăn khớp thậm chí còn chồng chéo lên nhau điển hình là bộ kế hoạch và đầu tư và bộ tài chính trong việc kiềm chế lạm phát, trong khi bộ tài chính đang tìm cách rút tiền ra khỏi lưu thông thì bộ kề hoạch và đầu tư lai cung ứng tiền ra thị trường ngày càng nhiều thông qua các ngân hàng quốc doanh và các dự án đầu tư .Bên cạnh đó các vấn đề tài chính,tiền tệ -ngân hàng chưa thực sự hiệu quả,sự tăng mạnh tín dụng đã dẫn đến việc đầu cơ bất động sản đẩy giá nhà đất lên cao và đó cũng là nguyên nhân sâu xa gây lên lạm phát cao,thị trường vốn và và thị trường tiền tệ phát triển chưa bền vững,đặc biệt là thị trường chứng khoán mấy tháng đầu năm 2008 đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ gây hoang mang lớn cho người đầu tư; hệ thống thuế cồng kềnh, phức tạp chưa khuyến khích sản xuất,xuất khẩu và đội ngũ quản lý còn yếu kém. Việc huy động vốn trong nước chưa tương xứng đối với việc huy động vốn bên ngoài có thể dẫn đến nguy cơ phụ thuộc lớn vào nguồn vốn bên ngoài (vốn ODA, vốn FDI và nợ thương mại ) và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chả nợ trong tương lai .Do môi trường luật pháp ,thể chế và chính sách chưa được cải thiện tương ứng nên có nguy cơ tăng xu hướng đầu tư chui kể cả khu vực đầu tư nước ngoài dẫn đến xu hướng tăng khu vực kinh tế ngầm,kinh tế đen .Hiện tượng này không có lợi cho cả trước mắt và lâu dài đối với cả nhà nước và cả nền kinh tế ,chúng ta không thể lơ là. Ba là, xu hướng thay thế nhập khẩu ở doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta còn nặng nề ,tác động lớn tới tỷ lệ thâm hụt ngoại thương đồng thời gây tác động tiêu cực tới môi trường cạnh tranh kinh doanh và có nguy cơ góp phần làm méo mó cơ cấu kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới .Điều đáng lo ngại là các lĩnh vực sản xuất thay thế nhập khẩu của các ngành kinh tế Việt Nam không hẳn đã có lợi thế so sánh hoặc lợi thế cạnh tranh, nước ta vẫn con trong tình trạng nhập siêu vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim nghạch xuất khẩu Bốn là hiệu quả huy động ,phân bổ và sử dụng nguồn lực thấp .Hiệu quả của khu vực sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực Nhà Nước diễn ra chậm chạp việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra tương đối chậm và có dấu hiệu chững lại ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi ,thích nghi của các công ty quốc doanh trong thời kỳ hội nhập .Bên cạnh đó nước ta còn phải đối mặt với vấn đề thất thoát và sự lãng phí các nguồn lực ,trong đó đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn ngân sách Nhà Nước hiện nay vẫn tiếp diễn với mức độ nghiêm trọng .Theo các số liệu thống kê chưa đầy đủ, hầu hết các dư án ,chương trình có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đều thất thoát từ 25% đến 30% tổng nguồn vốn .Lền công nghệ máy móc của Việt Nam tương đối cũ kỹ, 10% dùng công nghệ những năm 70, 30% dùng công nghệ năm 1980, 50% dùng công nghệ năm 1990, và chỉ có 8% dùng công nghệ tiên tiến (nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) .Việc tăng cường hội nhập kinh tế thế giới đã làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém của nền kinh tế về khả năng cạnh tranh ,về cơ cấu và ảnh hưởng sâu sắc tới chính sách cơ cấu ,chính sách đầu tư Năm là, môi trường ,chính sách chưa rõ ràng, nhất quán, ổn định và lâu dài ,thậm chí chồng chéo ,mâu thẫu nhau. Với một khối lượng quá lớn căn bản đủ loại từ pháp luật, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư của tất cả các cấp, chính quyền trong bộ máy nhà nước, không có hiệu lực đủ mạnh, thậm chí vô hiệu lực,vô hiệu lực,vô hiệu quả dẫn đến làm xói mòn tính hấp dẫn của môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh, không tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh và không tạo ra luật chơi có hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế . Sáu là, một số quốc nạn đã được Đảng, Nhà Nước,Quốc hội ,Chính phủ rất quan tâm và đã đề ra quyết tậm chống như :tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thế,nợ thuế với biểu hiện vừa tạm thu vừa thất thu, trong những năm qua không những giảm mà trái lại có su hướng ra tăng .Nhiều vấn đề xã hội như sự cách biệt giàu nghèo,sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn ngày càng chở lên lan giải yêu cầu đặc ra là chúng ta phải tiếp tục đổi mới đưa nền kinh tế thoát hẳn cơ chế kế hoạch hóa tập chung ,quan liêu bao cấp để làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư, môi trường cạnh tranh ,thị trường, chủ yếu thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục và quy định, điều hành phối hợp chính sách và giám sát thực hiện chính sách và giám sát để thúc đẩy công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ổn định ,lâu bền trong bối cảnh hội nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới Bảy là, thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phát triển ngày càng chậm .Không thu hút được nhân tài do cơ chế quản lý lỏng lẻo vẫn còn mang nặng phong cách quản lý phương đông ,tình trạng “con ông cháu cha” vẫn còn diễn ra tương đối phổ biến đã làm cho các doanh nghiệp nhà nước không tận dụng và phát huy được nguồn nhân lực trẻ đầy năng lực và nhiệt huyết ,dẫn đến sự cạnh tranh của các công ty quốc doanh kém, vai trò quản lý của nhà nước trong các chính sách kinh tế sẽ chở lên kém hiệu lực có nguy cơ đi chệc hướng xã hội chủ nghĩa . Số lượng và tốc độ phát triển số cơ sở, lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các doanh nghiệp Số cơ sở Số người lao động 1/7/2002 1/7/2007 % 1/7/2002 1/7/2007 % Tổng số 99732 182888 183,4 3828474 6953663 181,6 D N nhà Nước 36224 31776 87,7 1832725 1681120 91,7 DN ngoai nhà nước 59940 144037 204,3 1390958 3703684 266,3 DN vốn ĐTTTNN 3568 7075 198,3 604791 1568859 259,4 (nguồn :www.gso.gov.vn của tổng cục thống kê ) (11-2007) Sau 5 năm số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp nhà nước giảm 12,3% số lao động giảm 8,3%.Trong khi đó số cơ sở thuộc doanh nghiệp ngoai nhà nước tăng tương ứng là 140,3% và số lao động tăng 166,3%.Số cơ sở có vốn ĐTTTNN là 7075cơ sở tăng 98,3% thu hút thêm 964068 lao động tăng 159,4% Tám là, nông nghiệp nông thôn tuy mấy năm gần đây đã có nhiều thay đổi, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn nhất định :khi nhìn vào cơ cấu lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế bức tranh cơ cấu gần như không thay đổi ngay cả trong 10 năm qua, vào khoảng 70% tập trung trong nông nghiệp, 80% dân số sống ở nông thôn (nguồn www.gso.gov.vn ). Cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện qua số hộ cũng hầu như không đổi, hiện tại vẫn còn có đến 77% số hộ thuần nông.Trong cơ cấu kinh tế lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp nông thôn trong những nămgần đây chỉ xoay quanh tỉ lệ 30%, đáng nói là những sản phẩm công nghiệp nông thôn là những sản phẩm truyền thống, công nghiệp nhiều tầng chưa thấy suất hiện ở Việt Nam.Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỷ trọng, trồng trọt 80%,chăn nuôi 17%,dịch vụ 3% .Các dự án đầu tư nuớc ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm 10% và đang có su hướng giảm. II.NHỮNG CHỦ CHƯƠNG ,BIỆN PHÁP CHỦ YẾU 1.Chống lạm phát và khôi phục thị trường chứng khoán Chống lạm phát là công việc mang tính cấp bách mà các cơ quan nhà nước phải đặt nên hàng đầu trong tình hình hiện nay, để có thể ổn định xã hội làm tiền đề cho tăng trưởng kinh tế.Để kiềm chế lạm phát ta tập chung vào các biện pháp sau: Nhà Nước phải có các biện pháp thắt chắt tiền tệ hơn nữa, đặc biệt là vấn đề tín dụng nghân hàng ,đánh thuế cao vào các dự án đầu tư bất động sản làm hạ nhiệt giá cả nhà đất dúp bình ổn thị trường,một khi giá nhà đất hạ phản ứng dây chuyền sẽ sảy ra dẫn đến các mặt hàng khác cũng giảm theo. Ở tầm vĩ mô phải có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất giữa bộ tài chính với bộ kế hoạch và đầu tư, trước mắt cắt giảm những công trình không trọng điểm,và những công trình đang thua lỗ, để tập chung vốn vào các công trình trọng điểm có tính chiến lược lâu dài như năng lượng, giao thông vận tải Ủy ban chứng khoán nhà nước phải có những biện pháp cụ thể để khôi phục, phát triển thi trường chứng khoán vì đây là một kêng huy động vốn cả ngắn hạn và dài hạn rất thuận tiện của các công ty và nó còn đánh giá sức khỏe của cả lền kinh tế Việt Nam .Các cơ quan có chức năng phải làm tăng độ minh bạch ,chính sác của các công ty liêm yết,kiềm chế việc phát hành cổ phiếu một cách ồ ạt pha loãng thị trường gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, giảm lãi suất ngân hàng 2. lành mạnh hóa môi trường đầu tư và kinh doanh ,lấy đơn giản hóa làm tư tưởng chủ đạo thúc đẩy cạnh tranh thị trường và hoàn thiện môi trường kinh doanh,thúc đẩy đầu tư và tiết kiệm phục vụ công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước: Để làm được điều này chúng ta phải từng bước sửa đổi hoàn thiện hệ thống khung pháp luật, cải tổ lại bộ máy hành chính nhà nước cho gọn nhẹ để có thể thích ứng với thời kỳ hội nhập hiện nay của nước ta sao cho phù hợp, chặt chẽ so với luật pháp của các nước trên thế giới 3.cần ưu tiên cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học ,đặc biệt là công việc phát minh sáng chế ra những vật liệu mới ,nguồn năng lượng mới Nhà nước phải dành nhiều ngân sách hơn nữa cho công tác nghiên cứu khoa học .đặc biệt cần phát huy kích thích sự nghiên cứu sáng tạo của học sinh ,sinh viên các trường đại học và cao đẳng .chúng ta cần đi tắt đón đầu để có thể rút ngắn khoảng cách với các nước bắng cách mua lại những phát minh sáng chế , và cử học sinh đi ru học ở các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm từ nước bạn, có những chính sách ưu đãi hơn nữa dành cho những sinh viên sau khi đi tu nghiệp về nước làm việc . Cần cha cứu và sử dụng chiệt để những tư liệu sáng chế 4.lựa chọn và thực hiện hiệu quả chính sác công nghiệp Thúc đẩy hoàn thiện môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế ,thúc đẩy phát triển thị trường vốn, nhất là thị trường vốn dài hạn cho đầu tư công nghiệp và thực hiện những biện pháp ưu đãi tương đương thống nhất . Chú trọng phát triển vốn nhân lực thông qua tăng cường phát triển hệ thống giáo dục –đào tạo,giáo dục kỹ thuật và khoa học. Phát triển kết cấu hạ tầng vật chất cho thúc đẩy đầu tư và phát triển công nghiệp, quy hoạch và xây dựng các khu cồng nghiệp phục vụ các ngành công nghiệp ưu tiên Đẩy mạnh thực hiện các chương trình hỗ chợ, khuyến khích phát triển công nghệ Đẩy mạnh khuyến khích phát triển công nghiệp và nông thôn 5. chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn Chính sách xuất khẩu gạo Chính sách phát triển nông nghiệp ,nông thôn hay còn gọi là công nghiệp hóa nông nghiệp Thành lập các hiệp hội các làng nghề truyền thống có quy mô ,để có thể tập chung sản xuất với quy mô lớn, máy móc hiện đại góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, chủ động tìm kiếm đầu ra cho các mặt hàng nông phẩm, đồ mỹ nghệ không những ở thị trường trong nước mà còn cần mở rộng ra các nước khác .Muốn vậy chúng ta cần phải xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm ,lâng cao sức cạnh tranh ,tổ chức hướng dẫn cho các doanh nghiệp về mặt pháp luật để nâng cao quyền lợi và hiểu biết khi xâm nhập vào thị trường quốc tế tạo ra sự bình đẳng trong sân chơi chung Tạo điều kiện cho nông dân giữ được vị thế chủ động trong chuỗi giá trị nông phẩm bằng cách dúp nông dân xây dựng hệ thống hợp tác xã 6.Xây dựng các khu công nghiệp để thu hút đầu tư phát triển đất nước Cần xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nâng cao đời sống nông dân Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài bằng các chính sách ưu tiên như miễn thuế,cung cấp mặt bằng ,và nguồn lao động có tay nghề 7.Đổi mới hệ thống thể chế thị trường nhằm tăng cường huy động nguồn lực cho công nghiệp hóa Thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính ngân sách để đạt được mục tiêu này cần thực hiện một số nhiệm vụ then chốt -Thứ nhất, cơ cấu lại ngân sách nhà nước -Thứ hai , đổi mới và tăng cường chế độ kế toán, kiểm toán, kiểm tra thanh tra tài chính đối với doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước -Ba là, xóa bỏ trợ cấp giá của nhà nước đối với hàng hóa và dịch vụ còn lại, nhất là tín dụng , lãi xuất tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và đối với bất động sản -Thứ tư, cải cách và tăng cường hiệu quả công tác thu thuế và quản lý thuế, sử lý mạnh tay đối với các doanh nghiệp trốn, lậu thuế , gian lận thương mại -Thứ năm, sửa đổi cơ bản hệ thống thuế theo hướng đơn giản hóa ,tránh quan liêu sách nhiễu, giảm số sắc thuế giảm mức thuế đi đôi với tăng cường quản lý thuế, thúc đẩy cải cách chính sách tiền tệ và hệ thống ngân hàng 8. Thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội Xây dựng xã hội dân chủ và mọi người phải bình đẳng trước pháp luật Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội Giảm tải bộ máy công chức nhà nước cho gọn nhẹ và cải cách chính sách tiền lương sao cho hợp lý Cải tiến và thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm ngèo Cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân nâng cao các giá trị văn hóa của dân tộc Tổ chức có hiệu quả các dịch vụ hỗ chợ người ngèo 9. Thực hiện chính sách môi trường trong quá trình công nghiệp hóa Tiếp tục cụ thể hóa và tăng cường hiệu lực của luật môi trường Tăng cường tuyên chuyền , giáo dục ý thức bảo vệ môi trường một cách sâu rộng không những ở các phương tiện thông tin đại chúng mà còn ở thực tế như ở các trường học, công sở công cộng 10 .Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và thủ tục hành chính có liên quan đến dân và doanh nghiệp theo hướng vừa đơn giản hóa vừa đi đôi với tằng cường hiệu lực , hiệu quả của bộ máy và quy định của pháp luật Cải cách chế độ thông tin và lề nối làm việc nhất là đối với các công ty quốc doanh Tăng cường năng lực và thực hiện kỷ luật, kỷ cương thi hành chính sách, pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô hiện hành Xây dựng quy hoạch cán bộ và công chức, chế độ công vụ, công chức chức xây dựng chưong trình tuyển dụng, đào tạo , bồi dưỡng công chức một cách có hệ thống và bài bản, nâng cao năng lực cho công nhân viên chức, thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh trong tuyển dụng, đề bạt công chức để thu hút nhân tài KẾT LUẬN Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đây là thời điểm lịch sử mang tính quyết định , đòi hỏi phải có những biện pháp và lựa chọn đúng đắn .Sự lựa chọn của chúng ta luôn luôn là tiếp tục đổi mới và phát triển để ngay càng rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển . Và như vậy chúng ta phải luôn luôn chủ động ,sẵn sàng đối mặt vượt qua những thách thức , trở ngại . Vấn đề quan trọng của chúng ta là ở chỗ, chuẩn bị và tăng cường các năng lực cần thiết để tận dụng và lắm bắt cơ hội một cách tốt nhất Trong xu thế hội nhập Việt Nam sẽ phải tràn vào dòng chảy của thời đại nếu tích cực chủ động, và chuẩn bị tốt, tức là đổi mới được chính sách và thể chế kịp thời thì sẽ tận dụng được lợi thế và ngày một tiến nên , ngược lại nếu không chuẩn bị tốt sẽ ngày càng bị tụt hậu và tụt lùi .Muốn hội nhập thành công phải khai thác tận dụng tối đa tiềm năng trong nước quốc tế, tăng cường sức cạnh trạnh của các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện chính sách hợp tác mềm dẻo, kết hợp linh hoạt giữa hợp tác song phương và đa phương nhất là đối với những cường quốc có tiềm lực kinh tế và khoa học phát triển tạo tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật tiền hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cải tạo lực lượng sản xuất hướng tới một xã hội tốt đẹp, xã hội chủ nghĩa mà đỉnh cao là cộng sản chủ nghĩa . TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí cộng sản số -781 (11-2007) Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lênin Thời báo kinh tế Việt Nam Tạp chí kinh tế và phát triển kinh tế quốc Dân Tạp chis nghiên cứu kinh tế Báo đầu năm mới MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1. PHẦN MỘT :NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 2. I.LÝ LUẬN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ 2. 1.Quan niệm của Lênin về thời kỳ quá độ 2. 1.1.Tính tất yếu của thời kỳ quá độ 2. 1.2.Đặc điểm của thời kỳ quá độ 2. 1.3 hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3. 2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở VN 3. 2.1Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã Hội ở Việt Nam 3. 2.2 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội . ở Việt Nam 5. II.NHỮNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN Ở VIỆT NAM 5. 1. Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5. 2.Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN 5. 3.Mởi rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 6. PHẦN III.:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 7. I. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA 7. II. NHỮNG CHỦ CHƯƠNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU 12. 1. chống lạm phát và khôi phục lại thị trường chứng khoán 12. 2. Làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư hiện đại hóa đất nước 12. 3. Cần ưu tiên cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học 12. 4. Lựa chọn và thực hiện hiệu quả chính sách công nghiệp 13. 5. Chú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn 13. 6.Xây dựng các khu công nghiệp thu hút đầu tư phát triển đất nước 13. 7. Đổi mới hệ thống thể chế thị trường nhằm tăng cường nguồn lực Cho công nghiệp hóa 13. 8. Thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội 14. 9. Thực hiện chính sách môi trường trong quá trình công nghiệp 14. 10. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước 14. KẾT LUẬN 16.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7377.doc
Tài liệu liên quan