Kết luận
Giai đoạn 2011-2017, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên,
những vấn đề “nóng” vẫn còn khá nhiều,
quan trọng hơn nó tồn tại khá lâu trong mô
hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và
đây là những dấu hiệu của tính thiếu bền
vững trong tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu
tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô
hình tăng trưởng là nhằm vào việc khắc
phục những vấn đề “nóng” nói trên. Theo
cách nhìn nhận ngắn hạn và trung hạn, điều
quan trọng trong thời gian tới giải quyết
khó khăn của doanh nghiệp trong nước, gắn
kết doanh nghiệp trong nước với các doanh
nghiệp FDI, đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao
trong cả công nghiệp cơ khí chế tạo và nông
nghiệp để giảm bớt tính chất tăng trưởng
nhờ vào gia công. Để có được những dấu
hiệu khởi sắc như vậy, một mặt, các doanh
nghiệp cần nỗ lực vượt khó, mặt khác vai
trò hỗ trợ của Nhà nước vẫn rất quan trọng,
nhất là trong giải quyết những khó khăn của
doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, thị trường
và áp dụng công nghệ mới
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề “nóng” trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2017 và một số khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề “nóng” trong tăng trưởng 3
Những vấn đề “nóng” trong tăng trưởng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2017
và một số khuyến nghị
Ngô Thắng Lợi(*)
Tóm tắt: Giai đoạn 2011-2017 Việt Nam đã đ ạt được khá nhiều thành quả kinh tế, tạo cơ sở
tốt cho những dự báo tốt đẹp về khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh của cả giai
đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, bài viết muốn đi sâu vào một khía cạnh ngược lại: Đằng sau
những thành quả đạt được là những vấn đề “nóng” đang chi phối khá đậm nét bức tranh
tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017 cả về mặt số lượng và chất lượng,
trong đó phải kể đến tính chất đậm nét của mô hình tăng trưởng nhờ vào gia công, sự phụ
thuộc lớn của tăng trưởng vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tính chất kém hiệu quả
của tăng trưởng. Những khoảng tối đó, trên một mức độ nhất định, đã cản trở tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam trong những năm qua và cần phải có sự đột phá trong những năm tới
để có thể đạt được tăng trưởng nhanh, bền vữn g và hiệu quả cao.
Từ khóa: Kinh tế Việt Nam, Tăng trưởng kinh tế, Chế biến, Gia công, Thu nhập
Abstract: Over the period 2011-2017, Vietnam has recorded signifi cant economic
achievements, a positive basis for forecasting rapid growth target for the whole period
2011-2020. This paper, however, aims to provide an in-depth of “hot button” issues lying
on the other side of such achievements which have drastically dominated the picture of
Vietnam’s economic growth both in quantity and quality. These include a processing-
based growth model, heavy reliance on foreign investment sector and low effi ciency of
the growth. Such “dark sides” have, to a certain extent, impeded our economic growth,
and yet it is essential that breakthroughs should be made in the coming years to achieve
rapid, sustainable and highly effi cient growth.
Key words: Vietnam Economy, Economic Growth, Processing, Off shoring, Income
1. Những vấn đề “nóng” trong tăng trưởng
kinh tế giai đoạn 2011-2017
Kinh tế Việt Nam với sự hỗ trợ tích cực
bởi các yếu tố trong nước và quốc tế, đặc
biệt là sự chỉ đạo nỗ lực của Chính phủ,
đã được đánh giá là đang tiếp tục đà tăng
trưởng tốt từ năm 2011-2017 và năm 2017
đạt được tăng trưởng cao nhất, kinh tế vĩ
mô nhìn chung ổn định nhất (Ngân hàng
Thế giới, 2017). Tuy nhiên, ở khía cạnh
ngược lại, bài viết nhìn nhận những vấn đề
“nóng” đằng sau những kết quả lạc quan đã
đạt được trong thời gian qua.
(*) GS.TS., Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
Email: loisonglong@yahoo.com
Thông tin Khoa học xã hội, số 3.20184
Thứ nhất, ngành khai thác dầu khí suy
giảm trầm trọng
Bảng 1 cho thấy, giai đoạn 2011-2017,
ngành khai thác khoáng sản có biểu hiện
tăng trưởng thất thường, xu hướng suy giảm
ngày càng mạnh ở 2 năm cuối. Sự suy giảm
này đã ảnh hưởng đến một số khía cạnh liên
quan đến chuỗi sản xuất và tiêu thụ như: (i)
Ngành chế biến dầu (hóa dầu) trong nước
không tăng trưởng được, sản phẩm khí hóa
lỏng sản xuất có tốc độ tăng trưởng âm trong
nhiều năm; (ii) Do nhu cầu sử dụng nguyên
liệu nhập khẩu như xăng, dầu, khí đốt tăng
khá nhanh làm cho tăng trưởng nhập khẩu
các sản phẩm đó tăng liên tục (năm 2017 là
9% sản lượng và 34% giá trị đối với xăng
và 43% đối với khí
hóa lỏng). Nguyên
nhân của sự giảm
sút này có thể thấy
là do: (i) Giá dầu
đã liên tục có xu
hướng giảm xuống,
năm 2017, giá dầu
ở mức thấp hơn
so với nhiều năm
trước; (ii) Sản
lượng khai thác dầu
thô giảm liên tục,
năm 2017 giảm
mạnh nhất do hầu
hết các mỏ đều đã qua thời điểm “đỉnh” khai
thác, hiện tại đang thuộc giai đoạn suy giảm
sản lượng tự nhiên của các mỏ; (iii) Hoạt
động tìm kiếm thăm dò để đưa các công trình
khai thác mới vào bổ sung sản lượng khai
thác rất ít (năm 2017 chỉ
đưa một công trình mới
vào khai thác).
Thứ hai, tăng
trưởng nhờ gia công
ngày càng trở nên đậm
nét
Trong nông nghiệp:
Nông nghiệp công
nghệ cao (cả trồng trọt
và chăn nuôi) hiện nay
đang phụ thuộc 80% vào giống nhập khẩu,
các yếu tố đầu vào khác trong sản xuất nông
nghiệp cũng đang phải nhập khẩu với tốc độ
tăng trưởng cao như: phân bón (11%), thuốc
trừ sâu (34,9%), máy móc thiết bị, xăng dầu
phục vụ nông nghiệp (17,3%), trong khi đó
việc sản xuất các sản phẩm này trong nước
tăng trưởng rất thấp: sản xuất thức ăn gia súc
(3,6%), thuốc trừ sâu (-2,6%), phân hóa học
(6,7%) (các con số tính toán từ báo cáo của
Tổng cục Thống kê năm 2017) .
%ҧQJ7ăQJWUѭӣQJFӫDQJjQKF{QJQJKLӋSNKDLWKiFNKRiQJVҧQ
7ăQJWUѭӣQJF{QJ
QJKLӋS
7ăQJWUѭӣQJNKDL
WKiFNKRiQJVҧQ
Trong ÿó
7KDQ
'ҫXNKt
Ngu͛n7tQKWRiQWӯFiFVӕOLӋXFӫD7әQJFөF7KӕQJNr
Ngu͛n7tQKWRiQWӯFiFVӕOLӋXFӫD7әQJFөF7KӕQJNr
ϯϮ͕ϳ
ϯϬ͕ϱ
ϯ͕ϲ ϯ͕ϯ
Ϯ ϭ͕ϱ
ϲ͕ϴ ϱ͕ϵ ϲ͕ϭ
Ϭ
ϱ
ϭϬ
ϭϱ
ϮϬ
Ϯϱ
ϯϬ
ϯϱ
ĈLӋQĈLӋQ
Wӱ63
TXDQJKӑF
7LYL 7KӭFăQ
JLDV~F
7KXӕFGѭӧF 7KXӕFOi *Lҫ\GpS ĈѭӡQJNtQK &KӃELӃQ
WKӵFSKҭP
0D\PһF
+uQK7ăQJWUѭӣQJPӝWVӕQJjQKF{QJQJKLӋSFKӃELӃQFKӃWҥR
QăP
&1&%&7
Những vấn đề “nóng” trong tăng trưởng 5
Trong công nghiệp: Tính chất hoạt
động vẫn mang dáng dấp của những “công
xưởng gia công”.
Hình 1 cho thấy, năm 2017, tăng
trưởng ngành công nghiệp chế biến chế
tạo đạt 14,5%, chủ yếu là do kết quả của
các ngành gia công lắp ráp đạt tốc độ tăng
trưởng cao như: sản phẩm điện tử, máy
tính, sản phẩm quang học chiếm 32,7%
(gấp 2,25 lần tốc độ tăng trưởng ngành chế
biến chế tạo), lắp ráp tivi là 30,5% (gấp 2,1
lần). Trong khi đó, các ngành chế biến chế
tạo từ nguồn nguyên liệu trong nước chỉ
đạt tốc độ tăng trưởng bằng 1/3 tốc độ tăng
trưởng ngành chế biến chế tạo, như: chế
biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc, dệt
may, giầy dép, sản xuất thuốc lá, v.v Có
thể nói, tăng trưởng bị chi phối quá nhiều
bởi gia công thì tính hiệu quả, chất lượng
tăng trưởng sẽ là một vấn đề cần phải xem
xét. Trong tương lai không xa, khi giá lao
động trong nước cao dần lên, khâu “gia
công” trong chuỗi giá trị toàn cầu sẽ không
còn được các tập đoàn quốc tế “phân công”
cho Việt Nam.
Thứ ba, sự lấn át khá mạnh của các
doanh nghiệp FDI đối với tăng trưởng
kinh tế
Bức tranh tăng trưởng kinh tế nhanh
của Việt Nam được hình dung giống như
con tàu chạy nhanh nhưng bị nghiêng với
trọng lực dồn về phía các doanh nghiệp
FDI. Bình quân năm giai đoạn 2011-2017,
khu vực công nghiệp chế biến chế tạo
tăng 9,6% nhưng khu vực FDI đã đóng
góp khoảng 2/3 vào thành quả này. Năm
2017, tăng trưởng ngành chế biến chế tạo
đạt 14,5%, đóng góp 9,4 điểm phần trăm
tăng trưởng ngành công nghiệp, trong đó,
Samsung và Formosa đóng góp 4,02 điểm
phần trăm (42,7%) (tính toán của tác giả
từ các số liệu báo cáo của Tổng cục Thống
kê). Số lao động đang làm việc trong các
doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm
ngày 1/12/2017 tăng 5,1% so với cùng thời
điểm năm 2016, trong đó, doanh nghiệp
FDI tăng 6,9%, còn khu vực doanh nghiệp
nhà nước giảm 0,7%; doanh nghiệp ngoài
nhà nước cũng chỉ tăng 3,9%.
Theo hình 2, Việt Nam đạt được tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu cao năm 2017
(21,1%) là nhờ sự đóng góp chính của xuất
khẩu ở các doanh nghiệp FDI với tỷ trọng
xuất khẩu chiếm 73% và tăng trưởng 26%
(không kể dầu thô). Tương tự, kim ngạch
nhập khẩu năm 2017 đạt 211,1 tỷ USD,
+uQK7ăQJWUѭӣQJ[XҩWQKұSNKҭXQăP
Ngu͛n7tQKWRiQWӯFiFVӕOLӋXFӫD7әQJFөF7KӕQJNr
ϭϲ
Ϯϲ
ϯϭ͕ϴ
ϯϲ͕ϱ
Ϭ
ϱ
ϭϬ
ϭϱ
ϮϬ
Ϯϱ
ϯϬ
ϯϱ
ϰϬ
7URQJQѭӟF &/ ŝҵŶƚŚŽҢŝ ŝҵŶƚӊ͕
ŵĄLJƚşŶŚ
ϭϳ
Ϯϰ
ϱϯ͕Ϯ
ϯϱ
Ϭ
ϭϬ
ϮϬ
ϯϬ
ϰϬ
ϱϬ
ϲϬ
7URQJQѭӟF &/ >ŝŶŚŬŝҵŶ
ŝҵŶƚŚŽҢŝ
>ŝŶŚŬŝҵŶ
Dd͕d
dĉŶŐƚƌӇӂŶŐE<
dĉŶŐƚƌӇӂŶŐy<
Thông tin Khoa học xã hội, số 3.20186
tăng 20,8% so với năm trước, trong đó khu
vực FDI chiếm 66%, tăng 24%. Một số sản
phẩm xuất khẩu được
sản xuất ở các doanh
nghiệp FDI, chiếm
tỷ trọng cao trong
kim ngạch xuất khẩu
và đạt tốc độ tăng
trưởng nhanh như:
điện thoại (chiếm 21%
kim ngạch xuất khẩu
và tăng 31,4%), điện
tử, máy tính (15% và 36,5%); kim ngạch
nhập khẩu phụ tùng, linh kiện của các sản
phẩm đó cũng chiếm tỷ trọng cao và tăng
trưởng nhanh như: linh kiện điện tử,máy
tính (chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu và
tăng trưởng 35%), linh kiện điện thoại (các
số liệu tương ứng: 12% và 53,2%).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do
các doanh nghiệp trong nước, nhất là khu
vực tư nhân, có nhiều hạn chế về năng lực
sản xuất kinh doanh, thường xuyên gặp
khó khăn trong quá trình hoạt động và sự
liên kết, hỗ trợ của các doanh nghiệp FDI
chưa tốt. Theo kết quả điều tra của Tổng
cục Thống kê, năm 2017 có 12.113 doanh
nghiệp tuyên bố giải thể và 60.553 doanh
nghiệp làm thủ tục giải thể (xấp xỉ năm
2016). Trong số các doanh nghiệp hoạt
động, có 55,2% thường xuyên gặp khó
khăn hoặc là sản xuất không thay đổi, trong
đó 61% cho rằng khó cạnh tranh, 32,7% vì
vấn đề tài chính, 32% không tuyển được
lao động. Năm 2017 có 126.859 doanh
nghiệp thành lập mới nhưng chỉ có 16.200
là doanh nghiệp chế biến chế tạo (chiếm
12,8%, thấp hơn năm 2016 là 18%).
Thư tư, hiệu quả tăng trưởng còn
rất thấp
Hiệu quả tăng trưởng được thể hiện
qua các chỉ số như hiệu quả sử dụng vốn -
hệ số ICOR và năng suất lao động xã hội.
Số liệu tại bảng 2 cho thấy:
- Giá trị hệ số ICOR trung bình giai
đoạn 2011-2017 của Việt Nam là 5,2 (để
tạo thêm 1 đồng giá trị tăng thêm, cần phải
có 5,2 đồng vốn đầu tư) là rất cao so với các
nước ở vào cùng thời kỳ tăng trưởng nhanh
và trình độ công nghệ tương xứng với Việt
Nam (Nhật Bản - những năm 1970, Hàn
Quốc, Đài Loan - những năm 1980, hệ số
ICOR của họ chỉ là 2,5-3). Nguyên nhân của
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp xuất phát
từ nhiều nhân tố, trong đó đáng quan tâm
nhất là: (i) Phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lý,
chưa có “điểm rơi” hướng tới những ngành
hay vùng động lực; (ii) Cơ cấu vốn đầu tư
chưa hợp lý với tỷ lệ đầu tư công, đầu tư
từ ngân sách còn quá cao; (iii) Quản lý quá
trình đầu tư vốn còn nhiều bất cập.
- Năng suất lao động xã hội giai
đoạn 2011-2017, bình quân năm đã tăng
lên (4,7%), tuy nhiên, theo tính toán của
Tổng cục Thống kê (theo sức mua tương
đương năm 2011), mức năng suất lao động
của Việt Nam năm 2017 đạt 9.894 USD,
chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của
Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của
Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng
87,4% năng suất lao động của Lào. Đáng
chú ý là, chênh lệch về năng suất lao động
giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục
gia tăng. Mức chênh lệch năng suất lao
%ҧQJ+ӋVӕ,&25YjWӕFÿӝWăQJWUѭӣQJQăQJVXҩWODRÿӝQJ9LӋW1DP
JLDLÿRҥQ
7UXQJEuQK
,&25
7ӕFÿӝWăQJ
16/Ĉ
Ngu͛n7tQKWRiQWӯFiFVӕOLӋXFӫD7әQJFөF7KӕQJNr
Những vấn đề “nóng” trong tăng trưởng 7
động của Singapore và Việt Nam tăng từ
115.087 USD năm 2006 lên 131.333 USD
năm 2016; tương tự, của Lào từ 220 USD
lên 1.422 USD. Năng suất lao động thấp
được giải thích bởi: (i) Tỷ lệ thất nghiệp
(hữu hình và trá hình) còn khá cao trong
khi trình độ, năng lực của lao động có việc
làm thấp; (ii) Công nghệ sản xuất thấp và
trung bình chiếm tỷ lệ quá cao và 90% là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất
nhiều khó khăn trong sản xuất; (iii) Lao
động Việt Nam chủ yếu đảm nhận sản xuất
các sản phẩm và công đoạn sản xuất gia
công, không tạo ra sản phẩm có thương
hiệu để cung ứng cho thị trường.
2. Khuyến nghị giải pháp cho năm 2018 và
những năm tiếp theo
Chúng tôi ước lượng con số tăng trưởng
năm 2018 theo phương pháp xu thế, chú ý
đến những thay đổi (dự báo) về các điều
kiện sản xuất kinh doanh của năm 2018
nhằm tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp cho năm 2018 và những năm tiếp theo.
Với việc dự báo theo xu thế tăng trưởng
GDP giai đoạn 2011-2017, khả năng tăng
trưởng GDP của năm 2018 có thể đạt con
số 6,57%. Nhưng nếu dựa thêm vào các
dự báo về xu hướng sản xuất kinh doanh
của quý I năm 2018 theo kết quả khảo sát
của Tổng cục Thống kê đối với các doanh
nghiệp, theo đó: 48,2% số doanh nghiệp
đánh giá sản xuất tốt lên (so với năm 2017
là 44,5%), 49,2% doanh nghiệp dự kiến
khối lượng sản xuất tăng lên (năm 2017 là
46,2%), 43,6% doanh nghiệp có khối lượng
hợp đồng sản xuất tăng lên (năm 2017 là
39,3%) và 35,8% doanh nghiệp dự kiến
khả năng xuất khẩu hàng hóa tăng lên (năm
2017 là 32,3). Như vậy, có thể thấy khả
năng tăng trưởng năm 2018 có thể cao hơn
khoảng 0,3% - 0,5% so với mức trung bình
của giai đoạn 2011-2017, tức là có thể dự
kiến đạt mức từ 6,5 đến 6,9%.
Để thực hiện được mục tiêu tăng
trưởng nói trên, năm 2018 và những năm
tiếp theo, cần hướng tới khắc phục nguyên
nhân của những rào cản tăng trưởng kinh tế
năm 2017. Theo đó, chúng tôi đưa ra một
số khuyến nghị giải pháp như sau:
Thứ nhất, tháo gỡ khó khăn đối với
các doanh nghiệp trong nước. Giải pháp
này phải xuất phát từ quan điểm giải quyết
những khó khăn của họ trong quá trình hoạt
động, đó là:
- Quan trọng nhất vẫn là thực hiện
nhanh quá trình “cởi trói” cho doanh nghiệp
theo Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP, ngày
28/4/2016 của Chính phủ
nhằm cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh, tạo
điều kiện thuận lợi cho
hoạt động đầu tư kinh
doanh và bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của nhà đầu tư,
tuyệt đối không đặt ra các
rào cản, các điều kiện đầu
tư kinh doanh bất hợp lý
gây cản trở hoạt động của
doanh nghiệp, quán triệt
và thực hiện nghiêm nguyên tắc chính phủ
kiến tạo, lấy doanh nghiệp làm động lực để
thúc đẩy nền kinh tế.
%ҧQJѬӟFWtQKWӕFÿӝWăQJWUѭӣQJ*'3QăP
WKHR[XWKӃWăQJWUѭӣQJJLDLÿRҥQ
7ӕFÿӝWăQJ
WUѭӣQJ
+ӋVӕ
WăQJWUѭӣQJ
Ngu͛n7tQKWRiQWӯFiFVӕOLӋXFӫD7әQJFөF7KӕQJNr
Thông tin Khoa học xã hội, số 3.20188
- Tháo gỡ khó khăn tài chính cho doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy
mô nhỏ và vừa, cần tiếp tục hỗ trợ với mức
độ mạnh hơn các chính sách ưu tiên nguồn
vốn tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
có hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức
tín dụng mở rộng tín dụng, đa dạng hóa các
hình thức cho vay, các sản phẩm cho vay,
đơn giản hóa thủ tục vay và thanh toán, đi
đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm
bảo vốn cho các doanh nghiệp.
Thứ hai, thực hiện chính sách nhằm
tạo tăng trưởng tích cực đối với các ngành
công nghiệp khai thác dầu mỏ và than đá.
Đặt vấn đề này không phải quan điểm
muốn hướng tăng trưởng vào các ngành
khai thác tài nguyên mà xuất phát từ: (i)
Ngành khai thác dầu mỏ ở Việt Nam đang
cần phải gia tăng sản lượng, làm cơ sở
cho sự phát triển các ngành công nghiệp
chế biến (hóa dầu) có giá trị gia tăng cao
ở trong nước; (ii) Việt Nam hiện nay vẫn
nhập khẩu than, trong khi sản xuất trong
nước giá thành vẫn rẻ hơn; (iii) Ngành khai
thác dầu mỏ và than đá đã qua giai đoạn
phát triển đỉnh cao nên gặp nhiều khó khăn
trong khai thác, tìm kiếm thăm dò nguồn
mới. Cụ thể:
- Cần bám sát diễn biến của thị trường
để có phản ứng chính sách cũng như điều
tiết cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp sản xuất trong
nước, bảo đảm hiệu quả tối ưu và đóng góp
tốt hơn cho tăng trưởng GDP của ngành
khai thác dầu mỏ, khí đốt và than đá.
- Nghiên cứu và thông qua các chính
sách về thuế, phí... để tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp
cắt giảm được chi phí, phát triển thị trường,
cạnh tranh có hiệu quả với các sản phẩm
nhập khẩu cũng như đẩy mạnh được xuất
khẩu, qua đó tăng trưởng được sản lượng
sản xuất.
Thứ ba, tiếp tục chuyển đổi từ công
nghiệp gia công sang chế biến chế tạo bằng
chính sách gắn kết các doanh nghiệp trong
nước với các doanh nghiệp FDI.
- Tiếp tục tăng cường các chính sách
thu hút FDI. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu
quả của dòng vốn này, trong thời gian tới,
cần lưu ý đến nâng cao chất lượng dòng vốn
FDI, đặc biệt chú trọng các dự án FDI có
quy mô vốn lớn, các nhà đầu tư công nghệ
gốc. Chỉ tiếp nhận các dòng FDI có lộ trình
chuyển giao công nghệ và có đặt nội dung
hoạt động liên kết với doanh nghiệp trong
nước và các FDI dưới dạng liên doanh liên
kết với các doanh nghiệp trong nước.
- Thực hiện liên kết doanh nghiệp FDI
với doanh nghiệp trong nước. Giải pháp này
nhằm thực hiện gắn kết doanh nghiệp trong
nước với các doanh nghiệp FDI, và hướng
tới mục tiêu chuyển giao công nghệ, tăng
cường vai trò của doanh nghiệp trong nước
trong tăng trưởng kinh tế. Theo đó, cần xây
dựng và thực hiện lộ trình gắn với doanh
nghiệp FDI của các doanh nghiệp Việt Nam
theo chuỗi giá trị toàn cầu với quan điểm
chủ đạo là đẩy mạnh phát triển công nghiệp
hỗ trợ trong nước xung quanh quỹ đạo của
các doanh nghiệp FDI. Các định hướng
chính thực hiện bao gồm: (i) Phối hợp hoặc
yêu cầu các doanh nghiệp FDI khi lập dự
án xin cấp phép đầu tư phải lập hồ sơ chuỗi
và công bố các cấu phần tiềm năng cho các
doanh nghiệp sở tại; (ii) Chủ động liên kết
với các đối tác phù hợp và đón nhận các
cấu phần sản xuất có lợi thế so sánh và giá
trị tăng cao hơn; (iii) Nhà nước tạo cơ chế
thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ cho
các ngành công nghiệp chế biến chế tạo,
xem đây là chìa khóa cho các mối liên kết
doanh nghiệp nội địa - doanh nghiệp FDI.
Những vấn đề “nóng” trong tăng trưởng 9
Thứ tư, tăng cường nghiên cứu và triển
khai ứng dụng công nghệ cao đối với các
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa có
giá trị kinh tế cao, đồng thời ứng phó được
với biến đổi khí hậu.
Điểm mấu chốt của giải pháp này là
giảm xu hướng “gia công” trong chính
ngành nông nghiệp. Hướng tập trung mạnh
nhất và quan trọng nhất, theo quan điểm
của chúng tôi, là thực hiện có hiệu quả việc
nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp. Thiết thực
và cần phải triển khai nhanh hiện nay là tạo
ra (bằng chuyển giao từ bên ngoài vào và
tự nghiên cứu ở trong nước) và áp dụng
các loại giống cây trồng và vật nuôi mới
(trong cả ngắn hạn và dài hạn) có giá trị
kinh tế cao, thích ứng được với hiện tượng
nước biển dâng, nhiễm mặn, hạn hán, gió
Lào, giá rét. Địa bàn hướng tới cần cụ thể,
áp dụng cho các vùng trọng tâm chịu ảnh
hưởng cao của biến đổi khí hậu như vùng
đồng bằng sông Cửu Long, khu vực miền
Trung và Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.
Các loại giống mới ngoài đáp ứng được yêu
cầu “nông nghiệp thông minh với khí hậu”,
cần có giá trị kinh tế cao, có khả năng sản
xuất mang tính hàng hóa trên phạm vi quy
mô lớn và có thể áp dụng công nghệ tiến
tiến vào sản xuất.
Thứ năm, đẩy mạnh nghiên cứu triển
khai (R&D), tăng cường khởi nghiệp theo
hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
- Thực hiện tăng cường khởi nghiệp
theo quan điểm lấy doanh nghiệp làm trung
tâm để định hướng các hoạt động khoa học
công nghệ trong các đơn vị nghiên cứu các
cơ quan, viện, trường đại học. Trong bối
cảnh này, cần hình thành mô hình trung tâm
cạnh tranh, trong đó trọng tâm là liên kết
giữa các trường đại học, viện nghiên cứu
và các doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công
nghệ sẽ làm trọng tài trung gian. Nhà nước
đầu tư đổi mới khoa học công nghệ, đại
diện doanh nghiệp chi vốn cho các trường
đại học và các viện nghiên cứu.
- Đặt nhiệm vụ cụ thể, có lộ trình
nghiên cứu và triển khai cho các cơ quan,
viện nghiên cứu và các trường chuyên
ngành, nhất là ở lĩnh vực kỹ thuật. Điểm
mới trong đề xuất này là không đặt nhiệm
vụ cho các đơn vị này một cách chung
chung, mà cần có những hợp đồng nghiên
cứu và triển khai cụ thể, đối với từng loại
công nghệ mới áp dụng trong sản xuất có
khả năng thích ứng và gắn trực tiếp với địa
bàn cụ thể như đề cập ở trên.
- Hướng hoạt động nghiên cứu và triển
khai liên quan đến đổi mới công nghệ vào
các khu công nghệ cao. Đây là một hướng
cần làm và thậm chí cần xem như là hoạt
động đặc biệt ưu tiên đối với các nhà đầu tư
vào lĩnh vực này ở các khu công nghệ cao.
Theo quan điểm của chúng tôi, đây là địa
bàn tốt nhất để thực hiện nhanh việc nghiên
cứu mang tính chất “lồng ấp”, tiếp đó là
áp dụng để sản xuất trong nội bộ khu công
nghệ cao, từ đó phát triển ra các doanh
nghiệp, các địa phương và các vùng có nhu
cầu sử dụng.
Thứ sáu, tăng cường chính sách kích
cầu đầu tư trong nước, nhất là khu vực tư
nhân.
Kích cầu tiêu dùng và đầu tư trong
nước là chính sách có hiệu ứng “hai trong
một” đối với Việt Nam hiện nay nhằm
khắc phục điểm yếu về kinh tế nội địa thời
gian qua do đầu tư trong nước có xu hướng
bị “chìm dần”. Năm 2017, với tỷ lệ đầu
tư trên GDP đạt 33,3% vẫn cần phải đạt
mục tiêu cao hơn (lên 34 - 35%) mới đủ
lực để tăng trưởng nhanh. Tỷ lệ vốn đầu tư
của khu vực tư nhân trong nước cần được
“kích” lên cao hơn (khoảng 45 - 50%).
Thông tin Khoa học xã hội, số 3.201810
Giảm đầu tư từ khu vực nhà nước xuống
khoảng 30%. Liên quan đến “kích” cầu
đầu tư khu vực tư nhân, cần thực hiện các
chính sách tạo môi trường đầu tư và cơ hội
bỏ vốn cho các doanh nghiệp và các nhà
đầu tư. Theo đó:
+ Về môi trường đầu tư, các doanh
nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp
có quy mô nhỏ và vừa, vẫn tiếp tục cần các
chính sách ưu tiên hơn nữa về nguồn vốn
tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có
hiệu quả. Ngoài ra, các thủ tục liên quan đến
đăng ký kinh doanh, thuê đất đai, thành lập
doanh nghiệp, các chính sách thuế, v.v... cần
được ưu tiên nhiều hơn cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
+ Về cơ hội bỏ vốn, cần hỗ trợ các
doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh như: cung cấp thông tin về
thị trường, ngành hàng, các quy định, rào
cản của các thị trường xuất khẩu, giới thiệu
khách hàng, nhà cung cấp, tăng cường tổ
chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa
doanh nghiệp với chính quyền địa phương,
tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó
khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh; tổ chức giới
thiệu, hướng dẫn cụ thể các nghiệp vụ quản
lý doanh nghiệp, v.v...
3. Kết luận
Giai đoạn 2011-2017, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên,
những vấn đề “nóng” vẫn còn khá nhiều,
quan trọng hơn nó tồn tại khá lâu trong mô
hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và
đây là những dấu hiệu của tính thiếu bền
vững trong tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu
tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô
hình tăng trưởng là nhằm vào việc khắc
phục những vấn đề “nóng” nói trên. Theo
cách nhìn nhận ngắn hạn và trung hạn, điều
quan trọng trong thời gian tới giải quyết
khó khăn của doanh nghiệp trong nước, gắn
kết doanh nghiệp trong nước với các doanh
nghiệp FDI, đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao
trong cả công nghiệp cơ khí chế tạo và nông
nghiệp để giảm bớt tính chất tăng trưởng
nhờ vào gia công. Để có được những dấu
hiệu khởi sắc như vậy, một mặt, các doanh
nghiệp cần nỗ lực vượt khó, mặt khác vai
trò hỗ trợ của Nhà nước vẫn rất quan trọng,
nhất là trong giải quyết những khó khăn của
doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, thị trường
và áp dụng công nghệ mới
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ (2011 - 2017), Nghị quyết về
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
Dự toán ngân sách nhà nước các năm
từ 2011-2017.
2. Ngô Thắng Lợi, Nguyễn Quỳnh Hoa
(2017), Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.
3. Ngân hàng Thế giới (2017), Công bố
Báo cáo điểm lại tình hình kinh tế Việt
Nam, tháng 12.
4. Tổng cục Thống kê (2011-2017), Báo
cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm
từ 2011-2017.
5. Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia
(2011-2017), Báo cáo tình hình kinh tế
và triển vọng kinh tế các năm từ 2011-
2017; Tài liệu phục vụ phiên họp Chính
phủ cuối năm các năm từ 2011-2017.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_van_de_nong_trong_tang_truong_kinh_te_viet_nam_giai_do.pdf