Theo Điều 311 Bộ luật TTHS hiện hành
và Điều 416 Dự thảo Bộ luật TTHS (sửa đổi)
thì việc quyết định vấn đề năng lực trách
nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh đối với người thực hiện HVNH
thuộc thẩm quyền của Viện Kiểm sát hoặc
Tòa án tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng
cụ thể. Tuy nhiên, để Viện Kiểm sát hoặc Tòa
án thực hiện được quyền năng của mình theo
quy định của pháp luật thì trong giai đoạn
điều tra, Cơ quan điều tra cần phải tiến hành
điều tra thu thập chứng cứ, chứng minh “ai
là người thực hiện HVNH và người đó có
căn cứ cho rằng mắc BTT hoặc một bệnh lý
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình hay
không; người bệnh khi thực hiện HVNH có
tình trạng tâm thần và loại BTT gì; người đã
thực hiện HVNH có mất đi khả năng nhận
thức hoặc điều khiển hành vi của mình trong
khi thực hiện tội phạm hay không; tính chất
và mức độ thiệt hại do HVNH gây ra v.v.”8
Căn cứ vào kết quả điều tra, kết luận giám
định pháp y tâm thần và hồ sơ vụ án, Viện
Kiểm sát hoặc Tòa án mới có cơ sở để quyết
định vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự và
quyết định áp dụng hay không áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người thực
hiện HVNH.
Nghiên cứu quy định tương ứng trong
pháp luật TTHS một số nước, đặc biệt là
trong pháp luật TTHS Liên bang Nga cho
thấy, bên cạnh việc quy định những tình tiết
phải chứng minh như pháp luật TTHS của
nước ta, pháp luật TTHS Liên bang Nga còn
quy định thêm khi giải quyết vụ án hình sự
do người bị bệnh lý làm rối loạn tâm thần
gây ra thì cơ quan có thẩm quyền phải chứng
minh, làm rõ các tình tiết về thời gian, địa
điểm, phương pháp và những tình tiết khác
của hành vi phạm tội; tính chất và mức độ
thiệt hại do hành vi nguy hiểm gây ra; thời
điểm mắc bệnh của người có HVNH; dự báo
tình huống nguy hiểm mới để có biện pháp
bảo vệ hoặc phòng ngừa đối với họ9.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề phải chứng minh tại điều 417 dự thảo sửa đổi bộ luật tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÛÄNG VÊËN ÀÏÌ PHAÃI CHÛÁNG MINH TAÅI ÀIÏÌU 417
DÛÅ THAÃO SÛÃA ÀÖËI BÖÅ LUÊÅT TÖË TUÅNG HÒNH SÛÅ
VŨ XUÂN THAO*
1. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình
sự do người bị mất hoặc hạn chế khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành
vi thực hiện
Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sự
(BLHS) năm 1999 quy định: “Người thực
hiện hành vi nguy hiểm (HVNH) cho xã hội
trong khi đang mắc bệnh tâm thần (BTT)
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự, đối với người này phải áp dụng biện pháp
bắt buộc chữa bệnh”1. Tuy nhiên, theo Điều
311 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) hiện
hành thì chỉ có Viện Kiểm sát hoặc Tòa án
mới có thẩm quyền quyết định vấn đề năng
lực trách nhiệm hình sự của người có
HVNH2. Vì vậy, khi người thực hiện HVNH
có dấu hiệu bị BTT hoặc bệnh khác làm rối
loạn tâm thần (kể cả trong trường hợp biết rõ
người thực hiện HVNH là người mất khả
năng nhận thức, hoặc khả năng điều khiển
hành vi do mắc BTT hoặc bệnh khác), thì Cơ
quan điều tra vẫn phải khởi tố vụ án hình sự
để tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy
định của pháp luật.
Khi giải quyết vụ án hình sự, việc chứng
minh người thực hiện HVNH có bị mắc BTT
hoặc bệnh lý khác làm mất hoặc hạn chế khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi hay không, không chỉ có ý nghĩa
trong việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với
việc xác định trách nhiệm hình sự của người
đã thực hiện HVNH; xác định phương hướng
điều tra, thu thập chứng cứ để giải quyết
đúng đắn vụ án Theo quy định của pháp
luật hiện hành, việc kết luận người thực hiện
HVNH có mắc BTT hoặc bệnh khác làm rối
loạn tâm thần hay không, người bệnh có mất
hoặc hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi hay không thuộc
thẩm quyền của Hội đồng giám định pháp y
tâm thần. Vì vậy, trong quá trình điều tra, thu
thập chứng cứ của vụ án, nếu có nghi ngờ về
năng lực trách nhiệm hình sự của bị can,
hoặc có căn cứ cho rằng bị can mắc BTT
hoặc bệnh lý khác ảnh hưởng đến khả năng
37NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
* ThS. Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công an.
1 Xem: BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2009, tr. 46.
2 Xem: GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật TTHS, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2012, tr. 680.
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của họ, thì sau khi xác định được HVNH và
người đã thực hiện HVNH, Cơ quan điều tra
cần phải trưng cầu giám định pháp y tâm
thần theo quy định để kết luận người đã thực
hiện HVNH có bị mắc BTT hoặc bệnh khác
làm rối loạn tâm thần hay không, người bệnh
có mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi hay không.
Căn cứ kết luận giám định của Hội đồng
giám định pháp y, nếu người thực hiện
HVNH không bị mắc BTT hoặc bệnh khác
làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức,
hoặc khả năng điều khiển hành vi thì việc
điều tra, thu thập chứng cứ để giải quyết vụ
án được thực hiện như các vụ án thông
thường khác (chứng minh các nhóm tình tiết
làm căn cứ để xác định tội phạm, các nhóm
tình tiết làm căn cứ để xử lý người phạm tội
và nhóm tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải
quyết toàn bộ vụ án hình sự đúng đắn, khách
quan, đúng quy định của pháp luật). Nếu
người thực hiện HVNH bị mắc BTT hoặc
bệnh khác làm mất hoặc hạn chế khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
thì Cơ quan điều tra phải chứng minh các
tình tiết sau:
- Chứng minh thời điểm mắc bệnh của
người thực hiện HVNH.
Nếu kết quả giám định pháp y cho thấy
người thực hiện HVNH mắc BTT hoặc bệnh
khác ảnh hưởng đến khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Cơ
quan điều tra cần phải chứng minh, làm rõ
người thực hiện HVNH bị mắc bệnh khi
nào? Trước, tại thời điểm hay sau khi thực
hiện hành vi? Việc chứng minh tình tiết này
có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định
trách nhiệm hình sự của người đã thực hiện
HVNH và việc ra quyết định của Cơ quan
điều tra trong quá trình điều tra giải quyết vụ
án. Bởi vì:
+ Trường hợp người thực hiện HVNH
mắc bệnh sau khi thực hiện hành vi thì sẽ xảy
ra một trong hai khả năng sau: (i) Nếu bệnh
mà người đó mắc không ảnh hưởng hoặc chỉ
hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của người thực hiện
HVNH thì Cơ quan điều tra phải tiến hành
điều tra, thu thập chứng cứ để giải quyết vụ
án như các vụ án thông thường khác. Đối với
người bệnh mà tình trạng bệnh làm hạn chế
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi thì họ vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện nhưng
được xét hưởng tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự theo quy định tại điểm n,
khoản 1 Điều 46 BLHS hiện hành; (ii) Nếu
người thực hiện HVNH mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì
theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2003,
Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện Kiểm sát
cùng cấp ra quyết định áp dụng biện pháp bắt
buộc chữa bệnh đối với bị can và ra quyết
định tạm đình chỉ điều tra đối với bị can nếu
như Viện Kiểm sát ra quyết định áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với họ.
Trong quá trình áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh nếu bị can khỏi bệnh thì theo
khoản 2 Điều 13 BLHS hiện hành, người
thực hiện HVNH có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã thực
hiện.
+ Trường hợp người thực hiện HVNH bị
mắc bệnh trước hoặc tại thời điểm thực hiện
hành vi thì Cơ quan điều tra phải chứng
minh, làm rõ tại thời điểm thực hiện hành vi,
người thực hiện HVNH có mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
hay không. Ở trường hợp này sẽ xảy ra một
trong hai khả năng sau: (i) Nếu tại thời điểm
thực hiện hành vi, tình trạng bệnh làm cho
người thực hiện HVNH mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì
theo quy định tại khoản 1 Điều 13 BLHS
hiện hành, người thực hiện HVNH không
phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã
thực hiện. Theo quy định của Bộ luật TTHS
năm 2003, Cơ quan điều tra phải đề nghị
38 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
Viện Kiểm sát cùng cấp ra quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với
người đã có HVNH, nếu Viện Kiểm sát ra
quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh đối với bị can thì Cơ quan điều tra phải
ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can;
(ii) Nếu tại thời điểm thực hiện hành vi, tình
trạng bệnh không ảnh hưởng hoặc chỉ làm
hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của người thực hiện
HVNH thì Cơ quan điều tra phải điều tra, thu
thập chứng cứ để giải quyết vụ án như các
vụ án thông thường khác vì người thực hiện
HVNH vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi đã thực hiện. Người thực hiện
HVNH được xét hưởng tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm
n khoản 1 Điều 46 BLHS hiện hành nếu như
họ bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi.
Từ sự phân tích như trên cho thấy, để xác
định đúng đắn trách nhiệm hình sự của người
thực hiện HVNH thì đối với những người bị
mắc bệnh trước hoặc tại thời điểm thực hiện
hành vi, Cơ quan điều tra phải chứng minh
tại thời điểm thực hiện hành vi, người thực
hiện HVNH có mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi hay không.
- Chứng minh tại thời điểm thực hiện
hành vi, người thực hiện HVNH có mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi hay không
Theo khoản 1 Điều 13 BLHS hiện hành
thì người thực hiện HVNH không phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực
hiện nếu tại thời điểm thực hiện hành vi,
người thực hiện hành vi có đồng thời hai điều
kiện sau: Một là, đang mắc BTT hoặc bệnh
khác làm rối loạn tâm thần. Hai là, mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi. Việc chứng minh thời điểm mắc
bệnh của người thực hiện HVNH sẽ là căn
cứ để xác định điều kiện thứ nhất. Chứng
minh tại thời điểm thực hiện hành vi, người
thực hiện HVNH có mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi hay không
sẽ là cơ sở để xác định điều kiện thứ hai. Để
chứng minh tình tiết này, trước hết cần phải
phân biệt BTT và bệnh khác (không phải là
BTT nhưng cũng làm rối loạn hoạt động tâm
thần) ảnh hưởng đến khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của người
bệnh.
Các BTT thường gặp là: trầm cảm, tâm
thần phân liệt, bệnh mất trí, bệnh tâm lý, các
rối loạn tăng động ở trẻ em, ảo giác, hoang
tưởng và ở những mức độ nhất định các
BTT đều gây ra các rối loạn tâm thần và
hành vi cho người bệnh3. Ngoài BTT thì các
bệnh khác như: trạng thái đi khi đang ngủ, lú
lẫn sau chấn thương sọ não hoặc lú lẫn sau
cơn động kinh, các bệnh về thần kinh có
thể hạn chế hoặc làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
người bệnh. Điều này đã được y học nghiên
cứu và khẳng định: “trạng thái đi khi đang
ngủ, lú lẫn sau chấn thương sọ não hoặc lú
lẫn sau cơn động kinh, tội phạm mắc phải
trong các trạng thái trên có thể được lợi từ
việc tuyên án là hành động vô thức song
không phải là người điên (BTT), có nghĩa là
sự tuyên bố trắng án”4.
Các tài liệu nghiên cứu về y học nêu trên
cho thấy BTT có nguồn gốc và biểu hiện
phức tạp, đa dạng. Ngoài BTT thì một số
bệnh khác như lú lẫn sau chấn thương sọ não,
lú lẫn sau cơn động kinh hoặc các bệnh về
thần kinh ít hay nhiều đều gây ra các rối
loạn về tâm thần và hành vi của người bệnh.
Nhưng BTT và các bệnh lý nêu trên không
39NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
3 Xem: Tổ chức Y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, (Nhóm tác giả
dịch, GS Nguyễn Việt hiệu đính), Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Tâm thần Trung ương, Hà Nội.
4 Xem: Sidney Bloch và Bruce S.Singh (2003), Cơ sở của lâm sàng tâm thần học, Nxb. Y học, Hà Nội, tr. 427.
phải lúc nào và bệnh nào cũng làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của người bệnh mà khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
người bệnh phụ thuộc vào bệnh người đó bị
mắc là bệnh gì, mức độ bệnh như thế nào,
bệnh đang ở giai đoạn nào v.v.. Điều này đã
được khẳng định trong Phân loại bệnh quốc
tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và
hành vi của Tổ chức Y tế thế giới: “Trong
một môi trường văn hóa xã hội ít đòi hỏi kết
quả học tập, một số mức độ chậm phát triển
tâm thần nhẹ bản thân nó có thể không gây
ra vấn đề gì”5.
Theo quy định của pháp luật TTHS hiện
hành, việc kết luận người thực hiện HVNH
bị mắc bệnh hay không, nếu mắc bệnh thì
bệnh đó là bệnh gì, bệnh đang ở giai đoạn
nào, khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của người bệnh ra sao thuộc
chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan giám định
tâm thần pháp y và kết luận này chỉ có ý
nghĩa chính xác, sát thực tại thời điểm người
thực hiện hành vi được giám định. Một tài
liệu nghiên cứu về bệnh học tâm thần đã viết:
“Trong các trường hợp phạm tội có bệnh lý
rối loạn tâm thần và phạm tội một cách vô
thức, các bác sĩ tâm thần có thể được yêu cầu
để cho ý kiến: Trạng thái tâm thần cụ thể của
bị cáo ra sao tại thời điểm phạm tội, có thể
có ảnh hưởng ra sao tới năng lực bị cáo khi
tạo ra một chủ ý phạm tội”6. Trên thực tế,
việc trưng cầu giám định pháp y thường
được tiến hành sau khi HVNH được thực
hiện nên việc kết luận của Cơ quan giám
định pháp y về tình trạng bệnh và tâm thần
cũng như khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của người thực hiện hành
vi cho xã hội tại thời điểm thực hiện hành vi
cũng chỉ mang tính chất tương đối. Vì vậy,
để xác định chính xác tại thời điểm thực hiện
hành vi, người thực hiện HVNH có bị mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi hay không thì bên cạnh việc
căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm
thần, Cơ quan điều tra cần phải căn cứ vào
các biểu hiện khách quan (như hoạt động, di
chuyển, cách ăn mặc, thái độ, lời nói và các
hành động khác v.v..) của họ xung quanh thời
điểm thực hiện hành vi và trong quá trình
điều tra để đánh giá, kết luận về khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của người thực hiện HVNH.
Tại thời điểm thực hiện hành vi, nếu
người thực hiện HVNH không bị mất mà chỉ
bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi thì họ vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện,
nhưng được xét hưởng tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm
n khoản 1 Điều 46 BLHS hiện hành. Nếu tại
thời điểm thực hiện hành vi, người thực hiện
HVNH bị mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi thì người thực hiện
HVNH không phải chịu trách nhiệm hình sự
về hành vi mình đã thực hiện, trong trường
hợp này Cơ quan điều tra đề nghị Viện Kiểm
sát cùng cấp ra quyết định áp dụng biện pháp
bắt buộc chữa bệnh đối với người đã có
HVNH, nếu Viện Kiểm sát ra quyết định áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với
bị can thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định
đình chỉ điều tra đối với bị can.
- Chứng minh tình trạng bệnh và tâm
thần của họ có liên quan đến sự nguy hiểm
cho bản thân họ, cho những người xung
quanh hoặc có thể gây nên những thiệt hại
khác cho xã hội hay không.
Trong trường hợp người thực hiện
HVNH bị mắc BTT hoặc bệnh lý khác làm
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi thì Cơ quan điều tra cần phải
40 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
5 Xem: tldđ, tr. 217.
6 Xem: Sidney Bloch và Bruce S.Singh (2003), Cơ sở của lâm sàng tâm thần học, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 426.
chứng minh tình trạng bệnh và tâm thần của
họ có liên quan đến sự nguy hiểm cho bản
thân họ, hoặc có thể gây nên các thiệt hại
khác cho cộng đồng hay không. Việc chứng
minh tình tiết này thực chất nhằm bảo vệ
người có HVNH, đồng thời còn nhằm mục
đích phòng ngừa, ngăn chặn họ thực hiện
hành vi nguy hiểm mới. Bởi vì, nếu tình
trạng bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi thì họ có thể gây
nên những nguy hiểm cho chính bản thân họ
(rơi từ trên cao xuống, ngã xuống ao hồ, lao
vào phương tiện giao thông), hoặc họ bị
tấn công lại từ các nguồn nguy hiểm khác (bị
người khác đánh đập, sát hại), hoặc cũng
có thể họ sẽ gây nên những nguy hiểm khác
cho những người xung quanh, hoặc gây ra
các thiệt hại khác về vật chất cho xã hội. Vì
vậy, cần phải chứng minh tình tiết này để
thấy được có cần thiết phải áp dụng biện
pháp bảo vệ đối với họ hay không hoặc có
cần áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn các hành vi nguy hiểm mới mà họ có
thể gây ra hay không.
2. Những vấn đề phải chứng minh trong
vụ án hình sự tại Điều 417 Dự thảo Bộ luật
Tố tụng hình sự (sửa đổi)
Đối chiếu Điều 312 Bộ luật TTHS hiện
hành cho thấy, Điều 417 Dự thảo Bộ luật
TTHS được bổ sung, sửa đổi tương đối
nhiều7. Một là, sửa đổi khoản 2 với nội dung:
Khi tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra phải
bảo đảm có người bào chữa tham gia tố tụng
từ khi xác định được người thực hiện HVNH
mắc bệnh khác (không phải là BTT) làm mất
khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi.
Hai là, bổ sung mới khoản 3 và khoản 4 để
phân định rõ ràng trách nhiệm giữa Cơ quan
điều tra và Viện Kiểm sát trong việc áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người
có HVNH trong giai đoạn điều tra, đồng thời
định hướng giải quyết cho Cơ quan điều tra
khi Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can.
Những sửa đổi, bổ sung nêu trên là căn cứ
pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho bị can là
người không có năng lực trách nhiệm hình
sự khi họ thực hiện HVNH. Tuy nhiên,
những tình tiết cần làm sáng tỏ tại khoản 1
của điều luật để xác định tại thời điểm thực
hiện hành vi, người thực hiện HVNH có
năng lực trách nhiệm hình sự hay không
hoặc năng lực trách nhiệm của họ có hạn chế
hay không lại chưa được bổ sung, sửa đổi.
Từ lý luận chung về những vấn đề cần phải
chứng minh trong vụ án hình sự do người bị
hạn chế hoặc mất năng lực nhận thức hoặc
năng lực điều khiển hành vi thực hiện cho
thấy, khoản 1 Điều 417 Dự thảo Bộ luật
TTHS (sửa đổi) còn một số hạn chế sau:
- Thứ nhất, chưa quy định việc chứng
minh bệnh khác (không phải BTT) mà bệnh
đó cũng có thể làm mất hoặc hạn chế khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của người thực hiện HVNH.
- Thứ hai, chưa quy định việc chứng
minh thời điểm mắc bệnh của người thực
hiện HVNH.
- Thứ ba, chưa quy định việc chứng
minh tại thời điểm thực hiện hành vi, người
thực hiện HVNH có mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi hay không.
- Thứ tư, chưa quy định việc chứng minh
tình trạng bệnh và tâm thần của họ có liên
quan đến sự nguy hiểm cho bản thân họ, cho
những người xung quanh hoặc có thể gây
nên những thiệt hại khác cho xã hội hay
không.
41NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
7 Xem: Dự thảo Bộ luật TTHS (sửa đổi, bổ sung),
3. Kiến nghị bổ sung, hoàn thiện quy định
về những vấn đề phải chứng minh trong
vụ án hình sự tại Điều 417 Dự thảo Bộ luật
Tố tụng hình sự (sửa đổi)
Theo Điều 311 Bộ luật TTHS hiện hành
và Điều 416 Dự thảo Bộ luật TTHS (sửa đổi)
thì việc quyết định vấn đề năng lực trách
nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh đối với người thực hiện HVNH
thuộc thẩm quyền của Viện Kiểm sát hoặc
Tòa án tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng
cụ thể. Tuy nhiên, để Viện Kiểm sát hoặc Tòa
án thực hiện được quyền năng của mình theo
quy định của pháp luật thì trong giai đoạn
điều tra, Cơ quan điều tra cần phải tiến hành
điều tra thu thập chứng cứ, chứng minh “ai
là người thực hiện HVNH và người đó có
căn cứ cho rằng mắc BTT hoặc một bệnh lý
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình hay
không; người bệnh khi thực hiện HVNH có
tình trạng tâm thần và loại BTT gì; người đã
thực hiện HVNH có mất đi khả năng nhận
thức hoặc điều khiển hành vi của mình trong
khi thực hiện tội phạm hay không; tính chất
và mức độ thiệt hại do HVNH gây ra v.v..”8
Căn cứ vào kết quả điều tra, kết luận giám
định pháp y tâm thần và hồ sơ vụ án, Viện
Kiểm sát hoặc Tòa án mới có cơ sở để quyết
định vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự và
quyết định áp dụng hay không áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người thực
hiện HVNH.
Nghiên cứu quy định tương ứng trong
pháp luật TTHS một số nước, đặc biệt là
trong pháp luật TTHS Liên bang Nga cho
thấy, bên cạnh việc quy định những tình tiết
phải chứng minh như pháp luật TTHS của
nước ta, pháp luật TTHS Liên bang Nga còn
quy định thêm khi giải quyết vụ án hình sự
do người bị bệnh lý làm rối loạn tâm thần
gây ra thì cơ quan có thẩm quyền phải chứng
minh, làm rõ các tình tiết về thời gian, địa
điểm, phương pháp và những tình tiết khác
của hành vi phạm tội; tính chất và mức độ
thiệt hại do hành vi nguy hiểm gây ra; thời
điểm mắc bệnh của người có HVNH; dự báo
tình huống nguy hiểm mới để có biện pháp
bảo vệ hoặc phòng ngừa đối với họ9.
Trên cơ sở nhận thức lý luận về những
vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình
sự do người bị mất hoặc bị hạn chế khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
thực hiện và trên cơ sở tham khảo quan điểm
của một số chuyên gia trong lĩnh vực tư pháp
hình sự trong nước, tham khảo kinh nghiệm
lập pháp trong pháp luật TTHS nước ngoài
về nội dung này, chúng tôi xin đề xuất giải
pháp hoàn thiện quy định về những vấn đề
phải chứng minh trong vụ án hình sự tại Điều
417 Dự thảo Bộ luật TTHS (sửa đổi) như
sau:
Điều 417. Áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh trong giai đoạn điều tra
1. Đối với vụ án có căn cứ quy định tại
khoản 1 Điều 416 của Bộ luật này, Cơ quan
điều tra phải làm sáng tỏ:
1.1. HVNH đã xảy ra và ai là người thực
hiện hành vi đó; tính chất và mức độ thiệt hại
do hành vi đã thực hiện gây ra; và trưng cầu
giám định pháp y tâm thần theo quy định tại
khoản 1 Điều 416 Bộ luật này.
1.2. Kết quả giám định pháp y tâm thần
kết luận người thực hiện HVNH mắc BTT
hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc điều khiển hành vi thì cần phải làm rõ
những tình tiết sau:
42 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
8 Xem: GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật TTHS, Sđd. tr. 680, 681.
9 Xem: Viện Khoa học kiểm sát – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ luật TTHS của nước Cộng hòa Liên bang Nga, (tài liệu
dịch tham khảo), Hà Nội, 2002, tr. 190.
(Xem tiÕp trang 55)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_van_de_phai_chung_minh_tai_dieu_417_du_thao_sua_doi_bo.pdf