Thiết lập thỏa thuận giữa các sáng lập viên
Ngoài Điều lệ công ty, sáng lập viên (hoặc một số thành viên, cổ đông công
ty) có thể ký kết một hoặc một số thỏa thuận riêng để thống nhất về các vấn đề có
liên quan đến việc quản lý công ty cũng như bảo vệ quyền lợi của họ để đảm bảo rằng
công ty sẽ hoạt động theo đúng chí hướng, mục tiêu, ý tưởng kinh doanh chung đã
được các sáng lập viên cùng xác định trước đó. Thỏa thuận này thường được gọi bằng
những cái tên như “thoả thuận góp vốn”, “thỏa thuận hợp tác”, “thỏa thuận thành
viên”, “thỏa thuận cổ đông sáng lập”. Thỏa thuận sáng lập viên thường được sử dụng
trong giai đoạn tiền khởi nghiệp, là giai đoạn các sáng lập viên cùng bàn bạc, thống
nhất các vấn đề quan trọng để chuẩn bị cho việc thực hiện dự án khởi nghiệp. Bản
thỏa thuận giữa các sáng lập viên có thể chính là các điều khoản vạch ra luật chơi
trong quản trị nội bộ công ty hoặc bao gồm điều khoản về tài sản, công sức đóng góp,
phân công công việc, quyền quyết định, các cam kết, quyền và nghĩa vụ của từng bên,
quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi nhuận và cả việc thoái vốn hoặc chấm dứt hợp
tác. Thỏa thuận sáng lập viên có thể được dùng là nền tảng để đưa vào điều lệ công
ty khi các nhà sáng lập thành lập doanh nghiệp hoặc vẫn có giá trị ràng buộc đối với
riêng các bên tham gia thỏa thuận dù công ty đã đi vào hoạt động và có Điều lệ công
ty (Văn Lộc, 2016). Trên thực tế, có nhiều trường hợp dù công ty đã hoạt động ổn
định nhưng vẫn tồn tại các thỏa thuận ngầm giữa các thành viên, cổ đông bởi mặc dù
có nhiều nội dung có thể được thỏa thuận trong Điều lệ công ty nhưng có nhiều trường
hợp mà vì một lý do nào khác, việc quy định trong Điêu lệ công ty là không phù hợp
(Nhật Quang, 2016). Thỏa thuận sáng lập viên một cách rõ ràng, minh thị bằng hình
thức văn bản có ý nghĩa quan trọng và tránh những tranh chấp/hoặc tạo cơ sở để giải
quyết các tranh chấp điển hình sau:66
- Tranh chấp về lợi ích vật chất của những người đồng sáng lập. Quyền lợi này
bao gồm mức lương, thưởng, phân chia lợi nhuận, cổ tức và cả nguyên tắc xác định
giá trị của việc đóng góp công sức của các sáng lập viên đối với công ty trước và sau
khi thành lập. Theo (Tuấn Anh P. , 2017), việc xác định công sức cần được xác định
bằng thời gian hay bằng hiệu quả công việc cụ thể, thước đo nào cho vấn đề này là vô
cùng cần thiết khi thiết lập thỏa thuận. Những điều trên nếu được làm rõ sẽ tạo nên
một hệ thống quản lý công việc hiệu quả giúp startup hoạt động suôn sẻ hơn.
- Tranh chấp về quyền đối với ý tưởng hoặc tài sản sở hữu trí tuệ và vấn đề
bảo mật thông tin đối với dự án. Cũng theo (Tuấn Anh P. , 2017), Trong một công ty
khởi nghiệp sẽ tồn tại những sản phẩm trí tuệ được tạo ra trước hoặc trong khi công ty
vận hành. Có những sản phẩm do mỗi người sáng lập tạo ra, cũng có những sản phẩm
do tập thể tạo ra. Khi một thành viên sáng lập rời đi, tranh chấp thường xảy ra. Vì vậy,
để hạn chế những bất đồng, mẫu thuẫn không đáng có, thỏa thuận sáng lập viên cần
có điều khoản nhằm xác định rõ sản phẩm trí tuệ nào thuộc về công ty hay của cá nhân
thành viên sáng lập những quyền sử dụng có liên quan.
- Tranh chấp về việc người sáng lập không gắn bó đến cùng với dự án. Việc các
bên đã thỏa thuận cùng tham gia dự án sẽ là cơ sở pháp lý ràng buộc họ có trách nhiệm
đến cùng với dự án. Trong trường hợp dự án chưa hoàn thành hoặc chưa hết thời gian
thỏa thuận mà một trong các bên sáng lập vi phạm nghĩa vụ gắn bó với dự án thì rất có
thể sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc chịu phạt do vi phạm thỏa thuận.
15 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề pháp lý nhằm phòng ngừa tranh chấp quản trị nội bộ công ty để khởi nghiệp bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ NHẰM PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP
QUẢN TRỊ NỘI BỘ CÔNG TY ĐỂ KHỞI NGHIỆP BỀN VỮNG
ThS. Lữ Thị Ngọc Diệp
Trường Đại học Lao động - Xã hội
Tóm tắt
Nội dung bài viết làm rõ hai vấn đề về tranh chấp trong quản trị nội bộ công
ty: (i) nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong giai đoạn khởi nghiệp và (ii) biện pháp
phòng ngừa tranh chấp đối với các công ty khởi nghiệp dưới góc độ pháp luật doanh
nghiệp hiện hành. Từ đó giúp các nhà sáng lập nhận diện và thiết lập cơ chế quản trị
nội bộ công ty phù hợp với giai đoạn “khởi nghiệp”, tạo nền tảng để phát triển công
ty bền vững.
Từ khóa: quản trị nội bộ công ty; khởi nghiệp bền vững; tranh chấp nội bộ
1. Phòng ngừa tranh chấp quản trị nội bộ công ty – một yêu cầu cầu thiết
để khởi nghiệp bền vững
1.1. Quản trị nội bộ công ty và các loại tranh chấp điển hình
Không có một khái niệm chung nhất về “quản trị nội bộ công ty” để áp dụng
cho mọi trường trường hợp. Tùy vào góc độ tiếp cận, chúng ta sẽ có cách hiểu khác
nhau về “quản trị nội bộ công ty”. Thuật ngữ chúng ta thường gặp hơn “quản trị nội
bộ công ty” đó là “quản trị công ty”. “Quản trị công ty” có nội hàm rộng hơn “quản
trị nội bộ công ty”, là thuật ngữ hàm chỉ các cách thức tổ chức và biện pháp mà những
chủ thể có thẩm quyền trong công ty sử dụng nhằm quản lý, điều hành, kiểm soát các
vấn đề như: tài chính (gọi là quản trị tài chính); nhân sự, người lao động, việc làm
(gọi là quản trị nhân sự), chiến lược kinh doanh, tiếp cận thị trường (gọi là quản trị
kinh doanh); điều hành bộ máy quản lý công ty và điều hòa lợi ích của các nhóm chủ
thể trong nội bộ công ty (gọi là quản trị nội bộ công ty) với mục tiêu cuối cùng hướng
đến là hiệu quả kinh doanh và sự phát triển ổn định của công ty. Theo Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế thì “quản trị công ty” là một loạt mối quan hệ giữa ban giám
đốc, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác trong một
doanh nghiệp (OECD, 1999, 2004). Một số quan điểm khác cho rằng “Quản trị công
ty hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ của một doanh nghiệp với các cổ đông, hoặc theo
nghĩa rộng là quan hệ của doanh nghiệp với xã hội” (Financial Times, 1997), hay
“Quản trị công ty là chủ đề mặc dù được định nghĩa không rõ ràng nhưng có thể coi
như đó là tập hợp các đối tượng, mục tiêu và thể chế để đảm bảo điều tốt đẹp cho cổ
55
đông, nhân viên, khách hàng, chủ nợ và thúc đẩy danh tiếng, vị thế của nền kinh tế”
(Maw, Alsbury, Craig-Cooper, & Lord Lane of , 1994).
Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu về “tranh chấp quản trị nội bộ
công ty” trên cơ sở hiểu “quản trị nội bộ công ty” là một nội dung hẹp thuộc “quản
trị công ty” và được điều chỉnh bởi pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Theo đó, “quản
trị nội bộ công ty” là tổng thể những cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy quản
lý công ty liên quan đến phân bổ quyền lực, điều hòa lợi ích của các nhóm người
trong công ty, hướng đến mục đích vừa bảo đảm quyền lợi của các nhóm chủ thể, vừa
đảm bảo lợi ích chung của công ty. “Nội bộ công ty” thường bao gồm các chủ thể:
người sáng lập công ty, các thành viên hoặc cổ đông công ty, người đại diện theo
pháp luật của công ty, người quản lý công ty (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Giám đốc).
Từ cách hiểu về “quản trị nội bộ công ty” và các chủ thể thuộc “nội bộ công
ty” nêu trên, tác giả định nghĩa “tranh chấp quản trị nội bộ công ty” là những mâu
thuẫn, bất đồng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể thuộc công ty với
nhau liên quan đến chủ yếu đến các lợi ích kinh tế, quyền quyết định, quản lý công
ty. Tác giả phân loại các tranh chấp điển hình trong quản trị nội bộ công ty dựa trên
tiêu chí về chủ thể của tranh chấp như sau:
(i) Tranh chấp giữa những người sáng lập công ty với nhau. Luật Doanh nghiệp
2014 xác định những người cùng ký tên vào bản Điều lệ công ty đầu tiên khi đăng ký
thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh chính là “nhà sáng lập”. Hay
hiểu chung nhất, họ người đầu tiên đặt nền móng “khai sinh” công ty. Biểu hiện chủ
yếu của loại tranh chấp này là các nhà sáng lập thường tranh cãi xem “tôi hay anh là
chủ công ty”, ai có quyền quyết định trong công ty và vấn đề phân chia lợi nhuận khi
công ty kinh doanh có lãi.
(ii) Tranh chấp giữa người sáng lập với các thành viên góp vốn khác, tác giả
gọi chung đây là tranh chấp giữa các chủ sở hữu công ty. Theo Luật Doanh nghiệp
2014 thì những người góp vốn hợp lệ và hợp pháp vào công ty đều là các chủ sở
hữu công ty, không phân biệt người đó là nhà sáng lập hay là người góp vốn sau khi
doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Biểu hiện của loại tranh chấp này là sự bất đồng
về quyền quản lý và quyết định trong công ty, khi mà người sáng lập thường nhầm
tưởng rằng mình thành lập công ty nên mình có toàn quyền quyết định mọi vấn đề,
từ đó ảnh hưởng đến quyền của những người góp vốn khác, phát sinh các khiếu nại
hoặc khởi kiện liên quan.
(iii) Tranh chấp giữa các chủ sở hữu công ty với người quản lý, điều hành công
ty. Trong một số trường hợp, cơ cấu nhân sự và mô hình quản trị công ty cho thấy
quyền quản lý, điều hành công ty và quyền sở hữu công ty có sự tách bạch rõ rệt, ví
56
dụ như trường hợp thuê người khác làm Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc thành viên
Hội đồng quản trị không phải là cổ đông công ty. Từ đó nảy sinh tình trạng những
người quản lý, điều hành công ty nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích cá nhân mình
thay vì lợi ích của công ty và của chủ sở hữu.
(iv) Tranh chấp giữa những người có chức danh quản lý công ty hoặc người
đại diện công ty với nhau. Biểu hiện của loại tranh chấp này thường là mâu thuẫn về
quyền quản lý, điều hành, quyết quyết định và giao kết hợp đồng; xung đột trong bổ
nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm các chức danh quản lý.
1.2. Vai trò của phòng ngừa tranh chấp quản trị nội bộ công ty đối với
mục tiêu khởi nghiệp bền vững
“Khởi nghiệp” là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu
kinh doanh nói chung, nó thường được dùng với nghĩa hẹp để chỉ các công ty công
nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Tại Việt Nam, quan điểm phổ biến nhất cho rằng, khởi
nghiệp là sự bắt đầu của một nghề nghiệp và tạo nền tảng cho một sự nghiệp (Thu Hà,
2018). Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo là doanh nghiệp được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí
tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Trong những năm gần đây, “khởi nghiệp” được tuyên truyền rộng rãi và phát
triển thành một phong trào mạnh mẽ, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi thiết thực
từ phía Nhà nước, nhận hỗ trợ đầu tư từ các nhà đầu tư nên số lượng doanh nghiệp
được thành lập mới tại Việt Nam thời gian qua tăng nhanh đáng kể. Theo Thống kê
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp thành lập
mới với số vốn đăng ký là 1.478.101 tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng
14,1% về số vốn đăng ký. Đây là năm thứ tư liên tiếp có số lượng doanh nghiệp thành
lập mới và số vốn đăng ký đạt cao nhất trong lịch sử (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018).
Tuy nhiên, phần đông các sáng lập viên khi khởi nghiệp chỉ tập trung vào sự đột phá
sáng tạo trong ý tưởng và tập trung nghiên cứu đổi mới về công nghệ nhưng lại rất
lúng túng trong quản trị công ty, đặc biệt là quản trị nội bộ công ty. Cũng theo số liệu
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2018, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh
có thời hạn của cả nước là 27.126 doanh nghiệp, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm
2017. Cả nước có 63.525 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc
chờ giải thể, tăng 63,4% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục
giải thể trong năm 2018 của cả nước là 16.314 doanh nghiệp, tăng 34,7% so với cùng
kỳ năm 2017. Như vậy, trong năm 2018, tỉ lệ số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh
+ chờ giải thể + đã xong thủ tục giải thể (106.965 DN) so với số lượng doanh nghiệp
thành lập mới (131.275 DN) là 80%, tức là cứ 100 doanh nghiệp thành lập mới thì có
80 doanh nghiệp khác tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu
57
tư, 2018). Theo (Văn Lộc, 2016), trong những năm trở lại đây, không ít công ty khởi
nghiệp tại Việt Nam có “cuộc chia ly” giữa các đồng sáng lập, có những xung đột
khi công ty bắt đầu trở thành doanh nghiệp lớn do năng lực quản trị nội bộ công ty
không đáp ứng kịp với sự “tăng trưởng, đột phá”. Hiểu biết pháp lý về quản trị sẽ
phần nào giảm bớt các thiệt hại và xây dựng công ty bền vững. Tạp chí Forbes có
bài nghiên cứu thống kê 20 nguyên nhân khởi nghiệp thất bại và 7 trong số 20
nguyên nhân đó có liên quan đến yếu tố con người, quan hệ nội bộ công ty và văn
hóa công ty. Trong đó, “đỗ vỡ công ty” đến từ những đổ vỡ nội bộ công ty như sự
thiếu liên kết giữa những người sáng lập hoặc nhà đầu tư, sự thiếu thống nhất về
quan điểm giữa người sáng lập và các nhà quản lý khác trong công ty. Cũng theo
thống kê này, chỉ 2 trong số 20 nguyên nhân khởi nghiệp thất bại là đến từ yếu tố
vốn (Denise, 2019).
Theo (Trí Trung, 2017), quan hệ giữa người với người trong xã hội tự nó
luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột. Bởi thế, tranh chấp là một hiện
tượng phổ biến, có tính tất yếu khách quan. Trong quá trình cùng nhau tạo lập và vận
hành một thực thể kinh doanh, việc tồn tại những bất đồng, xung đột giữa các thành
viên công ty cũng không là ngoại lệ. Nền kinh tế thị trường với những tác động khắc
nghiệt của các quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh cùng với sự khác biệt về văn hóa,
trình độ hiểu biết giữa các chủ thể càng khiến cho những xung đột, mâu thuẫn trở nên
đa dạng với tính chất ngày càng phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích
của các thành viên công ty và công ty, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh
tế xã hội. Do vậy, nhận diện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tranh chấp nội bộ
công ty có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững của
doanh nghiệp nói chung và công ty khởi nghiệp nói riêng, đồng thời sẽ có tác động
tích cực đến sự phát triển nền kinh tế xã hội đất nước.
2. Một số nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quản trị nội bộ công ty giai
đoạn khởi nghiệp
Theo khảo sát các vụ tranh chấp trong giai đoạn từ năm 2007 - 2017 của
(Trí Trung, 2017), nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong quản trị nội bộ công ty
nói chung được phân loại trên hai phương diện khách quan và chủ quan. Trong đó,
ở mặt khách quan, các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ công ty chủ yếu đến từ
các nguyên nhân thuộc yếu tố pháp luật, văn hóa, tác động của những quy luật về
giá trị, cạnh tranh. Các nguyên nhân chủ quan khiến nội bộ công ty mâu thuẫn là
những yếu tố xuất phát từ bên trong, thể hiện ý chí của các thành viên nói riêng và
các bên tranh chấp nói chung - đây được xem là nguyên nhân căn bản và chủ yếu
dẫn đến các tranh chấp nội bộ công ty. Để các công ty chủ động phòng ngừa tranh
chấp quản trị nội bộ, tác giả chỉ ra một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh
chấp như sau:
58
2.1. Không nhận thức đúng tầm quan trọng của yếu tố pháp lý khi khởi nghiệp
Môi trường pháp lý là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình
thành và khai thác kinh doanh của công ty. Quản trị nội bộ công ty nói chung chịu
sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2014 và mỗi công ty có quyền ban hành các
quy chế quản trị nội bộ cho công ty mình, chủ yếu thể hiện tại Điều lệ công ty. Tuy
nhiên các công ty mới được thành lập và các nhà sáng lập lại thường không quan
tâm nhiều đến yếu tố pháp lý và tầm quan trọng của Điều lệ công ty đối với hoạt
động của công ty. Một số vấn đề pháp lý quan trọng cần lưu ý khi bắt đầu khởi
nghiệp nhưng thường không được sáng lập viên quan tâm đó là:
- Không hiểu đúng về thời điểm công ty được thành lập và được pháp luật
công nhận, dẫn đến nhầm lẫn về thời điểm xác lập tư cách thành viên công ty. Theo
Luật Doanh nghiệp 2014, công ty chỉ được tiến hành kinh doanh, có tư cách pháp
nhân và trở thành chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật kể từ thời điểm công
ty được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trước thời
điểm này, các chủ thể có thể đã thực hiện các thủ tục như góp vốn, thuê nhà xưởng,
kho bãi, địa điểm kinh doanh tuy nhiên, việc thực hiện các thủ tục này không đồng
nghĩa với việc họ đã là thành viên công ty hoặc được quyền kinh doanh. Trong thực
tiễn, A, B, C, D cùng góp vốn theo đúng thỏa thuận với nhau nhằm mục đích thành
lập công ty, họ cùng thống nhất chuyển vốn góp vào tài khoản của D và yên tâm rằng
mình đã thành lập và là thành viên công ty. Nhưng thực ra vào thời điểm này công ty
chưa hề tồn tại trên thực tế, phần vốn góp của họ vẫn chưa được chuyển giao qua tài
khoản của công ty, tư cách thành viên của họ vẫn chưa phát sinh. (Ví dụ Xem thêm
Bản án kinh doanh thương mại số 1851/2008/KDTMST ngày 14/11/2008)
- Nhiều người sáng lập không quan tâm đến Điều lệ công ty trong khi Điều lệ
công ty là văn bản quan trọng nhất và có hiệu lực trực tiếp đối với một công ty. Các
nhà sáng lập thường lại suy nghĩ rằng Điều lệ công ty chỉ là một thủ tục hành chính
cần phải có khi thành lập công ty, nên họ thường sử dụng các Điều lệ công ty mẫu có
sẵn tải trên mạng, thay đổi thông tin công ty sau đó nộp cho Cơ quan đăng ký kinh
doanh để hợp thức hóa hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mà không biết rằng
chính những nội dung trong Điều lệ sau này sẽ có thể ảnh hưởng nhiều đến quyền và
nghĩa vụ của họ. Ví dụ trường hợp một công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập
với 3 thành viên, trong đó có một thành viên sở hữu 65% vốn điều lệ trong công ty.
Nếu các thành viên này không có thỏa thuận nào khác về điều kiện tiến hành cuộc
họp Hội đồng thành viên hợp lệ và điều kiện biểu quyết thông qua các quyết định của
công ty trong Điều lệ công ty thì gần như quyền quyết định mọi vấn đề trong công ty
này thuộc về thành viên nắm giữ 65% (vì Khoản 1 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2014
quy định cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành hợp lệ khi có số thành viên dự
họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ. Khoản 3 Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2014 quy
59
định trừ các vấn đề đặc biệt quan trọng thì các vấn đề còn lại sẽ được thông qua nếu có
số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành).
2.2. Nhầm lẫn giữa tư cách sáng lập viên và chủ sở hữu công ty
Các cá nhân, tổ chức khi thực hiện góp vốn hợp lệ và hợp pháp theo quy định
pháp luật thì sẽ trở thành đồng chủ sở hữu công ty. Ban đầu, công ty khởi nghiệp
thường được thành lập bởi một hoặc một số ít nhà sáng lập bằng cách cùng nhau góp
vốn và ý tưởng kinh doanh, sức lao động. Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập theo quy
định, những nhà sáng lập này cùng được gọi là chủ sở hữu công ty. Nếu trong quá
trình công ty hoạt động có thêm các tổ chức, cá nhân khác góp vốn thì những chủ thể
này cũng được gọi là “chủ sở hữu công ty”. Như vậy, nhà sáng lập hay những chủ thể
góp vốn sau khi công ty đã hoạt động đều được gọi chung là các đồng chủ sở hữu,
quyền và lợi ích của họ hầu như sẽ được điều chỉnh bởi cùng chung các quy định
pháp luật, cùng có quyền kinh tế và nghĩa vụ tài chính tương ứng với tỉ lệ phần vốn
góp của họ trong công ty. Tuy vậy, những nhà sáng lập thường cho rằng mình có
“công lớn” trong việc thành lập và cho rằng “công ty là của mình”, mình có toàn
quyền quyết định các vấn đề của công ty. Ngược lại các thành viên khác trong công
ty thì cho rằng mình đã bỏ vốn đầu tư vào công ty và do vậy, họ cũng đòi hỏi có
quyền quyết định cao trong công ty.
2.3. Không xác định rõ tỉ lệ phần vốn góp, tỉ lệ sở hữu cổ phần trong công
ty ngay tại thời điểm thành lập
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định vốn điều lệ trong công ty là tổng giá trị tài
sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu
hạn; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập
công ty cổ phần (Khoản 29 Điều 4). Vốn điều lệ là yếu tố quan trọng và là căn cứ để
xác định mức độ hưởng quyền cũng như thực hiện nghĩa vụ của thành viên, cổ đông
công ty, ví dụ như quyền biểu quyết, quyền được phân chia lợi nhuận, quyền được
phân chia tài sản của doanh nghiệp khi giải thể, phá sản. Trên thực tế, để có vốn hoạt
động kinh doanh, các nhà sáng lập có thể thực hiện các phương án hùn hạp vốn khác
nhau, mỗi phương án hùn hạp hoặc tìm kiếm vốn sẽ đưa đến hệ quả pháp lý khác
nhau đối với công ty, đối với các sáng lập viên và có thể ảnh hưởng đến các tổ chức,
cá nhân khác.
Ở phương án góp vốn thứ nhất, các sáng lập viên cùng nhau góp tài sản để có
vốn triển khai ý tưởng kinh doanh. Tỉ lệ góp vốn có thể bằng nhau hoặc không bằng
nhau, dẫn đến tỉ lệ sở hữu công ty cũng khác nhau. Các sáng lập viên cùng nhau thực
hiện việc góp hoặc cam kết góp vốn bằng loại tài sản hợp pháp và chuyển nhượng tài
sản đó cho công ty theo đúng thời hạn, thủ tục luật định để hình thành nên nguồn tài
sản độc lập cho công ty. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty TNHH
60
sẽ ghi nhận tên những thành viên góp vốn. Điều lệ công ty phải ghi nhận rõ phần vốn
góp và giá trị phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH; số cổ phần, loại cổ
phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập công ty CP. Khi đã trở thành
thành viên, cổ đông của công ty, các sáng lập viên có các quyền và nghĩa vụ theo quy
định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Diễn biến nêu trên là đúng theo trình tự và “kịch bản” của Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu xảy ra các sự kiện như: (1.i) các sáng lập viên không thực hiện góp
vốn đúng thời hạn và đúng loại tài sản đã cam kết góp; (1.ii) việc góp vốn không được
thực hiện đúng thủ tục (không có biên bản bàn giao tài sản, tài sản không được chuyển
quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp); (1.iii) tài sản sử dụng để góp vốn không
phải là tài sản “chính chủ”; (1.iv) định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm
góp vốn để “nâng khống” vốn điều lệ thì (2.i) tư cách thành viên công ty có thể
không còn; (2.ii) vốn điều lệ công ty thay đổi; (2.iii) tỉ lệ phần vốn góp của thành
viên, cổ đông công ty sẽ thay đổi; (2.iv) quyền và nghĩa vụ của thành viên, cổ đông
cũng thay đổi. Nhưng nhiều công ty khởi nghiệp và sáng lập viên không nhận thức
đầy đủ về tầm quan trọng của việc xác lập tư cách thành viên, cổ đông và xác định tỉ
lệ sở hữu phần vốn của công ty từ đó lơ là hoặc cố tình làm trái mà không lường được
hậu quả, để xảy ra các sự kiện ở cấp 1, dẫn đến xảy ra hậu quả ở cấp 2 đã nêu trên.
Trên thực tế còn có nhiều trường hợp góp vốn nhưng không có bằng chứng chứng
minh có việc góp vốn trên thực tế (ví dụ như không có biên bản góp vốn) thì tình
huống góp tiền làm ăn chung sau đó vừa không có tư cách thành viên công ty, vừa
không thu hồi được vốn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Phương án góp vốn thứ hai, trong đó vốn chỉ do một hoặc một số ít sáng lập
viên bỏ ra, còn những sáng lập viên còn lại chỉ bỏ công sức hoặc ý tưởng. Theo (Văn
Lộc, 2016), trên thực tế đã có trường hợp các sáng lập viên quyết định không hợp
tác nữa và mỗi người tự giữ những tài sản của mình, người nào nắm website thì
dùng website, người nắm nhân sự thì kéo nhân sự thực hiện dự án mới. Điều 35
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các bên có thể góp vốn bằng Đồng Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí
tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng
Việt Nam. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định góp vốn bằng công
sức lao động hoặc ý tưởng kinh doanh nhưng trên thực tế, chuyện này không hiếm
và pháp luật không cấm. Mặc dù vậy, rủi ro có thể xảy ra nếu các sáng lập viên góp
vốn bằng công sức lao động hoặc ý tưởng kinh doanh nhưng lại không có thỏa thuận
rõ ràng về việc góp vốn và xác định tỉ lệ phần vốn góp khi sáng lập viên đóng góp
bằng những nguồn lực khác ngoài tài sản, từ đó không xác định được tỉ lệ phần vốn
góp, tỉ lệ sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Sự mập mờ về tỉ lệ
61
vốn góp và tư cách thành viên, cổ đông công ty đều có thể trở thành nguyên nhân
cho những cuộc chia ly trong nội bộ công ty.
Phương án tìm kiếm vốn phổ biến thứ ba đó là huy động hoặc vay vốn của các
cá nhân khác như người thân, bạn bè. Diễn biến tiêu cực và đầy rủi ro khi thực hiện
phương án này đó là người cho vay tiền tưởng rằng việc mình cho vay đồng nghĩa
với việc mình là thành viên, là cổ đông công ty nên có quyền tham gia quản lý và
điều hành công ty, khi công ty kinh doanh có lãi thì yêu cầu được phân chia lợi nhuận.
Người đi vay tiền thành lập công ty thì quả quyết cho rằng tiền vay thì chỉ trả lãi (nếu
có thỏa thuận lãi vay) chứ không chịu phân chia theo tỉ lệ từ nguồn lợi nhuận. Theo
(Mai Phương & Hải Linh, 2018), để tiết kiệm chi phí và thêm phần yên tâm, trong
giai đoạn đầu, nhà sáng lập thường vay tiền người thân, bạn bè, không tuyển dụng
lao động ngoài mà cũng nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ. Những tưởng rằng với mô
hình hoạt động được xây dựng bằng cả niềm tin và tình thân sẽ ngày một vững bền,
nhưng chính sự không phân tách rõ ràng giữa quan hệ thân thuộc và quan hệ kinh
doanh đã dẫn đến không ít những lục đục trong nội bộ doanh nghiệp, tiềm ẩn những
nguy cơ “khai tử” công ty.
2.4. Không phân định rõ giữa chủ sở hữu công ty, người điều hành công ty
và người đại diện theo pháp luật của công ty
Khi công ty phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh thì vấn đề về quản trị
doanh nghiệp bắt đầu cần được quan tâm hơn và việc phân chia quyền lực trong công
ty cần phải được thể hiện rõ ràng, minh thị, vì vốn kinh doanh chủ yếu do chủ sở hữu
công ty đầu tư, nhưng người sử dụng vốn để kinh doanh lại là người điều hành công
ty, người có quyền xác lập giao dịch nhân danh công ty và chịu trách nhiệm về hoạt
động của công ty lại là người đại diện theo pháp luật. Quyền điều hành và quyền đại
diện theo pháp luật trong nhiều trường hợp không cùng thuộc về một người, nhưng
họ đều có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng
và có lợi nhất cho công ty, mang lại lợi nhuận như kỳ vọng cho các chủ sở hữu. Do
đó, việc không phân định rõ về chủ sở hữu công ty, người điều hành công ty và người
đại diện theo pháp luật của công ty cũng như thẩm quyền của những người này rất dễ
dẫn đến tranh chấp nội bộ công ty, biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, các sáng lập viên nếu không tìm hiểu hoặc được tư vấn kỹ về vấn
đề pháp lý liên quan đến người đại diện theo pháp luật của công ty thì thường hay
nhầm tưởng mình là người thành lập công ty, hoặc mình là người góp nhiều vốn nhất,
hoặc mình là giám đốc điều hành nên đương nhiên có quyền thực hiện mọi giao dịch
của công ty. Tuy nhiên, căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ
có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện
62
theo pháp luật ủy quyền mới có quyền thực hiện các giao dịch vì mục đích và lợi ích
của công ty. Giao dịch không do người đại diện theo pháp luật hoặc không được
người đại diện theo pháp luật ủy quyền thực hiện thì có nguy cơ cao bị tuyên bố vô
hiệu, dù cho người thực hiện giao dịch là người thành lập công ty hay nắm phần vốn
góp lớn trong công ty.
Thứ hai, không phân định rõ thẩm quyền của những người cùng là đại diện
theo pháp luật của công ty.
Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014, quy định Công ty TNHH và công ty
cổ phần có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty phải quy định
rõ chức danh, thẩm quyền, phạm vi đại diện của những người đại diện theo pháp luật.
Trên thực tế, người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH thường là Chủ tịch
Hội đồng thành viên hoặc/và Giám đốc/Tổng giám đốc công ty; người đại diện theo
pháp luật của công ty cổ phần là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc/và Giám đốc/Tổng
giám đốc công ty. Theo (Thanh Đức, 2017), công ty có nhiều người đại diện theo
pháp luật sẽ mang đến nhiều thuận lợi cho công ty nhưng cũng dẫn đến nhiều rủi ro
vì phải kiểm soát nhiều người có thẩm quyền giao dịch để bảo đảm thực hiện đúng
thẩm quyền, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn phức tạp bên trong và khiếu kiện từ bên
ngoài công ty. Nếu không thật sự cần thiết thì các công ty cần cân nhắc khi lựa chọn
phương án nhiều người đại diện theo pháp luật.
Thứ ba, sự thiếu rõ ràng về quyền điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc, nhầm lẫn quyền điều hành và quyền thực hiện giao dịch nhân danh công ty.
Theo (Thanh Đức, 2017), mặc dù Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người có
vai trò trung tâm điều hành kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế ít khi
được giao giữ vai trò người đại diện theo pháp luật nếu như không đồng thời là người
sở hữu vốn đáng kể trong công ty. Do đó, những giao dịch do Giám đốc công ty ký
kết có khả năng sẽ bị tuyên bố vô hiệu nếu vị Giám đốc này không phải là người đại
diện theo pháp luật hoặc không được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
Thứ tư, tranh chấp nội bộ phát sinh do bầu, bổ nhiễm, miễn nhiệm các chức
danh trong công ty một cách bừa bãi, không có cơ sở pháp lý. Tình trạng này xảy ra
khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, nhận thấy khó có thể hợp tác với nhau hoặc
xảy ra xung đột lợi ích, các chủ sở hữu công ty “bỗng nhiên” tiến hành bầu người
đại diện theo pháp luật mới, Giám đốc mới, miễn nhiệm và loại bỏ người cũ ra khỏi
công ty. Hay người đại diện theo pháp luật - đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành
viên, chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị công ty sử dụng “quyền nhân
danh công ty” của mình để “phế truất” Giám đốc mà không nắm rõ mình có quyền
bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh đó hay không. Vấn đề này hiện nay đang xảy
ra rất phổ biến ở cả những các công ty lớn, như trường hợp Công ty cổ phần văn
63
hóa Phương Nam, Công ty cổ phần May Sài Gòn 3 (Hội đồng quản trị bãi nhiệm
Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty, trong khi đó quyền bãi
nhiệm người đại diện theo pháp luật thuộc về Đại hội đồng cổ đông) hoặc Công ty
cổ phần tập đoàn Trung Nguyên (Chủ tịch Hội đồng quản trị bãi nhiệm thành viên
Hội đồng quản trị kiêm Phó giám đốc công ty trong khi đó Điều 135, Điều 156 Luật
Doanh nghiệp 2014 quy định Đại hội đồng cổ đông mới có quyền bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị). Do vậy công ty khởi nghiệp và người quản lý công ty phải
đặc biệt lưu ý vấn đề này để tránh những vụ kiện tụng ảnh hưởng bản thân cũng như
đến uy tín của công ty.
3. Biện pháp pháp lý nhằm phòng ngừa tranh chấp nội bộ công ty để khởi
nghiệp bền vững
3.1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Để bắt đầu kinh doanh, các sáng lập viên cần lựa chọn một loại hình công ty
phù hợp với các nhu cầu và điều kiện của bản thân để đăng ký thành lập, đó có thể
là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc lựa chọn loại hình doanh
nghiệp tư nhân. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh rất
quan trọng vì điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng nắm quyền quản lý, quyền
quyết định của sáng lập viên; cơ cấu tổ chức, quản trị nội bộ doanh nghiệp; khả
năng huy động vốn; chuyển nhượng vốn hay bán doanh nghiệp. Tại thời điểm kinh
doanh ban đầu, khi mô hình kinh doanh còn nhỏ, cần tiết kiệm chi phí và nhà sáng
lập có nhu cầu quản lý hoàn toàn công việc kinh doanh của doanh nghiệp thì họ có
thể thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên (nếu chỉ có một nhà sáng lập) hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên (nếu có từ hai nhà sáng lập trở lên). Khi doanh nghiệp phát triển và cần mở
rộng hoạt động kinh doanh, nhà sáng lập có thể mời thêm số ít tổ chức hoặc cá nhân
khác thân quen với mình để góp thêm vốn và tiếp thu kinh nghiệm kinh doanh từ
các tổ chức hoặc cá nhân mới góp vốn này. Tuy vậy, quyền quản lý công ty vẫn cần
được bảo đảm nằm trong một nhóm ít thành viên và loại hình công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp phù hợp. Khi công ty ngày
càng phát triển và có nhu cầu huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán
thì công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần và
trở thành công ty đại chúng là bước phát triển cuối cùng của doanh nghiệp khi đã
phát triển tới một quy mô nhất định (Nhật Quang, 2016).
Đây là xu hướng phát triển chung của các công ty từ giai đoạn khởi nghiệp
đến giai đoạn tăng trưởng và ổn định. Quy trình phát triển nêu trên giúp các công ty
khởi nghiệp và nhà sáng lập làm quen với quản trị nội bộ công ty, hiểu được bản chất
64
các mối quan hệ trong công ty của mình và xây dựng phương án quản trị nội bộ công
ty phù hợp với văn hóa và định hướng phát triển của mình.
3.2. Xây dựng Điều lệ công ty chặt chẽ, xác định rõ vốn điều lệ và tỉ lệ sở hữu
công ty của các thành viên, cổ đông công ty ngay từ thời điểm thành lập công ty
Với phạm vi điều chỉnh về vấn đề thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải
thể và các hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp, đặc
biệt là Luật Doanh nghiệp hiện hành (2014) là một hệ thống các thiết chế, mô hình
quản trị, quy định về quản trị nội bộ doanh nghiệp nhằm đề phòng tranh chấp cũng
như đưa ra biện pháp xử lý mối quan hệ phức tạp giữa nhiều bên trong nội bộ doanh
nghiệp. Trên cơ sở quy định pháp luật, các công ty tự xây dựng Điều lệ công ty để áp
dụng riêng trong nội bộ công ty mình cho phù hợp với đặc thù ngành nghề, văn hóa
doanh nghiệp và quan điểm quản trị khác nhau. Điều lệ công ty là tài liệu bắt buộc
phải có khi đăng ký thành lập công ty tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, là tài liệu nội
bộ của công ty, trực tiếp quy định và điều chỉnh việc thành lập, quản lý, cơ cấu tổ
chức, hoạt động, tổ chức lại và giải thể công ty. Điều lệ công ty hợp pháp và hợp lệ
sẽ có giá trị pháp lý đối với công ty và ràng buộc thành viên, cổ đông công ty, trong
nhiều trường hợp, Điều lệ công ty còn có giá trị pháp lý với bên thứ ba (đối tác kinh
doanh, chủ nợ). Do chưa hiểu bản chất và vai trò của Điều lệ công ty nên khi khởi
nghiệp, các nhà sáng lập không chuẩn bị hoặc chuẩn bị sơ sài, sao chép Điều lệ mẫu
có sẵn để áp dụng cho công ty mình.
Theo Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014, Điều lệ công ty phải có 13 nội dung
bắt buộc, ngoài ra công ty có thể quy định thêm những nội dung khác nhưng không
được trái quy định của pháp luật doanh nghiệp. Những điểm quan trọng mà thành
viên, cổ đông sáng lập cần bàn bạc, thống nhất và được tư vấn kỹ khi soạn thảo Điều
lệ công ty đó là:
- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty, quy định rõ số lượng
người đại diện, thẩm quyền và phạm vi đại diện của mỗi người để tránh tranh chấp
và xung đột.
- Nội dung về “vốn điều lệ, tỉ lệ phần vốn góp, tổng số cổ phần, loại cổ phần
và mệnh giá từng loại cổ phần” vì nó là căn cứ pháp lý xác lập tư cách thành viên, cổ
đông, phần vốn góp hay tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đồng, là cơ sở xác định quyền và
nghĩa vụ của thành viên, cổ đông.
- Quyền và nghĩa vụ cụ thể của thành viên, cổ đông; thể thức và tỉ lệ thông qua
các quyết định của công ty; các trường hợp công ty mua lại phần vốn góp của thành
viên hoặc cổ phần của cổ đồng; nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ
trong kinh doanh; thể thức sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ công ty; giải thể và thanh lý
tài sản công ty; cơ chế giải quyết tranh chấp nội bộ trong Điều lệ công ty; tiêu chuẩn
65
và nghĩa vụ của người quản lý công ty. Đây là những nội dung Luật Doanh nghiệp
2014 quy định theo hướng mở, các công ty có thể tự chủ động quy định khác (nhưng
không trái) luật. Như ví dụ đã nêu về trường hợp một công ty trách nhiệm hữu hạn
được thành lập với 3 thành viên, trong đó có một thành viên sở hữu 65% vốn điều lệ
trong công ty thì để hạn chế quyền của thành viên sở hữu 65% vốn điều lệ, các thành
viên cần cùng nhau thỏa thuận thay đổi điều kiện họp hợp lệ và biểu quyết thông qua
các quyết định công ty theo hướng cao hơn tỉ lệ luật định và ghi nhận vào Điều lệ
công ty.
- Điều lệ công ty có thể ghi nhận thêm cơ chế tăng quyền (ví dụ tăng quyền
biểu quyết bằng phát hành cổ phần ưu đãi biểu quyết) và ràng buộc nghĩa vụ của
nhà sáng lập để đảm bảo nhà sáng lập sẽ gắn bó cũng như điều hành công ty theo
chiến lược và phương án kinh doanh đã định, tránh trường hợp sáng lập viên “đem
con bỏ chợ”.
3.3. Thiết lập thỏa thuận giữa các sáng lập viên
Ngoài Điều lệ công ty, sáng lập viên (hoặc một số thành viên, cổ đông công
ty) có thể ký kết một hoặc một số thỏa thuận riêng để thống nhất về các vấn đề có
liên quan đến việc quản lý công ty cũng như bảo vệ quyền lợi của họ để đảm bảo rằng
công ty sẽ hoạt động theo đúng chí hướng, mục tiêu, ý tưởng kinh doanh chung đã
được các sáng lập viên cùng xác định trước đó. Thỏa thuận này thường được gọi bằng
những cái tên như “thoả thuận góp vốn”, “thỏa thuận hợp tác”, “thỏa thuận thành
viên”, “thỏa thuận cổ đông sáng lập”. Thỏa thuận sáng lập viên thường được sử dụng
trong giai đoạn tiền khởi nghiệp, là giai đoạn các sáng lập viên cùng bàn bạc, thống
nhất các vấn đề quan trọng để chuẩn bị cho việc thực hiện dự án khởi nghiệp. Bản
thỏa thuận giữa các sáng lập viên có thể chính là các điều khoản vạch ra luật chơi
trong quản trị nội bộ công ty hoặc bao gồm điều khoản về tài sản, công sức đóng góp,
phân công công việc, quyền quyết định, các cam kết, quyền và nghĩa vụ của từng bên,
quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi nhuận và cả việc thoái vốn hoặc chấm dứt hợp
tác. Thỏa thuận sáng lập viên có thể được dùng là nền tảng để đưa vào điều lệ công
ty khi các nhà sáng lập thành lập doanh nghiệp hoặc vẫn có giá trị ràng buộc đối với
riêng các bên tham gia thỏa thuận dù công ty đã đi vào hoạt động và có Điều lệ công
ty (Văn Lộc, 2016). Trên thực tế, có nhiều trường hợp dù công ty đã hoạt động ổn
định nhưng vẫn tồn tại các thỏa thuận ngầm giữa các thành viên, cổ đông bởi mặc dù
có nhiều nội dung có thể được thỏa thuận trong Điều lệ công ty nhưng có nhiều trường
hợp mà vì một lý do nào khác, việc quy định trong Điêu lệ công ty là không phù hợp
(Nhật Quang, 2016). Thỏa thuận sáng lập viên một cách rõ ràng, minh thị bằng hình
thức văn bản có ý nghĩa quan trọng và tránh những tranh chấp/hoặc tạo cơ sở để giải
quyết các tranh chấp điển hình sau:
66
- Tranh chấp về lợi ích vật chất của những người đồng sáng lập. Quyền lợi này
bao gồm mức lương, thưởng, phân chia lợi nhuận, cổ tức và cả nguyên tắc xác định
giá trị của việc đóng góp công sức của các sáng lập viên đối với công ty trước và sau
khi thành lập. Theo (Tuấn Anh P. , 2017), việc xác định công sức cần được xác định
bằng thời gian hay bằng hiệu quả công việc cụ thể, thước đo nào cho vấn đề này là vô
cùng cần thiết khi thiết lập thỏa thuận. Những điều trên nếu được làm rõ sẽ tạo nên
một hệ thống quản lý công việc hiệu quả giúp startup hoạt động suôn sẻ hơn.
- Tranh chấp về quyền đối với ý tưởng hoặc tài sản sở hữu trí tuệ và vấn đề
bảo mật thông tin đối với dự án. Cũng theo (Tuấn Anh P. , 2017), Trong một công ty
khởi nghiệp sẽ tồn tại những sản phẩm trí tuệ được tạo ra trước hoặc trong khi công ty
vận hành. Có những sản phẩm do mỗi người sáng lập tạo ra, cũng có những sản phẩm
do tập thể tạo ra. Khi một thành viên sáng lập rời đi, tranh chấp thường xảy ra. Vì vậy,
để hạn chế những bất đồng, mẫu thuẫn không đáng có, thỏa thuận sáng lập viên cần
có điều khoản nhằm xác định rõ sản phẩm trí tuệ nào thuộc về công ty hay của cá nhân
thành viên sáng lập những quyền sử dụng có liên quan.
- Tranh chấp về việc người sáng lập không gắn bó đến cùng với dự án. Việc các
bên đã thỏa thuận cùng tham gia dự án sẽ là cơ sở pháp lý ràng buộc họ có trách nhiệm
đến cùng với dự án. Trong trường hợp dự án chưa hoàn thành hoặc chưa hết thời gian
thỏa thuận mà một trong các bên sáng lập vi phạm nghĩa vụ gắn bó với dự án thì rất có
thể sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc chịu phạt do vi phạm thỏa thuận.
Kết luận
Các lợi ích kinh tế và quyền lực thường khiến các bên trong quan hệ nội bộ
doanh nghiệp xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Công ty khởi nghiệp với đặc trưng là được
thành lập bởi đa phần là những người trẻ, đam mê sáng tạo, chú trọng tăng trưởng và
chưa có kinh nghiệm quản trị nội bộ. Nhận diện tranh chấp, tìm hiểu nguyên nhân và
xây dựng giải pháp phòng ngừa tranh chấp nội bộ công ty dưới góc độ pháp lý sẽ giúp
các nhà sáng lập và cộng sự cùng đi đường dài với nhau một cách bền vững hơn. Khi
chẳng may có tranh chấp nội bộ xảy ra, các bên cũng cần xem xét lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp phù hợp như thương lượng hoặc hòa giải để giảm chi phí,
bảo vệ bí mật kinh doanh và tránh ảnh hưởng uy tín công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (28/12/2018). Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng
12 và năm 2018. Truy cập ngày 6/9/2019, từ Cổng thông tin quốc gia về Đăng
ký kinh doanh: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/4897/tinh-hinh-
dang-ky-doanh-nghiep-thang-12-va-nam-2018.aspx
67
2. Denise, Lee Yonh. (5/1/2019). Why Startups Fail? Truy cập ngày 31/7/2019, từ
Forbes Journal: https://www.forbes.com/sites/deniselyohn/2019/05/01/why-
start-ups-fail/#44243e4028a5
3. Lê Mai Phương, Lê Hải Linh. (22/10/2018). Startup Việt với vấn đề pháp lý:
Thái độ quyết định kết quả. Truy cập ngày 5/8/2019, từ Tia sáng:
Thai-do-quyet-dinh-ket-qua--12909
4. Maw, N., Alsbury, A., Craig-Cooper, M., & Lord Lane of , H. (1994). Maw on
Corporate Governance. Aldershot: Dartmouth.
5. Nguyễn Thị Thu Hà. (29/7/2018). Bàn về hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam.
Truy cập ngày 31/7/2019, từ Tạp chí Tài chính:
chinh-kinh-doanh/ban-ve-hoat-dong-khoi-nghiep-o-viet-nam-142026.html
6. Nguyễn Văn Lộc. (3/12/2016). Từ quản trị Startup đến quản trị công ty: Cần
hiểu biết những luật lệ gì? Truy cập 6/8/2019, từ Đầu tư online:
https://baodautu.vn/tu-quan-tri-start-up-den-quan-tri-cong-ty-can-hieu-biet-
nhung-luat-le-gi-d55497.html
7. Nhâm Phong Tuân, Nguyễn Anh Tuấn. (2013). Quản trị công ty - Vấn đề đại
diện của các công ty đại chúng tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học quốc
gia Hà Nội .
8. Phạm Tuấn Anh. (20/4/2016). Quản lý nội bộ doanh nghiệp, yếu tố quyết định
sự thành công . Truy cập ngày 31/7/2019, từ Luật sư Phạm Anh Tuấn:
https://luatsuphamtuananh.com/luat-su-doanh-nghiep/quan-ly-noi-bo-doanh-
nghiep--yeu-to-quyet-dinh-su-thanh-cong----/
9. Phan Tuấn Anh. (12/7/2017). Câu chuyện giữa những người đồng sáng lập.
Truy cập ngày 9/8/2019, từ Pháp lý cho khởi nghiệp: https://medium.com/phap-
ly-cho-khoi-nghiep/c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-gi%E1%BB%AFa-
nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BB%93ng-
s%C3%A1ng-l%E1%BA%ADp-p-6-a6dae9087658
10. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp.
11. Trương Nhật Quang. (2016). Pháp luật về doanh nghiệp - Các vấn đề pháp lý
cơ bản. Hồ Chí Minh: Dân trí.
12. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. (1999, 2004). Các nguyên tắc quản trị
công ty của OECD. Pari: OECD.
13. Trần Trí Trung, (2017). Nhận diện tranh chấp giữa các thành viên, giữa thành
viên với công ty theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Luật học, 88.
68
14. Trương Thanh Đức. (2017). Luận giải về Luật Doanh nghiệp 2014. Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_van_de_phap_ly_nham_phong_ngua_tranh_chap_quan_tri_noi.pdf