Liên quan đến thái độ đối với việc khám thai
của phụ nữ sau khi sinh, nghiên cứu chỉ ra rằng
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái
độ đối với việc khám thai và việc đi khám thai
trong khi mang thai (p < 0,001 ) và tỉ số chênh
bằng 1,05. Phát hiện này cho thấy rằng đối với
mỗi một điểm gia tăng trên tổng điểm của thái
độ đối với việc khám thai thì phụ nữ sẽ đi khám
thai ít nhất một lần trong ba tháng đầu của thai
kỳ nhiều hơn gấp 1,05 lần. Kết quả nghiên cứu
này phù hợp với nghiên cứu của Effendi6, trong
đó tiết lộ rằng bà mẹ sau sinh có thái độ tiêu cực
đối với việc đi khám thai thì có nhiều khả năng
không thường xuyên khám thai lần so với các bà
mẹ có thái độ tích cực. Phát hiện này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Ye16, trong đó chỉ ra
rằng những phụ nữ có thái độ tích cực đối với
việc đi khám thai đã có một tỷ lệ cao hơn của
thăm khám thai với tỷ số chênh bằng 3,0 so với
những người có thái độ tiêu cực. Dựa trên mô
hình hành vi của việc sử dụng dịch vụ y tế của
Andersen và Neuman (1973) thì những gì một
người phụ nữ nghĩ về dịch vụ chăm sóc thai sản
có thể ảnh hưởng đến việc đi khám thai1. Gần
một nửa số người được hỏi trong nghiên cứu
này đồng ý rằng thời gian chờ đợi trong quá
trình khám thai là quá dài cho họ. Vì vậy, một
trong những chiến lược để tăng điểm số của thái
độ đối với việc khám thai là cải thiện thời gian
để nhận được dịch vụ chăm sóc thai sản. Bằng
cách này phụ nữ sẽ có động lực đủ để đi khám
thai thường xuyên hơn. Việc thay đổi thái độ và
hành vi là những nhiệm vụ khó khăn nhất cho
nhân viên y tế nhưng đây lại là phương pháp ít
tốn kém nhất. Vì vậy, chiến dịch giáo dục thích
hợp và phổ biến tầm quan trọng của khám thai,
mở rộng nguồn thông tin về lợi ích của việc
khám thai là đầu tư lâu dài để góp phần tăng tỷ
lệ đi khám thai trong ba tháng đầu cho thai phụ
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến việc đi khám thai trong ba tháng đầu thai kì của thai phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 84
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐI KHÁM THAI
TRONG BA THÁNG ĐẦU THAI KÌ CỦA THAI PHỤ
Nguyễn Thị Nhẫn*, Wannee Deoisres**, Siriwan Sangin**, Triệu Thị Ngọc Thu*, Vũ Thị Mai*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề : Khám thai đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phát hiện sớm và quản lý các biến
chứng khi mang thai. Tuy nhiên, thông tin về việc đi khám thai của phụ nữ ở Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là
các nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến việc đi khám thai của phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ vẫn còn
chưa phổ biến.
Mục tiêu nghiên cứu : Nhận biết số lần đi khám thai trong thai kỳ của thai phụ và những yếu tố ảnh
hưởng đến số lần đi khám thai trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu cắt ngang được xây dựng tại khoa hậu sản và hậu phẫu của
Bệnh viện Từ Dũ với cỡ mẫu là 316 sản phụ. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bộ câu hỏi tự điền
được phát triển bởi nhà nghiên cứu với 5 phần.
Kết quả : 72,8% người tham gia nghiên cứu có đi khám thai ít nhất là một lần trong ba tháng đầu thai
kỳ. Sản phụ đã kết hôn thì đi khám thai ít nhất là một lần trong ba tháng đầu thai kỳ nhiều hơn sản phụ
chưa kết hôn gấp 2,10 lần (95% CI, 1,01 – 4,42). Với mỗi một điểm tăng lên trong tổng điểm của thái độ,
kiến thức về số lần đi khám thai thì số lần đi khám thai trong ba tháng đầu thai kỳ sẽ tăng lên 1,05 lần và
1,15 lần.
Kết luận: Nhân viên y tế, hệ thống chăm sóc sức khỏe nên đặc biệt quan tâm chú ý đến nhóm đối tượng
thai phụ chưa kết hôn để kịp thời phổ biến những lợi ích của việc đi khám thai sớm trong ba tháng đầu thai
kỳ. Chương trình giáo dục sức khỏe về tầm quan trọng của việc đi khám thai cũng nên được phổ biến đến tất
cả thai phụ để góp phần nâng cao nhận thức cũng như thái độ của thai phụ về việc đi khám thai trong ba
tháng đầu của thai kỳ.
Từ khóa: khám thai, ba tháng đầu thai kỳ, sản phụ, bệnh viện Từ Dũ
ABSTRACT
FACTORS RELATED TO ANTENATAL CARE UTILIZATION
IN THE FIRST TRIMESTER AMONG PREGNANT WOMEN.
Nguyen Thi Nhan, Wannee Deoisres, Siriwan Sangin, Trieu Thi Ngoc Thu, Vu Thi Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 84 ‐ 89
Background: Antenatal care has been proven to be effective in early detection and management the
complications when the women have pregnancy. However, the information about antenatal care among pregnant
women in Vietnam is still little, especially the studies to identify the factors related to antenatal care in the first
trimester.
Purposes: This study aims to determine the utilization of antenatal care in the first trimester and factors
predicting antenatal care utilization in the first trimester among postpartum women.
Methods: Predictive correlation study was conducted in two postpartum wards at Tu Du hospital with the
sample size was 316 postpartum women. Data were collected by using the self‐report questionnaire developed by
researcher with 5 sections.
Results: The results showed that 72.8% of respondents had antenatal care utilization in the first trimester.
* Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. ** Đại học Burapha, Thái Lan
Tác giả liên lạc: Ths ĐD.Nguyễn Thị Nhẫn, ĐT: 0907307358, Email: nguyennhan.ump@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 85
Women were married 2.10 times got the antenatal care utilization ≥ 1 times compared to women who were
unmarried (95% CI, 1.01 – 4.42). For each one point increase on the attitude, knowledge toward antenatal care
utilization there were 1.05 times and 1.15 times (95% CI, 1.02 – 1.12; 95% CI, 1.10 – 2.18, respectively) the
respondents would get antenatal care utilization ≥ 1 times.
Conclusions: These finding indicated that health care provider, health care system should pay more
attention to women who were unmarried to increase the antenatal care utilization in this group. Besides, health
education about importance of antenatal care should be provided to improve the attitude of women toward
antenatal care in order to increase the antenatal care utilization among Vietnamese women.
Keywords: antenatal care, the first trimester, postpartum women, Tu Du hospital.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi năm trên toàn thế giới có hơn 500.000
phụ nữ và trẻ em gái phải chịu tử vong do
những biến chứng liên quan đến mang thai và
sinh nở. Tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt
Nam đã giảm trong vài năm qua nhưng hiện
vẫn còn cao với số lượng trẻ sơ sinh tử vong là
16 trẻ trong số 1000 trẻ sinh sống, tỷ lệ tử vong
mẹ là 69 trên tổng số 100,000 ca sinh sống năm
20091314.
Khám thai đã được chứng minh là có hiệu
quả trong việc cải thiện kết quả thai kỳ thông
qua việc phát hiện sớm và quản lý các biến
chứng khi mang thai317. Ở Việt Nam, theo đề
nghị từ Bộ Y tế, phụ nữ mang thai nên đến thăm
khám thai ít nhất ba lần trong thời gian mang
thai của họ, một lần cho mỗi tam cá nguyệt9. Tuy
nhiên, một số lượng lớn phụ nữ Việt Nam
không đi khám thai đầy đủ7, thông tin về việc đi
khám thai của phụ nữ ở Việt Nam còn hạn chế,
đặc biệt là các nghiên cứu về các yếu tố liên quan
đến việc đi khám thai trong ba tháng đầu của
thai kỳ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Sản phụ sau khi sanh nằm tại khoa hậu sản
và hậu phẫu của bệnh viện Từ Dũ trong khoảng
thời gian thu thập số liệu.
Cỡ mẫu
Được tính dựa vào công thức sau
316
)05.0(
29.071.0)96.1()1(
2
2
2
2
2/ xx
d
ppZN
Chọn α = 0,05 => zα/2 = 1.96 (độ tin cậy 95%)
p = 0,71 tỷ lệ đi khám thai theo nghiên cứu của Lieu. (2007)
d = 5%
Cỡ mẫu tính được là 316 sản phụ
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Phụ nữ sau khi sanh xong được nằm tại
khoa hậu sản và hậu phẫu của Bệnh viện Từ Dũ,
có thể giao tiếp, đọc, hiểu tiếng Việt, và sẵn sàng
tham gia vào nghiên cứu.
Công cụ thu thập dữ kiện
Sử dụng bộ câu hỏi tự điền gồm 5 phần:
thông tin chung về người tham gia nghiên cứu
(11 câu), sự mang thai và mức độ bệnh tật (5
câu), việc sử dụng dịch vụ khám thai (3 câu),
thái độ về việc đi khám thai (12 câu), kiến thức
về việc đi khám thai (12 câu).
Phân tích dữ kiện
Dữ liệu được nhập và phân tích bằng cách
sử dụng phần mềm phân tích dữ kiện SPSS 17.0.
KẾT QUẢ
Khám thai trong tam cá nguyệt đầu
Kết quả tìm ra rằng có 72.8% sản phụ có
đi khám thai ít nhất một lần trong ba tháng đầu
của thai kỳ (bảng 1).
Bảng 1. Khám thai trong ba tháng đầu của thai kỳ
Khám thai Tần số Phần trăm (%)
Tam cá
nguyệt đầu
≥ 1 lần 230 72.8
Không khám thai 86 27.2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 86
Đặc tính của mẫu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy 79.8% người
tham gia nghiên cứu ở độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi
(đây là độ tuổi thích hợp sinh đẻ) với tuổi trung
bình là 26 tuổi (SD = 6.15), đa số người tham gia
nghiên cứu là dân tộc Kinh (92.4%), trình độ học
vấn là cao đẳng, đại học (50.9%). Hầu hết sản
phụ đều đã kết hôn (87%), làm việc cho công ty
hay nhà nước (72.2%), có bảo hiểm (71.8%), thu
nhập trên hai triệu đồng một tháng (81.6%), và
sinh con đầu lòng (78.2%) (bảng 2).
Bảng 2. Đặc tính của mẫu
Biến số Tần số Phần trăm (%)
Nhóm tuổi < 18 tuổi 44 13,9
18-35 tuổi 252 79,8
> 35 tuổi 20 6,3
Trung bình tuổi = 26 tuổi, SD = 6,15, Nhỏ nhất = 15tuổi, Lớn
nhất = 45tuổi
Tình trạng hôn
nhân
Đã kết hôn 275 87,0
Chưa kết hôn 41 13,0
Học vấn Thấp hơn cấp ba 90 28,5
Cấp ba 65 20,6
Cao đẳng, đại học 161 50,9
Nghề nghiệp Nội trợ 88 27,8
Công nhân viên 228 72,2
Biến số Tần số Phần trăm (%)
chức
Dân tộc Dân tộc Kinh 292 92,4
Các dân tộc khác 24 7,6
Thu nhập < 1,000,000 VND 6 1,9
1,000,000 –
2,000,000 VND
52 16,5
> 2,000,000 VND 258 81,6
Bảo hiểm Không có bảo hiểm 89 28,2
Có bảo hiểm 227 71,8
Số lần sinh Con so 247 78,2
Con rạ 69 21,8
Mối liên quan giữa từng yếu tố và việc đi
khám thai của phụ nữ trong ba tháng đầu
thai kỳ
Từ bảng 3, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: có
sự khác nhau về số lần đi khám thai trong thai
kỳ tùy thuộc vào tình trạng hôn nhân, nghề
nghiệp, kiến thức, thái độ, và bảo hiểm của phụ
nữ. Phụ nữ đã kết hôn, đi làm, có bảo hiểm, có
kiến thức và thái độ tích cực về việc đi khám thai
thì sẽ tham gia khám thai ít nhất một lần trong
tam cá nguyệt đầu.
Bảng 3. Liên quan giữa từng yếu tố và số lần khám thai của phụ nữ trong tam cá nguyệt đầu
Yếu tố
Khám thai
2 p Không khám (n = 86) ≥ 1 lần (n = 230)
N % n %
Tuổi* < 18 tuổi 10 58,8 7 41,2
7,05 ,06 18-35 tuổi 69 24,7 210 75,3
> 35 tuổi 7 35,0 13 65,0
Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 69 25,1 206 74,9
4,83 ,03
Chưa kết hôn 17 41,5 24 58,5
Học vấn * Thấp hơn cấp ba 31 34,4 59 65,6
Cấp ba 14 21,5 51 78,5
5,15 ,07
Cao đẳng Đại học 35 21,7 126 78,3
Nghề nghiệp Nội trợ 32 36,4 56 63,6 4,75 ,02
Công nhân viên chức 54 23,7 174 76,3
Dân tộc * Dân tộc Kinh 77 26,4 215 73,6
1,38 ,17
Các dân tộc khác 9 37,5 15 62,5
Thái độ về việc đi khám thai** <,001
Kiến thức về việc đi khám thai ** ,02
Thu nhập * < 1,000,000 VND 2 33,3 4 66,7 5,13 ,09
1,000,000 – 2,000,000 VND 25 48,1 27 51,9
> 2,000,000 VND 59 22,9 199 77,1
Bảo hiểm * Không có bảo hiểm 37 41,6 52 58,4 12,89 <,001
Có bảo hiểm 49 21,6 178 78,4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 87
Yếu tố
Khám thai
2 p Không khám (n = 86) ≥ 1 lần (n = 230)
N % n %
Số lần sinh * < 2 lần 62 25,1 185 74,9 5,05 ,08
≥ 2 lần 24 34,8 45 65,2
Tiền sử sản khoa
nguy cơ*
Có 60 29,3 145 70,7 1,24 ,16
Không 26 23,4 85 76,6
Nguy cơ cao trong
thời kỳ mang thai*
Không 58 27,4 154 72,6 0,01 ,52
Có 28 26,9 76 73,1
* giá trị p được tính bởi Pearson Chi‐square ** giá trị p được tính bởi Point Biserial
Bảng 4. Độ mạnh của mối liên quan giữa biến độc lập
và số lần khám thai trong ba tháng đầu thai kỳ
Biến số OR hiệu chỉnh 95% CI p
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn 1,00 1,01 – 4,42 0,04
Đã kết hôn 2,10
Nghề nghiệp
Nội trợ 1,00
0,65 – 2,72 0,48
Công nhân viên chức 1,28
Thái độ về việc đi khám thai 1,05 1,02 – 1,12 0,03
Kiến thức về khám thai 1,15 1,10 – 2,18 0,02
Bảo hiểm
Không có bảo hiểm 1,00
0,53 – 2,05 0,96
Có bảo hiểm 1,02
BÀN LUẬN
Hầu hết phụ nữ trong nghiên cứu này đi
khám thai trong tam cá nguyệt đầu ít nhất một
lần với tỷ lệ 72,8%. Con số này cao hơn khi so
sánh với 69,1% trong nghiên cứu khác ở Việt
Nam12và 39,9% trong nghiên cứu của tác giả Ye
vào năm 201016. Đi khám thai sớm đóng vai trò
quan trọng trong việc cải thiện kết quả của thai
kỳ như là giảm tỉ lệ của chuyển dạ sanh non10,
giảm tỷ lệ sanh con nhẹ cân10,11, và giảm tỷ lệ
chết chu sinh8. Nguyên nhân giải thích cho tỷ lệ
phụ nữ đi khám thai sớm trong tam cá nguyệt
đầu có thể là do ngày nay phụ nữ quan tâm đến
thai kỳ của họ nhiều hơn, họ nhận thức được
tầm quan trọng của việc đi khám thai thông qua
giáo dục từ nhân viên y tế hoặc từ báo, tạp chí,
chương trình truyền hình. Một nguyên nhân
quan trọng nữa là do phụ nữ chấp hành đề nghị
từ Chính phủ là mỗi gia đình chỉ nên có từ một
đến hai con nên họ đặc biệt cẩn thận khi mang
thai, họ sẽ đi khám thai sớm nhất có thể khi biết
mình mang thai.
Kết quả cũng cho thấy rằng phụ nữ tham gia
nghiên cứu này chủ yếu là lập gia đình (87,0%),
và chỉ ra rằng tình trạng hôn nhân của người trả
lời có liên quan với việc khám thai trong ba
tháng đầu tiên (p = 0,03). Những phụ nữ đã kết
hôn khám thai trong ba tháng đầu thai kỳ nhiều
gấp 2,10 lần so với phụ nữ chưa lập gia đình.
Nghiên cứu này là phù hợp với các nghiên cứu
khác(4,5,7), những nghiên cứu đó cũng xác nhận
rằng việc đi khám thai và tình trạng hôn nhân có
mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên, khi so sánh
với nghiên cứu của Beeckman2 thì có sự khác
biệt. Nghiên cứu này cho thấy tình trạng hôn
nhân có liên quan không đáng kể với việc đi
khám thai2. Một lý do có thể giải thích cho việc
phụ nữ đã kết hôn đi khám thai nhiều hơn là họ
đã có sự hỗ trợ từ chồng của họ từ hỗ trợ về kinh
tế, tinh thần, do đó họ đi thăm khám thai thường
xuyên hơn.
Liên quan đến thái độ đối với việc khám thai
của phụ nữ sau khi sinh, nghiên cứu chỉ ra rằng
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái
độ đối với việc khám thai và việc đi khám thai
trong khi mang thai (p < 0,001 ) và tỉ số chênh
bằng 1,05. Phát hiện này cho thấy rằng đối với
mỗi một điểm gia tăng trên tổng điểm của thái
độ đối với việc khám thai thì phụ nữ sẽ đi khám
thai ít nhất một lần trong ba tháng đầu của thai
kỳ nhiều hơn gấp 1,05 lần. Kết quả nghiên cứu
này phù hợp với nghiên cứu của Effendi6, trong
đó tiết lộ rằng bà mẹ sau sinh có thái độ tiêu cực
đối với việc đi khám thai thì có nhiều khả năng
không thường xuyên khám thai lần so với các bà
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 88
mẹ có thái độ tích cực. Phát hiện này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Ye16, trong đó chỉ ra
rằng những phụ nữ có thái độ tích cực đối với
việc đi khám thai đã có một tỷ lệ cao hơn của
thăm khám thai với tỷ số chênh bằng 3,0 so với
những người có thái độ tiêu cực. Dựa trên mô
hình hành vi của việc sử dụng dịch vụ y tế của
Andersen và Neuman (1973) thì những gì một
người phụ nữ nghĩ về dịch vụ chăm sóc thai sản
có thể ảnh hưởng đến việc đi khám thai1. Gần
một nửa số người được hỏi trong nghiên cứu
này đồng ý rằng thời gian chờ đợi trong quá
trình khám thai là quá dài cho họ. Vì vậy, một
trong những chiến lược để tăng điểm số của thái
độ đối với việc khám thai là cải thiện thời gian
để nhận được dịch vụ chăm sóc thai sản. Bằng
cách này phụ nữ sẽ có động lực đủ để đi khám
thai thường xuyên hơn. Việc thay đổi thái độ và
hành vi là những nhiệm vụ khó khăn nhất cho
nhân viên y tế nhưng đây lại là phương pháp ít
tốn kém nhất. Vì vậy, chiến dịch giáo dục thích
hợp và phổ biến tầm quan trọng của khám thai,
mở rộng nguồn thông tin về lợi ích của việc
khám thai là đầu tư lâu dài để góp phần tăng tỷ
lệ đi khám thai trong ba tháng đầu cho thai phụ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đối với
việc khám thai và việc đi khám thai trong khi
mang thai (p = 0,02) và tỉ số chênh bằng 1,15.
Phát hiện này cho thấy rằng đối với mỗi một
điểm gia tăng trên tổng điểm của kiến thức đối
với việc khám thai thì phụ nữ sẽ đi khám thai ít
nhất một lần trong ba tháng đầu của thai kỳ
nhiều hơn gấp 1,15 lần. Phát hiện này phù hợp
với nghiên cứu của Effendi (2008), trong đó tiết
lộ rằng bà mẹ sau sinh người có kiến thức thấp
về chăm sóc thai sản có nhiều khả năng khám
thai không thường xuyên so với những bà mẹ có
kiến thức cao với tỷ số chênh bằng 3,536. Ngoài
ra, kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu
của Ye và cộng sự, trong đó tiết lộ rằng phụ nữ
có kiến thức tốt thì đi khám thai nhiều hơn phụ
nữ không có kiến thức đùng đắn về lợi ích của
việc đi khám thai là 6,5 lần16. Vì vậy, kiến thức
của mỗi người đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc khám thai của chính bản thân họ
trong suốt thai kỳ. Nâng cao kiến thức về lợi ích
của việc đi khám thai cho phụ nữ mang thai là
một yếu tố quan trọng để tăng số lần đi khám
thai ở phụ nữ. Hơn nữa, một khi họ có kiến thức
về chăm sóc thai sản, họ sẽ chăm sóc tốt hơn cho
sức khỏe của họ.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ phụ nữ đi khám thai ít nhất một lần
trong tam cá nguyệt đầu là 72,8%, phụ nữ đã kết
hôn, có thái độ tích cực, có kiến thức về khám
thai thì sẽ đi khám thai thường xuyên hơn so với
những người phụ nữ chưa kết hôn, có thái độ
tiêu cực về khám thai và có kiến thức hạn chế về
tầm quan trọng, cũng như lợi ích của việc khám
thai. Vì vậy, nhân viên y tế, hệ thống chăm sóc
sức khỏe nên đặc biệt quan tâm chú ý đến nhóm
đối tượng thai phụ chưa kết hôn để kịp thời phổ
biến những lợi ích của việc đi khám thai sớm
trong ba tháng đầu thai kỳ. Chương trình giáo
dục sức khỏe về tầm quan trọng của việc đi
khám thai cũng nên được phổ biến đến tất cả
thai phụ để góp phần nâng cao nhận thức cũng
như thái độ của thai phụ về việc đi khám thai
trong ba tháng đầu của thai kỳ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andersen R & Neuman J (1973). Societal and individual
determinants of medical care utilization in the United States.
The Milbank Quarterly 83(4): 1‐28.
2. Beeckman K, Louckx F, & Putman K (2010). Determinants of
the number of antenatal care visits in a metropolitan region.
BMC Public Health 10: 527‐535.
3. Brown C, Sohani S, Khan K, Lilford R, & Mukhwana W
(2008). Antenatal care and perinatal outcomes in Kwale
district, Kenya. BMC Pregnancy and Childbirth 8: 2‐11.
4. Chen C, Liu T, & Chen L (2003). National health insurance
and the antenatal care use: a case in Taiwan. Health Policy 64:
99‐112.
5. Dairo M & Owoyokun K (2010). Factors affecting the
utilization of antenatal care services in Ibadan, Nigeria. Benin
Journal of Postgraduate Medicine 12(1): 3‐13.
6. Effendi R (2008). Factors related to regular utilization of
antenatal care service among postpartum mothers in Pasar
Rebo general hospital, Jakarta, Indonesia. Unpublished
Master’s thesis, Faculty of Graduate Studies, Mahidol
University.
7. Lieu T, Dibley M, & Byles J (2007). Determinants of antenatal
care utilization in three rural areas of Vietnam. Public Health
Nursing 24: 300‐310
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 89
8. McCaw Binns A, Greenwood R, Ashley D, & Golding J (1994).
Antenatal and Perinatal‐Care in Jamaica ‐ do They Reduce
Perinatal Death Rates? Pediatric & Perinatal Epidemiology
8(1): 86‐97.
9. Ministry of Health [MOH] (2003). National safe Motherhood
plan in Vietnam 2003‐2010. Volume 5792/2003/QD‐BYT
medical Publishing House, Hanoi; 2003.
10. Orvos H, Hoffmann I, Frank I, Katona M, Pal A, & Kovacs L
(2002). The perinatal outcome of pregnancy without prenatal
care ‐ A retrospective study in Szeged, Hungary. European
Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive
Biology 100: 171‐173.
11. Petrou S, Kupek E, Vause S, & Maresh M (2003). Antenatal
visits and adverse perinatal outcomes results from a British
population‐ based study. European Journal of Obstetrics &
Gynecology and Reproductive Biology 106(1): 40‐49.
12. Tran T, Nguyen C, Nguyen H, Eriksson B, Bonjers G, Gottvall
K, & Petzold M (2011). Urban‐rural disparities in antenatal
care utilization: A study of two cohorts of pregnant women in
Vietnam. BMC Health Services Research 11(1): 120‐129.
13. United Nation [UN] (2010a). Achieving the MDGs with
Equity MDGs 4. Retrieved on September 29, 2012 from
14. United Nation [UN] (2010b). Achieving the MDGs with
Equity MDGs 5. Retrieved on September 29, 2012 from
15. UNICEF (2010). At a glance: Viet Nam. Retrieved on June 10,
2012 from
16. Ye Y, Yoshida Y, Rashid H, & Sakamoto J (2010). Factors
affecting the utilization of antenatal care services among
women in Kham district, Xiengkhouang province, Lao PDR.
Nagoya Journal of Medical Science 72: 23‐33.
17. Zanconato G, Msolomba R, Guarenti L, & Franchi M (2006).
Antenatal care in developing countries: the need for a tailored
model. Seminars in Fetal & Neonatal Medicine 11(1): 15‐20.
Ngày nhận bài báo 09/9/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo 29/9/1014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_yeu_to_anh_huong_den_viec_di_kham_thai_trong_ba_thang.pdf