Kết luận
Với định hướng phát triển du lịch
trở thành một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn, việc phát triển các điểm du lịch,
đặc biệt là những điểm đến du lịch thứ cấp
đã và đang là vấn đề thiết yếu của nhiều
địa phương và cả nước. Dựa vào kết quả
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra
được 7 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển
điểm đến du lịch thứ cấp, xếp theo mức độ
ảnh hưởng giảm dần như sau: (1) Thái độ
và sự tham gia của cộng đồng địa phương,
(2) Nguồn nhân lực, (3) Tài nguyên du
lịch, (4) Khả năng tiếp cận điểm đến, (5)
Cơ sở hạ tầng và vật chất - kĩ thuật, (6)
Sản phẩm và dịch vụ du lịch, (7) Công tác
quản lý điểm đến.
Qua quá trình tìm hiểu, nhóm nghiên
cứu nhận thấy rằng trên thực tế, hoạt động
du lịch tại tỉnh Bắc Giang còn đang gặp
phải nhiều khó khăn và bất cập liên quan
đến các yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, nhóm
nghiên cứu tin rằng một khi chính quyền
địa phương, cơ quan quản lý điểm đến
và các nhà kinh doanh du lịch phối hợp
cùng với người dân địa phương cùng tìm
ra những hướng đi chung trong việc phát
triển du lịch thì Bắc Giang có thể sớm trở
thành một trong những điểm đến du lịch
hàng đầu, thu hút lượng lớn khách du lịch
trong và ngoài nước.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỨ CẤP
(NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỈNH BẮC GIANG)
FACTORS AFFECTING THE DEVELOPMENT OF
SECONDARY TOURISM DESTINATION
(TYPICAL RESEARCH IN BAC GIANG PROVINCE)
Bùi Văn Hiệp, Phạm Thị Phương Mai, Ngô Thị Phương Thu,
Dương Thị Thanh Thảo, Mã Mạnh Toàn*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/12/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/6/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/6/2020
Tóm tắt: Để thực hiện đề tài, nhóm tác giả lựa chọn tỉnh Bắc Giang để tiến hành
nghiên cứu điển hình với mục tiêu là hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận liên
quan tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp; đồng thời xác định được các yếu tố và mức
độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới sự phát triển của điểm đến du lịch thứ cấp Bắc Giang, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch tại đây. Để đạt được mục tiêu nghiên
cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tại bàn, thống kê tính toán
thực tiễn và điều tra bảng hỏi để thu thập thông tin, số liệu, sau đó đưa vào xử lý và kiểm định
thang đo qua phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu đã xác định được có 7 yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp là Bắc Giang bao gồm: Thái độ
và sự tham gia của cộng đồng địa phương; Nguồn nhân lực; Tài nguyên du lịch; Khả năng
tiếp cận điểm đến; Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật; Sản phẩm và dịch vụ du lịch; Công tác
quản lý điểm đến. Các yếu tố trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ ảnh hưởng.
Trong đó, thái độ và sự tham gia của cộng đồng địa phương có mức độ ảnh hưởng lớn nhất
tới sự phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang. Từ đây, một số đề xuất giải pháp mang tính thực tiễn
nhằm phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang đã được đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch
Bắc Giang thông qua các yếu tố ảnh hưởng.
Từ khóa: điểm đến du lịch thứ cấp; phát triển; ảnh hưởng, điểm đến; Bắc Giang.
Abstract: To implement the project, the authors selected Bac Giang province to
conduct a case study with the goal of systematizing and developing some theoretical issues
related to the development of secondary tourism destinations; at the same time identify the
factors and the infl uence of each factor on the development of Bac Giang secondary tourism
* Sinh viên Khoa Du lịch, Trường Đại học Mở Hà Nội
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 68 (6/2020) 60-72
61Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
destination, thereby proposing some
solutions to develop the tourism industry
here. To achieve the research goal,
the research team used desk research
methods, practical statistical calculations
and survey questionnaires to collect
information and data, then put them into
processing and testing scale using SPSS
20.0 software. The results of the study have
identifi ed seven factors that directly aff ect
the development of secondary tourism
destination, Bac Giang, including:
Attitude and participation of local
communities; Human Resources; Travel
resources; Accessibility to destinations;
Infrastructure and material engineering;
Travel products and services; Destination
management. Those factors are arranged
in descending order of infl uence level,
of which the attitude and participation
of local communities have the greatest
impact on tourism development in Bac
Giang. From here, a number of practical
solutions to tourism development in Bac
Giang province have been proposed
through infl uencing factors.
Keywords: secondary tourism
destination; development; infl uence,
destination, Bac Giang.
1. Đặt vấn đề
Những năm qua ngành du lịch Việt
Nam đã phát triển nhanh chóng và trở
thành một trong 20 quốc gia có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất thế giới (UNWTO,
2020). Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh
mẽ đó, nhiều điểm đến đang trong tình
trạng đáng báo động về sức chứa vào
mùa cao điểm, gây ra những áp lực về
mặt môi trường cho các điểm đến du lịch,
ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng
đồng địa phương. Bên cạnh đó, việc khai
thác tài nguyên du lịch tại các điểm du
lịch quen thuộc dần khiến các sản phẩm
du lịch trở nên đơn điệu và nhàm chán.
Trong khi đó, với nguồn tài nguyên
du lịch dồi dào và phong phú, rất nhiều
điểm đến du lịch thứ cấp có tiềm năng
để phát triển nhưng chỉ đóng vai trò là
điểm dừng chân và chưa được khai thác
để phát triển du lịch đúng với tiềm năng
vốn có.Vì thế, việc tìm kiếm những giải
pháp phát triển các điểm đến du lịch thứ
cấp sẽ không chỉ góp phần làm đa dạng
hóa các sản phẩm du lịch mà còn giảm
tải sức ép từ các hoạt động du lịch cho
các điểm đến du lịch chính vốn đang
chịu nhiều tác động từ sự gia tăng các
hoạt động du lịch.
Bên cạnh đó, để phát triển các điểm
đến du lịch thứ cấp, việc tìm ra những yếu
tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du
lịch thứ cấp cũng như mức độ ảnh hưởng
của những yếu tố này sẽ giúp các cơ quan
quản lý nhà nước có những chiến lược phù
hợp để tối đa hóa những tác động tích cực,
cũng như có những phương án cụ thể để
giảm thiểu những tác động tiêu cực tới sự
phát triển của điểm đến du lịch thứ cấp.
Tiềm năng phát triển du lịch tại Bắc
Giang là rất lớn. Bắc Giang được thiên
nhiên ban tặng khá nhiều thắng cảnh thiên
nhiên kỳ thú, với những cánh rừng nguyên
sinh cùng hệ động thực vật phong phú
được bảo tồn, những vùng cây ăn quả trù
phú Đây cũng là vùng đất cổ có bề dày
lịch sử và văn hoá với hơn 2.230 di tích,
trong đó có hơn 500 di tích đã được xếp
hạng. Tuy nhiên, trên thực tế, Bắc Giang
vẫn còn là một cái tên khá mờ nhạt trên
bản đồ du lịch khu vực miền Bắc nói riêng
cũng như Việt Nam nói chung.
62 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Chính bởi những lý do trên, với
mục tiêu nhằm đề xuất một số giải pháp
phát triển những điểm đến du lịch thứ cấp
như Bắc Giang, nhóm nghiên cứu cho
rằng việc nghiên cứu về “Những yếu tố
ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du
lịch thứ cấp. Nghiên cứu điển hình tại Bắc
Giang” là mang tính cấp thiết.
2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở
lý luận
2.1. Tổng quan nghiên cứu
Hiên nay, các công trình nghiên cứu
đề cập đến “Những yếu tố ảnh hưởng tới
sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp”
còn rất hạn chế.
Trên thế giới, chỉ có một số đề tài
chủ yếu của Thái Lan có nhắc đến đến
điểm đến du lịch thứ cấp. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này mới chỉ dừng ở mức độ đề
cập chứ chưa đi vào nghiên cứu chuyên
sâu. Một số đề tài thì chỉ đưa ra được khái
niệm điểm đến du lịch thứ cấp và so sánh
với điểm đến du lịch sơ cấp. Ở Việt Nam,
chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu
về điểm đến du lịch thứ cấp, tuy nhiên có
một đề án nổi bật của Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch, có tên “Xây dựng tiêu chí,
tổ chức đánh giá, xếp hạng và công bố chỉ
số phát triển của điểm đến du lịch”. Đề án
này đã đưa ra được các tiêu chí đánh giá
sự phát triển của điểm đến du lịch nhưng
lại chưa đề cập đến điểm đến du lịch thứ
cấp và những yếu tố ảnh hưởng.
Tuy nhiên, xét về bản chất, điểm
đến du lịch thứ cấp là một điểm đến du
lịch. Chính vì vậy, những công trình
nghiên cứu có liên quan đến điểm đến du
lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát
triển điểm đến du lịch đóng vai trò nền
tảng giúp nhóm nghiên cứu phát triển nội
dung nghiên cứu của mình. Trong đó, phải
kể đến các nghiên cứu của Matt Burdett
(2017), Ramutė Narkūnienė và các đồng
sự (2017), Nguyễn Văn Đính và Trần Thị
Minh Hòa (2006) hay Nguyễn Thị Khánh
Chi, Hà Thục Viên (2016) Các tác giả đã
chỉ rõ các yếu tố tới sự phát triển của một
điểm đến du lịch ở các góc độ khác nhau.
Và nếu tiếp cận từ phương diện cung, có
thể tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới sự
phát triển một điểm đến du lịch thứ cấp
bao gồm: Tài nguyên du lịch, sản phẩm
và dịch vụ du lịch, khả năng tiếp cận điểm
đến, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, cơ
sở hạ tầng và vật chất kỹ thuât phục vụ du
lịch, công tác quản lý điểm đến du lịch.
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Điểm đến du lịch thứ cấp
Theo Bieger (1996), “Điểm đến”
(Destination) là một khu vực địa lý bao
gồm tất cả các dịch vụ và cơ sở hạ tầng
cần thiết cho việc lưu trú của một khách
du lịch đặc trưng hay một phân khúc du
lịch. Có thể coi đó là một phần quan trọng
của sản phẩm du lịch.
Còn theo Tổ chức Du lịch Thế giới
(UN-WTO), “Điểm đến du lịch là vùng
không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít
nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du
lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên
du lịch thu hút khách, có ranh giới hành
chính để quản lý và có sự nhận diện về
hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh
trên thị trường”.
Tuy nhiên, mỗi một điểm đến du
lịch tùy theo mức độ phát triển du lịch
mà đang ở những giai đoạn phát triển
khác nhau trong chu kỳ sống của điểm
đến du lịch (Butler, 1984). Có những
điểm đến thu hút được rất nhiều khách
63Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
du lịch nhưng cũng có những điểm đến
đã được khai thác phục vụ hoạt động du
lịch nhưng không thu hút được nhiều
khách, thời gian lưu trú của khách ngắn,
dẫn tới chi tiêu của du khách tại điểm
đến không nhiều. Điều này khiến điểm
đến du lịch không tối đa hóa được những
lợi ích mà hoạt động du lịch mang lại.
Những điểm đến du lịch thu hút nhiều
khách và thời gian lưu trú dài thường
được hiểu là các điểm du lịch chính hay
còn gọi là điểm du lịch sơ cấp. Trong
khi đó, những điểm du lịch thu hút ít du
khách, với thời gian lưu trú không dài,
chỉ đóng vai trò là các điểm dừng chân
trong hành trình của du khách tới những
điểm du lịch chính thì được gọi là các
điểm du lịch thứ cấp.
Từ các khái niệm về điểm đến du
lịch trên đây, nhóm nghiên cứu xin đề xuất
khái niệm điểm đến du lịch thứ cấp như
sau: “Điểm đến du lịch thứ cấp là vùng
không gian địa lý có tài nguyên du lịch có
thể được khai thác cho hoạt động du lịch
nhưng chưa có đầy đủ các yếu tố hấp dẫn
du khách”. Trên thực tế, nhiều điểm đến
du lịch thứ cấp thường được xem là điểm
dừng chân trong chuyến đi của du khách.
2.2.2. Phát triển điểm đến du lịch
thứ cấp
Tại Việt Nam, nghiên cứu về “phát
triển”, Bùi Đình Thanh (2015) cho rằng:
“Phát triển là một quá trình tiến hóa
của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc
trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản
lý, bằng các chiến lược và chính sách
thích hợp với những đặc điểm về lịch
sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo
ra, huy động và quản lý các nguồn lực
tự nhiên và con người nhằm đạt được
những thành quả bền vững và được phân
phối công bằng cho các thành viên trong
xã hội vì mục đích không ngừng nâng
cao chất lượng cuộc sống của họ”. Còn
trong Từ điển Tiếng Việt, khái niệm
“phát triển” được hiểu là quá trình vận
động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví
dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá,
phát triển xã hội
Từ đây, khái niệm phát triển điểm
đến du lịch thứ cấp được hiểu là quá trình
vận động, tiến triển tăng lên về cả chất và
lượng các yếu tố liên quan đến điểm đến
du lịch thứ cấp như sản phẩm du lịch, cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cơ
sở hạ tầng phục vụ du lịch... nhằm thỏa
mãn cao nhất nhu cầu ngày càng tăng của
khách du lịch. Theo đó, nội dung phát
triển điểm đến du lịch thứ cấp được xác
định là sự phát triển tăng lên về cả chất và
lượng các yếu tố liên quan đến điểm đến
du lịch thứ cấp như sản phẩm du lịch, cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch...
Hiện nay, trên thế giới, rất khó để có
thể tìm thấy được các học thuyết hay mô
hình nghiên cứu nào nói về những yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển điểm đến du
lịch thứ cấp. Tuy nhiên, tổng hợp tài liệu
từ các nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên
cứu đề xuất 7 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát
triển của một điểm đến du lịch thứ cấp,
bao gồm: Tài nguyên du lịch, sản phẩm
và dịch vụ du lịch, khả năng tiếp cận điểm
đến, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và vật
chất kỹ thuât, công tác quản lý điểm đến.
Các yếu tố này sẽ được làm rõ trong các
nội dung được phân tích trong những phần
sau của đề tài.
64 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
2.3. Giả thuyết và mô hình nghiên
cứu
2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu có liên quan
đến đề tài, cùng với sự quan sát thực tiễn,
nhóm nghiên cứu đề xuất 07 giả thuyết
nghiên cứu cho đề tài này:
Giả thuyết H01: Khả năng du khách
có thể tiếp cận và di chuyển đến điểm đến
du lịch trong hành trình của mình càng cao
thì mức độ phát triển điểm đến du lịch thứ
cấp càng càng phát triển.
Giả thuyết H02: Nguồn nhân lực có
chất lượng càng tốt thì điểm đến du lịch
thứ cấp càng phát triển.
Giả thuyết H03: Cơ sở hạ tầng và
vật chất kỹ thuật càng tốt thì điểm đến du
lịch thứ cấp càng phát triển.
Giả thuyết H04: Công tác quản lý
điểm đến càng tốt thì điểm đến du lịch thứ
cấp càng phát triển.
Giả thuyết H05: Tài nguyên du lịch
càng đa dạng, phong phú, được khai thác
tốt và hiệu quả thì mức độ phát triển điểm
đến du lịch thứ cấp càng cao.
Giả thuyết H06: Sản phẩm và dịch
vụ du lịch càng độc đáo, đa dạng và phát
huy được thế mạnh của mình thì điểm đến
du lịch thứ cấp càng phát triển.
Giả thuyết H07: Thái độ và sự tham
gia của cộng đồng địa phương càng tích
cực với hoạt động du lịch thì điểm đến du
lịch thứ cấp càng phát triển.
2.3.2. Mô hình nghiên cứu
Để chứng minh giả thuyết nghiên
cứu trên, nhóm đề xuất mô hình nghiên
cứu gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của điểm đến du lịch thứ cấp và được
mô hình hóa trong sơ đồ sau đây:
Mô hình nghiên cứu
3. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
là các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển
điểm đến du lịch thứ cấp Bắc Giang.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương
pháp nghiên cứu tại bàn để nghiên cứu
các tài liệu có sẵn trong hệ thống cơ sở
dữ liệu nhằm xây dựng hệ thống luận cứ
chứng minh giả thuyết về các nhân tố ảnh
65Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch
thứ cấp.
Phương pháp thu thập số liệu bằng
thống kê, tính toán thực tiễn để tính toán
khoảng cách giữa các tài nguyên, các điểm
đến tại Bắc Giang và đưa ra thời gian di
chuyển tối thiểu cho khách tham quan khi
đến Bắc Giang.
Phương pháp khảo sát qua bảng hỏi
được sử dụng để thu thập ý kiến của ba
nhóm đối tượng: khách du lịch, chuyên gia
trong lĩnh vực du lịch và doanh nghiệp lữ
hành. Bảng hỏi khảo sát gồm: 4 biến quan
sát về đánh giá tác động của Khả năng tiếp
cận điểm đến, 6 biến quan sát về đánh giá
tác động của Nguồn nhân lực, 10 biến quan
sát về đánh giá tác động của Cơ sở hạ tầng
và vật chất - kỹ thuật, 5 biến quan sát về
đánh giá tác động của Công tác quản lý điểm
đến, 3 biến quan sát về đánh giá tác động
của Tài nguyên du lịch, 4 biến quan sát về
đánh giá tác động của Sản phẩm và dịch vụ
du lịch, 3 biến quan sát về đánh giá tác động
của Thái độ và sự tham gia của cộng đồng
địa phương và 7 biến quan sát về đánh giá
chung. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert
5, với các lựa chọn từ (1) “Hoàn toàn không
đồng ý” đến (5) “Hoàn toàn đồng ý”. Mục
tiêu của nghiên cứu là xác định được mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát
triển điểm đến du lịch thứ cấp nên thang đo
Likert với các lựa chọn trả lời theo mức độ
tăng dần là phù hợp.
Bảng hỏi khảo sát gồm có 3 phần
chính. Phần Thông tin chung thu thập một
số thông tin về quê quán (vùng miền), độ
tuổi và giới tính của người được khảo sát
nhằm có được thông tin về đặc điểm của
mẫu khảo sát. Phần thông tin về việc đi
du lịch tới Bắc Giang hỏi những thông
tin liên quan tới chuyến du lịch của người
được khảo sát nhằm thu thập thông tin về
chuyến đi của mẫu khảo sát, vừa mang
tính chất gạn lọc những phiếu trả lời không
mang độ tin cậy cao. Phần nội dung chính
bao gồm 42 câu hỏi tương ứng với 42 biến
quan sát thuộc 7 nhóm nhân tố và 1 phần
cho nhận xét chung đánh giá mức độ ảnh
hưởng đến điểm đến du lịch thứ cấp.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm
SPSS 20.0 để xử lý các thông tin đã được
mã hóa theo các bước: Kiểm định độ tin cậy
của thang đo được đánh giá thông qua hệ
số Cronbach’s Alpha; Thực hiện phân tích
nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA)
giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của
thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt;
Phân tích tương quan Pearson kiểm tra mối
tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc
và biến độc lập; Tiến hành chạy hồi quy đa
biến. Từ đó, tiến hành Kiểm định sự phù
hợp của mô hình nghiên cứu bằng cách
xác đinh hệ số R bình phương hiệu chỉnh
(Adjusted R Square) thể hiện độ biến thiên
của biến phụ thuộc được giải thích bởi các
biến độc lập; Kiểm định về hiện tượng đa
cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc
lập) thông qua giá trị của độ chấp nhận
(Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương
sai VIF (Variance infl ation factor) cuối
cùng đề xuất phương trình hồi quy tuyến
tính đa biến.
4. Kết quả và bàn luận
4.1. Kết quả nghiên cứu
Đặc điểm mẫu khảo sát
Nghiên cứu được thực hiện với đối
tượng khảo sát là khách du lịch Bắc Giang
66 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch.
Tổng cộng có 250 phiếu khảo sát
được phát ra. Số phiếu hợp lệ thu về: 244
phiếu, chiếm tỉ lệ 97,6% tổng số phiếu.
Phiếu khảo sát được mã hóa và xử lý số
liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả cho thấy: Về quê quán, số
lượng người khảo sát đến từ miền Bắc là
lớn nhất. Về độ tuổi, độ tuổi có số người
tham gia khảo sát nhiều nhất là 15-25 tuổi.
Về giới tính, số lượng người khảo sát là
Nữ nhiều nhất trong khảo sát giới tính. Về
tần suất tới tham quan Bắc Giang, số người
tới tham quan Bắc Giang 1 lần chiếm phần
lớn trong số người tham gia khảo sát. Về
mục đích du lịch tới Bắc Giang, số người
tới Bắc Giang để thăm người thân là nhiều
nhất. Về các hình thức du lịch, khách du
lịch phần lớn là đi cùng gia đình. Về cách
tiếp cận thông tin về Bắc Giang, phần
lớn số người tham gia khảo sát thông qua
người thân/bạn bè biết đến Bắc Giang . Về
phương tiện, hình thức di chuyển được lựa
chọn nhiều nhất là xe máy. Về loại hình
lưu trú tại Bắc Giang, phần lớn người
khảo sát tới Bắc Giang không ở lại Bắc
Giang lưu trú.
Kiểm định mức độ tin cậy của thang đo
Bảng kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố Độc lập và phụ thuộc
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)
Thang đo các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp
gồm có 8 thành phần với 42 biến quan sát.
Theo kết quả phân tích Cronchbach Alpha,
thang đo trong nghiên cứu gồm có 42 biến
quan sát và sau khi kiểm tra mức độ tin
cậy thông qua hệ số Cronchbach Alpha thì
không có biến nào bị loại.
Kết quả kiểm định thang đo đã chỉ
ra giá trị Cronchbach Alpha của các biến
quan sát như sau: các yếu tố khả năng tiếp
cận điểm đến (0.876), các yếu tố nguồn
nhân lực (0.902), các yếu tố cơ sở hạ tầng
và vật chất kỹ thuật (0.878), các yếu tố
công tác quản lý điểm đến (0.881), các
yếu tố tài nguyên du lịch (0.912), các yếu
tố sản phẩm và dịch vụ (0.908), các yếu
tố thái độ và sự tham gia của địa phương
(0.877), các yếu tố đánh giá chung (0.867).
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng kết quả kiểm định nhân tố EFA
với biến độc lập
67Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)
68 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Đối với các biến độc lập:
Theo kết quả phân tích KMO and
Barlett’s Test:
- 0.5 ≤ KMO = 0.895 ≤ 1: phân tích
nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu
nghiên cứu.
- Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05:
phân tích nhân tố là phù hợp.
- Kết quả EFA thu được 7 thành
phần tại Eigenvalues là 14.021 > 1 nên
nghiên cứu đi đến kết luận thang đo được
chấp nhận, 35 biến quan sát nhóm lại
thành 7 nhân tố.
Như vậy, qua kết quả phân tích hệ
số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA, mô hình nghiên cứu ban
đầu với bảy thành phần đề xuất đều đạt
yêu cầu và có ý nghĩa trong thống kê. Các
thành phần trên sẽ được sử dụng trong
phân tích kiểm định tiếp theo.
Đối với biến phụ thuộc:
Hệ số KMO = 0.895, hệ số này đã
thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Kết
quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong
tổng thể các mối tương quan với nhau và
phân tích nhân tố EFA được chấp nhận với
dữ liệu nghiên cứu.
Kiểm định Bartlett’s (Sig. = 0.000 <
0.005), phân tích nhân tố là phù hợp.
Kết quả EFA thu được 7 thành phần
tại Eigenvalues là 14.021 > 1 nên nghiên
cứu đi đến kết luận thang đo được chấp
nhận, 35 biến quan sát nhóm lại thành 7
nhân tố.
Kiểm định tương quan Pearson
Giá trị Sig tương quan Pearson
các biến độc lập (KNTC, NNL, CSHT,
CTQL, SPDV, TNDL, TD_STG) với biến
phụ thuộc (DGC) nhỏ hơn 0.05. Do giá
trị sig tương quan giữa tất cả các biến độc
lập đều < 0.05 nên tất cả các biến độc lập
đều có mối liên hệ tuyến tính với biến phụ
thuộc. Tất cả các biến được sử dụng khi
thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Bên cạnh đó, các cặp biến độc lập
đều có mức tương quan khá yếu với nhau,
như vậy, khả năng cao sẽ không có hiện
tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Bảng tổng kết mô hình
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)
69Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
- Trị số R có giá trị 0.762 cho thấy
mối quan hệ giữa các biến trong mô hình
có mối tương quan rất chặt chẽ. Báo cáo
kết quả hồi quy của mô hình cho thấy giá
trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square)
bằng 0.568 nói lên độ thích hợp của mô
hình là 56.8% hay nói cách khác các biến
độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng
56.8% sự thay đổi của biến phụ thuộc
- Hệ số Durbin - Watson = 2.056,
nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không
có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc
nhất xảy ra.
- Kiểm định F có giá trị Sig = 0.000
(< 0.05). Như vậy, mô hình hồi quy tuyến
tính bội phù hợp xây dựng được phù hợp
với tổng thể.
- Giá trị Sig của kiểm định t hệ số
hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn
0.05, do đó các biến độc lập đều có ý nghĩa
giải thích cho biến phụ thuộc, không biến
nào bị loại.
- Hệ số VIF của các biến độc lập đều
nhỏ hơn 2 do vậy không có đa cộng tuyến
xảy ra.
Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy
chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động
từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến
độc lập tới biến phụ thuộc là: TD_STG
(0.213) > NNL (0.163) > TNDL (0.154) >
KNTC (0.144) > CSHT (0.141) > SPDV
(0,135) > CTQL (0.134).
Từ các kết quả trên, ta có phương
trình hồi quy chuẩn hóa như sau:
DGC = 0.213*TD_STG + 0.144*NNL
+ 0.165*TNDL + 0.140*KNTC
+ 0.134*CSHT + 0.138*SPDV +
CTQL*0.114 - 0.308 + e
Kết quả mô hình hồi quy cho
thấy Sự phát triển của điểm đến du lịch
thứ cấp Bắc Giang chịu tác động cùng
chiều bởi 7 nhân tố: Khả năng tiếp cận
(KNTC), Nguồn nhân lực (NNL), Cơ sở
hạ tầng (CSHT), Công tác quản lý điểm
đến (CTQL), Sản phẩm & dịch vụ du lịch
(SPDV), Tài nguyên du lịch (TNDL),
Thái độ và sự tham gia của cộng đồng địa
phương (TD_STG). Do đó, các giả thuyết
H00, H01, H02, H03, H04, H05, H06,
H07 được chấp nhận.
4.2. Hàm ý quản trị
Từ quá trình thu thập và xử lý dữ
liệu thông qua hoạt động khảo sát thực tế
tại địa phương và khảo sát online, nhóm
nghiên cứu đã xác định được có 7 yếu tố
chính ảnh hưởng lớn tới sự phát triển du
lịch tỉnh Bắc Giang bao gồm: (1) Thái độ
và sự tham gia của cộng đồng địa phương,
(2) Nguồn nhân lực, (3) Tài nguyên du
lịch, (4) Khả năng tiếp cận điểm đến, (5)
Cơ sở hạ tầng và vật chất - kĩ thuật, (6)
Sản phẩm và dịch vụ du lịch, (7) Công tác
quản lý điểm đến. Những yếu tố này là
cơ sở để nhóm nghiên cứu bàn luận và đề
xuất những gợi ý về giải pháp phát triển
lịch tại tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố
“Thái độ và sự tham gia của cộng đồng địa
phương” có mức độ ảnh hưởng lớn nhất
tới sự phát triển của tỉnh Bắc Giang. Điều
này cho thấy rằng nếu dân cư địa phương
thân thiện và gần gũi hơn với du khách,
sự hài lòng của du khách sẽ tăng lên và từ
đó sẽ thu hút du khách đến với Bắc Giang
nhiều hơn. Vì thế cần tìm cách nâng cao
thái độ của cộng đồng địa phương bằng
nhiều hình thức khac snhau, trong đó việc
thực hiện tốt công tác tư tưởng, vận động
người dân địa phương tích cực tham gia
70 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
vào hoạt động du lịch sẽ giúp tối đa hóa
hiệu quả từ hoạt động du lịch, giúp nâng
cao mức thu nhập và đời sống của người
dân.
Bên cạnh đó, nhân tố “Nguồn nhân
lực” là nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ
hai tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ
cấp tỉnh Bắc Giang. Đây là yếu tố có ảnh
hưởng lớn tới chất lượng các dịch vụ du
lịch cung cấp cho du khách tại điểm đến,
vì thế nó có tác động trực tiếp tới sự hài
lòng của du khách tại điểm đến, Do đó,
tỉnh Bắc Giang cần chú trọng hơn nữa vào
việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ
làm du lịch của tỉnh từng bước chuyên
nghiệp, đẩy mạnh thực hiện các công tác
bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho nhân
viên ngành du lịch một cách bài bản và có
hiệu quả.
Nhân tố “Tài nguyên du lịch” là
nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ ba tới sự
phát triển điểm đến du lịch thứ cấp. Điều
này cho thấy song song với việc khai thác
tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch
một cách hợp lý, tỉnh cũng cần có các
chính sách, hoạt động để gìn giữ, bảo tồn,
tôn tạo các giá trị thiên nhiên, văn hóa;
bảo tồn tính đa dạng nguồn tài nguyên;
đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành
du lịch trong tương lai.
Nhân tố “Khả năng tiếp cận điểm
đến” là nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ tư
tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp.
Về khía cạnh này, tỉnh Bắc Giang cần chú
trọng nâng cấp đồng bộ hơn chất lượng
của các hệ thống đường liên tỉnh cũng như
hệ thông giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh, nâng cao chất lượng và số lượng các
xe khách, xe buýt, thêm lộ trình xe khách
từ các địa phương tới thẳng một số khu,
điểm du lịch nổi tiếng tại Bắc Giang, giúp
du khách thuận tiện hơn trong quá trình
tiếp cận Bắc Giang cũng như tiếp cận các
điểm đến trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Nhân tố “Cơ sở hạ tầng và vật chất
kỹ thuật” là nhân tố có ảnh hưởng mạnh
thứ năm tới sự phát triển điểm đến du
lịch thứ cấp. Với nhân tố này, tỉnh Bắc
Giang cần quy hoạch rõ ràng từng phân
khu dành cho phát triển du lịch để có định
hướng xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch một cách đồng
bộ, dài hạn. Đồng thời, có chiến lược phát
triển phù hợp đối với từng loại hình du
lịch, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
hiện đại hoá, tin học hoá vào kinh doanh
và phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham
gia hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc
tế tại các cơ sở kinh doanh phục vụ khách
du lịch.
Nhân tố “Sản phẩm dịch vụ” là nhân
tố có ảnh hưởng mạnh thứ sáu tới sự phát
triển điểm đến du lịch thứ cấp. Để phát
triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch phục
vụ du khách, tỉnh Bắc Giang cần đẩy mạnh
khai thác, xây dựng thêm các sản phẩm du
lịch mang tính đặc thù, có chiến lược khai
thác những lợi thế từ nguồn tài nguyên cụ
thể, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới
thiệu cho các sản phẩm du lịch tới các thị
trường trọng điểm trong và ngoài nước để
thu hút du khách.
Cuối cùng là nhân tố “Công tác
Quản lý điểm đến”. Đây là nhân tố có ảnh
hưởng ít nhất tới sự phát triển điểm đến
du lịch thứ cấp trong số 7 nhân tố được
đề xuất nghiên cứu. Dù mức độ tác động
không nhiều nhưng nhân tố này đóng vai
trò nền tảng, điều phối hoạt động của tất
71Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
cả các bên liên quan đến du lịch tại điểm
đến. Hơn nữa đây là nhân tố nằm trong sự
điều chỉnh chủ động của các cơ quan quản
lý nhà nước về du lịch tại điểm đến nên
các cơ quan quản lý du lịch tại địa phương
cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện
các chiến lược marketing có hiệu quả cũng
như tạo dựng môi trường thuận lợi cho sự
phát triển điểm đến du lịch thông qua các
điều chỉnh về chính sách, quy định tác
động tới tất cả các bên liên quan vào hoạt
động du lịch tại điểm đến nhằm cung cấp
những trải nghiệm tốt nhất cho du khách
tại điểm đến.
5. Kết luận
Với định hướng phát triển du lịch
trở thành một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn, việc phát triển các điểm du lịch,
đặc biệt là những điểm đến du lịch thứ cấp
đã và đang là vấn đề thiết yếu của nhiều
địa phương và cả nước. Dựa vào kết quả
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra
được 7 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển
điểm đến du lịch thứ cấp, xếp theo mức độ
ảnh hưởng giảm dần như sau: (1) Thái độ
và sự tham gia của cộng đồng địa phương,
(2) Nguồn nhân lực, (3) Tài nguyên du
lịch, (4) Khả năng tiếp cận điểm đến, (5)
Cơ sở hạ tầng và vật chất - kĩ thuật, (6)
Sản phẩm và dịch vụ du lịch, (7) Công tác
quản lý điểm đến.
Qua quá trình tìm hiểu, nhóm nghiên
cứu nhận thấy rằng trên thực tế, hoạt động
du lịch tại tỉnh Bắc Giang còn đang gặp
phải nhiều khó khăn và bất cập liên quan
đến các yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, nhóm
nghiên cứu tin rằng một khi chính quyền
địa phương, cơ quan quản lý điểm đến
và các nhà kinh doanh du lịch phối hợp
cùng với người dân địa phương cùng tìm
ra những hướng đi chung trong việc phát
triển du lịch thì Bắc Giang có thể sớm trở
thành một trong những điểm đến du lịch
hàng đầu, thu hút lượng lớn khách du lịch
trong và ngoài nước.
Tài liệu tham khảo:
T ài liệu tiếng Việt
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Những nguyên
lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin, NXB
Chính trị quốc gia sự thật.
[2]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng
cục du lịch, Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ
cho Thuyết minh viên Du lịch, Hà Nội.
[3]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016),
Đề án Xây dựng tiêu chí, tổ chức đánh giá,
xếp hạng và công bố chỉ số phát triển của các
điểm đến du lịch, Hà Nội.
[4]. Lê Quỳnh Chi (2019), Tổng quan du lịch,
Tài liệu môn học, Khoa Du lịch, Đại học Mở
Hà Nội.
[5]. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
(2006), Kinh tế du lịch, NXB Lao động và xã
hội.
[6]. Nguyễn Thị Thu Mai (2016), Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học, Tài liệu tóm
tắt môn học, Khoa Du lịch, Đại học Mở Hà
Nội.
[7]. Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Lê Vũ Thị Thảo
Nhi, Trần Hữu Tuấn (2017), Các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch nội
địa của điểm đến Hội An, Tạp chí Khoa học
Đại học Huế.
[8]. Bùi Đình Thanh (2015), Về khái niệm
phát triển.
[9]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2015), Phân tích dữ liệu với SPSS, NXB
Hồng Đức
[10]. Quốc hội (2017), Luật Du lịch.
[11]. Viện Ngôn ngữ học (2018), Từ điển
72 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Tiếng Việt, NXB Hồng Đức.
Tài liệu tiếng Anh
[1]. Berendien Lubbe (2003), Tourism
Management in Southern Africa, 290 trang.
[2]. Brian E. M. King, Hew Jong Choi (1997),
The attributes and potential of secondary
Australian destinations through the eyes of
Korean travel industry executives, 326 trang.
[3]. Echhorn, V. and Buhalis, D. (2011)
Accessibility - A Key Objective for the
Tourism Industry. IN Buhalis, D. & Darcy,
S. (Eds.) Accessible Tourism: Concepts and
Issues, (pp. 46-61). Bristol: Channel View
Publications.
[4]. Mihai Costea, Cristian-Valentin
Hapenciuc, Pavel Stanciu (2017), Tourist safety
and security: a factor of the competitiveness
of secondary tourist destinations journal of
tourism research, 23 trang.
[5]. Muqbil. I (1995), Secondary tourism
destinations in Asia.
[6]. Nuntana Ladplee (2018), Secondary
tourism destination with heritage potentials,
Khiriwong community, Nakhon Si Thammarat,
Thailand.
[7]. Lloyd E. Hudman, Richard H. Jackson
(2003), Geography of Travel & Tourism,
Thomson Delmar Learning, 534 trang.
[8]. Shaul Krakover; Y Gradus (2002),
Tourism in frontier areas, Lanham, Md.
Lexington Books,126 trang.
[9]. Sitta Kongsasana (2013), The management
of Thai heritage place as a secondary
destination for cultural tourism - The case
study of Kadeejeen community, Bangkok,
Thailand.
[10]. Ramutė Narkūnienė (2017), Tourism
development conditions in the municipalities
of Lithuania and Latvia Regions, CBU
International Conference on innovations
in science and education, Prague, Czech
Republic.
[11]. UNWTO (2007), A Practical Guide to
Tourism Destination Management.
Địa chỉ tác giả: Khoa Du lịch - Trường Đại
học Mở Hà Nội
Email: 18a46010236@students.hou.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_yeu_to_anh_huong_toi_su_phat_trien_diem_den_du_lich_th.pdf