Niên luận Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn ap dụng tại Việt Nam

MỤC LỤC MỞ ĐẦU trang 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Cơ cấu của niên luận 3 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP KINH DOANH - THƯƠNG MẠI 4 1.1.Khái quát về tranh chấp kinh doanh thương mại 4 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm 4 1.1.2.Các hình thức giải quyết tranh chấp KDTM 6 1.2.Quy định của pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp trong KDTM 15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN 18 2.1.Thực trạng áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Việt Nam 18 2.1.1.Tinh hình kinh tế xã hội ở Việt Nam 18 2.2.2.Thực tiển hoạt động giải quyết tranh chấp ở Việt Nam trong thời gian qua 19 2.2.Một số đề xuất 26 KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ rất đáng lạc quan theo cơ chế thị trường. Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Nhưng trong bối cảnh đó thì các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rông tới các tổ chức nước ngoài. Chính vì vậy tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại (KDTM) ngày càng có những bước đi ổn định và bước đầu khẳng định được vị trí của mình trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM. Hệ thống pháp luật điều chỉnh củng ngày một hoàn thiện để đáp ứng hoạt động thực tiễn. Luật thương mại được quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, đã đánh dấu rất ý nghĩa của quá trinh hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động thương mại. Tuy nhiên, Luật thương mại được ban hành 2005 chủ yếu điều chỉnh các quan hệ về pháp luật nội dung, còn các quy định về luật hình thức không được đề cập nhiều trong các quy định của văn bản luật này mà phần lớn viện dẫn đến các văn bản của luật khác. Đây là một khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp trong KDTM. Thực tế trong thời gian qua, cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về KDTM, các quy định về trình tự, thủ tục và cách thức tiến hành giải quyết các tranh chấp chủ yếu viện dẫn đến pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS2004) và các văn bản liên quan. Điều đó đòi hỏi việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM. Đồng thời các cơ quan chuyên nghành phải có những hướng dẫn cụ thể trong giải quyết tranh chấp phát sinh trong KDTM để đảm bảo niềm tin và bình đẳng cho các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại. Có như thế thì mới tạo nên động lực thu hút các chủ thể tham gia vào hoạt động KDTM và để hoạt động KDTM trở thành một lĩnh vực phát triển sôi động cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực KDTM hiện nay là yêu cầu chính đáng để nhìn nhận rõ hơn về tính hiệu quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật, đồng thời là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động KDTM nước nhà. Xuất phất từ lý do trên, em đã chọn đề tài “các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn ap dụng taị Việt Nam” để làm đề tài niên luận của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: niên luận đề cập đến những nét chính về các phương thức giải quyết tranh chấpểtng linh vực KDTM tại Viẹt Nam, những quy định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinhtrong hoạt động KDTM và thực trang giải quyết các tranh chấp đó hiện nay ở Việt Nam. Phạm vi nghiêm cứu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật về việc giải quyết các tranh chấp trong linh vực KDTM như pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, luật thương mại năm 2005, bộ luật tố tụng dân sụ năm 2004; các văn bản pháp luật lien quan và các văn bản hương dẫn thi hành. Đồng thời tìm hiểu thực trạng giải quyết tranh chấp hiện nay trong lĩnh vực KDTM tại Việt Nam để làm rõ các yêu cầu của đề tài đặt ra. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài có mục đích tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp trên lĩnh vực KDTM tại Việt Nam; tìm hiểu thực trạng của việc giả quyết các tranh chấp phát sinh trên linh vực KDTM. Từ nhữnh nghiên cứu đó ngườ thực nhiệ đề tài muốn trình bày quan điểm của mình về nhưng yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong linh vực KDTM ở nước ta hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Người viết niên luận sử dung phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa mac- lênin về vấn đề nhà nước và pháp luật để nghiên cứu và thực hiện đề tài. Đồng thời người viết sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực KDTM. Và dùng phương pháp so sánh, thống kê khảo sát để vừa đối chiếu các quy định các quan điểm khac nhau; vừa thu thạp xử lý số liệu nhầm làm sáng tỏ các vấn đề cần trình bày trong niên luận. 5. Cơ cấu của niên luận Ngoài phần mở đầu phần kết luận bố cục chính của đề tài bao gồm hai chương: Chương 1: Khái quát về các phương thức giải quyết tranh chấp Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại Việt Nam và một số đề xuất góp phần hoàn thiện.

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niên luận Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn ap dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện liên tục một, một số hoạc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ưng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Khái niệm “kinh doanh” trong Luật doanh nghiệp tương đồng với khái niệm “hoạt động thương mại’ quy định trong Luật thương mại. Từ đó, khái niệm “tranh chấp kinh doanh , thương mại” ra đời là hoàn toàn phù hợp với nội dung và bản chất của các tranh chấp trên thị trương hiện nay. Nó cũng hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế (công ước New York năm 1958, hiệp định thương mại Việt Mỹ năm 2000 và WTO). Theo quan điểm hiện nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta, có sụ tham gia của nhiều thành phần kinh tế, kéo theo sụ đa dang về đối tượng chủ thể và lợi ích cần bảo vệ; hoạt động KDTM ngày càng đa dạng, không ngưng phát triển trong tất cả moi lĩnh vực kinh doanh sản xuất, thương mại và dịch vụ. Vì vậy, tranh chấp KDTM trong nền kinh tế thị trương hiện nay ở Việt Nam phát sinh nhiều dạng tranh chấp mới, có nhưng biểu hiện đa dạng về nội dung và mức đọ khác nhau như: tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty; tranh chấp giữa thành viên công ty với nhau trong quá trình thành lập, hoạt động và giải thể công ty; tranh chấp liên quan đến việc mua bán các loai cổ phiếu, trái phiếu; tranh chấp trong các lĩnh vực quảng cáo, bảo hiểm, kế toán, tư vấn, giám định; tranh chấp liên quan đến hối phiếu và sec; tranh chấp liên quan đến việc bảo hộ bí mật thương mại. So với các tranh chấp trong lĩnh vực xã hội khác nhau như lao động hành chính, hôn nhân và gia đình, tranh chấp KDTM có nhưng đặc điểm như sau: Thứ nhất, Nội dung các tranh chấp luôn là những mâu thuẫn về các lợi ích kinh tế, tài sản. Điều đó là do mục đích cơ bản củ mọi hoạt động kinh doanh là sinh lời và đối tượng đầu tư cũng như cái mà người kinh doanh nhằm đạt được sau quá trình đầu tư đều là tài sản. Thứ hai, Chủ thể của các hoạt động phát sinh tranh chấp đều là những người kinh doanh. Những người kinh doanh có tâm lý mong muốn xác định quan hệ ổn định, lâu dài trên cơ sở hợp tác, tin cậy lẵn nhau. Mỗi bên đều có mục đích tối đa lợi ích kinh tế khin tham gia các quan hệ kinh doanh và trong quan hệ này, nghĩa vụ của chủ thể này là quyền tương ung của chủ thể kia. Vì thế các tranh chấp phát sinh sẽ đe doạ ảnh hương xấu đến mục đích và hiệu quả hoạt động của các doanh nhân trong điều kiện lợi ích kinh tế của các bên phụ thuộc, ảnh hương lẫn nhau. Thứ ba, những tranh chấp KDTM phát triển gắn liền với các hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh vốn rất đa dạng, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật và yếu tố riêng của thị trường,chẳng hạn như quy luật cung cầu, sự biến đổi quy luật của giá cả. Những tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM cũng vì thế mà có những biến đổi về biểu hiện, mức độ và cả về đòi hỏi, cách thức giải quyết giữa các bên. 1.1.2 Các hình thức giải quyết tranh chấp KDTM Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nói riêng cũng như mọi vấn đề liên quan đến quá trình giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh nói chung dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và Trọng tài thương mại can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp. kể cả khi Tòa án hoặc Trọng tài đã can thiệp trong quá trình tố tụng, quyền tự định doạt biểu hiện bằng những hành vi đơn phương hoặc thoả thuận của các bên luôn được ghi nhận và tôn trọng. Quyền tự định doạt của các bên được coi là một nội dung của quyền tự do kinh doanh và được pháp luật bảo hộ. Pháp luật hiện hành của Việt Nam, trong các văn bản pháp luật quốc gia cung như trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đều ghi nhận nguyên tắc này. Khái quát lại, các phương thức để quyết tranh chấp trong KDTM bao gồm: Thương lượng; Hoà giải; Trọng tài; Tòa án. Thương lượng Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trong chấp trong KDTM mà không cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của phương thức thương lượng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, tìm các biện pháp thích hợp và đi đến thống nhất thoả thuận đẻ tự giải quyết các bất đồng. Thương lượng là phương thức tốt nhất để giải quyết tranh chấp trong KDTM vì nó đáp ứng được những yêu cầu đã nêu trên. Tự thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp tự nguyện chọn lựa trươc tiên và trong thực tiễn, phần lớn tranh chấp trong kinh doanh được giải quyết bằng phương thức này. Phương thức này đã từ lâu được giới thương nhân ưa chuộng vì nó đơn giản lại không bị ràng buộc bởi các thủ tuc pháp lý phiền phức, ít tốn kém hơn và điều quan trọng, nó không làm phương hại đến quan hệ hơp tác vốn có giữa các bên trong kinh doanh cũng như giữ được bí mật kinh doanh của các bên. Với những ưu điểm riêng của mình, phương thức giải quyết tranh chấp KDTM bằng thương lượng đã trở thành phương thức phổ biến của các tập doàn kinh doanh lớn trên thế giới đạc biệt là các tập đoàn kinh doanhhoạt động trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chướng khoán… vì nó bảo vệ một cách có hiệu quả những bí mật trong kinh doanh của họ. Bản chất của thương lượng được thể hiện qua các nội dung sau: Một là, phương thức thương lượng được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp tự gặp nhau bàn bạc, thoả thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết. Hai là, quá trình thương lương của các bên cung không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tinh khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp. Pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mà không có bất kỳ quy đinh nào chi phối giải quyết tranh chấp KDTM bằng phương thức thương lượng. Ba là, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thoả thuận của các bên trong quá trình thương lượng. Thương lượng đòi hỏi trước hết các bên phải có thiện chí, trung thực, hợp tác và phải có đầy đủ những kiến thức, am hiểu về chuyên môn và pháp lý. Thương lượng thật sự đã trở thành quá trình trao đổi, bày tỏ ý chí giữa các bên để tìm giải pháp thích hợp nhất. Do vậy, trong thương lượng, các bên tiến hành bàn bạc, trao đổi ý kiển, thoả thuận thông qua “hành vi giao dịch” cần phải đảm bảo các điều kiện pháp lý đặt ra. Đó là: chế định đại diện, chế định uỷ quyền, giao dịch dân sự, năng lực hành vi… Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thực chất được thực hiện bởi cơ chế nội bộ (cơ chế tự giải quyết) và hoàn toàn xuất phát từ cơ chế tự giải quyết của các bên tranh chấp mà không có sự can thiệp củ bất kỳ cơ quan nhà nước hoặc của bất kỳ người thứ ba nào. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng là sự thể hiện quyền tự do thoả thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp. Các bên tự đề xuất các giải pháp và thỏa hiệp với nhau theo trình tự thủ tục tự chọn để giải quyết các bất đồng phát sinh mà không bắt buộc phải tuân thao một thủ tục pháp lý nào. Do thể thức đơn giản, ít phiền hà, hiệu quả, ít tốn kém, không gây ra ảnh hướng xấu trong quan hệ kinh doanh giữa các bên sau tranh chấp mà thương lượng luôn là phương thức ưa chuộng, phổ biến, được các thương nhân ưu tiên lựa chọn trước khi tìm đến các giải pháp khác để giải quyết các tranh chấp KDTM. Quá trình thương lượng đẻ giải quyết các tranh chấp KDTM có thể được tiến hành bằng nhiều cách thức: thương lượng trực tiếp, thương lượng gián tiếp và kết hợp thương lượng trực tiếp với thương lượng gián tiếp. * Ưu điểm nổi bật của phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng là thuân tiện, đơn giản, nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tồn kém. Mặt khác giải quyết tranh chấp KDTM bằng thương lượng còn bảo vệ được uy tín của các bên tranh chấp cũng như bí mật trong kinh doanh của các nhà kinh doanh. Nếu thương lương thành công không những các bên đã loại bỏ được bất đồng phát sinh mà mức độ phương hại đến mối quan hệ kinh doanh giữa các bên cũng thấp, tă cương sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau trong tương lai. * Bên cạnh nhưng ưu điểm thì phương thức giải quyết tranh chấp KDTM bằng thương lượng cũng có những hạn chế nhất định. Thương lương thành công hay không thành công tuỳ thuộc và sự hiểu biết và thái độ thiện chí của các bên tranh chấp. Khi mà các bên thiếu sự hiểu biết về lĩnh vưc đang tranh chấp, không nhận thức được vị thế của mình về khả năng thắng thua, thiếu sự thiện chí trung thực trong quá trình thương lượng thì khả năng thành công là rất mong manh, kết quả thương lương thương bế tắc. Ngoài ra, kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc . Kết quả thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyên của các bên phải thi hành. Nếu một bên không tự nguyên thi hành thì kết quả thương lượng cững chỉ tồn tại trên giấy mà không có cơ chế trưc tiếp nào bắt buộc thi hành. Nhưng hạn chế này đễ bị lạm dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp KDTM. Nhiều trường hợp do thiếu sự thiện chí mà đã tìm mọi cách trì hoãn kéo dài vụ tranh chấp, nhất là khi thời hiệu khởi kiện không còn nhiều. Hoà giải Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp KDTM mà trong đó các bên trong đó các bên trong quá trình thương lượng với nhau có sụ tham gia của các bên thứ ba độc lập do hai bên cung chấp nhận hay chỉ định làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giai quyết xung đột bất đồng để chấm dứt các tranh chấp các tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia quan hệ. Hoà giải là giải pháp mang tính tự nguyện, tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Đặc biệt là bên thứ ba với tính chất trung gian hoà giải phải có vị trí độc lập đối với các bên. Điều đó thể hiện rõ bên thứ ba không ở vị trí xung đột lợi ích với các bên hoặc không có những lợi ích gắn liền với lợi ích của một trong các bểntong các vụ việc đang có tranh chấp. Bên thứ ba tham gia làm trung gian hoà giải thường là những cá nhân, tổ chúc có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm về những vụ việc có liên quan đến các vụ việc phát sinh. Công việc của bên thứ ba là; xem xét, phân tích, đánh giá và dưa ra những ý kiến, nhận định , bình luận về chguyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ để các bên tham khảo lựa chọn và quyết định. Bản chất của hoà giải được thể hiện qua những đặc trưng sau đây: Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong KDTM bằng phương pháp hoà giải đã có sụ hiện diện của bên thứ ba (do các bên lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp. Điểm khác biệt cơ bản giữa hoà giải và thương lượng là trong hoà giải luôn có sụ xuất hiện của người thứ ba tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp còn thương lượng là sự tự giải quyết tranh chấp giữa các bên mà không có sụ hiện diện của người thứ ba. Tuy nhiên, bên thứ ba làm trung gian hoà giải không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp. Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp khi họ thống nhất được ý chí với nhau về giải quyết vụ tranh chấp trên cơ sở hướng dẫn, trợ giúp của người thứ ba làm trung gian hoà giải. Tuy cùng có sụ tham gia của người thứ ba vào quá trình giải quyết tranh chấp nhưng hoà giải khác với phương thức giải quyết tranh chấp thương mại trọng tài hay Tòa án bởi vai trò của người thứ ba. Trong tài hay Tòa án với vai trò là người thứ ba tham gia vào giải quyết vụ tranh chấp lại có thẩm quyền ra phán quyết để ràng buộc các bên tranh chấp. Thứ hai, quá trình hoà giải các bên tranh chấp cũng không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hoà giải. Cũng giống như thương lượng, pháp luật hiện hành của Việt Nam, không có quy định nào ràng buộc, chi phối đến cơ chế hoà giải ngoài các quy định có tính chất ghi nhận thương lương, hoà giải là những phương thức giải quyết tranh chấp được các bên ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh. Thứ ba: kết quả hoà giải thành được thực thi cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sụ tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hoà giải. Cũng giống như thương lượng giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thực chất vẫn được thưc hiện bởi cơ chế tự giải quyết và hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên tranh chấp. Để tiến hành hoà giải đạt hiệu quả mong muốn, thông thương các bên tranh chấp cần tiền hành các bước sau: Các bên tranh chấp trao đổi thông tin, tài liệu những vấ đề có liên quan đẻ làm rõ yêu cầu cũng như khả năng, vị thế của mỗi bên (hoặc các bên) làm trung gian hoà giải (hội đồng định giá, giám định viên…) nếu các bên chưa có thoả thuận hoặc mới có thoả thuận mang tính nguyên tắc về trung gian hoà giải. Các bên có thể xác định một thủ tục (quy trình) tiến hành hoà giải qua trung gian. Các bên trình bày ý kiến, quan đển của mình về nội dungvụ tranh chấp, lắng nge ý kiến của người khác và đề xuất phương án giải quyết tranh chấp. Người trung gian hoà giải xem xét, phân tích đánh giá các tình tiết của vụ việc, làm sang tỏ vị thế của các bên tranh chấp. Khi cầ thiết người trung gian có thể gặp gỡ, trao đổi riêng với các bên để phân tích thuyết phục các bên. Các ý kiến, nhận xét và giải pháp của người trung gian chỉ có tính chất khuyến nghị, tham vấn đối với các bên tranh chấp. Trên cơ sở nhưng phân tích đánh giá và khuyến nghị của người trung gian hoà giải về các giải pháp cầ lụa chọn, nếu các bên thoả thuận được với nhau về phương án giải quyết tranh chấp thì nội dung sự thoả thuận phải được ghi nhận bằng văn bản có đầy đủ chũ ký của đại diện các bên và người trung gian hoà giải. Văn bản thoả thuận này có giái trị rang buộc các bên và các bên phải tôn trọng, tự nguyện thực hiện cam kết. * Giải quyết tranh chấp KDTM bằng hoà giải cũng có những ưu điểm như thương lượng bởi tính đơn giản thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém. Bên cạnh đó thì hoà giải còn có ưu điểm vượt trội được mang lại bởi có sự tham gia của người thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp. Người thứ ba thường là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, am hieeur lĩnh vực và vắn đề đang tranh chấp. Khi hiểu rõ được nguyên nhân, hoàn cảnh phát sinh mâu thuẫn cũng như quan điểm nhận thức của các bên, họ sẽ biết cách làm cho ý chí của các bên dễ gặp nhau trong quá trình dàm phán để lọai trừ tranh chấp. Ngoài ra, kết quả hoà giải được ghi nhận và chứng kiến của bên thứ ba. Nên mức độ tự nguyên thực hiện của các bên cung cao hơn so với phương thức thương lượng. * Bên cạnh đó thì hoà giải cũng có những hạn chế bởi nền tảng của hoà giải vẫn được quyết định trên cơ sở tự nguyện thi hành của các bên. Bởi vậy, dù có sự trợ giúp của người thứ ba làm trung gian hoà giải mà một bên không trung thực, thiếu thiện chí, hợp tác trong quá trình đàm phán thì hoà giải cũng khó đạt được kết quả cao. Bên cạnh đó, thì trong quá trình hoà giải các bên phải trao đổi, cung cấp thông tin cho người thứ ba về hoạt động kinh doanh của mỗi bên liên quan đến vụ tranh chấp nên uy tín cũng như bí mặt kinh doanh của mỗi bên dễ bị ảnh hưởng. Cũng như chi phí bỏ ra cho khoản dịch vụ phí cho người thứ ba làm trung gian hoà giải. Trọng tài thương mại Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hinh thức, đó là trọng tài vụ việc và trọng tài thương trực. Trọng tài vụ việc: là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua đặc trưng sau đây; Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp. Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thương trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình. So với trọng tài thường trực trọng tài vụ việc có một số ưu thế sau: Có thể giải quyết một cách nhanh chóng vụ tranh chấp và ít tốn kém, bởi xét cho cùng trọng tài vụ việc vẵn chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp. Quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự không bị giới hạn bởi danh sách trọng tài viên sẵn có như hình thức trọng tài thường trực mà có thể lựa chọn bất kỳ trọng tài viên nào trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài nào. Các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Trọng tài thường trực: Theo pháp luật Việt Nam trọng tài thường trực dưới dạng các trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định. Các trung tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sang kiến của các trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chứ không phải được thành lập bởi nhà nước. Hoạt động của trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải. Chứ không được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước. Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực mà nhân danh người thứ ba độc lập phán quyết. Là tổ chức phi chính phủ nhưng các trung tâm trọng tài vẵn luôn đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Nhà nước là chủ thể quản lý đối với mọi mặt của đồi sống xã hội. Nhà nước quản lý đối với các trung tâm trọng tài thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài. Việc quản lý của nhà nươc còn được thực hiện thông qua hoạt động quản lý của hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp,thay đổi, bổ sung, hay thu hồi giấy phếp thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài… Trong quá trình hoạt động cảc trung tâm trọng tài cũng cần có sụ hỗ trợ của nhà nước trên nhiều phương diện. Như: hỗ trợ chỉ định, thay đổi trọng tài viên, hỗ trợ trong việc xem xét lại quyết định của trọng tài, hỗ trợ trong việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hỗ trợ trong việc huỷ hay không huỷ quyết định trọng tài, hỗ trợ trong việc cương chế thi hành quyết định trọng tài… Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau. Trung tâm trọng tài là tổ chức thoả mãn các điều kiện của pháp nhân, bao gồm: Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiêm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lầp và bình đẳng với các trung tân trọng tài khác. Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới như hệ thống cơ quan tài phán. Nên đặc thù của tố tụng trọng tài là áp dụng nguyên tắc xét xử một lần. Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trong tài viên của trung tâm. Thứ tư, mỗi trung tân trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Thứ năm, hoạt động xét xử của trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm Tòa án Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp KDTM tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Ở các nước khác nhau, có thể có sự khác nhau trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp KDTM. Một số nước (Mỹ, Nhật, Hà lan…) trao thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp, trong đó có các tranh chấp trong thương mại cho Tòa án thường (Tòa án dân sự). Một số nước khác lại trao thẩm quyền xét xử tranh chấp thương mại cho toà thương mại – Toà chuyên trách trong cơ quan tư pháp (Đức, Pháp, Áo, Bỉ…) Các toà thương mại chỉ xét xử sơ thẩm, nếu có kháng án sẽ được đưa ra xét xử tại toà thượng thẩm dân sự. Có nước thành lập hệ thống Tòa án độc lập gọi là Tòa án trọng tài để giải quyết tranh chấp như Cộnh hoà liên bang Nga. Ở nước ta, tranh chấp thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền xết xử của toà kinh tế- Toà chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân. Thẩm quyền của Tòa án về giải quyết các tranh chấp trong KDTM được pháp luật phân định theo cấp Tòa án, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn. 1.2. Quy định của pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp trong KDTM Giải quyết tranh chấp trong KDTM bằng thương lượng, hoà giải và trọng tài là các phương thức giải quyết tranh chấp không mang ý chí quyền lực nhà nước. Không nhân danh quyền lực nhà nước như phán quyết của Tòa án. Mà chủ yếu được giải quyết dựa trên nền tảng ý chí tự định doạt của các bên tranh chấp hoặc phán quyết của bên thứ ba độc lập (được các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt mềm dẻo. Trong khi đó Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mang ý nghĩa quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chẽ. Cụ thể: a.Thẩm quyền theo vụ việc Theo Điều 29 Bộ luât tố tung dân sự năm 2004, có bốn nhóm tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Bao gồm: 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa cá nhân, tỏ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: a) Mua bán hàng hoá; b) Cung úng dịch vụ; c) Phân phối; d) Ký gửi; e)Thuê; cho thuê, thuê mua; f) Xây dựng; g) Tư vấn kỹ thuật; h) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đương biển; j) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu, và giấy tờ có giá khác; k) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; l) Bảo hiểm; m) Thăm dò, khai thác; 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chứ của công ty. 4. Các tranh chấp khác nhau về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. b. Thẩm quyền theo cấp Tòa án Ở Việt Nam có hai cấp Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm là Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh. Tòa án cấp huyện: Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về KDTM từ điểm a đến điểm l Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự. Tòa án cấp tỉnh: Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền của Tòa án còn lại, trù nhưng tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Khi cần thiết Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. c. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ Khi đã xác định tranh chấp được giải quyết tại Tòa án cấp nào, còn phải xác định Tòa án ở địa phương nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ và thi hành án, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sụ năm 2004 quy định: có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án về KDTM là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc của bị đơn (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan tổ chức). Để đảm bảo quyền tự định doạt của các bên, pháp luật tố tụng còn quy định các bên có tranh chấp cũng có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức) giải quyết vụ án. Trường hợp vụ án liên quan đến bẩt động sản thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. d. Thẩm quyền xết xử theo sự lựa chọn của nguyên đơn Trong thực tế khi xác định thẩm quyền của toà án theo cấp nào và theo lãnh thổ sẽ có trường hợp có nhiều Toà án cùng có thẩm quyền giải quyết một vụ án. Chính vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phap của nguyên đơn khi tiến hành khởi kiện pháp luật còn quy định nguyên đơn có quyền lụa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết vụ án trong trường hợp sau đây: Toà án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú côia cùng cử bị đơn giải quyết. Nếu tranh chấp phát sinh từ chi nhánh của tổ chức thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chứ có chi nhánh giải quyết. Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết. Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu của Toà án một trong các bị đơn cư trú, làm việc có trụ sở giải quyết. Nếu tranh chấp đến bất động sản mà bất động sản ở nhiều nơi khác nhau,thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN 2.1. Thực trạng áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Việt Nam. 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam Cùng với những bước tiến của nền kinh tế được ghi nhận, trong thời gian qua theo chủ trương hội nhập. Nền kinh tế đất nước ta đã có những tác động mạnh mẽ. Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội quý I năm 2010 của bộ kế hoach đầu tư tài cuộc họp kinh tế, nước ta vẫn tiếp tục đã phục hồi của những quý cuối năm 2009. Với GDP trong nước đạt 5,83% gấp 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục hồi xảy ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: già trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8 %; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6 %; thị trường trong nước tiếp tục phatf triển ổn định, với tốc độ phát triển cao, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 24,1%, họt động du lịch sôi nổi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với năm trước; thực hiện vốn đầu tư ước tính tăng 26,3% so với pphungf kì năm trước đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38%;… Tuy nền kinh tế vẫn kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Vừa có tính trước mắt vừa có tính lâu dài. Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng hạn chế; sức cạnh tranh nền kinh tế nói chung và của nhiều ngành, nhiều loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ còn thấp. Một số cân đối kinh tế vĩ mô chưa được cải thiện dáng kể, thiếu tính bền vững. Tình hình kinh tế xã hội trong thời gian này vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nếu không tích cực tìm những giải pháp khắc phục có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rraats lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế phát triển trong năm 2010 và các năm tiếp theo. Đặc biệt là các yếu tố do tác động từ phục hồi kinh tế, lạm phát và giá cả thế giới tăng. Gây áp lực lớn đến mặt bằng và lạm phát trong thời gian tới. Xuất khẩu giảm sút, trong khi nhập khẩu tăng làm cho nhập siêu bị đẩy mạnh, ảnh hưởng đến cân đối ngoại tệ và dự trữ ngoại hối giảm sút. Việc huy động vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, trong khi đó áp lực cạnh tranh của nước ngoài trên thị trường quốc tế và cả thị trường trong nước ngày càng găy gắt hơn. Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trong thập kỷ 21 này được so sánh là có những khác biệt rất lớn so với 2 thập kỷ về trước. Các Doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau và chịu sức ép của cạnh tranh. Hoạt động KDTM hiên nay không chỉ bó hẹp trong một quốc gia mà hoạt động kinh doanh thường mại quốc tế ngày càng có phạm vi khá rộng. Chính vì vậy, các DN Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những khả năng và sẵn sàng tận dụng các lợi thế trong kinh doanh do quá trình toàn cầu hoá mang lại. 2.1.2. Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp ở Việt Nam trong thời gian qua Có rất nhiều lý do để các bên tranh chấp trong KDTM lựa chọn những hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp với những yêu cầu của mình: Tranh chấp KDTM được giải quyết bằng Thương lượng Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Tuy vậy, có thể thấy rằng chỉ khi tính chất của các tranh chấp là đơn giản giá trị ( về mặt kinh tế ) của các tranh chấp là không nhiều, các bên lại có thiện chí và am hiểu pháp luật thì phương pháp này mới được sử dụng nhiều. Như thế, thông thường với những vụ việc có tính chất, mức độ và nằm trong hoàn cảnh trên thì giải quyết tranh chấp bằng thương lượng mới trở nên phù hợp và được các bên lựa chọn. Pháp luật nhiều quốc gia luôn khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng phưng thức thương lượng để tìm kiếm sự thỏa thuận và thống nhất với nhau về cam kết trong KDTM. Thương lượng trở thành một điều kiện bắt buộc phải có trước khi các bên áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Tranh chấp trong KDTM là các tranh chấp rất phức tạp, thế nhưng khi các bên có thiện chí và ngồi lại với nhau để tháo gỡ bất đồng thì nó trở nên rất thuận lợi trong việc chấp dưtrs tranh chấp. Thương lượng là phương thức thể hiện thiện chí của các bên mong muốn giải quyết ổn thỏa những bất đồng một cách nhẹ nhàng và đơn giản nhất. Tranh chấp KDTM được giải quyêt bằng hòa giải: Hòa giải là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tố tụng được đánh giá cao về tính hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam, biện pháp này lại chưa được các doanh nghiệp “ưa chuộng”. Hệ thống pháp luật về hòa giải hiện hành chủ yếu điều chỉnh hoạt động hòa giải trong tố tụng và hòa giải các tranh chấp, bất đồng dân sự ở cơ sở, đời sống cộng đồng. Riêng hòa giải với tính chất là một biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tố tụng là một khái niệm mới được ghi nhận tại khoản 2 Điều 317 Luật Thương mại 2005. Nhưng tất cả chỉ vẻn vẹn qui định, “hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải” là hình thức giải quyết tranh chấp, mà không có văn bản hướng dẫn cụ thể khi hòa giải phải làm theo qui trình, thủ tục nào, nội dung và hiệu lực của phương thức giải quyết tranh chấp này ra sao. Chỉ duy nhất Trung tâm Trọng tài quốc tế (VIAC) đặt cạnh Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là hiện thức hóa qui định tại khoản 2 Điều 317 Luật Thương mại thành Qui tắc hòa giải của VIAC (20 điều, có hiệu lực từ 10/9/2007). Nhưng cũng chỉ là bộ qui tắc “nội bộ”, áp dụng cho các DN có nhu cầu đề nghị VIAC làm trung gian hòa giải. Còn ở các trung tâm trọng tài khác nếu được DN yêu cầu làm trung gian hòa giải thì chỉ có nước “bó tay” vì không có cơ sở pháp lý. Rõ ràng, dù hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại được đánh giá là có nhiều ưu điểm về thời gian giải quyết ngắn, chi phí tương đối thấp, thủ tục đơn giản và giữ được hòa khí của các bên tranh chấp song thực tế, pháp luật lại thiếu những qui định công nhận pháp lý chế định hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại, không có thiết chế bắt buộc thực hiện kết quả hòa giải... Điều đó khiến hoạt động hòa giải tranh chấp thương mại ở nước ta thiếu đi tính chuyên nghiệp và qui định hòa giải (như một biện pháp giải quyết tranh chấp) vẫn luôn “vắng bóng” trong các hợp đồng giao thương giữa các DN trong nước với nhau và giữa DN trong nước với DN nước ngoài. GS.Kobayashi Levin (Đại học Kyushu - Nhật Bản) cho biết, sự mất cân bằng giữa hòa giải do Nhà nước và tổ chức xã hội tiến hành ở Nhật là 1/10. Vì thế, Nhật Bản đã ban hành luật về hòa giải, qui định áp dụng hình thức hòa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại nhưng vì không rõ ràng nên khi áp dụng trong thực tiễn đã xuất hiện nhiều hình thức hòa giải (cả theo truyền thống Nhật Bản và phương Tây). Thực trạng này dẫn đến sự rối loạn và không phát huy được hiệu quả của biện pháp hòa giải, thậm chí tạo ra phản ứng lại việc áp dụng biện pháp hòa giải để giải quyết tranh chấp. Từ kinh nghiệm đó của Nhật Bản cho thấy, cần có luật điều chỉnh hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại, nhưng phải cụ thể, rõ ràng, cũng như hoàn thiện cơ chế pháp lý áp dụng đối với các thiết chế tư pháp và bổ trợ tư pháp (luật sư, trọng tài thương mại, công chứng, giám định tư pháp) để hỗ trợ các DN xử lý tranh chấp khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Đồng thời, để hòa giải có thể được các DN lựa chọn như một biện pháp giải quyết tranh chấp cần có cơ chế hỗ trợ tư pháp đối với việc giải quyết các tranh chấp theo hướng kết quả hòa giải có thể được tòa án có thẩm quyền công nhận để đảm bảo khả năng thi hành trên thực tế. Bên cạnh đó, cần xây dựng được một đội ngũ hòa giải viên có năng lực và các trung tâm hòa giải chuyên nghiệp. Tranh chấp KDTM được giải quyết bằng Trọng tài:  Thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, hiện cả nước có gần 300.000 doanh nghiệp (DN) và gần 10.000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép hoạt động. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến các tranh chấp thương mại, đầu tư có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phức tạp. giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế bằng phương thức Trọng tài đang được cộng đồng DN trên thế giới ưa chuộng. Bởi Trọng tài có 7 điểm ưu việt đó là: tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định Trọng tài đối với việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế, tính bí mật, liên tục, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, duy trì được quan hệ đối tác và cho phép các bên sử dụng kinh nghiệm của chuyên gia trong quá trình giải quyết tranh chấp Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trên thế giới, nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Thống kê cho thấy, kể từ năm 2001 đến nay, trung bình Toà án Trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã thụ lý hơn 500 vụ việc mỗi năm. Các tổ chức trọng tài quốc tế khác cũng tiếp nhận và giải quyết một số lượng vụ việc tương đối lớn. Tại Việt Nam, tuy mới được hình thành, nhưng trọng tài cũng được khuyến khích sử dụng trong một loạt các luật như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Hàng hải... Hiện nay, Việt Nam đã có Pháp lệnh Trọng tài thương mại (ban hành năm 2003) là văn bản quy định khá chi tiết về trọng tài, trình tự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Trọng tài vốn phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế bởi có nhiều tính ưu việt, đáp ứng được nhu cầu của các DN. Lợi thế đầu tiên khi DN lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp này là thủ tục tố tụng linh hoạt. Đây là một trong những tiêu chí mà các DN thường quan tâm khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp. Luật trọng tài các nước quy định thủ tục tố tụng trọng tài rất đơn giản, chủ yếu dựa trên thỏa thuận của các bên. Các bên được tự do thỏa thuận về toàn bộ quá trình tố tụng và các hội đồng trọng tài có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng thỏa thuận của các bên. Ví dụ, các bên có thể quyết định số lượng trọng tài viên của hội đồng trọng tài, cách thức chỉ định trọng tài viên, tiêu chuẩn trọng tài viên, thời gian giải quyết vụ tranh chấp, luật áp dụng, ngôn ngữ, địa điểm giải quyết vụ tranh chấp. Bên cạnh đó, tính trung lập, vô tư khách quan và chuyên nghiệp của hội đồng trọng tài cũng là yếu tố quan trọng để DN có thể tin cẩn lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp này. Với đặc thù là cơ chế giải quyết tranh chấp tư, thẩm quyền được hình thành dựa trên thỏa thuận của các bên, trọng tài luôn nhấn mạnh các tiêu chí vô tư, khách quan và trình độ của các trọng tài viên. Theo Điều 13 Pháp lệnh Trọng tài thương mại, các trọng tài viên có nghĩa vụ “vô tư, khách quan trong việc giải quyết vụ tranh chấp”. Để đảm bảo tính trung lập và khách quan, một số trung tâm trọng tài đã đưa ra một số giới hạn về tiêu chí quốc tịch trọng tài viên. Theo Quy tắc tố tụng của ICC, trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch hội đồng trọng tài phải là người có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên tranh chấp (Điều 9 khoản 5). Các trọng tài viên thường là người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong một số lĩnh vực cụ thể, như bảo hiểm, tài chính, vận tải, xây dựng... Những tranh chấp chuyên ngành này đòi hỏi người phân xử phải có kiến thức rộng và am hiểu trong lĩnh vực đó. Do vậy, việc giải quyết sẽ được chính xác và khách quan hơn. Trong xu thế hiện đại, ngoài các tổ chức trọng tài lớn, có thể giải quyết các tranh chấp trong nhiều lĩnh vực, một số nước đã thành lập các tổ chức trọng tài chuyên ngành. Ví dụ, Ủy ban Trọng tài hàng hải Tokyo (the Tokyo Maritime Arbitration Commission - TOMAC) thực hiện chức năng trọng tài của Sở Giao dịch thuê tàu Nhật Bản (Japan Shipping Exchange) trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, đóng tàu, bảo hiểm hàng hải, trao đổi, môi giới mua bán tàu và các phương tiện xa bờ, tài chính. Hiệp hội Mua bán gạo và lúa mạch ở London (the London-based Grain and Feed Trade Association - GAFTA) thực hiện dịch vụ trọng tài mỗi năm xử khoảng 250 vụ liên quan đến mua bán gạo. Chỉ riêng tại châu Âu, đã có 6 nước có tổ chức giám sát tố tụng trọng tài cho tranh chấp liên quan tới cà phê. Các tổ chức này thường không nằm tại thủ đô các nước: ở Bỉ là Phòng trọng tài cà phê Antwerp, ở Italia có Phòng trọng tài cà phê Italia ở Genoa và Phòng trọng tài Trieste... Một nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các DN của trọng tài là không công khai. Đây cũng là đặc điểm khác biệt so với việc giải quyết tranh chấp tại tòa án và là ưu điểm của phương thức trọng tài. Trong quá trình kinh doanh, bí quyết kinh doanh là yếu tố quan trọng, nhất là trong những lĩnh vực sở hữu trí tuệ, công nghệ cao, nếu giải quyết tại tòa án sẽ có nguy cơ bị lộ bí mật, nhưng khi giải quyết tranh chấp trọng tài, thì nội dung tranh chấp sẽ được giữ kín. Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam cũng có quy định về vấn đề này. Cụ thể, một trong những nghĩa vụ của trọng tài viên là “giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết” (Điều 13 khoản 2.d). Quyết định trọng tài là chung thẩm, ràng buộc các bên và được công nhận quốc tế. Đây là một trong những ưu điểm cơ bản của phương thức trọng tài. Nguyên tắc chung thẩm hay xét xử một lần được ghi nhận rộng rãi trong hệ thống pháp luật trọng tài quốc tế. Với nguyên tắc chung thẩm, thời gian giải quyết vụ tranh chấp sẽ được rút ngắn. Thông qua một loạt công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài, các quyết định trọng tài sẽ được công nhận và thi hành tại 142 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Đây là một ưu thế quan trọng đối với các quyết định trọng tài có yếu tố nước ngoài. Cùng với nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu, các tranh chấp thương mại đang phát sinh ngày càng nhiều với tính chất phức tạp ngày càng cao. Với những điểm ưu việt như trên, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp đang được giới luật gia quốc tế và trong nước khuyến cáo sử dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời làm giảm sự quá tải về số lượng vụ việc cho hệ thống tòa án. Xu hướng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp  thương mại và đầu tư trên thế giới thi với DN, vấn đề thắng thua trong tranh chấp không nặng nề như đối với người dân bình thường về mặt giá trị, song lại nặng nề về uy tín thương mại. DN, thương nhân mất hợp đồng này, có thể có hợp đồng khác. Đó chính là điểm mà việc giải quyết tranh chấp theo hình thức Trọng tài có được lợi thế để phát huy. Do vậy, trong các quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế, các DN, thương nhân ở các nước thường có xu hướng lựa chọn TTTM để giải quyết các tranh chấp với nhau và TTTM quốc tế để giải quyết tranh chấp với các đối tác nước ngoài.   Tranh chấp KDTM được giải quyêt bằng Tòa án: Mấy năm trở lại đây, do những diễn biến phức tạp của đời sống xã hội nên các tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Theo đánh giá của TANDTC, trong thời gian qua, toàn ngành đã  thụ lý, giải quyết gần 200.000 các việc dân sự. Một trong số những việc đó là những tranh chấp liên quan đến kinh doanh, thương mại. Có thể nói, đó là một con số không nhỏ, phản ánh một thực tế về sự gia tăng của các tranh chấp kinh tế cũng như những loại án đặc thù, mới phát sinh mà để  giải quyết ổn thỏa, đảm bảo quyền lợi cho các bên là một công việc không phải đơn giản. Theo quy định tại điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự thì tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án rất đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, trong đó có tranh chấp vừa được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật Dân sự, vừa được điều chỉnh bởi Luật chuyên ngành. Chính vì lý do này mà việc xét xử các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại một số Tòa án còn lúng túng, vướng mắc hoặc sai lầm khi áp dụng quy định của Bộ luật dân sự và quy định của Luật chuyên ngành như Luật Thương mại (thường xảy ra khi giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản đã được quy định trong Bộ luật Dân sự), hợp đồng mua bán hàng hóa (được quy định trong Luật Thương mại), về hợp đồng dịch vụ (quy định trong Bộ luật Dân sự), hợp đồng cung ứng dịch vụ (được quy định trong Luật Thương mại), hợp đồng liên kết, liên doanh hợp đồng hợp tác kinh doanh... theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, hợp đồng bảo hiểm (được quy định trong Bộ luật Dân sự), hợp đồng bảo hiểm (quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm)... Vướng mắc ở đây là trường hợp nào thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự, trường hợp nào thì áp dụng quy định của Luật chuyên ngành? Vì vậy, trong thực tiễn xét xử, việc áp dụng quy định của Luật chuyên ngành, của Bộ luật Dân sự để giải quyết vụ án của một số Tòa án chưa thống nhất như: Có Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự; có Tòa án áp dụng quy định của Luật chuyên ngành; có Tòa án áp dụng đồng thời quy định của Bộ luật Dân sự và quy định của Luật chuyên ngành... Sự chồng chéo và thiếu tính nhất quán đó ắt phải dẫn đến một hậu quả, đó là đưa ra những phán quyết thiếu khách quan, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người tham gia tố tụng. Để việc áp dụng pháp luật được đúng và thống nhất, Tòa Kinh tế - TANDTC đã đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn theo hướng: Khi giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại mà tranh chấp đó vừa được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật dân sự, vừa được điều chỉnh bởi quy định của Luật chuyên ngành thì áp dụng theo quy định của Luật chuyên ngành để giải quyết. Nếu Luật chuyên ngành không có quy định thì mới áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Chỉ có như thế, việc giải quyết mới trở nên đơn giản, dễ dàng áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật và đưa ra những quyết định sáng suốt, công bằng. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp. Mặt khác khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhiều quan hệ kinh tế cũng mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh tế ngày càng muôn hình muôn vẻ và với số lượng lớn. Ở Việt Nam các đương sự thường lựa chọ hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hoà giải. Chính vì vậy, Toà án có vai trò vô cùng quan trọng. Hơn nữa, Toà án là một thiết chế của Nhà nước; hoạt động của Toà án là một hoạt động rất đặc biệt và mang tính kỹ năng nghề nghiệp cao; vì lẽ đó, hoạt động xét xử của Toà án phải đảm bảo công minh, nhanh chóng, chính xác và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng án, giải quyết án kéo dài, dễ gây phiền hà, mệt mỏi cho các bên đương sự. Do vậy, việc nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án được nhiều người quan tâm. Đồng thời việc giải quyết tranh chấp này còn góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và an ninh quốc gia. 2.2. Một số đề xuất Pháp luật về KDTM nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM nói riêng đang cần sự thống nhất, đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ trong KDTM sao cho được minh bạch, thuận lợi cho các chủ thể tham gia: - Về phương diện lý luận Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của KDTM theo hướng đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong xu hướng phát triển và hội nhập. Tăng cường khả năng kiểm soát của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực, phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp, thông qua hình thức giám sát và tự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thứ hai, tăng chất lượng trong hoạt động giải quyết tranh chấp trong KDTM ở các hình thức: Thương lượng, Hoà giải, Trọng tài, Tòa án. Thứ ba, hệ thống lại các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong KDTM một cách quy củ. Để tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các quy định của pháp luật cho một vấn đề giải quyết tranh chấp, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự rõ ràng của các quy định tránh tình trạng các quy định của luật thể hiện một cách chung chung để điều chỉnh một lĩnh vực. Thứ tư, hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong KDTM theo hướng gọn nhẹ, ít rườm rà mang lại hiệu quả cao trong việc giải quyết tranh chấp. Đảm bảo được hiệu lực thi hành các thỏa thuận, các cam kết giữa các bên tranh chấp. Thứ năm, cần xác định rõ và cụ thể các quy định thể hiện quy trình giải quyết tranh chấp trong KDTM. Để các chủ thể có thể đạt được hiệu quả mong muốn khi giải quyết những tranh chấp phát sinh. - Về phương diện thực tiễn Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền thông tin rộng rãi cho các chủ thể tham gia hoạt động KDTM về vai trò của việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động KDTM. Trong đó khẳng định việc các bên tranh chấp cần nắm rõ được thông tin, am hiểu về mặt pháp lý là điều rất cần để các bên có thể đạt được kết quả tốt nhất trong giải quyết những bất đồng. Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động giám sát của cơ quan Nhà nước có thầm quyền trong hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM. Thứ ba, thống kê từng loại tranh chấp ở từng giai đoạn, thời điểm với các tính chất cụ thể, điều tra tìm hiểu các cách thức giải quyết những bất đồng giữa các bên tranh chấp đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Để xem xét những cách thức giải quyết đó ảnh hưởng lợi và hại gì cho hoạt động chung của lĩnh vực KDTM. KẾT LUẬN Tranh chấp KDTM là một hiện tượng mang tính tất yếu khi có sự tồn tại của hoạt động KDTM. Việc giải quyết tranh chấp KDTM là một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo tính lành mạnh, bình đẳng của các chủ thể tham gia hoạt động KDTM. Lĩnh vực KDTM Việt Nam đã hoạt động khá lâu, có nhiều tranh chấp phát sinh và đã được đưa ra giải quyết. Việc nghiên cứu các cơ chế pháp luật về KDTM trên mọi phương diện để có phương hướng đúng trong việc hệ thống lại toàn bộ khung pháp lý của một lĩnh vực quan trọng – Lĩnh vực KDTM là điều rất cần thiết. Việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực KDTM một cách hiệu quả, mang lại môi trường minh bạch, xây dựng một thể chế KDTM năng động và hiệu quả. Để hoạt động KDTM Việt Nam phát huy hết khả năng và vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay là điều khó có thể thực hiện được trong thời gian trước mắt. Dựa vào thực tiễn tranh chấp KDTM, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp KDTM. Tác giả để tài phân tích ưu điểm và hạn chế của từng phương thức giải quyết tranh chấp và đặc trưng của tranh chấp trong KDTM. Từ đó đề xuất một số giải pháp về mặt lý luận vào thực tiễn về giải quyết tranh chấp trong KDTM nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động KDTM. Để góp phần thúc đẩy hoạt động KDTM Việt Nam ổn định và phát triển. Với những hạn chế như: thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp KDTM ở Việt Nam trên thực tế nằm rãi rác nên chưa có nhiều để tổng hợp, phân tích và đánh giá một cách cặn kẽ; thời gian để thực hiện để thực hiện đề tài ngắn…Do đó chắc chắn đề tài niên luận “các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và thực tiễn áp dụng tại Viêt Nam” không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp và chia sẻ ý kiến. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. [2]. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Nghị định số:116/CP về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án kinh tế và Trọng tài kinh tế. [3]. Dương Đăng Huệ, một số điển hình của việc xây dựng pháp luật theo hướng hội nhập, tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 06/2003 [4]. Lê Hồng Hạnh, hoàn thiện phát luật trọng tài trước yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về trọng tài thương mại, tháng 06/.2007 [5].Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6]. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng Dân sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7]. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [8]. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [9]. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật trọng tài, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. [10]. Th.s Lê Thị Hải Ngọc (2008), Tìm hiểu luật thương mại 2, Trường đại học khoa học Huế. [11]. Tổng cục Thống kê (2009), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12/2009. [12]. Tổng cục Thống kê (2010), Bái cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2010. [13]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại tập II, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. [14]. Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ điển tiếng việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. [15]. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [16]. www.LuatVietNam.vn. [17]. www.Tuoitre.com.vn. [18]. www.vnn.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclu7853t lu7853t.doc
Tài liệu liên quan