Niên luận Đời sống tâm lý của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn

Mục lục PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG 4 I : Một số khái niệm cơ bản 4 1.1 : Sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh 4 1.2 : Sự phát triển tâm lý của vườn trẻ. 7 1.3 : Sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo. 8 1.4 : Sự phát triển tâm lý của trẻ ở tuổi học sinh nhỏ 9 1.5 : Sự phát triển tâm lý của tuổi thiếu niên 10 II : / Tình hình ly hôn trong nước và trên thế giớ. 14 2.1 : Khái niện ly hôn và kết hôn 14 2.2: Vấn đề ly hôn trong lịch sử 14 2.3 : Tình hình ly hôn trên thế giớ hiện nay 14 2.4 : Tình hình ly hôn ở Việt Nam 16 III : Những tổn thương tâm lý của trẻ khi có bố mẹ ly hôn 17 3.1 : Giai đoạn từ 0-2 tuổi 17 3.2 : Giai đoạn từ 2-3 tuổi 18 3.3 : Giai đoan từ 3-6 tuổi 19 3.4 : Thời kì tiềm ẩn 19 3.5 : Tuổi thiếu niên 20 PHẦN III : PHẦN KẾT LUẬN 22

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niên luận Đời sống tâm lý của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn của bố mẹ. Do đó mục đích nghiên cứu là để cung cấp các kiến thức cho giới chuên môn và cho các đối tượng quan tâm về ảnh hưởng của ly hôn tới đời sống tâm lý của trẻ. Và qua đó đưa ra những kiến nghị với các nhà chức trách, các nhà làm luật, và cả các bố mẹ về cách thức hoạt động, xử lý tình thế có lợi cho sự phát triển của trẻ có bố mẹ ly hôn PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG I : Một số khái niệm cơ bản 1.1 : Sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh 1.1.1 : Định nghĩa Trẻ sơ sinh là trẻ em ở lứa tuổi từ 0- 2 tuổi 1.1.2 : Sự phát triền sinh lý Đây là giai đoạn phát triển bùng nổ của bộ não. Khi ra đời, phần phát triển nhất của bộ não là thân não và não giữa. Đây là 2 phần có chức năng kiểm soát trạng thái có ý thức, các phản xạ bẩn sinh, các chức năng sinh học sống còn. Não giữa được bao bọc bởi não và vỏ não. Nhứng bộ phận này chịu trách nhiệm trực tiếp về những cử động có ý thức của thân thể các cảm giác và các hoạt động trí tuệ như học tập, tư duy và nói … Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Do đó phải tổ chức cho trẻ hoạt động hợp lý để các tế bào thần kinh được kích thích, được hoạt động. Tránh các hình thức cô lậpu trẻ vì sự phát triển đầu đời của não trẻ không chỉ phụ thuộc voà quy luật sinh học mà còn phụ thuộc vào sự trải nghiệm của trẻ trong hoạt động của nó. 1.1.3 : Sự phát triển của giao tiếp Cũng như người lớn, ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh cũng có giao tiếp với những người xung quanh, với thế giới bên ngoài, mặc dù công cụ giao tiếp, phương tiện giao tiếp đầu tiên của trẻ rất đơn giản. Người mà đứa trẻ giao tiếp đầu tiên thường là bố mẹ của nó ( hay là người chăm sóc nó). Chính bố mẹ mlà người cho nó ăn, giữ gìn, bảo vệ nó. Do đó mà đứa trẻ cần phải giao tiếp với bố mẹ để tồn tại và phát triển.Những biểu hiện đầu tiên của sự giao tiép là những động tác như bú , cựa, khóc…Và thông qua những động tác này mà người lớn nhận ra những nhu càu của trẻ và đáp ứng những nhu cầu đó.Đứa trẻ bắt chước rất sớm.Ngay từ 10 ngày tuổi đầu tiên , trẻ đã biết bắt chước được nét mặt, mặc dù đấy chỉ là sự bắt chước vô thức.Chính vì vậy mà người chăm sóc trẻ mà suốt ngày cáu kỉnh thi sẽ có tác động xấu đến dứa trẻ. Do vậy khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc phảI luôn vui vẻ, thường xuyên trò chuyện, dỗ dành ,nâng niu, vuốt ve đứa trẻ khiến cho trẻ có cảm giác mình được chăm sóc, bảo vệ an toàn, trẻ cảm nhận được không gian ấm áp của tình thương, của gia đình.Như vậy, người chăm sóc trẻ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Nếu người chăm sóc mà chăm sóc cho trẻ cẩn thận, đúng quy luật thì tâm lý trẻ phát triển rất thuận lợi và ngược lại.Trên cơ sở giao tiếp với người chăm sóc mà ở trẻ xuất hiện tình cảm gắn bó với người chăm sóc. Chất lượng của sự gắn bó này phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà sự nổi bật là 3 yếu tố: Đó là chất lượng chăm sóc trẻ, đặc điểm của bầu không khí, tình cảm gia đình và đặc điểm của hệ thần kinh, khí chất và điều kiện sức khoẻ của trẻ nói chung. Có hai khả năng xảy ra giữa đứa trẻ và người chăm sóc. Đó là gắn bó an toàn và gắn bó không an toàn. Trong đó, loại gắn bó không an toàn lại được chia làm ba loại: Đó là gắn bó chống đối, gắn bó lẩn tránh và gắn bó mất phương hướng, vô tổ chức. Đối với đứa trẻ có gắn bó an toàn thì nó sẽ luôn có cảm giác rất an toàn, thân tình trào đón mẹ và cảm thấy lo lắng quá đỗi thì thường tiếp xúc chất với mẹ để làm giảm bớt nỗi lo lắng. Đây là kết quả của sự giao tiếp hợp khoa học giữa người chăm sóc ( mẹ ) và con. Còn đối với những trẻ có gắn bó chống đối thì nó lại tỏ ra ít lo lắng và thường quay lưng với yêu cầu của mẹ hoặc phớt lờ mẹ ngay cả khi mẹ cố tỏ ra sự chú ý cho trẻ. Trẻ thường dễ hoà đồng với người lạ nhưng thỉnh thoảng cũng lẩn tránh hoặc phớt lờ họ theo kiểu lẩn tránh và phớt lờ mẹ. Đối với trẻ gắn bó mất phương hướng, và vô tổ chức, thường có biểu hiện ở chỗ: Trẻ thấy bối rối về việc lại gần mẹ hoặc lẩn tránh mẹ khi gặp mẹ, trẻ có thể hoạt động vô thức và cứng nhắc hoặc có thể lại gần. Đây là kết quả của sự giáo dục thiếu khoa học. Mà nguyên nhân chủ yếu thường là bầu không khí gia đình không được tốt, luôn có sự căng thẳng, bất đồng vì bố mẹ không hạnh phúc, hoặc bố mẹ không nhạy cảm trong việc chăm sóc. Cũng có thể do đwas trẻ chịu nhiều stress khác nhau với người chăm sóc. Bởi đó là những người không nhất quán trong việc chăm sóc con, họ đối sử với con theo trạng thái, tâm trạng và phần lớn không đáp ứng nhu cầu của con. Những trẻ gắn bó lẩn tránh thường do mẹ không gần gụi với con hoặc do nhiệt tình quá mức. Có những ông bố bà mẹ khi thì yêu con quá mức, khi thì coi con như kẻ thù. Những đứa trẻ gắn bó không an toàn là tiền đề hết sức xấu cho sự phát triển sau khi sau này của trẻ, Sự gắn bó không an toàn này chính là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt trong giao tiếp của trẻ, trẻ luôn lẩn tránh và không chịu khám phá những thứ xung quanh nó. Nó luôn giam mình lại trong không gian riêng của nó mà không chịu tiếp xúc với người xung quanh. Những đứa trẻ bị thiếu hụt trong giao tiếp thường có hành vi rất nhèo nàn, nét mặt đờ đẫn, nhìn người khác với mặt khô cứng, không biểu cảm, sống co mình lại. Đây là mần sống nguy hại cho bệnh tật, đặc biệt là bệnh tự kỉ, thậm chí còn dẫn tới sự tụt hậu về phát triển trí tuệ, khó hoà nhập với xã hội, ngôn ngữ kém phát triển ... nếu như sự thiếu hụt giao tiếp kéo dài. 1.1.4 : Sự phát triển ngôn ngữ. Ở giai đoạn này, sự phát triển ngôn ngữ được chia ra làm hai giai đoạn, đó là giai đoạn phát âm phi ngôn ngữ ( mà đặc trưng là tiếng khóc) và giai đoạn phát âm gắn với tập nói. Trong giai đoạn phát âm phi ngôn ngữ, trẻ sơ sinh ra hiệu tất cả những nhu cầu của mình bằng tiếng khóc, khi nó đói, đau,khát ... thì nó đều khóc. Đó là phản xạ không điều kiện và là phương tiện giao tiếp của trẻ sơ sinh ( thường kéo dài từ 1-3 tuổi). Giai đoạn phát âm gắn với tập nói để có thể diễn ra thì cần phải có điều kiện kiên quyết là trẻ phải được người lớn tổ chức hoạt động, giao lưu. Hàng ngày, đứa trẻ được nghe âm thanh, tiếng nói của con người, từ đó trẻ bắt đầu bập bẹ, bi bô theo những âm thanh ngữ điệu mà chứng nghe được tiếng nói của người. Thực nghiệm cho thấy rằng : Trẻ 7 tháng tuổi có thể phát âm được những từ không khó lắm mặc dù chưa nói được nhưng nó tỏ ra hiểu được ngôn ngữ của những người xung quanh, 9 tháng trẻ nói được những từ để thông báo ý muốn của nó, từ 13 – 14 tháng trở đi nếu như tiếp tục dạy trẻ thì ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển rất nhanh. Nó có thể nhớ được những thứ như một đoạn bài hát, từ 18 – 24 tháng mỗi tuần trẻ có thể làm chủ được trên 200 từ và có thể vận dụng đúng chỗ. Do đó mà sẽ tạo ra một bước nhảy vọt về chất lượng giao tiếp. Trẻ sơ sinh có thể dùng từ để giao tiếp với người xung quanh và người xung quanh cũng có thể hiểu được ý muốn của trẻ. Từ đó mà tâm lý trẻ phát triển và bắt đầu có sự phát triển ý thức. Như vậy sự phát triển ngôn ngữ là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển tâm lý ở trình độ tâm lý cấp cao, tạo dựng cơ sở đầu tiên cho sự phát triển nhân cách. 1.1.5 : Sự phát triển nhận thức ( trí tuệ ) Đây chính là sự phát triển nhận thức của trẻ trong thời kỳ giác- động. Đó là thời kỳ trẻ chưa có ngôn ngữ, biểu tượng. Do đó mà trẻ tác động qua lại với môi trường xung quanh là nhờ vào tri giác, cảm giác và vận động của cơ thể. Khi trẻ xác định được một hệ thống sơ đồ nhận thức là khi đó đã có chỗ dựa cho sự phát triển bộ phận nhận thức và trí tuệ sau này của trẻ. Chính quá trình thích nghi giữa cá thể với môi trường là quá trình tạo ra sự phát triển tâm lý của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Trong đó, môi trường này lại luôn biến đổi. Cơ chế của sự thích nghi giữa cơ thể và môi trường được xét trên hai phương diện. Một là xét trên phương diện phát triển sinh học. Khi cơ thể tác động vào môi trường thì nó tiếp thu lấy chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thểvà chất dinh dưỡng đượ đưa vào cơ thể thì có thể đưa vào bộ máy đồng hoá và dị hoá các chất đó ( chất biến đổi từ môi trường vào các thành phần khác nhau ) để nuôi cá thể , chất nguuy hiểm được đưa ra ngoài cơ thể. Khi môi trường thay đổi thì cơ thể lấy chất mới của môi trường đã thay đổi để đưa vào cơ thể từ sự đồng hoá diễn ra không bình thường, đe doạ sự tồn tại của cơ thể, lúc đó đòi hỏi cơ thể đáp ứng tích cực, thay đổi cơ quan nội tại để phù hợp với thích nghi mớicủa môi trường đã thay đổi. Như vậy, cấu tạo cơ thể thay đổi thì lúc đó hiện tượng đồng hoá diễn ra được. Quá trình mà cơ thể đáp ứng tích cực phù hợp với quá trình thay đổi môi trường là quá trình điều ứng. Nhờ có quá trình này mà cơ thể về mặt sinh học được phát triển, cơ thể và môi trường có thể cân bằng trở lại. Thứ hai là xét về phương diện phát triển tâm lý, có hai loại thích nghi, đó là thích nghi sinh học ( còn gọi là thích nghi vật chất ) và thích nghi tâm lý tình cảm. Thích nghi tâm lý tình cảm này cũng diễn ra tương tự như thích nghi sinh học, tức là cũng diễn ra quá trình đồng hoá, hiệu ứng, tạo ra sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường. Như vậy thích nghi là sản phẩm của nó đã tạo ra một hệ thống các sơ đồ nhận thức từ thấp tới cao. Tóm lại, khi đứa trẻ thích nghi với cuộc sống môi trường xung quanh thì quá trình nhận thức được hình thành. Do đó mà nhận thức là một dạng của sự thích nghi giữa cơ thể và môi trưòng. 1.2 : Sự phát triển tâm lý của vườn trẻ. 1.2.1 : Định nghĩa Tuổi vườn trẻ là trẻ em thuộc nứa tuổi từ hai tuổi đến ba tuổi. I.2.2 : Sự phát triển sinh lý Vào giai đoạn này, não của trẻ đã nặng tới 1200 gam, quá trình mê lin hoá chất phát triển mạnh. Trẻ đã có thể tự di chuyển và tự phục vụ mình. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển tâm lý của trẻ, đó là khả năng giao tiếp với thể giớ bên ngoài được mở rộng hơn, độc lập hơn, tự chủ hơn. 1.2.3 : Hoạt động của trẻ từ 2-3 tuổi Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ 2-3 tuổi ở nứa tuổi này, trẻ bắt đầu hành động với những đối tượng mà cụ thể là những đồ vật do con người tạo ra. Trên những đồ vật do con người tạo ra này đã ẩn tàng những tri thức mà con người đã phát hiên về đồ vật đó. Do đó, trong quá trình hoạt động với đồ vật, trẻ không chỉ lĩnh hội những phương thức hành động của các công cụ, các đối tượng mà còn lĩnh hội chức năng của chúng. Và các đồ vật do con người sáng tạo ra nên tất cả những thao tác sử dụng những công cụ đó cũng được con người gửi vào đồ vật đó. Như vậy, cũng trong quá trình sử dụng, trẻ cần phai phục tùng những thao tác sử dụng đồ vật đó. Nờ đó tri giác của được phát triển nhanh và làm cho trẻ phân được công cụ với công cụ khác, biết được chức năng của công cụ đó, đồ vật đó, biết được đặc điểm, cấu tạo của chúng. Để có thể làm được điều đó thì trẻ càn phải quan sát và làm theo, từ đó mà tâm lý trẻ phát triển và lĩnh hội được những quy tắc hành vi xã hội. Hoạt động thiết lập các mối quan hệ giữa các đồ vật do con người tạo ra, những thuộc tính, chức năng của nó,ý nghĩa của nó ... Đựơc bộc trước hết nhờ ảnh hưởng của giáo dục và dạy học của người lớn. Muốn hoạt động này phát triển nhanh thì cần phải tổ chức cho trẻ chơi những đồ chơi vì quá trình chơi trẻ sẽ phát hiện ra nhiều thứ, phát hiên ra mối quan hệ giữa phương tiện và mục đích. 1.2.4 : Sự phát triển ngôn ngữ ở nứa tuổi này, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào sự dạy bảo của người lớn. Càng thoả mãn được yêu cầu giao tiếp của trẻ nhiều bao nhiêu, ngôn ngữ của càng phát triển phong phú bấy nhiêu, đa dạng bấy nhiêu và ngược lại. Giao tiếp của trẻ càng rộng bao nhiêu thì càng thuận lợi cho sự phát triển bấy nhiêu. Sự phát triển ngôn ngữ ở nứa tuổi này có nét đựac trưng là mang tính”vô điịmh hình “ hay còn gọi là ngôn ngữ “tự kỉ “. Biểu hiện của nó là trẻ điên dại lời nói của mình theo cách riêng không giống với những người lớn mặc dù trẻ có thể có khoảng 1500 từ từ khi lên 3 tuổi. Tuy nhiên tình trạng ngôn ngữ tự kỉ sẽ nhanh chón được khắc phục nếu trẻ được ở trong một môi trường giao tiếp thường xuyên và được dạy dỗ đúnh hướng của người lớn. Tóm lại, sự phát triển ngôn ngữ mạnh ở thời kỳ làm cho các phẩm chất tâm lý khác như tri giác,trí nhớ, tư duy của trẻ có những thay đổi về chất. 1.2.5 : Sự phát triển tư duy Tư duy của trẻ ở nứa tuổi chủ yếu là tư duy trực quan hành động cụ thể. Nghĩa là, bài toán tư duy được giải quyết ở bình diện bên ngoài, gắn liền với hành động tay chân trên đồ vật. Tư duy này được trẻ hành động trực tiếp với đối tượng với sự giúp đỡ của người lớn. Chính trong quá trình hoạt đông trực tiếp với đồ vật mà trẻ đã khám phấ ra những đối tượng khác nhau có thể bằng những cách thức khác nhau. Trẻ khám phá ra những mối quan hệ của thế giới khách quan. Từ đó giúp trẻ giải quyết đượcnhiệm vụ cụ thể và lắm được hoạt động của tư duy. Như vậy, bằng kinh nghiệm hoạt động của mình, dưới sự dạy dỗ của người lớn tư duy của trẻ em ở nứa này dần dần được gắn thống nhất vơi ngôn ngữ. 1.2.6 : Sự xuất hiện của hình thức sơ khai của tự ý thức. Vào cuối tuổi vườn trẻ , sự xuất hiện mâu thuẫn giữa trẻ em và người lón. Người lón vẫn tiếp tục coi đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào mình, bị mình điều khiển trong khi đứa trẻ bắt đầu phát triển tính độc lập, bắt đầu muốn tách mình ra khỏi người lớn. Vì thực chất, vào nứa tuổi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm và có khả năng hành động một cách độc lập, đã bắt đầu biết tự phục vụ. Do đó ma trẻ bắt đầu biết hướng vào chính mình một cách có ý thức, “cái tôi “ bắt đầu được hình thành. Biểu hiện ở chỗ trẻ muốn tự mình tổ chức hoạt động của mình theo ý của mình, nó bắt đầu “bướng”. Đây chính là “ thời kỳ khủng hoảng của nứa tuổi lên 3”. Do vậy, nếu biết khuyến khích tính độc lập của trẻ một cách hợp lý thì những khó khăn trong quan hẹ giữa trẻ và người lớn sẽ đước khắc phục, khủng hoảng sẽ nhanh chóng đi qua. 1.3 : Sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo. 1.3.1 : Định nghĩa Trẻ mẫu giáo là trẻ thuộc nứa tuổi từ 3-6 tuổi 1.3.2 : Hoạt động vui chơi là hoạt củ đạo của tuổi mẫu giáo. ở nứa tuổi này, trẻ mẫu giáo đứng trước mâu thuẫn giữa ý muốn chủ quan và năng lực thực tế của nó. Để giả quyết mâu thuẫn này, trẻ đã tham gia các trò chơi. Vì trong quá trình chơi trẻ có thể làm được mọi cái. Đặc biệt là trò chơi đóng theo vai chủ đề, nó giúp trẻ tái tạo lại được đời sống lao động của người lớn cùng với những quan hệ xã hội của họ. Khác với hoạt động của người lớn, hoạt động vui chơi của trẻ không nhằm tạo ra sản phẩm cụ thể nào cả mà chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Và nhu cầu đó được thoả mãn khi trẻ bắt đầu chơi và kết thúc khi trò chơi kết thúc. Mỗi trò chơi đóng chủ đề đều mô phỏng lại một mối quan hệ nào đó giữa người với người. Do đó cần có sự tham gia của nhiều đứa trẻ cùng chơi. Để trò chơi được diễn ra thuận lợi thì đòi hỏi cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên và phải biết tuân thủ luật lệ của trò chơi, các kĩ năng chơi. Như vậy là qua trò chơi, trẻ phân biệt được ý muốn chủ quan và đâu là cái cần phải tuân theo. Nhờ đó mà trẻ phân biệt được quyền hạn và nghĩa vụ của con người trong xã hội. Do đó mà trẻ càng tham gia vào nhiều trò chơi bao nhiêu, càng giúp trẻ phát triển về mặt thể lực, trí tuệ và nhân cách bấy nhiêu. 1.3.3 : Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo.∟ Nhờ tích luỹ được một số kinh nghiệm, trẻ mẫu giáo bắt đầu chuyển từ tư duy sang thành động sang tư duy trực quan hình tượng. Tức là bài toán tư duy bắt đầu được giả quyết ở bên trong. Các hành động không chỉ mang tính vật chất cụ thể mà được xem ngầm trong óc dựa trên hình ảnh, biểu tượng mà trẻ lĩnh hội được từ trước đó. Tư duy trực quan hành động là mở đầu của tư duy cao hơn là tư duy khái niệm hoàn toàn tách khỏi hoạt động trực tiếp mà chỉ dựa vào những khái niệm, tư duy để giả quyết vấn đề. 1.3.4 : Sự phát triển của tự ý thức Biểu họên của trự ý thức của trẻ là nó muốn làm theo ý nó. Sang tuổi mẫu giáo, nó phát triển cao hơn thể hiện việc trẻ bắt đầu biết tự đánh giá, tự yêu cầu mình để sau này nó phát triển cao hơn. 1.3.5 : Sự phát triển ngôn ngữ Giáo dục trẻ phải chú ý tới việc giáo dục ngôn ngữ thông qua việc kể cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhớ lại bằng ngôn ngữ của trẻ vốn từ của trẻ mẫu giáo khoảng 3,4 – 10 nghìn từ và việc sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để hết sức thành thạo. Nhờ đó mà chức năng tâm lý cấp cao ngày càng phát triển cao hơn. 1.3.6 : Sự phát triển biểu tượng Việc trẻ biết thay thế cái này bằng cái khác là nguyên nhân phát triển trí tưởng tượng ở trẻ. Đầu tiên trẻ tưởng tượng gắn liền với tình hống thực, hoạt động thực. Qua trò chơi theo chủ đề, trẻ bắt đầu xây dựng được những biểu tượng mới từ những biểu tượng cũ. Như vậy trí tưởng tượng của trẻ được phát triển. Trí tưởng tượng không quá gắn trực tiếp với những hoạt động cụ thể, tình huống cụ thể để tạo nên những tình huống mới trong đầu. 1.3.7 : Sự phát triển tình cảm Do tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề ( có những tình cảm vui buồn ... ) mà làm phát triển tình cảm ở trẻ, đặc biệt là tình cảm đạo đức. Có thể nói: Trẻ mẫu giáo sống bằng tình cảm. Do đó trẻ rất sợ khi nó thấy mình bị ghét bỏ, và thấy mình hạnh phúc khi được yêu thương. 1.4 : Sự phát triển tâm lý của trẻ ở tuổi học sinh nhỏ 1.4.1 : Định nghĩa Tuổi học sinh nhỏ là trẻ em thuộc nứa tuổi từ 6- 12 tuổi 1.4.2 : Đặc điểm cơ thể Có sự thay đổi cơ bản về những đực điểm giả phẫu sinh lý. Bộ xương tiếp tục phát triển tạo ra độ mền dẻo, linh hoạt hơn trong cử động, cơ tim phát triển mạnh .Trọng lượng của nảo tăng bằng người lớn, tạo ra cho sự hình thành chức năng tâm lý cấp cao. 1.4.3 : Hoạt động học tập Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của tuổi học sinh nhỏ. Hoạt động học tập không chỉ đòi hỏi một trình độ phát triển trí tuệ cho phép tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ sảo mà cần một năng lực, ý chí nhất định giúp học sinh tự kiềm chế bản thân, vượt qua khó khăn, cố gắng thực hiên những yêu cầu cần thiết mà bản thân hoạt động đòi hỏi. Đứa trẻ cần phải hoà nhập vào môi trường học tập mới, ngoài giao tiếp với cha mẹ, người thân trẻ còn giao tiếp với giáo viên bạn bè. nghĩa là trẻ cần phải có sự “ chín muồi rrong học đường” hay còn gọi là tâm lý sẵn sàng đi học. Hoạt động học tập có đặc điểm là hoạt động của nó chính là các khái niệm khoa học học cơ bản. các quy luật khoa học và các phương thức chiếm lĩnh nó. Do đó, trong quá trình hoạt động, trẻ một số khó khẳntở ngại nhất định. Đó là việc thay đổi chế độ sinh hoạt và thay đổi môi trường hoạ động. Giờ đây, trẻ được học tập , sinh hoạt trong một tập thể lớp có mục đích chung dưới sự dạy dỗ của thầy giáo cô giáo. Như vậy, ở lứa tuổi này xảy ra một bước chuyển tiếp từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Bước chuyển này thuận lợi hay khó khăn phụ thuộc chủ yếu vào độ chín muồi học đường. Mà độ chín muồi học đường lại phụ thuộc vào hoàn cảnh, giáo dục cụ thể của trẻ em trước đó (gia đình, lớp mẫu giáo ) . 1.4.4 : Sự páht triển tư duy ở lứa tuổi này bắt đầu diễn ra một sự phát triển toàn diện về các quá trỡnh nhận thức. Trong đó đáng kể nhất là sự phát triển của tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. Từ lớp 1- 3 : đây là những năm đầu của tiểu học nên những tri thức khoa học mà các trẻ tiếp thu và nhận được rất ít. Do đó mà tư duy trực quan hình tượng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tức là trẻ đã bắt đầu có cách giả quyết ở bên trongnhwng vẫn còn gắn liền với những hành động cụ thể. Từ lớp 4-5: Bắt đầu hình thành năng lực tư duy bằng khài niệm. Nhưng đây cũng chỉ là bước đầu hình thành nhờ vào những biểu tượng đã tích luỹ được trước đây thông qua sự phân tích tổng hợp bằng trí tuệ. 1.4.5 : Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách. Sự phát triển tự ý thức đã có những bước tiến hơn hẳn ở trẻ mẫu giáo. Do đứa trẻ đã lắm được một số tri thức khoa học. Từ đó các em tự đánh giá mình và người khác dựa trên cơ sở kiến thức khoa học ở mức độ nhất định. Tuy nhiên tri thức khoa học đó còn thấp nên khi đánh giá mình và người khác thì trẻ thường dựa vào người có uy tín với mình nhất đối với nó. Sự phát triển tính cách có chủ định có phát triển mới có thể huy động khả năng vượt qua khó khăn của chủ thể. ở lứa tuổi này, tình cảm cũng có bước tiến mới. Nó dần dần thoát khỏi tình huống cụ thể. Giữa nhận, xúc cảm, tình cảm, đứa trẻ đã có sự tổng hợp hài hoà. 1.5 : Sự phát triển tâm lý của tuổi thiếu niên 1.5.1 : sự phát triển tâm lý của thiếu niên 1.5.1 : Định nghĩa Tuổi thiếu niên là trẻ em thuộc lứa tuổi từ 11-12 và 14-15 1.5.2 : Sự phát triển sinh lý Đây là lứa tuổi sinh lý phát triển mạnh, bồng bột nhưng lại có hiện tượng mất cân bằng được biểu hiện. Trong sự phát triển nhanh hơn hệ cơ và hệ xương phát triển nhanh hơn hệ cơ. Do đó mà nhiều trẻ ở lứa tuổi này có sự mất cân đối giữa chiều cao và can nặng. Các tuyến nội tiết phát triển của hệ tim mạch dung tích tích của tim nhanh hơn dung tích của mạch máu gây ra sự mất cân bằng và nguyên nhân gây rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch biểu hiện tim đâpj nhanh, huyết áp cao, hay chóng nhức đầu, sức làm suy giảm. Sự phát dục được hoàn thiện dần, làm cho tuổi dậy thì này cảm thấy mình như người khác. Nữ thì có kinh nguyệt nam xuất tinh lần đầu. Đây là cải yếu tố mặt sinh lý khiến cho thiếu niên cảm tưởng như mình đã lớn. 1.5.3 : Sự phát triển về mặt xã hội ở lứa tuổi này, trẻ có sự thay đổi quan trọng về mặt xã hội, đó la sự thay đổi về môi trường học tập (từ trường tiểu học sang trung học cở ). Mà hoạt động ở hai môi trường này lại khác nhau căn bản. ở trường tiểu học, trẻ chỉ tiếp xũ với một giáo viên duy nhất trong mọi môn học. Trong khi đó, ở trường trung học cơ sở thì mỗi môn học là một giáo viên với những phong cách, trình độ chuyên môn và giao tiếp khác nhau. Do vậy mà đòi hỏi các em phải có tinh thần tự giác rất cao, có khả năng thích nghi nhanh để có thể tiếp thu tốt tất cả các môn học Về phía gia đình, trẻ em có một vị thế mới trong gia đình. Nhiều gia đình, trẻ em đã tham gia lao động góp phần giải quyết khó khăn về tăng thu nhập cho gia đình. Không ít em, bây giờ đã hơn bố mẹ về trình độ học vấn. Điều đó xuất hiện ở thiếu niên nguyện vọng muốn làm người lớn và được đối xử như người lớn. Tuy nhiên, các em vẫn là học sinh, và còn phải chịu phụ thuộc vào bố mẹ. Do vậy mà người lớn vẫn coi các em là trẻ con. Do đó mà nảy sinh mâu thuẫn giữa thiếu niên và người lớn. Để muốn khẳng định mình là người lớn muốn người khác coi mình là người lớn, tôn trọng mình là người lớn, trẻ thường tỏ ra ngang bướng bất cần. Để giả quyết mâu thuẫn này, một mặt người lớn phải hiểu được những thay đổi cơ bản của các em và thông cảm với những biểu hiện “khác lạ “ của các em. Người lớn phải tôn trọng tính độc lập, ý thức của trẻ, coi trẻ là một cộng tác trong mọi hoạt động. Đồng thời người lớn cũng cần trở thành người bạn lớn của trẻ. Mặt khác cần giáo dục cho trẻ hiểu chính mình để các em có những ứng xử phù hợp. 1.5.4 : Hoạt động học tập Hoạt động học tập không còn là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này. Các em không chỉ đơn thuần là để chiếm lĩnh lấy tri thức mà là mọi tình huống giao tiếp với thầy cô bạn bè, mọi tình huống có nhiều ý khác nhau. Nội dung học tập được mở rộng và nâng cao, việc tiếp thu nhiều khi vượt qua giới hạn nhà trường, ngoài chương trình học, mang tính độc lập và ý nghĩa rõ ràng. Động cơ học tập, hứng thú học tập được hình thành, phát triển mạnh hơn lứa tuổi học sinh nhỏ. Đã có sự phân hoá về hứng thú học tập đối với từng môn. 1.5.5 : Hoạt động giao tiếp a- Giao tiếp với bạn bè Nhu cầu giao tiếp củab thiếu niên phát triển rất nhanh, nó trở thnàh hoạt động chủ đạo của thiếu niên. Và đối tiếp giao tiếp nổi trội mà các em hướng tới chính là bạn bè cùng trang lứa. Trẻ ở tuổi này thích giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi, vì bạn bè là người hiểu các em nhiều nhất do ở cùng một độ tuổi, cùng có những đặc điểm sinh lý, cùng học tập, cùng sinh hoạt, vui chơi giải trí nên các em thường có những tâm sự, tình cảm giống nhau, dễ bộc bạch tâm sự dễ tìm thấy sự đồng cảm với nhau. Mặt khác, người lớn luôn coi thiếu niên là trẻ con nên thiếu niên rất ít khi trao đổi với ông bà, cha mẹ anh chị. và các em lại tìm đến cấc bạn cùng lứa tuổi. Sự giao tiếp của các em vượt qua ngoài phạm vi học tập, nó được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động. các em chia sẻ với nhau những rung cảm mới của thởi kì phát dục, những dung cảm này sinh trong khi tham gia các mối quan hệ xã hội, trong thưởng thức nghệ thuật ... Tuy nhiên, nhu cầu trao đổi của thiếu niên với những dung cảm mới có tính chọn lọc, thông thường phân loại bạn khác nhau. (Đó là bạn bình thường đó là những người bạn cung lớp cùng xóm...); Bạn thân ( đó là những người bạn cùng sở thích hứng thú, quan niệm sống ...) và bạn chí thân ( đó là những người bạn sống chết có nhau). Trong các mối quan hệ thiếu niên cho rằng quan hệ với bạn bè là quan hệ quan trọng nhất, đặc biết là bạn chí thân. Sự bất hoà trong quan hệ với bạn bè sẽ đem lại cảm xúc nặng nề cho trẻ. b- Giao tiếp với bố mẹ Sau nhu cầu giao tiếp với bạn bè là nhu cầu giao tiếp với bố mẹ. Mặc dù không gắn bó chặt chẽ với bố mẹ như trước nữa nhưng ở nứa tuổi này. Các em quan hệ với bố mẹ nhất là khi vấn đề cần đến sự hiểu biết sâu rộng, kinh nghiệm. Tuy nhên, do khuynh hướng thích độc lập, tự chủ mà làn cho khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa. Hơn nữa, do sự khác biệt về nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần giữa bố mẹ và con cái cũng làm tăng khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Từ đó làm cản trở, gây khó khăn trong giao tiếp giữa họ. Mặc dù vậy, trẻ vẫn cần sự yêu thương, chăm sóc sự chỉ bảo ân cần của bố mẹ.do đó bố mẹ cần phải tôn trọn những mong muốn, nguyện vọng của các em thỡ từ đó các em sẽ tiếp nhận những lời khuyên bảo. Đồng thời để hiểu biết các em đầy đủ hơn. 1.5.6 : Sự phỏt triển nhõn cỏch của thiếu niờn. a-Những đặc điểm của tự ý thức, tự đáng giá. Tự ý thức là một trong những đặc điểm nổi bật của nhân cách các em không những có khả năng phả ánh thế giới tự nhiên, xã hội một cách đầy đủ, mà còn biết xem xét chính bản thân mình cũng như các mối quan hệ giữa bản thân và môi trường một cách toàn diện. Các em đã có ý htức được mình một nhân cách độc lập, có quyền được tin cậy, được tôn trọng như một người lớn. Tự ý thức của các em được thể hiện ở chỗ các em tự ý thức một cách tương đối đầy đủ về cái tôi và những đặc điểm cá tính của mình. Trẻ ý thức đựơc mình trong thời điểm hiện tại, có ý thức cố gắng để trở thành một người như thế nào đó và cố gắng trở thành một người như thế nào cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Thiếu niên đã biết xem sét lại, đánh giá các mối quan hệ của mình với những người xung quanh. Trẻ nhận ra rằng mối quan hệ của mình trước đây với những người xung quanh có chỗ không hợp lý. Do đó trẻ yêu cầu người lớn phải tôn trọng mình, không nên áp đặt mình như còn là trẻ con. Như vậy đã xây dựng quan niêm đúng sai theo quan điểm của mình. Khả năng tự đánh giá về mình và đánh giá về người khác cũng là đặc điểm nổi bật của nhân cách của trẻ ở lứa tuổi này. Thiếu niên thường đánh giá mình cao hơn so với hiện thực các em thích thổi phồng những khả năng , những ưu điểm của mình. Các em tự xem mình là nhân vật có tầm quan trọng nhấ, mọi người phải suy nghĩ và hành động như chúng. Khác với khả năng tự đánh giá bản thân, khả năng tự đánh giá người khác của các em đầy đủ và chính xác hơn. Các em thường đán giá bạn bè và những người xung quanh cả về nôi dung lẫn hình thức bên ngoài. Như vậy sự đánh giá về người khác của các em càng ngày càng đi vào chiều sâu và nội dung đánh giá thì rất toàn diện và phong phú. Các em không chỉ đánh giá bạ bè cùng lứa tuổi mà con thướng xuyên quan sát đánh giá những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ và thầy cô. Không như ở các lứa tuổi trước, các em luôn coi những điều bố mẹ nói là đúng, mà bây giờ các em dần nhận biết được những điều đúng, nhiều điều sai trong các mối quan hệ, cách ứng sử, thái độ của họ đối với công việc, đối với mọi người. Tuy nhiên do thiếu kình nghiệm mà sự đánh giá về người khác của em tương đối khắc khe, cứng nhắc và thậm chí còn mang tính cực đoan. Do đó mà nó ảnh hưởng đến tình cảm, thái độ, quan hệ của các em đối với những người được chúng đánh giá. b-Sự phát triển ý trí ý chí của các em đã có thay đổi và mang màu sắc mới. Những phẩm chất ý chí của thiếu niên, đó là sức mạnh, tính can đảm, lòng dũng cảm. Sức chịu đựng gian khổ, tinh thần vượt khó khăn để đạt được mục đích. Để tỏ rõ ý trí của mình, thiếu niên thường có những hành động mạo hiểm, liều lĩnh, đôi khi bất chấp cả nguy hiển cho bản thân. Đối với nam thiếu niên thì sức mạnh của “ người đàn ông thực thụ “ thường là phẩm chất quan trọng các em thích đấu tranh, thích đọ sức, thậm chí thích gây gổ để chứng minh sức mạnh của mình so với người khác. các em phát triển sức mạnh và ý trí chí của mình bắng cách luyệ tập các môn thể dục, thể thao. Ngoài ra, thiếu niên cũng thường chú ý tới phẩm chất ý chí của bạn bè và thường đánh giá cao lòng dũng cảm, ý chí vượt qua mọi thử thách để đạt được mục đích. Tuy nhiên, sự sùng bái, ngưỡng mộ các giá trị này ở thiếu niên không phải theo chiều hướng nphù hợp với những giá trị chuẩn mực của xã hội. II : / Tình hình ly hôn trong nước và trên thế giớ. 2.1 : Khái niện ly hôn và kết hôn -Kết hôn là chính thức lấy nhau thành vợ chồng -Ly hôn là vợ chồng bỏ nhau khi mà toà án cho phép huỷ cuộc hôn nhân đã được pháp luật công nhận. 2.2: Vấn đề ly hôn trong lịch sử Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của các tế bào lành mạnh. Dù vậy, ở giai đoạn phát triển của xã hội nào, gia đình luôn đối mặt với những vấn đề cam go liên quan đến sự tồn tại và phát triển: ly hôn, ly thân, bạo lực, ngược đãi bất công. Vấn đề ly hôn đã tồn tại rất lâu và thái đổi qua nhiều hình thái ở thời kỳ bộ tộc, thị lạc thì vấn đề chưa xuất hiện khái niệm ly hôn. Đến gia đình Panaluan đã xuất hiện mô hình hôn nhân theo cặp, các cặp kết hợp với nhau có sự chia rẽ một cách tự phát do thoả mãn hay không thoả mãn mối quan hệ tính giao. Dưới chế độ cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến chỉ duy nhất người đàn ông mới có quyền ly hôn. Sau cách mạng tư sản, người phụ nữ mới có quyền bình đẳng về việc kết hôn hay ly hôn khi không còn mong muốn chung sống với người đàn ông mà mình từng kết hôn. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền này không được thực hiện một cách thoả đáng do người phụ nữ phải phụ thuộc rất lớn vào người đàn ông. ở xã hội Việt Nam, dưới chế độ phong kiến, quyền kết hôn, ly hôn cũng thuộc quyền của người đàn ông, họ có thể lấy và tự bỏ những người phụ nữ mà mình chung sống, sự can thiệp của luật lệ không chú trọng đến quyền lợi của người phụ nữ. Đến năm 1986, luật hôn nhân và gia đình mới được ban hành. Kể từ đó, ly hôn được công nhận bằng một quyết định của toà án có hiệu lực. Tóm lại, nếu kết hôn là cơ sở tạo nên gia đình thì ly hôn làm tan vỡ gia đình và gây ra các tác động tiêu cực đến mọi cá nhân, trong đó trẻ em là đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi và chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc nhất. 2.3 : Tình hình ly hôn trên thế giớ hiện nay Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế xã hội đẫ những tác động không nhỏ làm thay đổi những quan niệm về hôn nhân gia đình, về kết hôn và ly hôn. Đặc biệt là khi người phụ nữ được thừa nhận quyền kết hôn và quyền ly hôn thì đã làm tăng tỉ lệ ly hôn trên thế giới. Chúng ta có thể đơn cử, ở Pháp vào đầu thập niên 90 của thế kỉ 20, chỉ có 1 vụ hôn trên 20 đám cưới(tức là chiếm 0.5% ), thì đến thập niên này đã có tới 1/6 đám cưới chấm dứt bằng một vụ ly hôn. ở Na Uy, vào năm 1993 cứ , một trăm phụ nữ đã kết hôn thì có tới 13 người ly hôn. Đặc biệt là ở Mỹ, đây là nước dẫn đầu số vụ ly hôn trong những năm gần đây. Vào năm 1998, ở Mỹ có khoảng 2.4 triệu người kết hôn thì có tới 1.2 triệu người ly hôn, có nghĩa là 50% số vụ kết hôn có kết cục bằng một cuộc ly hôn. Như vậy, ở các nước phương tây tỉ lệ ly hôn rất cao và ngày càng tăng nhanh. Còn ở các nước đang phát triển thuộc châu á và châu Phi, dưới tác động của những hệ tư tưởng, các triết lý tôn giáo tập tục ... sự bên vững của gia đình vẫn tương đối đảm bảo. Tuy nhiên, do thủ tục ly hôn dễ dàng mà làm cho tỉ lệ ly hôn tăng từ 0.03% năm 1978 tới 0.167% năm 1994. Như vậy, cả phương đông lẫn phương tây, tỉ lệly hôn gia đình gia tăng và trở thành xu hướng không tránh khỏi. Đặc biệt do sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, các giá trị về gia đình không được nhìn nhận một cách đúng đắn đã làm cho tỉ lệ ly hôn không dừng lại ở đó. Trên cơ sở phân tích về tình trạng ly hôn ở các quốc gia phương tây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân mang tính xã hội của hiện tượng này. Sự thay đổi và nảy sinh những quan niệm mới về hôn nhân và gia đình, sự giả phóng phụ nữ, tác động của cuộc cách mạnh tình dục, sự chênh lệnh (trình độ học vấn, điều kiện kinh tế ) trong hôn nhân. Nuyên nhân thứ nhất của ly hôn là sự thay đổi và nảy sinh những quan niệm mới về hôn nhân và gia đình. Do nền kinh tế phát triển, hoạt động nghề nghiệp mang tính chuyên môn hoá cao và sự đóng góp của nhiều thiết chế xã hội hỗ chợ gia đình như giáo dục, y tế, giải chí ... đã dần thay thế chức năng mà trước đây màchỉ gia đình mới có thể đảm nhận. Do làm việc ở những vị trí có tính ổn định cao nên người ta cũng thấy rằng gia đình không còn là nơi duy nhất để họ cư trú, dần dần vai trò của gia đình được đánh giá thấp đi, sự thuỷ chung của hôn nhân không còn được coi trọng, trách nhiệm đối với con cái có cách nhìn khác. Thêm vào đó là sự cho phép của pháp luật về ly hôn nên người ta có thể kết hôn khi nào người ta cảm thấy cần thiết và ly hôn khi muốn. Nguyên nhân thứ hai, ngày nay người phụ nữ được học hỏi, có nhiều hiểu biết về pháp luật, về quyền lợi, thì họ có xu hướng thoát khỏi những hạn chế ràng buộc quá sức chịu đựng của họ trong gia đình. Hơn nữa, họ có thể độc lập về kinh tế nên ly hôn có thể là giả pháp của hôn nhân nếu cuộc hôn nhân đó không phù hợp. Nguyên nhân thứ ba, cuộc cách mạng tình dục có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng tỉ lệ ly hôn. Sự giải phóng tình dục nói riêng và quyền tự do thái quá của con người nói chung đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân cực đoan có điều kiện phát triển, người ta chú trọng đến quyền lợi của mình, sự hy sinh cho người khác không được đánh giá cao, quan hệ vợ chồng thuỷ chung không còn đựơc coi trọng, trách nhiệm đối với con cái cũng không được như trước. Từ đó chỉ cần một mâu thuẫn nhỏ một xô xát thường nhật cũng dẫn đến ly hôn. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến ly hôn cũng có thể do ngoại tình, đánh đập, ngược đãi, mâu thuẫn gia đình... Tóm lại, có hai nguyên nhân chính gây đến ly hôn: Đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Về chủ quan đó là tình trạng sức khoẻ, kinh tế,công việc, nhận thức, quan điểm của cá nhân về vấn đề hôn nhân và ly hôn. Nguyên nhân khách quan: Đó là những tác động của môi trường sinh sống và làm việc, của các chính sách và điều kiện của pháp luật lên sự bền vững của hôn nhân. 2.4 : Tình hình ly hôn ở Việt Nam Theo quy luật chung của tình hình ly hôn trên thế giới, ở Việt Nam ly hôn tồn tại như một quyên lực của người đàn ông trong suốt thời gian dài. Chỉ sau khi luật hôn nhân và gia đình được ban hành vào năm 1986 thì ly hôn mới thực sự được nhìn nhận với con mắt khách quan hơn đối cả nam và nữ. Dưới ảnh hưởng củav nho giáo truyền thống, của các luật tục, vấn đề hôn nhân và gia đình của Việt Nam vốn được coi trọng nên gia đình hôn nhân ở Việt Nam có tính ổn định cao. Song vào những năm cuối của thế kỉ 20, tình trạng hôn nhân Việt Nam có sự thay đổi. Năm 1992-1993 tỉ lệ ly hôn của nam giới là 0.33% nữ là 2.38% thì năm 1994 cả nước đã có tới 34376 cặp vợ chồng đệ đơn xin ly hôn, 1995 là 35684 cặp, năm 1996 lại lên tới con số 44036 cặp tăng hơn 900 vụ so với năm 1995. Theo tài liệu vụ tổng hợp toà án nhân dân tối cao năm 1997, trên cả nước có tới37179 đơn xin ly hôn. Con số tăng tới 55419 vào năm 1999 số đơn xin ly hôn giảm xuống con số còn 50294 nhưng nó lại tăng lên rất nhiều vào năm 2000. Chỉ riêng quý I năm 2000, cả nước có tới 15419 lá đơn xin ly hôn. Cũng theo số liệu tổng hợp của ngành toà án, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố đứng đầu về đơn ly hôn trên khắp cả nước. ở thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1990-1995 có trung bình 6339 vụ/ năm, riêng năm 1995 có tới 15918 cặp vợ chồng đăng kí xin ly hôn thì có tới 5914 cặp ly hôn. ở Hà Nội, năm 1997 có 3044 vụ làm đơn ly hôn và chiếm 1/2 trong tổng số vụ ly hôn của cả nước. Như vậy, ta có thể rằng mặc dù gia đình Việt Nam được xem có độ ổn định cao nhưng dưới tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, số vụ ly hôn tăng lên đáng kể, nhất là vào những năm gần đây và tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn. Tình hình ly hôn ở Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau. Số người có trình độ học vấn cao chiếm tỉ lệ thấp hơn so với những tầng lớp xã hội khác. Số phụ nữ đứng đơn trong những vụ ly hôn tăng lên. Những ly hôn thường ở những lứa tuổi 30-50 và đã có với nhau 1-2 con Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến ly hôn ở Việt Nam theonhà lịch sử Trần Thị Nghĩa, các nguyên nhân dẫn đến ly hôn có thể kể ra do ngoại tình, đánh đập, ngược đãi, vô sinh, bệnh tật, mâu thuẫn gia đình, một trong hai người phải đi tù, có vợ lẽ ... còn theo thống kê của vụ tổng hợp thuộc toà án nhân dân tối cao thì nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn là mâu thuẫn gia đình, đánh đập,ngược đãi, ngoại tình, một bên bị truy cứu trách nhiệm hình sự một người ở nước ngoài hay mất tích... Tóm lại vẫn có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn ở Viêtj Nam. Một là nguyên nhân chủ quan: Đó là nhận thức của mỗi người về vấn đề gia đình, hôn nhân và ly hôn. Trước đây, gia đình là thiết chế duy nhất mà trong đó người ta có thể thực hiện được các vai trò của mình, sinh đẻ, giáo dục con cái, đảm bảo kinh tế, đảm bảo cân bằng về đời sống tình cảm ... Nhưng những chính sách về dân số, những quy định về quyền bình đẳng giới, sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ gia đình, đã làm cho chức năng gia đình thay đối so với lúc ban đầu. Nhiều người không nhận thức được mấu chốt của vấn đề cho rằng vai trò của gia đình đã giám sát, giá trị cuộc sống của gia đình không còn thực sự quan trọng. Điều đó dẫn đến thay đổi về đời sống gia đình và giá trị của hôn nhân, người ta coi ly hôn là một vấn đề hết sức bình thường, là để giải phóng bản thân khỏi ràng buộc. Về mặt khách quan, những tư tưởng mới về hôn nhân, về ly hôn từ bên ngoài tràn vào nước ta cùng với những thay đổi của cơ cấu kinh tế mới có sự tác động đáng kể. Đó là sự giảm sút vai trò kiểm soát hành vi của dư luận xã hội. Nếu trước kia, một cặp vợ chồng muốn ly hôn thì người ta phải cần nhắc đến đánh giá của mọi người xem sét đến, đặc biệt là các vùng đô thị, thành phố. Tóm lại, tình hình ly hôn ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh, ly hôn ở Việt Nam vừa mang những đặc điểm giống với tình hình ly hôn chung trên thế giới, lại vừa mang những đặc điểm khác biệt. III : Những tổn thương tâm lý của trẻ khi có bố mẹ ly hôn 3.1 : Giai đoạn từ 0-2 tuổi Trẻ sơ sinh tiếp xúc với môi trường thông qua những cảm giác và cảm xúc. Nó không thấy nó khác người mẹ . Người mẹ là bộ vũ trụ của nó và người bố thì sẽ tạo cho nó cảm giác an toàn. Do vậy mà khi cha mẹ ly hôn sẽ có tác động rất sấu đến cảm xúc, trạng thái... của trẻ. Sự chia tay của bố mẹ có thể gây cho trẻ sơ sinh các rối nhiễu tâm thể và các rối nhiễu nay càng trầm trọng nếu như đứa trẻ ấy không có sự chia sẻ và cảm thông của người nuôi dưỡng nó. Đứa trẻ đang bú có thể cảm nhận được tình cảm của bố mẹ chia tay nhau do nó thấy một bên ( bố hay mẹ ) thường là bố không bên cạnh nó. Chẳng những thế mà mấy ngày liền sau khi bố rời khỏi nhà ra đi, một đứa trẻ 15 tháng tuổi có thể chập chững tìm thấy bố hay ê a gọi bố suốt trong phòng của nó. Dần dần nó không thấy bố đâu, nó mới không có biểu hiện tìm bố. Nhưng khi gặp bất cứ người lớn nào lại gần nó nâng nui nó thì nó cũng đưa mắt và cất tiếng gọi “ bố” “bố”. Cũng có khi chơi búp bê hay các con giống khác nó mới có biểu hiện tìm bố. ở giai đoạn này, trẻ đã hiểu được và lưu giữ được trong trí nhớ của nó hình dáng của các đồ chơi của nó,những đồ vật quen thuộc hay cô giữ trẻ. Bởi vậy sau khi cha mẹ chia tay hàng ngày đưa đón ở nhà trẻ, từ lời nói đến chế độ ăn uống, các đồ chơi, cách sắp xếp đồ đạc trong phòng để chó không thấy được sự thay đổi nào ngoại trừ bố nó nhằm giúp trẻ quen dần với cuộc sống chia ly của bố mẹ. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những tâm trạng của bố mẹ . Sau khi chia tay, sự đảo lộn trong cuộc sống, tâm trạng trầm lo lắng, sợ hãi của bố mẹ, nhất là của mẹ sẽ ảnh hưởng sự chăm sóc của con cái. Trẻ bú khó mà không hiểu được lý do của những sự thay đổi đó, nó cảm nhận thấy sự đảo lộn nhưng không hiểu được ý nghĩa ra sao. Nó không diễn tả được bằng lời, mà nó diễn tả bằng sự đảo lộn trong cơ thể. Vì vậy mà trẻ quấy khóc ban đêm, đái dầm hay ỉa đùn lúc đang ngủ trước đây không hề có hoặc ít xảy ra khi vợ chồng sống hoà thuận với nhau. Đối trẻ, ngủ có nghĩa là chấp nhận sự chia ly tạm thời với bố mẹ. Nhưng tâm trạng u sầu, lo lắng của mẹ “ truyền “ cho con khiến cho con không ngủ ngon, an toµn. Một thay đổi dù nhỏ nhấy trong cuộc sống cũng gây nên tâm trạng lo lắng cho đứa trẻ bởi lẽ trong tâm trí của trẻ hình ảnh của người mẹ khắc hoạ chưa đủ vững chắc để đảm bảo an toàn cho nó. Chỉ khi quan hệ với người bố có quan hệ với người bố sớm được xác lập một cách hài lòng đầy đủ thì người bố có thể làm cho nó yên tâm vì người bố đã được thừa nhận là nhân tố đảm bảo an toàn. Bước vào tuổi lên hai, đứa trẻ khó kiểm soát được cử chỉ của nó một cách tế nhị. Nó thường xuyên biểu lộ tính hung hăng phản ánh tính xung đột của nó. Tính hung hăng của đứa trẻ mà được lặp lại nhiều lần và vô cớ thì có thể đó là dấy hiệu của sự đau khổ về tinh thần của nó và càng khó nhận ra tính hung hăng khi nó không liên hệ trực tiếp gì với nguyên nhân. Đứa trẻ chỉ bày tỏ tình thương nhớ bố và mẹ nó và với bạn bè. Lời nói của bố hay mẹ có thể giúp trẻ tìm lại ý nghĩa của tình cảm đang lay động nó. 3.2 : Giai đoạn từ 2-3 tuổi động của trẻ làm giảm sút năng lực đầu tư vào các lĩnh vực khám phá mới như tập đi, tham gia trò chơi giữ sạch sẽ, và thái độ của người lớn cũng không ngăn chặn được những xung năng đang ngự trị trong người trẻ. Nhưng lời nói của người lớn giúp trẻ hiểu được sự giận dữ và nỗi lo sợ. Trẻ không hiểu nổi, không làm chủ được tình hình do bố mẹ ly hôn gây ra khiến nó bất lực không kiểm soát được tất cả những điều gì đang diễn ra trong cơ thể. Ở lứa tuổi này, trẻ đã bắt đầu biết nói và quan hệ với người lớn đã thay đổi cơ bản. Nó có thể giao tiếp với người thân thiết, có thể bày tỏ tình cảm và ý muốn của mình với bố mẹ, có nói “ không” khi nó không đồng ý, thiết tha giao tiếp với những xung quanh, đặc biệt là bố mẹ. Khi trẻ muốn biểu hiện ý muốn của mình thì trẻ sẽ ra hiệu bằng cử chỉ hay mấy tiếng nói lúc to líu lo khó hiểu. Trẻ chậm biết nói làm cho giao tiếp của trẻ với bố mẹ với những người xunh quanh gặp khó khăn và làm ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển. 3.3 : Giai đoan từ 3-6 tuổi Bố mẹ ly hôn vào lúc con trẻ ở tuổi này có thể gây nên những rối loạn trong ứng xử, trong những bước đầu của đời sống học đường. Khi bố mẹ bố mẹ ly hôn, đứa trẻ ở lứa tuổi này thường hay suy nghĩ đến bản thân và tự hỏi cuộc sống của nó có gì thay đổi. Nó không không thể tưởng tượng được điều mà bố mẹ nó cảm nhận được hoặc những hậu quả xa xôi của việc ly hôn. Nó biết nó đau khổ nhưng đôi khi khó hiểu được lý do nào gây ra nỗi đau khổ cho nó. Với chủ nghĩa duy kỉ cho mình trung tâm, đôi khi nó cho nó có trách nhiệm hoặc thậm chí đã làm cho bố mẹ nó bỏ nhau. Có trẻ đã nghĩ bố nó bỏ đi là do nó không ngoan hay đã làm bố nó giận. Nó trở nên khó thông cảm với mẹ, hay gây gổ với bạn bè ở trường để sẵn sàng chịu hình phạt. Mặc cảm tội lỗi của trẻ đối với việc bố mẹ bỏ nhau không diễn đạt bằng lời nói mà thường bằng thái độ tự khép mình, xa lánh mọi người hoặc gây gổ với bạn hoặc người lớn. Một số đứa trẻ thấy bất lực không thể chấp nhận thực tếcủa tình huống bố mẹ ly hôn. Trong một số trường hợp hy vọng vào chuyện tái hợp để phủ nhận thực tế chia ly và cố gắng đưa người bố hoặc người mẹ đã bỏ ra đi trở về với mái ấm gia đình và một số trẻ khác lại quá khổ sở. Ly hôn của bố mẹ có thể làm thay đổi cách nhận thức hình thành và giải toả mặc ơDip cảm của trẻ. Măc cảm ơDip theo Frend, là toàn bộ tình cảm dục tính và kình địch của con đối với cha mẹ. ở bé trai, mặc cảm ơDip giải bỏ khi mà nó tự đồng nhất với bố, nén những ham muốn chiếm đoạt mẹ và kình địch với người bố một cách có kết quả mĩ mãn vào vào cõi vô thức. Nhưng sự ra đi của bố đã làm thay đổi tất cả, nó đã không có người để kình địch và đồng nhất nữa và như vậy là xung năng tính dục có điều kiện thuận lợi vùng dậy. Còn ở bé gái, quá trình giả toả mặc cảm ơDip chậm chạp và bấp bênh hơn. Quá trình giải toả mặc cảm ơDip chỉ được thực sự kết thúc khi đứa trẻ gái sinh con đầu lòng với người đàn ông khác không phải bố nó. Đứa trẻ trai cần bố làm nguồn tin cậy, tự đồng nhất vào mọi hình ảnh nam giới đồng thời dựa vào tình mẫu tử của mẹ. Đứa bé gái thấy mẹ sinh nở thuận lợi để đầu tư vào cơ thể của nó dưới con mắt quan tâm của bố khi con còn bé càng cần nhiều sự tiếp xúc điều đặn. Thái độ dịu dàng của mẹ và tôn trọng lời hứa của cha là rất cần thiết để con gái ghi sâu trong tâm khảm hình ảnh tốt đẹp về bố và mẹ, giúp đứa trẻ là phải thuộc về một giới và mong muốn gặp người khác giới. Nhưng sự chia tay của bố mẹ đã làm đảo lộn tất cả. 3.4 : Thời kì tiềm ẩn Trong giai đoạn này, về mặt trí tuệ, trẻ hiểu được thế nào là bố mẹ chia tay nhau. Do vậy, nếu bố mẹ ly hôn vào lúc con từ 6-8 tuổi tình cảm của con đối với cả hai người sẽ nồng nàn hơn trước. Nếu nó ở với ai bố hay mẹ thì nó sẽ bán chặt lấy người đó khó dứt ra được. Tuy vậy, ý nghĩ của đứa con luôn hướng về bố mẹ đã ra đi. Mặt khác, trong tâm trạng có xung đột về tính trung thực, nó không được toàn tâm yêu cả bố lẫn mẹ như khi gia đình đoàn tụ. Nó cần tìm ra ai đó bố hay mẹ là người gây ra cảnh đổ vỡ này và người ấy phải bị phạt trong khi từ đáy lòng nó yêu bố và yêu mẹ tha thiết hơn trước, đứng giữa hai tình cảm trái ngược nhau như thế khiến nó mệt mỏi dẫn đến học tập sút kém. Nó không thể đem năng lượng đầu tư ra bên ngoài phi giới tính. Trẻ ở độ tuổi lớn hơn 9-12 tuổi có nhiều khả nnăng chấp nhận thực tế hơn. Nó dễ ngả về một bên hơn bố hay mẹ và từ đó có thể dẫn đến thái độ khước từ bố hay mẹ có lối trong chuyện ly hôn. ở tuổi này, trẻ ở tuổi này hay tỏ ra muốn biết sự thật của tấm bi kịch trong gia đình.muốn biết sự thật chỉ có một là vì nó muốn cỉ có một chỗ dựa duy nhất cho sự phán xét của nó về ứng xử của bố và mẹ chứ không thể nghe theo cả hai bên, bên nào cũng nói tốt cho mình. Trong 2 người bố mẹ phải có một người tốt và một người không tốt. Những hiện tượng đi theo một bên, loại trừ bên kia có tầm quan trọng đặc biệt ở tuổi này và phai nhạt ở tuổi vị thành niên. Việc ly hôn của bố mẹ được trẻ lý giải khác nhau tuỳ thuộc vào trẻ nhận thức đạo lý của nó. Nó phản ứng ra sao cũng còn tuỳ thuộc vào việc muốn biết ai là người có lỗi và hteo nó người có lỗi phải chịu hình phạt. Nó có thể tự phạt bằng cách trở nên hôn xược, bướng bỉnh khó bảo,”quậy phá” để chuộc lỗi. Nếu nó cho bố nó là người có lỗi, nó sẽ xử sự thô lỗ, cục cằn với bố. Đôi khi nó gây gổ, đối xử thậm tệ với ngươi khác. 3.5 : Tuổi thiếu niên Cha mẹ ly hôn vào lúc con đã ở tuổi thiếu niên, con càng ngày càng xa lánh bố mẹ. Quan hệ cha con thời thơ ấu không còn bền chặt lắm thì trẻ thừa nhận và chấp nhận quy luật xã hội không dễ dàng gì . Trẻ ở tuổi thiếu niên cảm thấy bị mắc kẹt giữa ý thức tòan năng có thể làm gì cũng được và cảm giác yếu ớt dễ bị uy lực của tình phụ tử đã không có mặt ở đây để an ủi vỗ về cho nó, giúp nó tìm thấy bản sắc của nó giữa muôn vàn hình ảnh nhận dạng khác nhau. Nó có thể bứt khỏi gia đình đểđi theo một nhóm bạn có nét giống nhau bên ngoài ( quần áo đầu tóc ngôn ngữ). Điều này đã làm cho nó có ảo tưởng rằng đã tìm thấy bản sắc của nó. Bởi vậy sự vắng mặt hay thờ ơ của người cha nhất thiết không phải đẩy đứa trẻ vị thành niên vào con đường phạm tội hoặc dị ứng xã hội. Sự cân bằng của người mẹ đủ đem lại tiêu chí cần thiết để để nó tự xây dựng bả thân về mặt tinh thần. Đứa trẻ tiếp nhận quyền của bố nếu quyền uy đó phản ánh tinh thần thương yêu và sự quan tâm đối với nó, nếu không nó sẵn sàng chối bỏ quyền uy do để tránh sự chừng phạt bởi lẽ quyền uy đó đã không được nó nhập tâm. Quyền uy của người mẹ được hình thành một cách khác, nó được con chấp nhận đổi lấy sự săn sóc hàng ngày mẹ dành cho con. Khi người mẹ một mình đảm nhận việc dạy dỗ con, đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên có ý thức về gánh nặng trên vai mẹ, nên nó đã nhập tâm một hình ảnh trọn vẹn về một người đàn ông nào đó từ thủa ấu thơ Trong một số trường hợp, đối mặt với khó khăn của người lớn, đi nhanh vào cuộc sống của người lớn. PHẦN III : PHẦN KẾT LUẬN Như vậy sau khi tìm hiểu đời sống tâm lý của trẻ có cha mẹ ly hôn, đứng từ góc độ tâm lý chúng ta có thể rút ra những kết luận sau. Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Ly hôn làm cho trẻ mất cảm giác an toàn tình cảm bị tổn thương, cảm xúc bị tác động, sự đánh giá bản thân bị giảm sút, thậm chí do nhận thức hạn chế nhiều đứa trong gia đình ly hôn luôn bị dầy xéo bởi cảm giác cho rằng chính tại mình mà bố mẹ ly hôn. Tuy nhiên trong một trường hợp, ly hôn của cha mẹ lại là một sự giải thoát đối với trẻ mặc dù trẻ vẫn cảm thấy bị tổn thương, bị mất mát. Như tuổi thiếu niên, một số trường hợp, ly hôn của bố mẹ làm cho chóng khôn lớn, đi nhanh vào cuộc sống của người lớn. Tóm lại, dù xét ở phương diện nào thì việc ly hôn của cha mẹ cũngít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ chính vì vậy để hạn chế tối đa những tổn thương tâm lý đối với trẻ và tạo điều kiện cho trẻ em phát triển tốt cần phải hạn chế0 tối đa các vụ ky hôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 .Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê, NXB khoa học xã hội, Hà Nội 1998 2. Khi cha mẹ chia tay, GS.Gerard Poussin Elisabeth Martin Lebrun, Nguyễn Văn Sự dịch, NXB Phụ Nữ 2003 3. Tâm lý học gia đình, Nguyễn Khắc Viện, NXB Thế Giới 1994 4. Tâm lý học phát triển, Nguyễn Văn Đồng, NXB Hành Chính Quốc Gia 5. Những tổn thương tâm lý do bố mẹ ly hôn, Văn Thị Kim Cúc, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1998 6. Tâm lý học phát triển, Vũ Thị Nho, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (58).doc
Tài liệu liên quan