Niên luận Góp phần tìm hiểu tư tưởng của C.Mác về bản chất con người

PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Kể từ khi con người bước vào lịch sử đến nay, cùng với việc đi sâu tìm hiểu thế giới xung quanh, con người cũng đã không ngừng tìm hiểu về chính bản thân mình. Con người là gì, nó sinh ra từ đâu, quan hệ con người với con người cũng như với thế giới ra sao, mục đích cuộc sống con người là gì, thế nào là hạnh phúc, điều gì sẽ đến với con người sau khi chết Biết bao nhiêu câu hỏi đã đặt ra và cũng đã có bao nhiêu cách trả lời về những câu hỏi ấy. Qua nhiều thời đại, với những chế độ xã hội kế tiếp nhau trong lịch sử, vấn đề con người vẫn không hề trở nên cũ trong nhận thức của con người. Là một hình thái ý thức xã hội, triết học bao giờ cũng trở lại với con người và coi con người như một đối tượng trung tâm của mình. Dù là duy vật hay duy tâm, dù có tuyên bố hay không tuyên là “triết học của con người”, “triết học về con người”, mọi trào lưu triết học ở thời cổ đại cũng như hiện đại đều đi vào lý giải một cách trực tiếp hay gián tiếp những vấn đề chung nhất của con người. Nhưng xuất phát từ những lập trường thế giới quan và phương pháp luận khác nhau của triết học, những lý giải ấy đã nhiều khi rất khác nhau hoặc đối lập hẳn nhau. Cuộc đấu tranh về lý luận và tư tưởng xung quanh vấn đề con người, bản chất con người cũng là một trong những nét độc đáo nhất của triết học. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC . 1.1. Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học Phương Đông. 1.1.1. Vấn đề con ngươi trong triết học Trung hoa cổ đại. 1.1.2. Vấn đề con người trong triết học Ấn Độ cổ đại. 1.2. Tư tưởng về con người trong triết học Phương Tây. 1.2.1. Vấn đề con ngừơi trong triết học Hy Lạp. 1.2.2. Vấn đề con người trong triết học TRung Cổ Tây Âu. 1.2.3. Vấn đề con người trong triết họ Phục Hưng- Khai Sáng. 1.2.4. Vấn đề con người trong triết học cổ điển Đức. Chương 2.: TƯ TƯỞNG CỦA C. MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. 2.1. Tính hiện thực của bản chất con người . 2.2. Bản chất con người - tổng hoà các quan hệ xã hội. 2.3. Tư tưởng chiến lược con người hiện nay ở nước ta. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niên luận Góp phần tìm hiểu tư tưởng của C.Mác về bản chất con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong quan niệm về con người. Ông cho rằng con người là sản phẩm của tự nhiên, là cái gương vũ trụ, thông qua tự nhiên ý thức và nhận thức chính bản thân mình. Bản chất con người là tổng thể nhu cầu, khát vọng, ham muốn và cả khả năng tưởng tượng của anh ta nữa. Ông khẳng định “on người là sản phẩm của văn hoá và của lịch sử”. Nhưng văn hoá lịch sử ấy là văn hoá lịch sử chung chung phi giai cấp, phi dân tộc và vì thế quan niệm này còn quá trừu tượng. Cũng như vậy quan niệm về bản chất con người của ông cũng quá trừu tượng, mang tính chất sinh lý thụ động, bị tách khỏi những điều kiện kinh tế-lịch sử: “bản chất của con người là bản chất chung và bản chất đó là bản chất cá thể”. Ông viết “bản chất thần thánh không có gì khác mà là bản chất của con người nhưng đã được tinh tế, khách quan hoá, tách rời với con người bằng xương bằng thịt”. Như vậy, triết học cổ điển Đức đã đề cập đến bản chất, nguồn gốc của cong người cũng như vị trí vai trò của họ đối với thế giới. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng triết học cổ điển Đức đã đem lại một cách nhìn mới về con người so với các thời kỳ lịch sử trước đây. Tư tưởng triết học trước Mác về con người mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng cũng còn có những hạn chế. Những tư tưởng triết học đó thể hiện sự đối lập các thế giới quan, giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật; giữa hai phương pháp tư duy siêu hình và tư duy biện chứng. Cuộc đấu tranh nảy lửagiữa các quan điểm đó là một trong những động lực giúp cho việc giải mã số phận con người, bản chất con người cũng như việc tìm ra những con đường giải phóng con người thoát khỏi sự thống trị của giới tự nhiên. Tuy nhiên các nhà triết học trước Mác đã không lý giải một cách đúng đắn và khoa học và con người, bản chất con người, không đề ra được con đường hiện thực để giải phóng con người thoát khỏi mọi sự tha hoá. Bởi lẽ họ đã không xuất phát từ hiện thực đời sống con người từ lịch sử con người và xã hội. Họ đã không hiểu được rằng chính tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội không phải là yếu tố thụ động đối với tồn tại xã hội mà có tác động trở lại một cách tích cực. Những hạn chế của các nhà triết học trước Mác có nguyên nhân về mặt lịch sử, kinh tế, xã hội của thời đại mà họ đang sống. Những hạn chế đó chưa cho phép họ khám phá và đi sâu vào bản chất của con người và xã hội loài người. Điều này chỉ có thể khắc phục bằng quan điểm mới của Các Mác-Ăngghen và các nhà Mácxit sau này. CHƯƠNG 2 TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 2.1 tính hiện thực của bản chất con người Kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của triết học các thời đại trước, C Mác đã khắc phục sự nghiên cứu con người một cách trìu tượng bằng việc xác lập quan điểm khoa học, xem xét con người hiện thực trong lịch sử phát triển của nó. Ông đã chỉ ra rằng, con người không phảI do một đấng siêu nhiên hoặc thần thánh, thượng đế tạo ra như sự bịa đặt của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, mà là sản phẩm cao nhất trong quá trình phát triển lâu dài của vật chất. Nếu như tất cả các nhà triết học trước Mác xem xét bản chất con người trong từng cá nhân riêng lẻ mà không thấy các mối quan hệ xã hội hiện thực của nó, thì với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng. C Mác đã nêu ra một luận điểm rất nổi tiếng: “bản chất con người không phảI là một cáI trìu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Với luận điểm này, có thể nói điều đầu tiên mà C Mác muôn nêu bật lên đó là: bản chất con người không phải là cái gì đó có sẵn, hay cái gì nhất thành bất biến, mà là cái được hình thành nên, được bộc lộ ra trong cuộc sống hiện thực của nó; nghĩa là phải xem xét bản chất con người trong tính hiện thực của nó. Hiện thực theo từ điển triết học: là đang thực tế tồn tại và phát triển chứa đựng bản chất của chính nó và quy luật trong bản thân nó, và cũng bao hàm những kết quả của sự hoạt động và phát triển của chính nó. Thực tại khách quan với tất cả tính cụ thể của nó chính là hiện thực đó. Với ý nghĩa đó hiện thực không những khác với tất cả cái bề ngoài, cái tưởng tượng mà còn khác với tất cả chỉ là cái logic (cái tư duy), còn khác với tất cả chỉ là cái khả năng cái có thể có nhưng chưa tồn tại. Như vậy C Mác đã đặt bản chất con người trong tính hiện thực, điều đó có nghĩa con người là hiện thực, không phải là cái gì trìu tượng mà là cụ thể-cảm tính. Con người được hiện ra dưới dạng hoạt động thực tiễn, phong phú đa dạng. Đó là một con người sống trong một thời đại nhất định, một môi trường xã hội nhất định với các điều kiện tự nhiên, sinh quyển... và những mối quan hệ phức tạp, ngày càng phong phú cùng với sự phát triển của văn minh. Con người cụ thể hiện thực đối tượng đầu tiên mà C. Mác nghiên cứu là những người Vô sản. Khi giai cấp Vô sản tay cầm cờ đỏ bước lên vũ đài chính trị, thì ngay trong những tác phẩm đầu tay, Mác đã thấy: “từ bộ mặt thô rám đi vi lao động của họ toả đến chúng ta sự cao quý của con người”. Đây không những là tình cảm ban đầu của C Mác đối với giai cấp Vô sản mà còn là cách nhìn mới mẻ nhất trong lịch sử về những người lao động xưa nay vẫn bị coi là dưới mức phát triển của con người. Chúng ta phải thấy rằng sở dĩ, khi bàn đến con người C Mác đã đặt trong tính hiện thực bởi vì: trong triết học cổ điển Đức, con người được xem xét một cách sai lệch. Hêghen đã quan niệm duy tâm về con người, cho con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần thế giới”, còn Phoi ơ Bắc lại tách con người ra khỏi đời sống, quy tính sinh vật vào bản tính con người. Để chống lại các quan điểm sai lầm đó, C.Mác đã xem xét con người trong tính hiện thực của nó. Mặt khác, trong triết học C. Mác, vấn đề thực tiễn là điểm xuất phát có tính chất nền tảng. Trong “luận cương về Phoi ơ Bắc” C. Mác đã nhấn mạnh đến vai trò của thực tiễn: “các nhà triết học trước kia chỉ nhận thức thế giới bằng nhiều cách khác nhau xong vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”. Hoạt động thực tiễn của con người rất phong phú, đa dạng, xong hoạt động cơ bản nhất đó là hoạt động sản xuất vật chất. Con người thông qua hoạt động lao động mà quan hệ với tự nhiên. Chính trong hoạt động sản xuất ra đời sống của mình, con người có những quan hệ năng động, tích cực hai chiều và nhiều chiều với tự nhiên, với đồng loại. Qua sự tác động của con người với tự nhiên, con người làm biến đổi tự nhiên, đồng thời làm biến đối chính bản thân mình. Trong “Tư bản”, C Mác viết: “lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Bản thân con người đối diện với thực tiễn tự nhiên với tư cách là một lực lượng của tự nhiên. Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về bản thân của họ: “tay và chân, đầu và hai bàn tay. Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó làm thay đổi tự nhiên con người đồng thời làm thay đổi bản tính của chính họ”. Bằng lao động, con người đã tạo ra những tư liệu để thoả mãn nhu cầu của mình. Bản chất tự nhiên của con người được biểu hiện ra bên ngoài là các nhu cầu tất yếu khách quan như: ăn, ở, mặc... Hoạt động để thoả mãn nhu cầu sinh học của con người khác với con vật. ở con người, hoạt động này không phải là hoạt động bản năng, hoạt động đơn thuần sinh vật mà nó đã mang tính xã hội. Trong “bản thảo kinh tế-triết học 1844” C. Mác khẳng định: “con người có một hoạt động sinh sống có ý thức. Đó không phải là cái có tính quy định mà với nó con người trực tiếp hoà làm một. Hoạt động sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp con người với hoạt động sinh sống của con vật”. Hoạt động có ý thức, có mục đích của con người là đặc trưng để phân biệt giữa con người và con vật “bản thân con người bắt đầu phân biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu của mình-sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình như thế là con người đã gián tiếp sản xuất ra đời sống vật chất của mình và đó chính là hành vi lịch sử đầu tiên”. Chính vì thế, sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là hoạt động bản chất nhất của con người. C Mác khẳng định nét đặc trưng riêng của quá trình lao động của con người là sử dụng và sáng tạo ra những tư liệu lao động, vì thế C. Mác đã nhất trí với Phranclin khi ông định nghĩa con người là “động vật chế tạo công cụ”. Như vậy, hoạt động lao động đã làm biến đổi bản chất tự nhiên của tổ tiên con người, tạo lập ra bản chất xã hội của con người. Hoạt động xã hội của con người chủ yếu là hoạt động lao động sản xuất, hoạt động cách mạng cải tạo thế giới đã làm biến đổi mặt sinh học của con người một cách đáng kể và làm cho mặt sinh vật trở thành “người hoá”. Chính toàn bộ sự hoạt động ấy đã làm cho những nhu cầu sinh vật ở con người trở thành những nhu cầu xã hội. Nếu con vật chỉ thuần tuý là sản phẩm của tự nhiên, hoàn toàn chịu sự chi phối và thống trị của tự nhiên thì con người với tư cách là một sản phẩm đặc biệt của tự nhiên, lại luôn tìm cách chế ngự chinh phục và làm chủ tự nhiên để thoả mãn những nhu cầu của bản thân mình. Nếu con vật chỉ biết thích nghi với môi trường tự nhiên vây quanh nó một cách hoàn toàn thụ động bằng cách biến đổi cơ thể cho phụ hợp với những điều kiện của môi trường thì con người bằng hoạt động của mình lại luôn tìm cách sử dụng và biến đổi môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển. Lao động sáng tạo nên con người và nhờ tham gia lao động xã hội con người xẽ hoàn thiện các bản chất đặc thù của mình. Chính vì thế Ăngghen viết: “trên một nghĩa nhất định nào đó, chúng ta phải nói rằng: lao động sáng tạo ra bản thân con người”. Nhờ lao động loài người đã trải qua những biến đổi về mặt sinh học, đồng thời xét đến cùng lao động đã hình thành nên bản chất con người và quy định phẩm chất xã hội đặc biệt của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Nhờ lao động có mục đích nên con người đã thoát khỏi ra tình trạng loài vật, xong không có nghĩa là con người thoát ra khỏi hoàn toàn tự nhiên. Ăngghen đã nói rất đúng rằng: “chúng ta, với cả xương, thịt, máu bộ não của chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên và chúng ta nằm trong giới tự nhiên. Hơn thế nữa, cũng giống như bất kỳ sinh vật nào, con người phải thích ứng với tự nhiên, xong con người thích ứng với tự nhiên bằng cách bắt tự nhiên đáp ứng nhu cầu của mình. Sự thích ứng ấy có tính chất môi giới và thực hiện thông qua lao động. Nhờ lao động có mục đích mà con người tác động và giới tự nhiên và sáng tạo ra thế giới vật chất riêng của mình. Khi thoả mãn nhu cầu, trong điều kiện thay đổi môI trường tự nhiên, con người đã thể hiện bản chất loài của mình và tự biến mình thành một thực thể xã hội. Hoạt động thực tiễn của con người không chỉ tạo nên mối quan hệ giữa con người với xã hội mà nó còn làm cho con người thực sự trở thành người, làm cho mối quan hệ giữa con người với tự nhiên chuyển sang hình thức mối quan hệ giữa con người với con người. Theo C.Mác, trong xã hội thống nhất biện chứng giữa con người với tự nhiên là xã hội. vì bản chất tự nhiên của con người chỉ tồn tại với con người xã hội. Chỉ có trong đời sống xã hội, tự nhiên đối với con người mới là khâu liên hệ con người với con người, mới là nhân tố sinh hoạt của con người. Chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người đối với con người. Tự nhiên có trước con người, còn xã hội ra đời cùng với con người. Song tự nhiên và xã hội luôn có mối quan hệ với nhau. Tính tự nhiên của con người không tồn tại bên cạnh tính xã hội của con người mà chúng hoà quyện vào nhau, tồn tại trong yếu tố xã hội. Như vậy con người hiện thực của Mác là con người với tư cách là tổng thể tồn tại bao gồm cả mặt tự nhiên và mặt xã hội. Con người hiện thực được hiện ra với các hoạt động thực tiễn và cũng chính thông qua các hoạt động thực tiễn bản chất của con người được hình thành và tính tự nhiên của con người đã mang tính xã hội, được chuyển vào hoà nhập trong xã hội. Như vậy, tính hiện thực của con người cũng chính là sự tồn tại của con người trong hiện thực khách quan, trong thực tiễn của nó. Tính hiện thực của con người trước hết được thể hiện ở chỗ con người tồn tại thực, hiển nhiên, cảm tính, trong mối quan hệ với tự nhiên với xã hội, trong một hoàn cảnh nhất định, một thời đại nhất định, chứ không phải là sự tồn tại trìu tượng. Điều này đã được Mác khẳng định trong “hệ tư tưởng Đức” rằng: “chúng ta cũng không xuất phát từ những con người chỉ tồn tại trong lời nói, trong ý nghĩ, trong tưởng tượng, trong biểu tượng của người khác, để từ đó mà đi tới những con người bằng xương, bằng thịt. Không, chúng ta xuất phát từ những con người đang hành động hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ”. Trong “luận cương về Phoiơbắc” Mác đã lý giải con người hiện thực bằng cách đưa ra định nghĩa con người hiện thực: “bản chất của con người không phải là cái trìu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tính tổng hoà các quan hệ xã hội”. Định nghĩa trên về bản chất con người chứa đựng một tư tưởng hết sức sâu sắc, nhưng lại được trình bày một cách cô đọng, vắn tắt nên nó thường bị giảI thích một cách phiến diện. Định nghĩa trên thường bị các sách báo Tư sản và những người chống lại Mác xuyên tạc một số giảI thích Mác hiểu con người là tổng hoà những mối quan hệ sản xuất. Một số khác khẳng định rằng: dường như trong luận cương của Mác không thể hiện được cơ sở tích cực, cơ sở hoạt động trong con người. Thực ra luận điểm trên của Mác cần phải hiểu rằng, Mác đã vạch ra yếu tố cấu thành con người là các quan hệ xã hội hơn nữa nó lại là bản chất xã hội đặt trong tính hiện thực trực tiếp của nó. CáI quyết định bản chất của con người là cái xã hội cái bản chất ấy được hình thành và phát triển trong hoạt động thực tiễn, trước hết là thực tiễn lao động sản xuất của cảI vật chất. Đó là hành vi lịch sử đầu tiên làm cho con người mang bản chất khác với loài vật. C Mác đặt con người trong tính hiện thực không phảI chỉ dừng lại xem xét con người trong hoạt động thực tiễn, trong đó quan trọng nhất là hoạt động sản xuất và lao động cảI tạo xã hội mà còn có nghĩa là C.Mác đã không phủ nhận mặt tự nhiên gạt bỏ cái sinh vật khi xem xét con người. Trong “bản thảo kinh tế-triết học 1844”, khi còn mang nặng ảnh hưởng của triết học Phoi Ơ Bắc, C. Mác viết: “con người là một sinh vật có tính loài”, và xem giời tự nhiên là “thân thế vô cơ của loài người… vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên”. ở “Lời góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” C.Mác viết: “con người theo nghĩa đen của nó là một vận động vật học xã hội, không những là một động vật có tính hoẹp quần mà còn là một động vật chỉ có thể tách riêng ra trong xã hội mà thôI”. Ông còn khẳng định: “trong mọi trường hợp con người đều là một động vật học xã hội” Trong “biện chững củatn Ăngghen cũng khẳng đinh: “con người đó là một loài động vật có xương sống mà trong đó giới tự nhiên đạt tới trình độ tự nhận thức được mình”. Như vậy, con người trong triết học C. Mác là con người hiện thực, cụ thể-cảm tính. Con người với tư cách là một tổng thểtồn tại bao gồm cả mặt tự nhiên và mặt xã hội. Đó là một “sinh vật” có tính loài, có ý thức, là “động vật xã hội”, “động vật chế tạo công cụ” và “tự nhận thức được mình”. Vì vậy, con người ở đây là con người làm chủ tự nhiên và xã hội. Con người đã đặt mọi sự vật hiện tượng của thế giười hiện thực vào phạm vi nhận thức của mình, do đó nó đã trở thành chủ thể của nhận thức, đồng thời cũng là khách thể của nhận thức. Ăngghen viết: “chúng ta phải xuất phát từ cáI tôI, từ con người thực tế, bằng da, bằng thị để không giấu giếm được gì trong đó, mà là xuất phát từ chúng ta, xuất phát từ đây để đI đến với con người”. Còn C. Mác lại viết: “con người hiện thực, con người nhục thể đứng vững trên mảnh đất vững chắc…thu hút vào mình và tự mình lại toả ra tất cả lực lượng tự nhiên”. Khắc phục chủ nghĩa duy vật trực quan của Phoi ơ Bắc, C. Mác đề cập đến tính hiện thực của bản chất con người”. Con người được hiện ra với các hoạt động thực tiễn mà bản chất của con người được hình thành và cũng thông qua hoạt động thực tiễn tính tự nhiên của con người đã mang tính xã hội, được chuyển vào, hoà nhập vào trong xã hội. Hơn nữa, quá trình hoạt động lao động đã hình thành nên phẩm chất xã hội của con người. Bản chất đặc thù của con người. Chính vì thế C. Mác đã nói: “bản chất của “con người đặc thù” không phải là râu của nó không phải là máu của nó, không phải là bản chất thể xác trừu tượng của nó mà là phẩm chất xã hội của nó”. C. Mác không chỉ xem xét con người vớicác hoạt động thực tiễn mà còn xem xét nó trong một thời đại nhất định, một giai đoạn lịch sử cụ thể, chịu ảnh hưởng của một môI trường tự nhiên. C. Mác viết: “chúng ta, cần phảI thấy thế nào là bản chất con người nói chung và bản chất ấy biến hình như thế nào trong mỗi thời đại nhất định”. “Bất kỳ lịch sử nào cngx không phải là cái gì khác mà là sự hoạt động không ngừng của bản chất con người”. Bản chất chính là cáI chung của con người. Trong mỗi giai đoạn líchử (tức trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội) bản chất con ngưòi lại là những đặc điểm riêng. Giữa cái chung và cáI riêng luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau. ở thời đại khác nhau con ngưòi cũng khác nhau bởi vì, xã hội loài người luôn luôn vận động từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thành kinh tế-xã hội khác nên con người cũng phải biến đổi cho phù hợp. Con người ở thời đại nào thì mang dấu ấn của thời đại ấy. Trong xã hội có giai cấp, bản chất con người mang tính giai cấp, bản chất với tư cáh là một bộ phận của toàn thể xã hội không trực tiếp gắn với xã hội nữa, mà thuộc về các giai cấp nhất định trong xã hội”. Như vậy, theo Mác bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng mà là sản phẩm của tự nhiên, của xã hội, mang tính lịch sử cụ thể, con người hiện thực, đó là con người cụ thể, cảm tính, bản chất của con người hiện ra, tồn tại và phát triển trong lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên cải tạo xã hội, sự tồn tại hiện thực của con người không thể tách rời các mối quan hệ xã hội. Tiêu biểu nhất trong các mối quan hệ xã hội của con người là hoạt động sản xuất để đáp ứng những yêu cầu đầu tiên, mặt khác là duy trì sự sống của mỗi cá nhân, một mặt được coi là quan hệ tự nhiên mặt khác là quan hệ xã hội. Ngay từ khi con người có hành vi sản xuất ra của cải vật chất để tồn tại thì đồng thời cũng làm nảy sinh các quan hệ giữa các cá nhân. Đây là những quan hệ do lịch sử quy định và vì vậy quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân trong xã hội là nhu cầu tất yếu. Khi khẳng định tính hiện thực của con người xã hội. Mác đã dần đi tới quan niệm về quần chúng lao động. 2.2.Bản chất con người-tổng hoà các mối quan hệ xã hội Các quan hệ xã hội là những quan hệ giữa cộng đồng xã hội của con người, xuất hiện trong quá trình sản sinh và tái sản sinh ra bản thân con người với tư cách là chủ thể xã hội hoàn chỉnh. Sở dĩ Mác xem xét bản chất con người trong tổng hoà các quan hệ xã hội để nhằm đối lập với quan điểm của Phoi ơ Bắc coi con người đơn thuần như một phần của giới tự nhiên, quan điểm của Phoi ơ Bắc xuất phát từ những cá thể cô lập theo kiểu RoBinSon để nhận thức bản chất con người, bỏ qua không nói gì đến mặt xã hội của con con người, đồng thời C. Mác cũng nhấn mạnh mặt xã hội , yếu tố đặc trưng trong nhân cách con người- yếu tố đặc thù để phân biệt con người và con người và vật. xét bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội tức là xem con người với tất cả các quan hệ xã hội của nó không những chỉ những quan hệ xã hội đã có từ trước người đang sống mà cả những quan hệ xã hội đã có từ trước kia trong một tổng thể với những mối liên hệ biện chững, bởi vì trong lịch sử của mình, con người bắt buộc phải kế thừa những di sản, những truyền thống đã thúc đẩy con người vươn lên hoặc ngược lại. Theo C. Mác, bản chất con người không phải à sinh thành bất biến mà có sự vận động, phát triển phù hợp với sự biến đổi của hoàn cảnh, của thời đại. Cụ thể là bản chất xã hội của con người luôn luôn thay đổi cùng với năm phương thức sản xuất lớn với những chế độ chính trị khác nhau. Mỗi con người dù muốn hay không, vừa cất tiếng khóc chào đời đã bị khoác bởi cái áo xã hội họ đang sống, đó là những mối quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội có đặc điểm: Các quan hệ xã hội xuất hiện cùng với sự ra đời của loài người và tồn tại mãI với nó, luôn luôn mang tính chất quan hệ giữa các nhóm người, các cộng đồng người… Về mặt nội dung chất đặc trưng của các quan hệ xã hội được phản ánh trong kháI niệm lối sống bởi vì khái niệm này nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình tháI kinh tế-xã hội nhất định. Quá trình hình thành và phát triển của các quan hệ xã hội qua các thời đại lịch sử cũng đồng thời là quá trình nhân đạo hoá xã hội, quá trình làm cho con người dần trở thành đúng là con người. Sở dĩ như vậy là vì xã hội loài người mặc dù có những bước thăng trầm song xu hướng chung là phát triển, con người luôn luôn hướng tới cái hoàn thiện, cái tốt đẹp. Trong một xã hội có nhiều các quan hệ xã hội. Xét các quan hệ về mặt xã hội ta có: quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, gia đình, quan hệ giữa các liên minh, giữa các cá nhân và xã hội, giữa các cộng đồng xã hội. Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật đó là sự tương tác của con người trong quá trình lao động trực tiếp, trao đổi các hoạt động. Xét về mặt vật chất ta có các quan hệ sản xuất, xét về mặt tư tưởng ta có các quan hệ tư tưởng như: các quan hệ chính trị, các quan hệ đạo đức, các quan hệ thẩm mỹ, các quan hệ pháp quyền các quan hệ tôn giáo. Trong các quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất giữ vai trò quyết định đã tạo ra đời sống của con người. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Nó bao gồm quanhệ với tư liệu sản xuất, tức là hình thức sử hữu (cơ sở của quan hệ sản xuất), quan hệ tổ chức vàquản lý sản xuất; quan hệ phân phối và tiêu ding của cải vật chất. Các quan hệ phân phối và tiêu ding của cải vật chất. Các quan hệ sản xuất cấu thành mặt tất yếu của mọi phương thức sản xuất bởi con người chỉ có thể tiến hành sản xuất khi giữa họ kết hợp với nhau theo một phương thức nào đó. Yếu tố chủ yếu, mặt quan trọng nhấyt của quan hệ sản xã hộiất là quan hệ kinh tế mà trên nên tảng là quan hệ với tư liệu sản xuất. Quan hệ kinh tế (sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng) tạo ra hạt nhân của quan hệ sản xuất, hình thành nội dung của những quan hã hội khác. Theo quan niệm duy vật lịch sử, quan hệ sản xuất là cơ sở của các quan hệ xã hội khác, những các quan hệ xã hội tác động lẫn nhau, xen kẽ cới nhau. Bản thân quan hệ sản xuất là quan hệ xã hội của con người trong sản xuất. Nó hình thành và biến đổi cùng sự biến đổi của quan hệ giữa con người với tự nhiên. Điều đó có nghĩa là các quan hệ xã hội qui định bản chất con người được triết học C. Mác xem xét không tách rời, cô lập với quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong quá trình lao độngđể tạo ra những tư liệu thoả mãn nhu cầu của mình, con người đã tác động đến giới tự nhiên và biến đổi nó. Đồng thời chính lao động lại là nền tảng phát sinh ra những quan hệ xã hội của con người, trước hết là quan hệ kinh tế. Quan hệ kinh tế đến lượt nó lại là nền tảng cho sự phân hoá con người về mặt xã hội. “Trong sự sản xuất sh ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ-tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ… Như vậy, lao động và quan hệ sản xuất là những lực lượng vật chấtcủ yếu dẫn đến sự xuất hiện và hình thành ra cuộc sống con người; đồng thời cũng là quá trình hình thànhnên bản chất con người. C. Mác xem bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội có nghĩa bản chất con người không phải là sự tập hợp, hay tổng số số học giảm đơn các quan hệ xã hội phức tạp, đa dạng, chằng chịt mà đó là mộtbản chất “hất thời”, nõ sẽ mất đI khi giai cấp mất đi. Bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội song trong xã hội có giai cấp tính giai cấp nổi lên hành đầu. Nhưng tính ngowif là cái chung nó nằm trong tính giai cấp, tức cáI riêng, nó thể hiện thông qua cái riêng. “con người là cong người riêng biệt của từng thời đại, từng tập đoàn xã hội nhất định, đồng thời nó cũng là con người nói chung, phát triển trong toàn bộ lịch sử loài, con người phổ cập cụ thể”, “Con người nói chung… thể hiện trong từng giai đoạn với tư cách con người lịch sử giai đoạn ấy mà trong xã hội giai cấp thì nó là con người lịch sử giai cấp, “tức là trong xã hội giai cấp, con người là con giai cấp, đồng thời nó là con người nói chung, phát triển trong lịch sử loài người. Cái chung như thế là cái chung biện chứng”. Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn năng động,tích cưc, con người đã hình thành nên những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội lại tạo lập nên bản chất xã hội của con người. Nói một cách khác, tất cả các quan hệ xã hội được tổnghoà lại tạo thành bản chất con người. Xong như thế không có nghĩa là C. Mác chỉ đề cập đến mặt xã hội trong bản chất con người mà gạt bỏ yếu tố sinh học của nó.trong các quan hệ xã hội của con người có tính sinh học biểu hiện ở nhu cầu, lợi ích… của con người ở mỗi quan hệ. Mặt khác, các quan hệ xã hội của con người không tách rời với các quan hệ tự nhiên như quan hệ với sinh quyển, khí quyển, hơn nữa quan hệ của con người với con người không nằm ngoài mối quan hệ của con người với tự nhiên… Vì thế C. Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất conngwời là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Tư tưởng này của C. Mác không nhằm bàn đến toàn bộ vấn đề con người mà ở đây C. Mác chỉnhằm phê phán Chủ nghĩa duy vật siêu hình Phoi ơ Bắc nhân đọc và nghiên cứu Phoi ơ Bắc. Do đó, quan niệm này của C. Mác không hề phiến diện mà ngược lại là một phát hiện có giá trị to lớn về bản chất con người. C. Mác không vạch ra các yếu tố cấu thành bản chất con người bằng các quan hệ xã hội mà còn vạch ra bản chất con người trong tính hiện của nó. ở đây, C. Mác đã thể hiện tính khoa học, đầy đủ trong tư tưởng về vấn đề bản chất con người. Nếu chỉ nhấn mạnh từng vế của luận đề thì sẽ là cắt xén và làm sai lệch quan niệm của triết học C. Mác về con người. Trong tính hiện thực, các quan hễh đóng vai trò là hạt nhân tạo thành bản chất xã hội của con người. Các quan hệ xã hội này đều hoà nhập và biểu hiện trong hoạt động cụ thể của con người. Con người, về bản chất là tổng hoà những quan hệ, mang tính xã hội, nhưng ồn tại thông qua cá nhân, bằng mỗi cá nhân. Con người vừa mang tính đặc thù của cá nhân. Do đó nói đến con người-tổng hoà các quan hệ xã hội chúng ta không thể không nói đến con người với tư cách là một cá nhân-nhân cách. Cá nhân là một chỉnh thẻ đơn nhất biểu hiện các thuộc tính: tính chỉnh thể về hình thái và tâm-sinhlý, tính ổn định trong sự tương tác với môI trường. Mỗi cá nhân trong quá trình sinh sốngvà hoạt động xã hội sẽ được xã hội hoá dần dần và trở thành một nhân cách. Nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội-sinh lý, tâm lý tạo thành một chỉnh thể, đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh… mọi hoạt độngcủa mình một cách tích cực. Nhân cách là bản sắc độc đáo của con người thể hiện ở mỗi cá nhân, là cái tôi của mỗi cá nhân, là cái tôi của mỗi cá nhân. Như vậy, khái niệm nhân cách nhấn mạnh cái bản chất xã hội của mỗi người. Nhân cách là tổng thể của ba thành tố cơ bản: tư chất di truyền sinh học của mỗi cá thể, kết quả tác động của các nhân tố xã hội (hoàn cảnh môi trường sống, các chuẩn mực, sự điều chỉnh) và cái tôi tâm lý-xã hội trong mỗi cá nhân. Hạt nhân xã hội cái “tôi” tựa như là cái xã hội bên trong của nhân cách, cái xã hội đã trở thành hiện tượng tâm lý và quyết định tính cách của nhân cách, phạm vi, động cơ biểu lộ ra theo một chiều hướng nhất định… nó là cơ sở hình thành những tình cảm xã hội của con người. Hơn nữa, cái “tôi” là yếu tố bản chất của cấu trúc nhân cách, là trung tâm tinh thần, ý nghĩa, điều chỉnh, điều chỉnh, dự báo, tối cao của nhân cách. Về mặt chủ quan,đối với cá nhân, nhân cách biển hiện như là hình ảnh của cánh “tôi” của cá nhân. Chính cái “tôi” là cơ sở của sự tự đánh giá bên trong là cái mà nhờ đó cá nhân tự thâý mình trong hiện tại, trong tương lai. Như vậy, nhân cách là sự thông nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội trong con người. Cái quyết định sự hình thành nhân cách là môi trường xã hội cụ thể tác động vào cá nhân bằng vô vàn những sợi dây liên hệ trực tiếp hay gián tiếp, nghĩa là nhân cách được hình thành trong quá trình hoạt động vào giao tiếp. Trong quá trình này cá nhân tiếp nhận sự tác động môi trường xã hội một cách tích cực, có cải biến chọn lọc kế thừa để biến thành cái bên trong, đó là quá trình xã hội hoá cá nhân. Nhân cách bao giờ cũng là con người đã phát triển về mặt xã hội, tự ý thức, tự đánh gía, tự điều chỉnh, là chủthể của nhận thức và cải tạo thế giới, chủ thể những quan hệ và chức năng xã hội, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ của những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực khác. Thông qua hoạt động tích cực của cái “tôi” tác động trở lại xã hội làm biếtn đổi môi trường xã hội, khẳng định mình là chu thể sáng tạo. Như vậy, mặt bản chất khác của nhân cách là quá trình cá nhân hoá xã hội. Xã hội hoá cá nhân và cá nhân hoá xã hội, đay là quá trình kép, không thể có mặt này mà không có ặmt kia để tạo nên cuộc sống người. Cá nhân xã hội và cá nhân nhân cách là thống nhất. Với nhân cách riêng mỗi cá nhân có khả năng tự ý thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình, tự lựa chọn chức năng, niềm vui và trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội. Thuộc tính kết cục chủ yếu của nhân cách là thế giới quan. Thế giới quan là đặc quyền của con người vươn tới tầm cao của tinh thần. chỉ khi trau dồi thế giới quan này hay thế giới quan khác nhân cách mới tự khẳng định trong cuộc sống, có hẳ năng sinh hoạt động một cách có mục đích, có ý thức và thực hiện bản chất của mình. Thế giới quan tựa hồ như một chiếc cầu nối liền nhân cách với toàn bộ thế giới chung quanh, đồng thời với thế giới quan tính cách vủa nhân cách của được hình thành. Đó là cốt lõi tâm lý của con người. Nó làm cho tính tích cực của con người có những hình thức xã hội ổn định. “Chỉ trong tính cách cá nhân mới có được tính qui định thường xuyên của mình”. Thành phần đặc biệt của nhân cách là đạo đức. Bản chất đạo đức của nhân cách được kiểm tra trên nhiều mặt. Hoàn cảnh xã hội nhiều khi khiến cho con người đứng trước sự chọn và không phải bao giờ cũng tuân theo bản thân mình, tuân theo những mệnh lệnh đạo đức của nhân cách. Một trong những yếu tố them chốt nhất của nhân cách là sự thôi thúc nội tâm, là ý chí cá nhân vươn đến những mục đích nào đó mà mình muốn tham gia hoặc tạo lập ra. Chỉ khi những mục đích xã hội chuyển được thành sự thôi thúc nội tâm, ý chí cá nhân thì mới thực hiện được. Nhân cách trong khi mang tính chất xã hội bao giờ cũng mang tính riêng, bản sắc độc đáo của một thực thể cá nhân, không có tính lập lại ở người khác do toàn bộ những điều kiện sinh sống riêng qui định, Đó là vấn đề cá tính “cá tính là cái không thể phân chia được, là thống nhất toàn vẹn vô tần từ đầu đến chân, từ nguyên tử đầu tiên đến nguyên tử cuối vùng, xuyên suet và ở khắp mọi nơii tôi là một thực thể các nhân”. Cá tính không phải là cái gi tuyệt đối. Nó không phải là cái đã hình thành đầy đủ và xong xuôi nhưng đồng thời cá tính cũng là cái bất biến ổn định nhất trong cấu trúc nhân cách của con người. Nó biến đổi và đồng thời không biến đổi trong suốt cuộc đời con người. Như vậy, mỗi nhân cách vừa bao gồm những nét cũng vốn có của loại người ở một giai đoạn lịch sử nhất định, vừa mang những đặc điểm riêng- những cá tính không lập lại ở người khác. Trong nhân cách, bên cạnh nhựng thuộc tính chung, bao giờ cũng có một cái gì đó. Đó là tính phong phú, đa dạng của nhân cách mà chúng ta cần biết tôn trọng và phát huy. 2.3. Về chiến lược con người ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày nay, chúng ta cần phải xây dựng cho được một chiến lược con người, coi đólà vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, theo tinh thần mà cố tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nêu: “Chiến lược con người là chiến lược số 1”. Tư tưởng của C. Mác về bản chất con người đã khắc phục được quan niệm hạn chế của chủ nghĩa duy tâm cũng như của chủ nghĩa duy vật siêu hình, đồng thời đưa ra một quan niệm duy vật lịch sử trong việc xem xét con người. Mặt khác, qua đây ta thấy vai trò của con người trong hoạt động thực tiễn . Vì vậy, luận đề trên của C.Mác đã cho ta phương pháp nhìn nhận , đánh giá con người trong một tổng thể của nó, từ đó và có những chách thức để xây dung đào tạo con người về mặt sinh – tâm lí xã hội , có những chiến lược phát triẻn con người một chách đúng đắn , toàn diện, tạo ra cơ sở , động lực để phát triển xã hội khẳng định vai trò của con người. C.Mác viết : “ xã hội sản xuất ra con người với tính cách như thế nào thì nó sản xuất ra xã hội như thế ấy” . V.I.Lênin cũng khẳng định vai trò của con người : “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân , người lao động .” Hồ Chủ Tịch lại nói : “Muốn xây dung chủ nghã xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” . Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã hơn một lần khẳng định vai trò quan trọng của nguồn lực con người. Trong kháng chiến chống thực dân xâm lược, trước yêu cầu đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước, xây dựng xã hội mới mẫu người chiến sĩ cách mạng mà chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng đã in dấu ấn sâm đậm trong lòng bạn bè thế giới, có sức cuốn hút hàng triệu đồng bào ta, góp phần quyết định làm nên thắng lợi vẻ bang của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã chủ trương tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội của Đảng chỉ rõ “tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Tiếp tục khẳng định đường lối đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tại đại hội IX, Đảng ta đã chỉ rõ mục tiêu công nghiệp hoá đến năm 2020 là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hưỡng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ kết cấu hạ tầng, tiềm lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ, văn minh; vị thế của nứơc ta trên trường quốc tế được nâng cao. Về cơ bản công nghiệp hoá, hiện dậi hoá phải đưa đất nước Việt Nam trở thành một nước phát triển có nềnkinh tế hiện đại, tăng trưởng nhanh ,bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, những vẫn tránh được các vết xe đổ của những nước phát triển đi trước. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, vấn đề con người có tầm quan trọng chiến lược. Bởi vì, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay được tiến hành trong bối cảnh thời đại đã có những thay đổi lớn nằm trong không gian và thời gian phát sinh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ ba-một cuộc cách mạng mà đông lực lượng chủ yếu của nó là sức sáng tạo và trí tuệ của người lao động. Ngoài ra, trong quá trình phát triển, cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề nội lực. Nếu không xuất phát nội lực thì không thể có phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định: “nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Vệt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc xây dựng con người đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Các phẩm chất căn bản cần có ở con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá được chỉ ra ngày càng rõ nét, ngày càng trở nên phù hợp. Điều này được thể hiện rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng cũng như trong các Nghị quyết Hội nghị Trung Ương Đảng bàn về mcụ tiêu Giáo dục-Đào tạo. Đó là: Nhanh chóng đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, lam cho kỹ năng nghè nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cáI mới,có ý thức vươn lên về khao học và công nghệ; xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý có đủ đức, tài. Mô hình con người Việt nam cần hướng tới, như văn kiện Đại hội IX đã chỉ rõ là con người “phát triển toàn diện về chính trị tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân áI, khoan dung tông trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đinh, cộng đồngvà xã hội”. Để đạt đựoc mục tiêu chiến lượcvề phát triển con người Việt Nam toàn diện-con người vừa “hồng” vừa”chuyên” vừa có “đức” vừa có “tài”, đủ xức đáp ững những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Trước hết, chúng ta cần phải xây dựng con người có đức. Cha ông tavà chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: đức là gốc của con người. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi mà tệ tham nhũng, quan liêu, tình trạng suy thoái đạo đức nghiêm trọngcủa một bộ phận cán bộ, Đảng viên chưađược khắc phục thì việc xây dựng con người có đức càng trở nên quan trọng. Ở lĩnh vực đạo đức, con người Việt Nam hiện nay hơn lúc nào hết, cần được cũng cố, giữ vững lý tưởng độc lập dân tộc gắn lìên với chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế đang có sự xuất hiện xu hướng tự phát đi lên chủ nghĩa Tư bản và cùng với đó là thế lực phản động âm mưu dùng diễn biến hoà bình để chống phá cách mạng nước ta, việc cũng cố, giữ vững lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là biểu hiện của truyền thống yêu nước, thông minh, sáng tạo, độc lập tự chủ của dân tộc ta. Trong những năm đổi mới, qua nhịp điệu cuộc sống kinh tế-xã hội, qua những cuộc điều tra, thăm dò ý kiến người lao động, chúng ta nhận thấy, người Việt Nam đã nhanh chón thay đổi nếp cũ, chấp nhận sự năng động, sự thay đổi nếp cũ, chấp nhận sự năng động, sự thay đổi, chấp nhận quá trình đào tạo lại… để có hiệu quả kinh tế lớn. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày càng tỏ ra thích nghi với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, với cơ chế thị trường. Nhận thức rõ tình hình này, hướng tời đào tạo những người chủ tương lai, Đảng ta đề ra chủ trương: “Con người Việt Nam phải biết không ngừng phát huy tính tích cực cá nhân, biết làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỹ luật, có sức khoẻ, đủ sức gánh vác công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Có thể nói đây là những nét nổi trội mà con người Việt Nam hiện nay cần có so với các giai đoạn trước đây. Nó phản ánh nét đặc thù của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Mặt khác, đề cập đến vấn đề con người, Đảng ta còn chú ý đến cả mối quan hệ xã hội của nó- yếu tố tạo nên bản chất xã hội của con người, trong đó đặc biệt chú trọng đến quan hệ sản xuất. Ở trong Đại hội VII, Đảng đã chú trọng đến xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới để phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho con người trong các mối quan hệ khác như: quan hệ chính trị, quan hệ pháp quyền, tôn giáo… Từ đó, mối quan hệ giữa con người-cá nhân-tập thể xã hội được kết hợp hài hoà. Bên cạnh đó, Đảng ta còn kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá xã hội, “giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân”. Tất cả điều đó xét đến cùng là vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân mà Đảng ta luôn quan tâm. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong hơn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcđã đạt được những thành tựu đáng kể về Giáo dục-Đào tạo. Đó là: Giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn cơ sở vật chất. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lên đáng kể. Chúng ta đã trở thành nước đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng. Số sinh viên đại học tăng gấp nhiều lần: đào tạo nghề được mở rộng; năng lực nghiên cứu khoa học được tăng cường; nhiều công nghệ tiên tiến đã được đưa vào sử dụng trong dạy và học. Song, nhìn chung, công tác giáo dục-đào tạo ở nước ta vẫn còn yếu về chất lượng; mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, trình độ quản lý giáo dục-đào tạo còn có nhiều thiếu sót; chưa có cơ cấu đào tạo hợp lý và vẫn còn nhiều tiêu cực trong dạy học, thi cử; đào tạo chưa gắn với sử dụng gây nhiều lãng phí; chi phí học tập cao hơn so với khả năng thu nhập của dân; giáo dục, đào tạo miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Để đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến thành công, con người không chỉ được coi là mục tiêu, mà còn được coi là động lực của sự phảt tiển kinh tế-xã hội. Con người được xem như một tài nguyên một nguồn lực vô cùng quý giá, có vai trò trung tâm. Mọi nguồn lực khác như vật lực, tài lực… đều có thể cạn kiệt sau những thời kỳ khai thác, những nếu biết khai thác đúng nguồn lực con người thì đây là nguồn tài nguyên vô tận. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, hiện nay, chúng ta mới chỉ khai thác được từ 15-20% khả năng làm việc của bộ não con người. Vì vậy, việc khai thác trí tuệ con người sẽ tạo ra tri thức khoa học là nhân tố không thể thiếu để có lực lượng sản xuất hiện đại, tại Đại hội IX Đảng ta đã nhấn mạnh: “Tăng nhanh năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Như vậy, có thể nói, giáo dục-đào tạo được coi là nhân tố trung tâm và cùng với các nhân tố khác làm nên nguồn lực con người. Coi phát triển con người là một chiến lược, Đảng ta chủ trương tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp không cam chịu nghèo hèn; đồng thời khẳng định chính sách sử dụng lao động và nhân tài là phải tận dụng được mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân để phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến thành công. Trên bình diện vĩ mô, giáo dục-đào tạo phải tạo ra được những thế hệ thanh niên cách mạng đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua việc nghiên cứu tư tưởng của C. Mác về bản chất con người cho ta thây những mục tiêu phương hướng, phương pháp chiến lược phát triển con người của Đảng ta đề ra là hoàn toàn đúng đắn.Với ý nghĩa đó, luận đề trên của C. Mác có vai trò to lớn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vì thế, giá trị của tư tưởng này không bị lấp phủ bởi lớp bụi thời gian mà con được chứng minh sinh động trong thực tiễn, là cơ sở cho nhiều khoa học khác nghiên cứuvề con người, đồng thời vạch ra tính chất giả dối, phản độngcủa mọiluận thuyết xuyên tạc bản chất con người. Không những thế, nó còn là cơ sở để khắc phục sự tha hoá con người, một hiện tượng xã hội trongđó con người tự đánh mất bản thân mình để trở thành một cái khác đối lập với chính mình. PHẦN KẾT LUẬN Vấn đề con người là một trong những vấn đề mà tất thảy các khuynh hướng, các trào lưu triết học ở mọi thời đại đều đưa lên vị trí trung tâm. Khi bàn về vấn đề này trong lịch sử triết học đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa duy vật và chủn ghĩa duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Chủ nghĩa duy tâm đã xem xét nguồn gốc, bản chất con người một cách thân bí, duy tâm, con người không phảI là sản phẩm của tự nhiên mà la sản phẩm của thần linh, thượng đế. Vì thế, bản chất con người cũng như mọi hoạt động cuộc sống của nó là do thượng đế qui định, con người trở thành lực lượng thụ động trước giới tự nhiên. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật trước C. Mác mà đỉnh cao là triết học của Phoi ơ Bắc đã lý giải một cách duy vật nguồn gốc, bản chát con người. Con người ở đây được xem xét là một bộ phận của giới tự nhiên, thuộc giới tự nhiên, là sự vận động cao nhất củagiới tự nhiên với tư cách là một cá thể người tồn tại hiện thực. Song hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước C. Mác đã xem con là một thực thể sinh học thuần tuý, trừu tượng. Nhìn chung, trong lịch sử triết học trước C. Mác, tư tưởng về con người được xem xét một cách phiến diện, sai lệch. chỉđến khi triết học C. Mác ra đời mới khắc phục được những hạn chế đó. Triết học C .Mac đời đã cho ta một quan niệm mới về bản chất con người: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ”. Tư tưởng này của C. Mac về bản chất con người hoàn toàn đối lập với các tư tưởng trong lịch sử triết học trước ông, thể hiện một cách nhìn biện chứng, duy vật khoa học của C Mac về con người. Con người không còn là một cái gì trừu tượng mà được hiện lên với tính hiện thực cụ thể-cảm tính của nó, với các hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng ,với các mối quan hệ phức tạp, đa chiều, trong đócác quan hệ xã hội là hạt nhân, tạo nên bản chất cuả con người. Tư tưởng về bản chất con người của C. Mác đã có giá trị to lớn trong việc xác định chiến lược đào tạo, xây dựng con người Việt Nam ở nước ta hiện nay. Giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đổi mới đất nước, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, Đảng ta trên xơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người cũng khẳng định việc xây dựng và phát triển con người là chiến lược quốc gia, là động lực để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi đi vào phân tích con người Việt Nam từ những giá trị của con người truyền thống đến mô hình con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Việc xây dựng con người Việt Nam mới hiện nay chịu tác động của rất nhiều yếu tố của công cuộc đổi mới đất nước. Biết kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tích cực, hạn chế và khắc phục các giá trị tiêu cực gắn với điều kiện cụ thể của giai đoạn mời chúng ta xẽ xây dựng thành công những con người mới đủ năng lực, phẩm chất và điều quan trọng là có ý thức về vai trò làm chủ của mìnhtrong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đó là những “con người xã hội chủ nghĩa” hội đủ cả trí lực, tâm lực, năng lực, thể lực; có đạo đức xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng, mục đích và lối sống lành mạnh và có đủ năng lực làm chủ bản thân, làm chủ đất nước. Để xây dựng thành công những con người mới xã hội chủ nghĩa,cần có sựu quan tâm của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển Giáo dục-Đào tạo, xem đó là quốc sách hàng đầu cùng với phát triển khoa học-công nghệ và việc đưâ các chính sách nhằm giáo dục và nâng cao vảitò chủ thể trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của nguồn lược con người. Con người Việt Nam phải có ý thứcvai trò làm chủ của mình trong quá trình xây dựngvà phát triển đất nước, chúng ta phảI vươn tới những đỉnh cao trí tuệ những chất lượng mới trong”sức mạnh bản chất người” của mình. Đó phải là những con người thực sự xã hội chủ nghĩa,thực sự có năng lực để khẳng định mình trong tư cách, vai tròlàm chủ vận mệnh nước nhà DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1.Vũ xuân Cảnh: Quan niệm cơ bản về con người trong… khoá luận tốtnghiệp 2004 2. Phạm Như Cương: Về vấn đề xây dựng con người mới, Nxb khoa học xã hội 1978. 3. Đảng cộng sản Việt Nam: văn kiện Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội 1993 4.Đảng cộng sản Việt Nam văn kiện Hội nghị lần thứ VIII , Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 1996. 5. Đảng cộng sản Việt Nam văn kiện Hội nghị lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2001 6. Đảng cộng sản Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991. 7. Giáo trình (1981)Triết học Mác-LêNin, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Nxb sách giáo khoa Mác-LêNin 8. Giáo trình (1999) Triết học Mác-LêNin, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội. 9. Phạm Minh Hạc (chủ biên 2004) nghiên cứu con người và nguồn nhân lực. Niêm giám nghiên cứu số 3” Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 10. Các Mác-Ăngghen: toàn tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội 1978 11. Các Mác-Ăngghen: toàn tập, tập 23, Nxb chính trị quốc gia 1993 12. Các Mác-Ăngghen: toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội 1983 13. Các Mác-Ăngghen: toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội 1983 14. Các Mác-Ăngghen: toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Hà Nội 1981. 15, Nguyễn Linh Khiều: Về luận điểm của C. Mác “Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ của xã hội” Giáo dục lý luận số 1-1990 16. Nguyễn Thị Tuyết Mai: “về chất lượng con người ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” tạp chí Triết học số 9-2002 17. Hồ Sĩ Quý: (chủ biên 2003) Con người và phát triển con người trong quan niệm của C. Mác-Ăngghen, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 18. Từ điển triết học (1960), Nxb Sự thật Hà Nội 19. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên 1999) Giáo trình lịch sử triết học, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC . 1.1. Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học Phương Đông. 1.1.1. Vấn đề con ngươi trong triết học Trung hoa cổ đại. 1.1.2. Vấn đề con người trong triết học Ấn Độ cổ đại. 1.2. Tư tưởng về con người trong triết học Phương Tây. Vấn đề con ngừơi trong triết học Hy Lạp. Vấn đề con người trong triết học TRung Cổ Tây Âu. Vấn đề con người trong triết họ Phục Hưng- Khai Sáng. Vấn đề con người trong triết học cổ điển Đức. Chương 2.: TƯ TƯỞNG CỦA C. MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. 2.1. Tính hiện thực của bản chất con người . 2.2. Bản chất con người - tổng hoà các quan hệ xã hội. 2.3. Tư tưởng chiến lược con người hiện nay ở nước ta. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1729.DOC