Niên luận Nhận thức của học sinh trường trung tâm giáo dục thường xuyên - Bắc Mê, Hà Giang về vấn đề HIV/AIDS

LỜI CẢM ƠN CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 IV. Đối tượng nghiên cứu 3 V. Khách thể nghiên cứu 3 VI. Giả thuyết nghiên cứu 3 VII. Phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 I. Khái niệm nhận thức 5 1.1. Các mức độ nhận thức 6 1.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ 8 1.3. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi 9 II. Khái niệm và những vấn đề cơ bản về HIV/AIDS 9 1. Định nghĩa HIV/AIDS 9 2. Phân loại HIV 10 3. HIV tồn tại trong cơ thể người và môi trường 10 4. Các con đường lây nhiễm HIV 11 4.1 Lây truyền qua đường tình dục 11 4.2 Đường không lây truyền HIV 13 4.3. Cách thức HIV xâm nhập và phát triển trong cơ thể người 13 4.4. Những hành vi có nguy cơ bị lây nhiễm HIV 15 5. Đinh nghĩa về AIDS 16 5.1. Các giai đoạn và các triệu chứng biểu hiện 18 5.2. Giai đoạn nhiễm HIV cấp 18 5.3. Giai đoạn nhiễm HIV, không có triệu chứng 19 5.4. Giai đoạn cận AIDS 19 5.5. Giai đoạn AIDSS toàn phát 19 6. Các biện pháp phòng chống cơ bản 21 III. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở lứa tuổi học sinh PTTH 22 IV. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn huyện Bắc Mê 24 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 I. Về cách tiếp cận tâm lý của học sinh trường Trung tâm giáo dục thường xuyên với căn bệnh HIV/AIDS 26 II. Kết quả điều tra về nhận thức 28 1. Nhận thức về bản chất của HIV, tác nhân gây bệnh AIDS 28 2. Nhận thức về bản chất của HIV/AIDS 31 3. Nhận thức về tính chất nguye hiểm của HIV/AIDS 33 4. Nhận thức về con đường lây truyền HIV/AIDS 35 5. Nhận thức của học sinh trường TT giáo dục Thường xuyên 42 6 Nhận thức cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS qua đường dình dục 44 7 Nhận thức về cách phòng tránh lây qua đường máu 46 8 Nhận thức - các biện pháp giáo dục . 48 III. Kết quả điều tra về hành vi ứng xử đối với người bị nhiễm HIV/AIDS 51 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 54 1. Kết luận 55 2. Khuyến nghị 56

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niên luận Nhận thức của học sinh trường trung tâm giáo dục thường xuyên - Bắc Mê, Hà Giang về vấn đề HIV/AIDS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn thiện về cơ cấu và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan, đã có sự tích luỹ kinh nghiệm sống và tri thức, nhu cầu học tập ngày càng cao, giao lưu, hoạt động học tập, lao động, giao tiếp bạn bè, xã hội... nên nhận thức của học sinh phổ thông trung học có những biến đổi rõ nét về chất. - Cảm giác, tri giác đạt đến mức độ tinh nhạy của người lớn. Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của những cảm giác nghe, nhìn, vận động phát triển cao, năng lực cảm thụ hội hoạ, âm nhạc phát triển mạnh. - Đặc điểm nổi bật của sự phát triển cảm giác, tri giác học sinh phổ thông trung học là tính có ý thức, có mục đích, có hệ thống biểu hiện rõ rệt trong quá trình học tập cũng như mọi hoạt động khác. - Do sự nhạy cảm của óc quan sát học sinh phổ thông trung học dễ phát hiện ra những đặc điểm của sự vật, hiện tượng và môi trường xung quanh cũng như chính cơ thể mình. - Trí nhớ chủ định, có ý nghĩa chiếm ưu thế. Năng lực chú ý chủ định cũng phát triển. - Ở giai đoạn này, các em đã đạt được các theo tác trí tuệ bậc cao như người lớn đó là tư duy hình thức và tư duy lô giác. Cấu trúc hoạt động trí tuệ có tính phức tạp và phân hoá rõ rệt. Học sinh phổ thông trung học có kỹ năng suy nghĩ độc lập và bước đầu hình thành khả năng tự học. Tư duy lý luận phát triển mạnh có tính chặt chẽ, nhất quán có căn cứ. - Học sinh phổ thông trung học sẵn sàng tham gia vào các hoạt động phù hợp với hứng thú, sở trường của mình. Tâm lý chung của học sinh phổ thông trung học là thích tham gia vào các công việc có ý nghĩa lớn lao, muốn thử sức mình làm những công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm. - Nhìn chung, học sinh phổ thông trung học, nếu được giáo dục, đặc biệt gia đình giáo dục, nề nếp có truyền thống cha mẹ luôn làm gương, thì sự phát triển của họ thường tích cực. Mặt khác, nếu sống ở môi trường thiếu lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến tính nếp đạo đức và dễ bị lôi cuốn vào nhóm tự phát không lành mạnh thì họ cũng dễ bị hư hỏng, lôi kéo vì kinh nghiệm sống còn bọn trẻ thường thích khán phá cái mới lạ, song chưa phân biệt được cái tốt, sự việc xấu. IV. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC MÊ. Theo báo cáo tổng kết chỉ thị 62/chất lượng-TW, của Trung âm y tế huyện Bắc Mê số 11/BC-YT (tính đến ngày 30/7/2004). Thì trên địa bàn huyện Bắc Mê, đã phát hiện 24 người bị nhiễm HIV/AIDS. Các đối tượng bị nhiễm HIV chủ yếu là những người nghiện, tiêm chích ma tuý và lây qua tiềm chích ma tuý. Tuy nhiên, mới phát hiện được 24 người bị nhiễm HIV, nhưng nguy cơ tiềm ẩn mắc HIV còn cao hơn thực tế. Trong thời gian qua huyện Bắc Mê đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng khắp về HIV/AIDS. Nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục cho mọi đối tượng. Đặc biệt là đối với các đối tượng có hành vi nguy cơ bị nhiễm cao như: người nghiện hút, tiêm chích ma tuý, gái mại dâm. Hình thức tuyên truyền phù hợp với nhóm tuổi, phong tục, tập quán, dân tộc như: tuyên truyền miệng, sử dụng tài liệu, tờ rơi, tranh ảnh... Kết hợp xử lý theo các văn bản pháp luật của Nhà nước. Nhìn chung, các ngành đã làm tốt công tác phối kết hợp, tổ chức đến thăm hỏi động viên, giúp đỡ họ cách phòng tránh lây nhiễm bệnh sang người khác và cộng đồng, chống kỳ thị, xa lánh đối với những người hiễm HIV. CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. VỀ CÁC TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG TÂM GIÁO THƯỜNG XUYÊN - HUYỆN BẮC MÊ ĐỐI VỚI CĂN BỆNH HIV/AIDS. Hình thức tiếp cận thông tin về HIV/AIDS là nội dung rất quan trọng phản ánh mức độ quan tâm của học sinh đối với vấn đề này, tiếp xúc thông tin bằng hình thức nào là chính, tôi đưa ra câu hỏi: Bạn đã được tuyên truyền về HIV/AIDS qua đâu? Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ % chung N % N % N % N % 1. Vô tuyến truyền hình 80 95,2 82 95,3 40 97,5 202 95,7 2. Đài Truyền thanh 76 90,4 77 89,5 37 90,2 190 90 3. Bạn bè 15 17,8 28 32,5 28 68,2 71 33,6 4. Gia đình 42 50 51 59,5 32 78 125 59,2 5. Nhà trường 79 94 78 90,6 39 95,1 196 92,8 6. Cơ quan y tế 76 90,4 76 88,3 39 95,1 191 90,5 Bảng số 2: Cách tiếp cận thông tin về HIV/AIDS Qua bảng số liệu trên ta thấy: Hình thức tiếp xúc chủ yếu với thông tin về HIV/AIDS là qua vô tuyến truyền hình 95,7% học sinh chọn, quanhà trường chiếm 92,8%, cơ quan y tế 90,5% và qua đài truyền thanh 90% người được hỏi, xếp thứ tư. Đài truyền hình là một phương tiện thông tin đại chúng phổ biến rộng rãi và truyền tải nhiều thông tin nhất tới người xem. Đặc biệt, lượng thông tin qua đài truyền hình về căn bệnh thế kỳ này vừa phong phú, đa dạng và dễ hiểu khiến cho người xem dễ tiếp nhận. Hơn nữa, vô tuyến truyền hình thông tin đến người xem bằng cả thị giác và thính giác cho nên thông tin dễ tiếp nhận và chính xác hơn. Chính vì thế, mà các học sinh tiếp nhận thông tin về HIV là chiếm tỷ lệ cao nhất. Song song, với vố tuyến truyền hình thì đài truyền thanh cũng là một phương tiện truềyn thông rất thông dụng và được nhiều người quan tâm. Thông tin đến với mọi người tiện dụng mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là thông tin về HIV/AIDS, một vấn đề nóng bỏng và nổi cộm trên toàn thế giới. Ngoài ra, chiếm một tỷ lệ rất cao 92,8% và 90,5% số học sinh trả lời được tuyên truyền về HIV/AIDS qua nhà trường, cơ quan y tế. Cơ quan Y tế có vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền phòng tránh lây nhiễm HIV. Ngày nay, số người nhiễm HIV gia tăng đến mức báo động. Trong đó tỷ lệ người nhiễm HIV là giới trẻ ngày càng tăng do thiếu hiểu biết và chủ quan. Thông tin về HIV/AIDS của các em học sinh qua bạn bè chiếm tỷ lệ thấp 33,6%. Bạn bè là nơi trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, là nơi giao lưu, trao đổi thông tin hàng ngày với nhau. Nhưng tình bạn ở lứa tuổi này các em còn e ngại, khi nói đến vấn đề xã hội, đặc biệt căn bệnh này liên quan đến vấn đề tế nhị. Phương án thứ tư có 59,2% số học sinh trả lời thông tin về HIV/AIDS qua gia đình. Gia đình là một tổ ấm là nơi các thành viên gia đình được chia xẻ kinh nghiệm. Vì vậy các bậc cha mẹ phải giáo dục nâng cao nhận thức về mọi mặt nói chung và cho các thành viên gia đình căn bệnh HIV/AIDS nói riêng. Tóm lại: các em học sinh Trường Trung tâm giáo dục - Thường xuyên tiếp xúc với thông tin về HIV/AIDS thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhà Trường và cơ quan y tế là nhiều nhất. Vì vậy cần nâng cao chất lượng các chương trình để các em dễ hiểu và thông tin thu được chính xác bơn. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền giáo dục của nhà trường cần phong phú và đa dạng về hình thức. Kết hợp với gia đình, nhà trường, bạn bè, cơ quan y tế trong việc tuyên truyền ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ NHẬN THỨC. 1. Nhận thức về bản chất của HIV tác nhân gây bệnh AIDS học sinh Trường Trung tâm giáo dục - Thường xuyên huyện Bắc Mê. Để đánh giá nhận thức của học sinh trường Trung tâm giáo dục Thường xuyên về bản chất và tác nhân gây bệnh AIDS chúng tôi sử dụng câu hỏi: a) Bạn đã được tuyên truyền về HIV/AIDS qua đâu? b) theo bạn tác nhân gây bệnh AIDS là gì Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ N % N % N % N % 1. Ký sinh trùng 4 47 2 23 1 24 7 3,3 2. Nấm 3 3.5 3 3.4 1 2.4 7 3.3 3. Vi rút 63 75 75 87,2 37 90,2 175 82,9 4. Vi khuẩn 0 0 2 2,3 0 0 2 0.9 5. Không biết 6 7,1 4 4,6 3 7,3 13 6,16 Bảng 3. Tác nhân gây AIDS. Qua số liệu điều tra tại trường, đa số các em đều cho rằng tác nhân gây bệnh AIDS là do vi rút chiếm 82,9%, chỉ có 6,16 số học sinh trả lời không biết tác nhân gây bệnh. Còn các vi rút khác như: có 3,5% số học sinh cho rằng tác nhân gây bệnh là do ký sinh trùng, 3,3 % số học sinh cho rằng nấm là tác nhân gây bệnh và chỉ có 0,9% số học sinh được hỏi đồng ý với phương án vi khuẩn là tác nhân gâi AIDS. So sánh giữa học sinh nam và học sinh nữ, cũng như so sánh giữa học sinh các khối trong trường thì việc nhận thức về tác nhân gây bệnh AIDS không chênh lệch nhau nhiều. Trong phần cơ sở lý luận, tôi đã trình bầy tác nhân gây bệnh AIDS, không phải là ký sinh trùng, nấm hay vi khuẩn mà chính là vi rút HIV. HIV là một vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Nó chính là thủ phạm gây ra bệnh AIDS. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm được thuốc trị loại vi rút này. HIV khi xâm nhập vào cơ thể, như tài liệu cho biết, thời gian ủ bệnh khá dài, để vi rút HIV biến chứng sinh ra bệnh AIDS là kháng từ 5 đến 10 năm. Hệ miễn dịch chủ lực là bạch cầu, Bạch cầu là lực lượng bảo vệ cơ thể, chống lại sự tấn công của các loại mầm bệnh. Bạch cầu theo máu đi tuần tra khắp cơ thể, chúng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhiễm trùng từ bên ngoài xâm nhập. Khi HIV vào cơ thể nó tấn công ngay bạch cầu, hệ miễn dịch bị vô hiệu hoá và cơ thể bị tổn thương, mọi mầm bệnh hoành hành gây nên nhiễm chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong. Từ két quả số liệu, tôi thấy rằng nhận thức đúng của học sinh về tác nhân gây AIDS là từ vi rút chiếm 82,9%, chỉ số này là rất cao. Như vậy học sinh có hiểu biết về tác nhân gây bệnh. Điều đó cho thấy họ đã hiểu được một cách chính xác sự phát sinh bệnh AIDS. Lý giải điều này có thể là do học sinh có trình độ nhận thức nhất định, đồng thời họ thường xuyên được tiếp cận với các thông tin cơ bản về HIV thông qua nhà trường, đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo, các phong trào tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Vì vậy, hầu hết các em học sinh đều được nghe tuyên truyền nói đến vi rút HIV và bệnh AIDS. Như vậy, các em đã có sự hiểu biết cơ bản về tác nhân gây bệnh AIDS là điều dễ hiểu. Chỉ có 3,3%số học sinh được nghiên cứu cho rằng tác nhân gây bệnh AIDS là ký sinh trùng, 3,5% số học sinh cho rằng nấm gây bệnh AIDS. Điều này có thể là do một số ít học sinh, ít tiếp cận thông tin, hoặc thông tin thiếuk chính xác. Như vậy, đa số học sinh trường Trung tâm giáo dục thường xuyên, đã có sự nhận thức, phân biệt được sự khác nhau giữa vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Học sinh nhận thức AIDS là do một loại vi rút có tên là HIV gây nên. Số em trả lời không biết tác nhân gây bệnh AIDS là gì chiếm 6,16%. Trong đó 6 em lớp 10; 4 em lớp 11; 3 em lớp 12. Sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức tiếp theovề căn bệnh AIDS. Nếu không được tổ chức thường xuyên, thì họ khó phân biệt được giữa HIV và AIDS khác nhau và tác hại cho thế hệ trẻ, xã hội như thế nào. 2. Nhận thức về bản chất của AIDS. Để nghiên cứu sâu hơn nhận thức của học sinh về HIV/AIDS tôi đưa ra câu hỏi: Theo bạn căn bệnh AIDS là ? Với ba phương an trả lời, kết quả thu được thể hiện trong bản số liệu sau: Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ N % N % N % N % 1 Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải 80 95,2 81 94 35 85,3 196 92,8 2. Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh 2 2,3 3 3,4 3 7,3 8 3,8 3. Không biết 2 2,3 2 2,3 2 4,8 6 2,8 Bảng số 4: Nhận thức về bản của AIDS Để biết được mức độ nguy hại do căn bệnh thế kỷ gây ra, thì phải biết được bản chất của căn bệnh này, từ đó mới có thể hiểu đúng và đầy đủ về nó. - Hệ miễn dịch là sự bảo vệ của cơ thể chống lại mọi sự truyền nhiễm gây ra bởi những vi sinh vật. Những vi sinh vật có thể tổn thương da hoặc niêm mạc gây nên bệnh tật. Hệ miễn dịch sản sinh ra những kháng thể nhằm trung hoà các vi sinh vật và làm hoạt hoá các tế bào máu đặc biệt. Những tế bào máu này hoạt động để tiêu diệt và loại những vi sinh vật mang ra khỏi cơ thể. - Suy giảm miễn dịch là khi hệ miễn dịch không hoạt động như các chức năng của nó, có nghĩa là khả năng chống bệnh tật của cơ thể yếu đi. - Mắc phải , nghĩa là không phải do di truyền, mà do mắc phải tác nhân gây bệnh thành bệnh. - “Hội chứng” là sự tập hợp nhiều triệu chứng, nhiều bệnh tật. AIDS là giai đoạn cơ thể ở dạng suy giảm khả năng đề kháng đến mức không chống lại được các mầm bệnh thông thường nguy cơ mắc nhiều bệnh, AIDS dẫn đến chết người cơ thể người bệnh thiếu sức đề kháng. Người đã phát bệnh AIDS, sẽ chết trong khoảng thời gian từ tám tháng đến hai năm, các chứng bệnh mà người AIDS mắc phải gọi là bệnh cơ hội, tức là bệnh tật nhân cơ hội sức đề kháng của cơ thể yếu, bệnh tấn công. Căn cứ vào bảng số liệu, kết quả tôi thấy chiêm 92,8% số học sinh cả ba khối 10, 11, 12 cho rằng mầm bệnh AIDS là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, có 3,8% số học sinh cho rằng bệnh AIDS là “Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh” và có 2,8% học sinh không biết rõ về căn bệnh này. Như vậy, qua điều tra có 92,8% số người trả lời đúng về bản chất của bệnh AIDS. Đây là một con số rất cao chứng tỏ các em học sinh đã có sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của bệnh AIDS. Điều này có thể lý giải là vì trong câu hỏi tôi đưa ra ba phương án rất dễ phân biệt. Hơn nữa, học sinh đã nhận thức tương đối tốt tác nhân gây bệnh là một loại vi rút câm nhập vào cơ thể. Mặt khác, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể, lồng ghép chương trình hoạt động với việc tuyên truyền phòng chống các con đường lây nhiễm HIV/AIDS, vì vậy các nhận thức được rằng HIV/AIDS là một bệnh truyền từ người này sang người khác, qua nhiều con đường khác nhau, chứ không phải là bệnh bẩm sinh, di truyền. Do đó, các em lựa chọn phương án đúng rằng AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải chiếm tỷ lệ cao là phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhỏ 3,8% số người được hỏi cho rằng AIDS là “Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh”. Ngoài ra, còn 2,8% số học sinh trả lời không biết rõ, có nghĩa là các em không hiểu được bệnh AIDS là do “mắc phải” hoặc do “bẩm sinh”. Như vậy, có 6,6% số học sinh chưa nhận thức đúng hay chưa nhận thức đầy đủ về AIDS. Điều này có thể nói, số học sinh này còn thờ ơ với đại dịch AIDS, còn hiểu lu mờ về căn bệnh thế kỷ này. Tuy nhiên số học sinh này không nhiều. Có thể khẳng định, đa số học sinh trả lời đúng bản chất của căn bệnh AIDS là do công tác tuyên truyền tích cực, thường xuyên của các cơ quan, ban ngành, của huyện, của trường để nâng cao nhận thức của các em về đại dịch nguy hiểm nói trên là có hiệu quả. Đây là những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, mỗi cá nhân đều có thể nhận biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các phong trào hoạt động tuyên truyền của trường... 3. Nhận thức về tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS. Nhằm tìm hiểu nhận thức của học sinh trường Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bắc Mê về mức độ nguy hiểm của HIV/AIDS, tôi đặt câu hỏi: Theo bạn, HIV/AIDS có nguy hiểm không? đưa ra 5 phương án trả lời. Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau: Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ N % N % N % N % 1.Rất nguy hiểm 82 97,6 83 96,5 38 92,6 203 96,2 2. Nguy hiểm 20 23,8 14 16,2 9 21,9 43 20,3 3. Bình thường 3 3,5` 2 2,3 2 4,8 7 3,3 4. Không nguy hiểm 0 0 2 2,3 0 0 2 0,94` 5. Không biết 3 3,5 3 3,4 2 4,8 8 3,79 Bảng số 4: Nhận thức về tính chất nguy hiểm HIV/AIDS. Căn cứ vào kết quả ở trên bảng, tôi có nhận xét như sau: Trong số học sinh của trường được hỏi có tới 96,2% trả lời rằng HIV/AIDS rất nguy hiểm, có 20,3% trả lời là nguy hiểm, 3,3% cho rằnglà bình thường, chỉ có 0,94% nói HIV/AIDS là không nguy hiểm và có 3,79% không biết căn bệnh này có nguy hiểm không. Câu hỏi này tôi đưa ra dạng câu hỏi đóng, có sẵn phương án trả lời với năm mức độ từ cao đến thấp, từ mức rất nguy hiểm đến mức không nguy hiểm. Kết quả thu được 96,2% số học sinh trả lời HIV/AIDS rất nguy hiểm, chứng tỏ các em đã có những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh thế kỷ này. Cho đến nay, ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia trên thế giới vẫn chưa tìm được vác xin phòng và thuốc trị đặc hiệu. Vì vậy, đã nhiễm HIV là nhiếm suốt đời và chắc chắn sẽ dẫn đến tử vong. Người ta còn gọi căn bệnh này là những cái chết được báo trước. Đặc biệt, trong thời kỳ ủ bệnh thường người bệnh không cóbiểu hiện triệu chứng cho nên người bệnh có thể không biết mình đang mang bệnh và vô tình truyền bệnh cho người khác. HIV/AIDS rất nguy hiểm, vì khả năng đột biến gen của HIV là rất ao, gây khó khăn cho việc sx vác xin và thuốc điều trị, có thể nói rằng: AIDS là một hội chứng hết sức phức tạp, người bệnh và vì hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nên xuất hiện các bệnh cơ hội mà người bệnh không có khả năng chống đỡ. Bệnh gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, ảnh hưởng tâm lý cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nhìn chung các em học sinh đã nhận thức đúng đắn về tính chất nguy hiểm của bệnh. Sự nhận thức này, giúp cho các em có thêm nhận thức và được trang bị những kiến thức cơ bản, từ đó có biện pháp phòng tránh HIV/AIDS có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có 3,3% học sinh được hỏi cho rằng HIV/AIDS bình thường và 0,94% không nguy hiểm và không biết. Đây là những học sinh chưa nhận thức đầy đủ về căn bệnh AIDS. Con số này không phải là nhiều, nhưng cũng là một điều đánh giá, trăn trở. Bởi nhận thức ở một số em về mức độ nguy hiểm của căn bệnh, dẫn đến các em phần nào thiếu ý thức trong vấn đề phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân nói riêng, cho gia đình và cộng đồng xã hội nói chung. 4. Nhận thức về con đường lây truyền HIV/AIDS. Đây là một trong những vấn đề kiến thức rất quan trọng, cần được tuyên truyền giáo dục, khôngchỉ ở nhóm người có nguy cơ cao, và mọi người ktrong cộng đồng đều phải hiểu biết. Đặc biệt là đối với các em học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa vào đời, thế hệ là tương lai của đất nước. Chính vì vậy, các em cần được nhận thức một cách đầy đủ về vấn đề HIV. Để tìm hiểu nhận thức các em học sinh trường Trung học giáo dục thường xuyên, về con đường lây truyền HIV/AIDS, tôi đặt câu hỏi. - Theo bạn HIV/AIDS được lây truyền qua con đường nào là chính? Và đưa ra 7 phương án để các em lựa chọn, kết quả thu được thể hiện trong bản như sau: Bảng 6: Nhận thức về con đường lây truyền HIV/AIDS Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ % chung N % N % N % N % 1. Các loại côn trùng 9 10,7 7 8,1 5 12 21 10 2. Tiêm chích ma tuý 74 88 79 91,8 40 97 193 91,4 3. Quan hệ tình dục 74 88 76 88 39 95 189 89,5 4. Chăm sóc người nhiễm HIV 10 11 12 13 8 19,5 30 14,2 5. Truyền máu và sử dụng chung bơm kim tiêm 78 92,8 79 91,8 40 97 197 93,3 6.Từ mẹ sang con 66 78,5 67 80 37 90,2 170 80,5 7. Hôn nhân, ngủ chung chăn gối 4 7,76 3 3,4 3 7,3 10 4,7 Như vậy, qua, bảng kết quả trên, tôi thấy riêng các em học sinh nhận thức đúng chiếm tỷ lệ cao nhất đó là các con đường truyền máu và sử dụng chung bơm kim tiếm chiếm 93%, qua con đường tiêm chích ma tuý chiếm 91,4%. Qua con đường quan hệ tình dục chiếm 89,5%, qua con đường từ mẹ sang con chiếm 80,5%. Đây là những con số rất cao học sinh nhận thức đúng về con đường lây nhiễm HIV/AIDS. Vì sao, bốn phương án trên kết quả lại cao như vậy, ta có thể lý giải rằng, hiện nay trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí... đều nói nhiều đến các con đường lây truyền HIV/AIDS. Các tranh, hình ảnh minh hoạ, các khẩu hiệu như: “Tiêm chích ma tuý là con đường lây nhiễm HIV”, được treo, dán khắp các nơi công cộng, các khu vực đông dân cư. Chính vì thế, chỉ cần các em chú ý để tâm là có thể biết được các con đường lây truyền chính. Vì vậy, HIV lây truyền qua bốn con đường chính: truyền máu và sử dụng chung bơm kim tiêm, con đường tình dục, tiêm chích ma tuý và từ mẹ sang con. Kết quả thu được ở bảng trên, hơn 95% học sinh trường Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bắc Mê. Đều nhận thức đúng bốn con đường lây truyền chính dẫn đến sự lây nhiễm HIV. Cơ bản các em đã được tiếp cận thông tin về các con đường lây truyền HIV, thông qua các phương tiện khác nhau là tương đối chính xác. Đây là kết quả, minh chứng cho công tác tuyên truyền giáo dục của các ngành chứcnăng, các tổ chức tuyên truyền trong huyện và các trường học rất chú trọng đến vấn đề các con đường lây nhiễm HIV. Có thể nói các em học sinh tìm hiểu quan tâm vấn đề này tương đối cao, các em nhận thức được mức độ nguy hiểm và có biện pháp phòng tránh cho bản thân và cho xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh cho rằng con đường dẫn đến lây nhiễm HIV là do: các loại muỗi và côn trùng đốt, chiếm 10%. Số học sinh được hỏi; chăm sóc người nhiễm HIV, chiếm 14,2% sô học sinh được hỏi; Hôn nhân, ngủ chung chăn gối chiếm 4,7%. Đây là những học sinh có nhận thức chưa đúng về các con đường lây nhiễm HIV. Vi rút HIV chỉ có nhiều nhất là trong máu, trong dịch âm đạo, trong tinh dịch và sữa mẹ, còn các dịch khác của cơ thể nhỏ: nước mắt, nước bọt, lượng vi rút có nhưng không đáng kể, không đủ để lây truyền HIV cho người khác. Vì vậy, các sinh hoạt thông thường không thể lây nhiễm HIV. Muỗi và côn trùng có thể mang cho ta những thứ bệnh như: bệnh sốt rét. Nhưng đối với vi rút HIV thì muỗi và côn trùng không có khả năng truyền bệnh. Vì vậy, học sinh nhận thức muỗi và côn trùng đốt là con đường lây nhiễm HIV là không đúng. Sự hiểu biết thiếu chính xác này có thể là do các em suy luận một cách chủ quan. Các em nghĩ rằng HIV lây qua đường mau chẳng hạn muỗi đốt người nhiễm HIV và tiếp tục đốt người khác thì có thể dẫn đến lây nhiễm HIV. Có thể nói rằng, vi rút HIV không dễ lây. Đa số những việc chúng ta làm hàng ngày đều không thể lây. Số học sinh nhận thức không đúng như vậy có thể là do công tác tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng thường rất ít nhắc đến một cách cụ thể về các con đường không lây HIV. Với nhiều lý do khác nhau, các em thiếu ý thức quan tâm, nên không thực sự hiểu câu hỏi và phương án tôi đưa ra, học sinh còn bị động, lúng túng khi lựa chọn phươngán. Vì thế có nhận thức chưa đúng như vậy. Các em học sinh cần hiểu biết đúng về các con đường lây truyền và các đường không lây truyền. Để có thái độ, hành vi ứng xử đùng với người bị nhiễm HIV. So sánh nhận thức về con đường lây truyền HIV của học sinh giữa các khối thì độ chệch là không đáng kể. Nhận thức về các con đường không lây truyền HIV/AIDS thì các em học sinh lớp 10 nhận thức sai nhiều hơn. Chứng tỏ các em có quan tâm đến vấn đề HIV/AIDS, nhưng do trình độ nhận thức hạn chế, khả năng suy đoán vấn đề còn thiếu chính xác dẫn đến mức độ tiếp nhận thông tin hiệu quả thấp. Như chúng ta đã biết HIV/AIDS không lây qua các hoạt động giao tiếp thông thường, vì vậy, mọi người có thể chung sống với người nhiễm HIV nếu có kiến thức và biết cách phòng tránh lây nhiễm cho bản thân. Những người kcó khả năng lây nhiễm chủ yếu là các hành vi của họ có liên lquan đến đường lây truyền HIV. Nếu có ý thức được sự nguy hiểm của HIV/AIDS và biết rõ các đường lây truyền thì chúng ta sẽ phòng tránh cho bản thân và mọi người xung quanh. Chính vì thế, việc nhận thức đúng về các con đường lây truyền nhiễm HIV/AIDS là một điều rất cần thiết và bổ ích. Trước thực trạng vô cùng nguy hại đó, ở nước ta nhiều năm qua, các hoạt động truyền thông đại chúng đã triển khai mạnh mẽ, liên tục và đều khắp, nên đã phổ cập được những thông tin cần thiết về căn bệnh HIV/AIDS và các tác hại của ma tuý. Nhờ đó hầu hết lớp trẻ, ở độ tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong cả nước hiểu do hơn những tác hại và hậu quả nghiêm trọng do nạn ma tuý mang tới. Để nhận thức về tác hại của việc tiêm chích ma tuý, tôi tiếp tục đưa ra câu hỏi kiểm tra: theo bạn, vì sao ta không tiêm chích ma tuý? Kết quả thu được thể hiện bảng sau đây: Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ % chung N % N % N % N % 1. là gánh nặng cho gia đình và xã hội 74 88,1 80 93 39 95,1 193 91,4 2. Bị xã hội lên án 59 70,2 46 53 29 70,7 134 63,5 3. Tốn tiền của 53 63 47 54,6 20 48,7 120 56,8 4. Huỷ hoại sức khoẻ, mất khả năng lao động 79 94 79 91,8 39 95,1 197 93,3 5. Là con đường dẫn đến tội phạm 72 85,7 76 88,3 37 90,2 185 87,6 6. Sẽ dễ bị lâynhiễm HIV 59 70,2 68 79 37 90,2 164 77,7 Bảng số 7: Nhận thức về tác hại của việc tiêm chích ma tuý. Với 6 phương án, đều là phương án đúng cho câu hỏi tại sao ta không nên tiêm chích ma tuý, tác hại lớn nhất các em trả lời là: huỷ hoại sức khoẻ, mất khả năng lao động chiếm 93,3%, tiếp theo là phương án: là gánh nặng cho gia đình và xã hội chiếm 91,4%, phương án là con đường dẫnk đến tội phạm chiếm 87,6%. Nhìn vào bảng kết quả thu được, một dấu hiệu tốt là hầu hết các em học sinh cả 3 khối (10, 11, 13) đều nhận thức được tác hại của ma tuý. Những hậu quả nghiêm trọng có thể gây ra cho bất cứ ai tìm đến nó. Tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục là một trong hai con đường dẫn đến lây nhiễm HIV. Khi các em có nhận thức tốt về tác hại của tiêm chích ma tuý, sẽ gây các em có hành vi phòng chống, tránh xa ma tuý. Tuy nhiên, không phải giữa nhận thức và hành vi luôn luôn thống nhất với nhau, có khi nhận thức đúng biết tác hại của nó, nhưng vì bị lôi cuốn... hoặc một lý do nào đó, họ vẫn lao vào con đường tiêm chích, điều đó còn phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, môi trường xã hội mà người đó đang sống. Chính vì vậy, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, mà điều quan trọng hơn là phải tuyên truyền làm thay đổi hành vi, hướng các em vào việc thực hiện hành vi an toàn, thực hiện lối sống lành mạnh, xd một tương lai nhân loại không có ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS. Quan hệ tình dục là một trong những con đường chính dẫn đến sự lây nhiễm HIV. Nếu như quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh. Để kiểm tra lại nhận thức các em về con đường lây nhiễm qua đường tình dục tôi đưa ra câu hỏi sau: + Có hai ý kiến, bạn đồng tình với quan điểm nào? Quan điểm thứ nhất: Phải có quan hệ với nhiều người thì mới bị lây nhiễm HIV. Quan diểm thứ hai: Chỉ cần quan hệ tình dục với một người bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su thì cũng bị lây nhiễm HIV. Kết quả thu được là: + Có 193 học sinh chiếm 91,4% chấp nhận quan điểm thứ hai. + Có 18 học sinh chiếm 8,5% đồng tìh với quan điểm thứ nhất. Từ kết quả thu được trên, ta nhận thấy phần lớn học sinh đều biểu hiện rõ được con đường lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Với 91,4% là tỷ lệ rất cao trả lời rằng chỉ cần quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh thì cũng có thể bị nhiễm HIV. Đây là phương án trả lời đúng cho câu hỏi kiểm tra này. Tuy nhiên, vẫn còn có 8,5% số học sinh cho rằng phải có quan hệ tình dục với nhiều người thì mới bị lây nhiễm HIV. Tuy con số không nhiều, nhưng đây cũng là một hạn chế về nhận thức của một số học sinh. Vì vậy, để nâng cao hành vi an toàn trong giới học sinh, cần phải đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua công tác tuyên truyền HIV/AIDS, đặc biệt là về nội dung các con đường lây nhiễm HIV và các kiến thức có liên quan đến sự lây nhiễm HIV/AIDS. 5. Nhận thức của học sinh trường Trung tâm giáo dục thường xuyên về cách nhận biết người bị nhiễm HIV/AIDS. Để điều tra nhận thức của học sinh về cách nhận biết người bị nhiễm HIV tôi đưa ra câu hỏi sau đây: Bạn làm cách nào để nhận biết người bị nhiễm HIV/AIDS. Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau: Cách phân biệt Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ % chung N % N % N % N % 1. qua xét nghiệm máu 83 88 84 97,6 40 97,5 207 98,1 2. qua hình dáng bên ngoài 21 25 15 17,4 12 29,2 48 22,7 3. Qua những dấu hiệu trên da 57 67,8 47 54 27 65,8 131 62 4. qua những biểu hiện tâm lý không bình thường 32 38 27 31,3 19 46,3 78 40 Bảng số 8: Cách nhận biết người nhiễm HIV. Căn cứ kết quả trên nhận xét như sau: Kết quả có 98,1% số học sinh được hỏi trả lời bằng xét nghiệm máu thì mới biết người nào có bị nhiễm HIV hay không. Chỉ có 22,7% số người được hỏi cho rằng có thể nhận biết người nhiễm HIV qua hình dáng bên ngoài. Có 62% số học sinh cho rằng có thể nhận biết người bị nhiễm HIV qua những dấu hiệu trên da. Ngoài ra có 40% học sinh cho rằng tiếp xúc qua cử chỉ, và những biểu hiện tâm lý có thể nhận ra người bị nhiễm HIV. Thời gian bị nhiễm HIV cho đến giai đoạn AIDS thường kéo dài từ 5 đến 10 năm, ở giai đoạn này hầu như người bệnh không có triệu chứng gì . Chính vì vậy, cách duy nhất đề nhận biết người nào bị nhiễm HIV hay không là thực hiện xét nghiệm máu. Theo các nhà chuyên môn gọi là xét nghiệm HIV hay xét nghiệm AIDS. Như vậy mới phát hiện được một người nào đó có bị nhiễm HIV hay không. - Có hai loại kết quả xét nghiệm: dương tính là trong máu có kháng thể HIV có nghĩa là người đó đã nhiễm HIV. Âm tính là trong máu không có kháng thể HIV. Với con số 98,1% số học sinh cho rằng để nhận biết một người nhiễm HIV phải qua xét nghiệm máu. Đây là một con số rất cao nhận thức đúng vấn đề. Đánh giá kết quả nhận thức của các em học sinh là tương đối tốt, các em được sự quan tâm giáo dục của các tổ chức xã hội, của nhà trường, các em thường xuyên được tiếp xúc nhiều thông tin về HIV/AIDS. Do đó, các em trả lời câu hỏi về cách nhận biết người nhiễm HIV một cách chính xác. 6. Nhận thức về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục. Nhằm làm sáng tỏ vấn đề, nội dung của đề tài đặt ra. Tôi sử dụng câu hỏi điều tra: Theo bạn, cách phòng tránh nào có hiệu quả nhất để phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục là gì? Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau: Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ % chung N % N % N % N % 1. Sống chung thuỷ một vợ một chồng 78 92,8 79 91,3 39 95,1 196 92,8 2. Sử dụng bao cau su khi quan hệ tình dục 69 82,1 72 83,7 32 73 173 81,9 3. Cách lý người nhiễm HIV tại trại riêng 15 17,8 17 19,7 14 34,7 46 21,8 4. Xử lý gái mại dâm và giáo dục họ 68 80,9 54 62,7 19 46,3 141 66,8 5. Tạo côngăn việc làm cho gái mại dâm 63 75 49 60 17 41,4 129 61 6. Phạt và xử lý khách làng mua dâm 39 46,4 33 38,3 12 29,2 84 39,8 Bảng số 9: Nhận thức phòng tránh lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Trong câu hỏi, có hai phương án được coi là hữu hiệu nhất để phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục là: chung thuỷ một vợ, một chống và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Cả hai phương án này đều được học sinh lựa chọn tương đối cao: Chung thuỷ một vợ một chồng 92,8%, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục 81,9%. Thuỷ chung về vợ chồng cũng là một trong những biện pháp góp phần tích cực ngăn chặn sự lan truyền nhiễm HIV. Tuy nhiên, muốn phòng tránh có hiệu quả nhất thì cả hai người phải chung thuỷ. Một biện pháp nữa là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục sẽ giúp ta tránh được sự xâm nhập của con vi rút HIV. Các phương án khác mà tôi đưa ra trong câu hỏi, không phải phương an sai nhưng hiệu quả các biện pháp đó đạt được nhưng không cao lắm. Ví dụ như phương án 3: cách ly những người nhiễm HIV/AIDS tại trại riêng. Biện pháp này không đem lại hiệu quả cao bởi vì HIV/AIDS không lây nhiễm qua tiếp xúc bình thường, mà chỉ lây qua 3 con đường chính là: đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ sang con. Hơn nữa, biện pháp cách ly không phù hợp với đạo đức truyền thống đạo đức của dân tộc ta. Bởi vì cách ly bệnh nhân sẽ tạo ra tâm lý tiêu cực, cảm giác bị phân biệt đối sử. Các em học sinh đã nhận thức tương đối đúng về biện pháp này chỉ có 21,8% học sinh lựa chọn. Như vậy, việc cách ly những người nhiễm HIV/AIDS tại trại riêng không phải là biện pháp hữu hiệu. Còn các biện pháp khác như: xử lý mại dân theo pháp luật và tập trung họ để giáo dục có 66,8% người chọn và phương án tạo công văn việc làm cho gái mại dâm, có 61% học sinh chọn phương án phạt và xử lý khách hàng chơi, các em đồng tình với quan điểm phạt xử lý khách hàng chơi. Vì các em cho rằng chính nhu cầu của khách hàng chơi đã gia tăng tệ nạn mại dâm. Qua việc điều tra khảo sát thực tế nhiều ý kiến các em cho rằng xử lý khách hàng chơi sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV. 7. Nhận thức về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS qua đường máu. Tiếp theo các câu hỏi ở phần trên, tôi đưa ra câu hỏi nhận thức của học sinh về cách phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường máu: Theo bạn, biện pháp nào hiệu quả nhất để phòng chống lây nhiễm HIV qua đường máu là? Trong đó có 4 phương án đúng để các em lựa chọn ra những phương án hiệu quả nhất. Kết quả thu được - thể hiện trong bảng sau: Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ % chung N % N % N % N % 1. Không dùng chùng bơm kim tiêm 81 96,4 82 95,3 40 97,5 203 96,2 2. Khử trùng các dụng cụ y tế có dính máu 79 94 79 91,8 39 95,1 197 84,18 3. Đeo bao tay khi tiếp xúc với máu 69 82,1 70 81,3 37 90,2 176 84,3 4. Không tiêm chích ma tuý 82 97,6 83 96,5 39 95,1 204 96,6 Bảng số 10: nhân thứ về biện pháp phòng lây Trong 4 biện pháp trên, có hai biện pháp được coi là hữu hiệu nhất để phòng chống HIV lây qua đường máu là: không dùng chung bơm kim tiêm (96,2%) và không tiêm chích ma tuý (96,6%) tỷ lệ chiếm cao nhất trong 4 phương án. Còn phương án khử trùng các dụng cụ y tế có dính máu (84,8%), đeo bao tay khi tiếp xúc với máu (84,3%), học sinh lựa chọn. Dùng chung bơm kim tiêm mà không diệt trùng hoặc tiệt trùng dụng cụ không theo cách hướng dẫn của Y Bác sỹ, tiêm người trước máu còn đọng trên kim tiêm và trong bơm, kim tiêm, bơm thẳng vào mạch máu của người sau, dù mắt thường không nhìn thấy thì bơm kim tiêm vẫn có đọng máu trong đó. Do đó, nếu người đó có vi rút HIV, thì nó lây được dễ dàng. Vậy các em học sinh nhận thức tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm là hai trong những con đường cơ bản dẫn đến lây nhiễm HIV. Nguyên nhân khiến cho người tiêm chích ma tuý có nguy cơ lây nhiễm cao là các con nghiện, các điểm tiêm chích thường dùng chung một bơm kim tiêm cho nhiều người. Tóm lại: Các em học sinh đã được trang bị kiến thức khá tốt về vấn đề này là do tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng không chỉ ở các Trung tâm thành phố, mà còn lan tràn đến nông thôn, miền núi. Đặc biệt, tệ nạn tiêm chích ma tuý đã và đang len lỏi vào môi trường học đường. Vì vậy, báo chí, các phương tiện tuyền thanh, truyền hình, các ngánh chức năng, tổ chức đoàn thể tuyên tuyền phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền lên tiếng, cảnh bao cáo nhà giáo dục, các trường học hãy cảnh giác với sự xâm nhập của ma tuy. Còn các biện pháp khác như: Đeo bao tay khi tiếp xúc máu có 84,3% học sinh lựa chọn, khử trùng các dụng cu y tế có dính mau có 84,8 với các biện pháp này, hiệu quả đem lại cũng tương đối cao. Nhưng trong thực tế HIV rất ít lây qua các hoạt động, mà chủ yếu là lây do: dung chung bơm kim tiêm, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục. 8. Nhận thức về các biện pháp giáo dục phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong các trường học. Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về các biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong các trường học, tôi đưa ra câu hỏi sau: Theo bạn, ở các trường Phổ thông trung học hiện nay thì biện pháp tuyên truyền giáo dục, phòng ngừa lây nhiễm HIV nào là có hiệu quả nhất ? Ý kiến các em học sinh thể hiện trong bảng sau: Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ % chung N % N % N % N % 1. Đưa những kiến thức về HIV/AIDS vào chương trình giảng dạy trong nhà trường 72 85,7 73 84,8 40 97,5 185 87,6 2. Tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khoá về HIV/AIDS 79 94,0 77 89,5 39 95,1 195 92,4 3. Cung cấp tài liệu tuyên truyền về HIV/AIDS phát cho học sinh 67 79,7 63 73,2 36 87,8 166 78,6 4. Thành lập hội tuyên truyền viên 61 72,6 57 66,2 32 87,0 150 71 5. Giáo dục lối sống lành mạnh 72 85,7 67 77,9 37 90,2 176 83,4 6. Khen thưởng kỷ luật nghiêm minh các học sinh tiêm chích ma tuý và có quan hệ tình dục bừa bái 64 76,1 58 67,4 32 78 154 72,9 Bảng số 11: Nhận thức về biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV các trường hoc. Như vậy, biện pháp giáo dục theo học sinh nhận định có hiệu quả nhất trong các trường học hiện nay là tổ chức nói chuyện ngoại kháo về HIV/AIDS chiếm 92,4% . Vì theo các em, thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề sẽ cung cấp cho các em những thông tin cần thiết về HIV. Đây là hoạt động ngoại khoá nhưng các em dễ tiếp thu. Vì thế, các em đánh giá rất cao vai trò, biện pháp giáo dục này. Hoạt động ngoại khoá thường là thoải mái cởi mở. Nhờ vậy, các em dễ tiếp thu và ghi nhớ thông tin lâu hơn. Đứng thứ hai là biện pháp giáo dục, đưa những kiến thức về HIV/AIDS vào chương trình giảng dạy trong nhà trường chiếm 87,6% nhiều ý kiến các em cho rằng: Đưa kiến thức về HIV/AIDS lồng ghép trong các môn học sẽ giúp cho các em hiểu biết sâu sắc hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài ra, có 83,4% học sinh chọn phương án giáo dục lối sống lành mạnh là 72,9% học sinh cho rằng; khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh đối với các học sinh có tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi, và có 71% học sinh, chọn phương án thành lập đội tuyên truyền viên ở trong các trường học là cần thiết. Như vậy, song song với việc giáo dục lối sống lành mạnh. Đồng thời cũng phải thực hiện: khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh đối với các học sinh có tiêm chích ma tuý. Giáo dục lối sốngl ành mạnh cho học sinh và việc làm cần thiết không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tạo ra môi trường lành mạnh, giúp cho học sinh biết phòng ngừa lây nhiễm HIV và các tệ nạn xã hội khác. Tóm lại: căn cứ vào kết quả trong bảng, học sinh đã nhận thức tương đối tốt về các biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS. Nếu như các biện pháp này được tiến hành triển khai rộng khắp ở các trường học trong cả nước . Thì sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng nói chung và trong giới học sinh, sinh viên nói riêng. III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ HÀNH VI ỨNG XỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ NHIỄM HIV/AIDS. Trong quá trình nhận thức về HIV và căn bệnh AIDS, học sinh đã ý thức được mức độ nguy hiểm của nó cũng như bản chất, cách thức lây nhiễm, biện pháp phòng tránh cho bản thân. Đó là vấn đề cốt lõi quan trọng nhất mà mọi người cần biết về căn bệnh này. Đa số học sinh nhận thức được rằng HIV/AIDS, không lây qua giao tiếp thông thường. Vì thế, chúng ta vấn sống, làm việc bình thường với người mắc AIDS mà không sợ bị lây nhiễm. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có người chưa ý thức được, còn tỏ thái độ kỳ thị, ghê sợ, xa lánh đối với người nhiễm HIV có ảnh hưởng đến tinh thần, đời sống tâm tư của họ. Để khẳng định cách nhìn nhận tôi tiếp tục đưa ra câu hỏi về thái độ, ứng xử của các em đối với những người bị nhiễm HIV. Nếu một người bạn thân của bạn bị nhiễm HIV/AIDS bạn sẽ cư sử như thế nào? Tiến hành giải phiếu, kết quả thu được như sau: Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tỷ lệ % chung N % N % N % N % 1. Vẫn quan hệ bình thường 46 54,7 43 50 29 70,7 118 60 2. Động viên chăm sóc họ 47 55,9 49 56,9 31 75,6 127 60 3. Xa lánh ghét bỏ 12 14,2 13 15,1 9 21,9 34 16,1 4. Lên án xỉ nhục 4 4,76 6 6,9 3 7,3 13 6,16 5. Khuyến khích họ làm những việc có ích cho xã hội 72 85,7 76 88,3 36 87,8 184 87,2 Bảng số 12: Hành vi ứng xử với người nhiễm HIV. Qua kết quả được ở bảng trên, tôi có đánh giá nhận xét: có 87,2% số người được hỏi, sẽ động viên chăm sóc người bệnh, có 60% người được hỏi cả hai phương án (1. Vẫn quan hệ bình thường. 2. Động viên chăm sóc họ) sẽ khuyến khích họ làm những việc có ích cho xã hội. Có 16,1% và 6,16% học sinh cho rằng sẽ xa lánh, ghét bỏ và lên án xỉ nhục họ. Khi đối thoại trực tiếp với các em, nhiều ý kiến cho rằng: phong tục tập quán địa phương, đặc biệt là dân tộc thiểu số đã được phân tích dạy bảo, giáo dục về tác hại của ma tuý và mức độ nguy hiểm, nhưng họ vẫn có hành vi nghiện hút, tiêm chích ma tuý. Thì cả cộng đồng làng xóm ghét bỏ lên án xỉ nhục, thậm chí còn không nhận là người con trong gia đình. Như vậy, cần tuyên truyền cho mọi người cần phải xử sự bình thường, có cách nhìn nhân ái với người nhiễm HIV/AIDS. Gia đình, bạn bè người thân là chỗ dựa quan trọng giúp cho người nhiễm HIV sống vui vẻ mà không bị ám ảnh vì bệnh tật. Một điều đáng mừng là đa số học sinh đều có thái độ và hành vi ứng sử tích cực đối với người bị nhiễm HIV. Đây là những học sinh có nhận thức sâu sắc và thấu đáo căn bệnh được thể hiện ra hành vi ứng xử rất tốt. Sự hiểu biết của họ sẽ giúp cho người bệnh tâm lý bớt căng thẳng và cô đơn. Đó là lương tâm, tình cảm của con người với con người. Như vậy, mới gây cho người bệnh bớt mặc cảm bị duồng bỏ, giúp họ sống cuộc đời còn lại có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, vẫn còn 16,1% và 6,16% học sinh trả lời: Xa lánh ghét bỏ, lên án xỉ nhục. Bởi vì, một phần cũng do phong tục, tập quán của địa phương và nhận thức các em chưa đầy đủ, dẫn đến việc một số em chưa biết cách cư xử đúng mực đối với người nhiễm HIV. Điều đó cũng dễ hiểu, họ sợ nhìn thấy hình dáng người mang bệnh... Bản năng sinh tồn của con người ham sống thì mấy ai không lo sợ mình vô tình bị mắc bệnh. Tóm lại: Học sinh trường Trung tâm Giáo dục thường xuyên, có hành vi ứng xử với người nhiễm HIV tính tích cực tương đối cao. Những vẫn còn một số em học sinh chưa có cách ứng xử đúng mức với người bị nhiễm HIV. Vì vậy, nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và toàn xã hội phải tăng cường giáo dục đạo đức nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi, thái độ ứng xử của các em với người nhiễm HIV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Nhìn chung, các em học sinh Trường Trung tâm - giáo dục - Thường xuyên - Bắc Mê đã có nhận thức tương đối tốt những điều cơ bản về HIV/AIDS. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, hiểu rõ về tác nhân gây bệnh là do loại vi rút HIV gây nên. Các em đã nhận thức được con đường lây chính dẫn đến lây HIV bao gồm: Đường máu, đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Đồng thời, các em cũng nhận thức được khá tốt về nhóm người có hành vi nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV là người tiêm chích ma tuý và gái mại dâm. Ngoài ra, các em thể hiện đúng thái độ, hành vi ứng xử của mình đối với người nhiễm HIV, động viên chăm sóc và khuyến khích họ làm việc có ích cho xã hội. Điều đó chứng tỏ các em học sinh đã quan tâm tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về HIV/AIDS trước thông tin giáo dục, truyền thông của các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như các phong trào tuyên truyền giáo dục của trường và địa phương. Như vậy, học sinh Trường Trung tâm giáo dục - Thường xuyên đã có kiến thức cơ bản về AIDS. Tuy nhiên, kiến thức cụ thể về HIV/AIDS, thì một số học sinh chưa nhận thức một cách đầy đủ và chính xác. Đánh giá lại quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy, nhận thức của học sinh Trường Trung tâm giáo dục - Thường xuyên về HIV/AIDS vẫn còn hạn chế nhất định, sự nhận thức của các em về HIV/AIDS đúng, nhưng chưa đầy đủ và không sâu sắc. Chỉ hiểu biết về mảng kiến thức cơ bản, còn kiến thức cụ thể về căn bệnh vẫn còn một số học sinh chưa nhận thức đúng. Trong khi đó, đại dịch AIDS đang ngày càng lan rộng, có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ nghiện hút, tiêm chích ma tuý, lây nhiễm HIV/AIDS ở giới trẻ chiếm tỷ lệ không nhỏ, gây nên những tác động xấu đến sức khoẻ, tương lai dân tộc, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những học sinh thật sự quan tâm có ý thức tìm hiểu về HIV/AIDS, nên các em hiểu rõ bản chất, trả lời đúng nội dung vấn đề câu hỏi đặt ra. 2. Khuyến nghị. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu. Tôi đề xuất một số khuyến nghị sau: - Tăng cường tổ chức tuyên truyền rộng khắp, nhằm nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên các trường trong cả nước. - Đưa nội dung phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS vào chương trình giáo dục chính khoá của nhà trường. Từ đó xây dựng cho học sinh những hành vi an toàn, nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm HIV trong giới trẻ. - Nhà trường kết hợp với các cơ quan của địa phương tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về HIV/AIDS cho học sinh, kết hợp với các ngành tổ chức hội thi tìm hiểu về HIV/AIDS giữa các trường trong Huyện, Tỉnh nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh. - Cung cấp tài liệu về HIV/AIDS cho các trường phát cho học sinh. Treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền không nghiện hút, không tiêm chích ma tuý, mại dâm. - Các trường học cần phải thường xuyên quan tâm và phát hiện kịp thời những học sinh có biểu hiện tham gia vào các tệ nạn xã hội như: tiêm chích ma tuý, mại dâm. - Các phương tiện thông tin đại chúng, phải coi công tác giáo dục phòng chống HIV/AIDS là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài. Nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu cụ thể. Các đối tượng đều tiếp nhận được thông tin một cách dễ dàng. - Đặc biệt, gia đình phải nâng cao ý thức trách nhiệm giữa các thành viên với nhau. Các bậc cha mẹ phải chú ý, quan tâm giáo dục con em, nâng cao nhận thức về HIV/AIDS, xây dựng lối sống lành mạnh tránh xa ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Ngọc Bừng, Phòng chống ma tuý trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Nxb Công an nhân dân - Hà Nội 1997. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2003. Đỗ Trọng Phấn, Bùi Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Ý Lăng, HIV/AIDS và an toàn máu - Nxb Y học 1999. Các văna bản về pháp luật hiện hành về phòng chống HIV/AIDS. Pháp luật phòng chống mại dân, Nxb Chính trị Quốc gia HIV 2003. Các văn bản pháp luật hiện hành về phòng chống HIV/AIDS của vụ Pháp luật hình sự - Hành chính - Bộ Tư pháp - Hà Nội 2003. Công đoàn với công tác phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn ma tuý. Nxb Thanh niên- Hà Nội 2003. Hỏi đáp về các bệnh lây truyền qua đường tình dục - Nxb Y học - Hà Nội 2003. Ma tuý - cờ bạc - mại dâm - Tội phạm thời hiện đại, Nxb Bộ Công an - 2000. Dịch tễ học, giám sát và dự phòng HIV/AIDS, Nxb Y học 2002. 10. Nhiễm HIV và AIDS, hướng dẫn chăm sóc 1996. 11. HIV/AIDS đại dịch toàn cầu, Nxb Lao động 2002. + Quan điểm thứ hai: Chỉ cần quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su thì sẽ bị lây nhiễm HIV Nếu bạn đồng ý với quan điểm thứ nhất vì: - HIV không lây truyền qua đường tình dục - Chỉ cần quan hệ với một người có lượng vi rút HIV có thể bị lây Nếu bạn đồng ý với quan điểm thứ hai vì: - HIV sẽ lây truyền qua đường tình dục - HIV có nhiều trong tinh dịch và âm đạo - Ý kiến khác:................................................................................. Câu 8: Bạn làm cách nào đề nhận biết người bị nhiễm HIV/AIDS? Qua xét nghiệm Qua những dấu hiệu trên da Qua những biểu hiện tâm lý không bình thường. Cách nhận biết khác Câu 9: Theo bạn cách phòng chống nào có hiệu quả nhất để phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục là? Sống chung thuỷ một vợ một chồng Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục Cách ly những người nhiễm HIV ra riêng Xử lý nạn mại dâm và giáo dục họ Tạo công ăn việc làm cho gái mại dâm Phạt và xử lý khách hàng mua dâm. - Ý kiến khác:............................................................................. Câu 10: Biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống lây nhiễm HIV qua đường máu là ? Không dùng chung bơm kim tiêm Khử trùng các dụng cụ y tế có dính máu Đeo bao tay khi tiếp xúc với máu Không tiêm chích ma tuý Không hút thuốc phiện Câu 11: Nếu một bạn thân của bạn bị nhiễm HIV/AIDS bạn sẽ cư xử như thế nào? Vẫn quan hệ tình dục bình thường Động viên chăm sóc Xa lánh ghét bỏ... Lên án, xỉ nhục Khuyến khích bạn làm những công việc có ích cho xã hội Câu 12: Theo bạn tác nhân gây bệnh AIDS là gì? Ký sinh trùng 4. Vi khuẩn Vi rút 5. Không biết Nấm Câu 13: Theo bạn, ở các trường PTTH hiện nay thì biện pháp tuyên truyền giáo dục, phòng ngừa lây nhiễm HIV nào là có hiệu quả nhất? Đưa những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS vào chương trình giảng dạy trong nhà trường Tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khoá chuyên đề về HIV/AIDS Cung cấp tài liệu tuyên truyền về HIV phát cho học sinh Thành lập đội tuyên truyền viên Giáo dục lối sống lành mạnh Khen thưởng kịp thời đối với tập thể và cá nhân, tích cực làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục lối sống lành mạnh, không tiêm chích ma tuý, không quan hệ tình dục bừa bãi. Ý kiến khác:………………………………………………………… Xin bạn vui lòng cho biết đôi điều về bản thân - Nam Nữ - Tuổi ....................... - Lớp : ....................... Xin chân thành cảm ơn! LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lê Khanh và các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôitrong thời gian làm báo cáo thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn thầy hiệu trưởng, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh trường Trung tâm giáo dục Thường xuyên - huyện Bắc Mê - Hà Giang đã nhiệt tình cộng tác và tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình điều tra - khảo sát - nghiên cứu thu thập số liệu cho bài Báo cáo thực tập . Tôi xin trân trọng cảm ơn, các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bài Báo cáo thực tập. Hà Nội, tháng 5 năm 2005 Sinh viên Tâm lý K46 Mã Thanh Chiến MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 IV. Đối tượng nghiên cứu 3 V. Khách thể nghiên cứu 3 VI. Giả thuyết nghiên cứu 3 VII. Phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 I. Khái niệm nhận thức 5 1.1. Các mức độ nhận thức 6 1.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ 8 1.3. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi 9 II. Khái niệm và những vấn đề cơ bản về HIV/AIDS 9 1. Định nghĩa HIV/AIDS 9 2. Phân loại HIV 10 3. HIV tồn tại trong cơ thể người và môi trường 10 4. Các con đường lây nhiễm HIV 11 4.1 Lây truyền qua đường tình dục 11 4.2 Đường không lây truyền HIV 13 4.3. Cách thức HIV xâm nhập và phát triển trong cơ thể người 13 4.4. Những hành vi có nguy cơ bị lây nhiễm HIV 15 5. Đinh nghĩa về AIDS 16 5.1. Các giai đoạn và các triệu chứng biểu hiện 18 5.2. Giai đoạn nhiễm HIV cấp 18 5.3. Giai đoạn nhiễm HIV, không có triệu chứng 19 5.4. Giai đoạn cận AIDS 19 5.5. Giai đoạn AIDSS toàn phát 19 6. Các biện pháp phòng chống cơ bản 21 III. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở lứa tuổi học sinh PTTH 22 IV. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn huyện Bắc Mê 24 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 I. Về cách tiếp cận tâm lý của học sinh trường Trung tâm giáo dục thường xuyên với căn bệnh HIV/AIDS 26 II. Kết quả điều tra về nhận thức 28 1. Nhận thức về bản chất của HIV, tác nhân gây bệnh AIDS 28 2. Nhận thức về bản chất của HIV/AIDS 31 3. Nhận thức về tính chất nguye hiểm của HIV/AIDS 33 4. Nhận thức về con đường lây truyền HIV/AIDS 35 5. Nhận thức của học sinh trường TT giáo dục Thường xuyên 42 6 Nhận thức cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS qua đường dình dục 44 7 Nhận thức về cách phòng tránh lây qua đường máu 46 8 Nhận thức - các biện pháp giáo dục... 48 III. Kết quả điều tra về hành vi ứng xử đối với người bị nhiễm HIV/AIDS 51 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 54 1. Kết luận 55 2. Khuyến nghị 56

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1666.doc