MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
V. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I 6
THÔNG TIN, GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG 6
1. Những quan niệm về VTN và sức khỏe sinh sản VTN 6
2. Thực trạng vấn đề sức khỏe sinh sản VTN ở Việt Nam và trên thế giới 7
3. Vấn đề sức khỏe sinh sản VTN trên các phương tiện truyền thông 9
CHƯƠNG II 11
BÁO TIỀN PHONG VỚI VIỆC TÌM HIỂU LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 11
1. Vài nét về Báo Tiền Phong 11
2. Báo Tiền phong với việc tìm hiểu về lứa tuổi VTN và công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN 11
CHƯƠNG III 19
TỔNG KẾT CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRÊN BÁO TIỀN PHONG 19
1. Trong việc tìm hiểu về lứa tuổi VTN và công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN, báo Tiền Phong đã đạt được những thành tích sau:
2. Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản VTN của báo Tiền Phong không phải là không có những hạn chế 21
3. Một vài kiến nghị 22
PHẦN KẾT LUẬN 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niên luận Vị thành niên và sức khỏe sinh sản vị thành niên trên báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
NIÊN LUẬN
VỊ THÀNH NIÊN VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRÊN
BÁO CHÍ
(Qua khảo sát trên báo Tiền Phong)
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo thống kê mới nhất của ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, hiện nay tại Việt Nam trong tổng số 80 triệu dân có hơn 17 triệu vị thành niên (VTN), chiếm khoảng 22% cơ cấu dân số (12/2003). VTN là độ tuổi chuyển tiếp giữa tuổi thơ ấu và tuổi trưởng thành. Đây là thời kì phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí tuệ; là giai đoạn có ý nghĩa quyết định trong việc định hình nhân cách con người
VTN thoát dần từ phạm vi gia đình để hòa nhập vào tập thể và hoạt động của những người cùng trang lứa. Với đặc điểm về giới tính, VTN rất cần sự chăm sóc giúp đỡ và tạo điều kiện để rèn luyện
Trong những năm qua, thanh thiếu niên được dành sự quan tâm đặc biệt trong xã hội. Chúng ta đã chứng kiến nhiều hoạt động của toàn xã hội nhằm tác động đến lứa tuổi này như: Các chương trình, hội thảo về học tập, sức khỏe, sinh sản, đời sống tình cảm… của các em. Tuy nhiên sự tác động của những hoạt động như đã nêu trên vẫn chưa đạt được hiệu quả sâu sắc và hệ thống, công tác tuyên truyền giáo dục về sức khỏe sinh sản VTN tuy đã có nhiều cố gắng nhưng rõ ràng chưa được tổ chức tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong hoạt động của các đoàn thể quần chúng. Nam nữ VTN đang đứng trước sự đe dọa và thách thức nhiều mặt: Đó là bệnh tật, sự tổn thương về thể trạng và tinh thần, sự thiếu hiểu biết về thông tin giới tính, an toàn tình dục và kế hoạch hóa gia đình. Rất nhiều chuyện đau lòng đã xảy ra như tự tử, mại dâm, ma túy, tảo hôn, yêu kiểu "trào lưu"….Thực trạng này đã và đang trở thành mối quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội.
Trước thực trạng bức xúc đó, báo chí với sức mạnh to lớn của mình trong thời kỳ "bùng nổ thông tin" đã và đang tham gia sâu sắc, toàn diện vào quá trình thông tin, tuyên truyền và giáo dục sức khỏe sinh sản VTN. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe sinh sản VTN ở nước ta là một vấn đề hoàn toàn mới và khó, những quan niệm về giới tính còn mang nặng tư tưởng ấu trĩ, lạc hậu và rất dè dặt, do đó mà thông tin về sức khỏe sinh sản VTN còn mang tính đơn lẻ, thiếu hệ thống.
Việc nghiên cứu về "Đề tài Vị thành niên và sức khỏe sinh sản Vị thành niên" là sự lựa chọn mới mẻ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vấn đề VTN cũng như các vấn đề có liên quan đang trở nên bức xúc, có tác động không nhỏ đến mỗi cá nhân, gia đình, công đồng và xã hội. Vai trò của báo chí và các phương tiện truyền thông trong việc tuyên truyền sức khỏe sinh sản VTN càng trở nên cấp bách.
Từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn "Đề tài Vị thành niên và sức khỏe sinh sản Vị thành niên trên Báo chí" để nghiên cứu
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong niên luận này, tôi không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ các mặt hoạt động của cơ quan báo chí hay đi sâu vào tất cả các vấn đề liên quan đến lứa tuổi VTN, mà chỉ tập trung tìm hiểu về lứa tuổi VTN và vấn đề sức khỏe sinh sản VTN được phản ánh như thế nào trên Báo chí. Tôi chọn Báo Tiền Phong là đối tượng để khảo sát
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
"Đề tài Vị thành niên và sức khỏe sinh sản Vị thành niên trên Báo chí" là một đề tài mới và khó. Cái khó ở đây là làm thế nào để sáng tỏ vấn đề, phân tích các tác phẩm có giá trị đồng thời rút ra những bài học về công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ sinh sản VTN trên phương tiện Báo chí truyền thông
Trên cơ sở nguồn tài liệu về lý luận báo chí, dựa vào những tài liệu có liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản VTN trên báo Tiền Phong, tôi hi vọng sẽ nêu được những nét chính của đề tài nghiên cứu và những điều có tính gợi mở để tiếp tục nghiên cứu
Trong phạm vi khả năng của mình, trong niên luận này, tôi chỉ mong muốn thông qua đề tài mới mẻ này nêu lên một thực trạng đang còn nhiều bức xúc có tác động mạnh mẽ tới toàn xã hội, đồng thời tìm ra một vài kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường công tác tuyên truyền sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi VTN, xây dựng một thế hệ tương lai đầy triển vọng và hữu ích cho xã hội.
IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
"Đề tài Vị thành niên và sức khỏe sinh sản Vị thành niên trên Báo chí" được nghiên cứu theo phương pháp nhận thức chủ nghĩa duy vật biên chứng là gốc, kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích nghiên cứu, đánh giá trên các quan điểm cơ bản, toàn diện, thực tiễn, rồi rút ra bài học bổ ích từ những tác phẩm tiêu biểu ở nhiều thể loại đăng trên Báo Tiền Phong
V. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Do nghiên cứu trên báo Tiền Phong - tờ báo dành cho bạn đọc trẻ, "Đề tài Vị thành niên và sức khỏe sinh sản Vị thành niên trên Báo chí" đã đạt được ý nghĩa thực tiễn sau đây:
- Đề tài đi sâu tìm hiểu về lứa tuổi VTN, vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên, và sơ lược sự ra đời và phát triển của Báo Tiền Phong
- Phương pháp tiếp cận hệ thống, nhìn vấn đề trong mối quan hệ đa dạng, phức tạp tác động đến các yếu tố hình thành nhận thức và phương pháp tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của người làm báo
- Đề tài cũng đi sâu tìm hiểu, phân tích một số tác phẩm tiêu biểu về vấn đề VTN, qua đó tìm hiểu phương pháp tiếp cận, cách xử lý thông tin, qua điểm của tờ báo trong tình hình hiện nay
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
THÔNG TIN, GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG
1. Những quan niệm về VTN và sức khỏe sinh sản VTN
Chúng ta đã nghe nói nhiều đến cụm từ "sức khỏe sinh sản VTN". Vậy thì, "vị thành niên" ở đây là những ai và "sức khỏe sinh sản" là gì?
* VTN là độ tuổi chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng thành, là thời kì phát triển nhanh chóng về cả mặt sinh lý lẫn tâm lý, là giai đoạn đánh dấu xu hướng phát triển mới về mặt xã hội. VTN thoát ra khỏi phạm vi gia đình, hòa nhập vào hoạt động của tập thể và những người cùng trang lứa
VTN theo tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa: VTN là những cá nhân ở độ tuổi 10 - 19 tuổi; trong khi "người trẻ tuổi" hoặc "thanh niên" bao hàm những người từ 10 - 24 tuổi.
Điều 58, bộ luật hình sự Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qui định: Người chưa thành niên gồm những người đã đủ 14 nhưng chưa đủ 18 tuổi
Khái niệm VTN được sử dụng trong niên luận này bao gồm những trẻ em từ 13 đến 18 tuổi, có những đặc trưng về tâm sinh lý của độ tuổi này.
*Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển (ICPD) và tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa như sau về sức khỏe sinh sản: "Sức khỏe sinh sản là một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội và không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc không ốm đau mà là mọi vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, đến các chức năng và quá trình hoạt động của nó". Như vậy sức khỏe sinh sản theo định nghĩa này có nghĩa là mọi người đều có thể có cuộc sống tình dục an toàn và thỏa mãn, có khả năng sinh sản và được tự quyết định họ có muốn có con hay không, khi nào thì sinh con và số con mình có.
Với định nghĩa như vậy về sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe sinh sản được định nghĩa là một hệ thống các phương pháp, kỹ thuật, dịch vụ kết hợp lại nhằm mục đích phục vụ cho sức khỏe sinh sản, và sức khỏe nói chung thông qua việc ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Nó cũng bao gồm sức khỏe tình dục với mục đích là làm đẹp thêm cuộc sống và mối quan hệ cá nhân, không chỉ bằng việc tư vấn mà cả việc chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Thực trạng vấn đề sức khỏe sinh sản VTN ở Việt Nam và trên thế giới
* Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, trong tổng số 80 triệu dân có hơn 17 triệu VTN, chiếm khoảng 22% cơ cấu dân số. Mặc dù chúng ta đã rất cố gắng trong việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục sức khỏe sinh sản VTN, nhưng về tổng thể vấn đề sức khỏe sinh sản VTN vẫn còn là một vấn đề mới, khó và phức tạp. Nó không chỉ đơn thuần là vấn đề sức khỏe, vấn đề xã hội, mà còn là vấn đề kinh tế, văn hóa, đạo đức lối sống, là vấn đề liên quan đến tương lai nòi giống của đất nước, là nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng có thai và sinh con ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, mắc các bệnh lây qua đường tình dục, lây nhiễm HIV/ AIDS
Tuy Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho vấn đề sức khỏe sinh sản VTN, nhưng về tổng thể hiệu quả các hoạt động cho vấn đề sức khỏe sinh sản VTN vẫn còn rất hạn chế. Chúng ta chưa có một chính sách toàn diện, một cơ quan điều phối riêng về vấn đề này; chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ cũng như chưa có được hệ thống số liệu hay kết quả điều tra tin cậy, phản ánh tổng thể về tình hình sức khỏe sinh sản VTN. Mặt khác, công tác tuyên truyền, giáo dục về giới tính chưa được thực hiện tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong điều kiện hiện nay, VTN đang đứng trước những khó khăn và thử thách lớn:
- Tệ nạn mại dâm và hiếp dâm trẻ em ngày càng tăng, từ 2,1% năm 1989 lên 12% năm 1996 ( đối với mại dâm VTN), từ 4,6% năm 1993 lên 36,3% năm 1995 (đối với hiếp dâm trẻ em). 6 tháng đầu năm 1999 trong tổng số 774 vụ liên quan đến mại dâm thì có tới 338 vụ mà nạn nhan trực tiếp là trẻ em và VTN. Những năm gần đây chưa thống kê được số liệu cụ thể.
- Tỷ lệ nạo phá thai và sinh con trước tuổi 18 còn rất cao, khoảng 28%. Điều đáng nói ở đâu là trên 80% VTN có thai mà không biết hoặc không hiểu mình có thai. Số ca tử vong và các tổn thất về tinh thần đối với VTN do nạo phá thai và sinh con ngoài ý muốn là vô cùng to lớn
- Hàng năm có trên nửa triệu đôi nam nữ kết hôn, hàng triệu thanh niên thực hiện các chức năng sinh sản. Vậy mà rất nhiều người trong số họ chưa được chuẩn bị kĩ về mặt tâm lý, sinh lý cũng như kiến thức xã hội, làm cho tỷ kệ nạo phá thai và các hậu quả do nạo phá thai gây ra vốn đã trầm trọng lại thêm trầm trọng hơn
- Tệ nạn ma túy đang tấn công dữ dội vào tầng lớp thanh niên, VTN. Theo đánh giá 6 tháng đầu năm 2004 của Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội thì tỷ lệ thanh thiếu niên nghiệ ma túy tiếp tục tăng; nghiện ma túy trong học sinh, sinh viên chưa được chặn đứng; tỷ lệ tội phạm do ma túy hoặc liên quan đến ma túy ngày càng tăng. Có thể nói VTN đang là đối tượng tấn công chính và dễ dàng nhất của tệ nạn ma túy.
- VTN và thanh niên trẻ là nạn nhân chính của căn bệnh thế kỷ AIDS, chiếm trên 50% tổng số người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì 80% người nhiễm HIV/AIDS là đối tượng tiêm chích ma túy, có nơi lên tới 98%, mà VTN chiếm số đông trong đó
Có thể nói nam nữ VTN đang đứng trước sự đe dọa và thách thức nhiều mặt. Thực trạng nhức nhối trên đã làm cho vấn đề sức khỏe sinh sản VTN càng trở nên cấp bách, làm thức tỉnh mối quan tâm, ý thức trách nhiệm và hành dộng của chính phủ, các cấp các ngành, các bậc cha mẹ, nhà trường và toàn xã hội
* Thế giới
Theo số liệu thống kê của các tổ chức Quốc tế, bức tranh về sức khỏe sinh san VTN trên thế giói hiện nay không mấy lạc quan. Ngày càng nhiều thanh niên có quan hệ tình dục ở độ tuổi VTN. Tỷ lệ các bệnh lây truyền qua đường tình dục lớn nhất là ở những người thuộc nhóm tuổi 20 - 24, tiếp theo là những người ở nhóm tuổi 15 - 19. Số người có thai trong lứa tuổi VTN, số người nạo thai trong lúa tuổi VTN ngày càng tăng. Nữ VTN thường hay bị các biến chứng liên quan đến thai nghén như: Chửa ngoài dạ con, chửa trứng…. Trẻ sơ sinh của các bà mẹ ở tuổi VTN thường bị đau ốm, nhẹ cân hoặc chết yểu. Nhiều VTN có quan hệ tình dục mà không dùng bất cứ một biện pháp tránh thai nào.
3. Vấn đề sức khỏe sinh sản VTN trên các phương tiện truyền thông
Nằm trong chiến lược " Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em" trên phạm vi toàn xã hội, VTN trở thành đối tượng độc giả ngày càng được quan tâm của báo chí. Báo chí tham gia phát triển VTN một cách toàn diện, bồi dưỡng cả về tri thức lẫn tinh thần
Sức khỏe sinh sản VTN liên quan đến một loạt vấn đề: kinh tế, văn hóa, xã hội, đạo đức sống, nếp nghiệp của cả một thế hệ. Bởi vậy công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản VTN đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và giáo dục lối sống, nhân cách cho lứa tuổi VTN. Việc tuyên truyền, giáo dục đòi hỏi phải có phương pháp nghiệp vụ cụ thể và phù hợp, thông qua nhiều hình thức phong phú, tạo sức hút đối với giới trẻ VTN.
Trong các tờ báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình thì nội dung đề cập đến vấn đề sức khỏe nói chung còn chiếm tỷ lệ ít, nội dung về giáo dục sức khỏe sinh sản VTN càng ít hơn. Bên cạnh đó, ở Việt Nam nội dung về sức khỏe sinh sản VTN như quan hệ tình dục an toàn, phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, phòng tránh việc có thai ngoài ý muốn là những nội dung còn bị ngăn cấm vô hình do quan niệm xã hôi và phong tục. Hiện nay báo chí đang cố gắng nỗ lực đáp ứng nhu cầu của VTN về những tri thức cần biết của tâm lý tuổi dậy thì
Khá nhiều chương trình trên các tờ báo, phát thanh, truyền hình cả nước đã được thiết lập nhằm tìm hiểu lứa tuổi VTN và giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi VTN:
- Đầu tiên phải kể đén chương trình phát thanh thanh niên "Cửa sổ tình yêu" của Đài Tiếng Nói Việt Nam (do Đoàn thanh niên phụ trách). Có thể nói chuyên mục "Cửa sổ tình yêu" của phát thanh thanh niên là chương trình đầu tiên đề cập đến một vấn đề hết sức mới mẻ của tuổi trẻ với hình thức mới nhất của phát thanh hiện đai. Và chính chương trình đã tạo nên một sự kiện phát thanh có tiếng vang trong hệ thống truyền thông trong nước và quốc tế
- Chương trình "Hành trình cùng bạn" của Đài PT - TH Hà Nội cũng là một chuyên mục thu hút đông đảo thính giả ở lứa tuổi thanh thiếu niên
- Chương trình "Alô chúng tôi nghe" trên sóng Đài Tiếng Nói Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh
- Chương trình "Me xanh" trên Đài truyền hình Việt Nam
- Trên Báo Tiền phong có các chuyên mục "Tuổi trẻ - Tình yêu - Cuộc sống", "Ngàn lẻ một chuyện tình"…
- Tap chí Tuổi trẻ và hạnh phúc có các chuyên mục: "Nhịp cầu tái tim", "Tuổi hoa - Tâm lý - Sức khỏe"
…
CHƯƠNG II
BÁO TIỀN PHONG VỚI VIỆC TÌM HIỂU LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
1. Vài nét về Báo Tiền Phong
Báo Tiền Phong ra đời vào 1953 tại chiến khu Việt Bắc.Ngay từ những ngày đầu ra đời, báo Tiền Phong là phương tiện để tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách, cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lực lương thanh niên, góp phần phục vụ cách mạng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Báo Tiền Phong đã trải qua một thời kỳ khá dài, hình thành và không ngừng phát triển về mọi mặt. Từ đầu chỉ có một ấn phẩm, phát hành mỗi tháng một số, rồi mỗi tuần một số, rồi mỗi ngày một số, đến nay báo Tiền Phong đã có các ấn phẩm: Tiền Phong cuối tháng, Tri thức trẻ, và Người đep Việt Nam
Với dung lượng là 16 trang báo, báo Tiền Phong phản ánh đầy đủ các thông tin vè thời sự, các ván đề thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Đặc biệt báo Tiền Phong đã dành nhiều chuyên trang, chuyên mục phản ánh tình hình hoạt động của các tầng lớp thanh thiếu niên.
Các chuyên trang: Tuổi trẻ - Tình yêu - Cuộc sống, Ngàn lẻ một chuyện tình, Tuổi trẻ và pháp luật…, các vấn đề về tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia dình được thường xuyên đề cập đến, nhằm tạo cho lớp trẻ một diễn đàn hướng tới tương lai tốt đẹp
Đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và luôn nhạy bén với diễn biến của tình hình xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả trên khắp mọi miền đất nước
2. Báo Tiền phong với việc tìm hiểu về lứa tuổi VTN và công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN
Báo Tiền Phong trong những năm qua đã không ngừng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục tuổi trẻ về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Đoàn thanh niên, về các nhiệm vụ chương trình giáo dục và hành động của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng và nghĩa vụ của tuổi trẻ, đồng thời góp phần xây dựng lớp thanh niên Việt Nam sống có lý tưởng, hoài bão, ước mơ, giàu có về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lành mạnh về lối sống
Một trong những nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục thanh niên mà báo Tiền Phong đã tiến hành trong nhiều năm qua là thông tin tuyên truyền giáo dục về dân số và phát triển, đặc biẹt về sức khỏe sinh sản VTN và thanh niên
Công tác dân số và phát triển, đặc biệt về sức khỏe sinh sản VTN và thanh niên ở nước ta hiện nay bao hàm những nội dung rất rộng lớn. Chỉ riêng việc cung cấp kiến thức cho tuổi trẻ về sức khỏe sinh sản nói chung, về sức khỏe sinh sản VTN và thanh niên nói riêng…đã đòi hỏi các cơ quan chức năng chuyên ngành cũng như các phương tiện thông tin đại chúng phải làm việc rất nhiều để chuyển tải những kiến thức, những hiểu biết đó đến hàng chục đối tượng khác nhau trong cộng đồng xã hội
Trong công tác và kế hoạch tuyên truyền sức khỏe sinh sản VTN, báo Tiền Phong đã xác định rõ: Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe sinh sản VTN là trách nhiệm của ban biên tập và các phóng viên, biên tập viên báo Tiền Phong. Báo Tiền Phong cũng như một số tờ báo khác, không phải là tờ báo lớn chuyên ngành về dân số, kế hoạch hóa gia đình, chuyên ngành về sức khỏe, nhưng việc thông tin tuyên truyền về sức khỏe sinh sản VTN được báo Tiền Phong coi là một trong việc cấp thiết nhất trong tình hình hiện nay
Vấn đề sức khỏe sinh sản nói chung, sức khỏe sinh sản VTN và thanh niên nói riêng đang là vấn đề mới và khó ở nước ta, từ khung khái niệm đến nội dung và phương thức tổ chức thực hiện. Phấn đấu để đạt được các mục tiêu chương trình của nhà nước và những cam kết của Chính phủ tại hội nghị Cairo về Dân số và phát triển (9/1994) đang là thách thức đối với các cấp, các ngành, các đoàn thể, gia đình và xã hội. Hiện nay ở nước ta, những ảnh hưởng xấu từ mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản VTN. Đó là sự thoái hóa về lối sống, nếp sống, về sự nhận thức không đầy đủ và khoa học về sức khỏe sinh sản VTN cũng với những phong tụ tập quán cố hủ lạc hậu… do đó chưa tạo được môi trường thuận lợi để tiến hành các hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN. Hiện tượng bưng bít thông tin và né tránh còn phổ biến, thực trạng đó đã đem lại đến hậu quả là một bộ phận không nhỏ VTN mang thai ngoài ý muốn. Theo một điều tra mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình là trong tổng số 1 triệu 500 nghìn ca nạo hút thai và đẻ có tới 350 nghìn ca là của đối tượng VTN. Con số trên đã đưa nước ta trở thành một trong những nước có tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN vào loại cao nhất trên thế giới.
Tình trạng lam dụng tình dục, mại dâm và tệ nạn ma tý, nhiễm HIV/AIDS vẫn đang có xu hướng gia tăng trong thanh thiêu niên nước ta. Tình trạng này không chỉ đặt một bộ phận không nhỏ thanh thiêu niên trước nguy cơ suy sụp về sức khỏe vì nạo hút thai sớm có thể dẫn đến vô sinh, cũng như lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, thậm chí là nhiễm HIV/AIDS. Không những thế, đối tượng VTN rất dễ suy sụp về tinh thần, tâm lý nên sẽ ảnh hưởng đến học tập, rèn luyện và lập nghiệp.
Hàng ngày trong tổng số hơn 300 tin bài, thư phản ánh của bạn đọc gửi về báo Tiền Phong, có từ 30 đến 50 thư phản ánh và bài viết đề cập đến những khó khăn, thử thách mà lứa tuổi VTN đang phải đối mặt. Ban biên tập Báo Tiền phong đã đọc được những lá thư "đầy đau khổ", đẫm nước mắt như chuyện: Cháu 14 tuổi, chót dại mang thai với bạn trai học cùng lớp với cháu mấy tháng nay. Cháu không biết làm thế nào? Các cô các chú cứu cháu với! Hay như chuyện tố cáo những con yêu râu xanh đã lạm dụng tình dục với những bạn gái đang ở dộ tuổi VTN….
Xuất phát từ nhận thức đầy đủ và trách nhiệm về tính cấp bách của công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về vấn đề sức khỏe sinh sản VTN, trong những năm gần đây báo Tiền Phong thường xuyên đăng tải những tin bài về thanh niên, sức khỏe sinh sản VTN.
Việc nhận thức được trách nhiệm, cũng như thấy được tính cấp bách của công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục về sức khỏe sinh sản VTN là rất quan trọng đối với người làm báo, đối với một tờ báo. Nhưng quan trọng hơn lại là việc: Làm thế nào để chuyển tải được nội dung thông tin, tuyê truyền, giáo dục về vấn đề đó đến bạn đọc, được bạn đọc chấp nhận, từ đó góp phần cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo dựng mô hình trong cộng đồng về kết quả thông tin, tuyên truyền, giáo dục về vấn đề sức khỏe sinh sản VTN.
* Có thể nêu lên một số cách làm của báo Tiền Phong như sau:
- Dù khuôn khổ, số trang, số lượng và lần xuất bản của tờ báo như thế nào thì cũng đều có 2 chuyên mục: Thanh niên và thời đại; Tuổi trẻ - Tình yêu - Cuộc sống. 2 chuyên mục này đã trở nên quen thuộc và dường như không thể thiếu được đối với bạn đọc báo Tiền Phong. 2 chuyên mục này được in ở trang 6 và 7, đề cập đến những nội dung trực tiếp và gián tiếp liên quan đến VTN và sức khỏe sinh sản VTN với những hình thức đa dạng, phong phú
- Báo Tiền Phong đã thực hiện phương thức lồng ghép trong công tác thong tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN. Nội dung về dân số, sức khỏe sinh sản VTN được đưa dưới dạng các câu chuyện xảy ra "Sau lũy tre làng" được bạn đọc đón nhận và hoan nghênh. Các chuyên mục khác như "Ngàn lẻ một chuyện tình" cũng được lồng ghép nội dung như vậy
* Phương pháp thông tin và tính hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN của báo Tiền Phong
Báo Tiền Phong là một tờ báo có tên tuổi trong nền báo chí nước ta, đồng thời nó có sức lôi cuốn độc giả mạnh mẽ.
Giới trẻ ngày nay đặc biệt nhạy bén với thời cuộc, sự đổi thay trên nhiều phương diện ngày càng rõ nét. Những vấn đề có liên quan đến VTN, đặc biệt là sức khỏe sinh sản VTN có những tác động mạnh mẽ đến mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, đòi hỏi các cơ quan chuyên trách phải có những động thái nhằm điều chỉnh theo hướng tích cực. Trong các phương pháo thông tin của mình, báo Tiền Phong luôn chú trọng thời điểm, thông qua chuyên mục với các bài viết phong phú và đa dạng nhằm đem lại hiệu quả tiếp nhận thông tin dễ nhất, cao nhất đối với các đối tượng độc giả
Các đề tài về VTN và sức khỏe sinh sản VTN trên báo Tiền Phong khá đa dạng với nhiều thể loại khác nhau như: tin, phóng sự, phản ánh….
Bên cạnh thế mạnh trong việc khai thác, đăng tải thông tin về vấn đề VTN và sức khỏe sinh sản VTN, báo Tiền Phong đã tổ chức các cuộc thi, các cuộc tranh luận với chủ đề có liên quan đến VTN và sức khỏe sinh sản VTN. Năm 1999 báo Tiền Phong đã phát động cuộc thi "Vì sức khỏe và hạnh phúc của bạn". Cuôc thi này do báo Tiền Phong phối hợp với Trung tâm Dân số - Giáo dục - Sức khỏe - Môi trường của TW Đoàn tổ chức trong vòng 4 tháng để giúp thanh thiếu niên và nhân dân có điều kiện tiếp nhận thông tin, kiến thức có liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản. Với cuộc thi "Vì sức khỏe và hạnh phúc của bạn", báo Tiền Phong đã góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản VTN cho thanh thiếu niên, các tầng lớp nhân dân, góp phần giảm nhanh tỷ lệ nạo phá thai và tảo hôn đang gia tăng ở lứa tuổi VTN ở nước ta, từ đó góp phần xây dựng nhân cách, lối sống cho giới trẻ hôm nay
Trên các chuyên trang của báo Tiền Phong như "Thanh niên và thời đại"; "Tuổi trẻ - Tình yêu - Cuộc sống"; "Ngàn lẻ một chuyện tình" thường xuyên có những bài viết về lứa tuổi VTN và sức khỏe sinh sản VTN. Báo Tiền Phong số ra ngày 2/11/2004 có bài "Những kẻ ngủ trong giường chiếu hẹp". Bài báo này đã đề cập đến tính cách của giới trẻ Hà Nội hôm nay, nêu lên những vấn đề bức xúc và đưa ra những kiến nghị. Bài báo ngắn gọn, xúc tích, phản ánh vấn đề một cách sinh động, chân thực
Đã từ lâu, chuyên mục "100 câu hỏi thường ngày" trên trang "Ngàn lẻ một chuyện tình" đã trở thành người bạn tâm tình của đông đảo độc giả trong cả nước. Đây cũng là chuyên mục tập trung nhiều nhất những vấn đề có liên quan đến lứa tuổi VTN, sức khỏe sinh sản VTN. Báo Tiền Phong số 33 ra ngày 15/8/2004 có bức thư của một bạn trai tên là T.V.T (Hải Phòng)
Hỏi Tầm Thư rằng: "Người yêu cháu khá xinh nhưng lại hơi "lẳng". Cháu yêu cô ấy vì nghĩ cô ấy cũng yêu cháu thật lòng và tình yêu của cháu sẽ làm cho cô ấy thay đổi. Nhưng không! Hai năm yêu nhau cô ấy đã bao phen làm cháu sống dở, chết dở. Thời gian gần đây cháu lại phát hiện cô ấy có quan hệ lén lút với một thầy giáo, cháu thật không chịu được nữa. Cháu quyết định chia tay vì lòng vị tha đã cạn kiệt, nhưng cô ấy lại tìm đến nhà cháu khóc lóc, van xin và dọa sẽ tự tử nếu quan hệ của chúng cháu chấm dứt. Cháu phải làm sao đây để giải thoát mình khỏi sự giả dối của cô ấy?"
Chuyện yêu đương giữa hai người đang ngồi trên giảng đường Đại học, trên ghế nhà trường đang diễn ra phổ biến ở nước ta. Điều đáng lo ngại ở đây là không ít chuyện yêu đương khờ dại và nông nổi đã dẫn đến sự chểnh mảng học hành, đặc biệt là do có những lúc không kìm chế được tình cảm mà các bạn trẻ đã có quan hệ tình dục không an toàn, để rồi dẫn đến hậu quả có thai ngoài ý muốn. Hiện tượng nạo phá thai tràn lan cũng xuất phát từ đây
Chuyên mục "100 câu hỏi thường ngày" mở ra với mục đích giải đáp những thắc mắc về chuyện tình bạn, tình yêu, kể cả những chuyện tế nhị khó nói nhất. Đây là chuyên mục nhận được nhiều thư tâm sự nhất của các bạn trẻ đặc biệt là các bạn trẻ mới lớn. Thông tin, giải đáp những khúc mắc thầm kín của bạn đọc cũng là để cho bạn đọc có hướng suy nghĩ và hành động tích cực trước những việc đã xảy ra
Hàng ngày chuyên mục "100 câu hỏi thường ngày" của báo Tiền Phong nhận được khoảng 5 - 10 lá thư của bạn đọc ở khắp nơi gửi về. Có nhiều lá thư kể về những chuyện tình cảm éo le, ngang trái, có những thư hỏi về cách giải quyết sau những "sự cố" đã rồi và kết cục của tình yêu với những toan tính dại khờ. Thậm chí một vài sự đổi thay trong cơ thể hoặc tâm lý của bản thân các bạn trẻ cũng thấy bối rối và gõ cửa Tầm Thư
Cách xử lý của ban biên tập là chọn ra những bức thư có nội dung bức xúc nhất, những vấn đề mang tính cấp bách để trả lời trước. Đồng thời do phạm vi trang báo có hạn nên chọn một số câu hỏi có nội dung giống nhau để trả lời chung. Mỗi thư được tóm tắt ngắn gọn, đủ ý, bảo toàn nội dung rồi trả lời trên cơ sở vừa đảm bảo về mặt khoa học, vừa mang tính nghiêm túc nhưng dí dom và hết sức tâm lý, tế nhị
Sự đa dạng trong phương pháp thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN còn được thể hiện ở nhiều dạng của thể loại. Cùng một thông tin có liên quan đến VTN nhưng phương pháp khai thác, thể hiện của các phóng viên, biên tập viên lại khác nhau, để thích ứng với tình hình sự kiện đã xảy ra. Qua đó bạn đọc có được những thông tin đầy đủ về vấn đề mà mình quan tâm
Mới đây, báo Tiền Phong số 44 ra ngày 31/10/2004 có bài "Hình phạt nghiêm khắc cho Lương Quốc Dũng: 8 năm tù về tội "Hiếp dâm trẻ em". Trước đó, vụ việc Lương Quốc Dũng - nguyên Phó chủ nhiệm ủy ban TDTT Quốc gia xâm hại tình dục một cháu bé 13 tuổi đã gây xôn xao dư luận trong cả nước. Lương Quốc Dũng - một người có trình độ, có địa vị xã hội và đã ở tuổi làm ông lại hành vi đê tiện đến đáng kinh ngạc. Mức án sơ thẩm 8 năm tù giam với Lương Quốc Dũng là hoàn toàn xứng đáng, nó đã tạm thời khép lại một trong những vụ án "nóng nhất" từ đầu năm 2004 đến nay. Trong bài viết có đoạn: "Từng có thời gian phục vụ trong quân đội, là thương binh hạng 4/4, trong quá trình công tác được tặng nhiều huy chương và bằng khen. Ngần ấy thời gian tu dưỡng và cống hiến vẫn chưa đủ rèn luyện phẩm chất một cán bộ(?!). Đây là bài báo khá thành công với thể loại phản ánh
Các bài báo trên báo Tiền Phong về đề tài VTN, sức khỏe sinh sản VTN đã đưa ra những thông tin khái quát về tình hình của lứa tuổi VTN, đồng thời có những bài phản ánh về thực trạng các vấn đề có liên quan cần báo động. Báo Tiền Phong đã khá mạnh tay khi co loạt bài về VTN như: "Báo động về nạn nạo phá thai chui ở Hà Nội"; "Tảo hôn còn sống đến bao giờ"; hay "Xâm phạm tình dục trẻ em - Ai chịu trách nhiệm…". Những bài báo này mang tính trực tiếp đối diện với những vấn đề bức xúc của xã hội đặt ra đối với một thế hệ tuổi trẻ, đồng thời cũng là mối lo của gia đình, nhà trường và toàn xã hội
Dù ở góc độ nào thì thông tin về VTN, và sức khỏe sinh sản VTN vẫn hoàn toàn mới mẻ, trong đó có rất nhiều vấn đề liên quan đến lứa tuổi VTN đã làm đau đầu các bậc phụ huynh và những người có trách nhiệm. Trong khuôn khỏ tờ báo Tiền PhongDù ở góc độ nào thì thông tin về VTN, và sức khỏe sinh sản VTN vẫn hoàn toàn mới mẻ, trong đó có rất nhiều vấn đề liên quan đến lứa tuổi VTN đã làm đau đầu các bậc phụ huynh và những người có trách nhiệm. Trong khuôn khổ của tờ báo, báo Tiền Phong đã có các chuyên trang, chuyên mục, các bài viết cụ thể, sinh động, phong phú, có tác dụng mạnh mẽ tới nhiều đối tượng độc giả. Ngoài ra dưới nhiều hình thức thể hiẹn đa dạng khác, báo Tiền Phong còn cung cấp lượng thông tin lớn, các thuật ngữ, khái niệm về vấn đề VTN và sức khỏe sinh sản VTN
Qua phương pháp thể hiện này, chúng ta dễ dàng nhận ra phương châm và mục đích của việc tìm hiểu lứa tuổi VTN và công tác tuyên truyên, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN trên báo Tiền Phong. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm , những giải pháp vô cùng quý báu
CHƯƠNG III
TỔNG KẾT CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRÊN BÁO TIỀN PHONG
Đối tượng mà báo Tiền Phong hướng tới là đông đảo bạn đọc từ nông thôn đến thành thị, từ các vùng dồng bằng đến miền núi và hải đảo xa xôi thuộc các tầng lớp, lứa tuổi trong xã hội. Là một trong những tờ báo dành cho bạn đọc trẻ nên báo Tiền Phong luôn dành được tình cảm, sự hưởng ứng quan tâm của độc giả
1. Trong việc tìm hiểu về lứa tuổi VTN và công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN, báo Tiền Phong đã đạt được những thành tích sau:
- Về nhận thức
+ Với lợi thế là một tờ báo có đông đảo bạn đọc trên mọi miền đất nước , đồng thời ban biên tập và đội ngũ phóng viên đã xác định được tôn chỉ mục đích, vai trò nhiệm vụ của tờ báo nên báo Tiền Phong coi việc tuyên truyền giáo dục lối sống cho thanh thiếu niên là nhiệm vụ hàng đầu
+ Mặc dù đề tài VTN và sức khỏe sinh sản VTN là một đề tài mới ở Việt Nam, dồng thời nó cũng là đề tài khó, không thuộc chuyên ngành của báo Tiền Phong, song tò báo vẫn xác định và dành thời gian lớn cho công tác thông tin, phản ánh và đi sâu vào vấn đề nói trên. Cán bộ của báo Tiền Phong từ Tổng biên tập đến các phóng viên đều tham gia tìm hiểu đề tài, nghiên cứu tài liệu và viết bài theo kế hoạch cụ thể đã được vạch ra.
+ Tuy không phải là tờ báo chuyên ngành về sức khỏe sinh sản VTN, cán bộ phóng viên lại chưa được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng về dân số phát triển, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến sức khỏe sinh sản VTN, nhưng với sự nhận thức nhất quán và ý thức trách nhiệm trước công việc nên cán bộ, phóng viên của báo Tiền Phong đã chủ động đi sâu, nghiên cứu tìm hiểu và khai thác thông tin hiệu quả
+ Những vấn đề mà báo Tiền Phong nêu ra là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh niên, VTN, và những điều bức xúc, những khúc mắc thầm kín xảy ra xung quanh họ. Có không ít bài phóng sự, ghi chép, bài phản ánh đã nói lên phần nào ý thức trách nhiệm, sự hiểu biết và cách xử lý thông tin về đề tài VTN, do đó Báo tiền Phong được bạn đọc đón đọc và cổ vũ. Những con số về sức khỏe sinh sản và các vấn đề liên quan đến VTN đã không ít lần làm cho bạn đọc bất ngờ, thậm chí còn giật mình, sửng sốt
+ Những thông tin về sức khỏe sinh sản nói chung, sức khỏe sinh sản VTN nói riêng được cán bộ phóng viên của báo Tiền Phong theo dõi liên tục và thường xuyên. Dựa trên các luồng dư luận, tài liêu về các vấn đề liên quan đên tuổi mới lớn, kết hợp với nguồn thông tin từ các cơ quan chuyên trách, cơ quan chức năng, các nhà báo đã có phương pháp nhận thức vấn đề đúng đắn, phù hợp từ đó có khả năng phát hiện vấn đề, khai thác và xử lý thông tin hiệu quả chính xác, có tác động mạnh mẽ đến nhiều đối tượng độc giả
- Về phương pháp
+ Báo Tiền Phong không phải là tờ báo chuyên nghành về vấn đề sức khỏe sinh sản VTN, cho nên vẫn còn những vấn đề bất cập về thời lượng, về kế hoạch tuyên truyền, đặc biệt trong các phương pháp thông tin. Tuy nhiên với khả năng chuyên môn, ý thức trách nhiệm của cán bộ phóng viên, biên tập viên, cũng như uy tín của tờ báo, những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản VTN thường xuyên được phản ánh
+ Phương châm của báo Tiền Phong trong công tác tuyên truyền, giáo dục về vấn đề sức khỏe VTN là: thông tin nhanh nhạy, đa dạng và hiệu quả, nhằm cung cấp cho các đồi tượng thanh niên, VTN những thông tin về giới tính, sức khỏe, để họ có sự nhận thức đúng đắn, xây dựng và hoàn thiện nhân cách trong tương lai. Đồng thời phản ánh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe sinh sản VTN cũng nhằm giáo dục, răn đe, cảnh báo tới VTN, gia đình, nhà trường và toàn xã hội trước những điều bức xúc của một thế hệ tuổi xanh
Cùng với công tác tuyên truyền sức khỏe sinh sản VTN, báo Tiền Phong cũng đã đưa ra nhiều phương pháp thể hiện phong phú: Từ cách khai thác tài liệu, cách xử lí thông tin, đến việc mở ra các chuyên trang, chuyên mục được các bạn đọc yêu thích
+ Qua khảo sát thực tiễn, chúng ta thấy trên báo Tiền Phong có những tin bài về các vấn đề sau: Quan hệ tình dục trước hôn nhân; Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, nạo phá thai ở tuổi VTN, lạm dụng tình dục trẻ em…. Phải nói đến thành công của những bài phóng sự, phản ánh, viết về hiện tượng nạo phá thai và quan hệ tình dục ở tuổi VTN. Trong các tác phẩm của mình, các nhà báo đã đi sâu phản ánh các vấn đề có tính cấp thiết, bức xúc và có tác động mạnh mẽ đến đối tượng VTN, dồng thời cũng ra nguyên nhân và đề ra giải pháp cho các vấn đề đang đặt ra
2. Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản VTN của báo Tiền Phong không phải là không có những hạn chế
So với những tờ báo không chuyên về đề tài VTN và sức khỏe sinh sản VTN, báo Tiền Phong đã có những bước tiến tích cực trong công tác và kế hoạch tuyên truyền đề tài này. Tuy nhiên nó vẫn không tránh khỏi những hạn chế:
- Có rất ít những bài viết mạnh dạn, mang một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về vấn đề nạo phá thai, quan hệ tình dục ở độ tuổi VTN
- Còn rất nhiều bài viết chưa tập trung vào phân tích, lý giải thỏa đáng vấn đề tâm sinh lý tuổi dậy thì
- VTN và các vấn đề liên quan dến lửa tuổi VTN đặc biệt là sức khỏe sinh sản VTN ngày càng được xã hội quan tâm, bởi đó là cả một thế hệ tương lai của đất nước. Tuy nhiên ở báo Tiền Phong lại chưa có một đội ngũ phóng viên chuyên trách về vấn đề này, chưa được theo học các lớp đào tạo về tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của lứa tuổi VTN
- Một điều bất lợi nữa trong công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN của báo Tiền Phong nữa là: Báo Tiền phong chưa xây dựng được một dội ngũ công tác viên, đặc biệt là cộng tác viên ở các chuyên ngành Dân số và phát triển, ở các trung tâm tư vấn sức khỏe, ởcác bệnh viện và các cơ sở y tế
- Trong các bài báo viết về đề tài VTN và sức khỏe sinh sản VTN trên báo Tiền Phong, ta thấy thông tin giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản còn đơn lẻ, thiếu hệ thống, và chưa chuyên sâu, thậm chí còn tỏ ra e ngại, dè dặt khi đề cập đến những vấn đề tế nhị
- Phương pháp thông tin trên báo Tiền Phong chưa thực sự đa dạng, linh hoạt
3. Một vài kiến nghị
Vấn đề VTN và sức khỏe sinh sản VTN là một vấn đề mới và khó ở Việt Nam. Từ Hội nghị về Dân số và phát triển họp ở Cairo 1994 đến nay, vấn đề VTN và sức khỏe sinh sản VTN đã được đề cập và đưa ra bàn bạc nhiều lần. VTN là những chủ nhân tương lai của đât nước do đó họ phải được tạo điều kiện để có thể phát triển toàn diện về mọi mặt. Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng có một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin về sức khỏe, giới tính đến đối tượng VTN. Thông qua báo chí, VTN sẽ tiếp nhận được những thông tin cần thiếp liên quan đến mọi mặt của cuộc sống đặc biệt trong thế giới tình cảm, tâm sinh lý của chính họ. Từ đó họ sẽ có lối sống tích cực và lành mạnh hơn, ý thức đầy đủ về bản thân mình, quan niệm và hành động đúng. Báo chí với chức năng giáo dục của mình sẽ hướng cho đối tượng VTN hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, bài trừ các tệ nạn xã hội, tránh xa lối sống suy nghĩ thực dụng, nông nổi
Để công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN của báo chí nói chung, của báo Tiền Phong nói riêng đạt được những kết quả to lớn, xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Đối với cơ quan báo chí:
+ Dựa trên tôn chỉ, mục đích, và nhiệm vụ của tờ báo mà các báo đưa ra kế hoạch tuyên truyền, giáo dục VTN và sức khỏe sinh sản VTN cho phù hợp, đảm bảoo dung lượng cần thiết, đạt hiệu quả cao
+ Phải thường xuyên vạch ra kế hoạch tuyên truyền những vấn đề có liên quan đến lứa tuổi VTN
+ Tạo điều kiện cho các phóng viên tham gia tìm hiểu đề tài VTN, đồng thời khuyến khích các phóng viên đi sâu tìm hiểu vấn đề nhằm tạo ra hiệu quả tốt
+ Cơ quan báo chí trực tiếp quản lý các phóng viên, chuyển tải thông điệp đến các phóng viên nhằm định hướng tính đúng đắn
+ Kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng kịp thời đối với các phóng viên có nhiều sáng kiến, nhiều phát hiện, tìm tòi
- Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên
+ Muốn là tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN, các phóng viên cần phải nắm vững chủ trương, chính sách, đường lối phát triển của đất nước tron từng giai đoạn.
+ Phóng viên chuyên viết về dề tài VTN và sức khỏe sinh sản VTN phải nắm được những kiến thức chung về dân số và phát triển, phải nắm được các thuật ngữ, phương pháp thống kê, tính xác suất của chuyên ngành dân số, sức khỏe sinh sản, đồng thời phải có cái nhìn bao quát về con số, sự kiện có liên quan
+ Phóng viên, biên tập viên phải là những người nắm vững tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, đồng thời phải có khả năng sáng tạo chủ động đưa ra các tình huống và cách giải quyết. Có như vậy đội ngũ phóng viên, biên tập viên mới có thể giúp lãnh đạo tòa soạn trong việc xây dựng đề cương, kế hoạch tuyên truyền
+ Phóng viên phải là người trực tiếp đề xuất các chuyên mục, chuyên trang trên các số báo về đề tài VTN và sức khỏe sinh sản VTN, và cũng là người trực tiếp nắm bắt xử lý thông tin, và thực hiện các tác phẩm đạt giá trị hiệu quả cao
+ Phóng viên là nhân tố quan trọng, là trụ cột trong việc tạo ra các tác phảm có giá trị, vì vậy cần xác định đối tượng độc giả, xác định dung dượng và thời điểm thích hợp để có thể gây tác động cao nhất đến người đọc
+ Phóng viên phải luôn trau dồi tri thức, không ngừng học hỏi, phải không ngừng sáng tạo. Đồng thời phòng viên phải tham gia các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trong công tác tuyên truyên dân số phát triển và sức khỏe sinh sản VTN
PHẦN KẾT LUẬN
Niên luận "Đề tài Vị thành niên và sức khỏe sinh sản Vị thành niên trên báo chí" là một nghiên cứu khoa học:
- Nhằm làm sáng tỏ một vấn đề còn rất mới mẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Nhằm cung cấp những thông tin quan trọng và làm sáng rõ những khái niệm về VTN và sức khỏe sinh sản VTN cho tất các các đối tượng trong xã hội đặc biệt là đối tượng VTN, các bậc cha mẹ của VTN
- Nhằm phản ánh thực trạng và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN trên báo chí, từ đó có phương pháp thích hợp khi tuyên truyền, giáo dục các vấn đề có liên quan đến lứa tuổi VTN
"Đề tài Vị thành niên và sức khỏe sinh sản VTN trên báo chí" là một vấn đề mới và khó. Song qua công tác tuyên truyền, giáo dục của báo Tiền Phong, chúng ta có được cái nhìn toàn diện hơn, thấu đáo hơn về vấn đề này
- Mục đích của đề tài nghiên cứu này cũng nhằm đem lại cho những người làm công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN có được cái nhìn rộng lớn hơn, sâu sắc hơn ý nghĩa của vấn đề, đồng thời tạo cho mình phương pháp khai thác thể hiện và biểu đạt giá trị thông tin nhanh nhạy, phù hợp và xác đáng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở lý luận Báo chí - Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên) - NXB Văn hóa thông tin 1993
2. Nghĩ về nghề Báo - Hữu Thọ - NXB Giáo dục 1997
3. Nhà báo: Bí quyết kỹ năng nghề nghiệp - Nguyễn Văn Dững- Hoàng Anh - NXB Lao Động 1998
4. Truyền thông đại chúng - Tạ Ngọc Tấn - NXB Chính trị Quốc Gia - 2001
5. Giáo trình tâm lý học - Khoa tâm lý - Đại học Sư phạm I Hà Nội
6. Báo Tiền Phong
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 67.doc