Nội dung cơ bản về quản lý thuế - Tài liệu bồi dưỡng cho công chức mới
TRÍCH DẪN
Luật quản lý thuế đã được Quốc hội Khoá XI thông qua tại Kỳ họp thứ 10 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007. Việc ban hành Luật quản lý thuế đã tạo nền tảng cho việc áp dụng cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại, theo đó người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào NSNN; cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế theo chức năng dựa trên hệ thống thông tin về người nộp thuế. Bên cạnh đó, Luật cũng đề cao quyền và trách nhiệm của người nộp thuế, tạo điều kiện cho việc cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu lực của Hệ thống thuế.
Quản lý thuế theo mô hình chức năng đặt ra yêu cầu, thách thức lớn cho cả cơ quan thuế và cán bộ thuế, Ngành Thuế đã thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy theo mô hình chức năng, thay đổi phương thức quản lý; từng cán bộ thuế phải thay đổi thói quen, phương pháp làm việc theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức về pháp luật quản lý thuế cho công chức thuế, đặc biệt là công chức thuế mới vào ngành, Tổng cục thuế biên soạn tài liệu “Nội dung cơ bản về quản lý thuế”. Nội dung tài liệu gồm 5 Chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thuế.
- Chương 2: Thủ tục hành chính thuế.
- Chương 3: Các bên liên quan đến quản lý thuế.
- Chương 4: Giám sát sự tuân thủ.
- Chương 5: Chế tài xử lý, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế.
Tài liệu này vừa đề cập đến kiến thức chung, vừa đề cập đến kiến thức chuyên môn của từng kỹ năng quản lý thuế; nội dung tuy tập trung vào vấn đề thủ tục hành chính thuế, nhưng lại gắn chặt với các qui định về chính sách thuế. Tài liệu sẽ giúp cho các công chức mới vào ngành nắm được những nội dung cơ bản của Luật quản lý thuế, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực trong giải quyết công việc, đồng thời từng bước hình thành kỹ năng quản lý thuế theo hướng chuyên sâu chuyên nghiệp.
Do thời gian biên soạn gấp, phạm vi của chủ đề rộng và kiến thức của nhóm biên soạn còn hạn chế nên tài liệu không tránh khỏi thiếu sót. Tổng cục Thuế rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các công chức trong toàn Ngành để hoàn thiện tài liệu này, phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo bồi dưỡng, nhất là cho công chức thuế mới vào Ngành./.
100 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4941 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nội dung cơ bản về quản lý thuế - Tài liệu bồi dưỡng cho công chức mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật về thuế hoặc quá thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định, người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn phải ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
5.1.9. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, quyết định khắc phục hậu quả để thi hành
- Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở đơn vị hành chính thuộc tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan thuế cùng cấp có thẩm quyền nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan thuế cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành;
- Trường hợp vi phạm xảy ra ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi, hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan thuế cùng cấp có thẩm quyền nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
5.2. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
5.2.1 Những quy định chung
5.2.1.1 Các trường hợp bị cưỡng chế
- Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt trong trường hợp:
+ Quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, tiền phạt.
+ Hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
+ Có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
- Kho bạc Nhà nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế.
- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.
- Người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không nộp tiền thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước.
- Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan có thẩm quyền
5.2.1.2 Các biện pháp cưỡng chế
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
- Biện pháp 1: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản.
- Biện pháp 2: Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
- Biện pháp 3: Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
- Biện pháp 4: Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
- Biện pháp 5: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Biện pháp 6: Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn.
- Biện pháp 7: Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề.
5.2.1.3 Quyết định cưỡng chế
Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của người có thẩm quyền.
- Nội dung của quyết định cưỡng chế: quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm các nội dung: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định.
- Thời hiệu của quyết định cưỡng chế: quyết định cưỡng chế hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định cưỡng chế thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.
- Gửi quyết định cưỡng chế: Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn năm ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách nhà nước thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trước khi thực hiện.
- Chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế: Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước. Căn cứ để chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước của người bị cưỡng chế có xác nhận của cơ quan Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan được phép thu thuế, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế.
5.2.1.4 Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới:
- Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với các biện pháp cưỡng chế từ biện pháp 1 đến biện pháp 6 nêu ở điểm 5.2.1.2 nêu trên.
- Cơ quan thuế xử lý vụ việc lập hồ sơ, tài liệu và thông báo, chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định nếu áp dụng biện pháp 7 nêu ở điểm 5.2.1.2 nêu trên.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh được quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong phạm vi mình phụ trách.
5.2.1.5 Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
* Tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế:
- Người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với cơ quan thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Lực lượng công an nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn và hỗ trợ cơ quan thuế trong quá trình cưỡng chế khi có yêu cầu của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
* Tổ chức, cá nhân liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
- Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế mở tài khoản có trách nhiệm:
+ Cung cấp các thông tin cần thiết về số hiệu tài khoản, số dư tiền gửi của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế mở tại đơn vị mình trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tiền gửi.
+ Tiến hành phong toả các tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế ngay khi nhận được quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
+ Chuyển số tiền của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế vào tài khoản của ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền thuế, tiền phạt, chi phí cưỡng chế trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế; đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế và cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết.
+ Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế biết khi quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đủ số tiền để khấu trừ nộp vào ngân sách.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế:
+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế, tiền phạt theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết.
+ Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế, số tiền phạt theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Bên thứ ba đang có khoản nợ, đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm:
+ Cung cấp cho cơ quan thuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản đang giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản.
+ Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế, không được chuyển trả tiền, tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan thuế để làm thủ tục bán đấu giá.
+ Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan thuế thì phải có văn bản giải trình với cơ quan thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế.
5.2.2 Đối tượng và trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế
5.2.2.1 Biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế
*Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả hoặc không thanh toán chi phí cưỡng chế khi tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam.
* Trình tự thực hiện:
- Xác minh thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế: Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thực hiện xác minh thông tin theo các cách sau:
+ Yêu cầu đối tượng bị cưỡng chế thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế về tên của ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính nơi mở tài khoản, số và ký hiệu các tài khoản của mình tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác khi có yêu cầu.
+ Yêu cầu ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tài chính, tín dụng khác cung cấp các thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
- Ra quyết định cưỡng chế: Quyết định cưỡng chế phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; số tiền bị khấu trừ (ghi trên quyết định xử lý hành chính và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn 05 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế); lý do khấu trừ; họ tên, mã số thuế, số tài khoản của cá nhân, tổ chức bị khấu trừ; tên, địa chỉ ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính nơi người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản của ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ từ ngân hàng, tổ chức tín dụng khác đến Kho bạc Nhà nước; thời hạn thi hành; người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ký tên và đóng dấu.
- Gửi quyết định: Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cá nhân, tổ chức bị khấu trừ, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản và các cơ quan liên quan trong thời hạn 05 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.
- Thu tiền khấu trừ từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế: Việc khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hành chính được thực hiện trên cơ sở các chứng từ thu theo quy định hiện hành. Chứng từ thu sử dụng để khấu trừ tiền từ tài khoản được gửi cho các bên liên quan. Sau khi thu tiền, Kho bạc Nhà nước nơi nhận tiền khấu trừ có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
5.2.2.2 Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
*Đối tượng áp dụng:
- Cá nhân bị cưỡng chế là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên;
- Cá nhân bị cưỡng chế đang được hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mất sức hàng tháng.
* Trình tự thực hiện:
- Ra quyết định cưỡng chế: quyết định cưỡng chế phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế; số tiền bị khấu trừ (ghi trên quyết định xử lý hành chính và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn 05 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế), lý do khấu trừ; tên, địa chỉ của Kho bạc Nhà nước nhận tiền, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ đến kho bạc; thời gian thi hành; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
- Gửi quyết định: quyết định cưỡng chế được gửi đến cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế và các cơ quan liên quan.
- Xác định tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân:
+ Chỉ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.
+ Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hằng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
5.2.2.3 Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
* Đối tượng áp dụng
- Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, thu nhập cố định;
- Cá nhân, tổ chức không có tài khoản hoặc có tiền gửi ở tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng nhưng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản;
- Cá nhân, tổ chức không áp dụng được biện pháp cưỡng chế 1 và 2 hoặc đã áp dụng cả hai biện pháp trên nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt;
* Những trường hợp không kê biên tài sản và những tài sản không bị kê biên:
- Trường hợp không kê biên tài sản: Người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh.
- Những tài sản không được kê biên:
+ Đối với cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
è Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế;
è Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cá nhân, gia đình người bị cưỡng chế;
è Công cụ lao động thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế;
è Quần áo, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế;
è Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
+ Đối với cơ sản xuất, kinh doanh:
è Thuốc chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca cho người lao động;
è Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông để kinh doanh của doanh nghiệp;
è Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường;
è Cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng;
è Nguyên - vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là các hoá chất độc hại nguy hiểm không được phép lưu hành;
è Số nguyên - vật liệu, bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất khép kín.
+ Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức) hoạt động bằng nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp thì không kê biên các tài sản được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước mà yêu cầu cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thực hiện quyết định cưỡng chế.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu hợp pháp khác thì kê biên các tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn thu đó để thực hiện quyết định cưỡng chế, trừ các tài sản sau đây:
è Thuốc chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ việc ăn giữa ca cho cán bộ, công chức;
è Nhà trẻ, trường học các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông để kinh doanh của cơ quan, tổ chức;
è Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường;
è Trụ sở làm việc.
* Trình tự thực hiện
- Ra quyết định cưỡng chế: Quyết định cưỡng chế phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản; số tiền bị xử phạt; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
- Thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế là 05 ngày, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.
- Thực hiện kê biên tài sản
+ Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày và trong giờ làm việc hành chính áp dụng tại địa phương kê biên tài sản.
+ Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.
+ Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến. Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
+ Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế. Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.
+ Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
+ Giá trị tài sản kê biên: Giá trị tài sản kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
- Lập Biên bản kê biên tài sản:
+ Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; họ tên, chức vụ người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế); mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
+ Người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế) ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
+ Biên bản kê biên được lập thành 02 bản, cơ quan ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản được giao cho cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản kê biên tài sản.
- Giao bảo quản tài sản kê biên
+ Người chủ trì thực hiện kê biên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
è Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản;
è Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung;
è Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.
+ Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; đối với các tài sản như vật liệu nổ công nghiệp, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm thì tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý.
+ Khi giao bảo quản tài sản kê biên, người chủ trì thực hiện kê biên phải lập biên bản ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao bảo quản; họ và tên người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.
Người chủ trì thực hiện kê biên, người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ một bản.
+ Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản.
+ Người được giao bảo quản tài sản mà để xảy ra hư hỏng, đánh tráo, làm mất hay hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm theo quy định.
- Định giá tài sản kê biên
+ Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại nhà của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên (trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá).
+ Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thoả thuận giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thoả thuận về giá không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên.
Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới 500.000 đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm định giá.
+ Trường hợp tài sản kê biên có giá trị từ 500.000 đồng trở lên thuộc loại khó định giá hoặc các bên không thoả thuận được về giá thì trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá, trong đó người đã ra quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn liên quan là thành viên.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá. Cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức có tài sản bị kê biên được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá.
Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do nhà nước quy định.
+ Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và của chủ tài sản.
- Bán đấu giá tài sản kê biên
+ Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kê biên tài sản, đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế được quyền bán đấu giá tài sản kê biên để thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt.
+ Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định kê biên, người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với các tổ chức có chức năng bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định sau đây:
+ Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã định dưới 10.000.000 đồng thì người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với cơ quan tài chính cấp huyện để tổ chức bán đấu giá;
+ Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã định trên 10.000.000 đồng thì người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi có tài sản để tổ chức bán đấu giá.
+ Việc chuyển giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao, người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tài sản. Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó.
+ Trong trường hợp tài sản kê biên là hàng hoá cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan tài chính cấp huyện không có nơi cất giữ tài sản thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tài sản đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng bảo quản được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tài sản thu được sau khi bán đấu giá.
+ Khi tài sản kê biên đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá thì thủ tục bán đấu giá tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản.
+ Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, khi bán đấu giá thì ưu tiên bán trước cho người đồng sở hữu.
+ Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên bán đấu giá tài sản làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho người, tổ chức bị cưỡng chế.
- Chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người mua tài sản kê biên:
+ Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật.
+ Hồ sơ chuyển quyền sở hữu gồm có:
è Bản sao quyết định cưỡng chế hành chính bằng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá;
è Biên bản bán đấu giá tài sản;
è Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).
5.2.2.4. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ
- Phạm vi áp dụng:
+ Cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế 1, 2, 3, hoặc đã áp dụng 3 biện pháp trên nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt;
+ Cơ quan thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế.
- Nguyên tắc thu tiền, tài sản từ bên thứ ba đang giữ tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
+ Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả đối tượng bị cưỡng hoặc đang giữ tiền, tài sản, hàng hoá của đối tượng bị cưỡng chế.
+ Trường hợp tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản từ bên thức ba được thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.
Căn cứ vào chứng từ thu tiền, tài sản của bên thứ ba, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế và các cơ quan liên quan được biết.
5.2.2.5. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
* Đối tượng áp dụng
- Biện pháp cưỡng chế này được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế từ 1 đến 4 (trong điểm 4.2.1.2 nêu trên) nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
* Trình tự thực hiện:
- Đối với biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn:
+ Thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế: thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn 03 ngày làm việc trước khi thu hồi mã số thuế.
+ Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp ra quyết định thu hồi mã số thuế, quyết định đình chỉ sử dụng hoá đơn trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giao thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế.
- Đối với biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề:
+ Cơ quan thuế phải gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề trong vòng 03 ngày, kể từ ngày xác định đối tượng thuộc diện bị áp dụng biện pháp cưỡng chế này.
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề hoặc thông báo cho cơ quan thuế về việc không thu hồi.
- Khi thực hiện hai biện pháp cưỡng chế kể trên, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
5.3. Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế
5.3.1. Khiếu nại và tố cáo về thuế
* Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Người nộp thuế có quyền khiếu nại đối với các Quyết định hành chính sau:
- Quyết định ấn định thuế; thông báo nộp thuế;
- Quyết định miễn thuế, giảm thuế;
- Quyết định hoàn thuế;
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;
- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
- Kết luận thanh tra thuế;
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật.
* Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
5.3.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan thuế các cấp
5.3.2.1. Thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại
- Quy định chung:
+ Giải quyết khiếu nại lần đầu: Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp nào thì thủ trưởng đơn vị cấp đó có trách nhiệm giải quyết.
+ Giải quyết khiếu nại lần hai: thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có trách nhiệm giải quyết.
+ Không xem xét giải quyết đối với những vụ khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai và những vụ khiếu nại đã được tòa án thụ lý giải quyết.
- Quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với cơ quan Thuế:
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là thủ trưởng cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại hoặc là thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị cấp dưới có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu bị khiếu nại, cụ thể như sau:
Thẩm quyền giải quyết
Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại
Lần đầu
Lần thứ hai
Bộ trưởng Bộ Tài chính
Quyết định của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp
Khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã giải quyết nhưng còn khiếu nại
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Quyết định của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp
Khiếu nại mà Cục trưởng Cục thuế đã giải quyết nhưng còn khiếu nại
Cục trưởng Cục Thuế
Quyết định của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp
Khiếu nại mà Chi cục trưởng Cục thuế đã giải quyết nhưng còn khiếu nại
Chi Cục trưởng Chi cục Thuế
Quyết định của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp
Không có
Trưởng các cơ quan, đơn vị, phòng, ban có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp thực hiện giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền. Tổ chức tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại, tổ chức lấy ý kiến giám định (nếu cần thiết), kết luận nội dung khiếu nại và soạn thảo quyết định giải quyết khiếu nại trình thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp ký ban hành đối với những đơn khiếu nại có nội dung liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của đơn vị mình.
5.3.2.2. Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo
- Quy định chung về thẩm quyền giải quyết tố cáo:
+ Nội dung tố cáo liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết, liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan nào trong ngành Tài chính thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
+ Nội dung tố cáo liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết; liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài chính thì do Thủ tướng Chính phủ giải quyết.
- Quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với cơ quan Thuế:
Thẩm quyền giải quyết
Nội dung tố cáo
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
- Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức cấp Tổng cục;
- Hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục thuế.
Cục trưởng Cục Thuế
- Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức cấp Cục;
- Hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng Chi Cục thuế.
Chi cục trưởng Chi cục Thuế
- Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức cấp Chi Cục.
5.3.3. Thời hạn, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thời hạn, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5.3.3.1. Khiếu nại
* Thời hạn giải quyết khiếu nại:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Thời hạn giải quyết như sau:
Vụ việc khiếu nại
Thời hạn giải quyết
Lần đầu
Lần thứ hai
Trong điều kiện bình thường
Không quá 30 ngày
Không quá 45 ngày
- Vụ việc phức tạp
Không quá 45 ngày
Không quá 60 ngày
Tại vùng sâu, vùng xa
Không quá 45 ngày
Không quá 60 ngày
- Vụ việc phức tạp
Không quá 60 ngày
Không quá 70 ngày
* Thủ tục giải quyết khiếu nại:
Về thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu: Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần đầu gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra Quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản theo mẫu số 01/KNTC ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC và phải gửi quyết định này cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại đối với người khiếu nại và người bị khiếu nại.
5.3.3.2. Tố cáo
* Thời hạn, thủ tục giải quyết tố cáo:
Người tố cáo có phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.
Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết và phải hoàn toàn giữ bí mật cho người tố cáo; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
5.3.4. Tiếp người đến khiếu nại, tố cáo
Thủ trưởng cơ quan thuế có trách nhiệm trực tiếp tiếp và tổ chức việc tiếp người đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp người đến khiếu nại, tố cáo.
Việc tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân và phải được lập biên bản theo mẫu số 02/KNTC ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC. Lịch tiếp người đến khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan thuế, người đứng đầu bộ phận giải quyết khiếu nại tố cáo cũng được quy định cụ thể như sau:
- Thủ trưởng cơ quan thuế có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:
+ Chi cục trưởng Chi cục thuế mỗi tuần ít nhất một ngày;
+ Cục trưởng Cục thuế mỗi tháng ít nhất hai ngày;
+ Tổng cục trưởng Tổng cục thuế mỗi tháng ít nhất một ngày.
- Người đứng đầu bộ phận làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại tố cáo có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:
+ Ở cấp Chi cục thuế mỗi tuần ít nhất ba ngày;
+ Ở cấp Cục thuế mỗi tuần ít nhất hai ngày;
+ Ở cấp Tổng cục mỗi tháng ít nhất bốn ngày.
5.3.5. Xử lý số thuế nộp thừa, số thuế nộp thiếu sau khi có quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan thuế phải hoàn trả tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng và trả tiền lãi tính trên số tiền nộp thừa của tiền thuế, tiền phạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Tiền lãi được tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp số thuế phải nộp xác định tại quyết định giải quyết khiếu nại cao hơn so với số thuế phải nộp xác định tại quyết định hành chính bị khiếu nại thì người nộp thuế phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.
5.3.6. Khởi kiện
Việc khởi kiện quyết định hành chính của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
- Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 năm 2006
- Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế.
- Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 8/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 8/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Thông tư 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu.
- Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế.
- Thông tư 61/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về Thuế.
- Thông tư 62/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 8/6/2007 của Chính phủ về việc quy định về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18/07/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Quản lý Thuế về đăng ký Thuế.
- Thông tư số 157/2007/TT-BTC ngày 24/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Thông tư số 28/2008/TT-BTC ngày 03/04/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
- Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.
- Quyết định của Bộ Tài chính số 48/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế.
- Quyết định của Bộ Tài chính số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.
- Quyết định số 68/2007/QĐ-BTC ngày 01/08/2007 về việc ban hành "Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn".
- Quyết định của Tổng cục Thuế số 729/QĐ-TCT ngày 18 tháng 6 năm 2007 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế và chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc CCT.
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC TÀI LIỆU KÈM THEO HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THUẾ
STT
Nhóm người nộp thuế
Chi tiết hồ sơ
Tờ khai đăng ký thuế
Bản sao giấy tờ
Khác
1
Tổ chức kinh doanh (trừ các đơn vị trực thuộc)
Tờ khai mẫu số 01-ĐK-TCT
Bản sao một trong các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Quyết định thành lập
Kèm các bảng kê mẫu số: từ 01-ĐK-TCT- BK 01 đến 01-ĐK-TCT-BK 07 (nếu có)
2
Đơn vị trực thuộc của tổ chức kinh doanh
Tờ khai mẫu số 02-ĐK-TCT
Bản sao một trong các giấy sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh
- Giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Kèm các bảng kê theo mẫu số: từ 02-ĐK-TCT-BK 01 đến 02-ĐK-TCT-BK 04 (nếu có)
3
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh cá thể
Tờ khai mẫu số 03-ĐK-TCT
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có)
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân.
Kèm theo bản kê cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh tại địa bàn quận, huyện, thị xã hoặc tỉnh khác với cơ sở kinh doanh chính (nếu có)
4
Cửa hàng, cửa hiệu của cá nhân kinh doanh (khác địa bàn với cơ sở chính)
Tờ khai mẫu số 03.1-ĐK-TCT
5
Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam
Tờ khai mẫu số 04-ĐK-TCT
- Bản sao Giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt “Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề độc lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế” do nước chủ nhà cấp cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
Bản kê các văn phòng điều hành dự án của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam (nếu có)
STT
Nhóm người nộp thuế
Chi tiết hồ sơ
Tờ khai đăng ký thuế
Bản sao giấy tờ
Khác
6
Ban điều hành dự án thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam
Tờ khai mẫu số 04.3-ĐK-TCT
- Hợp đồng ký với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt).
- Giấy phép đầu tư, giấy phép thầu của Ban điều hành dự án hoặc nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp thực hiện hợp đồng (nếu có)
7
Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài không trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam
(Lưu ý: - Bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu phải đăng ký thuế để được cấp mã số thuế mới để nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
- Bên Việt Nam phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các nhà thầu nước ngoài khi chấm dứt hợp đồng)
- Tờ khai mẫu số 04.1-ĐK-TCT
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 04.2-ĐK-TCT cho từng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
- Bản kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài mà bên Việt Nam kê khai, nộp thay thuế.
- Hợp đồng ký với nhà thầu nước ngoài (bản trích lục tiếng Việt).
- Bản kê danh sách các nhà thầu phụ, nhà thầu phụ nước ngoài ký hợp đồng hợp tác kinh doanh có kê khai, nộp thuế thông qua bên Việt Nam
8
Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài ký hợp đồng với bên Việt Nam, kê khai, nộp thuế thông qua bên Việt Nam
Tờ khai mẫu sô 04.2-ĐK-TCT
Bản sao và bản dịch tiếng Việt “Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề độc lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế” do nước chủ nhà cấp cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
Hợp đồng ký với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt)
9
Cá nhân nộp thuế thu nhập với người có thu nhập cao
Tờ khai mẫu số 05-ĐK-TCT
- CMTND hoặc Hộ chiếu (bản sao).
- 02 ảnh cỡ 2 x 3 của người đăng ký thuế.
STT
Nhóm người nộp thuế
Chi tiết hồ sơ
Tờ khai đăng ký thuế
Bản sao giấy tờ
Khác
10
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (có hoàn thuế giá trị gia tăng)
Tờ khai mẫu số 06-ĐK-TCT
11
Tổ chức được ủy quyền thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các chủ dự án, các nhà thầu chính nước ngoài của các dự án ODA; tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nhưng đơn vị không có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Tờ khai mẫu số 01-ĐK-TCT (chỉ kê khai các chỉ tiêu: 1, 2, 3, 4, 12, 18 trong Tờ khai)
Đối với tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc NSNN phải có thêm Tờ khai đăng ký thu phí, lệ phí theo Mẫu số 1 Quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 hướng dẫn về phí, lệ phí
12
Các tổ chức hoạt động trong ngành, nghề đặc biệt do các Bộ, ngành cấp giấy phép hoạt động (như tín dụng, luật sư, dầu khí, bảo hiểm, y tế)
Tờ khai mẫu số 01-ĐK-TCT
Giấy phép hoạt động
13
Đơn vị kinh doanh vãng lai (có trụ sở chính đã được cấp mã số thuế)
Tờ khai ghi sẵn mã số thuế:
- Tờ khai mẫu số 01-ĐK-TCT đối đơn vị có trụ sở chính là tổ chức độc lập.
- Tờ khai mẫu số 02-ĐK-TCT đối với đơn vị có trụ sở chính là tổ chức phụ thuộc
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC TÀI LIỆU KÈM THEO HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ
STT
Trường hợp cấp lại
Chi tiết hồ sơ
Đơn đề nghị cấp lại
Khác
1
Mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế
X
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư, Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (bản sao có chứng thực).
2
Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách nát
X
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát
3
Thẻ mã số thuế cá nhân bị mất hoặc rách nát
X
4
Chỉ tiêu trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi
Thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn tại phần thay đổi thông tin đăng ký thuế
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC TÀI LIỆU KÈM THEO HỒ SƠ
THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ
STT
Trường hợp thay đổi
Chi tiết hồ sơ
Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế
Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)
Khác
1
Đổi tên cơ sở kinh doanh
X
x
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh theo tên mới (bản sao có công chứng)
2
Chuyển địa điểm kinh doanh
2.1
Chuyển địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh
X
2.2
Chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh
Tại nơi người nộp thuế chuyển đi
x
Thông báo chuyển địa điểm
Tại nơi người nộp thuế chuyển đến
Tờ khai đăng ký thuế (ghi mã số thuế đã được cấp trước đó).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chuyển đến cấp (bản sao có chứng thực)
3
Thay đổi các chỉ tiêu khác trên tờ khai đăng ký thuế
x
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với các trường hợp thay đổi thông tin phải cấp lại, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung, hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
PHỤ LỤC 5
DANH MỤC HỒ SƠ CHẤM DỨT HIỆU LỰC MÃ SỐ THUẾ
STT
Nhóm người nộp thuế
Chi tiết hồ sơ
Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)
Khác
1
Doanh nghiệp độc lập
X
Quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
2
Đơn vị trực thuộc
X
Thông báo chấm dứt tồn tại của đơn vị chủ quản
3
Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh
X
Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tamp224i li7879u b7891i d4327905ng cho camp244ng ch7913c m7899i.doc