Nồi hơi công nghiệp

1. Nguyên lý và ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý dầu trước khi đưa vào đầu đốt 2. Quy trình xử lý sự cố nồi hơi Trong phần này sẽ giới thiệu một số sự cố điển hình thường thấy ở các nồi hơi, mọi sự cố đều trình bày 3 phần: - Hiện tượng - Nguyên nhân - Thao tác xử lý sự cố 2.1 - Cạn nước quá mức 2.2 - Nước đầy quá mức 2.3- Áp kế bị hỏng 2.4 - Ống thuỷ bị nứt, vỡ 2.5 - Van xả bẩn bị hỏng 2.6 - Cụm van cấp nước bị hỏng 2.7 - Ghi lò bị kẹt hay cháy gẫy 2.8 - Sụt tường, cuốn lò, hỏng các phần bảo ôn trong lò 2.9 - Cháy nổ ở mương dẫn khói 2.10 - Quạt, bơm của lò hơi bị hỏng 2.11 Sự cố ống hơi nước và biện pháp xử lý khẩn cấp

pdf25 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nồi hơi công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nồi hơi công nghiệp Nguyên lý và ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý dầu trước khi đưa vào đầu đốt Mục tiêu chính liên quan tới kỹ thuật đốt là phải đốt cháy dầu với các tiêu chí là phải đạt hiệu xuất tốt nhất, đảm bảo an toàn vận hành và giảm thiểu sự ô nhiễm đối với không khí. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được bằng cách sử dụng các cụm đầu đốt thích hợp và vận hành chúng một cách đúng đắn. Chúng ta có thể xếp các nhóm đầu đốt tuỳ theo nguyên lý xử lý dầu trước khi đưa vào đốt bằng phương pháp phân biệt các đầu đốt hoạt động theo cách làm hoá hơi hay phun sương. 1. Nguyên lý của các đầu đốt hoạt động bằng cách làm hoá hơi là: dầu được làm hoá hơi dưới điểm cháy, sau đó hơi dầu đã tạo thành được hoà trộn với không khí cần thiết cho sự cháy và được đốt cháy. Các loại đầu đốt kiểu này chỉ sử dụng được với các loại dầu hoá hơi trên nhiệt độ thấp như dầu nhẹ, diesel. Các đầu đốt kiểu hoá hơi chỉ dùng trong các lò sưởi dầu của gia đình và các nồi hơi công suất nhỏ. 2. Nhiệm vụ của các đầu đốt dầu hoạt động theo kiểu phun sương là dẫn nhiên liệu vào vùng đốt và cùng lúc phân tán chúng ra thành các hạt sương nhỏ. Dầu được phun sương, được hoá hơi bởi nhiệt bức xạ của ngọn lửa, bởi sự truyền nhiệt và bởi nhiệt lượng tuần hoàn trong ngọn lửa. Độ lớn của các giọt dầu được phun sương vào khoảng 10 - 200 m, nhưng trong một số trường hợp, các yếu tố phụ thuộc vào chất lượng dầu, vào kiểu phun sương và sự hoạt động của chúng, các giọt dầu lớn hơn cũng có thể xuất hiện trong nhiên liệu được phun sương. Tuỳ theo kiểu phun sương mà sự phân bố các kích thước, các hạt sương cũng thay đổi. 3. Yêu cầu cơ bản được đặt ra đối với các đầu đốt là phải đảm bảo một sự phân bố các hạt sương một cách hợp lý, để việc hoá hơi nhanh nhất. Ngoài ra, nhiên liệu phải được phân bổ đều đặn trong không khí, chúng ta có thể xếp nhóm các đầu đốt như sau: A. Đầu đốt phun sương bằng không khí (kiểu gió tán sương - air atomizing), có các ưu diểm sau: - Phun sương mịn, vận tốc tương đối lớn, nên hoà trộn tốt với không khí dùng để đốt cháy. - Kết cấu đơn giản, không cầu kì mà vẫn cháy tốt, hiệu suất cao. - Không kén dầu, có thể đốt được dầu xấu. - Cần phải trang bị thêm máy nén khí. B. Đầu đốt phun sương bằng hơi bão hoà (hơi nóng tán sương - steam atomizing), có các ưu điểm: - Dầu tiếp tục được hâm nóng từ hơi dùng để phun sương. - Kết cấu đơn giản, không cầu kỳ mà vẫn cháy tốt, hiệu suất cao. - Không kén dầu, có thể đốt được dầu xấu. Nhược điểm: - Tiêu hoá hơi để phun sương, mất khoảng 2 - 3% sản lượng hơi. C. Đầu đốt dùng áp lực phun sương (cao áp), có các ưu điểm sau: - Dầu có áp suất cao (đến 30 at) được dưa vào đầu đốt sẽ cải thiện độ mịn của việc phun sương. - Kết cấu đơn giản. Nhược điểm: - Béc phun dầu là chi tiết đòi hỏi gia công cầu kỳ, chính xác và đòi hỏi vật liệu chịu mài mòn. - Chất lượng dầu ảnh hưởng nhiều đến việc đốt cháy. D. Đầu đốt phun sương bằng phương pháp ly tâm (kiểu chén xoay), có các ưu điểm sau: - Xét về quan điểm hoà trộn với không khí, đây là kiểu có lợi nhất. Sự phân bố các hạt sương thừa hơn so với sự phân bố của kiểu phun sương dùng áp lực. -Không kén dầu, có thể đốt được dầu xấu. Nhược điểm: -Kết cấu phức tạp, chi tiết đòi hỏi gia công chính xác, chén xoay có vận tốc cao, giá thành cao. Một đầu đốt dầu tốt đòi hỏi một quá trình đốt cháy hoàn hảo và sự đảm bảo một lượng không khí dư tối thiểu. Một quá trình đốt ở trạng thái lý tưởng có một số các điểm lợi quan trọng nhất là: 1. Hiệu suất của nồi hơi được cải thiện bởi sự giảm được lượng khí thải, đồng thời giảm được tổn thất theo đường khí thải và tiếp theo đó là do việc tạo ra ít muội than nên các bề mặt trao đổi nhiệt sạch hơn, tạo sự trao đổi nhiệt tốt hơn. 2. Giảm được lượng các chất thải phóng thích vào môi trường. 3. Do giảm được việc sinh ra axit sulfuric và hạ thấp được điểm sương, nên giảm được sự ăn mòn hoá học. Để quá trình đốt cháy được hoàn hảo, cần phải đảm bảo được việc hoà trộn tốt giữa dầu và không khí dùng để đốt cháy, ngoại trừ trường hợp dùng khí để phun sương ở tất cả các loại đầu đốt chỉ bắt đầu sau quá trình phun sương. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, chủ yếu sử dụng các loại đầu đốt chế tạo theo nguyên lý cao áp của nhiều nước khác nhau. Các loại đầu đốt này sau thời gian sử dụng bộc lộ rõ các điểm sau: 1/ Do không chú trọng đến hệ thống lọc dầu trước khi vào bơm cao áp, nên thường bị giảm áp làm dầu đốt khó cháy và tiêu hao nhiên liệu tăng lên. Việc sửa chữa phục hồi hay thay mới thường có chi phí cao (từ 300 - 1.000USD/bơm). 2/ Việc cân chỉnh đầu đốt cao áp trong điều kiện chất lượng dầu không ổn định thường khó, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, trong điều kiện chất lượng dầu xấu, đầu đốt cao áp khó đốt cháy. Một số nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính thường chọn loại đầu đốt gió tán sương hay chén xoay - đây là hai kiểu đầu đốt ít kén dầu. Tuy vậy, như đã trình bày ở trên, kiểu đầu đốt chén xoay thường có giá thành cao. Trong trường hợp dầu nặng phổ biến trên thị trường Việt Nam hiện nay, giải pháp dùng gió tán sương là một giải pháp hợp lý với chất lượng phun sương tốt và giá thành có thể chấp nhận được. Quy trình xử lý sự cố nồi hơi Trong qúa trình vận hành nồi hơi, nếu công nhân đốt lò thao tác không đúng chỉ dẫn trong quy trình vận hành hay thiếu tinh thần trách nhiệm gây ra những hư hỏng nghiêm trọng ở các bộ phận của nồi hơi hay gây ra những tai nạn cho công nhân đốt lò... thì gọi là sự cố nồi hơi. Xem ảnh các kiểu sơ đồ nồi hơi Trong phần này sẽ giới thiệu một số sự cố điển hình thường thấy ở các nồi hơi, mọi sự cố đều trình bày 3 phần: - Hiện tượng - Nguyên nhân - Thao tác xử lý sự cố Trong thực tế sản xuất có thể gặp những sự cố đặc biệt hơn, phức tạp hơn những sự cố nêu ở đây, khi ấy đòi hỏi công nhân vận hành nồi hơi bình tĩnh nghe ngóng, xác minh những hiện tượng, phán đoán những nguyên nhân để có những thao tác xử lý sự cố một cách kịp thời và chính xác. 1 - Cạn nước quá mức a) Hiện tượng Trong lúc vận hành nồi hơi, bất thình lình công nhân đốt lò nhìn thấy ống thủy không còn nước, không nhìn thấy vạch ranh giới giữa nửa trắng, nửa đen óng ánh nữa, mà thấy ống thuỷ chỉ là một màu trắng của hơi. Đồng thời, có khi còn thấy kim áp kế tăng lên một chút, nếu áp suất tăng quá quy định thì còn nghê thấy tiếng xì hơi ở van an toàn. Nếu mở cửa cho than thì thấy lửa trong lò cháy mãnh liệt, các tường lò của buồng đốt nóng hơn bình thường b) Nguyên nhân - Do sự sơ suất của công nhân đốt lò, quên không theo dõi thường xuyên mức nước trong ống thuỷ, quên không cung cấp nước cho nồi hơi. - Do van xả đáy nồi hơi bị hở, xì, rò chảy khá nhiều, mức nước trên ống thuỷ tụt xuống nhanh chóng mà không thấy. - Do nồi hơi có một bộ phận nào đó bị xì vỡ (nứt) nước thoát ra ngoài mà không biết (thường xì vỡ ở balông ống sinh hơi, ống góp, mặt sàng...) - Do bơm hỏng hay "van tuần hoàn" ở vị trí không đúng, nên mặc dù bơm có chạy, nhưng nước không vào nồi hơi, công nhân vận hành không chú ý theo dõi ống thuỷ. - Do hệ thống ống nước bị tắc, hay bơm mất chân không (bơm ly tâm) mà nước không vào nồi hơi. - Cũng cần chú ý có khi có hiện tượng "mất nước giả tạo", tức là các đường ống nước, hơi thông ra ống thuỷ bị tắc nghẽn, sau khi xả ống thuỷ xong thì không thấy còn nước ở ống thuỷ khi cho ống thuỷ làm việc trở lại, thực ra nước trong nồi hơi còn đủ mức bình thường, nhưng cũng có trường hợp ngược trở lại: cũng do các ống nước, ống hơi ra ống thuỷ bị tắc cả mà mực nước thực tế trong nồi hơi đã xuống thấp quá mức, nhưng mực nước ở ống thuỷ vẫn còn cao, đây là một trường hợp hết sức nguy hiểm. Để khắc phục hiện tượng cặn nước giả tạo công nhân đốt lò phải nhìn mức nước ở ống thuỷ lêin tục và phải thường thấy mặt nước trong ống thuỷ rung rinh, lên xuống chút ít, khi thấy mặt nước trong ống thuỷ đứng im lâu, phải kiểm tra mực nước thực tế nồi hơi bằng cách thông rửa ống thuỷ. c) Thao tác - Trước nhất phải xem xét kỹ ống thuỷ có bị chảy nước không, sau đó kiểm tra mức nước bằng cách "gọi nước", thao tác như sau: + Đóng chặt van thông hơi, thông nước ra ống thuỷ + Mở van xả đáy ống thuỷ cho thoát hơi, nước trong ống thuỷ thoát ra ngoài, sau đó, nhanh chóng đóng chặt van xả đáy ống thủy lại. + Từ từ mở van nước ra Nếu thấy còn lấp ló nước ở mặt kính đáy ống thuỷ là còn khả năng cung cấp nước bổ sung vào nồi hơi, công nhân đốt lò sẽ thao tác tiếp tục như sau: + Tắt ngay quạt gió, quạt khói của nồi hơi, đóng các lá chắn gió ở gầm ghi lò. + Chạy bơm cấp nước vào nồi hơi, khi mở van cho nước chảy vào nồi hơi phải từ từ, thận trọng, nghe ngóng những tiếng động phía trong lò, chú ý theo dõi mức nước trong ống thuỷ. + Nếu không có hiện tượng gì bất thường xảy ra thì tiếp tục cung cấp nước đến mức thấp nhất của ống thuỷ (vạch quy định dưới) thì tắt bơm, ngừng cung cấp nước vào nồi hơi. Sau đó chừng 5 phút tiếp tục (mở) chạy bơm cung cấp nước vào nồi hơi cho đến mức trung bình của ống thuỷ. Nếu đã kiểm tra mức nước trong nồi hơi bằng cách gọi nước 2 lần mà vẫn không thấy lấp ló mức nước ở đáy ống thủy thì phải mở các vòi kiểm tra mức nước ở đáy ống thuỷ thì phải mở các vòi kiểm tra mức nước của nồi hơi (mở vòi dưới cùng trước, rồi đến vòi ở giữa), nếu cũng không thấy còn vòi nào có nước thì nhanh chóng thao tác ngừng lò sự cố, tuyệt đối không được cung cấp nước vào nồi hơi nữa. Nếu mở vòi thấm nước thấy cho nước, thì phải kiểm tra lại ống thuỷ sáng một lần nữa (vì vòi dưới cùng bố trí cao hơn đáy ống thuỷ một chút mà còn nước, chứng tỏ là ống thuỷ bị hỏng) nếu cần phải thông ống thuỷ. Thao tác ngừng lò khi xảy ra cạn nước nghiêm trọng - Đóng chặt cửa gió, tắt quạt gió - Cào tro xỉ ra khỏi ghi, hay tăng tốc độ ghi xích gạt tro xỉ xuống hộp tro - Đóng van cấp hơi sang sản xuất - Mở quạt hút khói ra khỏi lò hơi - Đóng kín các cửa cho than, các cửa cào tro ở 2 bên sườn lò... để cho nồi hơi nguội từ từ tuyệt đối cấm cấp nước lạnh vào nồi hơi suốt trong qúa trình thao tác xử lý sự cố. - Giữ nguyên hiện trường và lập biên bản 2 - Nước đầy quá mức a) Hiện tượng - Thường thấy nước ngập hết cả ống thuỷ, toàn thân ống thuỷ một mầu trắng óng ánh - Có thể cùng một lúc thấy áp suất của nồi hơi giảm xuống từ từ (kim áp kế tụt xuống dần) - Nếu nồi hơi cung cấp hơi cho các nơi tiêu thụ hơi dễ phát hiện như: tuốc bin, sấy hỗn hợp hơi nước, thì ở những nơi tiêu thụ hơi sẽ có hiện tượng bất thường b) Nguyên nhân - Do công nhân vận hành nồi hơi sơ suất, không chú ý theo dõi mức nước ống thuỷ khi đang lấy nước vào nồi hơi, quên tắt bản cấp nước, khi nồi hơi đã đủ nước - Van cấp nước của nồi hơi bị rò rỉ lớn, khi nồi hơi khác lấy nước (lắp chung 1 đường ống nước) thì nước cũng trò qua van cấp nước hỏng đó mà chảy vào nồi hơi cho đến khi đầy nước công nhân đốt lò cũng không biết. - Chú ý, có khi thấy nước ngập hết ống thuỷ (sau khi xả ống thuỷ xong cho ống thuỷ làm việc lại), nhưng không phải sự cố nước, đầy quá mức, mà do đường ống dẫn hơi ra ống thuỷ bị tức, nước trong nồi hơi tràn ra dâng hết các ống thuỷ. Trường hợp này phải kiểm tra kỹ mực nước thực tế của nồi hơi bằng vòi kiểm tra mức nước (ống thuỷ tối) từ trên xuống (thường có 2,3 vòi ở gần hệ thống ống thuỷ sáng) đồng thời phải chú ý kim áp kế có hơi xuống không. Ngược lại, có khi nước trong nồi hơi đã đầy thực, nhưng mức nước trong ống thuỷ vẫn bình thường, đó là do đường ống nước thông ra ống thuỷ bị tắc, trường hợp này thường thấy mực nước trong ống thuỷ đứng im không hơi rung rinh, lên xuống c) Thao tác - Trước nhất, nếu đang cung cấp nước vào nồi hơi thì tắt ngay bơm và khoá chặt van cấp nước lại. - Kiểm tra ống thuỷ, thông rửa ống thuỷ, rồi cho ống thuỷ làm việc lại, nếu thấy mực nước vẫn đang kín ống thuỷ, thì phải kiểm tra mực nước của ống thuỷ tối. Nếu thấy phù hợp với mức nước của ống thuỷ sáng, tì nhanh chóng thao tác như sau: + Xả van xả đáy nồi, xả từng hồi cho tới khi thấy mức nước ống thuỷ ở mức cao nhất, sẽ tạm ngừng xả + Sau đó 3 phút sẽ tiếp tục xả cho mức nước trong nồi hơi xuống mức bình thường. - Nếu hơi cung cấp cho máy tiêu dùng hơi yêu cầu phẩm chất hơi phải khô: chạy tuốc bin hơi, sấy thực phẩm... thì có thể phải đóng chặt van hơi chính, ngừng cấp hơi sang sản xuất, xả hơi ra ngoài trời, hoặc kênh van an toàn cho hơi thoát ra ngoài. Khi mức nước đã ổn định, ở mức bình thường và phẩm chất hơi đã tốt, khi ấy lại mở van chính cung cấp hơi sang sản xuất, hạ van an toàn xuống hoặc đóng kín van xả hơi lại. 3- Áp kế bị hỏng a) Hiện tượng áp kế thường bị hỏng với những hiện tượng như sau: - Mặt kính áp kế bị nứt vỡ hay vỡ tung - Kim áp kế không trở về số "0" khi đã xả hết áp suất trong áp kế - Tết ở chân áp kế bị xì hơi mạnh, làm áp kế làm việc không chính xác - áp kế chỉ sai, không đúng với áp kế mẫu - Kim áp kế bị rung động trong kh làm việc - Mặt kính bị mờ, không nhìn thấy mặt đo của áp kế b) Nguyên nhân - và thao tác xử lý - Mặt kính áp kế bị vỡ (nứt hoặc vỡ tung) là do những nguyên nhân sau đây: + Do áp kế đang nóng, bị nước lạnh đột ngột phun thẳng vào mặt kính + Do bị vật gì va dập mạnh vào mặt kính như đầu thang, gạch ngói rơi từ các cửa bắn vào, kìm, cờ lêva vào khi công nhân sửa chữa lò hơi. + Do khung nén lên mặt kính của áp kế căng quá, khi bị nóng dãn nở ra nên thêm vào mặt kính, thường gây nứt đôi mặt kính Nếu mặt kính áp kế bị hỏng nhẹ, kính không bị tung ra khỏi khung đỡ, không hở lớn, vấn đề áp kế làm việc bình thường, nhưng phải ghi chép hiện tượng hư hỏng áp kế này vào nhật ký vận hành nồi hơi hay sổ bàn giao ca để khi ngừng lò, tiều tu sẽ thay hoặc chữa áp kế này. Nếu mặt kín hbị hỏng nặng: vỡ toang, rơi hẳn mặt kính ra ngoài, hay còn dính mặt kính ở áp kế, nhưng cản trở đến sự làm việc của kim áp kế, thì phải thay áp kế khác. Trình tự thao tác thay áp kế như sau: + Vặn van 3 ngả về hướng khóa chặt hơi ra áp kế, để hơi thoát ra ngoài trờ, sau đó vặn van ở 3 ngả về hướng xả nước đọng từ áp kế thoát ra ngoài, sau cùng vặn van 3 ngả về hướng khoá chặt đường hơi từ nồi hơi ra áp kế và ra mặt bích 3 ngả (có thể vặn hơi chếch tay quay đi một chút, hay để nguyên ở vị trí xả nước đóng áp kế ngoài trời). + Tháo áp kế cũ ra một cách rất thận trọng, thay tết hay gioăng đệm xong lắp áp kế mới vào. + Vặn van 3 ngả lấy một ít hơi từ nồi hơi ra sấy áp kế mới, sau 1,2 phút mới mở hết tay vặn cho hơi thông suốt từ nồi hơi áp kế, và để áp kế làm việc, tiếp tục nghe ngóng nửa giờ sau khi thay áp kế mới. Nêu áp kế hỏng nghiêm trọng àm không có áp kế tốt thay thế thì phải ngừng lò (cho phép ngừng lò bình thường) kể cả trường hợp ở nơi tiêu thụ hơi có áp kế tốt cũng phải ngừng lò. - Kim áp kế không trở về số "0" khi đã xả hết hơi trong áp kế, có hai nguyên nhân: một là do van 3 ngả bị tắc, bị lệch lỗ thông hơi làm hơi tỉ trọng áp kế không thoát ra hết được. Hai là do bộ phận bên trong của áp kế bị hỏng (thường là: rối tóc, răng khía của trục kim và khung quay bị kênh, gẫy răng, ruột gà kết dàn hồi...) Khi kim áp kế không về số "0" mà do van 3 ngả hỏng hay áp kế hỏng đều phải ngừng lò sự cố để thay áp kế mới. Trừ khi trên ống hơi nối từ nồi hơi ra áp kế có đặt van chặn, trường hợp này có thể khoá chặt van này để thay áp kế, thay van 3 ngả tốt vào, nhưng phải biết chắc là van chặn đảm bảo tốt và kín mới tiến hành sửa chữa, thay thế. - Tết hay gioăng ở chân áp kế bị xì hơi mạnh làm áp kế làm việc không chính xác. Nguyên nhân là do tết hay gioăng dùng lâu ngày đã bị mục, hỏng, hơi xì ra chân áp kế, hơi lên áp kế có áp suất nhỏ hơn áp suất thực của nồi hơi. Khi thấy hiện tượng như vậy, công nhân nồi hơi phải thay thế, gioăng của áp kế, thao tác như khi thay áp kế mới (vặn van 3 ngả về hướng khoá hơi từ nồi hơi ra, chờ áp kế cũ hơi nguội mới thay tết hay gioăng ở chân áp kế, khithao tác nhất thiết phải có găng và kính bảo vệ). - Áp kế chỉ sai với áp kế mẫu Thường do hai nguyên nhân: một là do van 3 ngả hỏng (lỗ thông hơi ở ruột và thân van không thông nhau, hơi qua đó ra áp kế bị tiết lưu giảm áp suất), hai là do bộ phận bên tron gáp kế bị hỏng: tóc (cót) bị rối răng khía gẫy hay kênh, các vít hãm, vít điều chỉnh bị long ra... Cũng có khi do kim bị xoay trượt với trục cắm kim. Tất cả những hư hỏng vừa nói đều có thể dẫn tới những tác hại về mặt an toàn của nồi hơi. Vì vậy, nếu áp kế nồi hơi "sai lệch nhẹ" hơn áp kế mẫu 0,5kg/cm2 thì cho phép dùng áp kế đó đến kỳ tu sửa gần nhất, nhưng không quá 3 tháng. Nếu áp kế sai lệch nặng hơn áp kế mẫu, hay nhẹ hơn lò bình thường để thay thế hay sửa chữa van 3 ngả). Ghi chú: "Sai lệch nhẹ" 0,5kg/cm2 tắc là số chỉ của áp kế nồi hơi hơn số chỉ của áp kế mẫu 0,5kg/cm2, thường gọi là áp kế đo nhẹ hơn áp kế mẫu. - Kim áp kế bị rung động mạnh Thường là do bộ phận ruột gà (ống co dãn) bên trong áp kế bị hỏng. Nếu biên độ rung động của kim quá ±0,5kg/cm2 thì phải thay áp kế tốt, mới. Nếu biên độ giao động của kim £ 0,5kg/cm2 thì cho phép áp kế này dùng tới kỳ sửa chữa gần nhất, nhưng không quá 3 tháng. - Mặt kính bị mờ Không nhìn thấy mặt đo của áp kế, thường là do những nguyên nhân sau đây: + Bị khói bị nhà lò phủ kín phía ngoài của mặt kính, trường hợp này phải thường xuyên về sinh, lau mặt kính. + Bị hơi xì ở tết chân áp kế rò vào bên trong áp kế (khi vỏ áp kế không kín) làm mở bên trong mặt kính, trường hợp này mở mặt kính của áp kế ra lau sạch, phải dùng găng, kính bảo vệ khi tháo mặt kính áp kế, phải chữa, thay tết chân áp kế. Nếu áp kế có niêm chì thì khi tháo chì đểmở mặt áp kế phải lập biên bản và báo cáo cho đồng chí phụ trách phân xưởng biết, ghi vấn đề này vào sổ vận hành hay sổ giao ca của nồi hơi. + ống cong dãn nở (ruột gà) bên trong áp kế bị xì hơi ở thân ống hay đầu mối hàn, làm hơi bay ra phủ kín mặt kính áp kế. Trường hợp này phải thay áp kế khác. Chú ý: Trong khi thay thế, sửa chữa áp kế, công nhân sửa chữa và đốt lò phải hết sức chú ý mực nước trong ống thuỷ, thường giữ trên mức trung bình. 4 - Ống thuỷ bị nứt, vỡ a) Hiện tượng Nồi hơi đang làm việc bỗng ngh thấy tiếng thủy tinh nứt, sau đó thấy nước và hơi xì ra từ ống thuỷ, có khi thấy kim của áp kế hơi giao động. Nếu ống thuỷ bị vỡ nghiêm trọng, thì nghe thấy tiếng nổ và sau đó thấy nước và hơi xì ra rất mãnh liệt từ ống thuỷ, kim áp kế tụt xuống một chút, cả nhà lò bị hơi phủ mù mịt. b) Nguyên nhân - ống thuỷ bị nóng lạnh đột ngột: khi nồi hơi đang làm việc, nhà lò bị hở, nước mưa bắn vào ống thuỷ, nước phun vệ sinh vô ý phun thẳng vào ống thuỷ, khi thông rửa ống thuỷ xong để lâu mới cho ống thuỷ làm việc lại nhưng không hé mở hơi để sấy nóng ống thuỷ trước 1,2 phút. - Do vặn siết các vòng đệm chèn tết ở 2 đầu ống thuỷ, thân ống thuỷ (đối với ống thuỷ dẹp) khi làm việc ống thuỷ bị dãn nở, các vòng đệm này siết quá chặt ống thuỷ dãn nở không được bị rạn nứt. - Do thùng các mặt thuỷ tinh, ống thuỷ tinh (làn ống thuỷ) kém phẩm chất, không phải là thủy tinh chịu nhiệt độ và chịu áp suất, khi nóng thuỷ tinh bị vỡ. - Do va đập mạnh vật gì vào mặt thủy tinh... c) Thao tác - Phải thận trọng, khẩn trương đóng ngay van thông nước, thông hơi ra ống thuỷ, đề phòng bị hỏng phải dùng găng, kính, ủng và các trang bị cần thiết khác. - Thay ống thuỷ mới, trình tự thao tác như sau: + Kiểm tra kỹ càng xem van xả đã mở hết chưa, các van thông hơi, thông nước ra ống thuỷ đã đóng thật kín chưa. + Nếu là ống thủy kiểu kính dẹp, thì lần lượt mở các bulông, gu dông giữa mặt ống thuỷ ra, lấy mặt kính mới thay vào, thay các gioăng đệm ở gờ đỡ mặt kính, vặn chặt các bulông, gudông để nén mặt kính ống thuỷ vào. Sử lại các mũ nắp giữ thân ống thuỷ cho kín và thẳng toàn thân ống thuỷ. Cũng có thể mở các mũ lắp lấy toàn thể ống thuỷ xuống, chữa xong, lắp 2 mũ nắp giữ 2 đầu ống thuỷ lại. + Nếu là ống thuỷ tròn, thì phải mở các mũ nắp (rắc - co) giữ 2 đầu ống thuỷ ra, thay các tết đệm, thay ống thuỷ mới, siết lại các mũ nắp cho ống thuỷ vững chắc, chú ý xoay ống thuỷ các phía thấy tròn đều mới bắt đầu siết 2 mũ nắp, đề phòng bị lệch ống thuỷ tinh, khi siết 2 mũ nắp sẽ vỡ ống thuỷ tinh. + Sau khi thay ống thuỷ mới xong, phải từ từ, thận trọng hét mở van hơi một chút để sấy ống thuỷ trước ít nhất 2 phút, sau đó mới cho ống thuỷ làm việc trở lại, theo trình tự thao tác đã nêu ở phần 1,2 Chú ý: trong qúa trình chữa, thay ống thuỷ phải bảo đảm mực nước trên trung bình, nếu thấy trước đó bị xì nhiều nước thì phải bổ sung nước vào nồi hơi hay hạn chế cung cấp hơi cho sản xuất. - Nếu không có ống thuỷ thay thế, thì nhất thiết phải ngừng lò sự cố. Trường hợp nồi hơi có 2 ống thuỷ sáng và một hệ thống vòi kiểm tra mực nước (ống thuỷ tối) thì có thể cho phép nồi hơi tạm thời làm việc tiếp tục đến kỳ tu - Cũng có khi do việc sửa chữa không đúng kỹ thuật, nhất là khi phải hàn và hàn đắp các bộ phận gây ra những biến dạng ảnh hưởng đến các bộ phận khác (như hàn mặt sàng ảnh hưởng đến các mép ống lốc, hàn mép kim loại gần - mối tán đanh ảnh hưởng đến các đanh tán hàn gần gờ đỡ đệm gioăng gây ra vênh mặt đỡ gioăng, không kín nữa ...) - Do những tác động uốn có tính chất giao động tuần hoàn, làm cho kim loại ở những nơi đó làm việc "mệt mỏi" dễ dàng gây ra nứt. c) Thao tác Hiện tượng nứt vỡ những bộ phận chịu áp lực dù to hay nhỏ, ở những bộ phận chủ yếu hay không chủ yếu, ở trong hay ở ngoài lò hơi, đều phải ngừng lò sự cố để tránh những tác hại hết sức nguy hiểm cho công nhân và thiết bị. 5 - Van xả bẩn bị hỏng a) Hiện tượng - Sau khi xả bẩn xong, đóng van xả lại thấy vẫn tiếp tục rò rỉ nước ở cuối ống xả, toàn bộ ống xả sau van xả bị nóng liên tục. Nếu bị xì nặng thì thấy nước thoát ra mạnh và thấy kim áp kế giảm xuống tương đối nhanh. b) Nguyên nhân - Do nắp đậy bị mòn vẹt khi đóng vào đậy không kín, nước hơi theo khe hở rò rỉ ra ngoài (gây hư hỏng nhẹ) - Do nắp đậy bị kênh bởi những lớp cặn cứng hay kênh bởi một vật gì bỏ sót lại trong nồi hơi khi sửa chữa nồi hơi, nước thoát ra tương đối nhiều (gây hư hỏng nặng). - Cũng có khi do trục vít của van bị gấy đứt, làm cho nắp đóng không khí hay kênh hẳn lên bệ đỡ nắp van, mà không đóng thêm tí nào nữa. c) Thao tác - Kiểm tra lại van xả một lần nữa bằng cách mở van lên, đóng xuống thật chặt (bằng tay không) nếu thấy van xả vẫn rò rỉ mạnh thì phải đóng ngay van chặn (lắp sát nồi hơi) và đóng cả van xả lại nghe nóng một lát nữa. Nếu nước vẫn thoát ra liên tục, thì nhanh chóng chạy bơm nước bổ sung vào nồi hơi và ngừng lò sự cố. Trong qúa trình lò giảm nhiệt độ phải chú ý bơm cấp nước bổ sung vào nồi hơi, giữ cho mức nước trong nồi luôn luôn trên mức trung bình. - Nếu xác minh rõ ràng là chỉ có một van xả ngoài bị hỏng thì có thể đóng chặt van chặn ở trong lại, sửa chữa hay thay thế van xả đáy, rồi cho hai van này làm việc lại thử thấy tốt thì cho nồi hơi làm việc lại như thường, nhưng phải hết sức chú ý đề phòng bị hỏng. 6 - Cụm van cấp nước bị hỏng a) Hiện tượng Cụm van cấp nước gồm có 1 van chặn (hay còn gọi là van liên thông) và 1 van 1 chiều (hay còn gọi là van triệt hồi), van 1 chiều lắp sát nồi hơi. Khi cụm van này bị hỏng thường gây ra hiện tượng hơi nước trong nồi rò trở lại bơm cấp nước qua hệ thống ống cấp nước, khi đường ống này nghỉ, 2 van đã đóng chặt nhưng vẫn thấy đường ống nóng bỏng. - Khi nồi hơi làm việc chung trong hệ thống cấp nước thì thấy mực nước của nồi hơi cứ dâng cao (mặc dù các van cấp nước đã đóng kín) khi các nồi hơi khác lấy nước, vì nước rò qua các van này vào nồi hơi đó. - Cũng có khi thấy bơm nước không vào nồi hơi nước dù van liên thông đã mở hết mức. b) Nguyên nhân - Trong qúa trình cụm van này làm việc nước chảy qua nắp đậy và bệ đỡ nắp của van (cờ - láp - pê và xi - e - van), trong nước có mang theo các tạp chất, đất cát bào mòn nắp và bệ nắp van, vì vậy khi đã đóng hết mức cụm van vẫn không kín. - Cũng có khi do nước lọc không kỹ, nắp đậy của van khi đóng xuống vướng phải những vật cứng như sỏi đá, làm vênh nắp van, đóng không kín. - Nắp đóng tự động của van một chiều bị kẹt cứng không hạ xuống được (kẹt giữa trục van với lỗ giữ và hướng trục) nếu nước có thể rò qua nắp đậy của van một chiều được. Nếu nắp đậy của van một chiều bị kẹt cứng không nâng lên được, thì mặc dù bơm chạy, van liên thông đã mở, nhưng nước không vào nồi hơi. Sự cố hỏng cụm van cấp nước, thường đưa tới những hậu qủa nghiêm trọng: + Nếu bơm chạy van hỏng, nước không vào được thì dễ gây ra sự cố cạn nước nghiêm trọng mà không biết. + Nếu bơm chạy, van đóng chặt (để lấy nước vào lò khác) mà nước vẫn vào lò hơi, thì dễ gây ra sự cố đầy nước quá mức mà không biết. + Nếu lò hơi đang làm việc, van đóng chặt mà nước, hơi vẫn rò trở lại ống, bơm cấp nước, thì rất dễ gây hư hỏng cho bơm (vì làm cho nhiệt độ nước cấp quá 50oC, cánh bơm dãn nở có thể sát vỏ bơm) hoặc gây tai nạn bỏng cho công nhân chạy bơm khi gioăng đệm của bơm bị phá, hoặc làm cho việc sửa chữa, các đường ống nước, các van nước, các mặt bích nổ trước, gặp nhiều kho khăn và không an toàn c) Thao tác - Nếu cụm van này bị xì, rò rỉ hơi nước nhẹ thì có thể tạm thời để cho nồi hơi đó làm việc đến kỳ sửa chữa gần nhất, nhưng không quá 1 tháng, đồng thời phải có biện pháp bảo vệ bơm cấp nước không bị hỏng do nước quá nóng, bằng cách thỉnh thoảng xả nước nóng đọng trong hệ thống ống cấp nước và trong bơm ra ngoài, khí phải sửa chữa những bộ phận của hệ thống đường ống hay bơm cấp nước, phải xả được hết nước còn lại trong ống ra ngoài mới tiến hành sửa chữa. - Nếu cụm van này bị hỏng nặng, nước hơi rò ra rất mạnh hay ngược lại bơm nước không vào... nhất thiết phải ngừng lò sự cố. 7 - Ghi lò bị kẹt hay cháy gẫy a) Hiện tượng + Đối với ghi xích tự động, thường xảy ra những hiện tượng sau đây; - Ghi lò đang chuyển động đột nhiên ngừng lại, phần ghi ở giữa lò bị nóng quá mức, nếu bị ngừng lâu có thể bị cháy phần ghi này và gây ra hiện tượng biến dạng ở các bộ phận khác của ghi lò. - Ghi lò đang chuyển động bình thường đột nhiên chuyển động bất thường khi nhanh khi chậm lại cũng có khi ngừng lại một chút rồi lại chạy tiếp tục. + Đối với ghi tinh thủ công. Thường xảy ra những hiện tượng sau đây: - Hỏng ghi lật, ghi lắc (thường thấy trong các nồi hơi ống lửa, Bun - ga - ri, dầu xe lửa...) khi đã đánh lò xong lột hoặc lắc ghi cho xỉ tro rơi xuống gầm lò, lúc đóng lại mặt ghi không thăng bằng nữa, mặt ghi lò mặt các tấm ghi lật, ghi lắc có một khoảng trống, giò lùa mạnh vào ở vùng đó, than sẽ lọt xuống gầm lò qua khoảng trống đó. - Hỏng ghi tĩnh - lò đang làm việc thấy sụt một khoảng than ở mặt ghi, thấy ghi cháy và than cháy dở rơi xuống gầm lò, cũng có khi chỉ thấy ghi lò biến dạng vòng xuống chưa gẫy và rơi hẳn xuống gầm lò. b) Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng cháy, gẫy, kẹt ghi lò (các loại) là do sử dụng không khí trong buồng đốt không đúng quy định, cung cấp ít gió quá làm cho mặt dưới ghi không đúng quy định, cung cấp ít gió quá làm cho mặt dưới ghi không được làm mất kịp thời, bị nóng quá mức gây ra cháy,gẫy ghi, nếu mặt xích ghi rơi vào các bánh xe răng truyền động ghi xích thì gây ra kẹt ghi không chạy được nữa. Đối với các ghi lắc, ghi lật, ngoài nguyên nhân và nhiệt cũng có thể do nguyên nhân cơ khí gây ra như gẫy chốt hãm (cờ - ra - vet) trục quay ghi lật, ghi lắc, hay ổ chứa trục ghi bị mòn rộng quá khi đóng xuống ghi không vào đúng khớp cũ, bị kênh lên hay chưa tới mặt nằm ngang. Ngoài ra còn do những nguyên nhân sau đây: - Dùng những gậy sắt, cào sắt quá nặng ném vào mặt ghi làm ghi vỡ, nứt. - Chế tạo ghi lò bằng những gang quá xấu không chịu được nhiệt độ cao - Do khung đỡ mặt ghi bị hỏng làm sụt một phần gặt ghi hay một số thanh ghi c) Thao tác + Đối với ghi xích - Nếu một vài lá mặt ghi bị cháy gẫy mà không gây kẹt ghi, thì phủ thêm than lên mặt ghi (tăng khe hở của tấm điều chỉnh than), duy trì quạt gió đều và ở mức tương đối lớn, cho ghi chạy từ từ tới khi thấy chỗ hỏng ở cửa kiểm tra ghi lò, sẽ ngừng ghi lại, nhanh chóng thay các lá ghi bị hỏng tuyệt đối cấm tắt quạt gió ở gầm ghi khi ghi lò đang dừng lại, vì làm như vậy ghi lò sẽ bị nóng quá mức và để xảy ra sự cố nghiêm trọng trên toàn bộ mặt ghi lò. - Nếu vì lý do nào đó ghi lò bị kết, thì cho ghi lò chạy ngược trở lại một đoạn 2m, sau đó lại cho lò chạy lại như chiều bình thường, nếu ghi lò chuyển động được thì chỉ cần xem kỹ mặt ghi nếu thấy cháy một vài lá ghi thì thay như vừa trình bày ở trên. Nếu ghi lò không chạy ngược ở lại được hay trở lại được nhưng khi chạy xuôi qua chỗ ghi hỏng lại bị kẹt, nhất thiết phải ngừng lò sự cố. + Đối với ghi tĩnh đốt thủ công - Khi hỏng ghi lật, ghi lắc phải ngừng lò sự cố, để sửa chữa những ghi hỏng. - Khi hỏng (gẫy, võng) những ghi tĩnh: tấm hay thanh có thể dùng các thanh sắt đánh lò, buộc các ghi mới bằng dây thừng đưa vào đúng nơi thay ghi, dây cháy dớt, ghi sẽ nằm vào đúng vị trí thay thế cho ghi cháy hỏng. Những ghi đã võng xuống dù chưa hỏng gẫy hẳn cũng phải thay ghi khác như phương pháp vừa nêu trên. Chú ý: trong qúa trình thay ghi thủ công phải mở hết cửa hút gió ở gầm ghi, hạn chế mở cửa cho than, tuyệt đối cấm chạy quạt đẩy khi thay ghi, vì rất dễ gây ra tai nạn cho công nhân sửa chữa. 8 - Sụt tường, cuốn lò, hỏng các phần bảo ôn trong lò a) Hiện tượng - Khi tường, cuốn lò bị sụt thì nghe thấy tiếng động khác thường trong buồng lửa, đường mương dẫn khói, đồng thời thấy lửa khói lùa ra cửa cho than, tùy theo tường cuốn sụt nhiều hay ít, lửa sẽ lùa ra dài hay ngắn. Nếu tường cuốn lò bị sụt mà không phát hiện kịp thời có thể gây ra hiện tượng nứt tường lò nghiêm trọng, cháy đỏ những giá đỡ, khung lò hơi... - Khi các phần bảo ôn bị hỏng, thì phải kiểm tra, bằng các cửa kiểm tra, có thể thấy các sợi amiăng cách nhiệt ở các góc tường lò, hay giữa tường lò với các mặt tiếp nhiệt bị tung ra, rơi võng xuống, hay thấy gạch, sợi amiăng bảo ôn các ống xả đáy nồi (nằm trong lò hơi) hay thấy gạch bảo ôn các giá đỡ nồi hơi bị rò, trong thấy các giá đỡ. b) Nguyên nhân Chủ yếu là do xây lắp không đúng quy cách: để mạch gạch qúa rộng (trên 3mm), vữa gạch chịu lửa chọn không đúng công thức, gạch định hình xây các cuốn lò không đúng hình dáng thiết kế cuốn lò... - Do các vật chẳng giữ, dỡ tường, cuốn lò bị hỏng làm cho tường cuốn bị sụt. - Do các bộ phận dãn nở trong nồi hơi không được tự do, bị các tường cuốn chèn đặt lại. - Do gạch và các chất bảo ôn (amiăng sợi, amiăng tấm) đã quá cũ, bị ẩm nhiều lần khi sửa chũă, chưa được thay vật liệu mới. c) Thao tác - Nếu tường cuốn lò các phần bảo ôn bị sụt ít, nhẹ, không làm lộ những khung, giá, bệ đỡ... bằng kim loại ra, đường lùa khói chạy và không có nguy cơ làm nứt tường lò phía ngoài, thì cho phép lò làm việc tiếp tục đến kỳ sửa chữa gần nhất, nhưng không quá 1 tháng. - Nếu tường, cuốn lò, các phần bảo ôn bị sụt nhiều, nặng, làm cản trở việc thoát khói trong nồi hơi, làm cho các khung, giá, bệ đỡ của nồi hơi bị nóng đỏ, phải ngừng lò sự cố để sửa chữa. 9 - Cháy nổ ở mương dẫn khói a) Hiện tượng - Thấy cháy, đôi khi có tiếng nổ ở mương dẫn khói (từ nồi hơi ra ống khói), làm vỡ những màng bảo hiểm ở mương dẫn khói, bật tung các nắp đậy các hộp chứa tro (nặng 30 - 40kg) thậm chí, nếu cháy nổ lớn sẽ gây ra hoả hoạn tại đó. - Thấy lửa khói phụt mạnh ra cửa cho than, có khi làm bật tung cả chốt hãm cửa cho than Sau đó toàn bộ nhà lò bị khói bụi phủ kín, việc cháy của nhiên liệu giảm dần, áp suất hơi tụt xuống. b) Nguyên nhân Do trong qúa trình đốt cháy, nhiên liệu chưa cháy hết, trong khói ra khỏi nồi hơi còn chứa một lượng khí CO và các khí cháy được khác khá nhiều, khi nhiệt độ khói đột ngột tăng cao (quá 250oC) và việc thoát gặp trở ngại, như bị tro lấp một phần thân ống khói hay trời mưa làm khói thoát ra khó... khi ấy ở mương khói sẽ xảy ra các phần cháy của các phần nhiên liệu còn lại và gây ra tiếng nổ, tuỳ theo tỷ lệ hỗn hợp các khí cháy và oxy các phản ứng đó gây ra tiếng nổ mạnh hay yếu. Khi nổ thể tích tăng, áp suất trên đường mương khói tăng sẽ gây ra những hiện tượng vừa nêu ở trên c) Thao tác - Nếu nổ cháy nhỏ, không gây ra sụt đổ đường mương dẫn khói, không cản trở đến việc thoát khói... thì nhanh chóng tắt quạt gió, các cửa hút gió gầm ghi đóng chặt lại, đậy kín các nắp ở mương khói bị bật ra, tìm những tấm cách nhiệt, bịt vào các màng bảo vệ. Nếu gây cháy ra ngoài, phải sửa chữa ngay bằng các trang bị phòng hoả, khi lò đã trở lại bình thường thì mở từ từ quạt gió để kiểm tra, xem xét các hiện tượng, nếu không xảy ra vấn đề gì mới cho nồi hơi làm việc tiếp tục. - Nếu cháy, nổ lớn, mương khói vỡ tung, nhất thiết phải ngừng lò sự cố và đề phòng hoả hoạn ở nhà lò. 10 - Quạt, bơm của lò hơi bị hỏng a) Hiện tượng - Thường gặp nhất là khi ấn nút khởi động bơm, quạt không thấy bơm quạt chạy. - Bơm quạt có chạy, nhưng không đủ nước, gió cung cấp cho nồi hơi. - Bơm quạt chạy không bình thường: Tốc độ chậm, kêu to, nóng ở các gối đỡ trục (nhiệt độ quá 60oC) b) Nguyên nhân - ấn nút khởi động mà bơm, quạt không chạy là do: điện vào môtơ mất 1 pha, hay giữa phần quay (rôto) với phần tĩnh (stato) của môtơ điện sát nhau, hoặc cuộn dây của môtơ kéo bơm, quạt bị cháy do ầm quá trước khi chạy không kiểm tra độ cách điện. - Bơm quạt có chạy, nhưng không đủ nước, gió cung cấp cho nồi hơi là do: cánh bơm quạt, bị hỏng: gẫy, mòn quá... hoặc do tốc độ không đủ: trượt dây cu-roa c) Thao tác Phải cắt ngay điện, ngừng quạt, ngừng bơm lại, báo cho thợ điện, thợ cơ khí đến sửa chữa, tuyệt đối cấm đóng điện, chèn, lần hay lấy vật gì chèn các tiếp điểm chèn nút bấm khởi động thử các bơm dự phòng xem có làm việc tốt không để sẵn sàng cấp nước khi cần thiết. Ghi chú: Trong qúa trình vận hành nồi hơi còn gặp những sự cố, những hư hỏng khác nữa, nhưng nó không phổ biến xảy ra trong các nồi hơi như sự cố "tụt" đanh chì, hỏng bộ sấy hơi, bộ hâm nước - nên ở đây không giới thiệu, mà đã nói ở các phần cấu tạo của các bộ phận đó. 11 Sự cố ống hơi nước và biện pháp xử lý khẩn cấp a. Hiện tượng khi phát sinh sự cố ống hơi nước 1) Mực nước trong ống thuỷ tụt xuống nhanh 2) áp lực hơi hạ thấp 3) Số ghi trên đồng hồ lưu lượng nước và lưu lượng hơi chênh lệch nhau nhiều (lưu lượng nước nhiều, lưu lượng hơi ít). 4) Trong buồng đốt hay trong đường khói có tiếng kêu lớn và tiếng đập mạnh (tiếng kêu là tiếng hơi xì). 5) Ngọn lửa trong buồng đốt biến mầu hồng xám hoặc có khi bị tắt hẳn. Công suất của nồi hơi hạ xuống 6) Từ các cửa kiểm soát và kẽ tường hở có khói và hơi phun ra 7) Tro xỉ từ trong phễu lấy ra bị ướt. b. Biện pháp xử lý khi ống vỡ nhẹ, không phải ngừng đốt Khi chảy nước ít ở các miệng lốc ống của ống nước ghép tường, ống hâm nước, ống sấy hơi, ống của bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, hoặc nứt nhỏ ở các ống kể trên và ở các chỗ hàn, thì cũng đều phải nghỉ đốt. Trường hợp ống vỡ nhẹ, tức là nếu ống hơi, nước của nồi chỉ hỏng ít, chảy nước hay xì hơi không nghiêm trọng, sự cố không có chiều hướng phát triển thành lớn một cách nhanh chóng, mực nước trong nồi có thể giữ được ở mức độ bình thường. Như vậy nồi hơi không phải ngừng đốt ngay lập tức, mà giảm bớt công suất của nồi, rồi vẫn tiếp tục vận hành cho đến khi đốt xong nồi hơi dự phòng để thay thế. Sau đó mới phải nghỉ đốt lửa nồi đã phát sinh sự cố. Khi phát hiện nồi hơi có sự cố nhẹ, sẽ áp dụng biện pháp cụ thể như sau: 1) Giảm bớt vừa phải lượng bốc hơi của nồi, và tiếp tục vận hành 2) Báo ngay cho bộ phận dùng hơi biết và báo cáo trưởng ca để chờ quyết định. 3) Nếu đã nhận được quyết định ngừng nồi hơi, thì trình tự thao tác cũng tiến hành như trường hợp đốt bình thường. Phát sinh sự cố này, cần phải liên hệ với bộ phận dùng hơi và được sự chuẩn y của bộ phận lãnh đạo kỹ thuật của nhà máy, thì mới được ngừng đốt lò. c. Cách đối phó khẩn cấp khi ống hơi, nước nứt vỡ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến mực nước trong nồi hơi. Trường hợp ống nước hơi của nồi hơi nổ vỡ mà mực nước nồi hơi không thể giữ bình thường được, thì phải lập tức ngừng vận hành (ngừng cho than và quạt gió vào lò, còn nước vẫn phải tiếp tục cho một thời gian). Phương pháp tiến hành cụ thể như sau: 1) Ngừng ngay ống phun cháy, hoặc ngừng cho than vào quạt gió. Tắt ngay lửa trong lò. 2) Báo cáo ngay tình hình sự cố với trưởng ca. 3) Nếu nồi hơi cùng hoà bơi với các nồi khác thì phải đóng ngay van hơi chỉnh, để cắt đứt liên hệ với ống hơi chung. Nếu vận hành độc lập cấp thẳng hơi cho tua bin, thì phải được trưởng ca và phân xưởng tua bin đồng ý mới được đóng van hơi chính. 4) Mở thêm bơm nước để bảo đảm đầy đủ áp lực trong hệ thống ống cấp nước. Trước khi lửa chưa ra hết phải giữ mực nước trong nồi bình thường, để ống khỏi bị cháy. Nếu trường hợp nhiều nồi hơi cùng vận hành, thì cần cắt rời hệ thống cấp nước riêng để khỏi ảnh hưởng đến việc cho nước của các nồi khác. Đồng thời mở thêm một bơm nước nữa chuyển cấp nước cho nồi bị sự cố. 5) Chú ý tình hình cấp nước của các nồi hơi khác. Nếu nồi hơi bị sự cố cùng cấp nước ở một hệ thống chung mà vì lượng nước bổ sung cho nồi bị sự cố nhiều quá, nên các nồi bình thường bị thiếu nước. Để bảo đảm cung cấp đầy đủ nước cho nồi hơi vận hành bình thường (nồi hơi không bị sự cố) thì khi cần có thể giảm lượng nước cấp cho nồi bị sự cố. 6) Nếu ống của nồi hơi vỡ nghiêm trọng, áp lực hơi xuống nhanh, lượng nước cấp tiêu hao nhiều. Số lượng nước bơm vào nhiều mà ống thuỷ vẫn không thấy mực nước. Dùng biện pháp gọi nước ống thuỷ cũng không thấy nước. Trường hợp này không nên cho nước nữa, mà phải đóng ngay van cấp nước. 7) Khi trong lò đã hết khói và hơi nước, ngừng thử quạt hút khói mà không còn khói phun ra ngoài buồng máy thì có thể ngừng hẳn quạt hút khói. Nếu đối phó với sự cố vỡ ống nước không thích đáng, thì có thể đốt cháy hỏng thêm những ống khác nữa. Hoặc có khi còn gây ảnh hưởng tới các nồi không bị sự cố, làm sự cố của nhà máy nghiêm trọng hơn. Vì vậy người đốt lửa cần bình tĩnh sáng suốt trong khi đối phó với sự cố.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfno_i_hoi_cong_nghie_p_0508.pdf