Nỗi niềm U Minh Hạ - Võ Đắc Danh

"Viết đúng và viết hay là yêu cầu nghiêm khắc của bạn đọc đối với người cầm bút. Nhưng đôi lúc, do nguyên nhân nào đó, tác giả chưa thể viết hay được, thì chí ít: cần viết đúng. ViẾt đúng là bảo toàn sức mạnh văn học và thể hiện nhân cách tác giả. Chúng ta đều biết rằng muốn viết đúng phải “đánh đổi”, phải vượt qua rất nhiều, hoặc vượt qua hết thảy, để đường hoàng bày tỏ với bạn đọc những gì thuộc về cuộc sống - mà số đông cho là Chân lý. Nỗi niềm U Minh Hạ của Võ Đắc Danh, với tôi; đạt được cả hai - Tác giả tập bút ký này viết rất hay và viết đúng! Trong một gian phòng trên bờ sông Gành Hào, ngọn đèn phát sáng qua những trang bản thảo “gần gũi nhưng lạ lùng” của nhà nghệ sĩ. Tôi say sưa đọc suốt và xúc động bồi hồi với những buồn vui, hoặc suy tư lo lắng của các nhân vật - cũng là nhân chứng lịch sử - mà ngòi bút sắc bén của Võ Đắc Danh đã giúp tôi tiếp cận, sống cùng họ. Tôi muốn chia sẻ Hầu như những đất cùng người ở bài nào, đoạn nào trong tập sách, tôi đều thân thuộc. Nhưng nhờ cách phản ánh riêng của nhà văn - nhà báo, tôi chợt thấy lại, chợt nhớ ra Tôi nghĩ: ngần ấy, cuốn sách rất đáng quý - bởi vì tôi tin vào năng lực “thông tấn lành mạnh” nhiều mặt của nó. Tôi tin rằng nó sẽ được bảo tồn từng chi tiết cho ta soi vào quá khứ, để tự hiểu mình phải làm gì cho hiện tại và cho tương lai Nỗi niềm U Minh Hạ không phải là một nỗi buồn, một ưu tư năm tháng cũ - mà là những kỷ niệm có chua xót nhưng ngọt ngào: bao trùm Tình yêu nhân dân và khao khát đền ơn họ. Không phải tập sách không có những hạn chế, những chỗ dông dài, sơ lược, và có những vấn đề có thể bàn lại với tác giả - nhưng phần này rất ít, chiếm một tỷ lệ nhỏ - nó sẽ được bạn đọc “lướt qua” để đến với những gì lớn hơn ". (Nhà văn Nguyễn Bá). "Qua Nỗi niềm U Minh Hạ, ta thấy bật lên một tâm hồn yêu tha thiết đất đai quê nhà Minh Hải - Cà Mau. Anh viết như nói, nhưng là tiếng nói của một nhà hùng biện. Nó cuốn hút người ta như thể một dòng sông đang cuộn chảy ra biển, để gặp những gì to tác hơn, bao la hơn và mặn nồng tình nghĩa hơn. Đó là những mặn nồng tình nghĩa của một khí chất Nam Bộ, chơn chất, gãy gọn, thỉnh thoảng khôi hài ý vị và một chút bóng bẩy văn hoa. Qua Nỗi niềm U Minh Hạ, ta thấy một Võ Đắc Danh của những con số và những sự kiện, nhưng là những con số và những sự kiện ngoài việc khái quát được vấn đề còn là những nghĩa tình dào dạt ẩn chứa bên trong một nhà báo dũng cảm. Đọc nó, ta như thấy được một Hồi ức làng Che của Nguyễn Đức Thọ hoặc “nổi cộm” hơn là Cái đêm hôm ấy của Phùng Gia Lộc đã làm xôn xao dư luận một thời. Trong Nỗi niềm U Minh Hạ, ta như sống lại cái thời “người thật việc thật thì ít, người giả việc giả thì nhiều quá” (tr.130), để thấy người nông dân Minh Hải không đầu hàng hoàn cảnh. Họ dũng cảm đứng lên bảo vệ công bằng và lẽ phải. Hơn thế nữa, ta còn thấy ở họ những phẩm chất cao quý của những con người lúc nào cũng muốn làm giàu, làm đẹp cho quê cha đất tổ, để càng yêu họ hơn. Và Võ Đắc Danh đã thành công trong việc tạo cảm tình trân trọng nơi người đọc qua tác phẩm nầy, bởi anh “đã viết đúng và viết hay”, “để đường hoàng bày tỏ với bạn đọc những gì thuộc về cuộc sống - mà số đông cho là chân lý” - như lời ngỏ của nhà thơ Nguyễn Bá cho quyển sách này ". (Phù Sa Lộc - Nỗi niềm U Minh Hạ - Báo Cần Thơ).

pdf109 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nỗi niềm U Minh Hạ - Võ Đắc Danh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chẳng khác nào bắt cóc bỏ vô dĩa, mấy chả chỉ phạt một trăm ngàn rồi thả về. Chúng tôi lội vào khu rừng rộng mười hecta của chị Ba Phước, thì ra, bên trong cái hàng rào xanh mướt ấy là cành ngọn ngổn ngang, là hàng vạn gốc tràm bị cưa sát đất. Có lẽ con số ba ngàn cây tràm bị bọn lâm tặc cướp đi mỗi đêm mà anh Đắc đã nói với chúng tôi hãy cõn khiêm tốn. Tôi cãm thấy xót xa cho vợ chồng chị Ba Phước, chịu khó chịu đói bao nhiêu năm để gìn giữ mảnh rừng để rồi cái lệnh đóng cửa rừng 80 giáng xuống đúng thời kỳ khai thác. Cai cú xốc ấy chưa nguôi thì rừng đã về tay bọn trộm. Tối hôm ấy ngồi uống trà với phó giám đốc Lê Thanh Ngoan, tôi hỏi : - Theo anh thì giải pháp nào để cứu Sông Trẹm ? Anh lắc đầu rồi buông một tiếng thở dài : - Cơ chế bây giờ chưa có lối ra ! Sáng hôm sau, trước khi chuẩn bị rời Sông Trẹm, Tuấn hỏi tôi : - Anh xem còn quay gì nữa không, nếu không thì tụi em chuyển máy xuống xuồng ? Tôi suy nghĩ rồi chợt nhớ : - Cho anh một cú zom in tấm danh hiệu Anh hùng lao động, zom thật chậm. Tuấn cười, mắt liếc nhìn tôi : - Có phải ông đạo diễn muốn nói Sông Trẹm đã trở thành anh hùng liệt sĩ ? ĐOÀN LÀM PHIM BỊ CẤM ? Theo lịch quay, chúng tôi sẽ còn đi hai địa bàn nữa, đó là lâm trường U Minh I, nơi bị cháy rừng lớn nhất trong mùa khô năm nay và 81 lâm trường 30/4, nơi chưa xảy ra vụ cháy nào. Trước khi khởi hành, tôi gọi điện thoại cho anh Năm Phong, chủ tịch huyện U Minh để hẹn trước và nhờ anh giúp đỡ. Anh Năm Phong cho biết rằng suốt ngày nay anh bận hội nghị, song, anh sẽ giao lại cho văn phòng đón tiếp đoàn phim. Mười giờ trưa chúng tôi đến thị trấn U Minh, sau khi trình giấy tờ cho anh Phước, chánh văn phòng ủy ban huyện, tôi gọi điện thoại cho anh Năm Cẩn, giám đốc lâm trường U Minh I báo cho anh biếy rằng sau khi ăn cơm trưa, chúng tôi sẽ vào khu rừng cháy để quay phim. Vốn là người quen cũ nên anh Cẩn rất mừng rỡ và hẹn rằng đêm nay sẽ làm thịt chim đãi chúng tôi. Mọi chuyện tưởng bình thường, ai ngờ đang ăn cơm bổng nghe cô chủ quán gọi : - Ở đây anh nào tên Danh trong đoàn làm phim ? Tôi giật mình : - Dạ tôi đây. - Có điện thoại. Từ đầu dây bên kia: - Dạ tôi là Phước ở văn phòng ủy ban đây anh Danh ơi ! - Có chuyên gì vậy anh Phước ? - Trục trặc rồi ! Anh Công Nghiệp, phó chủ tịch tỉnh ra lệnh cho anh Măm Phong là không được tổ chức cho các anh vô rừng. Còn giám 82 đốc lâm trường nào tự ý cho các anh vô thì phải chịu trách nhiệm trước ủy ban tỉnh. - Nhưng tại sao ông ấy biết chúng tôi ở đây mà cấm ? Ai báo về ngoài ấy ? - Đâu phải, ông ấy đang ở tại huyện, anh về gặp ổng xem sao. Tôi bảo mấy anh em trong đoàn cứ yên tâm ngồi ăn cơm chờ tôi. Trên đường sang ủy ban huyện, tôi cứ thắc mắc tại sao lại xảy ra chuyện nầy ? Tôi với anh Công Nghiệp thì có lạ gì nhau ? Cuối cùng tôi chợt nhớ ra, cách nay hơn một tháng, tôi có viết bài báo cánh rừng và ngọn lửa, trong đó tôi có nói đại khái rằng sự nghèo đói chính là ngọn lửa đốt cháy rừng trong mùa khô năm nay. Một hôm sang làm việc để phỏng vấn anh về dự án đa mục tiêu U Minh hạ, tôi có đưa bản thảo cho anh xem và nói : - Anh là người lăn lộn nhiều với rừng, tôi cho anh xem cái nầy để tham khảo, hôm nào anh rảnh tôi sẽ sang nhà anh, hai anh em mình uống rượu lai rai để tranh luận chơi vì tôi biết anh sẽ không hài lòng với cách nhìn của tôi về U Minh. Anh Nghiệp đọc lướt qua mấy trang rồi nói : - Mầy nên nhớ một điều, tỉnh mình hiện nay còn hơn mười ngàn hộ nông dân chưa có đất. Trong khi năm ngàn hộ nầy được giao khoán 83 đất rừng là sướng cha người ta rồi còn đòi vốn liếng gì nữa. Mấy ông nông dân mình theo Đảng thật ra chỉ với mục đích là để giành đất, khi có đất rồi lại đòi đầu tư vốn. Cha ông mình ngày xưa đi khẩn hoang có đồng xu vốn liếng nào đâu, chỉ có cây phảng thôi mà cũng làm nên sự nghiệp . . . Nghe anh nói tôi bị choáng người đến mức ngồi lặng thinh. Từ hôm ấy đến nay anh bận đi chỉ đạo phòng chống cháy rừng liên tục nên tôi không có dịp sang nhà anh để tranh cải như lời hẹn ban đầu. Và, có phải chính cái bản thảo ấy là nguyên nhân của sự trục trặc hôm nay? Chúng tôi gặp nhau trong phòng chủ tịch huyện, anh Nghiệp ôn tồn nói : - Thật ra thì không phải chúng ta bưng bít sự thật. Vấn đề là sự thật ấy nên nói lúc nào cho phù hợp. Đó là anh nói cái chung vậy thôi, chớ cụ thể thì anh cũng chưa hiểu cái phim của tụi em định nói những gì. Nhưng nói gì thì nói cũng phải thấy rằng năm nay tỉnh mình giữ được rừng U Minh là cả một kỳ công. Tôi ngồi im lặng, anh Nghiệp nói tiếp : 84 - Bây giờ thế nầy, tụi em nên làm lại thủ tục, tức là trở về gặp sở văn hoá cho họ xem kịch bản, nếu được thì họ cấp giấy phép cho trở vô quay tiếp, còn nếu có gì khó khăn thì họ sẽ xin ý kiến ủy ban, ủy ban sẽ giải quyết. Như vậy là cạn tàu ráo máng, không thể nào đem luật ra mà tranh cải ở đây, chúng tôi đành im lặng vác máy ra về. Trể tàu lại không có đò nhỏ, chúng tôi đành phải thuê chiếc tàu lớn về Cà Mau với giá hai trăm năm chục ngàn đồng. Dọc đường đi, tôi chỉ hối hận một điều là cái chân tình của mình lại hoá ngây thơ khi cho anh Nghiệp xem bản thảo cánh rừng và ngọn lửa. Đến Cà Mau, tôi gọi điện thoại cho anh Huỳnh Khánh, giám đốc sở văn hoá thông tin, anh Khánh cười vang bên kia đầu dây : - Đoàn phim cánh rừng và ngọn lửa bị đuổi về rồi đó phải không ? Thôi, qua đây làm việc đi. Tôi và Tuấn chạy sang, anh Khánh nói : - Phải chi ngay từ ban đầu mấy ông đến đây để tôi giới thiệu cho đi là yên chuyện rồi. - Nhưng cái thẻ nhà báo của chúng tôi để làm gì ? – Tôi nói. 85 - Biết rồi ! Nhưng ở đời đâu phải lúc nào cũng đem luật ra nói với nhau. - Nhưng phải chi thằng cha du kích ấp làm khó thì tôi còn chấp nhận được ! - Đừng nóng chú em ạ ! Đây là một vấn đề tế nhị. Bây giờ thế nầy, bên ấy bảo tôi phải xem kịch bản, nhưng tôi đâu có quyền làm chuyện ấy. Mà trong tình thế nầy cũng rất khó cho tôi. Vì vậy, để giải quyết vấn đề tế nhị nầy, mấy ông cảm phiền viết cho tôi mấy chữ : Thứ nhất, nội dung phim nói gì ? Thứ hai, tác giả và đạo diễn là ai ? Thứ ba, đơn vị nào sản xuất ? Thứ tư, địa bàn quay ở đâu ? Thứ năm, thời gian quay mấy ngày ? Tôi sẽ căn cứ vào đó để làm báo cáo qua bên ấy và làm thủ tục cho mấy ông đi. Sáng hôm sau, theo lời hẹn, tôi sang văn phòng ủy ban để biết kết quả. Nhưng kết quả lại là một công văn từ chối với mấy dòng chữ lạnh lùng: Trước hết, ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ghi nhận sự quan tâm của đoàn làm phim đối với rừng tràm U Minh. Hiện nay khu vực rừng tràm mới bắt đầu vào mùa mưa, việc quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng còn nghiêm ngặt vẫn trong tĩnh trạng báo động khẩn cấp nên mọi tác động vào rững tràm đều bị 86 cấm. Do đó việc vào rừng tràm quay phim ở thời điểm nầy là chưa phù hợp. Mong các đồng chí trong đoàn làm phim thông cảm chuyển sang địa bàn khác. Năm phút sau khi fax công văn ấy về hãng phim, tôi nhận được điện thoại của anh Nguyễn Hồ : - Tụi bây cứ yên tâm nằm ở đó mà chờ. Tao sẽ gọi điện thoại thương lượng với đồng chí chủ tịch tỉnh. Nếu thương lượng không được thì tao sẽ xin phép Chính phủ cho tụi bây đi quay. Sáng hôm sau, chúng tôi được mời sang văn phòng ủy ban để làm thủ tục cho đoàn phim đi quay tiếp. Trên góc công văn của sở văn hoá thông tin được phê mấy dòng vắn tắt : Đồng ý cho đoàn phim đi quay, nhưng giao cho giám đốc sở văn hoá thông tin kiểm tra nội dung và hướng dẫn thực hiện. Anh Nghiệp niềm nở đến bắt tay tiễn tôi trong phòng khách, anh nói : - Chúc tụi em đi thành công. Tất nhiên là cái phim tụi em đang làm anh cũng chưa hình dung được, nhưng nhớ khẳn định dùm anh một điều : Mùa khô năm nay cả nước mình xảy ra mười hai ngàn vụ cháy rừng mà U Minh hạ chỉ có tám mươi bảy vụ. Cho nên, phải thấy rằng mình giữ được U Minh là cả một kỳ công. 87 - Anh yên tâm – tôi nói – cái phim tụi em đang làm cũng chỉ vì muốn đóng góp một tình cảm cho U Minh mà thôi. - Nếu có thể được thì trước khi đi làm hậu kỳ, em cho anh xem lời bình để anh góp ý… Câu nầy thì tôi không dám hứa, vì với anh, tôi đã trót dại một lần. NHỮNG CẢNH QUAY CUỐI CÙNG. * Cảnh 1: Ông Ba Tận ngồi trên chòi canh, tay cầm tổ hợp máy PRC25, mắt đăm chiêu nhìn về phía khu rừng. Gần bốn tháng qua, ngày nào ông cũng ngồi trên dó. * Cảnh 2 : Nội cảnh nhà ông Ba Tận. Căn nhà đổ nát, nhìn lên lốm đốm ánh mặt trời. Năm đứa con ông gầy còm, hốc hác, tóc cháy vàng hoe. Bé Trúc Ly vo nắm gạo cuối cùng để nấu nồi cháo trắng. Trên bếp, một mẻ cá lòng tong ướp xả từ sáng đến giờ nhưng không có muối để kho. * Cảnh 3 : Ngọc Mai mở máy ghi âm phỏng vấn ông Ba Tận : 88 - Thím Ba đâu hả chú ? - Bả về quê chửa bệnh hơn một tháng nay mà tôi chưa có tiền đi thăm. - Quê chú ở đâu ? - Ở Đầm Dơi. - Chú về đây bao lâu rồi ? - Tám năm. - Chú nhận khóan bao nhiêu đất rừng ? - Năm chục công. - Bao nhiêu năm nửa mới khai thác ? - Tám năn nửa, hiện nay rừng mới ba tuổi. - Chú làm được bao nhiêu ruộng ? - Mười bốn công. - Mỗi năm chú được bao nhiêu lúa ? - Bốn mươi giạ. - Đủ ăn được mấy tháng ? - Có ăn được tháng nào đâu. - Sao vậy ? 89 - Tôi nợ bảy mươi giạ lúa vay, mỗi năm đóng lời ba mươi lăm giạ, bốn năm qua, tôi đã đóng một trăm bốn mươi giạ rồi mà nợ gốc vẫn chưa trả nổi. - Vậy chú sống bằng cách nào ? - Đặt trúm, giăng câu, làm mướn . . . - Mấy đứa nhỏ có được đi học không ? - Không. - Tại sao ? - Nhà chỉ có một chiếc xuồng, để chúng lấy đi học thì nhịn đói. * Cảnh 4 : Sáu cha con ông Ba Tận ngồi quanh nồi cháo trắng. Tuấn chưa thực hiện đầy đủ những khung hình theo ý muốn thì nồi cháo đã hết. * Cảnh 5 : Khu rừng cháy ở lâm trường U Minh I, máy doly theo bờ kinh, nhìn mút tầm mắt chỉ thấy những thân tràm đen nằm chồng chất lên nhau. Từ trên chòi canh, đường lia 180 độ cũng vẫn là rừng cháy. * Cảnh 6 : Tuấn đặt máy qua vai tôi, ống kính vào cận cảnh giám đốc Trần Minh Cẩn để thu hình cuộc phỏng vấn : 90 - Anh có thể cho biết tình hình giao khoán đất rừng và thực trạng đời sống nhân dân ? - Lâm trường chúng tôi có diện tích chung là 8721 ha, giao khoán cho 816 hộ với diện tích là 5585 ha. Đời sống của bà con hiện nay có gần 100 hộ đủ ăn, còn lại trên 700 hộ nghèo và đói. - Theo anh thì năm nay vì sao lâm trường anh bị cháy lớn ? - Do nghèo và đói. - Nguyên nhân trực tiếp ? - Vì đói mà họ bất chấp lệnh cấm, lén vào rừng lấy tổ ong. Tôi xin nêu một trường hợp cụ thể : Ông Mười Yểm, nhà hết gạo, vợ bệnh nặng nàm liệt giừơng, trong khi cái tổ ong trong khu rừng cạnh nhà ông khá lớn cứ thôi thúc ông. Nếu lấy được mười lít mật cũng được hai trăm ngàn đồng. Biết rằng cái lệnh cấm treo trên vách, ông cứ đắn đo trăn trở, đến khi bà vợ lên huyết áp, cần tiền đưa đi bệnh viện thì ông đành phải đánh liều lội vào rừng. Nhưng mới vừa đốt đuốc thì rừng bốc cháy, cháy cả chục hecta. Khi bắt ông giải về huyện, người công an còn vét túi cho ông hai chục ngàn và một cái quẹt gas. Anh ta nói : Ông đã phạm pháp thì luật pháp xử ông, cái ống quẹt của ông là tang vật, tôi giữ lại, còn cái nầy là của tôi, tôi cho ông để ông có mà xài. Tôi biết, nếu ông không đói thì sẽ không phạm pháp. Ông Mười rưng rưng nước mắt, lầm lũi bước xuống nhà giam. 91 MANG THEO NỖI NIỀM U MINH HẠ Tôi về Cà Mau gần một tháng nay, trời đã trút những trận mưa dầm, có nhiều đêm mưa lớn. Cứ những chiều, những đêm mưa như thế, tôi mừng cho các anh giám đốc lâm trường vì lửa rừng không còn đe dọa các anh. Nhưng bên cạnh sự bình yên trong giấc ngủ của các anh thì tôi như chợt thấy vợ chồ anh Thống đang gồng lưng chèo trong gió ngược mưa đêm với chiếc xuồng đầy ắp rau rừng, có cả những tia chớp và những tiếng sét kinh hoàng trong đêm tối. Khi tôi chợp mắt lại thì hình ảnh sáu cha con ông Ba Tận bổng hiện ra, họ nép vào nhau ở một góc nào đó để trú mưa trong căn nhà đổ nát. Và nhiều đêm tôi tự hỏi, trong chuyến về Cà Mau họp chi bộ hôm rồi, anh Hạnh có tìm được người nào để chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất hay không ? – “ Kệ, mình đói thì đói chớ đâu có bỏ Đảng được”. Anh nói tĩnh bơ mà sao tôi nghe như cổ mình nghẹn lại. Có những chiều, tôi định sang nhà anh Công Nghiệp – mà tôi quen gọi bằng anh Ba như người anh thân thiện trong nhà – để tâm sự cùng anh, tất nhiên không phải để tranh cải về cái bản thảo Cánh rừng và ngọn lửa mà là tâm sự về những chuyện gió, mưa, đói, lạnh của hàng chục ngàn thân phận con người trong những căn chòi xiêu vẹo giữa U Minh. Tâm sự, để mong tìm sự đồng cảm của anh với cái phần tâm linh 92 của ống kính máy quay phim của chúng tôi mà hôm ấy anh đã dùng quyền lực để che nó lại bằng cái công văn khô khốc, lạnh lùng. Nghĩ thế nhưng đôi chân cứ ngập ngừng khi chợt nhớ những lời anh nói với tôi hôm trước : Tỉnh mình hiện nay còn mười ngàn hộ nông dân chưa có đất, trong khi năm ngàn hộ ở đây dược giao khoán đất rừng, họ sướng cha người ta rồi còn đòi vốn liếng gì nữa ? Mấy ông nông dân của mình theo Đảng chỉ với mục đích là để giành đất, giờ có đất rồi lại đòi đầu tư vốn. Cha ông mình ngày xưa đi khẩn hoang có đồng xu vốn liếng nào đâu, chỉ có cây phảng thôi mà cũng làm nên sự nghiệp . . . Nhiều lúc tôi đâm ra thắc mắc, giữa các anh với bọn cầm bút chúng tôi, chúng ta cũng từ nông dân mà ra, cùng chào một lá quốc kỳ, cùng hát một bài quốc ca mà sao trong cõi tâm linh lại quá nhiều khoảng cách ? Tôi nhớ cách đây hơn mười năm, nhà thơ Lê Chí làm một bài thơ có tựa đề Nếu sự thật là điều không nghe nổi, tôi còn nhớ một đoạn mà tôi nghĩ rằng chép ra đây rất phù hợp với hoàn cảnh nầy : Ôi, điều phải biết thì lại là bất biết Mồ hôi nào rõ xuống đồng sâu Đôi mắt nào thức suốt đêm thâu Bàn tay nào nhọc nhằn chay cứng 93 Giữa đau đớn ai là nhân chứng Giữa nhân dân ai biết nhận ra mình Giữa cuộc đời ai thắp sáng niềm tin Giữa hư thực ai nói điều chân lý Có một điều vô cùng giản dị Tưởng ai ai cũng có thể làm Là đến thật với mọi điều cùng đất nước nhân dân Dẫu điều ấy vô cùng cay đắng Vậy mà Sau mười năm toàn thắng Ta mãi quen nghe khúc nhạc chào mừng Ta thích ngắm những bông hoa màu hường Ta thích dạo những con đường thẳng tấp Đã lạ lẫm với mùa khoai mùa bắp Lạ lẫm với tháng năm mưa nắng thất thường Cuộc sống nhân dân thử thách chiến trường Thử thách lòng mình dữ dội Nếu sự thật là điều không nghe nổi 94 Thì còn gì ta đến cới nhân dân Sẽ còn gì để biết xa hay gần Mỗi bước đường lên hạnh phúc Phải đến với sự thật nhân dân không cách nào khác được Bởi đất nước nầy là đất nước của nhân dân . . . Tháng 8 năm 1998 95 Thư viết từ đất Mũi (Kính tặng bạn bè xưa) Chị Dạ Ngân! Có lẽ chị và anh Nguyễn Quang Thân rất hài lòng về chuyến đi thăm Đất Mũi vừa qua, nơi mà nhiều nhà văn, nhà thơ ở Thủ đô hãy còn chờ cơ hội. Nhưng thật ra, tôi nghĩ rằng với một chuyến đi mang tính cưỡi ngựa xem hoa như thế, dù có thỏa mãn đến đâu đi nữa thì tất cả cũng chỉ là cái cảm giác lạ trước một vùng đất lạ mà thôi. Hôm đưa anh chị đi, tôi có một dự định nhưng lại không làm được dù rất đơn giản, có nghĩa là tổ chức ở trong rừng một đêm để đốt lửa, để nhậu và để nghe mấy ông già Năm Căn kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Sẽ có biết bao câu chuyện kỳ thú về rừng đước Cà Mau từ thời khẩn hoang lập ấp cho đến hai cuộc chiến tranh. Chị còn nhớ buổi sáng từ trong xóm Mũi đi ra biển, chiếc vỏ lãi bị mắc cạn ở bãi bồi, chị đốt lửa nấu cơm, tôi với anh Thân ngồi uống trà, anh Thân cứ xuýt xoa với khu rừng mấm bạt ngàn trải dài ra biển như mái nhà từ thấp đến cao. Tôi chỉ giải thích với anh Thân về hệ sinh thái của rừng ngập mặn, có nghĩa là cây mấm đi tiên phong để giữ lấy đất phù sa cho Mũi Cà Mau mỗi năm bồi thêm vài trăm mét, song, rừng mấm còn có cái phần đời mà tôi sẽ kể cùng chị trong câu chuyện sau đây. Có lẽ chị còn nhớ con sông Cửa Lớn mà chúng ta đã đi qua. Đó là một trong một trăm con sông lớn của thế giới, sở dĩ tôi biết được điều đó là vì năm 1991, đoàn tàu Calipso trong chương trình đi nghiên cứu một trăm dòng sông lớn nhất trên thế giới, họ đã dừng lại ở cảng Năm Căn để nghiên cứu con sông Cửa Lớn. Tất nhiên tôi không thể hiểu họ nghiên cứu những gì về con sông nầy. Riêng trong sự hiểu biết của tôi mà tôi muốn kể với chị rằng, đây là một dòng sông rất lạ, nó bắt đầu từ biển rồi lại về với biển, nghĩa là từ cửa Bồ Đề ở biển Đông đổ về cửa Ông Trang ở biển Tây. Dòng sông nầy cắt khu rừng ngập mặn Năm Căn ra làm hai mảng, một mảng giáp với đất liền, một mảng giáp với biển Đông và biển Tây như một hòn đảo gồm ba xã Đất Mũi, Viên An và Rạch Gốc. Trong chiến tranh, hòn đảo ấy lại là vùng căn cứ, là cái bến cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển, để từ cái bến ấy vũ khí được chuyển đi khắp các chiến trường. Biết được điều ấy, quân đội Mỹ mở một chiến 96 dịch gọi là Hạm đội nhỏ trên sông, cứ năm phút có một chiếc tiểu pháo hạm chạy qua dòng sông Cửa Lớn để phong toả khu rừng cho quân và đân ta chết dần trong đói khát. Dĩ nhiên là không bao lâu, hòn đảo đã hết nước ngọt và lương thực dự trữ. Bao nhiêu chuyến tiếp lương vượt sông Cửa Lớn đều bị tàu giặc bắn chìm. Người Mỹ đã không ngờ rằng, trong vòng phong toả của họ, người ta đã luộc trái mấm ăn thay cơm và dùng phương pháp nấu rượu để cất nước mặn thành nước ngọt mà uống. Kết quả của chiến dịch Hạm đội nhỏ trên sông là hàng trăm xác tàu Mỹ chìm dưới đáy sông Cửa Lớn. Bạn tôi – anh Lâm Việt Bắc – một dũng sĩ săn tàu cấp ưu tú đã từng đánh chìm hằng chục chiếc. Trận cuối cùng ngày 17 tháng 3 năm 1971, anh đã bắn chìm bốn chiếc cùng với 37 lính Mỹ tại vàm Bà Thanh, năm ấy Lâm Việt Bắc mới 17 tuổi. Do bị nhiều vết thương nặng và do bắn vượt cơ số của loại súng B40 nên anh bất tỉnh, khi đồng đội chuẩn bị làm lễ truy điệu cho anh thì mới phát hiện anh còn sống. Chẳng biết ai là người nghĩ ra việc ăn trái mấm thay cơm, chỉ biết rằng trong lúc khắc nghiệt ấy, không có trái mấm thì con người ở đây sẽ chết dần trong đói khát. Trái mấm có vị đắng, chát. Muốn ăn được phải luộc đi luộc lại năm bảy lần rồi sau đó đem nấu với đường như một loại chè đậu , phải ăn như một thứ cực hình cho nên trong đời sống bình thường chẳng bao giờ người ta xem trái mấm là một thứ nguyên liệu để chế biến thức ăn. Chiến tranh kết thúc, cộc sống sang trang với với bao nhiêu thứ bộn bề của cơm, áo, gạo, tiền và chính trị. Là một thương binh 2/4, bị mất tròng mắt phải, một vết thương chạm bên trái cột sống và hàng chục vết thương khác trên người, mỗi khi trái gió trở trời, những vết thương ấy kéo về nhắc lại cuộc chiến tranh. Nhưng chính lúc ấy, Lâm Việt Bắc lại thấy mình mắc nợ với rừng, với những đồng đội đã nằm lại rừng vĩnh viễn. Lẽ ra anh bằng lòng với công việc của một trưởng phòng tài vụ ở sở Thương binh, bằng lòng với vợ đẹp con ngoan trong một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng anh thường hay vô cớ bỏ nhà đi, lang thang về rừng ngập mặn, tìm thăm mộ đồng đội trong rừng, thăm lại những bà mẹ Năm Căn đã từng nuôi anh bằng trái mấm thay cơm. Có lần, anh trở lại sông Cửa Lớn đúng mùa phóng lao cá dứa. Mùa nầy diễn ra hằng năm vào tháng tám đến tháng mười âm lịch, khi trái mấm rụng đầy sông. Từ các sông rạch nhỏ trong rừng, trái mắm đổ về sông Cửa Lớn, con sông Cửa Lớn có nhiệm vụ đưa chúng ra bãi bồi để chúng làm người lính tiên phong đi mở đất. Chính vì lẽ ấy mà vào mùa nầy, cá dứa từ biển Đông kéo vào cửa Bồ Đề rồi hội tụ trên sông Cửa Lớn để tha hồ ăn trái mấm. Trong trái mấm có chất Alcaloid nên khi ăn no , cá dứa 97 ngủ mê nằm phơi bụng lờ đờ trên mặt nước. Người thợ săn tay cầm lao, tay lách nhẹ máy chèo xuôi êm theo dòng nước, mỗi khi thấy bụng cá dứa là ngọn lao vút đi, người thợ săn chỉ giữ lại sợi dây, cán lao bằng tre lắc lư trên mặt nước. Thế là một con cá đứa to chừng năm bảy ký được vớt lên. Chuyện ăn trái mấm thay cơm thời đánh Mỹ, chuyện săn cá dứa vào mùa trái mấm trên sông Cửa Lớn đã nãy sinh ý tưởng trong Lâm Việt Bắc một công trình nghiên cứu khoa học về cây mấm. Nhưng tiếc thay, anh lại thiếu tất cả, thiếu bằng cấp, thiếu kiến thức khoa học, thiếu tiền, thiếu sức khoẻ. Anh chẳng có gì ngoài cái giấy chứng nhận thương binh, có nghĩa là chứng nhận một tấm thân không còn nguyên vẹn, một kế toán tài vụ trình độ học vấn chưa hết lớp 11 ban đêm. Vậy mà, chị Ngân ạ ! Con người ấy rất lạ lùng và kỳ diệu, kỳ diệu đến không thể nào hiểu nổi. Có lần anh ngồi trò chuyện với Tiến sĩ Trần Đy, tổng cục phó Tổng cục Địa chất về tiềm năng khoáng sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, bất giác, ông Trần Đy hỏi : “ Anh Bắc tốt nghiệp ngành mỏ năm nào nhỉ ?” Anh Bắc lắc đầu trả lời rằng “ tôi không có học”. Ông Trần Đy không tin, ông cho rằng qua cách nói chuyện, cách dùng từ khoa học chứng tỏ Lâm Việt Bắc là một nhà địa chất có nhiều kinh nghiệm. Nhưng ở đời, cái bằng cấp trước hết lại là thước đo gía trị của kiến thức. Nếu không có nó nằm trong bộ hồ sơ xin việc thì đương nhiên anh bị xếp vào loại lao động phổ thông. Năm 1980, Lâm Việt Bắc lập dự án nghiên cứu việc sử dụng bột lá mấm làm chất dinh dưởng bổ sung cho thành phần thức ăn trong chăn nuôi công nghiệp. Anh mang đến Uy ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh để đăng ký đề tài. Tất nhiên là anh bị từ chối vì thủ tục không hợp lệ, có nghĩa là anh không có bằng cấp chuyên môn. Ngoài cái lẽ ấy, người ta tình nghi Lâm Việt Bắc bị mắc bệnh tâm thần, kiểu tâm thần của những thương binh loại nặng, hay mơ mộng đến những điều có liên quan đến chiến tranh. Người ta chế giễu anh vì cây mấm có còn lạ gì ở cái xứ nầy, nó chỉ là một loài cây vô dụng, chỉ để làm chất đốt. Ai cũng biết, rừng ngập mặn Năm Căn được xếp vào loại lớn nhất Đông Nam Á và đứng hàng thứ hai trên thế giới sau rừng Amazon Nam Mỹ. Vì vậy mà ngay sau hoà bình nó lập tức trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học lâm sinh. Tất nhiên là khoảng kinh phí nhà nước đầu tư cho các công trình ngiên cứu khoa học về khu rừng nầy không nhỏ. Năm 1983, tôi có dịp tham dự một Hội nghị khoa học cấp Quốc gia về rừng ngập mặn Năm Căn tổ chức tại sở Lâm nghiệp Minh Hải. Tại Hội nghị nầy, Dự án điều chế rừng ngập mặn Năm Căn được xem là nội dung 98 chủ yếu, đây là một công trình đầy tốn kém của nhiều nhà khoa học có tầm cở trong nước được tiến hành trong nhiều năm. Cơ sở khoa học của dự án nầy được khẳn định là : Trong quy luật diễn thế của rừng ngập mặn, sự xuất hiện đầu tiên là cây mấm. Mấm có vai trò lấn biển để ổn định đất và khi đất được ổn định thì rừng đước hình thành. Nhưng từ thế hệ rừng mấm sang thế hệ rừng đước phải mất ba mươi năm mà sự tồn tại của rừng mấm trong ba mươi năm ấy không mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, cần phải có sự tác động của con người để rút ngắn diễn thế tự nhiên. Như vậy, điều chế rừng ngập mặn, nói cho dễ hiểu là phá rừng mấm để trồng đước. Trong thời gian nầy, Lâm Việt Bắc đã bán gần hết tài sản của gia đình và đồ trang sức của vợ để đi tìm các thông số kỷ thuật có liên quan đến giá trị của cây mấm. Kết quả phân tích của Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã làm cho anh bất ngờ sung sướng đến ngất đi : Bột lá mấm có chứa 23 thành phần dinh dưỡng và hoàn toàn không có độc tố, đặc biệt trong đó có Caroten và Protein chiếm hàm lượng rất cao. Giải thích hiện tượng nầy, Lâm Việt Bắc khẳn định : Trong quy luật diễn thế của rừng ngập mặn, sự xuất hiện đầu tiên là cây mấm. Với vai trò ổn định đất, mấm mọc theo triền sông và ven biển. Chính ở môi trường nầy, cây mấm có điều kiện để hấp thụ các khóang chất trong nước biển và phù sa trẻ. Để hoàn tất công trình nghiên cứu, Lâm Việt Bắc về Năm Căn dựng lên dãy nhà ven rừng mấm bên bờ sông Rạch Rốc để làm cơ sở sản xuất thử ngiệm. Nhưng mọi thứ đều cần phải có tiền, anh sang căn cứ Hải quân ngụy đào bới sắt vụn, vỏ đạn, túi nilon chở lên thành phố Hồ Chí Minh đổi lấy thiết bị máy móc. Chính trong những chuyến đi nầy anh đã mò mẫm đến Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, gặp Giáo sư Tiến sĩ Trần Thế Thông, viện trưởng và Kỹ sư Đinh Huỳnh, chủ nhiệm bộ môn thức ăn và dinh dưỡng gia súc để nhờ họ đỡ đầu cho công trình nghiên cứu. Tháng 12 năm 1986, Giáo sư Tiến sĩ Trần Thế Thông dẫn một đoàn cán bộ chuyên môn về Cà Mau để khảo sát rừng mấm và tổ chức một Hội nghị khoa học về cây mấm. Ông nói : Từ kết quả phân tích các thành phần hoá học của bột lá mấm đến kết quả của quá trình thử nghiệm trên chăn nuôi đã cho phép chúng ta đi đến kết luận rằng, bột lá mấm đã rút ngắn được thời gian chăn nuôi gia súc gia cầm, tăng chất lượng thịt mỡ và đặc biệt là giảm tối đa các dịch bệnh. Theo tôi, công trình nghiên cứu của Lâm Việt Bắc có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước ta, đồng thời đây là một công trình khoa học có tầm cở Đông Nam Á, nếu tôi không nói rằng có tầm cở quốc tế.Vì sao vậy ? Xin thưa rằng, bột lá mấm có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn bột cỏ Medicaro và Sativa ở Châu Au, cao hơn cây Bình linh ở Malaisia và Philippin, đặc 99 biệt là nó không có độc tố, lại mọc thành rừng tự nhiên, trong khi đó hầu hết các loại bột cỏ trên thế giới đều phải đầu tư đất đai và chi phí trồng trọt nhưng chúng lại chứa một hàm lượng độc tố nhất định. Vì vậy mà bột cỏ trong chăn nuôi công nghiệp trên thế giới hiện nay vẫn còn là một vấn đề nan giải. Đối với công trình nầy, tôi biết trong thời gian qua Lâm Việt Bắc gặp không ít khó khăn . . . nhưng thôi, cái gì đã qua hãy để cho nó trôi qua, chúng ta hãy hướng tới những gì cao đẹp của một nền khoa học chân chính. Mà một nền khoa học chân chính thì không phân biệt đối xử. Nhưng ở đời, cái gì đã bị từ chối thì đừng mong bắt người ta dễ dàng thừa nhận, có chăng là sự miễn cưỡng. Xí nghiệp sản xuất bột lá mấm cuối cùng cũng ra đời bên bờ sông Cái Lớn do Lâm Việt Bắc làm giám đốc. Cái ngày khánh thành thật buồn tẻ làm sao. Anh mời không sót ai, nhưng đến dự chỉ có mấy nhà báo và mấy anh em văn nghệ sĩ. Sau buổi lễ khánh thành, nhà máy lại nằm chờ . . . dầu dể sản xuất. Chờ mãi cho đến khi nó hóa thành đống sắt vụn bên bờ sông. Mỗi lần có ai nhắc đến, người ta đổ thừa cho . . . cơ chế bao cấp. Vậy là huề. Lâm Việt Bắc bỏ rừng về nhà nằm đọc sách, thĩnh thoãng anh lại vô cớ bỏ nhà đi. Một hôm, anh gọi tôi ra quán cà phê và hỏi nhỏ : “ Mấy ngày nay mầy có nghe tin về cơn sốt đào vàng ở Cạnh Đền không ?” Tôi nói : “ Tưởng chuyện gì chớ chuyện đó rùm beng hổm rày ai mà chẳng nghe”. Lâm Việt Bắc nói : “Tao mới đi bên ấy về. Người ta nói rằng vàng ấy là của vua Gia Long, hoàn toàn không đúng. Tao phát hiện ở độ sâu chừng một mét đến một mét rưởi có những kho chứa đá quặng khổng lồ, bên cạnh đó là dụng cụ luyện vàng của Vương Quốc Phù Nam. Căn cứ vào khả năng vận chuyển thời đó thì đá quặng nầy họ chỉ khai thác ở những vùng lân cận mà thôi”. Tôi hỏi: “Tại sao anh biết đó là đá quặng?” Anh khẳn định: “Nhìn bằng mắt thường cũng đủ biết, nhưng tao đã mang ra Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phân tích rồi, hàm lượng bốn phần ngàn”. Cuối cùng anh đề nghị : “ Tao muốn tụi bây giúp tao một chuyện. Mầy, thằng Tín, thằng Dự tổ chức cho tao đi khảo sát vùng Bảy núi An Giang và một số hòn đảo ở Kiên Giang, tụi mình lấy danh là đoàn cán bộ sáng tác đi thực tế để nhờ các Hội Văn nghệ bên đó dẫn đi. Như vậy vừa đạt được mục đích, vừa giử được bí mật. Sau khi khảo sát xong, tao sẽ lập dự án khai thác và trình lên ông Kiệt, trận nầy phải làm cho thay đổi nền kinh tế đất nước mới được”. Chúng tôi gom hết tiền nhà, ứng thêm tiền lương, mượn thêm của bạn bè, mỗi thằng mua một cây búa thầu, một cây xà beng giấu trong hành lý rồi phóng lên xe đò làm một chuyến đi với niềm hy vọng làm đổi thay nền kinh tế đất nước. 100 Qua An Giang, chúng tôi rủ nhà điêu khắc Trần Thanh Phong cùng đi. Vì anh Phong là bạn bè chí cốt nên chúng tôi nói rõ mục đích của chuyến đi và dặn anh rằng, nếu có ai hỏi vì sao chúng tôi lượm nhiều đá thì anh Phong sẽ giải thích rằng anh chọn mẫu đá để làm tượng. Chúng tôi đi gần một tháng trời, từ những dãy núi trong đất liền đến các hòn đảo ngoài khơi. Anh Bắc đi trước, chúng tôi mỗi thằng một cái giỏ đệm theo sau. Anh bảo đục đâu thì chúng tôi đục đó, anh đưa cái gì thì chúng tôi lấy cái nấy cho vào giỏ đệm, chẳng biết đó là loại đá gì , nặng cở nào cũng phải vác. Có lần, tôi thấy anh Bắc đang đứng trầm ngâm như chiêm nghiệm một điều gì dưới chân Hòn Đất ở Kiên Giang, bất giác anh bảo tôi: “ Mầy tốc đám cỏ tranh trước mặt và đục hòn đá chổ đó lên xem”. Tôi ngạc nhiên hỏi lại; “ Làm sao anh biết dưới đám cỏ tranh nầy có hòn đá ?” Anh bảo: “ Thì cứ làm đi rồi biết”. Tôi đến tốc đám cỏ tranh, quả nhiên là ở dưới có một hòn đá to nằm hơi nhô lên mặt đất.Tôi liền lấy xà beng đục vào một cái, hòn đá vỡ ra, trong đá rực lên những tia kim loại màu vàng lấp lánh. Một lần khác, đang lội ngoài Bãi Chén ở Hòn Tre, bổng dưng Lâm Việt Bắc bảo tôi hốt mớ cát đen cho vào bọc, tôi làm theo trong khi anh Nguyễn Trọng Tín và Võ Đắc Dự cười bảo: “ Loại nầy ở xứ mình thiếu cha gì, lấy làm chi cho nặng”. Anh Bắc nói: “ Tao bảo lấy thì lấy đi, tụi bây biết con khỉ khô gì mà cải”. Mãi đến sau nầy khi ra Hà Nội tôi mới hiểu bọc cát ấy là gì . . . Về Cà Mau được mười hôm thì Lâm Việt Bắc gọi tôi đến bảo : “ Mầy dẫn tao đi Hà Nội gặp ông Võ Văn Kiệt . . .” Tôi không nói câu nào cả vì biết rằng đó là mệnh lệnh. Lên tới Sài Gòn, để anh Bắc ở khách sạn, tôi đến toà soạn báo Tuổi Trẻ tìm anh Nguyễn Đông Thức để hỏi thăm địa chỉ nhà ông Trần Bạch Đằng, anh Thức vừa chỉ vừa căn dặn : “ Nhà ông ấy ở 14 Phan Kế Bính, nhưng mà ông đừng khai rằng tôi cho địa chỉ nghen, cha nội đó khó dữ lắm, lỡ ông quấy rầy ổng ổng chửi nát ông nát cha tôi hết” Bảy giờ tối, tôi đứng thập thò ngoài cổng 14 Phan Kế Bính, sờ tay vào công tắc chuông mấy lần nhưng không dám bấm. Cuối cùng, tôi phải ra quán ngồi uống hai chai bia mới có thêm can đảm. Bây giờ thì tôi không hiểu rằng do hai chai bia hay do ông Trần Bạch Đằng dễ tính, ông ngồi say mê nghe tôi kể về Lâm Việt Bắc. Cuối cùng ông kết luận: “ Chuyện cũng không có gì ghê gớm, bởi trên thế giới nầy có tới sáu mươi phần trăm mỏ vàng do các nhà địa chất nghiệp dư tìm ra, hai mươi phần trăm do chó tìm, các nhà khoa học chỉ tìm được có hai mươi phần trăm thôi. Vấn đề là chúng ta xử lý vụ nầy như thế nào. Ngày 101 mai mầy dẫn Lâm Việt Bắc lại đây cho tao biết mặt một cái rồi tụi bây đi ngay ra Hà Nội gặp anh Tám Kiệt vì chuyện nầy chỉ có anh Tám mới giải quyết được, tao sẽ gọi điện ra báo cho ảnh hay trước” Hôm sau, sau khi mua vé tàu hỏa xong, tôi đưa Lâm Việt Bắc đến trình diện ông Trần Bạch Đằng, ông gìa nhìn Lâm Việt Bắc rất lâu rồi lặng người đi vì xúc động, ông vỗ vai anh và hỏi: “ Sức khoẻ thế nào ?” Về khách sạn chuẩn bị hành lý lên tàu tôi mới hay rằng không còn đủ tiền để ăn uống dọc đường. Giữa đất Sài Gòn biết vay mượn của ai ? Đang xúc mồ hôi hột lại gặp quế nhơn : nghệ sĩ Lâm Quang Tèo xất hiện, lúc nầy hắn đang là sinh viên khoa đạo diễn sân khấu, hắn đi học bằng xe du lịch nhưng trong túi thì không bao giờ có tiền. Khi tôi ra lệnh cho hắn phải kiếm thêm tiền cho chúng tôi đi Hà Nội, hắn cười như điên và chửi thề một tiếng: “ Đ.m. Đi lo chuyện làm giàu cho đất nước mà không có đủ lộ phí là sao? Thôi được rồi, đợi tao mười lăm phút, tao mang tiền tới rồi đưa tụi bây ra ga luôn”. Đúng mười lăm phút sau hắn quay lại, ném một cọc tiền lên giừơng: “Nè mấy cha ! Con bồ mới tặng cái quần gin chưa mặc giờ phải đem bán. Ra Hà Nội nhớ báo cáo chuyện nầy với ông Kiệt để mai mốt đào được mỏ vàng rồi tính tóan lại với tao” Đến lúc tàu chạy, hắn đứng vẫy tay mà miệng vẫn còn la vang câu ấy. Ba ngày sau, chúng tôi có mặt tại nhà chú Sáu Dân vào buổi sáng.Ông già ra bắt tay chúng tôi trong nụ cừơi sảng khoái. “ Nghe nói tụi bây đi bằng xe lửa phải không ?” “ Dạ phải”. “ Rồi tụi bây định về bằng cái gì?” “ Dạ chắc cũng bằng xe lửa”. “Ví dụ như có máy bay thì tụi bây có chịu đi không?” Rồi ông già lại cười vang lên. Suốt ngày hôm ấy, chú Sáu ngồi nghe Lâm Việt Bắc kể về giá trị kinh tế của rừng mấm, về nguồn lợi khoáng sản của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cuối cùng chú quay sang nói với anh Tuấn thư ký riêng: “ Cậu làm ngay công văn gởi cho tỉnh An Giang và Kiên Giang bảo họ tạm đình chỉ việc khai thác đá xây dựng chờ ý kiến của Tổng Cục Địa chất. Sáng mai cậu đưa hai bạn nầy sang làm việc với Tổng Cục Địa chất, sau đó quay về đây gặp tôi”. Trong bửa cơm chiều, chú Sáu nói với Lâm Việt Bắc: “ Đất nước đang kẹt tiền, gặp mầy hên quá. Tao sẽ chỉ đạo cho khai thác gấp vài mỏ để xoay sở” . Sáng hôm sau, anh Tuấn đưa chúng tôi sang Tổng Cục Địa chất gặp Tiến sĩ Trần Đy, tổng cục phó. Sau khi nghe Lâm Việt Bắc trình bày những phát hiện về khóang sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ông Trần Đy yêu cầu được xem mẫu. Đầu tiên, Lâm Việt Bắc đưa ra bọc cát đen mà anh bảo tôi lấy ở Bãi Chén, Hòn Tre. Ông Trần Đy mở ra xem rồi nói: “ Cái 102 nầy là Titan, xuất khẩu được đấy anh ạ, nhưng họ mua rẽ lắm, một tấn chỉ có hai chục đôla, không đủ chi phí khai thác”. Lâm Việt Bắc nói : “Anh xem kỹ lại đi, trong đó Titan chỉ ít thôi, chủ yếu là Radium”. Nghe nói thế, ông Trần Đy bổng giật mình đưa mắt ra hiệu cho người trợ lý, hai người mang bọc cát đến gần cửa sổ mở ra xem. Xong họ quay lại với nét mặt rạng rỡ khác thường : “ Đúng rồi ! Radium ! Tuyệt vời anh ạ !” . Lâm Việt Bắc lấy tiếp mẫu thứ hai, mẫu đá có những tia kim loại màu vàng lấp lánh. Ông Trần Đy bổng hô to : “ Ôi giời ơi ! Vàng ! Thế nầy là giàu to rồi anh ạ !” Rồi anh hỏi Lâm Việt Bắc: “Thế anh đã cho phân tích chưa ?” “ Dạ rồi anh ạ”. “Bao nhiêu?” “ Dạ bốn phần ngàn”. “Không, thế nầy thì không thể bốn phần ngàn được, hơn nhiều !” Trao đổi một lúc, ông Trần Đy hỏi : “ Anh Bắc học ngành mỏ năm nào nhỉ ?”. Lâm Việt Bắc ngập ngừng nói : “ Dạ tôi không có học anh ạ”. Anh Tuấn tiếp lời: “ Anh ấy là thương binh, chỉ học hết cấp ba ban đêm thôi anh ạ, chính vì vậy mà chú Sáu rất quý”. Ông Trần Đy trố mắt nhìn Lâm Việt Bắc: “ Vậy mà nãy giờ tôi cứ tưởng anh là một nhà địa chất giàu kinh nghiệm, đặc biệt là anh dùng từ khoa học rất chính xác”. Ngẫm nghĩ một lúc, ông Trần Đy nói tiếp: “ Vậy là trong người anh có dòng từ trường sinh học”. Chúng tôi về đến nhà thì chú Sáu đã ra đón ngoài cửa, ông nôn nóng hỏi: “ Làm việc bên ấy thế nào?” Anh Tuấn nói : “ Rất tuyệt vời chú ạ, họ đánh giá rất cao những phát hiện của anh Bắc, họ cho rằng anh thuộc loại trường sinh học”. Ông già hỏi : “ Cách xử lý của họ ra sao?”. “Dạ, họ sẽ chỉ đạo cho Liên Đoàn Địa chất 6 ở Sài Gòn làm việc với anh Bắc”. Ông già tỏ vẽ không vừa ý : “ Tại sao họ không làm việc trực tiếp mà lại giao cho Liên Đoàn 6, đi lòng vòng coi chừng hư bột hư đường hết”. Chúng tôi về Sài Gòn gặp Liên Đoàn trưởng Liên Đoàn Địa chất 6 Nguyễn Xuân Bao. Ông tiếp chúng tôi rất lạnh nhạt. Sau khi xem công văn của phó Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng và của Tổng cục Địa chất, ông nói : “ Việc nầy lẽ ra ngay từ ban đầu các anh đến báo với chúng tôi, các anh không đến, lại đi dùi vào cơ quan quyền lực, sẽ chẳng có lợi gì cho các anh cả”. Chúng tôi bị thất vọng chẳng biết phải nói gì, đành ngồi im lặng. Ông Bao lạnh lùng nói tiếp : “ Thôi được, các anh về đi, vài hôm nữa tôi cho người xuống”.Chị Dạ Ngân ! Tôi sẽ không kể tiếp những chuyện xảy ra sau nầy giữa chúng tôi với hai kỷ sư của Liên Đoàn Địa chất 6. Bởi một vài cá nhân không thể huyền bí hoá một nền khoa học của nước nhà. Chỉ tội cho Lâm Việt Bắc, sau cú xốc ấy anh không còn chổ nào để gởi gấm lòng tin. Đến năm 1990, khi đất nước mở cửa, anh lên Sài Gòn làm ăn với hy vọng tìm đối tác để đầu tư cho chương trình chiếc xuất protein từ lá mấm. 103 Nhưng rồi lực bất tòng tâm, làm ăn bị phá sản, bị vào tù vì thiếu nợ. Vợ anh cũng đã bán nhà lên Sài Gòn, giờ không biết trôi giạt nơi đâu. Có người nói gặp anh cất chòi ở hòn Phú Quốc, có người lại nói anh lên Tây Nguyên sống với đồng bào dân tộc. Nhưng dù ở đâu đi nữa, tôi hy vọng rằng, nếu tình cờ đọc được những dòng nầy, anh hãy liên lạc với tôi. Cà Mau, tháng 5 năm 2000 104 Đau thương trên đất Cà Mau .ĐÔI DÒNG NHẬT KÝ: Chiều thứ bảy, ngày 1 tháng 11: Tòa soạn nhận được một phong thư, bên ngoài có hàng chữ đỏ: mời họp hỏa tốc. Bên trong là hai công văn của Uy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, mang số 905 và 906. Công văn 905 mời các cơ quan báo chí có mặt tại văn phòng Uy ban Nhân dân vào 13 giờ 30 ngày thứ hai, 3/11 để được Chủ tịch tỉnh hướng dẫn nội dung tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XI sẽ khai mạc vào ngày 6/11. Công văn 906 mời đại diện các Ban ngành tỉnh , Phó chủ tịch và trưởng phòng giáo dục các huyện thị, phóng viên báo chí địa phương và trung ương thường trú tại Cà Mau… có mặt tại văn phòng Uy ban Nhân dân tỉnh vào 6 giờ sáng thứ ba 4/11 để dự cuộc họp tổng kết đợt xây dựng 500 phòng học phục vụ cho khai giảng năm học mới 1997-1998. Tối thứ bảy, ngày 1 tháng 11: Thông báo số 1 của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Cà Mau : “ Hồi 7 giờ sáng hôm nay, ngày 1 /11/97, áp thấp nhiệt đới có vị trí trung tâm ở vào khoảng 7,5- 8,5 độ vĩ bắc, 113,o- 114,0 độ kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở gần trung tâm lên cấp 7 tức là từ 60-65 km/h, cách quần đảo Trường Sa khoảng 180 km về hướng Đông- Đông Nam. Dự báo trong 24 giờ tới áp thấp nhiệt đới di chuyển về phía Tây với tốc độ khoảng 20km/h,và có khả năng mạnh lên thành bão. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Cà Mau yêu cầu các phương tiện tàu thuyền đang khai thác biển hãy tìm nơi trú ẩn. Tàu còn ở trong sông không ra biển. Các địa phương có ý thức bảo vệ tài sản khi có mưa to gió lớn. Đề nghị theo dõi diễn biến tin về áp thấp nhiệt đới. Các cấp chính quyền, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp có kế hoạch sẵn sàng ứng phó khi có bão gần”. Trưa chủ nhật, ngày 2 tháng 11: Trời bắt đầu mưa to gió lớn, hàng dừa trước cửa ngã nghiêng, cây bàng lật gốc, một vài căn nhà bị tốc mái, điện cúp, không biết có phải đây là bão hay không? 40 tuổi đời, tôi chưa bao giờ thấy bão. Hỏi người lớn tuổi xung quanh, cũng không ai biết. Chiều chủ nhật 2 tháng 11: “ Mời các bạn nghe tin báo khẩn cấp cơn bão số 5. Hồi 13 giờ chiều nay mồng 2 tháng 11, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 8.5 độ vĩ bắc, 108,3 độ kinh đông, cách bờ biển Bạc Liêu- Cà Mau khoảng 100 km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10 tức 105 là từ 75 đến 102 km/h. Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 5 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc một giờ đi được khoảng 20 km. Như vậy , chiều và đêm nay bão số 5 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Bà Rịa-Vũng Tàu- Do ảnh hưởng của cơn bão , ở vùng biển ngoài khơi từ Bà Rịa-Vũng tàu đến Cà Mau có gió bão mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9,cấp 10, giật trên cấp 10,biển động rất mạnh , các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Bà Rịa Vũng Tàu ,chiều tối và đêm nay, gió bão mạnh dần lên cấp 7, cấp 8,vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10. Ở vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan, đêm nay và ngày mai có gió bão mạnh ấp 7, cấp 8. Vùng gần tâm bão cấp 9 cấp 10, giật trên cấp 10, biển động rất mạnh, ở các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ có mưa to đến rất to. Ở vùng ven biển các tỉnh từ Bà Rịa Vũng Tàu đến Cà Mau cần đề phòng nước dâng cao 3 mét rưởi đến 4 mét rưởi “. Tối chủ nhật 2 tháng 11: Điện cúp. Trời tối đen, gió mạnh và giật dữ đội. Vào lúc 21 giờ tôi ghi âm lại bản tin”bão khẩn cấp” của Đài tiếng nói Việt Nam rồi mở lại cho đồng chí Tổng biên tập nghe qua điện thoại và cùng theo dõi việc chuẩn bị cử phóng viên đi theo các đoàn chống bão lụt . 21 giờ 30 tôi gọi điện thoại xuống các huyện và các xã vùng ven biển, hầu hết đường dây đã mất liên lạc. Lúc này, tôi bắt đầu đã ý thức được sự nguy hại của cơn bão số 5 đang hoành hành tại Cà Mau . Sáng thứ hai, ngày 3 tháng 11: Mưa lớn, một số đường trong thị xã bị ách tắc giao thông vì cây ngã, cột điện gãy. Tại trụ sở UBND Tỉnh, hàng bạch đàn trước sân nằm sấp lớp, nhà xe bị sập. Tôi bước vào trong đã hơn 8 giờ sáng mà văn phòng vẫn còn vắng lặng , bất ngờ gặp chị Năm Niêm, Giám đốc Sở Thương mại và du lịch với nét mặt buồn lạnh,chị lắc đầu nói: -Không có ai trong đó đâu, đừng vô mắc công. Mấy anh lãnh đạo đi xuống các huyện từ sáng sớm rồi. -Chị có nghe thông tin gì không ? Tôi hỏi -Chưa nghe nguồn tin nào chính xác vì điện thoại ở các huyện bị mất liên lạc, chỉ biết sơ bộ là 12 ngàn căn nhà bị sập, 600 tàu biển chưa vào đất liền. Trưa thứ hai, ngày 3/11: Tôi bước lên phòng họp A của văn phòng UBND tỉnh theo công văn 905. Cũng đúng giờ giấc và vị trí ấy nhưng thành phần tham dự và nội dung cuộc họp thì khác . Anh Ba Cầu, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn báo cáo: -Toàn bộ hệ thống trường học ở huyện Cái Nước bị thiệt hại nặng trong đó có 450 phòng học bị bão xóa sạch. Nhà dân bị thiệt khoảng 90%. Riêng các cửa biển từ Cái Đôi Vàm đến Rạch Chèo, hầu như không còn sót căn nào. 106 Chiều thứ hai, ngày 3 tháng 11: Tòa soạn nhận được thông báo của Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau, một văn bản hành chính mà sao giống như một bản tin buồn. Ngày 25/10/97 Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Cà Mau có thông báo số 17-TB/TU triệu tập đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XI vào các ngày 6,7 và 8/11/97. Nay trước tình hình thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản do cơn bão số 5 gây ra. Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Cà Mau quyết định hoãn thời gian đại hội nói trên và sẽ tiến hành Đại hội vào thời điểm thích hợp để có thời gian toàn Đảng, toàn quân trong tỉnh dồn sức quyết tâm khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra , sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân trong tỉnh “. NHỮNG BUỔI CHIỀU TANG TÓC Chiều thứ ba, ngày 4/11, con số thống kê tạm thời: -Chết 28 người , bị thương 367 người, mất tích 622 người, 42.156 căn nhà bị sập, 75.085 căn nhà bị hư hỏng, 1.650 phòng học bị sập, 1.900 phòng học kiên cố bị hư hỏng, 144 tàu đánh cá bị chìm và 604 chiếc mất tích, 68.000 ha đất nuôi tôm bị thiệt hại, 600 miệng đáy hàng khơi bị bão cuốn mất v.v… tổng giá trị thiệt hại ước tính là 1.783 tỷ đồng . Chiều thứ tư, ngày 5/11 -Chết 64 người, bị thương 373 người, mất tích 202 người, 49.086 căn nhà bị sập, 75.085 căn nhà bị hư hỏng, 2989 phòng học bị thiệt hại, 278 tàu cá bị chìm và 195 tàu bị mất tích, 30.000 ha rừng bị thiệt hại nặng, 50.000 ha lúa bị thiệt hại từ 50% trở lên v.v… Chiều thứ 5, ngày 6/11 -Chết 93 người, bị thương 373 người, mất tích 734 người, 56.291 căn nhà bị sập, 79.054 căn nhà bị hư hỏng, 3.190 phòng học bị thiệt hại, 328 tàu đánh cá bị chìm, 353 tàu bị mất tích, 91.000 ha đất nuôi tôm bị thiệt hại v.v… Chiều thứ sáu, ngày 7/11 -Chết 132 người, bị thương 412 người, mất tích 260 người, 1.974 phòng học bị sập và 2.203 phòng bị tốc mái hư hỏng , 366 tàu chìm và 259 tàu mất tích, 695 hàng đáy bị bão cuốn trôi . Chiều thứ bảy , ngày 8/11 -Chết 141 người, bị thương 464 người, mất tích 273 người, 429 tàu cá bị chìm và 206 tàu bị mất tích, 3.895 miệng đáy bị nước cuốn trôi. 40.570 ha rừng bị thiệt hại , 45 cống thủy lợi bị phá vỡ, 82 km đê biển và 131 km đê sông bị hư hỏng nặng vân vân và vân vân . Ước tính thiệt hại vật chất là 2.500 tỷ đồng . Cứ thế những con số thệt hại cứ kéo dài theo những buổi chiều u ám . Tại văn phòng UBND tỉnh- nơi làm việc của Ban chỉ huy phòng 107 chống bão, không khí nặng nề khó thở, gương mặt đồng chí chủ tịch UBND Tỉnh lúc nào cũng ủ dột, mắt đỏ hoe như người chủ tang gia. Khách trong nước, khách nước ngoài cứ liên tục đến, nhưng cái bắt tay kèm theo những ánh mắt chia buồn và những đồng tiền cứu trợ đầy nặng nghĩa tình được gửi đến . Trước cửa phòng vi tính, vào cuối mỗi ngày ,các phóng viên báo chí chen nhau chờ đợi nhưng đáp số dừng lại trên màn hình dù biết rằng đó là những con số đau thương. Nhưng con số cứ tăng dần , tăng dần không cách nào cưỡng lại . Mà làm sao cưỡng lại được vì đó là sự thật . Làm sao cưỡng lại được vì đó là BÃO TÁP. Đã là bão táp thì thiệt hại đâu thể tính bằng vi tính . QUÊ HƯƠNG BÂY GIỜ NHƯ THẾ NÀY SAO? Đi trên sông rạch Cà Mau, nhìn sự đỗ nát của nhà cửa,cây cối hai bên bờ sông mà lòng người quặn đau như dao cắt. Quê hương bây giờ như thế này sao? Chúng tôi đi hàng trăm cây số trên các tuyến sông từ Cái Tàu qua sông Ông Đốc ,Phú Tân, Rạch Chèo,Tam Giang, Đầm Dơi, Đất Mũi… để rồi chỉ hỏi lòng mình một câu như thế ! Trời thì mưa dầm dề mà cỏ cây thì úa màu tang tóc. Lau sậy thì bầm dập. Dừa nước thì tưa tải, rừng chồi thì trụi lá, cây to thì gãy cành, lật gốc. Chúng tôi đến Lâm ngư trường Tam Giang III, nơi đây còn lại 500 ha rừng đước nguyên thủy, một khu rừng duy nhứt của tỉnh Cà Mau được gọi là rừng giống, được giữ gìn nghiêm ngặt vì nó cung cấp trái đước cho kế hoạch khôi phục hàng chục ngàn ha rừng ngập mặn của tỉnh nhà. Vậy mà bây giờ cảnh tượng của khu rừng giống như một trận bom vừa đi qua. Từng thân cây gãy đỗ gục ngã, nằm chồng chéo lên nhau. Có những thân cây to đến một người giang tay ôm không hết. Vậy mà bão giật chúng gãy ngang như sét đánh . Nhìn khu rừng bị xóa sổ, tôi hỏi thiệt hại bao nhiêu, anh Hai On, giám đốc Lâm ngư trường nói gọn : -Khoảng 40 tỷ. -Để tái tạo khu rừng như thế này, phải mất bao nhiêu năm? -Khoảng 40 năm -Rừng giống mất rồi, từ nay lấy đâu ra trái đước để khôi phục rừng ngập mặn? Anh không trả lời tôi mà chỉ thở dài. Như vậy con số 40 tỷ đâu có thể đo được mức độ thiệt hại của 500 ha rừng nguyên thủy, trong khi diện tích rừng bị thiệt hại trong toàn tỉnh đã lên đến 40.000 ha . Vẫn chưa hết, rừng trụi lá, lá thúi làm chết cá tôm. Nước thúi từ trong rừng đổ ra, đen quánh các dòng kinh, bốc lên nồng nặc. Anh Quang Minh Nhật, phóng viên báo Thanh Niên nói như tổng kết . 108 -Lên rừng thì ngửi mùi thúi của lá cây, xuống biển thì ngửi mùi thúi của xác người. Thử hỏi trên trái đất này có trận bão nào khủng khiếp thế không ? ƯỚC GÌ “ BỎ CỦA LẤY NGƯỜI “ Dọc theo hai bên bờ sông Tam Giang và Kinh 17 có hàng ngàn hộ dân nghèo sống trong căn chòi lá với chiếc xuồng câu. Cơn bão đi qua, tất cả chỉ còn lại hai bàn tay trắng . Chúng tôi gặp bà Quách Ngọc Anh trong tình cảnh ấy, bà bị mất hồn đến nổi không nhớ mình có mấy đứa con, không nhớ mình bao nhiêu tuổi. Người ta cho biết bà khoảng ngoài 40 tuổi có 11 đứa con, hai vợ chồng sống nghề câu cá dứa trên sông Tam Giang. Bão đã cuốn sạch của bà tất cả những gì gọi là “ tài sản” kể cả phương tiện sống duy nhất là chiếc cần câu. Trời ơi! Rồi đây hàng ngàn gia đình ấy sẽ về đâu khi hiện tại đã trắng tay trong cảnh màn trời chiếu đất . Xóm rạch Chèo , một cửa biển sung túc vừa được hình thành cách mấy năm nay, có thể gọi đây là một trong những cụm kinh tế của huyện Cái Nước. Vậy mà trong một đêm bỗng hóa ra bình điạ. Chị Ngọc Nữ một chủ doanh nghiệp kinh doanh hàng thủy sản giàu có nhất nơi này, thoáng chốc đã trở thành tay trắng, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần. Chị nói: “ Tôi bị thiệt hại gần 500 triệu đồng. Mấy ngày đầu chỉ biết khóc. Nhưng mấy ngày nay thấy cảnh bà con chết chóc tang thương, nghĩ lại dù sao mình cũng chỉ mất của, còn người …” Ôi! Giá như tất cả chỉ mất của còn người sau cơn bão… Nhưng làm sao mà “ giá như” được khi trước mắt chúng tôi người thiếu phụ 39 tuổi- Chị Phan Thị Lệ, ấp Rạch Tàu xã Đất Mũi đang ngồi gào thét dưới sàn nhà, chị đã bị mất cả của cải lẫn người thân. Bão đã cướp của chị 1 chiếc ghe biển, 20 miệng đáy trị giá 300 triệu đồng cùng với người chồng và 2 đứa con trai.Nhưng đâu chỉ có thế, trên chiếc ghe ấy còn có cả 6 người bạn chòi cùng mất tích . Chị lập một bàn hương án trước cửa nhà ngày đêm khấn nguyện “ nếu chồng con trở về, tôi sẽ xuống tóc” Một ông lão ngồi cạnh chị nói với chúng tôi : -Tội nghiệp nó, chín năm trước , thằng Hiển, chồng trước của nó cũng chết ngoài biển. Giờ đến thằng chồng sau . Chị Nguyễn Thị Tụi, 41 tuổi , một trong những chủ tàu giàu có ở cửa biển sông Đốc. Nhà chị có đến 3 chiếc ghe lưới đèn trị giá gần 2 tỷ đồng. Vậy mà, tất cả đều ra đi cùng với 23 thuyền viên, trong đó có chồng chị- anh Trương Tấn Hòa- và người con rễ- Trần Minh Hiếu. Vợ của Hiếu- Cô Trương Việt Tân- 22 tuổi, vừa mới sinh con, giờ trở thành 109 quả phụ, đồng cảnh ngộ với mẹ mình. Có lẽ từ nay, biển sẽ trở thành tiếng ru buồn đối với hai mẹ con người quả phụ ấy đến suốt cuộc đời . Ở cửa sông ông Đốc, mỗi ngày có hàng trăm người, đứng chen chân nhìn ra biển để ngóng trông tin tức của người thân đang mất tích . Dưòi bờ sông, mỗi ngày có vài chục xác người được chở về từ biển. Nhưng những xác chết đã trở nên vô thừa nhận bởi đã sình trương, biến dạng, không còn lại dấu vết gì để người thân nhận dạng người thân. Tôi gặp má Nguyễn Thị Mười ở Mỹ Tho xuống đây tìm kiếm con mình. Má nói, con má tên Trần Đức Lợi, bên tai trái có đeo một chiếc bông tai. Hai ngày qua, má cứ lật tìm chiếc bông tai trên gần 30 thi thể. Đến ngày thứ ba, người ta thấy má gào lên : -Con ơi là con! Trời ơi tôi chỉ có một thằng con trai duy nhất . Má chỉ nói được bao nhiêu đó rồi ngất xỉu. Những người đồng cảnh ngộ xúm lại dìu má đến gò đất khô và cạo gió cho má. Tất cả đều khóc, không biết rằng họ khóc cho ai. Một thiếu phụ ngồi kế bên , úp mặt xuống đầu gối nức nở :” Anh ơi. Dù anh có chết đi cũng phải về đây cho em chôn cất đàng hoàng …” Tôi rời cửa sông Đốc trước cảnh tượng ấy trong một cơn mưa tầm tả, mưa trắng xóa cả một vùng biển, vùng trời. Cứ tưởng như những ngày sau cơn bão, nước mưa hòa trong nước mắt của hàng vạn con người, mà đâu chỉ riêng gì trên đất Cà Mau . Hỡi các thế hệ mai sau! Xin nhớ cho rằng từ nay ,những giọt nước tinh khôi lấy lên từ lòng đất. Trong đó có lẫn nước mắt của một lớp người ./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoiniemuminhha_6773.pdf
Tài liệu liên quan