TÓM TẮT
Mục tiêu: Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự tương quan giữa acid uric huyết thanh với mức độ tăng huyết áp (THA) và tổn thương cơ quan đích. Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân THA và người khỏe mạnh (không THA).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại bệnh viện Đại học Y và Dược bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở người ≥40 tuổi. Có 736 bệnh nhân (bao gồm 375 người THA và 361 người không THA).
Kết quả: Nồng độ trung bình acid uric huyết thanh ở người không THA là 301.1±56.7mol/L. Tần suất tăng acid uric là 18%. Nồng độ trung bình acid uric ở bệnh nhân THA là 394.1±72.2 mol/L.Tần suất tăng acid uric là 63%. Nồng độ acid uric huyết thanh thay đổi theo giới, nam cao hơn nữ, trị số lần lượt là 401±62.4 mol/L so với 384±59.5 mol/L với p < 0,001, và có sự tương quan thuận, chặt với dày thất trái (hệ số tương quan r=0,61), phân độ THA (r=0,7), đạm niệu vi thể (r=0,63) và creatinine máu (r=0,63).
Kết luận: các kết quả trên cho thấy nồng độ acid uric là 1 yếu tố độc lập, dấu ấn về tổn thương tim mạch.
NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
16 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
TÓM TẮT
Mục tiêu: Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự tương quan giữa acid uric huyết thanh
với mức độ tăng huyết áp (THA) và tổn thương cơ quan đích. Mục tiêu nghiên cứu là
khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân THA và người khỏe mạnh
(không THA).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại
bệnh viện Đại học Y và Dược bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở người ≥40 tuổi. Có
736 bệnh nhân (bao gồm 375 người THA và 361 người không THA).
Kết quả: Nồng độ trung bình acid uric huyết thanh ở người không THA là
301.1±56.7mol/L. Tần suất tăng acid uric là 18%. Nồng độ trung bình acid uric ở
bệnh nhân THA là 394.1±72.2 mol/L.Tần suất tăng acid uric là 63%. Nồng độ acid
uric huyết thanh thay đổi theo giới, nam cao hơn nữ, trị số lần lượt là 401±62.4
mol/L so với 384±59.5 mol/L với p < 0,001, và có sự tương quan thuận, chặt với
dày thất trái (hệ số tương quan r=0,61), phân độ THA (r=0,7), đạm niệu vi thể
(r=0,63) và creatinine máu (r=0,63).
Kết luận: các kết quả trên cho thấy nồng độ acid uric là 1 yếu tố độc lập, dấu ấn về
tổn thương tim mạch.
ABSTRACT
STUDYING SERUM URIC ACID CONCENTRATION IN HYPERTENSIVE
PATIENTS
AND HEALTHY PEOPLE
Chau Ngoc Hoa, Le Hoai Nam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of
No 1 - 2009: 87 - 91
Purposes: The recent studies showed that there was a correlation between
hyperuricemia with blood pressure level and target organ damage. The aim of study is
to observe serum acid uric concentration in hypertensive patients and healthy subjects
(without hypertension).
Research design and methods: This cross-sectional study was performed in the
Nhan Dan Gia Dinh hospital and Medical University Center on participants above 40
years old. There were 736 patients (375 hypertensive patients and 361 healthy
subjects).
Results: The mean serum uric acid concentration in non-hypertensive group was
301.1±56.7 mol/L. The prevalence of hyperuricemia in this group was 18%. The
mean serum uric acid concentration in hypertensive group was 394.1±72.2 mol/L.
The prevalence of hyperuricemia in this group was 63%. The serum uric acid
concentration in hypertension varied by sex, it was higher in men than women,
401±62.4 mol/L versus 384±59.5 mol/L, respectively (p<0.001) and had a strong
positive correlation with left ventricular hypertrophy (r=0.61), high blood pressure
grade (r=0.7), microalbuminuria (r=0.63) and serum creatinine (r=0.63).
Condusion:theses results support the role of serum uric acid as an independant,
marker of cardiovascular damage
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh là một trong những xét nghiệm thường qui ở
bệnh nhân tăng huyết áp (THA), xét nghiệm này không chỉ giúp cho việc chọn lọc
thuốc điều trị, theo dõi tác dụng phụ của thuốc điều trị mà còn phản ánh được tiên
lượng bệnh tăng huyết áp(2).
Thật vậy, từ thập niên 80 của thế kỷ 19, Mohamed(9) đã ghi nhận sự liên quan giữa
THA và tiền căn gia đình về tăng acid uric, 20 năm sau Kylin mô tả mối liên quan
giữa THA, tăng acid uric và tăng đường huyết, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự
gia tăng acid uric có liên quan đến tổn thương cơ quan đích(1,4,7).
Chúng tôi tiến hành khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân THA và
người không THA tại BV. Đại học Y Dược và BV. Nhân Dân Gia Định.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh và tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh ở người
bình thường > 40 tuổi.
Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh và tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh ở bệnh
nhân THA > 40 tuổi.
Khảo sát sự liên quan acid uric huyết thanh theo giới, tuổi, phân độ THA, dầy thất
(T), đạm niệu vi thể và creatinine máu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả, cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân > 40 tuổi khám tại BV.ĐHYD và BV. NDGĐ, gồm 2 nhóm:
Nhóm có THA: Bệnh nhân > 40 tuổi được chẩn đoán và điều trị tại BV. ĐHYD và
BV. NDGĐ
Nhóm không có THA: Bệnh nhân > 40 tuổi đến khám sức khỏe tại BV.ĐHYD và
BV. NDGĐ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Nhiễm trùng cấp
Các bệnh hệ thống
Đợt Gout cấp
Nghiện rượu
Suy giáp, cường giáp
Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân được khám và ghi nhận xét vào mẩu bệnh án, các xét nghiệm được thực
hiện trong 1 tuần đầu.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0 và được trình bày dưới dạng trung bình
cộng độ lệch chuẩn
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trong 3 năm từ 09/2003 đến 09/2006, bao gồm 736 bệnh
nhân (375 bệnh nhân THA và 361 người không THA).
Đặc điểm dân số ghi nhận như sau
Bảng 1: Phân bố theo giới
Giới THA
Không
THA
YNTK
Nam 172 164 NS
Nữ 203 197 NS
Tổng cộng 375 361
Không có sự khác biệt có YNTK giữa bệnh THA và không THA.
Số bệnh nhân THA ở nữ cao hơn nam nhưng chưa có YNTK.
Bảng 2: Phân bố theo tuổi và giới
Nam Nữ
Nhóm
tuổi THA
Không
THA
THA
Không
THA
YNTK
40 – 49 11 09 08 08 NS
50 – 59 66 64 74 69 NS
60 – 69 61 59 80 79 NS
> 70 34 32 40 41 NS
Không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi ở nam và nữ ở cả 2 nhóm nghiên cứu.
Bảng 3: Đặc điểm dân số tăng huyết áp
Đặc điểm Nam Nữ YNTK
Tuổi
59
2,34
60
3,2
NS
BMI
21,8
0,67
22
0,33
NS
Huyết áp tâm thu
(mmHg)
162
4,14
157
6,7
NS
Huyết áp tâm
trương (mmHg)
99
1,82
95
2,3
NS
Creatinin/máu
(mmol/L)
98
3,25
96
6,4
NS
Micro albumin niệu 24 8,4 26 NS
(mg/L) 2,8
Chỉ số Sokolow
Lyon (mm)
39
1,14
37
2,3
NS
Acid uric huyết
thanh (mmol/L)
401
62,4
384
59,7
p<0,001
Đặc điểm về nồng độ acid uric
Nồng độ trung bình acid uric huyết thanh ở nam cao hơn ở nữ khác biệt với p < 0.001
Bảng 4: Nồng độ aicd uric huyết thanh trung bình ở bệnh nhân THA và không THA
Acid uric huyết
thanh (mmol/L)
p
Tăng huyết áp 394,1 72,7
<
0,001
Không tăng
huyết áp
301 56,7
<
0,001
Bệnh nhân THA có trị số trung bình acid uric huyết thanh cao hơn người không THA
với p < 0,01.
Bảng 5: Tần suất tăng acid uric huyết thanh ở bệnh nhân THA và không THA.
Dân số Acid uric huyết thanh
Bình
thường
Tăng
Tăng huyết áp 37% 63%
Không tăng huyết
áp
72% 18%
Tần suất tăng acid uric huyết thanh ở bệnh nhân THA cao hơn người không THA p <
0,001.
Tần suất acid uric huyết thanh ở bệnh nhân THA là 63%.
Bảng 6: Nồng độ trung bình acid uric huyết thanh ở bệnh nhân THA theo tuổi và giới
THA Không THA Nhóm
tuổi Nam Nữ Nam Nữ
40-49
405
33,4
376
28,9
299,4
62
249
33,4
50 – 59
490
27,3
378
33,5
324 59
280
60,7
60 – 69
484
44,5
344
42,6
330,3
63
285
39,5
THA Không THA Nhóm
tuổi Nam Nữ Nam Nữ
> 70
490
47,5
370
68
354 78
268,4
66
Bảng 7: Nồng độ trung bình acid uric huyết thanh và phân độ THA
Mức độ
THA
Trị số acid uric huyết thanh
(mmol/L) (trung bình độ
lệch chuẩn)
P
THA
độ 1
378 54,3
THA
độ 2
402 61,1
<
0,001
Bệnh nhân THA độ II có nồng độ trung bình acid uric huyết thanh cao hơn nhóm
bệnh nhân THA độ I với p < 0,001
Bảng 8: Nồng độ trung bình acid uric huyết thanh và dầy thất trái
Dầy thất
trái
Trị số acid uric huyết
thanh (mmol/L) (trung
bình độ lệch chuẩn)
P
Có dầy 396 60,3
Không có
dầy
314 39,4
<0,001
Bảng 9: Nổng độ acid uric huyết thanh và đạm niệu vi thể
Đạm niệu vi thể
Trị số acid uric
huyết thanh
(mmol/L) (trung
bình độ lệch
chuẩn)
P
Có đạm niệu vi thể 401 50,9
Không có đạm niệu
vi thể
304 60,8
<
0,001
Bảng 10: Nồng độ acid uric huyết thanh và chế độ điều trị lợi tiểu
Chế độ điều trị
Trị số acid uric
huyết thanh
(mmol/L)
(trung bình độ
lệch chuẩn)
P
Có thuốc lợi tiểu 378 54,3 NS
Không có thuốc
lợi tiểu
369 62,1
Không có sự khác biệt về nồng độ acid uric huyết thanh ở 2 nhóm có và không có
điều trị thuốc lợi tiểu.
Bảng 11: Nồng độ acid uric huyết thanh và creatinin/máu
Creatinin
/máu
Acid uric huyết thanh
(mmol/L)
(trung bình độ lệch
chuẩn)
P
< 1,2mg/dL 298 57,3
1,2 –
2mg/dL
304 54,8
> 2mg/dL 401 67,3
<
0,001
Bảng 12: Hệ số tương quan giữa nồng độ acid uric huyết thanh với phân độ THA,
dầy thất trái, đạm niệu vi thể và creatinin/máu
Acid uric P
Phân độ THA r = 0,7 < 0,001
Dầy thất trái r = 0,68 < 0,001
Đạm niệu vi thể r = 0,63 < 0,001
Creatinin/máu r = 0,63 < 0,001
BÀN LUẬN
Qua khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh trên 736 người, bao gồm 375 THA và
361 THA, chúng tôi có những nhận xét sau:
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa dân số THA và không THA về giới
cũng như giữa các nhóm tuổi.
Ở nhóm bệnh nhân THA, tỷ lệ nữ THA cao hơn nam, 203 bệnh nhân so với 172 bệnh
nhân, tỷ lệ nữ/nam là 1,18. Các nghiên cứu về dịch tễ học về THA đều cho thấy tỷ lệ
THA gia tăng theo tuổi và ở giới nam cao hơn giới nữ, nhưng sau tuổi 50 thì tỷ lệ gần
như tương đương do sự gia tăng tần suất THA ở phụ nữ mãn kinh, nghiên cứu thực
hiện trên đối tượng >40 tuổi, nên tỷ lệ này không chênh lệch đáng kể.
Đặc điểm về nồng độ acid uric
Ở nhóm bệnh nhân không THA: nồng độ acid uric ở nam luôn cao hơn nữ ở các nhóm
tuổi, nhưng không có sự gia tăng acid uric huyết thanh theo tuổi ở từng giới một cách
có ý nghĩa thống kê và ngay cả dân số không THA tỷ lệ tăng acid uric được ghi nhận
là 18%.
Hầu hết các nghiên cứu về acid uric ở người bình thường đều cho thấy nồng độ aicd
uric ở nam cao hơn ở nữ. Sự liên quan giữa acid uric theo tuổi thấy rõ ở nữ hơn ở nam
do có liên quan đến oestrogen. Tỷ lệ tăng acid uric trên dân số bình thường dao động
từ 2,6-19%, nam cao hơn nữ và sự gia tăng tỷ lệ này được giải thích bởi lối sống, thói
quen ăn uống và lượng rượu tiêu thụ hằng ngày.
Ở nhóm bệnh nhân THA: không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về tuổi, mức độ huyết
áp tâm thu, tâm trương, tổn thương cơ quan đích (dầy thất trái, đạm niệu vi thể).
Có sự khác biệt có YNTK với p<0,001 giữa trị số acid uric ở bệnh nhân THA giới
nam so với giới nữ, trị số này là 401 62,4 so với 384 59,7 mmol/L.
Các nghiên cứu trong nước về acid uric ở bệnh nhân THA của Nguyễn Đức Công và
Đình Tuấn cũng ghi nhận như trên. tương tự nghiên cứu về acid uric huyết thanh ở
bệnh nhân THA của Kurata, Juty, Satoshi Hirade(1,6,11).
Các nghiên cứu, cho đến người được thực hiện từ những năm 1970 cho thấy sự liên
quan rõ nét giữa nồng độ acid uric và THA. Sự gia tăng acid uric được xem là yếu tố
tiên đoán THA, nguy cơ THA tăng gấp 1-3 lần so với người có trị số acid uric bình
thường. Về tỷ lệ tăng acid uric ở bệnh nhân THA thì kết quả khác nhau giữa các
nghiên cứu, theo Lê Thanh Vân và Trần Văn Độ tỷ lệ này là 20%. Theo Nguyễn
Trọng Hữu tỷ lệ này là 68,6% và Nguyễn Đức Công là 50,2%(10). Tỷ lệ khác biệt này
chủ yếu là do khác biệt về dân số nghiên cứu.
Theo Cesare Cuspidi tỷ lệ này dao động từ 34,75%; tỷ lệ này cao ở bệnh nhân THA
nặng hay suy thận.
Nghiên cứu chúng tôi còn ghi nhận, nồng độ acid uric gia tăng theo phân độ THA. Trị
số trung bình của nhóm THA độ I là 378 54,3mmol/L; so với nhóm THA độ II là
2002 61,2 mmol/L; sự khác biệt với p < 0,001. Các nghiên cứu khác cũng cho nhận
xét tương tự về vấn đề này. Theo Lương Trung Hiếu tỷ lệ tăng acid uric ở bệnh nhân
THA kịch phát(8) là 68,6% so với 26% ở nhóm không THA kịch phát, Vũ Đình
Tuấn(14) và cộng sự cho thấy tỷ lệ tăng acid uric ở bệnh nhân THA độ I, độ II và độ II
(theo JNC VI) lần lượt là 12,5%; 57% và 55%. Hoàng Quốc Hòa cũng ghi nhận sự
gia tăng theo phân độ THA với p=0,038(5)
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự tương quan thuận và chặt giữa nồng
độ acid uric với dầy thất trái (r=0,68), đạm niệu vi thể (r=0,63) và creatinin máu
(r=0,65).
Vtazzi F và cộng sự cũng cho thấy mối liên quan giữa acid uric và tổn thương cơ
quan đích, cu thể là với dầy thất trái (p<0,01), vi đạm niệu (p<0,004) và xơ vữa mạch
cảnh (p<0,005)(13)
Zoccali và cộng sự cho thấy sự liên quan giữa acid uric huyết thanh ở bệnh nhân THA
với creatinin máu và CRP, tương tự ở nghiên cứu Piuna ghi nhận tương quan thuận
với creatinine (p<0,001). Cesare Cuspidi cho thấy nồng độ acid uric gia tăng theo số
cơ quan đích bị tổn thương.
Nghiên cứu Frammingham đã xem nồng độ acid uric huyết thanh như là yếu tố độc
lập dự đoán THA và sự tiến triển của bệnh THA(2,12).
KẾT LUẬN
Qua khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh trên 736 người tham gia (THA và không
THA) chúng tôi rút ra được kết luận sau.
Nồng độ trung bình acid uric huyết thanh ở người không THA > 40 tuổi là 301 56,7
tỷ lệ tăng acid uric huyết thanh ở dân số bình thường, không THA là 18%.
Nồng độ trung bình acid uric huyết thanh ở người THA > 40 tuổi là 394,1
72,7mmol/L; 64% bệnh nhân THA có tăng acid uric.
Nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân THA > 40, có liên quan theo giới, trị số
acid uric ở nam cao hơn nữ, lần lượt là: 401 62,4 mmol/L vs 384 59,5; p < 0,01;
có tương quan thuận và chặt với phân độ THA (r=0,7); đạm niệu vi thể (r=0,63); dầy
thất trái (r=0,61); creatinin (r=0,63).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 77_697.pdf