Nong kết hợp phẫu thuật nội soi chức năng điều trị tắc đường dẫn lưu xoang trán
BÀN LUẬN
Nong bằng bộ nong có bóng bảo tồn niêm
mạc với mở rộng các khoang chít hẹp do các tế
bào xung quanh đường dẫn lưu xoang trán quá
phát, để đưa dụng cụ nội soi mũi xoang vào lấy
bỏ bệnh tích, mở dẫn lưu xoang trán khả thi, an
toàn và hiệu quả, tránh mổ hở(2).
Bệnh nhân xuất viện trong cùng một ngày vì
không chảy máu sau phẫu thuật, nhiễm trùng,
hoặc dò dịch não tủy. Tất cả các triệu chứng
giảm dần.
Nhiều tháng sau phẫu thuật nội soi mũi
xoang, cuốn mũi giữa có thể bị lệch ra phía ngoài
áp sát vào ổ mắt, làm khó thấy lỗ xoang trán qua
nội soi.
Trong những tuần đầu sau phẫu thuật, phù
nề niêm mạc làm kích thước xoang nhỏ lại. Sau
12 tuần, kích thước lỗ thông xoang ổn định và
khoảng 75% lúc nong(3).
Chúng tôi thường nong mở lỗ thông xoang
trán bằng bộ nong có bóng đầu tiên, sau đó
phẫu thuật nội soi chức năng khi có viêm
xoang sàng trước kết hợp, liên quan đến
nghách trán như bờ trên mỏm móc được nong
bằng bộ nong có bóng, không cần cắt bỏ trong
thì mở tế bào sàng trước.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nong kết hợp phẫu thuật nội soi chức năng điều trị tắc đường dẫn lưu xoang trán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 44
NONG KẾT HỢP PHẪU THUẬT NỘI SOI CHỨC NĂNG
ĐIỀU TRỊ TẮC ĐƯỜNG DẪN LƯU XOANG TRÁN
Trần Thị Mai Phương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả nong bằng bộ nong có bóng kết hợp với dụng cụ nội soi trong điều
trị viêm xoang trán mạn tắc đường dẫn lưu có biến đổi cấu trúc.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu nong kết hợp với dụng cụ nội soi 11 xoang trán tắc có cấu trúc phức
tạp, ở 8 bệnh nhân.
Kết quả: Nong kết hợp với dụng cụ nội soi mở thành công 11xoang trán tắc, 4 xoang có 1 loại Tb quá phát
(Agger nasi, trán K3, bóng trán và vách liên xoang trán), 7 xoang có 2 loại Tb trở lên.
Kết luận: Nong bằng bóng bảo tồn niêm mạc trong lúc mở khoang hẹp cho nhóm bệnh nhân có cấu trúc bất
thường để dùng dụng cụ nội soi lấy bệnh tích, giảm thiểu biến chứng và mổ hở.
Từ khóa: Nong bằng bóng kết hợp phẫu thuật nội soi chức năng.
ABSTRACT
COMBINATION BALLOON SINUPLASTY AND FESS TREATMENTOF CRS
WITH VARIANT FRONTAL SINUS ANTOMY
Tran Thi Mai Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 44 - 48
Objetive: To evaluate effect of hydride balloon sinuplasty and FESS in treatment of CRSwith variant frontal
sinus anatomy.
Methode: A prospective evaluation of hydride balloon sinuplasty and FESS 11 anatomic frontal sinus
outflow tract obstruction, in 8 patients.
Results: Successful hydride balloon sinuplasty and FESS 11 frontal sinusotomy, 4 cases of 1 cell type
extensively pneumatized (Agger nasi cell, Kuhn type frotal 3 cell, frotal bullar cell, intersinus frontal septa cell) 7
cases of 2 or more cells.
Conclusion: Balloon dilation hydride standard frontal sinus dissection of patients with complex disease and
anatomy, preserving mucosa, enlarging narrow cavities for access with endoscopic instruments removal of
diseased, minimal complications and open approaches.
Key words: Combination balloon sinuplasty and FESS
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nội soi mũi xoang phát triển vượt
bậc trong 20 năm qua. Cùng với cải tiến phẫu
thuật nội soi mũi xoang chức năng với nhiều
phương tiện hiện đại, giúp phẫu thuật ngày càng
an toàn và phù hợp với giải phẫu sinh lý, bộ
nong có bóng mở lỗ thông xoang giảm biến
chứng đến các cơ quan lân cận, tránh sẹo dính
gây hẹp ở ngách trán và tránh mở lỗ thông
xoang quá lớn có thể viêm mũi xoang kéo dài.
Để góp phần giải quyết các trường hợp khó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nong lỗ thông
xoang kết hợp phẫu thuật nội soi chức năng
trong điều trị viêm xoang trán mạn tắc đường
dẫn lưu có biến đổi cấu trúc”.
* Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. HCM
Tác giả liên lạc: BS.CKII Trần Thị Mai Phương ĐT: 0908.165.009 Email: drmaiphuong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 45
TỔNG QUAN
Ngách trán hình phễu để ngược trong
phức hợp sàng trước, đỉnh tiếp giáp với lỗ
xoang trán, ở mỏm mũi trán tạo nên sàn xoang
trán (đầu mũi tên)(1).
Hình 1. CT scan (a) coronal (b) sagittal ngách trán
bình thường,Tb Agger nasi (mũi tên trắng).
Giới hạn của ngách trán:
Phía trước-ngoài: Tb Agger nasi và Tb trán
kiểu 1-3 (nếu có).
Phía sau: bóng sàng, động mạch sàng trước,
mảnh bóng, Tb trên bóng và bóng trán (nếu có).
Phía trong: phần trước và trên nhất của cuốn
mũi giữa.
Phía ngoài: xương giấy.
Lỗ xoang trán và ngách trán tạo thành
đường dẫn lưu xoang trán.
Phân loại Kuhn-Citardi-Lee:
Nhóm trước ngách trán: Tb Agger nasi và 3
kiểu Tb trán.
Kiểu 1-3: ở trên Tb Agger nasi.
Kiểu 1: chỉ Tb sàng trước.
Kiểu 2: ≥ 2 Tb sàng trước.
Kiểu 3: 1 Tb sàng trước quá phát vượt qua lỗ
xoang trán.
Kiểu 4: Tb trán trong xoang trán.
Nhóm sau ngách trán:
TB bóng trán: Tb khí hóa sát đáy sọ trước và
sau ngách trán vượt qua lỗ thông xoang trán.
TB trên bóng: dưới lỗ thông xoang trán
TB liên vách xoang trán: có thể lấn vào mào
gà (crista galli).
Hình 2. TB trán K3 (mũi tên trắng, trên tế bào agger
nasi (*) và TB bóng trán (mũi tên đen).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân trên 20 tuổi, viêm mũi xoang mạn
tắc đường dẫn lưu xoang trán, có biến đổi cấu
trúc, điều trị nội khoa tích cực không đáp ứng.
Phương pháp nghiên cứu:
Tiến cứu có can thiệp.
Loại trừ các trường hợp
VMX có hủy xương.
Đã PTMX mở rộng.
Tam chứng Sampter.
Có khối u mũi xoang.
VMX vi nấm dị ứng.
Chấn thương biến dạng xoang.
Phương tiện nghiên cứu
Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi Karlt storz và
bộ nong có bóng.
Các bước tiến hành
Chọn bệnh nhân. Đánh giá mức độ viêm
mũi xoang qua bảng câu hỏi, nội soi và CT scan.
Khảo sát các cấu trúc giải phẫu bất thường
trên đường dẫn lưu xoang trán qua CT scan định
vị 3 chiều với phần mềm Clear Canvas, hoặc
phần mềm nội soi ảo syngo fly through.
Tiến hành nong lỗ thông xoang trán và kết
hợp các kỹ thuật nội soi chức năng. Tất cả các
trường hợp đều được gây mê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 46
Chúng tôi dùng dây dẫn sáng nội soi mềm
len vào đường dẫn lưu đến vùng hẹp. Đẩy ống
nong có bóng đến vùng hẹp trượt trên dây dẫn
sáng, bơm căng bóng ép xẹp các tế bào quanh
ngách trán, lưu bóng 30 giây. Làm xẹp bóng,
quan sát qua ống nội soi 30 độ, dùng que thăm
dò và kềm giraffe lấy các mảnh xương các tế bào
vỡ, đánh giá sự thông thoáng đường dẫn lưu
xoang trán.
Các tế bào vượt qua lỗ thông xoang trán, sau
ép xẹp Tb, nong lỗ thông xoang trán nếu hẹp.
Thu thập và phân tích số liệu và xử lý thống
kê với phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ghi nhận các tế bào quanh đường dẫn lưu
xoang trán quá phát gây tắc.
4 xoang có 1 loại tế bào quá phát vượt qua lỗ
thông xoang trán như:Tb Agger nasi, Tb trán K3,
Tb bóng trán, Tb vách liên xoang trán.
7 xoang có 2 loại Tb trở lên.
Bảng 1. Các dạng tế bào kết hợp:
Tế bào kết hợp Số xoang
Agger nasibóng sàng 1
AN K1trên bóng 2
AN K2 trên bóng 1
AN K3 bóng trán 1
AN K1trên bóng liên vách xoang trán 1
Bóng sàng trên bóng 1
Bảng 2. Tỷ lệ tế bào quá phát:
Tế bào Số xoang Tỷ lệ%
Agger nasi 7 63,6
Vách liên xoang 2 18,1
Kiểu 1 3 27,2
Kiểu 2 1 9
Kiểu 3 2 18,1
Trên bóng 5 55
Bóng trán 1 9
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 11 lỗ
thông xoang trán tắc, có nhiều nhất là 63% tế bào
Agger nasi, 55% Tb trên bóng.
Kết quả CT
Hình 1. CT bình diện Coronal & Sagittal: tế bào bóng sàng và trên bóng quá phát, mờ toàn bộ xoang trán (T).
Hình 2. CT scan bình diện Coronal, Sagittal và Axial:tế bào Agger nasi & bóng sàng làmtắc lỗ thông xoang trán,
mờ toàn bộ xoang trán (P).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 47
Hình 3. CT scan bình diện Coronal, Sagittal và nội soi ảo: tế bào Agger nasi, trán K1, bóng sàng & trên bóng,
làm tắc lỗ thông xoang trán, mờ toàn bộ xoang trán (P).
Hình 4. CT scan bình diện Coronal, Sagittal, Axial và
nội soi ảo: tế bào vách liên xoang làm tắc phễu trán và
mờ toàn bộ xoang trán (P).
Hình 5. Kết hợp nong và dụng cụ nội soi, mở đường
dẫn lưu xoang trán.
Tất cả các trường hợp đều tìm và nong mở
đường dẫn lưu xoang trán, không có biến chứng
ổ mắt hay nội sọ và chảy máu nhiều.
Sau nong,bệnh nhân cải thiện triệu chứng
viêm mũi xoang dần.
BÀN LUẬN
Nong bằng bộ nong có bóng bảo tồn niêm
mạc với mở rộng các khoang chít hẹp do các tế
bào xung quanh đường dẫn lưu xoang trán quá
phát, để đưa dụng cụ nội soi mũi xoang vào lấy
bỏ bệnh tích, mở dẫn lưu xoang trán khả thi, an
toàn và hiệu quả, tránh mổ hở(2).
Bệnh nhân xuất viện trong cùng một ngày vì
không chảy máu sau phẫu thuật, nhiễm trùng,
hoặc dò dịch não tủy. Tất cả các triệu chứng
giảm dần.
Nhiều tháng sau phẫu thuật nội soi mũi
xoang, cuốn mũi giữa có thể bị lệch ra phía ngoài
áp sát vào ổ mắt, làm khó thấy lỗ xoang trán qua
nội soi.
Trong những tuần đầu sau phẫu thuật, phù
nề niêm mạc làm kích thước xoang nhỏ lại. Sau
12 tuần, kích thước lỗ thông xoang ổn định và
khoảng 75% lúc nong(3).
Chúng tôi thường nong mở lỗ thông xoang
trán bằng bộ nong có bóng đầu tiên, sau đó
phẫu thuật nội soi chức năng khi có viêm
xoang sàng trước kết hợp, liên quan đến
nghách trán như bờ trên mỏm móc được nong
bằng bộ nong có bóng, không cần cắt bỏ trong
thì mở tế bào sàng trước.
KẾT LUẬN
Bộ nong có bóng kết hợp với kỹ thuật nội soi
chức năng xoang trán có lợi cho nhóm bệnh
nhân có cấu trúc giải phẫu phức tạp. Bộ nong có
bóng có lợi thế là bảo tồn niêm mạc trong lúc mở
rộng khoang hẹp để các dụng cụ nội soi vào và
loại bỏ hết bệnh tích và xương viêm.
Dây dẫn ánh sáng có thể len vào được vùng
mà các dụng cụ nội soi xoang trán không thể
vào, có khi phải mổ hở.
Phòng tránh và giảm thiểu viêm mũi xoang,
cần chăm sóc và hướng dẫn bệnh nhân cải thiện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Tai Mũi Họng 48
bản thân, môi trường sống và làm việc sau nong
đầy đủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Friedman M, Schalch P. (2006), “Functional endoscopic
dilatation of the sinuses (FEDS): patient selection and surgical
technique”. Op Tech Otolaryngol Head Neck Surg;17:126–34.
2. Friedman M et al (2009), “Illumination guided balloon
sinuplasty”. Laryngoscope; 119(7): 1399-1402.
Ngày nhận bài báo: 22/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_ket_hop_phau_thuat_noi_soi_chuc_nang_dieu_tri_tac_duong.pdf