Nong van hai lá bằng bóng Inoue tại bệnh viện chợ Rẫy: Kết quả lâm sàng và siêu âm tim sau 9 năm theo dõi

còn không biến chứng NHLBI/1992(24) 738 4 84 60 Iung/1999(17) 1024 10 56 Fawzy/2004(11) 493 10 - 74 Phạm Mạnh Hùng /2006(4) 297 4 99 73 Đỗ thị Thu Hà (2011) 37 9 100 64,9 NHLBI: Viện Quốc gia về Tim, Phổi và Bệnh Máu của Mỹ. Bảng 10: So sánh tỷ lệ tái hẹp sau NVHL của chúng tôi với các tác giả khác Nghiên cứu (năm) Số BN Tuổi trung bình (năm) Thời gian theo dõi (tháng) Tái hẹp (%) Desideri (1992)(10) 57 52 19 21 Chen (1995)(9) 4 832 36,8 32,3 5,2 Ben Farhat (2001)(25) 30 29 84 6,6 Hernandez (1999)(14) 561 53 39 10 Phạm mạnh Hùng(3,4) 297 32 48 5,8 Đỗ thị Thu Hà (2011) 37 37,4 104 27 Tỉ lệ tái hẹp trong nghiên cứu của chúng tôi cao với các tác giả khác, do thời gian theo dõi của chúng tôi dài hơn (104 tháng).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nong van hai lá bằng bóng Inoue tại bệnh viện chợ Rẫy: Kết quả lâm sàng và siêu âm tim sau 9 năm theo dõi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 311 NONG VAN HAI LÁ BẰNG BÓNG INOUE TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY: KẾT QUẢ LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM TIM SAU 9 NĂM THEO DÕI Đỗ Thị Thu Hà*, Võ Thành Nhân**, Lý Ích Trung** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả nong van hai lá bằng bóng (NVHLBB) Inoue sau 9 năm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, phân tích hồi cứu. 99 bệnh nhân đã được NVHL từ tháng 4/2001 đến tháng 12/2001 tại khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả. Đâm kim xuyên vách liên nhĩ thành công trên 78 bệnh nhân (98,73%) NVHLBB Inoue được thực hiện thành công 77/78 bệnh nhân (98,72%) tuổi từ 18 tới 59 (trung bình 37,31 +/- 9,14). 20 bệnh nhân (26 %) có rung nhĩ. Bệnh nhân được theo dõi, đánh giá qua lâm sàng và siêu âm tim. Diện tích van hai lá (MVA) tăng từ 0,83 +/- 0,15 lên 1,95 +/- 0,24 cm2 (P <0,001) và giảm độ chênh áp trung bình qua van hai lá từ 15,56 +/- 4,9 còn 4,27 +/- 1,58 mmHg (P <0,001). 37 bệnh nhân được theo dõi trung bình 104,4 +/- 6,2 tháng cho thấy MVA là 1,58 +/- 0,3 cm2. 2 bệnh nhân (5,4%) phải thay van hai lá. Tái hẹp, chẩn đoán bằng siêu âm, xảy ra ở 10 bệnh nhân (27%). 1 bệnh nhân (2,7%) phải nong van lại Tỉ lệ sống không biến cố (tử vong, nong van lại, thay van, suy tim NYHA [New York Heart Association] III-IV) là 64,9%. Kết luận: Nong van hai lá bằng bóng Inoue là phương pháp an toàn và hiệu quả với lợi ích được duy trì lâu dài. 2/3 bệnh nhân sống còn không biến cố vào cuối thời gian theo dõi. Từ khóa: Nong van 2 lá, bóng Inoue, hẹp van 2 lá. SUMMARY MITRAL BALLOON VALVOTOMY WITH INOUE BALLOON AT CHO RAY HOSPITAL. CLINICAL AND ECHOCARDIOGRAPHY RESULTS AFTER 9 YEARS Do Thi Thu Ha, Vo Thanh Nhan, Ly Ich Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 311 - 317 Aims: To assess the long-term outcome of mitral balloon valvotomy (MBV). Methods and results: This report highlights the immediate and long-term follow-up results of mitral balloon valvotomy (MBV) procedure in an unselected cohort of patients with rheumatic mitral stenosis from a single center. MBV with Inoue balloon was performed in 79 patients in 2001. The procedure was technically successful in 78/79 patients (98.73%) and clinically successful in 77/78 patients (97.72%). Age of patients ranged from 18 to 59 years (mean 37.31 +/- 9.14). Atrial fibrillation was present in 20 (26%) patients. A detailed clinical and echocardiographic assessment was done at follow-up. with an increase in mitral valve area (MVA) from 0.83 +/- 0.15 to 1.95 +/- 0.24 cm2 (P <0.001) and a reduction in mean trans-mitral gradient from 15.56 +/- 4.9 to 4.27 +/- 1.58 mmHg (P <0.001). Data of 37 patients followed over a period of 104.4 +/- 6.2 months revealed an MVA of 1.58 +/- 0.3 cm2. Elective mitral valve replacement was done in 2 (5.4%) patients. Mitral restenosis diagnosed with echocardiography was seen in 10 (27%) patients. Event-free survival (death, redo MBV, mitral valve replacement, NYHA functional Class III or IV) were 64.9% Conclusion: Mitral balloon valvotomy is an effective and safe procedure with sustained benefits. 2/3 of the * Trường Trung Học Y Tế Đồng Tháp, ** Khoa Tim Mạch Can Thiệp BV Chợ Rẫy TP.HCM Tác giả liên lạc: PGS. TS. Võ Thành Nhân, ĐT: 0903338192, email: drnhan@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 312 patients were event-free at the end of long-term follow-up. Key words: Mitral balloon valvotomy, Inoue balloon, mitral stenosis. ĐẶT VẤN ĐỀ Nong VHL bằng bóng qua da là phương pháp điều trị ít xâm lấn, có thể được lựa chọn hàng đầu cho nhiều bệnh nhân hẹp VHL có triệu chứng, có tổn thương van thích hợp. Nhiều công trình nghiên cứu trên Thế giới đã cho thấy lợi ích của phương pháp này(6,5,7,9,13,11,10,14,21,22,28). Ở Việt Nam kỹ thuật này đã được áp dụng từ năm 1997 đến nay tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thống Nhất, Viện Tim TPHCM(25,3,29,20). Từ 1998 đến 2006, trong nước cũng có những nghiên cứu cho thấy lợi ích tức thì và ngắn hạn của NVHLBB cho bệnh nhân Việt Nam(24,26,23,19). Nhưng các nghiên cứu theo dõi kết quả dài hạn của phương pháp này ở nước ta còn hiếm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu kết quả qua theo dõi lâm sàng và siêu âm tim sau 9 năm ở những bệnh nhân đã được NVHLBB Inoue tại bệnh viện Chợ Rẫy. Mục tiêu nghiên cứu 2.2.1- Đánh giá kết quả tức thì nong van hai lá bằng bóng Inoue. 2.2.2- Đánh giá kết quả nong van hai lá bằng bóng Inoue sau 9 năm qua theo dõi lâm sàng và siêu âm tim. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, phân tích hồi cứu. Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân đã được nong VHL từ tháng 4/2001 đến tháng 2/2002 tại khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy. Các tiêu chí đánh giá - Độ chênh áp qua van, MVA: Đánh giá bằng phương pháp đo diện tích (planimetry) trên siêu âm tim 2D, trục ngang, qua mép van 2 lá. - Hình thái VHL: Đánh giá dựa vào thang điểm siêu âm của Wilkins (siêu âm 2D). Được xem là thuận lợi cho nong van khi điểm Wilkins ≤ 8. - Áp lực động mạch phổi (ALĐMP) : Dựa vào phương trình Bernoulli với siêu âm Doppler liên tục để tính. ALĐMP = (4 x vận tốc đỉnh phổ hở van ba lá) + 10 mmHg (ước tính áp lực nhĩ phải). - Kết quả tức thì là kết quả đạt được trong 24 giờ đầu sau thủ thuật. Kết quả thành công tức thì: khi diện tích VHL ≥1,5 cm2 hoặc diện tích VHL/diện tích da ≥1 cm2/ m2, và không có hở VHL nặng đi kèm (độ hở <2/4 và không tăng độ hở so với trước nong > 1 độ) cũng như không có biến chứng khác. - Sống sót không biến cố (những biến cố được định nghĩa là tử vong do mọi nguyên nhân, thay VHL hoặc cần nong van lại, NYHA III hoặc IV). - Tái hẹp sau nong van: Được định nghĩa là mất >50% của sự gia tăng MVA hoặc MVA theo dõi <1,5 cm2. Cách thu thập số liệu - Khai thác bệnh sử, tiền sử; Đo ECG 12 chuyển đạo; Chụp X quang tim phổi thẳng theo quy ước; Xét nghiệm máu thường quy và một số xét nghiệm đặc biệt liên quan đến thủ thuật. - Siêu âm tim qua thành ngực: Trong 1-2 tuần trước khi nong van: Tất cả các bệnh nhân được chọn sẽ được làm siêu âm tim TM, 2D và Doppler để đánh giá tình trạng VHL (độ chênh áp qua van, MVA, hình thái VHL), ALĐMP, huyết khối nhĩ trái, chức năng tim, mức độ hở VHL và hở van động mạch chủ đi kèm; Lập lại siêu âm ngay sau nong van, 24 giờ sau nong. - Siêu âm tim qua thực quản: Được thực hiện trong vòng 24 - 48 giờ trước khi nong van. - Nong VHL bằng bóng Inoue: Được thực hiện tại phòng thông tim bệnh viện Chợ Rẫy, đo các thông số huyết động học (được đo trước và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 313 ngay sau khi nong van) gồm áp lực nhĩ trái, thất trái, độ chênh áp trung bình qua VHL, MVA; chụp thất trái được thực hiện trước và ngay sau nong van để đánh giá sự hiện diện và độ nặng của hở VHL (sử dụng phân lọai Sellers) nếu siêu âm tim ghi nhận có hở van 2 lá mức độ > 2/4, ghi nhận các biến chứng xảy ra trong lúc nong nếu có, các trường hợp thất bại khi làm thủ thuật. - Theo dõi: Đánh giá lâm sàng và siêu âm tim được thực hiện sau nong van 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng trong năm đầu và hàng năm sau đó để đánh giá kết quả dài hạn sau nong, mức hở VHL sau nong, thông liên nhĩ tồn lưu, đánh giá sống sót không biến cố (gồm suy tim nặng phải nhập viện, phải thay van, nong van lại và tái hẹp sau nong), tử vong. Đánh giá lâm sàng bằng cách hỏi trực tiếp bệnh nhân lúc thăm khám. Theo dõi được kết thúc vào tháng 02 năm 2011. Xử lý số liệu Để so sánh 2 số trung bình của các mẫu độc lập có phân phối chuẩn, dùng kiểm định t (t test). Dùng kiểm định t ghép cặp để so sánh những biến định lượng trước và sau thủ thuật. Sử dụng kiểm định chi bình phương để so sánh các tỉ lệ, ngưỡng xác xuất là P<0,05 và 2 chiều. Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS for Window 16.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 4/2001 đến tháng 12/2001, chúng tôi đã thực hiện nong van 2 lá bằng bóng Inoue cho 79 bệnh nhân hẹp van hai lá nặng tại BVCR. Trong số này, thành công của phương pháp là 78/79 (98,73%) bệnh nhân, không thành công 1 bệnh nhân do không xuyên đươc qua vách liên nhĩ (VLN). Trong số 78 bệnh nhân xuyên vách liên nhĩ thành công 1 bệnh nhân có MVA sau nong <1,5 cm2. Tỉ lệ thành công lâm sàng như vậy là 77/78 (98,72%). 15 bệnh nhân mất theo dõi một thời gian ngắn sau thủ thuật, 25 bệnh nhân mất dần trong khoảng thời gian theo dõi 9 năm, chỉ còn 37 bệnh nhân theo dõi tới 9 năm. Trong bài báo cáo này chúng tôi sẽ báo cáo kết quả tức thì của 77 bệnh nhân đã NVHLBB thành công (nhóm A) và kết quả lâu dài của 37 bệnh nhân (nhóm B) trong số 77 bệnh nhân đó theo dõi được tới 9 năm. Đặc điểm dân số nghiên cứu Các thông số chung của nhóm A Bảng 1: Các thông số chung của nhóm A Thông số Giá trị (⎯x ± SD) hoặc n (%) Số bệnh nhân 77 Tuổi trung bình 37,31 ± 9,14 (18-59) Tuổi ≥ 55 2 (2,6%) Tuổi < 55 75 (97,4%) Giới nữ/nam 68/9 (88,3%/11,7%) Rung nhĩ 20 (26%) Phụ nữ có thai 1 (1,29%) Tiền sử bị TBMN 6 (7,8%) Điểm Wilkins trung bình 6,69 ± 1,32 (4-10) Wilkins ≤ 8 69 (90,9%) Wilkins > 8 7 (9,1%) NYHA I 0 (0%) II 65 (84,4%) III 12 (1,6%) Kèm theo Hở van hai lá (nhẹ – vừa) 65 (84,4%) Kèm theo Hở và/hoặc Hẹp van ĐMC nhẹ – vừa 34 (44,2%) Đặc điểm của nhóm được theo dõi dọc theo thời gian (nhóm B) Bảng 2: Các thông số chung của nhóm B trước NVHL Thông số Giá trị (⎯x ± SD) hoặc n (%) Số bệnh nhân 37 Tuổi trung bình (tuổi) 37,41 ± 9,46 (19-59) Giới nữ/nam 32/5 (86,5%/13.5%) Nhịp xoang 27 (73,0%) Điểm Wilkins (trung bình) Wilkins ≤ 8 Wilkins > 8 6,73 ± 1,46 (4-10) 32 (86,5%) 5 (13,5 %) NYHA I 0 (0%) II 29 (78,4%) III 8(21,6%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 314 Kết quả sớm của Nong Van Hai Lá bằng bóng Inoue trên 77 bệnh nhân và kết quả dài hạn qua theo dõi 9 năm trên 37 bệnh nhân Kết quả sớm (kết quả tức thời) ở nhóm A Những thay đổi sớm về các thông số lâm sàng và huyết động Bảng 3: Thay đổi về các thông số lâm sàng và cận lâm sàng cơ bản ở bệnh nhân NVHL (nhóm A) Thông số Trước nong van Sau nong van p Mức độ khó thở theo NYHA 216 ± 0,36 (2-3) 1,17 ± 0,37 (1-2) < 0,0001 I 0 (0%) 64 (84,4 %) II 65 (84,4%) 13 (15,5 %) III 12 (1,6%) 0 (0%) Bảng 4: Thay đổi về các thông số trên siêu âm Doppler tim Thông số Trước nong van Sau nong van p Đường kính nhĩ trái (mm) 48,79 ± 6,05 38,61 ± 5,20 < 0,0001 Áp lực ĐMP (tâmthu) (mmHg) 60,73 ± 20,42 38,34 ± 13,03 <0,0001 Chênh áp trung bình qua van hai lá (MVG) (mmHg) 15,56 ± 4,9 4,27 ± 1,58 < 0,0001 Diện tích lỗ van (MVA) trên siêu âm 2D (cm2) 0,83 ± 0,15 1,9 5± 0,24 < 0,0001 Bảng 5: Những biến chứng thường gặp Thông số Giá trị n (%) Các biến chứng chính: Tử vong khi làm thủ thuật 0 (0,0 %) Tắc mạch 1 (1,3%) Tràn dịch màng tim lượng ít do chọc vách liên nhĩ 5 (6,5%) Tồn lưu thông liên nhĩ nhỏ liên quan đến vị trí chọc vách (tính khi ra viện) 12 (15,6%) Thay đổi các thông số chính qua theo dõi dọc theo thời gian trên 37 bệnh nhân (nhóm B) Bảng 6: Phân tích kết quả sớm ở nhóm được theo dõi dọc (nhóm B) Thông số Giá trị (⎯x ± SD) hoặc n (%) Diện tích lỗ van trung bình đạt được sau nong van (siêu âm 2D) (cm2) 1,98± 0,25 Thông số Giá trị (⎯x ± SD) hoặc n (%) Đường kính nhĩ trái trung bình đạt được sau nong van (siêu âm 2D) (mm) 39,54 ± 4,72 Chênh áp trung bình qua van hai lá sau nong (MVG) (mmHg) 4,3 ± 1,64 Bảng 7: Một số thông số chính qua theo dõi trên 37 bệnh nhân (nhóm B) Thông số Giá trị n (%) Sống còn sau 9 năm 37 (100%) Không có các biến chứng hoặc triệu chứng nặng (suy tim, tử vong, phải thay van, nong van lại) 24 (64,9%) Tái hẹp lại van 10 (27,0%) Suy tim nặng lên (NYHA III, IV) phải tái nhập viện 0(0%) Hở van hai lá tăng lên trên > 2/4 qua theo dõi 1 (2,7 %) HoHL nặng lên ít nhất 1 độ qua theo dõi 10 (27,0 %) Mổ thay van hai lá 2(5,4%) Nong van hai lá lại 1 (2,7 %) Tồn lưu thông liên nhĩ 5 (13,5%) Bảng 8: Thay đổi về các thông số trên siêu âm Doppler tim trước nong và sau 9 năm theo dõi Thông số Trước nong van Sau 9 năm P Đường kính nhĩ trái (mm) 48,79 ± 6,05 39,61 ± 6,60 < 0,0001 Áp lực ĐMP (tâmthu) (mmHg) 60,73 ± 20,42 39,39 ± 11,15 <0,0001 Chênh áp trung bình qua van hai lá (MVG) (mmHg) 15,56 ± 4,9 6,9 ± 3,34 < 0,0001 Diện tích lỗ van (MVA) trên siêu âm 2D (cm2) 0,83 ± 0,15 1,58± 0,3 < 0,0001 BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu. Tuổi trung bình bệnh nhân của chúng tôi 37,31 ± 9,14. Về giới, nữ chiếm đa số 68 (88,3%). Tương đồng với các nghiên cứu khác, Iung[12], nghiên cứu 1024 bệnh nhân, tuổi trung bình 49, nữ chiếm 83%; Chen[1], nghiên cứu 4832 bệnh nhân, tuổi trung bình 36,8, nữ chiếm 70%; Lopez-Meneses M[15], (n=70, theo dõi 10 năm) tuổi trung bình 38; một nghiên cứu trong nước về kết quả trung hạn NVHLBB, Phạm Mạnh Hùng(25,24,26), nghiên cứu 2064 bệnh nhân có tuổi trung bình 38,40 và giới nữ chiếm 72,48 bệnh nhân. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 315 Tỷ lệ bệnh nhân đã bị rung nhĩ 26,0%. Đa số bệnh nhân của chúng tôi đã có triệu chứng trên lâm sàng (NYHA II- III). Tỉ lệ này ở một số tác giả khác là Iung(13), 40%; Fawzy(4), 12,7%; Lopez-Meneses M(15), 30%; Phạm Mạnh Hùng(25,24,26), 48,2%. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng gặp một tỷ lệ khá lớn (84,4%) những bệnh nhân HHL có kèm theo HoHL mức độ nhẹ đến vừa (≤ 2/4) và/hoặc tổn thương van động mạch chủ mức độ nhẹ (44,2%). Tỉ lệ bệnh nhân HHL có kèm theo HoHL mức độ nhẹ đến vừa ở với một số nghiên cứu khác như Iung(12) 73%; Meneveau(16) 70%; Phạm Mạnh Hùng(25,24,26), 34,2%. Kết quả sớm của Nong Van Hai Lá bằng bóng Inoue trên 77 bệnh nhân và kết quả dài hạn qua theo dõi 9 năm trên 37 bệnh nhân Kết quả sớm (kết quả tức thời) ở nhóm A Thành công về kỹ thuật Tức là đâm kim xuyên vách liên nhĩ thành công và đưa được bóng qua VHL là 98,73%, tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Meneveau [16] 97,7%; Chen [1] (n =4832) 99,3%; Lopez-Meneses M [15] 85%; Phạm Mạnh Hùng [25], [24], [26], (98,69%); 1 (1,27%) bệnh nhân thất bại do không thể thực hiện được kỹ thuật chọc kim xuyên vách liên nhĩ. Thành công lâm sàng Tức khi diện tích lỗ van sau nong ít nhất là từ 1,5 cm2 trở lên và không bị những biến chứng nặng đi kèm như tử vong, tắc mạch, hở van hai lá nhiều sau nong van, tràn dịch màng tim. Thành công về lâm sàng cũng đạt được trên đa số các bệnh nhân (98,72%), tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Iung(12) 89%; Fawzy(4) 84%; Phạm Mạnh Hùng(25,24,26) (93,75%). NVHL như vậy là một thủ thuật có khả năng thành công rất cao và kết quả tốt đạt được cũng cao ở đa số các bệnh nhân. Tỉ lệ biến chứng khá thấp, có thể chấp nhận được. Thay đổi về độ chênh áp qua van và diện tích van hai lá. Trong nghiên cứu của chúng tôi diện tích lỗ van 2 lá tăng được 1,12 cm2 (khoảng 2,5 lần so với trước nong, p<0,001), tương tự các nghiên cứu khác, Hung(8) (n= 219) tăng 1,1 cm2; Chen(1) tăng 1,0 cm2; Meneveau(16) (n=532) tăng 0,7 cm2; Fawzy(4) (n=493) tăng 1,0 cm2; Lopez-Meneses M(15) tăng 0,74 cm2; Phạm Mạnh Hùng tăng(25,24,26)1,1 cm2. Độ chênh áp qua VHL trong nghiên cứu của chúng tôi giảm từ 15.56 mmHg trước nong còn 4.27 mmHg sau nong (p<0,001). So với các nghiên cứu khác, kết quả này cũng tương tự. Độ chênh áp qua VHL trước và sau nong của Hung(8) (12 mmH; 4 mmHg); Meneveau(16) (12,1 mmHg; 4,9 mmHg); Fawzy(4) (14,4 mmHg; 5,4 mmHg); Lopez-Meneses M(16) (14,3 mmHg; 6 mmHg); Phạm Mạnh Hùng(25,24,26) (16 mmHg; 6 mmHg). Thay đổi áp lực động mạch phổi, đường kính nhĩ trái Các nghiên cứu khác trên thế giới cũng cho thấy áp lực động mạch phổi giảm một cách đáng kể, khoảng 12 -23 mmHg, sau nong van cùng với sự thay đổi đường kính của nhĩ trái. Mức độ giảm ALĐMP của các tác giả Hung(8) (12 mmHg); Chen(1) (23 mmHg); Fawzy(4) (17 mmHg); Phạm Mạnh Hùng(25,24,26) (28 mmHg). Trong nghiên cứu của chúng tôi, ALĐMP giảm được khoảng 22 mmHg (từ 60 mmHg còn 38 mmHg) và đường kính nhĩ trái giảm khoảng10 mm so với trước nong (p<0,001). Sự thay đổi những thông số huyết động và diện tích lỗ van của chúng tôi thu được là rất đáng kể và tương tự như kết quả thu được của các tác giả khác trên thế giới và ở Việt Nam. Về những thất bại và biến chứng gặp phải Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp thất bại về mặt kỹ thuật (tức là không hoàn thành được thủ thuật 1,27% do không chọc được vách liên nhĩ. Tắc mạch là 1,3%. Thông liên nhĩ tồn dư sau NVHL, thường rất nhỏ và không để lại hậu quả lớn nào về huyết động cũng như lâm sàng. Trong nghiên cứu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 316 của chúng tôi 12 bệnh nhân ( 5,6%) tồn tại lỗ thông liên nhĩ, sau 9 năm còn tồn lưu lỗ thông liên nhĩ trên siêu âm tim là 5 bệnh nhân (13,5%). Những lỗ thông này rất nhỏ (đường kính < 5 mm) và không ảnh hưởng gì đến huyết động. Tỉ lệ này trong nghiên cứu của tác giả Fawzy(4) (23%); Phạm Mạnh Hùng(25,24,26)là 13%, sau 3 năm là 3,7%. Chúng tôi nhận thấy những biến chứng gặp phải trong thủ thuật NVHL nhìn chung là thấp và ở mức chấp nhận được. Điều đó phản ánh NVHL là thủ thuật khá an toàn và kết quả của riêng chúng tôi cũng tương tự như các tác giả khác trên thế giới và Việt Nam. Về kết quả NVHL qua theo dõi dọc theo thời gian (nhóm B) Nhìn chung kết quả qua theo dõi lâu dài trên những bệnh nhân được NVHL thành công là khá ổn định ở những bệnh nhân mà chúng tôi theo dõi được. Chúng tôi cũng ghi nhận là qua theo dõi dọc theo thời gian nói trên, đa số các bệnh nhân vẫn có được một cuộc sống khỏe vì không có những biến cố nặng (64,9%). Tỷ lệ tái hẹp của chúng tôi là 27,0% với thời gian theo dõi trung bình là 104 tháng. Khi tham khảo các nghiên cứu của các tác giả khác, chúng tôi thấy đa số các nghiên cứu đều cho thấy kết quả qua theo dõi lâu dài sau NVHL là rất đáng khích lệ. Tỷ lệ sống còn và không có triệu chứng nặng hoặc biến chứng của các tác giả là từ 60 – 80 %, tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Bảng 9: So sánh về kết quả theo dõi lâu dài sau NVHL của chúng tôi với một số nghiên cứu khác Nghiên cứu/năm Số bệnh nhân Thời gian theo dõi (năm) Tỷ lệ sống còn (%) Tỷ lệ sống còn không biến chứng NHLBI/1992(24) 738 4 84 60 Iung/1999(17) 1024 10 56 Fawzy/2004(11) 493 10 - 74 Phạm Mạnh Hùng /2006(4) 297 4 99 73 Đỗ thị Thu Hà (2011) 37 9 100 64,9 NHLBI: Viện Quốc gia về Tim, Phổi và Bệnh Máu của Mỹ. Bảng 10: So sánh tỷ lệ tái hẹp sau NVHL của chúng tôi với các tác giả khác Nghiên cứu (năm) Số BN Tuổi trung bình (năm) Thời gian theo dõi (tháng) Tái hẹp (%) Desideri (1992)(10) 57 52 19 21 Chen (1995)(9) 4 832 36,8 32,3 5,2 Ben Farhat (2001)(25) 30 29 84 6,6 Hernandez (1999)(14) 561 53 39 10 Phạm mạnh Hùng(3,4) 297 32 48 5,8 Đỗ thị Thu Hà (2011) 37 37,4 104 27 Tỉ lệ tái hẹp trong nghiên cứu của chúng tôi cao với các tác giả khác, do thời gian theo dõi của chúng tôi dài hơn (104 tháng). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về kết quả sớm và theo dõi 9 năm các bệnh nhân hẹp van hai lá được nong van bằng bóng Inoue, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít là một biện pháp điều trị có hiệu quả cao, khả thi, an toàn và hiệu quả được duy trì qua theo dõi 9 năm, cụ thể là: Tỷ lệ thành công cao về kỹ thuật cũng như về kết quả (98,73%). Tỷ lệ biến chứng thấp ở mức chấp nhận được (1,3%). Các thông số về huyết động (chênh áp qua van, áp lực động mạch phổi..) và diện tích lỗ van đều được cải thiện một cách đáng kể với p < 0,001. Kết quả được duy trì ổn định qua theo dõi dọc trong suốt 9 năm (với tỷ lệ sống còn 100%; thay van 5,4%; nong van lại 2,7%; và tỷ lệ tái hẹp (27,0%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chen C R, Cheng T O (1995), for multycenter study, “Group Guangzhou, China, and Washinton, D.C. percutaneous balloon mitral valvuloplasty by the Inoue technique: A multicenter study of 4832 patients in China”, Am Heart J 129 (6), pp.1197-1203. 2. Desideri A, Vanderperren O, Serra A, Barraud P, Petitclerc R, Lesperance J, et al (1992). Long-term (9 to 33 months) echocardiographic follow-up after successful percutaneous mitral commissurotomy. Am J Cardiol. 69: 1602-1606. 3. Đỗ Quang Huân, Huỳnh Ngọc Long, Nguyễn Đăng Tuấn, Đinh Đức Huy, Phạm Nguyễn Vinh (2003),”kết quả tức thời Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 317 và ngắn hạn của phương pháp nong van hai lá bằng bóng tại viện tim TPHCM”, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần II, tr.156-157. 4. Fawzy ME, Hesham Hegazy, Mohamed Shoukri (2005), “Long-term clinical and echocardiographic results after successful mitral balloon valvotomy and predictors of long- term outcome”, European Heart Journal 26(16), pp.1647-1652. 5. Flores Flores J, M Ledesma Velasco (2006), “Long-term results of mitral percutaneous valvuloplasty with Inoue technique. Seven-years experience at the Cardiology Hospital of the National Medical Center "Siglo XXI", IMSS”, Arch Cardiol Mex 76(1), pp. 28-36. 6. Flores Flores J, Sanchez Pazaran JL (2003), “Mitral percutaneous valvuloplasty with Inoue balloon. Long-term results at the National Medical Center" 20 of November" ISSSTE Mexico”, Arch Cardiol Mex 73(1), pp. 18-23. 7. Herrmann HC, Ramswamy K, Isner J M, et al (1992), “Factors influencing immediate results, complication, and short- term follow-up status after Inoue balloon mitral valvotomy: a North American multicenter study”, American heart journal, 124 (1), pp.160-163. 8. Hung JS, Chern MS, Wu JJ, Fu M, Yeh KH, Wu YC, et al (1991). Short- and long-term results of catheter balloon percutaneous transvenous mitral commissurotomy. Am J Cardiol; 67: 854-862. 9. Hung JS, Nguyen Quang Tuan, Kim M H, Lau KW (2003), “Inoue balloon mitral valvuloplasty – Advanced interventional”, Cardiology 24, pp.485-519. 10. Inoue K, Owaki T, Nakamura T et al (1984), “Clinical application of transvenous mitral commissurotomy by a new balloon catheter”, J Thorac cardiovascular surg 87, pp. 394-402. 11. Iung B, Cormier B (1996), “Immediate result of percutaneous mitral commissurotomy, A predictive model on a series of 1514 patients”, Circulation 94, pp. 2124-2130. 12. Iung B, Garbarz E, Michaud P, et al (1999). Late results of percutaneous mitral commissurotomy in a series of 1024 patients: analysis of late clinical deterioration: frequency, anatomic findings, and predictive factors Circulation; 99:3272- 3278 13. Iung B, Garbarz E, Michaud P, et al (2000), “Immediate and mid-term results of repeat percutaneous mitral commissurotomy”, Eur heart J 21, pp.1683-1689. 14. Lock J E, Khalilulla M, Bahl V, Keane J F (1985), “Percutaneous catheter commissurotomy rhematic mitral stenosis”, New England J of medicine 313 (24), pp. 1515-1518. 15. López-Meneses M, Martínez Ríos MA, Vargas Barrón J, Reyes Corona J, Sánchez F (2009), Ten-year clinical and echocardiographic follow-up of patients undergoing percutaneous mitral commissurotomy with Inoue balloon, Arch Cardiol Mex, 79(1):5-10. 16. Meneveau N, Schiele F, Seronde M, Breton V, Gupta S, Bernard Y, Bassand J P (1998), “Predictors of event – free survival after percutaneous mitral commissurotomy”, Heart 80, pp.359-364. 17. Mohamed Ben-Farhat, Fethi Betbout, Habib Gamra, Faouzi Maatouk, Khaldoun Ben-Hamda, Mohamed Abdellaoui, Sonia Hammami, Mourad Jarrar, Faouzi Addad, and Zohra Dridi (2001). Predictors of long-term event-free survival and of freedom from restenosis after percutaneous balloon mitral commissurotomy. Am Heart J; 142:1072-9. 18. Multicenter experience with balloon mitral commissurotomy (1992): NHLBI Balloon Valvuloplasty Registry Report on immediate and 30-day follow-up results: the National Heart, Lung, and Blood Institute Balloon Valvuloplasty Registry Participants. Circulation; 85:448-461. 19. Nguyễn Mạnh Phan, Đặng Vạn Phước, Lê Thanh Liêm, Trương Quang Bình, Hồ Thượng Dũng (2002), “ Đánh giá hiệu quả tức thời của thủ thuật nong van hai lá bằng bóng”, Tóm tắt báo cáo khoa học hội nghị tim mạch phía Nam Nam lần thứ 6, tr.50-53. 20. Nguyễn Mạnh Phan, Hồ Thượng Dũng (2002), “Nong van hai lá bằng bóng Inoue bước đầu áp dụng tại bệnh viện Thống Nhất (từ tháng 9 năm 2000)”, Tóm tắt các công trình nghiên cứu tại đại hội Tim mạch toàn quốc, tr. 120. 21. Orrange S E, Kawanishi D T, Lopez B M, et al (1997), “Actuarial outcome after catheter balloon commissurotomy in Patients with mitral stenosis”, Circulation 95, pp.382-389. 22. Palacios I F, Sanchez P L, Harrell L (2002), “Which patients benefit from percutaneous mitral vulvuloplasty? Prevalvuloplasty and post valvuloplasty variables that predict long-term outcome”, Circulation 105 (12), pp.1465-1471. 23. Phạm Mạnh Hùng, (2007), “Nghiên cứu kết quả sớm và trung hạn của nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít”, Luận án tiến sĩ Y học, Đai học Y Hà Nội. 24. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Ngọc Quang (2002), ”Nong van hai lá qua da phương pháp ưu tiên được lựa chọn trong điều trị bệnh hẹp VHL”, Tạp chí Tim mạch Việt Nam (32), tr.51-59. 25. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Tuấn (2000), ”đánh giá kết quả nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp VHL ở Việt Nam”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học tại Đại Hội Tim mạch quốc gia, tr.720-731. 26. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Lân Hiếu, Trần Văn Dương, Nguyễn Quốc Thái, Trịnh Xuân Hội, Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải, Thạch Nguyễn, Ted Fieldman, Jui Sung Hung (2004), “Nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh nhân bị hẹp VHL: Kết quả sớm và theo dõi trung hạn”, Kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị tim mạch toàn quốc, tr.471-483. 27. Rosa Hernandez; Camino Banuelos; Fernando Alfonso; Javier Goicolea; Antonio Fernandez-Ortiz; Javier Escaned; Luis Azcona; Carlos Almeria; Carlos Macaya (1999). Long-Term Clinical and Echocardiographic Follow-Up After Percutaneous Mitral Valvuloplasty With the Inoue Balloon. Circulation.; 99:1580-1586. 28. Satyavan Sharma, Yunus S, Loya, Drhuman M. Desai and Robin J. Pinto (1993), “Percutaneous mitral valvotomy in 200 patients using Inoue balloon-Immediate and early haemodinamic results”, Indian heart journal 45 (3), pp.169-172. 29. Võ Thành Nhân (2003), “Nong van hai lá xuyên da qua đường tĩnh mạch bằng bóng Inoue”, Kỷ yếu tóm tắt báo cáo khoa học tại hội nghị tim mạch phía Nam lần thứ VI, tr. 19.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_van_hai_la_bang_bong_inoue_tai_benh_vien_cho_ray_ket_qu.pdf
Tài liệu liên quan